1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của học sinh tại các trường tiểu học thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long năm 2017

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TRẦN NGUYỄN YẾN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2018 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THẠC SĨ TRƯƠNG THÀNH NAM CẦN THƠ - 2018 LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ cùng quý thầy cô khoa Y tế công cộng đã tạo điều kiện để học tập và hoàn thành tốt khoá học cũng thực hiện luận văn này Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Trương Thành Nam – người thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Bên cạnh đó xin chân thành cảm ơn: - Trường Tiểu học Đông Bình B và trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu đã giúp đỡ tận tình suốt quá trình thực hiện luận văn này - Các cộng sự đã giúp đỡ nhiệt tình quá trình làm luận văn - Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã ở bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt khoá học cũng luận văn tốt nghiệp Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, nhiên quá trình thực hiện đề tài sai sót là một điều khó tránh khỏi, vì vậy, rất mong có được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn Cần Thơ, ngày 18 tháng 06 năm 2018 Trần Nguyễn Yến Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng Các số liệu, kết quả nêu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố bất kỳ công trình nào khác Tác giả luận văn Trần Nguyễn Yến Phương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI (Body Mass Index) Chỉ số khối thể BP Béo phì CC Chiều cao CN Cân nặng KTC Khoảng tin cậy SD (Standard Deviation) Độ lệch chuẩn SDD Suy dinh dưỡng TC Thừa cân TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ Chương TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì 1.1.1 Suy dinh dưỡng 1.1.2 Thừa cân, béo phì 10 1.2 Nhận định và đánh giá tình trạng dinh dưỡng 12 1.3 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 16 1.3.1 Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng 16 1.3.2 Yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì 18 1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì 22 1.4.1 Một số nghiên cứu liên quan đến suy dinh dưỡng 22 1.4.2 Một số nghiên cứu liên quan đến thừa cân, béo phì 24 Chương ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 27 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.2 Thời gian nghiên cứu 27 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 27 2.2 Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2 Cỡ mẫu 28 2.2.3 Phương pháp lấy mẫu 28 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá 29 2.4 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 30 2.5 Nội dung nghiên cứu 31 2.5.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31 2.5.2 Tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì 31 2.5.3 Những yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì 32 2.6 Xử lý và phân tích sớ liệu 34 2.7 Kiểm soát sai số 34 2.8 Vấn đề y đức 35 Chương KẾT QUẢ 36 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36 3.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 37 3.3 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh 40 3.3.1 Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng 40 3.3.2 Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì 45 Chương BÀN LUẬN 52 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52 4.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 52 4.2.1 Tình hình suy dinh dưỡng 52 4.2.2 Tình hình thừa cân, béo phì 54 4.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học 56 4.3.1 Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng 56 4.3.2 Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì 59 KẾT LUẬN 66 KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Thang phân loại Welcome (1969) Bảng 1.2 Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow Bảng 2.1 Bảng phân loại BMI theo tuổi và giới 29 Bàng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo bách phân vị, WHO (2007) 30 Bảng 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh 37 Bảng 3.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo trường và lớp 38 Bảng 3.3 Phân bố suy dinh dưỡng theo tuổi và giới 38 Bảng 3.4 Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo trường và lớp 39 Bảng 3.5 Phân bố thừa cân, béo phì theo tuổi và giới 40 Bảng 3.6 Mối liên quan kinh tế gia đình, số và suy dinh dưỡng 40 Bảng 3.7 Mối liên quan tăng cân mẹ, cân nặng sơ sinh, tiền sử suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng 41 Bảng 3.8 Mối liên quan thói quen ăn uống của trẻ và SDD 42 Bảng 3.9 Mối liên quan mức độ háu ăn, thói quen ăn vặt và SDD 43 Bảng 3.10 Mối liên quan hoạt động của trẻ và suy dinh dưỡng 44 Bảng 3.11 Mối liên quan mức độ hoạt động ở nhà, thời gian trẻ ngủ và suy dinh dưỡng 44 Bảng 3.12 Mối liên quan kinh tế gia đình, số và TC, BP 45 Bảng 3.13 Mối liên quan tăng cân mẹ, cân nặng sơ sinh và TC, BP 46 Bảng 3.14 Mối liên quan ăn dặm, tiền sử SDD và TC, BP 47 Bảng 3.15 Mối liên quan số bữa ăn, mức độ háu ăn và TC, BP 47 Bảng 3.16 Sở thích ăn ́ng của học sinh và TC, BP 48 Bảng 3.17 Mối liên quan hoạt động của trẻ và thừa cân, béo phì 49 Bảng 3.18 Mức độ hoạt động ở nhà của trẻ, thời gian trẻ ngủ và TC, BP 50 Bảng 3.19 Mối liên quan thời gian chơi thể thao, xem TV, sử dụng thiết bị điện tử và thừa cân, béo phì 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bớ giới tính của học sinh 36 Biểu đồ 3.2 Phân bố dân tộc của học sinh 36 Biểu đồ 3.3 Phân bố tuổi của học sinh 37 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong năm gần đây, dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng thế giới Người ta nhận thấy hai thái cực của vấn đề dinh dưỡng - suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì – đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong Hiện nhiều nước thế giới phải đối mặt với tình hình phức tạp về mặt dinh dưỡng Trong suy dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề sức khỏe quan trọng thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng gia tăng nhanh chóng với tỷ lệ tăng nhanh theo thời gian Năm 2014, thế giới có khoảng 462 triệu người nhẹ cân, đó số người thừa cân, béo phì là 1,9 tỷ [49]; năm 2016, ước chừng 155 triệu trẻ em dưới tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi, 41 triệu trẻ em thừa cân hoặc béo phì [50] Khoảng 45% số lượng tử vong của trẻ em dưới tuổi có liên quan đến suy dinh dưỡng [49] Những số liệu chủ yếu tồn tại ở nước có thu nhập vừa và thấp Cùng lúc đó, ở nước này, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì cũng gia tăng Thừa cân, béo phì không tồn tại ở người trưởng thành mà còn ở học đường, thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn tương lai Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu lượng, đó thừa cân là tình trạng tăng lượng thu vào hoặc giảm lượng tiêu hao diễn một khoảng thời gian đáng kể Tuy nhiên cũng có yếu tố nguy khác tác động lên cá thể dễ khiến cho suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì xuất hiện Từ năm 2010, béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét dưới góc độ một nạn dịch toàn cầu (Global Epidemic) vì tốc độ gia tăng và các hậu quả sức khỏe của nó và kêu gọi các nước có hành động nhanh chóng đối phó với nạn dịch này [47] Người ta cho béo phì xếp hàng đầu nhóm “Các bệnh của nền văn minh” Ở Việt Nam và các nước phát triển, suy dinh dưỡng tồn tại song song với thừa cân, béo phì Các nghiên cứu gần cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở trẻ em kinh tế gia đình, học vấn, nghề nghiệp và cách nuôi dưỡng cái của cha mẹ Tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học là kiện cần thiết nhằm giúp đánh giá lại tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở trẻ em Từ đó làm sở đề các biện pháp can thiệp hiệu quả, giúp định hướng giải pháp góp phần hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học sinh tiểu học Nhằm đảm bảo một thế hệ tương lai có đủ thể lực và trí ṭ tớt, đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giai đoạn hiện Xuất phát từ thực tế chúng tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng yếu tố liên quan học sinh trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2018” nhằm các mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì học sinh trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2018 Tìm hiểu yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì học sinh trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2018

Ngày đăng: 31/07/2023, 17:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w