Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp quan trọng thể hiện trình độ khoa học công nghệ cũng như sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Thời gian qua ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn được ưu tiên phát triển. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng mà điển hình là “Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm 2015 và gần đây là Nghị quyết số 23NQTW ngày 2232018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, cho đến nay CNHT nói chung và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và yếu kém về chất lượng so với các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng Việt Nam vẫn chưa có được ngành công nghiệp ô tô phát triển, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
.1.1 Khái niệm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Thuật ngữ CNHT xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thập niên 1980 và sau đó xuất hiện rộng rãi ở nhiều nước, nhất là các quốc gia công nghiệp hóa mới ở châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Thái Lan Nhìn chung, CNHT thường được định nghĩa theo phạm vi, và khác nhau tùy theo quan điểm, mục đích sử dụng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Một số nhà nghiên cứu như Ohno (2007), Hà Thị Hương Lan (2014) đã tổng hợp khá nhiều các định nghĩa về CNHT, bao gồm định nghĩa đầu tiên được đưa ra bởi MITI Nhật Bản (1985) khi nói đến các DNNVV sản xuất các loại trang thiết bị, linh phụ kiện; định nghĩa được thừa nhận hiện nay ở Nhật Bản là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn”; ở Mỹ là “các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và thực hiện quá trình hỗ trợ việc sản xuất các nguyên vật liệu và linh kiện đó nhằm phục vụ việc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng”; ở các quốc gia châu Âu là “các ngành cung ứng”; ở Thái Lan là “những nhà sản xuất linh phụ kiện cho ô tô và điện - điện tử như gia công kim loại, ép nhựa, khuôn mẫu, đúc, thử nghiệm, v.v…” (Bộ Công nghiệp Thái Lan – MOI) hay “các ngành cung cấp các linh phụ kiện, máy móc, thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như đóng gói, kiểm tra sản phẩm, v.v cho các ngành công nghiệp cơ bản” (Văn phòng phát triển CNHT Thái Lan)
Từ việc khái quát, hệ thống lại các định nghĩa về CNHT, Ohno (2007) cho rằng cách định nghĩa cũng có thể hiểu CNHT bao gồm những ngành sản xuất sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định và CNHT không phải là một ngành kinh tế cụ thể mà nó bao phủ toàn bộ các lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp CNHT được định nghĩa như vậy dựa trên mức độ phức tạp của các công đoạn sản xuất chính gồm chế tạo vật liệu, gia công phụ tùng linh kiện, và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Ở Việt Nam, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” xuất hiện vào năm 2003 trong bản ký kết “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” giai đoạn I (2003 - 2005) Sau đó, thuật ngữ CNHT xuất hiện trong một số văn bản điều hành của Chính phủ nhưng định nghĩa về CNHT vẫn chưa được làm rõ Đến năm 2007, trong “Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) định nghĩa CNHT là “hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng, v.v phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng” (Bộ Công thương, 2007) Hiện nay, định nghĩa CNHT ở Việt Nam được sử dụng theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, CNHT được định nghĩa là “các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”.
Với cách hiểu CNHT ở Việt Nam hiện nay thì CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được hiểu là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô. Ô tô là một sản phẩm thông dụng của xã hội hiện đại, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là đi lại và vận tải hàng hóa, có cấu tạo khá phức tạp Để sản xuất một chiếc ô tô cần hàng chục nghìn loại chi tiết, linh kiện khác nhau Theo các chuyên gia kỹ thuật các loại chi tiết linh kiện của ô tô lên tới từ 20.000 – 30.000 và có thể sẽ tiếp tục tăng lên cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ mới Vì vậy, khi đề cập và thảo luận về chủ đề CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có một số điểm cần chú ý sau:
Thứ nhất, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô bao gồm một tập hợp các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau chuyên sản xuất các chi tiết, linh kiện và các hoạt động dịch vụ nhằm cung cấp những yếu tố đầu vào trung gian cho quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng là chiếc ô tô Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thuộc CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có thể là các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong nền kinh tế như cơ khí, hóa chất, nhựa, điện- điện tử v.v
Thứ hai, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói đến toàn bộ năng lực của các cơ sở sản xuất cung cấp linh kiện và dịch vụ cho ngành công nghiệp ô tô tuy nhiên trong thực tế rất khó để tách biệt hẳn CNHT cho ngành công nghiệp ô tô với CNHT cho các ngành công nghiệp khác bởi có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các loại chi tiết, linh kiện, phụ tùng cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau mà công nghiệp ô tô chỉ là một trong số các ngành đó.
Thứ ba, với một quốc gia, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô bao gồm các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và cung cấp chi tiết, linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô Thực tế này cho thấy, phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phải được dựa trên quan điểm khai thác nguồn lực đa dạng, cả các nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước.
1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô
Ngoài những điểm chung của CNHT, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có những đặc điểm riêng biệt.
Thứ nhất, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vừa mang tính cơ bản vừa mang tính hiện đại và đa dạng
Mặc dù từ khi xuất hiện cho đến nay cấu trúc của ô tô đã có nhiều thay đổi nhưng trong thành phần cấu tạo nên chiếc ô tô bên cạnh những chi tiết, linh kiện cơ bản thì ngày càng có nhiều những chi tiết mới đại diện cho công nghệ hiện đại như công nghệ điện tử, công nghệ kỹ thuật số, v.v Tính phức tạp trong cấu trúc của ô tô về các chi tiết, linh kiện, phụ tùng cùng với những đòi hỏi ngày càng nhiều các chi tiết, linh kiện có hàm lượng công nghệ cao cũng đặt ra yêu cầu đối với CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là đảm bảo tính đa dạng, vừa phải có những ngành cơ bản, vừa phải có những ngành mang tính hiện đại.
Thứ hai, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có tính đa cấp
Cũng từ đặc điểm thành phần cấu tạo của ô tô gồm rất nhiều các chi tiết, linh kiện khác nhau và hiện nay hầu như không một hãng ô tô nào sản xuất tất cả các chi tiết, linh kiện cần thiết để lắp ráp thành chiếc ô tô hoàn chỉnh mà những bộ phận cấu thành đó được sản xuất bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau Đó chính là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Các doanh nghiệp tham gia CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nằm ở các vị trí khác nhau trong toàn bộ chuỗi sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh Thông thường đứng đầu trong chuỗi là các công ty lắp ráp ô tô với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh cung cấp cho thị trường Đó thường là các hãng ô tô lớn trên thế giới đóng vai trò là doanh nghiệp đầu tầu tập trung bên dưới nó là rất nhiều doanh nghiệp CNHT Cấp tiếp theo là những doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được công ty lắp ráp bảo trợ và cung cấp tất cả những yêu cầu cơ bản nhất để tạo ra những chi tiết đặc trưng nhất cho sản phẩm lắp ráp Tầng này hiện nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp lớn ở các cường quốc sản xuất ô tô chuyên sản xuất những chi tiết, linh kiện đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao, hoặc tinh vi chính xác Các cấp còn lại bao gồm các doanh nghiệp CNHT sản xuất chi tiết, linh kiện bán trên thị trường hoặc tham gia trong hợp đồng cung cấp dài hạn cho các doanh nghiệp ở cấp cao hơn.
Nói chung, trong các chuỗi sản xuất ô tô, càng ở các cấp dưới thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp càng nhỏ, sản xuất mang tính chuyên môn hóa càng cao, chủng loại sản phẩm ít, thường đi sâu vào một hoặc số chi tiết linh kiện nhất định.
Thứ ba, tính hệ thống liên kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp ô tô. Để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh là ô tô, quá trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn trong một chuỗi các hoạt động từ sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đến các hoạt động sản xuất các sản phẩm trung gian và cuối cùng là lắp ráp sản phẩm Trong đó mỗi công đoạn đều tạo ra giá trị gia tăng nhưng có mức độ đóng góp giá trị gia tăng khác nhau vào giá trị của sản phẩm đó Mỗi doanh nghiệp
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tham gia vào một hoặc một vài khâu của quá trình sản xuất đó nằm trong sự liên kết chặt chẽ theo quá trình sản xuất thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối Nằm trong chuỗi giá trị hoặc mạng sản xuất các doanh nghiệp CNHT có mối quan hệ liên kết theo quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra. Mỗi doanh nghiệp là một mắt xích trong chuỗi sản xuất cung ứng tiêu thụ hoặc một vị trí nhất định trong mạng sản xuất sản phẩm ô tô Trong mạng sản xuất ô tô đó các doanh nghiệp CNHT mua các chi tiết, linh kiện tạo nhu cầu và kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp và ngược lại sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp tạo môi trường thuận lợi và đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNHT và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển. Đặc điểm tính liên kết theo quá trình sản xuất này làm xuất hiện tính liên kết theo khu vực để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động Sự phân bố doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô về không gian có thể diễn ra theo quy luật của thị trường theo quy luật chi phí sản xuất thấp nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất và trên hết là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mặc dù sự phát triển của thế giới hiện đại đã giúp giảm dần sự phụ thuộc của các doanh nghiệp CNHT về mặt địa lý, song việc tập trung các doanh nghiệp CNHT của một mạng sản xuất ô tô vào cùng một khu vực địa lý nhất định vẫn có ý nghĩa rất lớn bởi điều đó có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển; thuận lợi trong việc sử dụng các hoạt động hậu cần, thông tin.
Nói chung, đối với ngành công nghiệp ô tô thì lợi thế về không gian, mạng lưới sản xuất có ý nghĩa to lớn Đặc điểm này dẫn đến 3 điểm cần lưu ý: i) do tính hệ thống CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có thể tự phát triển trong những điều kiện nhất định như thị trường lớn Tuy nhiên vai trò của chính sách của nhà nước rất quan trọng trong thúc đẩy toàn hệ thống phát triển từ việc ưu tiên khuyến khích các bộ phận trong hệ thống CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; ii) Chính sách phát triểnCNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần tính tới đặc điểm của từng ngành, lựa chọn khâu, chi tiết, linh kiện sản xuất để phân bố các cơ sở sản xuất ở những địa bàn lãnh thổ phù hợp; iii) Với sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của mỗi quốc gia phải cạnh tranh với các nước khác trong một thị trường có phạm vi ngày càng mở rộng Điều này mang hàm ý cần có chính sách và tầm nhìn rộng, dài hạ và cân nhắc lựa chọn những hãng sản xuất ô tô lớn nước ngoài làm đối tác chiến lược liên kết nhằm xây dựng và phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước có hiệu quả nhất.
Thứ tư, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ CNHT cho ngành công nghiệp ô tô không phải là một ngành mà là một tập hợp các lĩnh vực hoạt động thuộc các ngành công nghiệp khác nhau sản xuất ra rất nhiều loại chi tiết, linh kiện hết sức phong phú, đa dạng nên công nghệ sản xuất các chi tiết, linh kiện đó cũng khác nhau và ở những trình độ khác nhau. Thực tế, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô bao gồm vô số các loại công nghệ khác nhau ở các ngành khác nhau như cơ khí, điện, điện tử, cao su, chất dẻo, v.v… Công nghệ sản xuất khác nhau dẫn đến các quá trình sản xuất rất khác nhau, nguồn nguyên liệu khác nhau và do đó giá trị gia tăng của quá trình sản xuất các chi tiết, linh kiện cũng rất khác nhau Đối với những loại linh kiện đòi hỏi công nghệ sản xuất đơn giản, kỹ thuật không quá khó, giá trị gia tăng tạo ra ở mức nhất định, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có khả năng sản xuất cung ứng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp Còn với những loại sản phẩm, chi tiết, linh kiện có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, tinh xảo, chi phí nguyên liệu đầu vào thấp nhưng giá trị gia tăng tạo ra rất cao lại thường do các doanh nghiệp lớn hơn, có trình độ công nghệ cao mới có đủ khả năng sản xuất cung ứng Thực tế hiện nay việc sản xuất những loại chi tiết, linh kiện có giá trị gia tăng cao phần lớn do các doanh nghiệp ở các nước phát triển nắm giữ. Đặc điểm này cho thấy, một quốc gia cụ thể cần lựa chọn chiến lược phát triển với cơ cấu sản phẩm CNHT thích hợp với trình độ phát triển của quốc gia trong từng giai đoạn để tham gia vào chuỗi cung ứng hay mạng sản xuất ô tô toàn cầu.
Thứ năm, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thường thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV
Kinh nghiệm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một số nước
.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước tích cực nhất trong phát triển CNHT ở khu vực ASEAN Sự định hướng tới phát triển CNHT ở Thái Lan được thúc đẩy sớm, từ đầu những năm 1990 Hiện nay, Thái Lan có một ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh với mạng lưới CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển (xem Techakanont, 2011) Quá trình phát triển chính sách đối với CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan có thể chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn đầu, từ 1960-1970: Thái Lan xác định chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô thành một ngành kinh tế trọng điểm Đầu những năm 1960, Thái Lan đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô thành một ngành kinh tế trọng điểm Thời điểm này, các ngành công nghiệp Thái Lan nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng còn khá nhỏ bé, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trong nước không nhiều và chủ yếu là các DNNVV với năng lực sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu Mặc dù Chính phủ đã cố gắng tập trung nguồn lực vào xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng cho đến 1970 năng lực ngành công nghiệp ô tô và các cơ sở sản xuất ô tô ở Thái Lan vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Động thái tích cực nhất của chính phủ Thái Lan trong thời kỳ này là đưa ra chính sách thu hút FDI, đặc biệt là từ các các hãng ô tô lớn trên thế giới.
Giai đoạn 2, từ 1971 – 1986: Thái Lan xây dựng nền tảng cho sự phát triển các CNHT cho ngành công nghiệp ô tô và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển ngành công nghiệp ô tô trong những giai đoạn tiếp theo Đầu thập kỷ
1980, được sự hỗ trợ của Nhật Bản, chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh và xây dựng chiến lược toàn diện cho phát triển ngành công nghiệp ô tô Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là Thái Lan đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành CNHT và công nghiệp ô tô cùng với việc gỡ dần bảo hộ thị trường nội địa thông qua các quy định chặt chẽ về tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô Năm 1972, Chính phủ Thái Lan ban hành chính sách nội địa hóa, yêu cầu các hãng sản xuất ô tô nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Thái Lan phải mua các chi tiết, linh kiện sản xuất tại địa phương Mục tiêu của chính sách nội địa hóa này là nhằm tăng dần năng lực sản xuất chi tiết, linh kiện ô tô của các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Thái Lan lúc đó là các DNNVV, trình độ công nghệ thấp, năng lực quản lý yếu kém, và do đó chưa đủ năng lực cung cấp chi tiết, linh kiện, phụ tùng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của các hãng ô tô nước ngoài Vì vậy, phần lớn doanh nghiệp FDI phải nhập chi tiết, linh kiện, phụ tùng từ các hãng sản xuất ở nước ngoài hoặc kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh của họ (ví dụ như Toyota và Isuzu, xem Techakanont, 2007) Sau đó, Thái Lan đã phải điều chỉnh và thực hiện chính sách linh hoạt hơn bằng cách cho phép các công ty lắp ráp ô tô chọn mua các bộ phận, chi tiết được sản xuất tại địa phương.
Giai đoạn 3, từ 1987-1999 Giai đoạn tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp ô tô ở Thái Lan Thái Lan tận dụng nguồn lực ngoại để đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển hài hòa công nghiệp ô tô và các ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô trên thế giới diễn ra rất gay gắt, đặc biệt là yêu cầu cắt giảm chi phí để giảm giá bán, nhiều hãng ô tô lớn đã chuyển dịch một số khâu sản xuất đến các nước đang phát triển nơi có chi phí nhân công rẻ hơn để hạ giá thành sản xuất (Doner, 1991) Nắm bắt xu thế này, Thái Lan đã điều chỉnh chiến lược và chính sách để nắm bắt cơ hội Chính phủ có những chính sách ưu đãi, xây dựng một môi trường đầu tư đáng tin cậy để thu hút các hãng ô tô lớn của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu Cùng với tổ chức JICA của Nhật Bản, Thái Lan tiếp tục xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Thái Lan đã thành lập các khu công nghiệp ở các tỉnh phía bắc và phía đông, phát triển hệ thống đường cao tốc và cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển v.v tại khu vực phía đông và đông bắc Nhiều dự án sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô đã được thành lập ở đây, hình thành các cụm công nghiệp ô tô mới Nhờ đó, Thái Lan đã thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư vào CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở các vùng (cụm) công nghiệp miền đông Đầu tư vào CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã có sự lan tỏa từ miền trung sang miền bắc và miền đông Thái Lan trong những năm 1990 Các mạng sản xuất CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tiếp tục được mở rộng Theo Lecler (2002), các doanh nghiệp sản xuất ô tô của châu Âu và Mỹ (ví dụ như, AAT, GM và BMW) đầu tư tại Rayong (vùng ven biển phía đông) (Lecler, 2002) Các công ty của Nhật Bản tập trung ở Chonburi với nhà sản xuất lắp ráp ô tô chính Mishubishi và các nhà cung cấp trong khu công nghiệp Laem Cha Bang, Denso, Siam Toyota và các doanh nghiệp sản xuất linh kiện khác trong khu công nghiệp Chonburi Các công ty Nhật Bản mở rộng thêm nhiều nhà máy và tăng quy mô sản xuất tại Thái Lan Các công ty này đã tổ chức sản xuất dưới dạng vệ tinh, mời các doanh nghiệp Thái Lan tham gia cung ứng và đặt các doanh nghiệp này xung quanh nhà máy lắp ráp của họ để hình thành các mạng sản xuất Các nhà lắp ráp này hợp tác chặt chẽ với nhau, đặc biệt là thông qua Chương trình khuyến khích sản xuất động cơ diesel buộc các nhà lắp ráp động cơ sử dụng các bộ phận động cơ được sản xuất tại địa phương đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và được kiểm nghiệm đánh giá nghiêm ngặt.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Thái Lan tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, khuyến khích xuất khẩu, tái khẳng định vị thế hàng đầu trong phát triển CNHT và công nghiệp ô tô trong khu vực ASEAN. Những chính sách và biện pháp trong những giai đoạn trước đã thúc đẩy sự liên kết giữa các công ty lắp ráp ô tô và các công ty nước ngoài hoạt động trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài cho các doanh nghiệp Thái Lan hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Nhờ đó năng lực công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, khác với Nhật Bản, đặc trưng của các mạng sản xuất ô tô Thái Lan là các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cung cấp cho nhiều mạng sản xuất Trong đó, đứng đầu là các hãng ô tô nổi tiếng trên thế giới,theo sau là các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ tùng, và cuối cùng là các DNNVVThái Lan hoạt động xung quanh như những vệ tinh cho các nhà lắp ráp hoặc các nhà sản xuất phụ tùng Nói chung, từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp ô tô TháiLan tiếp tục phát triển ổn định, tập trung cao ở các khu công nghiệp Bangkok và miền đông Thái Lan Trong giai đoạn này, Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô định hướng xuất khẩu, đẩy mạnh tự do hóa, xóa bỏ các rào cản về tỷ lệ nội địa hóa, quy định xuất xứ sản phẩm.
1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế, nhất là việc mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ sau năm 1978 là chính sách quan trọng nhất thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô (xem Victor F S Sit & Weidong Liu, 2000) Có thể nói, Trung quốc đã nhanh chóng dỡ bỏ các rào cản và ban hành các chính sách thông thoáng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Nhờ đó, hầu hết các hãng ô tô lớn trên thế giới đã có mặt tại Trung quốc như Volkswagen của Đức, GM và Ford của Mỹ, Toyota của Nhật Bản và Pougeot – Citroen và Fiat của châu Âu Đây được xem là bước ngoặt trong phát triển công nghiệp ô tô Trung Quốc Tuy nhiên, do chưa được chú trọng phát triển, trong giai đoạn đầu của thời kỳ này CNHT cho ngành công nghiệp ô tô mới chỉ phát triển ở mức độ thấp, còn yếu kém cả về năng lực công nghệ, khả năng tài chính và nguồn nhân lực, sản xuất sản phẩm chất lượng thấp Vì vậy, linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập từ các nước có nền CNHT phát triển mạnh như Mỹ, Nhật, Đức Sau đó, để tăng cường sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, Trung quốc đã cho những điều chỉnh chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Trung Quốc thiết lập các chính sách khuyến khích quá trình học hỏi công nghệ, và chuyển từ liên kết ngang (theo chiều rộng) sang liên kết dọc (theo chiều sâu) trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô nội địa Để tận dụng lợi thế thị trường và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, Trung Quốc không áp dụng các biện pháp hạn chế tiêu dùng nội địa Ngược lại, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô ở Trung quốc tiêu thụ trong thị trường nội địa, ban hành chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô sản xuất ở nước ngoài Vì vậy,Trung Quốc đã thu hút được nhiều tập đoàn sản xuất ô tô nước ngoài đầu tư trực tiếp vào thị trường Trung quốc Cùng với đó, Trung Quốc còn ban hành và áp dụng nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển thị trường linh kiện, phụ tùng ô tô nội địa rộng lớn, và kết nối các nhà sản xuất trong nước Trung Quốc khuyến khích các hãng trong nước thực hiện liên kết, liên doanh với các hãng lớn nước ngoài, kết nối các DNNVV cung cấp phụ tùng, linh kiện trong nước.
Trung Quốc xây dựng và khuyến khích áp dụng các chương trình thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nội địa Trung Quốc cho phép các hãng ô tô nước ngoài tham gia chương trình thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc thông qua việc thiết lập các tiêu chí lựa chọn (Terence và cộng sự, 2012) Theo đó, các hãng lớn nước ngoài có thể đưa ra chính sách và tập hợp các tiêu chí lựa chọn đối tác là các hãng trong nước có đủ điều kiện để sản xuất cung cấp linh kiện, phụ tùng cho họ Khi được lựa chọn, các doanh nghiệp trong nước này sẽ được hỗ trợ toàn diện, và được tăng cường năng lực sản xuất để có thể trở thành một mắt xích tham gia trong mạng sản xuất của hãng. Chẳng hạn như, vào năm 1997, tập đoàn GM đã đặt ra các tiêu chí lựa chọn 1- 2 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng của Trung Quốc dựa trên các quy định đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ, công nghệ và giá cả, phù hợp với hoạt động thực tế với quy mô toàn cầu của họ Điều này tạo ra những cơ hội rất lớn cho các hãng nội địa Trung Quốc học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu.
Trung Quốc sử dụng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như một công cụ trong chiến lược phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nội địa Các DNNN lớn vừa tham gia vào trong các liên doanh lắp ráp và vừa đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô Các hãng liên doanh đóng vai trò tăng cường khả năng thích nghi và chuyên sâu hơn của các cơ sở sản xuất trong nước để cung cấp cho các hãng nước ngoài Khoảng hơn 100 nhà máy liên doanh ở Thượng Hải cung cấp linh kiện cho các hãng ô tô lớn nước ngoài đã được thành lập Các hãng liên doanh này thường tập trung trong một khu vực địa lý nhất định đã tạo ra lợi thế lớn trong việc giảm thiểu chi phí giao dịch và rút ngắn thời gian cung cấp.
Trung Quốc xây dựng và phát triển mạnh các cụm công nghiệp tập trung các ngành CNHT nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch, thúc đẩy quá trình học hỏi và chuyển giao công nghệ, và cuối cùng cải thiện năng lực cạnh tranh chung của toàn ngành Trung Quốc đã phát triển các vùng (cụm) tập trung cho CNHT cho ngành công nghiệp ô tô (Ding Ke, 2007) Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu thương mại để thúc đẩy trao đổi hàng hóa với vai trò là các chợ đầu mối cho các cụm CNHT phát triển Sự phát triển của các doanh nghiệp liên doanh kéo theo nhu cầu về các chi tiết, phụ tùng, linh kiện từ các nhà thầu phụ là các DNNVV khác Qua đó, các hãng nội địa của Trung Quốc dần tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Trung Quốc tạo một môi trường thuận lợi cho các DNNVV khu vực tư nhân tham gia vào CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong mạng sản xuất địa phương. Bên cạnh việc thu hút các hãng ô tô nước ngoài đầu tư, Trung Quốc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô và cơ khí Những chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng và nhiều biện pháp khác khuyến khích các hãng nước ngoài sử dụng các linh kiện sản xuất tại địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các liên doanh cho ra đời những chiếc ô tô mang thương hiệu địa phương và điều này đã góp phần tạo nên sự gắn kết giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó các doanh nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm thu hút liên kết và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vệ tinh địa phương.
Trung Quốc chú trọng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển CNHT Để nhanh chóng làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô và hướng tới nội địa hóa CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, Trung Quốc đã không ngừng tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước Trung Quốc thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ lực lượng kỹ sư kỹ thuật Hoa kiều đông đảo về làm việc trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước Trung Quốc cũng triển khai chương trình đào tạo kỹ sư quốc tế giúp các nhà sản xuất chế tạo được các loại động cơ công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn Euro IV,tiêu chuẩn khí thải cao nhất hiện nay Tuyển chọn sinh viên học ở Mỹ và các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển về nước Đặc biệt, Trung Quốc đưa ra các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các chuyên gia, kỹ sư cao cấp từ các hãng lớn trên thế giới.
Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng của Việt Nam, tuy nhiên có thể thấy nền Công nghiệp ô tô nói chung hay CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng đều đã phát triển từ rất lâu và đạt được nhiều thành tựu to lớn Từ nghiên cứu quá trình phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc, Thái Lan có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tổng thể với lộ trình và bước đi thích hợp Sự thành công của nền công nghiệp ô tô Thái Lan bắt đầu bằng việc xây dựng được một chiến lược tổng thể và tập trung nguồn lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việc tạo dựng được một mạng lưới CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vững mạnh với trình độ công nghệ cao đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
2.1.1 Nhu cầu thị trường ô tô
Ngành công nghiệp ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với 3.25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước Chính vì lý do này mà ngành luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ Các hiệp định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành công nghiệp ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ ATIGA và EVFTA (SIDEC, 2021).
Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe có dấu hiệu chững lại vào năm 2017, khi sụt giảm 10%, tuy nhiên phục hồi nhẹ trở lại vào năm 2018 (+6%) và
11 tháng đầu năm 2019 (+14%) Trong năm 2017, sự suy giảm doanh số toàn thị trường chủ yếu bị tác động từ những chính sách mới có hiệu lực từ 2018 Tâm lý chung của khách hàng là chờ đợi, chủ yếu kỳ vọng giá xe giảm nhiều trong 2018 do thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% và thuế nhập khẩu linh kiện về 0% Năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe chậm lại được lý giải là do những vướng mắc trong việc nhập khẩu xe, qua đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường Năm 2019, giá xe giảm khoảng từ 8- 15% đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán xe toàn thị trường (SIDEC, 2021).
Năm 2020, bên caṇ°h viêc đô cua doanh nghiêp ̣°Viêṭ°Nam kiệ±m soat tộ²t dic̣°h COVID-19 thi chinḥ² ̣³ ̣² sach giam 50% lê phi trươc bạ² ̣± ̣° ̣² ̣² ̣° ̣²i vơi xe san xuậ²t lặ²p rap trong nươc của Chinh phụ̉² ̣± ̣² ̣² ̣² cung hang loaṭ°khuyệ²n maị°̣³ ̣³ ̣± ̣°đa kich cậ³u đươc̣°doanh sô ban hang,̣´ ̣² ̣² ̣² ̣³ đăc̣°biêṭ°la dong xe lăp rap trong nươc.̣³ ̣³ ̣² ̣² ̣²
Thi ̣°trương ô tô Viêṭ°Nam năm 2020 co nhiệ³u biệ²n đôṇ°g do anh hương cuạ³ ̣² ̣± ̣± ̣± dic̣°h COVID-19 Nưa đậ³u năm co sự°suṭ°giam, sau đo co sự°hôi phuc va tăng trương̣± ̣² ̣± ̣² ̣² ̣³ ̣° ̣³ ̣± vao nưa năm con laị°̣³ ̣± ̣³ Nhiệ³u nha may như Ford, Toyota, TC Mortor, Honda … phaị³ ̣² ̣± taṃ° dưng hoaṭ°đôṇ°g trong thơi gian phong chộ²ng dic̣°h Do đo, doanh sộ²bán xe củạ³ ̣³ ̣³ ̣² các đơn vị thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 107.183 xe, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Trong 6 thang cuộ²i năm 2020, thi khi Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Nhờ đó, phí trước bạ đối với ô tô ̣° trương ô tô Viêṭ°Nam co sựtăng trương trơ ̣² ̣³ ̣² ̣± ̣± laị°
“nội” giảm từ 15 triệu đến gần 300 triệu đồng, tùy dòng xe và thương hiệu.
Trong tháng 9/2020, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 27.252 xe, tăng 32% so với tháng trước; tháng 10 đạt 33.254 xe, tăng 22% so với tháng 10 và tháng
1 đạt con số kỷ lục trong năm với 36.359 xe được tiêu thụ, tăng 9% so với tháng
1 trước Tính chung 11 tháng năm 2020 các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 248.768 xe các loại, giảm 14% so với cùng kì năm ngoái, bình quân mỗi tháng tiêu thụ 22.615 xe Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, con số trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự tham gia của các thương hiệu Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo… là đơn vị thành viên VAMA, nhưng không tiết lộ doanh số bán hàng.
Theo 3 báo cáo chính thức từ VAMA, TC Motor và VinFast, thị trường ô tô Việt Nam 11 tháng năm 2020 tiêu thụ khoảng 346.830 xe, bình quân 31.530 xe/tháng Với doanh số bán này, cùng với tháng cuối cùng của năm người dân tranh thủ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ để mua xe, ước tính cả năm 2020 Việt Nam tiêu thụ trên 380.000 xe, giảm khoảng 20.000 xe so với năm 2019.
2.1.2 Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược mua sắm của các hãng ô tô lớn trên thế giới
Các tập đoàn ô tô lớn đứng đầu ở các quốc gia phát triển sẽ chọn những nước mà ở đó có điều kiện thuận lợi và môi trường tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn để hình thành phát triển những cơ sở sản xuất các chi tiết, linh kiện chính cung cấp cho chính hãng Như Toyota một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới hiện đang tập trung vào sản xuất các linh kiện, như động cơ diezen ở Thái Lan, động cơ xăng ở Indonesia, bộ truyền động cơ, số tay ở Philippin, v.v và cung cấp cho các cơ sở lắp ráp ở các nước khác nhằm tiến hành tối ưu hóa hoạt động sản xuất tại các nước châu Á Chính xu hướng này đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cơ cấu định hướng đầu tư để nắm bắt xu thế đó, tìm cho mình sự lựa chọn vị trí và chỗ đứng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu của mỗi hãng, tập trung sản xuất cung ứng những loại chi tiết, linh kiện phát huy được thế mạnh của mỗi nước, khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng hoặc mạng sản xuất ô tô toàn cầu.
Các nhà cung cấp ô tô Nhật Bản Sumitomo Electric Industries, Yazaki và Furukawa Electric có nhà máy sản xuất dây cáp tại Việt Nam Quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu dây cáp hàng đầu của Nhật Bản vào năm 2014 Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần vào năm 2020 Được biết, nhiệm vụ phức tạp của việc bó dây điện vào dây cáp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi một đội quân công nhân Do đó, khi dịch Covid bùng phát tại Việt Nam, các nhà sản xuất dây cáp không thể tìm được lao động và buộc phải cắt giảm sản lượng 1/5 cơ sở của Yazaki là ở Đông Nam Á, chiếm 17% tổng doanh thu hợp nhất Yazaki có hai nhà máy tại Việt Nam và hoạt động sản xuất cũng đã bị ảnh hưởng một phần Đại diện công ty Furukawa Electric cũng cho biết "công suất sử dụng nhà máy tại Việt Nam đã giảm đáng kể từ tháng 7" Koito Manufacturing - Nhà sản xuất đèn pha Nhật Bản đã khởi động lại một nhà máy ở Malaysia vào ngày 23 tháng 8 năm 2021 sau khi đóng cửa vào đầu tháng Sáu Nhưng "việc sản xuất trong tương lai là không chắc chắn vì việc sử dụng nhà máy tại các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô không ổn định", một đại diện của Koito cho biết Đồng thời, các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản như Toray và Mitsubishi Chemical đã cắt giảm sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng dành cho ô tô ở Đông Nam Á.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngày càng khó mua sắm linh kiện DaihatsuMotor cho biết rằng họ đã tạm ngừng hoạt động tại bốn nhà máy lắp ráp của NhậtBản trong tối đa 17 ngày Ngoài tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, nguồn cung các linh kiện khác từ Malaysia và Việt Nam đã bị đình trệ.
Dự kiến sản lượng sản xuất ô tô sẽ giảm khoảng từ 30.000 chiếc đến 40.000 chiếc trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 và giảm khoảng 19% đến 25% trong năm 2021 Cụ thể:
Theo trang Nikkei đưa tin, hãng mẹ Daihatsu, Toyota Motor sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất toàn cầu của tháng 9 xuống 40% so với mục tiêu trước đó Nguyên nhân chủ yếu do sự khan hiếm linh kiện, phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á Hãng này đã quyết định sẽ giảm 220.000 xe sản xuất ở nước ngoài.
Honda Motor trong tháng 8 đã cắt giảm sản lượng 20.000 xe tại Quảng Châu, Trung Quốc - giảm 20% so với kế hoạch sản xuất ban đầu từ cuối tháng Bảy Tại Nhật Bản, hãng xe này đã tạm ngừng hoạt động tại nhà máy Suzuka ở tỉnh Mie. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu chip và việc mua sắm linh kiện từ Indonesia và Thái Lan bị trì hoãn.
Nissan Motor đã đóng cửa một nhà máy lắp ráp ở bang Tennessee của Hoa
Kỳ trong hai tuần vì các vấn đề mua sắm chất bán dẫn ở Malaysia Động thái này được dự báo sẽ làm giảm sản lượng hàng chục nghìn xe.
Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đã xây dựng nhà máy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á để duy trì đáp ứng các điều kiện giao hàng, vận chuyển bền vững trên toàn cầu Nhưng đại dịch Covid đã làm thay đổi chiến lược đó.
2.1.3 Đặc điểm của các hợp phần chi tiết, trang thiết bị linh phụ kiện ô tô
Sự thay đổi nhanh của công nghệ cùng với việc nhanh chóng đưa vào ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất ô tô còn đặt ra một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong việc xây dựng phát triển và sử dụng lực lượng lao động Công nghiệp ô tô đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng chuyên biệt, sự hiểu biết kỹ thuật, công nghệ ô tô Tuy nhiên, mỗi khi công nghệ thay đổi đòi hỏi lực lượng lao động phải có khả năng thích ứng tiếp nhận kịp thời công nghệ mới đó Khả năng tiếp nhận công nghệ mới không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà còn phụ thuộc rất lớn vào tri thức, sự hiểu biết và tuổi đời của công nhân Vì vậy, phát triển lực lượng lao động có trình độ đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ mới là một điều kiện rất quan trọng cho CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển. Đặc điểm riêng biệt của từng loại chi tiết linh kiện cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Trong đó, đặc điểm về kích cỡ có ảnh hưởng quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, ví dụ ghế ô tô, khung, vỏ, đệm, v.v… là các loại chi tiết cồng kềnh chi phí vận chuyển lớn Để giảm chi phí người ta thường sản xuất các linh kiện này hoặc nếu không thì cần có doanh nghiệp cung ứng ngay gần cạnh công ty chính Mặt khác, tính thông dụng hay chuyên biệt của linh kiện cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua sắm của các doanh nghiệp Tính chuyên biệt đòi hỏi hình thành các công ty cung cấp riêng biệt gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp chính trong khi linh kiện có tính thông dụng có thể mua ở mọi nơi chủ yếu phụ thuộc vào việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giá cả của các hãng dựa trên các hợp đồng liên kết kinh tế thông thường.
2.1.4 Năng lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của quốc gia
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Quan điểm, cơ hội và thách thức phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh mới
ô tô Việt Nam trong bối cảnh mới
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô hiện vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng cần đạt tới của Việt Nam và vì vậy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô là một yêu cầu tất yếu bởi nếu chỉ dựa vào việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho ngành sản xuất ô tô thì không thể có một ngành công nghiệp ô tô bền vững Đồng thời, do CNHT cho ngành công nghiệp ô tô liên quan mật thiết với nhiều ngành công nghiệp nên phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vững chắc chính là nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nói chung, giảm sự lệ thuộc vào các loại linh kiện nhập khẩu, tạo việc làm, từng bước cải thiện trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành.
Mục tiêu và yêu cầu phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là như vậy nhưng cần nhận thức rõ rằng, bối cảnh hiện nay và trong tương lai gần đã có rất nhiều thay đổi và đặt ra nhiều thách thức to lớn với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Mặc dù Việt Nam có một thị trường ô tô được đánh giá là có nhiều tiềm năng với dân số hơn 90 triệu người nhưng “Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô khoảng chục năm trước và đang ở rất xa so với các nước lân cận như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia Đến thời điểm này, Việt Nam đã mất cơ hội phát triển thị trường ô tô như mong muốn” như nhận xét của Ông Chris Humphrey, Giám đốc điều hành Hội đồng DN ASEAN – EU (Thế Vinh, Báo điện tử Thời báo kinh doanh ngày 8 tháng 9 năm 2016) Sản lượng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn quá nhỏ bé so với Thái Lan, Inđônêxia và sau
2018 thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm về 0%, khi đó, các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đối với dòng sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Thái Lan, Inđônêxia vốn có lợi thế cạnh tranh về chi phí Thực tế,các nhà sản xuất, các liên doanh sản xuất ô tô Việt Nam hiện đang phải tính toán làm sao để tồn tại Thậm chí, một số hãng ô tô Nhật Bản có thể tính tới kịch bản rút khỏi Việt Nam mà nguyên nhân được cho là CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam trong nhiều năm qua chậm phát triển, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu của các công ty ô tô Nhật Bản.
Mặc dù những thách thức là rất lớn nhưng không phải là không có cơ hội cho CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam được hưởng nhiều lợi thế về thuế suất Ông Chris Humphrey đã chỉ ra rằng với FTA Việt Nam - EU, Việt Nam có lợi thế về chi phí sản xuất thấp và với sự gia tăng sản xuất phụ tùng ô tô, hiệp định này đem lại tiềm năng để Việt Nam trở thành một trong những thị trường ô tô phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN trong 20 năm tiếp theo Ông cho rằng, Việt Nam có thể chuyển hướng phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Việt Nam phải nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật và tăng cấu phần sản xuất nội địa cho xuất khẩu ra thị trường toàn cầu để được hưởng lợi khi thuế suất trong FTA giảm và tận dụng được cơ hội đó. Ông Võ Quang Huệ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bosch Việt Nam – một doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô có nhà máy tại Việt Nam, xuất khẩu ra các nước trên thế giới, cũng cho rằng Việt Nam chuyển hướng sang phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ô tô để phục vụ nội địa và xuất khẩu là một hướng đi cần thiết bởi Việt Nam ở trong khu vực ASEAN nên có thể tận dụng thế mạnh để sản xuất linh kiện, phụ tùng và xuất khẩu cung cấp cho Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia… Cũng bàn về cơ hội và lợi thế trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, giáo sư Kobayashi Hedeo, Đại học Waseda của Nhật Bản cho rằng Việt Nam cần tạo điều kiện để các nhà sản xuất linh phụ kiện xe máy chuyển dịch sang sản xuất linh phụ kiện cho cả xe máy và ô tô Mặt khác, có thể thấy được triển vọng trong thời gian tới trong chiến lược của các DNNN sản xuất linh phụ kiện cho xe máy, ô tô Việc chuyển đổi sang lĩnh vực ô tô trên cơ sở phát huy nền tảng sản xuất linh phụ kiện xe máy là điều kiện lợi thế của Việt Nam. Để nắm bắt các cơ hội, vượt qua thách thức nhằm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo những mục tiêu đề ra, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thì cơ chế và các chính sách của Nhà nước cũng cần có sự đổi mới kịp thời cho phù hợp với bối cảnh mới.
Dựa trên điều kiện thực tiễn hiện nay và trong tương lai gần cũng như những yêu cầu đặt ra, để CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có thể phát triển nhanh, mạnh thực hiện những mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới cần dựa trên những quan điểm chủ yếu sau (Báo cáo năm 2020, Bộ Công thương):
-Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có lựa chọn lĩnh vực ưu tiên. Quan điểm này có nghĩa là không đầu tư phát triển CNHT ở tất cả các lĩnh vực mà cần có sự lựa chọn, có sự ưu tiên phát triển những lĩnh vực có lợi thế, có khả năng ở từng bước đi cụ thể thì mới có thể tạo dựng được hệ thống CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển bền vững.
- Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải dựa trên các quy luật thị trường Thực tế cho thấy, bất cứ ngành nào muốn phát triển bền vững đều phải tuân thủ các quy luật của thị trường Với CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cũng vậy, thị trường phải được coi là cơ sở cho việc xác định chiến lược và các kế hoạch phát triển của ngành Sẽ không thể phát triển nếu thị trường không có nhu cầu hay cầu bị hạn chế.
- Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải gắn liền với mục tiêu tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất ô tô toàn cầu Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa mà phải gắn với mục tiêu tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào mạng lưới sản xuất ô tô toàn cầu, đặc biệt là tham gia vào mạng sản xuất ô tô của các hãng hàng đầu thế giới Nhiều chuyên gia đã cho rằng sai lầm trong chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam thời gian qua là chỉ nhắm vào thị trường nội địa vì vậy để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp ô tô, bên cạnh các chính sách ưu đãi thu hút các nhà sản xuất ô tô lớn vào Việt Nam cần chuyển hướng sang các lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tận dụng lợi thế từ các FTA để xuất khẩu Điều này cũng đồng nghĩa với việc thay đổi quan niệm và mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô như trước đây Điều quan trọng là cần tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế, phải đảm bảo đạt trình độ, năng lực sản xuất, năng lực quản lý tương đồng với trình độ quốc tế nhằm từng bước trở thành một trung tâm cung ứng linh kiện phụ tùng ô tô cho các hãng lớn trên thế giới.
- Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vừa dựa vào các nguồn lực trong nước vừa dựa vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nằm trong tiến trình phân công lao động quốc tế, quốc gia nào tranh thủ được các nguồn lực trên thế giới sẽ tạo cơ hội và tiềm năng lớn bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Đặc biệt quan trọng là dòng đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Đối với Việt Nam một nước đang phát triển, nguồn tài chính có hạn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi việc này không chỉ nhằm bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển CNHT mà còn hướng đến việc tạo đột phá ban đầu về công nghệ, nâng cao năng lực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Đẩy mạnh thu hút FDI nhưng cần lựa chọn và xác định đối tác chiến lược phù hợp Ví dụ như các hãng ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản Việc lựa chọn đối tác chiến lược với Nhật Bản cũng chính là nhằm tranh thủ được định hướng đầu tư của Nhật Bản Gần đây Nhật Bản cũng đã nhấn mạnh, các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất các sản phẩm CNHT sẽ ưu tiên đầu tư vào Việt Nam nếu Việt Nam có một môi trường tốt để thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
- Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của Việt Nam Cuộc cạnh tranh trong thu hút đầu tư đòi hỏi các quốc gia không chỉ dựa trên những lợi thế tiềm năng vốn có của mình mà quan trọng hơn là phải biết tạo ra những cơ hội cho việc khai thác phát huy tối đa những tiềm năng thế mạnh đó Vì vậy cần chủ động chiến lược dài hạn trong việc tận dụng thời cơ do bối cảnh quốc tế đem lại khai thác lợi thế sẵn có để tạo dựng một nền sản xuất CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có năng lực cạnh tranh cao.Cần đặt ra quan điểm xây dựng và phát triển nâng cao năng lực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô là hàng đầu chứ không phải chỉ là mục tiêu kinh tế ngắn hạn nhằm tăng thu cho ngân sách Muốn có một nền CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả, có vị trí trên thị trường thế giới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc trở thành mắt xích trong mạng sản xuất toàn cầu của các hãng lớn trên thế giới thì vấn đề căn bản nhất là tạo dựng được những yếu tố nền tảng cho phát triển CNHT, phải tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ tiến tiến, tập trung sức đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng những đòi hỏi của kỹ thuật công nghệ và quản lý mới Một nền CNHT cho ngành công nghiệp ô tô mạnh có khả năng cạnh tranh trong dài hạn phải dựa trên tiêu chí năng suất chất lượng cao.
- Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, ổn định đảm bảo lợi ích quốc gia và phù hợp với chuẩn mực quốc tế Để phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thành công làm cơ sở đột phá phát triển bền vững ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, cần có cơ chế và một hệ thống chính sách đồng bộ, từ chính sách khuyến khích đầu tư, chiến lược và chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển giao công nghệ, chính sách thuế, chính sách thị trường, và đặc biệt là cơ chế tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư Sự đồng bộ của hệ thống chính sách thể hiện ở hệ thống các văn bản pháp luật chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng phải đầy đủ, thống nhất không chồng chéo, không mâu thuẫn nhau về các nội dung điều khoản quy định Sự đồng bộ còn thể hiện trong việc đảm bảo thống nhất giữa ban hành với tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế Hệ thống chính sách phải đảm bảo tính nhất quán, minh bạch, tránh những thay đổi quan điểm trong quá trình quản lý vận hành nền kinh tế Tính nhất quán và minh bạch trong hệ thống chính sách được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và đánh giá cao khi lựa chọn nước đầu tư.
Các giải pháp phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
Cụ thể hóa nội dung quy hoạch phát triển CNHT trong đó có CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô đã được phê duyệt để triển khai thực hiện đúng định hướng và có hiệu quả
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025 và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020; Bộ Công thương cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đây là những căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển CNHT nói chung, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng Nói chung, các bản chiến lược và quy hoạch này đã có nhiều đổi mới, cả về mục tiêu, cách tiếp cận phát triển, phù hợp hơn với xu hướng phát triển của công nghiệp ô tô trên thế giới Những định hướng giải pháp đề ra cũng rõ hơn, có tính khả thi hơn với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Do CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cũng có thể chính là CNHT cho các lĩnh vực khác như chế tạo máy nông nghiệp, điện – điện tử, v.v khi các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cũng sản xuất các linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các ngành khác nên khó có thể đưa ra một bản quy hoạch riêng với phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Vì vậy, vấn đề quan trọng hơn cả là cụ thể hóa các mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô và nhanh chóng triển khai thực hiện thông qua các đề án cụ thể Nói khác đi là cần sớm xây dựng và thực hiện các đề án phát triển các lĩnh vực sản xuất cụ thể của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Nội dung các bản đề án phát triển các lĩnh vực cụ thể thuộc nhóm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trước hết cần thực hiện được các yêu cầu:
- Thứ nhất, dự đoán xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô, chiến lược phát triển của các hãng ô tô lớn trên thế giới, bởi chiến lược đầu tư phát triển của các hãng này và xu hướng chuyển dịch đầu tư của họ có ảnh hưởng rất lớn đến CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển phân công lao động quốc tế ở trình độ cao như hiện nay.
-Thứ hai, ước tính được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài về các loại linh, phụ kiện ô tô Trong tương lai gần, cần xác định nhu cầu thị trường nội địa về ô tô sẽ là yếu tố quyết định đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Tiếp theo, cần định vị CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vào vị trí nào trong chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất tạo giá trị gia tăng cho ô tô Vì vậy, cần xây dựng danh mục các loại linh kiện, phụ tùng ô tô mà CNHT Việt Nam có thể tham gia sản xuất để có chính sách ưu tiên, khuyến khích sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể Khi xây dựng danh mục loại linh kiện, phụ tùng cần đánh giá đặc điểm của từng loại linh kiện, phụ tùng, những yêu cầu về công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong giá trị linh kiện Danh mục chi tiết, linh kiện, phụ tùng cũng phải đảm bảo chuyển dịch dần từ đơn giản đến phức tạp từ đòi hỏi công nghệ trung bình đến đòi hỏi công nghệ cao, từ đơn thuần đến đa dạng Việc này chính là nhằm định vị các loại linh kiện, chi tiết mà CNHT Việt Nam có khả năng phát triển sản xuất Nói cách khác, đó chính là chuyển trọng tâm phát triển sản xuất quá rộng trong điều kiện năng lực sản xuất hạn chế sang tập trung chuyên môn hóa, lựa chọn những loại sản phẩm linh kiện, chi tiết chuyên biệt cho từng dòng xe cụ thể.
Từ điều kiện thực tế ở Việt Nam, trước mắt tập trung vào phát triển các linh kiện công nghệ không quá khó, đồng thời, phát triển có lựa chọn một số loại linh kiện, phụ tùng nhằm phục vụ lắp láp trong nước đồng thời tham gia xuất khẩu Đối với những linh kiện hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi tính chính xác, tinh vi cần đưa ra lộ trình phát triển cụ thể Cách đi phù hợp là thu hút các nhà đầu tư CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nước ngoài vào Việt Nam vừa nhằm nâng cao năng lực sản xuất CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, vừa thông qua đó để học hỏi, tiếp thu công nghệ cao, thực hiện dần chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam Khi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực sản xuất, sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có cơ hội chen chân và từng bước khẳng định vị trí của mình trong các mạng sản xuất ô tô toàn cầu.
Một nội dung quan trọng khác trong các bản đề án phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần được làm rõ là quy hoạch phát triển các cơ sở CNHT cho ngành công nghiệp ô tô gắn với vùng lãnh thổ Cần xác định rõ các trung tâm sản xuất công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô để lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và chuẩn bị các điều kiện kêu gọi, thu hút đầu tư Chỉ có kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch ngành với quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch các nguồn lực cần thiết mới có thể phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nhằm đạt những mục tiêu đề ra theo đúng lộ trình. Đặc biệt, để thực hiện được các mục tiêu phát triển CNHT nói chung, trong đó có phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên thu thập thông tin nắm tình hình, dự báo xu hướng vận động phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế, rà soát để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời các nội dung cụ thể trong chiến lược cũng như các bản quy hoạch.
Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch và ổn định nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô như đã xác định trong bản quy hoạch cũng như các đề án phát triển thì vai trò của hệ thống các chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển là hết sức quan trọng Tuy nhiên, quan trọng hơn là hệ thống chính sách cần đảm bảo đầy đủ, đồng bộ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ nhưng thuận lợi thông thoáng cho phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Trong đó cần tập trung vào các chính sách chủ yếu:
-Về chính sách thị trường:
Chính sách thị trường bao gồm những chính sách về phát triển cung cầu và giá cả ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô Trong những năm tới cần có chính sách nới lỏng hơn để khuyến khích phát triển thị trường ô tô trong nước Theo kinh nghiệm của Thái Lan, để trở thành trung tâm sản xuất linh kiện ô tô trên thế giới và tham gia vào mạng lưới sản xuất ô tô toàn cầu thì chính sách đầu tiên là thúc đẩy thị trường ô tô trong nước phát triển Nhu cầu ô tô tăng sẽ làm tăng sự hấp dẫn các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đầu tư để sản xuất các linh kiện phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện tốt việc kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật.
Ngoài việc triệt để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo đúng lộ trình đã cam kết với WTO cần xếp các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vào nhóm các doanh nghiệp được ưu đãi về thuế Đặc biệt, cần quan tâm ưu đãi đối với các dự án đầu tư CNHT quy mô lớn nhằm thu hút các hãng ô tô đầu tư lâu dài vào Việt Nam.
-Về chính sách tín dụng:
Nhà nước cần có những ưu tiên, ưu đãi nhất định về điều kiện vay vốn, về lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đáp ứng đủ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là đối với trường hợp đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa máy móc, thiết bị Từ thực tiễn Việt Nam cho thấy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ví dụ như sử dụng các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở cấp trung ương cũng như các địa phương để bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp có các dự án phát triển CNHT có tính khả thi hay đối với các doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư lớn, được thẩm định có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).
-Về chính sách đất đai:
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về thuê đất và mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô với quan điểm đảm bảo tính lâu dài, ổn định và có sự ưu đãi về giá.
-Về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ:
Nhà nước có những chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ mới cho các doanh nghiệp lựa chọn CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phù hợp Việc hỗ trợ cần được kiểm soát một cách chặt chẽ thông qua thẩm định, đánh giá công nghệ nhập dựa trên thực hiện các cam kết đã đặt ra trong dự án Có cơ chế lợi ích khuyến khích các công ty đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ cho các DNNVV Việt Nam.
Nghiên cứu và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những giải pháp quan trọng với Việt Nam Khẳng định này dựa trên những lý do sau: