1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

luận văn thạc sĩ nông nghiệp Vai trò của ngân hàng đầu tư và phát triển Nghĩa Đàn đối với phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

38 247 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 7,13 MB

Nội dung

Vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đối với kinh tế trang trại trong hệ thống các tổ chức tín dụng huyện Nghĩa Đàn 4.2.3.. Đa số những người chủ trang trại xuất thân từ công nhân

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP I

LE THI XUAN

VAI TRO CUA NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN

NGHIA DAN DOI VOI PHAT TRIEN KINH TE TRANG TRAI

Ở HUYEN NGHIA DAN, TINH NGHE AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP I

LE THI XUAN

VAI TRO CUA NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN

NGHIA DAN DOI VOI PHAT TRIEN KINH TE TRANG TRAI

O HUYEN NGHIA DAN, TINH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Ma sé : 50.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ẢNH

HÀ NỘI - 2005

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan rằng sỐ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tín trích dẫn trons luận văn đều đã được chỉ

rÕ các nguồn sốc

Lê Thị Xuân

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa nh

tế uà Phát triển nông thôn, hoa Sau đại học, Độ tôn KE toán trường Dai hoc Nong nghiép I Ha Noi da tao moi diéu Kiện giúp đỗ tôi tÍưực

tiện bán luận ăn nay

đồi xin bày tỏ lòng biết ơn chan thanh dén PGS-TS Lé Hitu Anh

da hudng dén gitp dé toi hodn thanh ban ludn van nay

đồi xịn chân thành cấm ơn Uỷ ban nhân dan huyén Nghia Dan tinh Nghé An, Ngan hang Ddu tu uà Phát triển, Ngân hàng Nông nghiép va Phdt trién Nong thon, Quy Tin dung nhan dén, Phong Thong

ké huyén Nghia Dan Toi xin chan thanh cam su gittp db cia cdc cé chi cán bộ nông trường 1/5, các gia đình, các chi trang trại ở các xa Nghia

Binh, Nghia Loi, Nghia Phi, Nghia bạc mà tôi đến tiếp Xúc điều tra, phỏng van va xin số liệu

đồi xin chân thành cám ơn các bạn bè đổng nghiép da déng viên khích lệ uà giúp đỗ tôi hoàn thành Khoá học!

Tác gia

Lé Thi Xudn

ii

Trang 5

MUC LUC

Loi cam doan

Loi cam on

Muc luc

Danh muc cac bang

Danh muc cac hinh

1 Mo dau

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay vốn phát triển

kỉnh tế trang trai

2.1 Một số vấn đề chung về kinh tế trang trại

2.2 Vai trò của Nhà nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đối

với kinh tế trang trại

2.3 Những vấn đề đặt ra về vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế

trang trại

3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm cơ bản và tình tình phát triển kinh tế trang trại của

huyện Nghĩa Đàn

3.2 Phương pháp nghiên cứu

4 Kết Quả nghiên cứu

4.1 Thực trạng cho vay vốn phát triển kinh tế trang trại của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn

4.1.1 Công tác huy động vốn để cho vay

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trung — dài hạn của Ngân hàng Đầu tư

Trang 6

4.1.3 Két qua cho vay phat trién kinh té trang trai

4.1.4 Tổ chức và kết quả cho vay trang trại

4.1.5 Các nguyên nhân hạn chế cho vay phát triển kinh tế trang trại

4.2 Vai trò cho vay phát triển kinh tế trang trại ở Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Nghĩa Đàn

4.2.1 Nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế trang trại

4.2.2 Vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đối với kinh tế trang

trại trong hệ thống các tổ chức tín dụng huyện Nghĩa Đàn

4.2.3 Một số kết quả đánh giá vai trò tín dụng của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Nghĩa Đàn đối với phát triển kinh tế trang trại

4.3 Một số giải pháp nâng cao vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển cho vay phát triển kinh tế trang trại ở Nghĩa Đàn

4.3.1 Một số quan điểm cơ bản nâng cao vai trò của Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển cho vay phát triển kinh tế trang trại ở Nghĩa Đàn

4.3.2 Các giải pháp nâng cao và mở rộng cho vay phát triển kinh tế

trang trai cua Ngan hang DT va PT Nghia Dan

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Bang 3.1: Tổng giá trị sản lượng, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ dân số, tình

hình chăn nuôi chủ yếu qua các năm

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Nghĩa Đàn

Bảng 4.2 Tình hình cho vay kinh tế trang trại của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển nghĩa Đàn

Bảng 4.3 Dư nợ của trang trại ở khu vực Nghĩa Đàn

Bảng 4.4 Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế trang trại

Bảng 4.5 Bảng dự kiến cho nhu cầu vốn đầu tư vào nông - lâm - ngư

nghiệp cho cả thời kỳ

Bảng 4.6 Doanh số cho vay - thu nợ của các tổ chức tín dụng trên

địa bàn huyện Nghĩa Đàn đối với kinh tế trang trại

Bảng 4.7 Trang trại tiếp xúc với các tổ chức tín dụng năm 2004

Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng vốn của các loại hình trang trại

Bảng 4.9 Sự thay đổi quy mô trang trại trước và sau khi vay vốn

Ngân hang Dau tu va Phát triển Nghĩa Đàn 2004

Bảng 4.10 Lao động gia đình và thuê của các trang trại trước và sau

khi vay vốn

Bang 4.11 Tình hình lao động thuê của trang trại vay vốn Ngân hàng

Đầu tư huyện Nghĩa Đàn năm 2004

Bảng 4.12 Thu nhập của trang trại trước và sau khi vay vốn Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn

Trang 8

DANH MUC HINH Hình 4.1 Cơ cấu cho vay kinh tế trang trại của

Ngân hang Dau tu va Phát triển Nghia Dan 51

Trang 9

1 M6 DAU

1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Nước ta có tới 2/3 đất đai phù hợp để phát triển nông nghiệp Đảng và Nhà

nước đã chú trọng đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, góp phần đẩy mạnh

tốc độ tăng trưởng kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Hơn 10 năm qua, nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất

hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 4,2% năm) [24]

Công nghiệp ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt Những thành

tựu về phát triển nông nghiệp và nông thôn có một phần đóng góp đáng kể của

kinh tế trang trại Với tính hiệu quả của kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng

vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm động lực đẩy nhanh công

nghiệp hóa - hiện đại nông nghiệp và nông thôn

Mô hình kinh tế trang trại trong cơ chế thị trường đang đứng trước hàng

loạt những thách thức về cơ chế chính sách, lao động, tiền vốn, Song với tính năng động và hiệu quả của loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã ngày

càng khẳng định vị trí của nó trong sự phát triển kinh tế của đất nước

Xuất phát từ những đặc điểm về tự nhiên - xã hội trên cả nước nói chung

và ở Nghĩa Đàn nói riêng, diện tích đất nông nghiệp và đồi rừng chiếm tỷ trọng rất lớn, nhân dân ta có tập quán lâu đời trong sản xuất nông nghiệp Trong những

năm qua kinh tế trang trại đã được Đảng và nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp hết sức quan tâm, bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả

kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi thuộc vùng tây - bắc tỉnh Nghệ An, đất

đai chủ yếu là đất đỏ bazan, đất phù sa cổ, với khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt

Trang 10

đới nóng ẩm rất phù hợp trong việc phát triển kinh tế vườn đồi dưới dạng trang

trại trồng trọt và chăn nuôi Ngay từ thời kỳ còn nằm dưới ách đô hộ của chế độ

thực dân Pháp - vùng đất đó Phú Quy, chủ yếu là Nghĩa Đàn đã được thực dân

Pháp đầu tư hình thành các đồn điền cà phê, cao su xanh tốt, cho đến nay vẫn

khẳng định được tính hiệu quả và ổn định của nó Các nông trường quốc doanh

vùng Phủ Quỳ được hình thành phần lớn từ các đồn điền của chủ người Pháp

Trong nhiều năm xây dựng và phát triển đã có công khai phá hàng ngàn ha đất hoang hóa, thu hút hàng vạn lao động về vùng đất này tạo lập nên những vườn cao su, chè, cà phê, cam, Có thời kỳ năng suất cây trồng trên diện tích rộng đã đạt: cam 15 - 20 tấn/ha; cà phê quả tươi 10 -14 tấn/ha; cao su 8 - 10 tạ mủ khô/ha; đã cung cấp hàng tấn nông sản xuất khẩu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa

Quá trình chuyển dịch từ kinh tế tập trung bao cấp của các nông trường

quốc doanh và nền kinh tế tự cung tự cấp của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang kinh tế thị trường đã làm cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp sang

nền kinh tế thị trường đã làm cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp và các vùng

nông thôn Nghĩa Đàn gặp không ít khó khăn Cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo phương thức cũ đã trở nên lỗi thời, không đủ sức lôi cuốn thu hút lao

động làm việc có hiệu quả cao Quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp đã

lam nay sinh ra cơ chế khoán và dần giao han vườn cây, đất đai, tài sản cho người lao động Từ đó người lao động tăng cường trách nhiệm, chủ động phán

quyết trong sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất, các

kinh tế trang trại cũng được hình thành và từng bước ổn định và phát triển

Đa số những người chủ trang trại xuất thân từ công nhân và nông dân với

khả năng về vốn tích lũy không nhiều, trong khi đó để hình thành và phát triển

sản xuất của một trang trại thì phải có một số vốn không nhỏ Như vậy nhu cầu

về sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng cũng từ đó mà tăng lên theo quy mô phát

triển của kinh tế trang trại.

Trang 11

Mặc dù kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển ở Nghĩa Đàn trong

nhiều năm, nhưng đây là một vấn đề khá mới mẻ và còn mang tính tự phát Những điều kiện về pháp lý chưa đồng bộ, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương chưa thực sự sâu sát liên tục Vấn đề cần phải nêu lên ở

đây là kinh tế trang trại ngày càng phát triển, nhưng vẫn thiếu vốn cho sản xuất

kinh doanh mà chưa khai thác thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng có hiệu quả

Các chủ trang trại mong đợi ở các ngành chức năng, các ngân hàng thương mại sớm có cơ chế, chính sách hợp lý hỗ trợ kịp thời để khẳng định tính ưu việt của kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Kinh tế trang trại ra đời là bước ởi tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, khơi

dậy tiểm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo

hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Vì vậy tạo điều

kiện thuận lợi cho loại hình kinh tế này phát triển là một chiến lược hết sức đúng

đắn, hợp với lòng dân Việc phát triển kinh tế trang trại là một bước đột phá tấn công vào nghèo đói, phát huy nội lực to lớn của Nghĩa Đàn nói riêng và của cả nước nói chung

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn đã nhiều năm cung ứng vốn đầu tư để hình thành nên các nông, lâm trường quốc doanh, các trang trại của

vùng Phủ Quỳ Ngày nay tiếp tục tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển

nông thôn, trong đó cho vay kinh tế trang trại chiếm tỷ trọng đáng kể Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy vẫn còn những vướng mắc của các chủ trang trại

ở Nghĩa Đàn đối với nguồn tín dụng

Phương thức cho vay bằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng như hiện nay đối với kinh tế trang trại mặc dù đã tháo gỡ được không ít khó khăn vướng mắc,

nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm khiếm khuyết, chưa phù hợp với thực tiễn, từ đó

đã gây nên nhiều trở ngại cho các chủ trang trại cũng như phía ngân hàng Trong khi chu kỳ sản xuất kinh doanh của một trang trại kéo dài nhiều năm, nhưng các ngân hàng thường cho vay ngắn hạn và một điều tất yếu xảy ra là kỳ hạn nợ

Trang 12

không phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh Vậy các chủ trang trại lấy vốn từ đâu? Trước hết, phải là vốn tự có của họ, sau là vốn vay

mượn bạn bè, gia đình và lớn nhất vẫn là vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng Nhưng từ thực tế đó đòi hỏi phải có nguồn vốn trung và dài hạn của ngân

hàng Đầu tư và Phát triển hỗ trợ cho kinh tế trang trại phát triển

Vậy, trên địa bàn vị trí, vai trò và mức độ tham gia tín dụng của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn đối với phát kinh tế trang trại ra sao?

Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài: "Vai frò của Ngán hàng Đầu tư và Phát

triển Nghĩa Đàn đối với phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh

Nghệ An "

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Đánh giá vai trò của Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Nghĩa Đàn đối với

phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề tín dụng đối với phát triển kinh tế trang trại

- Đánh giá vai trò tín dụng của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghia

Đàn đối với phát triển kinh tế trang trại Nghĩa Đàn

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Nghĩa Đàn đối với phát triển kinh tế trang trại Nghĩa Đàn

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay phát triển kinh tế trang trại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn

- Khách thể nghiên cứu: Các trang trại sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển ở huyện Nghĩa Đàn.

Trang 13

Pham vi va thời gian nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

- Thời gian nghiên cứu: Thông tin chủ yếu thu thập từ năm 2002 đến 6/2005

Trang 14

2 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VỀ

CHO VAY VON PHAT TRIEN KINH TE TRANG TRAI

2.1 MOT SO VAN DE CHUNG VE KINH TE TRANG TRAI

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế

trang trại

2.1.1.1 Khái niệm trang trại (về mặt kinh tô)

Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường từ khi

phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt

đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước châu Âu [6]

Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế

trang trại gia đình trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cung cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh

Tuy nhiên trang trại vẫn còn là một vấn đề mới và khó nên nhận thức về khái niệm còn nhiều mặt không giống nhau ở nhiều người Cho nên những vấn

đề lý luận về trang trại đã được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu trao đổi theo các quan điểm khác nhau và hoàn thiện Ở đây chúng tôi xin đề cập một số quan điểm:

- Xuất phát từ quan điểm của Lênin: "Ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích, nhưng lại hóa thành ấp trại lớn xét về quy mô sản xuất” [dẫn theo 23]

đòi hỏi khi nói về quy mô, có thể hiểu đó là quy mô tính theo diện tích nhưng cũng có thể hiểu đó là quy mô sản xuất thể hiện bằng thu nhập

- Theo Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ

sở trong nông, lâm, thủy sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu

Trang 15

sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố san xuất tiến bộ và

trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [dẫn theo 19]

- Nguyễn Phượng Vỹ thì lại cho rằng “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông - lâm - ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh

tế hộ, nhưng mang tính sản xuất hàng hóa”[dẫn theo 32]

- Trong Nghị quyết Trung ương số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 cũng đã

xác định: ” trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất

kinh doanh có hiệu quả” [29]

Qua các ý kiến nêu trên chúng tôi cho rằng bản chất của kinh tế trang trại

là kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và nuôi trồng và nuôi trồng

thúy sản) hàng hóa, có quy mô (về đất đai, vốn, lao động, thu nhập) tương đối lớn hơn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng

ngành sản xuất cụ thể

Ngoài hoạt động nông nghiệp, các hoạt động ngành nghề dịch vụ cũng cần

phải được tính vào lĩnh vực và phạm vi hoạt động của trang trại để đảm bảo tính

hệ thống của mô hình kinh tế này

Xuất phát từ những quan quan điểm như trên chúng tôi cho rằng kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp được hình

thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt, có sự tập

trung tích tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất, có nhu cầu cao hơn về thị trường, về khoa học công nghệ, có giá trị, ty suất hàng hóa và thu nhập cao hơn so với mức

bình quân của các hộ gia đình trong vùng

Trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế trang trại mang đây đủ và thể

hiện rõ nét những đặc điểm nêu trên Tuy nhiên ở mỗi nước, trong mỗi giai đoạn

cụ thể, tuỳ theo điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của nền kinh tế mà những

đặc điểm trên có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau Ở nước ta, nền kinh tế nói

chung, nông nghiệp nói riêng đang trong bước chuyển từ trình độ tự cung tự cấp

7

Trang 16

sang trình độ sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường Do vậy trong các trang

trại ở nước ta, những đặc điểm của kinh tế trang trại nêu trong khái niệm trên

nhìn chung chưa được thể hiện thật rõ nét như ở các nước có trình độ sản xuất hàng hóa cao trong nông nghiệp

2.1.1.2 Đặc trưng của kinh tế trang trại

Việc nghiên cứu những đặc trưng của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý Nghị quyết

03/2000/NG-CP ngày 02/02/2000 [16] đã đưa ra các đặc trưng như sau:

- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng

hóa với quy mô lớn

- Mức độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất

cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như

đất đai, số đầu gia súc, lao động, giá trị nông thuỷ sản hàng hóa

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ

Kinh tế tiểu nông Kinh tế

tự cung tự cấp trang trại Mục đích sản xuất Chủ yếu để tiêu dùng Chủ yếu để bán

Mức độ quan hệ với thị trường Ít Nhiều

Khả năng tích luỹ tái sản xuất Ít Nhiều

Như vậy những đặc trưng của kinh tế trang trại được xuất phát từ những điểm

Trang 17

khác biệt mang tính ban chất của kinh tế trang trại so với các hình thức sản xuất nông

nghiệp tập trung và so với kinh tế nông hộ Điều này cũng được xuất phát từ khái niệm về kinh tế trang trại đã được trình bày ở trên Tuy nhiên kinh tế trang trại thực

chất là một cấp độ trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa và giữa chúng có những khác nhau cơ bản

Các Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người tiểu nông: người chủ

trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì tiêu

dùng đại bộ phận sản xuất làm ra và mua bán càng ít càng tốt [dẫn theo 5]

Do đặc điểm địa lý, đặc điểm về kinh tế - xã hội của từng vùng có sự khác nhau nên việc hình thành trang trại diễn ra không đồng đều giữa các vùng Đặc

điểm hình thành các trang trại phụ thuộc vào điều kiện đất đai, dân số, cơ cấu sản xuất đang hình thành, sự phát triển của kết cấu hạ tâng, trình độ canh tác

Ở Đông bàng Bác bộ, diện tích ruộng đất bình quân đầu người rất thấp, việc giao đất cho các hộ nông dân cơ bản đã hoàn thành, sức ép dân số và lao động cao nên không cho phép tập trung ruộng đất với với quy mô lớn Do vậy, việc hình thành các trang trại diễn ra chậm chạp và với quy mô diện tích nhỏ Các trang trại có quy mô diện tích ruộng đất khá thường dựa vào hình thức nhận

thầu hoặc thuê các diện tích thùng đào, thùng đấu, đất hoang hóa, đất bãi ven

sông, ven biển, mặt nước Ngoài các trang trại hình thành trên cơ sở nhận thầu hoặc thuê đất, một số trang trại hình thành trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất của

nông hộ theo hướng chuyển sang các loại cây nông sản phẩm có giá trị kinh tế

lớn và tỷ suất hàng hóa cao

Ở Đồng bằng Nam bộ, ruộng đất bình quân đâu người bằng 3-4 lân đồng

bằng Bắc bộ, là nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa, việc chuyển nhượng đất

đai giữa các hộ nông dân tương đối thuận lợi, cho phép các hộ có vốn có thể mở rộng quy mô đất đai, thêm vào đó do diện tích đất đai rộng, cho phép áp dụng máy móc và kỹ thuật thuận lợi Do vậy trong những năm qua nhiều hộ nông dân

đã phát triển sản xuất lúa theo phương thức trang trại Ngoài sản xuất lúa ở đồng

Trang 18

bằng sông Cửu Long còn hình thành các trang trại khác như sản xuất cây ăn

quả, chăn nuôi gia cầm, nuôi thuy sản

Vùng trung du và miền núi phía bắc, các trang trại ở đây hình thành tương

đối nhanh do có nhiều đất rừng và đất trồng cây công nghiệp lâu năm Các trang

trại ở vùng Đông Bắc chủ yếu phát triển cây ăn quả như cam, hồng, mận, vải và

kinh doanh nông, lâm, nghiệp, trồng rừng, còn các trang trại ở vùng Tây Bắc chủ

yếu phát triển cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng rừng Các trang trại Ở đây hình thành chủ yếu do việc giao ruộng đất cho các hộ nông dân sử dụng ổn

định lâu dài và do việc giao đất của các nông, lâm trường cho cán bộ và công nhân viên Tuy số lượng trang trại nhiều, nhưng quy mô phần lớn về diện tích

nhỏ, khoảng 2 ha (trừ các trang trại trồng rừng) Nguyên nhân chủ yếu là sản

phẩm sản xuất tiêu thụ không ổn định, trình độ sản xuất còn thấp, kết cấu hạ

tầng về giao thông, thuỷ lợi còn còn thấp kém

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các trang trại được hình thành do điều kiện thuận lợi về đất đai Vùng này vừa có quỹ đất rộng, vừa thuận lợi phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê và trồng rừng Các trang trại ra đời

nhiều nguồn gốc khác nhau như nhân dân địa phương được giao đất trồng cây

lâu năm; cán bộ công nhân, lâm trường được giao đất trồng cà phê, cao su; nhân

dân từ các nơi khác đến được nhận đất mở trang trại Quy mô các trang trại ở nơi này tương đối lớn

Xung quanh vành đai các đô thị, khu công nghiệp, nhiều hộ chuyển từ sản xuất lương thực sang trồng các nông sản có giá trị cao như các loại rau cao cấp,

cây ăn quả, cây cảnh, nuôi bò sữa, nuôi cá Những sản phẩm được sản xuất ra

Trang 19

huyện Nghĩa Đàn) của công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tale&Lyle duoc

đánh giá là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động

có hiệu quả nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đặc điểm kinh tế trang trại gia đình ở Nghĩa Đàn chủ yếu là trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm đan xen với loại cây trồng hàng năm Các trang trại được hình thành từ các hộ công nhân viên được các nông, lâm trường g1ao

khoán thông qua hợp đồng và được trồng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển

theo vùng Ngoài ra một số trang trại được hình thành trên cơ sở tích tụ ruộng đất

sang nhượng quyền sử dụng đất cho những người dân được quyền sử dụng đất

nhưng vì nhiều lý do khác nhau họ sang nhượng cho một số người có khả năng phát triển kinh tế trang trại Những đối tượng trang trại hình thành qua con

đường tích tụ ruộng đất thông qua hình thức chuyển đổi thường là những người

có vốn, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp [28]

2.1.1.3 Đặc điểm phát triển trang trại

Các trang trại đã hình thành, đang và sẽ phát triển theo xu hướng chủ yếu sau:

- Tích tụ và tập trung sản xuất

Tích tụ: Bước đầu khi tham gia thị trường, các hộ bán nhứng sản phẩm thừa do mình làm ra, những lợi ích kinh tế do tham gia thị trường đã thúc đẩy

các hộ tăng sản lượng hàng hóa và tỷ trọng hàng hóa bán ra Đó chính là cơ sở

để hộ gia đình tích luỹ vốn và từng bước mở rộng quy mô sản xuất

Tập trung: Nhiều hộ gia đình có những điều kiện ban đầu về nguồn vốn đầu tư

(có thể do vốn góp, vốn vay, hoặc khai hoang phục hóa ) nên đã đầu tư mở rộng quy

mô sản xuất và từ đó tăng sản lượng và tỷ trọng sản xuất hàng hóa [9]

Đây là một xu hướng phát triển của trang trại, tuỳ theo điều kiện cụ thể

từng nơi cần có chính sách và biện pháp tác động và điều tiết phù hợp nhằm

thúc đẩy kinh tế phát triển

- Chuyên môn hóa sản xuất

11

Ngày đăng: 19/03/2017, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w