Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong Văn học
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học khá nhiều, song phần lớn chỉ tập trung ở các bài báo, tạp chí:
GS Phùng Văn Tửu trong bài viết: "Những hướng đổi mới của văn học kì ảo thế kỉ XX" cho rằng: "Kì ảo trong tiếng Việt là một từ Hán Việt; kì là lạ lùng; ảo là không có thật, không thể bắt gặp trên thế gian này, nói chung là cái siêu nhiên, nếu ta hiểu cái siêu nhiên là những gì không tồn tại ở trên đời" [II 32] PGS TS Vũ Thanh khi xem xét: "Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam" đã đưa ra ý kiến: "Trong truyện truyền kì các tác giả sử dụng yếu tố kì không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc, che đậy dụng ý sâu xa của nhà văn mà còn với tư cách là một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái kì lạ" [II 17] Như vậy tác giả đã nhìn nhận yếu tố kì ảo với tư cách là một phương thức nghệ thuật
PGS TS Nguyễn Văn Dân cho rằng: "Văn học huyễn tưởng là những truyện hay tiểu thuyết viết về cái lạ lùng, cái li kì, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn cao Ở huyễn tưởng thì cái hư bao giờ cũng xen lẫn cái thực Hai cái đó ràng buộc nhau, kết hợp vời nhau và có khi chuyển hóa lẫn nhau" [I 7] Từ đây, nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định huyễn tưởng là một hình thái nhận thức thẩm mĩ dùng thủ pháp kết hợp hư thực để thể hiện tư tưởng tác giả.Cùng tiếp cận cái kì ảo ở phương diện thủ pháp nghệ thuật như tác giả
Nguyễn Văn Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch có nhận xét như sau:
"Cái kì ảo là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm cách tiếp cận hiện thực Đối với nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự nó, họ dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc họa quan niệm của con người về cái thế giời mà nhà văn mô tả chứ không phải để giải thích những hiện tượng nào đó cũng như diễn biến của chúng" [II 16]
Khi bàn về cái kì ảo, có lẽ không thể không nhắc đến chuyên luận:
"Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac", của PGS TS Lê Nguyên Cẩn Trong bài viết của mình, giáo sư đã xem "Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác biệt, phi thường, độc đáo Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức của trí tưởng tượng" [II 6] Nhận định này đã cho thấy tính chất độc đáo và tính chất tồn tại phổ biến của yếu tố kì ảo trong tiến trình văn học nhân loại
Một đề xuất khá táo bạo của PGS TS Lê Huy Bắc là nhà nghiên cứu đã xác lập khái niệm văn học huyễn ảo thay cho văn học kì ảo Nếu tồn tại văn học kì ảo thì nó chỉ là một trong ba giai đoạn của văn học huyễn ảo.
Theo đó, giai đoạn một - cái huyễn tưởng (Thời cổ - Trung đại) Giai đoạn thứ hai - cái kì ảo (Thời cận - Hiện đại) Giai đoạn thứ ba - cái huyền ảo (Thời hiện đại - Hậu hiện đại) Đặc biệt nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã có bài tổng thuật sâu sắc về văn học kỳ ảo trên thế giới với những đặc trưng thi pháp quan trọng của loại hình tác phẩm Trong bài viết của mình, tác giả đã đặt các vấn đề như: Tuổi thọ của văn học kì ảo là tuổi thọ của văn học; Cơ sở nghiên cứu loại hình văn học kì ảo là hệ hình thế giới quan; Kiểu tư duy hiện thực và các dạng cấu trúc của văn học kì ảo
Trên đây là những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn văn học bước vào thời kì Đổi mới Mặc dù chưa thật hoàn toàn thống nhất song tưu trung các ý kiến đều khẳng định vị trí, vai trò của cái kì ảo Phải nói rằng sự xuất hiện trở lại của yếu tố kì ảo không phải là sự "cổ hóa" nền văn học hôm nay mà trên hết điều đó thể hiện yếu tố kì ảo đã trở thành một trong những chất men cho sự vận động, phát triển của văn học trên nhiều bình diện đặc biệt là về mặt Thi pháp.
2.2 Tình hình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong Văn học Việt Nam sau 1975
Từ khoảng cuối những năm 40 đến giữa những năm 80 của thế kỉ trước, nền văn học Việt Nam hầu như vắng bóng yếu tố kì ảo, có lẽ chính phương pháp sáng tác Hiện thực chủ nghĩa đã ngăn cản sự có mặt của những yếu tố này Nhưng nhờ làn gió dân chủ, đổi mới mà Đại hội Đảng 1986 đề ra đã mở đường cho sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong sáng tác văn học Quả vậy, không mấy khó khăn khi tìm ra những tác phẩm được bao phủ một bầu không gian huyền ảo, siêu thực, thậm chí có những nhà văn mà tên tuổi của họ gắn liền với kiểu sáng tác này như: Thu Bồn, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Nguyễn Bình Phương, Chính vì sự hấp dẫn của cái kì ảo, đặc biệt với sự trở lại của nó trên văn đàn nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về cái kì ảo trong văn học Việt Nam 1975 như: Luận án TS của Bùi Thanh Truyền: "Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam"- 2006; Luận văn Thạc sĩ: "Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn hiện đại sau 1975"- 2007 của Phùng Hữu Hải đã khẳng định sự hồi sinh mạnh mẽ của yếu tố kì ảo trong văn học đương đại do "được hậu thuẫn bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định"; Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 - 2008 có bài viết: "Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975" của TSPhạm Thị Thanh Nga (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An).Cũng phải kể thêm bài viết: "Thực và ảo trong truyện ngắn HarukiMurakami" trong Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
6 lần thứ 6 - Đại học Sư phạm Đà Nẵng năm 2008 Ngoài ra còn có: "Đỗ Hoàng Diệu trong không gian cổ tích huyền ảo" là bài viết của Thụy Khuê trên http://www.thuykhue.free.fr (Báo Hợp lưu - số 91 ra tháng 10 - 2006).
2.3 Tình hình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Trong sự vận động chung của nền văn học Việt Nam sau 1986, tiểu thuyết đã nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại. Chưa bao giờ những quan niệm mới về nhà văn, về hiện thực và về con người lại cởi mở, lại dân chủ như lúc này Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức đổi mới trong cách nhìn cũng như trong lối viết, họ sẵn sàng mạo hiểm. Một trong những dấu hiệu của sự đổi mới của tiểu thuyết hôm nay là sự gia tăng của các yếu tố li kì, huyền ảo, liêu trai, siêu thực Người đọc trước đó chưa từng có trên tay những cuốn tiểu thuyết như: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Người đàn bà trên đảo, Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà); Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh); Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Ngồi (Nguyễn Bình Phương); Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng)…
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã bắt đầu được chú ý: Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8/2006 với bài viết: "Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam"; Phạm Ngọc Hiền xem xét "Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh hạc của Thu Bồn" (Văn Nghệ Bình Dương, số 7/2004);
Hoàng Vũ Thuật "Cái ảo trong tiểu thuyết Những mái đầu xanh của Hoàng Thái Sơn" (Tạp chí Sông Hương, số 230, tháng 4/2008) Thuỵ Khuê với:
"Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già" của Nguyễn Bình Phương" (Trong tập Sóng từ trường II - Văn nghệ
Như vậy, qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu về Yếu tố kì ảo trên đây, chúng tôi xin rút ra một vài kết luận bước đầu là:
- Sự gia tăng ngày càng nhiều của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như là một dấu hiệu cách tân nghệ thuật không thể phủ nhận.
- Mặc dù có không ít những bài viết, những ý kiến bàn luận về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại song hầu như mới chỉ dừng lại ở những nhận định chung Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một công trình nghiện cứu một cách có hệ thống về: Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhất là ở ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh;
Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường và Thiên thần sám hối - Tạ Duy Anh Song, tất cả những ý kiến, những nhận định trên sẽ là những gợi ý hết sức quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Xem xét yếu tố kì ảo như là một phương thức nghệ thuật quan trọng thông qua những biểu hiện phong phú, đa dạng cũng như giá trị thẩm mĩ của chúng trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) và Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)
Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát phân tích Yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết Thân phân tình yêu - Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) và Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)
Năm 1991 là năm được mùa của tiểu thuyết Việt Nam, với ba cuốn tiểu thuyết cùng đoạt giải Nhất của Hội nhà văn là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng So với hai cuốn tiểu thuyết cùng đoạt giải năm đó, số phận của Nỗi buồn chiến tranh không mấy gì bằng phẳng Ngay
8 cái tên của cuốn sách, để tạo ra "một vỏ bọc an toàn hơn" (chữ của Nguyễn Phan Hách) thì nó buộc phải đổi thành: "Thân phận tình yêu"- một cái tên nghe rất "sến"! Cuốn tiểu thuyết này đã trở thành một "hiện tượng" trên văn đàn lúc đó, nó ngay lập tức nhận được vô vàn những ý kiến phản hồi từ công chúng cũng như trong giới nghiên cứu Nỗi buồn chiến tranh là một trong những sự ưu tiên hàng đầu trên các tờ báo, tạp chí như: Báo Thanh niên, Hà Nội mới, Giáo dục và Thời đại; Quân đội nhân dân; Tạp chí Cộng sản, Văn nghệ quân đội, Văn học, Nha Trang; Tạp chí Văn học và Dư luận Đối với giới nghiên cứu thì cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh vẫn là một mảnh đất không ngớt người "đến thăm" Các khoá luận, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đã tiến hành khảo sát cuốn tiểu thuyết này trên nhiều phương diện như: Cách xử lí đề tài chiến tranh; Ngôn ngữ nghệ thuật; Dòng hồi ức; Hình tượng người phụ nữ; Nghệ thuật trùng điệp; Các giá trị biểu tượng; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Điểm nhìn nghệ thuật Có thể nói thế này, Nỗi buồn chiến tranh đã đem lại một cái nhìn đa chiều, sâu sắc về chiến tranh vốn là chất liệu hiện thực quá quen thuộc một thời Với tiểu thuyết này, Bảo Ninh góp phần tạo nên một tư duy văn học năng động hơn.
Như chúng ta đã biết, Mảnh đất lắm người nhiều ma là một trong ba cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 Với tiểu thuyết này, nhà văn đã từng bước "gỡ bỏ" được những ràng buộc của thể chế chính trị để có một cái nhìn thẳng vào thực trạng của đời sống nông thôn nước ta Nói một cách khác, Nguyễn Khắc Trường đã dần từ bỏ lối viết của sử thi, truyền thuyết để chiếu rọi vào đời sống cá nhân của mỗi con người Thật vậy, ngay khi vừa ra mắt công chúng tiểu thuyết này cũng đã tạo ra cho mình một
"làn sóng bút" diễn ra trên rất nhiều tờ báo, tạp chí (đặc biệt là Cuộc thảo luận về tiểu thuyết này trên báo Văn nghệ, tổ chức ngày 25/1/1991) cũng như nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu như: GS Hà Minh Đức, GS
Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Phan Hách, Phong Lê Cuốn sách của Nguyễn Khắc Trường đã thực sự lôi cuốn độc giả trong từng trang viết Nhà văn đã đặt vấn đề nhận thức lại thực tại đó là vấn đề về ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho công cuộc xây dựng xã hội mới Không chỉ dừng lại ở đó cuốn tiểu thuyết này còn cho sự độc đáo trong việc sử dụng khẩu ngữ, thành ngữ và ẩn sâu dưới đó là một giọng điệu vừa bi lại vừa hài Nói như vậy không có nghĩa là Mảnh đất lắm người nhiều ma không có một "tì vết" gì song đặt trong hoàn cảnh ra đời của nó thì đây vẫn là một tác phẩm có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam trong đó có tiểu thuyết thời kì Đổi mới.
Tiểu thuyết Thiên thần sám hối ra mắt công chúng vào năm 2004 và với 5 lần tái bản quả là một phần thưởng rất có giá trị đối với số phận của một cuốn tiểu thuyết Trong lời giới thiệu cuốn Thiên thần sám hối của NXB Đà Nẵng có đoạn: "Thiên thần sám hối là một thử nghiệm mới trong sáng tạo, một thử nghiệm đầy day dứt ( ) mượn đến hiện tượng phi lí về một bào thai biết suy nghĩ, điều này tạo ra một trường cảm nhận không bình thường, tạo cho người đọc cái cảm giác đối diện với một bức tranh siêu thực về cuộc sống và con người hiện đại" Với quan niệm về hiện thực đa chiều, có cái thiện, cái ác; có thiên thần, có quỉ dữ của Tạ Duy Anh, cuốn tiểu thuyết hơn một trăm trang này đã tập trung khai thác những mảng tối, những phần chưa hoàn thiện về hiện thực, một hiện thực đầy ngột ngạt của quyền lực, của cái chết, của sự đồi bại và do đó nhân vật bị đẩy vào bi kịch Thiên thần sám hối đã khơi ngòi cho sự bùng nổ nhiều bài báo, bài phỏng vấn Đồng thời, sau khi xuất hiện trên văn đàn nó cũng đã trở thành một trong những miền đất hứa của các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Thiên thần sám hối đã được khảo sát trên nhiều bình diện như về vấn đề: Người kể chuyện; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Tư tưởng nhân đạo; Ý thức tự vấn; Điểm nhìn nghệ
1 0 thuật Và rằng, với một dung lương không lớn song hiệu ứng mà cuốn tiểu thuyết trên đã, đang tạo ra cho công chúng là đa thanh, đa chiều
Ngoài ra, người viết cũng có đề cập đến các tác phẩm văn xuôi có yếu tố kì ảo trong nền văn học thế giới cũng như văn học dân tộc, đặc biệt là những tiểu thuyết sau 1975.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: Đây là phương pháp rất cần thiết bởi đề tài này quan niệm yếu tố kì ảo là một đặc trưng thẩm mĩ quan trọng, là đối tượng phản ánh của nhà văn.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Để nhận diện những biểu hiện đa dạng của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết trên đồng thời tiến hành phân loại chúng.
- Phương pháp so sánh: Vì luận văn tiến hành khảo sát yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết nên việc đối sánh không thể bỏ qua Đặt cái kì ảo theo chiều đồng đại và lịch đại sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quát về yếu tố kì ảo trong sự vận động của nó cũng như những đặc thù riêng của từng cây bút.
Mục đích - nhiệm vụ
Tìm hiểu, nhận diện yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh để thấy rõ những đổi mới về nội dung cũng như hình thức của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
- Luận văn làm rõ quan niệm về yếu tố kì ảo trong văn học; yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn văn học sau 1975.
- Phân tích nội dung yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh
- Phân tích sự biểu hiện của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết trên
Đóng góp của đề tài
6.1 Về phương diện khoa học
- Luận văn muốn làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về văn học kì ảo cũng như yếu tố kì ảo trong văn học.
- Trên cơ sở khẳng định sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn học hôm nay, luận văn chỉ ra những biểu hiện đa dạng cùng giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết đương đại: Thân phân tình yêu - Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường) và Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) về các phương diện:
+ Sự đổi mới của phương thức tư duy nghệ thuật
+ Sự đổi mới và khả năng mở rộng về hiện thực phản ánh
+ Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của các tác giả
Từ việc xác định yếu tố kì ảo là một phương thức, hình thức nghệ thuật đặc sắc của ba tiểu thuyết trên, luận văn sẽ góp phần vào việc xác lập diện mạo của văn học và tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
6.2 Về phương diện thực tiễn
Việc đi sâu tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết trên để đi đến một số kết luận thỏa đáng nào đó là một dịp rèn luyện của người viết trong thao tác nghiên cứu khoa học Và đây cũng là cơ hội để người viết mở rộng thêm kiến thức, cũng như khả năng thẩm văn của bản thân.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Về yếu tố kì ảo trong Văn học
Chương 2: Nội dung của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh
VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN HỌC
Quan niệm về yếu tố kì ảo trong Văn học
1.1.1 Định nghĩa trong các Từ điển
Theo các cuốn từ điển như: Từ điển giải nghĩa của Pháp; Từ điển
Thuật ngữ văn học của Rumani hay Từ điển Pháp - Việt thì nội hàm thuật ngữ Cái kì ảo được xác định như sau: "Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo qui luật của tưởng tượng Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc" [II 6].
Cái kì ảo được định nghĩa trong cuốn Từ điển Petit Pobert của Pháp là: "Cái kì ảo được sinh ra bởi sự tưởng tưởng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tưởng tưởng siêu nhiên".
Theo Từ điển Ngôn ngữ Pháp, "Kì ảo" là tính từ, bắt nguồn từ tiếng
Hi Lạp, để chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tưởng, chứ không tồn tại trong thực tế" [II 32].
Từ điển Các Thể loại và Khái niệm Văn học (Pháp) đã định nghĩa:
"Văn học kì ảo gồm những tác phẩm đề cập đến các nhân vật hoặc các hiện tượng siêu nhiên" [II 31].
Trong Từ điển các ý kiến về Văn học (Pháp), Adrian Marino quan niệm cái kì ảo là chỉ những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng. Ở Việt Nam, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho rằng: "Kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng" [II.24]; Từ điển Hán - Việt từ nguyên đã giải thích khá chi tiết: Kì, có nghĩa là lạ lùng, khác thường, bất ngờ Ảo, là không có thực Kì ảo mang ý nghĩa "có
1 4 một vẻ lạ lùng, không có thực, bí ẩn [II 14] Từ điển từ và ngữ Việt Nam (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) cũng giải thích Kì là lạ lùng; Ảo là huyền bí, lạ lùng.
Như vậy, khái niệm kì ảo được hiểu là sản phẩm của trí tưởng tưởng sáng tạo, mang màu sắc huyền bí, hoang đường; Kì ảo là một thủ pháp, là phương tiên, là hình thức nghệ thuật.
1.1.2 Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Hiện nay, ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ Truyện kì ảo (được chuyển ngữ từ chữ fantasy) còn có khá nhiều các thuật ngữ khác với ý nghĩa tương đồng như: Truyện huyễn tưởng; Truyện huyền ảo; Truyện kinh dị; Truyện truyền kì; Truyện quái dị; Truyện ma quái; Dị truyện Trên thế giới, khi đề cập đến mảng văn học có những yếu tố mà nếu dùng tư duy logic khó có thể giải thích được, người ta sử dụng các khái niệm như: fantastic (Cái kì ảo); unnature (Cái phi thường); magical (Cái huyền ảo); supernature (Cái siêu nhiên); horror (Kinh dị) hay ghost (Cái ma quái) Có thể thấy, xung quanh khái niệm Kì ảo và Văn học kì ảo cho đến nay vẫn là một vấn đề chưa có hồi kết, sự phức tạp này thiết nghĩ lại nằm trong chính bản thân khái niệm.
Theo M Renard, kì ảo là tính từ gợi lên những chuyện ma quỉ, cái siêu nhiên, những giấc mơ quái dị, hay những ác mộng.
H Benac chú ý đến sự xung đột , tính chất nửa tin nửa ngờ khi quan niệm về cái kì ảo Theo ông kì ảo là một thuật ngữ dùng để chỉ một tác phẩm mà ở đó tính chất tự nhiên và sự lạ lùng đan xen lẫn nhau gây ra sự lo lắng, hồi hộp đến nỗi người đọc do dự giữa một sự giải thích hợp lí.
Còn M Jarrety cho rằng: Cái kì ảo nghĩa là đưa những sự kiện huyền bí vào trong cuộc đời hoàn toàn hiện thực và gây ra một cảm giác mãnh liệt nào đó.
Geogre Munteanu xác định thuật ngữ kì ảo: "Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nguyên nhân có thực" - Dẫn theo Lê Nguyên Cẩn trong tài liệu [I 6].
Nghiên cứu về cái kì ảo trên thế giới thì không thể bỏ qua tên tuổi của Tzvetan Todorv Trong "Dẫn luận về văn học kì ảo" ông đã quan niệm "Cái kì ảo là sự do dự của người nào đó vốn chỉ quen thuộc với những luật lệ tự nhiên đã bị đặt vào hoàn cảnh đối mặt với một hiện tượng mà bề ngoài có vẻ siêu nhiên" [I 6].
Chuyên luận: "Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac" của PGS TS Lê Nguyên Cẩn là một công trình rất có ý nghĩa cho những ai hứng thú tìm hiểu về cái kì ảo trong văn học Công trình này đã cho thấy, Balzac vốn là một hiện tượng phức tạp trong lịch sử văn học thế giới nay lại càng phức tạp hơn vì sự hiện diện của yếu tố kì ảo trong không ít sáng tác của mình Từ chuyên luận, Lê Nguyên Cẩn đã nhìn nhận cái kì ảo là một phạm trù của tư duy nghệ thuật Nó hiện diện dưới hình thức thần linh, quái dị, ma quỉ, khác lạ, phi thường, siêu nhiên.
Theo GS Nguyễn Huệ Chi, ban đầu (Thế kỉ XVI) thuật ngữ kì ảo có nghĩa là "sự mơ mộng, hão huyền được nuôi dưỡng bằng những hoang tưởng" Nhưng về sau thuật ngữ này được hiểu là một phương thức sáng tạo thích hợp với các loại ma hiện hồn, thần, quỉ Vào thời hiện đại, nội hàm khái niệm được mở rộng hơn, đó là "tất cả những gì có ý nghĩa phản kháng lại kinh nghiệm và lí tính, những gì dẫn đến một trật tự khác thường, một kích thước khác thường Như vậy cái kì ảo hiện đại liên quan mật thiết với nỗi khó khăn của hiện hữu, sự kinh hoàng, nỗi lo sợ trước những gì không thể nhận biết" [II 23].
Lê Nguyên Long trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9 - 2008 đã khẳng định: "Cái kì ảo phải diễn ra trong một môi trường có tính hiện thực ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt, và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ, lưỡng trị là đặc trưng cơ bản của thể loại Cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với chính nó, người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa những cái siêu nhiên hư huyền với thế giới thực tại Cái kì ảo là cái không
1 6 thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại" [II 19] Trong bài viết của mình, Lê Nguyên Long cũng cho rằng không thể đồng nhất truyện cổ tích với các sáng tác kì ảo Đến đây ta thấy sự gặp gỡ trong quan niệm về cái kì ảo giữa Lê Nguyên Long và PGS TS Nguyễn Văn Dân:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân trong cuốn "Vì một nền Lí luận - Phê bình văn học chất lượng cao" đã phân biệt truyện cổ tích và truyện truyền kì: Truyện cổ tích thuộc phạm trù cái thần tiên, truyện truyền kì là những câu chuyện kể về cái kì lạ, có sự kết hợp giữa hư và thực (nguồn gốc của truyện huyễn tưởng hay truyện kì ảo) Ở truyện huyễn tưởng, cái hư ảo thường xuất hiện bất ngờ, bị chi phối bởi qui luật của cái hiện thực đó là cách ngụy trang thay cho Tiên, Bụt trong thế giới thần tiên Vậy nên, những truyện loại này làm cho người đọc không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư nữa. Ngược lại trong truyện cổ tích - thế giới được điều hành bởi ông Bụt, bà Tiên cho nên đưa độc giả tiến vào một thế giới siêu nhiên, phi thường với công thức bất biến: "Ngày xửa ngày xưa " song tất cả lại hoàn toàn hợp lí Và người đọc đều biết đó là những chuyện không có thật, những chuyện hoàn toàn hư cấu.
Yếu tố kì ảo trong văn học học Thế giới
1.2 Yếu tố kì ảo trong văn học học Thế giới
1.2.1 Yếu tố kì ảo trong văn học học phương Tây
Bất kì một dân tộc nào trên thế giới cũng có một kho tàng phong phú những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Đây chính là mảnh đất mầu mỡ cho sự sinh tồn của những yếu tố kì ảo, hoang đường Bên cạnh những tập truyện dân gian của các dân tộc như: Truyện cổ Na-uy; Truyện cổ
Grim thì không thể bỏ qua Thần thoại Hi Lạp - một trong những kho thần thoại hay vào bậc nhất của văn học nhân loại Gorki từng gọi đó là "kho tàng gấm vóc dệt bằng từ ngữ xuất hiện từ thời tối cổ Những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm đẹp lạ lùng" Cũng giống như thần thoại của mọi dân tộc, Thần thoại Hi Lạp cũng dùng tưởng tượng và mượn tưởng tượng để giải thích và chinh phục tự nhiên Đến với Thần thoại Hi Lạp là chúng ta bước vào một thế giới cực kì diễm lệ, huyền ảo, siêu nhiên Đó là thế giới của các vị thần trên đỉnh Olanhpơ, đứng đầu là thần Zơt - tài hoa, quyền uy nhất thế gian Một thế giới mà đường ranh giới giữ cõi âm, dương đã bị xóa nhòa và điều đó có sự tham gia tích cực của yếu tố kì ảo.
Vào thời kì văn học Cổ điển thế giới: Từ kho nguyên liệu trong Thần thoại Hi Lạp, Hôme đã sáng tạo ra hai bản anh hùng ca Iliat và Ôđixê Thế giới nhân vật huyền thoại như Hêliôx, Hecto, Asin cùng không gian huyễn hoặc, thời gian huyền ảo hiện lên thật phong phú, rất đậm chất thơ.
Thời kì Phục hưng, yếu tố huyền ảo được biểu hiện rõ nhất trong các sáng tác của Đantê, Sêchxpia, Môlie, Xetvantex Đến đây yếu tố kì ảo với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng khá phổ biến Nhà văn người Pháp là F Rabelais (1494 - 1553) nổi tiếng với những sáng tác phiêu lưu hoang tưởng như Cuộc phiêu lưu của Gulliver mà sau này ta cũng đón nhận những câu chuyện kì ảo như vậy ở Alice đến xứ kì ảo của LewisCarroll, người Anh.
Cuối thế kỉ XVIII, ở phương Tây bạn đọc đón nhận những tập truyện ma quái, kinh dị của nhà văn lãng mạn Đức Amadeus Hoffman (1776 -
1822), của Edgar Allan Poe (Mĩ) Đến với các nhà văn này, bạn đọc sau khi đã gấp trang sách lại thì đều có những ấn tượng kì lạ, trong đó có cả "cảm giác nhẹ nhàng về cái đẹp, về sự kì diệu, về cảnh thiên giới ngoạn mục đồng thời cũng có cả cảm giác nặng nề, rùng rợn, ma quái của địa ngục" [I 14]. Nước Đức là quê hương của đại thi hào J W Goethe (1749 - 1832) Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm kịch Faust Faust - một học giả thông minh, say mê nghiên cứu khoa học rất mong muốn mình có một sức mạnh huyền bí nào đó để thỏa mãn được khát vọng chiếm lĩnh được tận cùng tri thức và Faust đã kí giao kèo với quỉ Mêphixto Từ đây tác phẩm dẫn dắt chúng ta vào một thế giới huyền ảo, kì bí Trên nền một cốt truyện dân gian về một con người bán linh hồn của mình cho quỉ để thỏa mãn ước mơ, khát vọng, tác phẩm mang lại một ý nghĩa triết lí sâu sắc: Con người vốn có bản tính nhân đạo, luôn mong muốn được khám phá, chinh phục thiên nhiên.
Thế kỉ XIX, nếu Victo Huygo sáng tạo ra những cái kì ảo, kì quái chống lại logic lí tính trong cách xây dựng những hình tượng đối lập (Những người khốn khổ) thì Balzac lại tập trung vào việc tạo dựng những motive kì ảo kiểu như "bán linh hồn cho quỉ", "thuốc trường sinh" (Miếng da lừa) Có thể nói Balzac là một trong những hiện tượng khá phức tạp trên văn đàn thế giới có lẽ phần nhiều bởi trong tác phẩm của đại thi hào này, yếu tố kì ảo đã khẳng định được sứ mệnh mà nhà văn đã giao phó Lướt sang bầu trời văn học Nga, N V Gôgôn mặc dù được biết đến trong khuynh hướng sáng tác Hiện thực phê phán song không ít các tác phẩm tràn ngập bầu không khí hư ảo mà Chiếc áo khoác (1842) là một minh chứng Đây là một tác phẩm nổi tiếng nhất trong số Những truyện về Pê - tec - bua Thông qua tác phẩm này,Gôgôn nghiêm khắc lên án hiện thực Nga đương thời đã làm què quặt con người Yếu tố kì ảo, hoang đường ở cuối truyện đã thể hiện sức phản kháng
2 2 đang nhe nhói và lớn lên từng ngày của những người bé nhỏ trong câu chuyện đồng thời cảnh báo những kẻ đã gây ra tấn kịch bi thương cho những con người như A - ca - ki Cái kì ảo xuất hiện trong hầu khắp các thể loại mà thi sĩ vĩ đại A X Puskin đã sáng tác Với ông, kì ảo vừa là đặc trưng tư duy của người nghệ sĩ, vừa như một phương thức chiếm lĩnh hiện thực độc đáo.
Yếu tố kì ảo, hoang đường thấm sâu qua mội phương diện từ đề tài, kết cấu, nhân vật trong mỗi đứa con tinh thần của mình Bên cạnh "mặt trời của thi ca Nga", F Đôxtôiepxki cũng có một quan điểm độc đáo về yếu tố kì ảo trong tác phẩm của ông Đọc những truyện vừa như Bà chủ người đọc như lạc vào một thế giới hoang đường ảm đạm, những cảnh vật quái dị diễn ra ở vùng ngoại ô Pêtecbua trên cái nền của chất văn xuôi khá xúc động.
Cuối thế kỉ XIX, ở Pháp xuất hiện khá nhiều những tập truyện có yếu tố kì ảo của Maupassant Trong các truyện của Maupassant như: Trên mặt nước, Nỗi sợ, Ban đêm, thường có sự ngự trị của nỗi cô đơn, cách kể chuyện luôn có sự đan xen giữa tỉnh táo và điên loạn, giữa trần thuật và miêu tả có lẽ đây chính là một thủ pháp rất có hiệu quả thẩm mĩ về cái kì ảo trong truyện của nhà văn này
Sang thế kỉ XX, thời đại của những biến động lớn lao trong lịch sử nhân loại Được hậu thuẫn bởi nền tảng là Chủ nghĩa Hiện sinh, Văn học phi lí đã ra đời và đã tạo ra được tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới A.Camus là trường hợp điển hình văn học của Chủ nghĩa Hiện sinh Theo quan điểm của ông thì cái phi lí được lĩnh hội sâu sắc trong ý thức chủ quan của con người Nói đến Văn học Phi lí thì không thể bỏ qua cái tên F Kafka Quan niêm văn học của ông có phần nào chịu ảnh hưởng triết học Hiện sinh củaKierkegaard Phảng phất trong tác phẩm của mình, Kafka như muốn chứng minh rằng bản chất của sự sinh tồn chính là nỗi lo, là nỗi lo bất an về sự sinh tồn của con người đầu thế kỉ XX Đọc Hang ổ ta bắt gặp một con vật (Nhân vật xưng tôi kể chuyện) đào một cái hang dưới lòng đất để trốn tránh kẻ thù.
Nhưng ngay cả khi ở dưới lòng đất nó vẫn không tìm thấy được sự yên bình, vì đến một lúc nào đó nó lại có cảm giác như nghe thấy tiếng đào hang của một con vật khác đang tiến về phía nó Ở Kafka, không khí kì lạ, khác thường trải suốt tác phẩm, không còn ranh giới tự nhiên và siêu nhiên, đó chỉ còn là một thế giới tập trung, trung hòa, xóa nhòa trong một hiện tại vĩnh cửu Và yếu tố huyền ảo được thể hiện như một trạng thái cảm nhận về cái phi lí.
Sẽ là khiếm khuyết nếu không nhắc đến Mikhail Aphanaxievit Bulgakov (1891 - 1940) là một trong những nhà văn xuất sắc, là "con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga" (Bulgakov đã tự nhận mình như vậy) Văn xuôi của cây bút này khá đậm đặc những yếu tố huyễn tưởng, huyền ảo, siêu thực Năm 1924 -1925, Bulgakov trình làng hai cuốn truyện: Trái tim chó và
Những quả trứng định mênh Đây là hai tác phẩm đã ghi dấu thành công cho lối tư duy đan cài nhuần nhuyễn những yếu tố của đời sống thực với thế giới của trí tưởng tượng, của những yếu tố kì ảo, hoang đường.
Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, xuất hiện trào lưu văn học mới mà người ta vẫn thường hay gọi là "Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo" Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này là: G.G Marquez, H Rulfô với nguyên tắc sáng tác là biến cái thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực Cho đến nay, thế giới vẫn công nhận Trăm năm cô đơn của G G. Makét là một trong số ít những tác phẩm bất hủ của mọi thời đại Ra đời vào năm 1967, cuốn tiểu thuyết này đã gây ra một dư luận sôi nổi trên văn đàn
Mĩ Latinh và lập tức được cả thế giới chú ý đến Thế giới của Trăm năm cô đơn là thế giới của những con người siêu thực, dị thường, là thế giới của không gian huyền ảo còn thời gian bất định Thật vậy, những tác phẩm viết theo Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã để lại những đóng góp lớn về mặt Thi pháp cho lịch sử văn học thế giới.
1.2.2 Yếu tố kì ảo trong văn học học phương Đông
Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam
1.3.1 Yếu tố kì ảo trong văn học Dân gian
Như đã trình bày ở phần trên, yếu tố kì ảo xuất hiện từ rất sớm và khá phổ biến trong tất cả các nền văn học trên thế giới Vậy nên, cùng nằm trong dòng chảy chung đó, văn học dân gian của dân tộc Việt cũng là một nơi lí tưởng nuôi dưỡng các yếu tố hoang đường, kì thú Đúng như Hồ Anh Thái đã có bài tựa: "Hiện thực kì ảo sẵn có từ cổ xưa" [I 15].
C Mac từng nói: "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" Thật vậy, do chưa có đủ điều kiện để nhận thức được đúng và rõ quá trình hình thành của vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên nên người Việt cổ cũng giống như các dân tộc khác trên thế giới trong thời kì
"thơ ấu" đã thần linh hoá tự nhiện và làm cho vũ trụ trở nên huyền bí Bởi thế, các vị thần như Thần Trụ Trời, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay ông Gióng là những gì rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức của người Việt Họ tin vào thần lực một cách chân thành, tuyệt đối, họ dùng trí tưởng tượng một cách vô thức và điều này cắt nghĩa tại sao Thần thoại - một hình thức folklore một đi không trở lại trong lịch sử loài người lại có sức hấp dẫn đến vậy.
Nảy sinh từ giai đoạn cuối mùa của thần thoại, truyền thuyết, đã có sự kết hợp khá rõ giữa hai yếu tố hiện thực và lí tưởng Cái lõi hiện thực trong thể loại truyện này chủ yếu hướng vào đề tài lịch sử, những nhân vật có vai trò quan trọng trong những biến cố lớn lao của đất nước như các truyền thuyết về An Dương Vương, về Lê Lợi, Nguyễn Trãi song trong thế giới của truyền thuyết vẫn được bao phủ một bầu không khí của huyền thoại Cái kì ảo giờ đây không còn phù hợp với chức năng giải thích nữa mà chủ yếu là tạo đường viền huyền ảo, lung linh, kì diệu cho thế giới hình tượng trong truyền thuyết Và theo đó thì truyền thuyết đã đánh dấu sự phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của người Việt.
Nhưng phải đến cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kì thì yếu tố kì ảo đã đạt được đến tầm cao mới Truyện cổ tích thần kì hướng vào đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là người lao động nghèo khổ) làm nhân vật trung tâm, đồng thời còn có những nhân vật và yếu tố thần kì (Bụt, Tiên, Chim ). Ở đây lực lượng thần kì có một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của những xung đột, những mâu thuẫn của truyện Trong loại truyện cổ tích này, bên cạnh thế giới của trần gian thì còn tồn tại song song một thế giới khác là thế giới siêu nhiên, kì ảo như cõi Tiên, cõi Âm, Thuỷ phủ, ở đó các nhân vật có thể đi lại, giao tiếp với nhau mà không gặp bất cứ một sự trở ngại nào Chính lẽ đó đã tạo được một thế giới đặc biệt, một thế giới mà cái phi lí trở thành cái có lí.
1.3.2 Yếu tố kì ảo trong văn học Trung đại
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV mặc dù chưa thoát khỏi văn học dân gian và văn học chức năng nhưng nó giữ vai trò đặt nền móng cho toàn bộ văn xuôi tự sự trung đại và văn xuôi Cận - Hiện đại Thời kì này, hàng loạt các tác phẩm như: Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên); Tam tổ thực lục (?); Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp) xét về mặt nghệ thuật, các motive kì lạ, hoang đường như "thụ thai thần kì", "xuống Thuỷ cung'';
"lên Trời" hay "diệt yêu quái", "duyên kì ngộ" xuất hiện với tần suất cao và đây chính là cơ sở cho loại truyện truyền kì sau này. Đến thế kỉ XV - XVI, thời kì nở rộ của văn xuôi tự sự, mà thành tựu phải kể đến, một là của Lê Thánh Tông với Thánh Tông di cảo và một của Nguyễn Dữ với "thiên cổ kì bút": Truyền kì mạn lục Ngoài ra còn có Nam
Xương tứ quái truyện (khuyết danh); Nam Ông thực lục (Hồ Nguyên
Trừng) Về Truyền kì mạn lục, mặc dù dựa trên truyện truyền kì của Cù Hựu song khác với Asai Rey của Nhật Bản, Nguyễn Dữ không chỉ cải biên mà cơ bản với tài năng của mình ông đã sáng tạo, đã gia công cho cốt truyện, nhân vật sao cho phù hợp với tâm lí, văn hoá người Việt Đặc điểm nổi bật của những sáng tác trên là dùng hình thức kì ảo làm phương thức chuyển tải nội dung Có thể nói rằng thế kỉ XV - XVI là thế kỉ của truyện truyền kì Đến với loại truyện này, người đọc sẽ được phiêu lưu trong thế giới huyễn ảo, với không gian vô định, thời gian phi tuyến tính; được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng như Tiên, Phật, Ma vương Hơn thế nữa, tác giả họ Nguyễn này còn tạo ra một thế giới diệu huyền của tình yêu với nhiều hương vị khác nhau như ngọt ngào, đắng cay, có cuộc tình kiểu Liêu trai, có cuộc tình ngoài đời, hay có cuộc tình như một giấc Nam Kha Công lao của
Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ còn nằm ở chỗ họ đã phát hiện ra vai trò to lớn của con ngươi, con người trở thành trung tâm trong sáng tác của họ Con người đặt chân đến đâu thì ma quái, thần thánh "mất thiêng" đến đấy ( như các truyện: "Hai Phật cãi nhau; Cái chùa hoang ở Đông Trào" ) điều này không thể tìm thấy ở những tác phẩm trước đó một thế kỉ.
Như thế có thể nói rằng, với truyện truyền kì, yếu tố hoang đường, kì ảo đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật từ đó mở lối cho các tác giả đi sâu khám phá cái thế giới bên ngoài thế giới hiện thực, nơi mà tư duy lí tính không đủ sức vươn tới.
1.3.3 Yếu tố kì ảo trong văn học Hiện đại
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đến 1945, danh sách các tác phẩm chứa đựng yếu tố kì ảo là khá dài song có thể kể ra một vài đại diện như: Trại Bồ Tùng Linh, Vàng Máu (Thế Lữ); Lan rừng, Bóng người trong sương mù (Nhất Linh); Trên đỉnh non Tản, Yêu ngôn (Nguyễn Tuân); Am culyxe, Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh); Truyện đường rừng (Lan Khai); Trong bóng rừng (Hồ Dzếnh); Trăng xanh huyền hoặc (Trọng Miên); Chiều sương (Bùi Hiển) Với dư âm của truyện truyền kì trong văn xuôi Trung đại nên các sáng tác trên đều rất đậm đặc những yếu tố huyền thoại, liêu trai, siêu thực Mỗi cây but đều khai thác công năng của yếu tố kì ảo trên nhiều phương diện để gây dấu ấn trong lòng bạn đọc Với Thế Lữ, thế giới nghệ thuật đầy tính chất ma quái, kinh dị, rùng rợn mang dấu vết của kiểu truyện truyền kì phương Đông là rất rõ nét Còn Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn lúc đó với một phong cách khác thường, độc đáo: Đó là cây đàn kì quái, linh nhiệm trong Chùa Đàn, đó là một không khí ảm đạm trong Khoa thi cuối cùng hay đó cũng có thể là cô Dó (nhân vật là linh hồn cỏ cây trong Xác Ngọc Lam) ngày thì ẩn nhưng đêm thì cứu người
Bên cạnh mảng văn xuôi thì yếu tố kì ảo còn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình Theo PGS TS Nguyễn Văn Dân thì cái kì ảo chính là một thủ pháp đặc trưng của Chủ nghĩa lãng mạn mà ở đây ta đề cập đến Thơ Mới lãng mạn Thật dễ dàng để nhận ra những thế giới hoàn toàn không có thật,thế giới của những hình ảnh huyền ảo, siêu thực như trong Điêu tàn của Chế
Lan Viên, hay đặc biệt Thơ điên của Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử đã dùng trí tưởng tượng lạ lùng để tạo ra một không gian của những chuyến viễn du hư ảo Đặc biệt là hình ảnh trăng, với nhà thơ này trăng là một tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt "Hàn không nhìn trăng theo cách của những nhà thơ cổ điển và Hàn cũng không nhìn trăng theo kiểu các nhà Thơ Mới khác" [II 15] Trăng ở đây được khoác lên mình một chiếc áo lạ lùng, kì dị Trăng luôn thay đổi hình hài, có thể vừa là con gái, vừa là con trai, hay là cả trăng ma nữa
Văn học Việt Nam từ sau cách mạng Tháng tám đến 1975 hầu như vắng bóng yếu tố kì ảo Thật vậy, Trong khoảng 30 năm, văn học nước nhà tồn tại và phát triển trong một thời kì lịch sử đặc biệt với trọng trách: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (Hồ Chí Minh - Thư gửi các hoạ sĩ nhân triển lãm hội hoạ toàn quốc 1954). Trung thành với bút pháp Hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhà văn phải nói lên tiếng nói của quần chúng, của số đông, lĩnh vực đời tư hầu như không có chỗ đứng thậm chí còn bị coi là "vùng cấm" thay vào đó là một bầu không khí của sử thi Yếu tố kì ảo giờ đây chỉ còn xuất hiện một cách rải rác trong các cây bút miền Nam như Vũ Hạnh, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo Và có lẽ ta chỉ được biết đến truyện kì ảo duy nhất của văn học cách mạng là Giấc ngủ mười năm của Hồ Chí Minh.
Sau 1975 và đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng, nhờ không khí đổi mới dân chủ các văn nghệ sĩ đã được "cởi trói", ý thức cá nhân đã được thức tỉnh, được trỗi dậy hơn bao giờ hết Các lớp nhà văn trẻ, mới, giờ đây được viết nhiều hơn đặc biệt đối với những mảng đề tài một thời bị coi là nhạy cảm Họ còn ra sức tìm kiếm, thử nghiệm nhiều hình thức cũng như thủ pháp nghệ thuật mà nền văn học trước đó né tránh hay chưa hề có Như vậy, yếu tố kì ảo phải im ngủ trước đó thì nay hồi sinh một cách mạnh mẽ Thật là không quá nếu nói hầu hết các nhà văn trong thời kì Đổi mới, ít nhiều cũng đã sử dụng đến yếu tố huyền ảo Chưa bao giờ nền văn học dân tộc lại đón chào một loạt những tên tuổi mà sáng tác của họ khá đậm đặc yếu tố kì ảo như: Nguyễn Minh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, và gần đây nhất phải kể đến Chu Diên, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Thái Bá Tân, Đoàn Minh Phượng Tất cả những điều này thể hiện sự cách tân trong nền văn học và tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang diễn ra một cách sôi nổi.
NỘI DUNG CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG BA TIỂU THUYẾT: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) và Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)
Về sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đặc biệt với Nghị quyết 05 của Bộ chính trị đã khuyến khích và chỉ đường cho văn nghệ nước ta tích cực đổi mới:
"Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra với qui mô, tốc độ chưa từng thấy trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước, các nền văn hoá ngày càng mở rộng, văn hoá, nghệ thuật nước ta càng phải đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm". Nền văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đang nỗ lực tìm kiếm những hướng đi mới sao cho phù hợp với xu thế của thời đại.
M Bakhtin quan niệm rằng: "Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình", mặc dù là thể loại sinh sau đẻ muộn nhưng sức hấp dẫn của nó đối với mỗi cây bút thì không thể phủ định được Những nhà tiểu thuyết Việt Nam hôm nay đã mạnh dạn bước qua nhưng rào cản, những "vùng cấm" để ra sức sáng tạo, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật mới Nói như nhà thơ Lê Đạt: "Cần phải tạo ra một cách nhìn mới về thế giới để mở mang tầm nhãn quan cho nhân loại".
Thực ra tiểu thuyết nước ta ngay từ những năm 1975 đã xuất hiện không ít những cây bút tự làm mới mình như là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn Như vậy có thể coi đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới tiểu thuyết nước ta Ở giai đoạn này, tiểu thuyết chủ yếu chuyển đổi về chất liệu, hướng tiếp cận hiện thực Cụ thể là,nếu như trước đó tiểu thuyết Việt Nam rợp bóng những mảng đề tài viết về chiến tranh, bom đạn thì sau 1975, nổi cộm lên những vấn đề của đời sống thường nhật với tất cả các mối quan hệ phong phú, ngổn ngang, phức tạp:
"Chiến tranh ồn ảo, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó, hoà bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong" (Nguyễn Khải) Cho dù vẫn là mảng đề tài chiến tranh thế nhưng nó đã được các nhà tiểu thuyết mới kia nhìn nhận, soi chiếu dưới một góc nhìn hoàn toàn khác:
Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải đi sâu vào vấn đề sự lựa chọn của mỗi cá nhân để thích ứng với cuộc sống mới trước mắt Nguyễn Mạnh Tuấn với
Những khoảng cách còn lại cho thấy bi kịch nỗi đau của mỗi gia đình sau chiến tranh mà trước đó nhà văn không dám nhắc tới Vậy nên với Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên một tư duy văn học năng động, sáng tạo hơn.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam chính là sự chuyển đổi về chất, về chiều sâu trong ý thức nghệ thuật của nhà văn. Cảm hứng ngợi ca, khẳng định đã phải nhường chỗ cho cảm hứng giễu nhại, bi kịch, phủ định; Điểm nhìn thay đổi một cách rõ rệt, từ cái nhìn sử thi chuyển sang hẳn cái nhìn thế sự, đời tư để soi rọi, để nghiền ngẫm về cái đương đại chưa hoàn kết:
Trước hết, là về quan niệm mới về con người: Hình tượng về người lính trong mỗi trang sách không còn là những chiến sĩ hiên ngang, đầy tự tin cùng tinh thần lạc quan như một thời mà họ trở về với cuộc sống nhưng không một chút thanh thản đó là Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), là Giang Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu), là Thu trong Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang) Mảng đề tài về chiến tranh vẫn được tiếp tục triển khai song nhà văn tập trung đi vào những ngóc ngách, chiều sâu tâm hồn mỗi con người cá nhân, đúng như Nguyên Ngọc từng nhận xét: "Sự chuyển biến quan trọng nhất là sự quan tâm ngày càng cao hơn, mạnh mẽ hơn đến con người"
Việc thể hiện con người xã hội của các nhà văn bước vào thời kì Đổi mới thật mạnh dạn Họ đề cập đến những vấn đề từng bị né tránh: vấn đề xung đột thế hệ, sự mòn cũ trong tư duy, những cổ hủ về giá trị Bên cạnh con người xã hội là hình ảnh của con người bản năng, tiểu thuyết trong thời kì Đổi mới quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu, mang tính vật chất như ăn, ở, và đặc biệt là vấn đề tính dục hay cách nhìn đồng cảm đối với những nhu cầu bản năng bị kìm toả như: Bến không chồng của Dương Hướng; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Hơn thế nữa các nhà tiểu thuyết còn dành sự ưu ái đặc biệt trong việc khám phá con người tâm linh nhờ vậy mà con người được nhìn thấu tới tận đáy, tận bề sâu thẳm Những cuốn tiểu thuyết khá thành công khi thể hiện con người ở phương diện này như: Mẫu thượng ngàn, Người sông Mê, Nỗi buồn chiến tranh
Nhờ không khí dân chủ của thời đại nên nhà văn dần thoát khỏi những kiềm toả, những ràng buộc mang tính qui phạm từ đó họ được tự do trong bầu trời của sự sáng tạo Vậy nên, theo dõi hành trình của tiểu thuyết hôm nay ta nhận thấy có sự đa dạng về phương thức thể hiện như: Bút pháp trào lộng mà ta dễ dàng bắt gặp trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), T mất tích (Thuận) ; Bút pháp huyền thoại tạo ra sự lạ hoá cho hình tượng nghệ thuật như ở các cuốn: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Người sông Mê (Châu Diên); Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) Bút pháp hiện thực mới được tìm thấy trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường); Bến không chồng (Dương Hướng)
Nguyễn Bình Phương từng nói: "Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình", đúng vậy! Sự đổi mới của tiểu thuyết đương đại còn tìm thấy trong cách tổ chức cấu trúc văn bản Tính chất trò chơi như là một phẩm chất của tiểu thuyết đổi mới Tính chất này được thể hiện trên nhiều phương diện như cách xây dựng nhân vật, việc sử dụng các hình ảnh mang tính chất
Carnavan, hay trong việc sử dụng, tổ chức ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật Phạm Thị Hoài là một điển hình, chị quan niệm rằng: "Tiểu thuyết là một trò chơi vô tăm tích", bởi chị cho rằng chức năng của văn học là chức năng giải trí, là một trò chơi ngôn ngữ, đây là một quan niệm văn chương thể hiện tính chất phản truyền thống Phải nói rằng, quan niệm "cởi trói" cho văn học như vậy đã được hậu thuẫn bởi Milan Kundera: "Một trong bốn tiếng gọi hấp dẫn nhất của tiểu thuyết hiện đại là tiếng gọi trò chơi"
Tiểu thuyết trước 1975, do bị chi phối bởi phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa (Stalin đề xướng vào tháng 10/1932, đến 8/1934, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được coi là phương pháp sáng tác cơ bản của văn nghệ sĩ Liên Xô Sau đó không lâu, phương pháp sáng tác này cũng được Chu Dương khẳng định là chuẩn tắc cao nhất của sáng tác và phê bình văn học Trung Quốc), nhà văn phải là người thư kí trung thành của hiện thực, phải xây dựng được những điển hình tiên tiến Điều này lí giải tại sao nền tiểu thuyết của ta một thời từng tràn ngập những mẫu người điển hình. Thế nhưng khi tiếp xúc với tiểu thuyết của ta trong thời kì Đổi mới thì nguyên tắc điển hình hoá ngày càng bị mờ đi Các hình tượng nhân vật được đưa ra với tư cách chỉ là những giả thuyết; nhà văn không có ý định miêu tả một hiện thực như nó vốn có, đó chỉ là một thế giới của vô thức, của sự ám ảnh mà thôi!
Một đặc điểm dễ nhận thấy khi tiếp cận với nền tiểu thuyết đương đại nữa là sự xuất hiện những khuynh hướng tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết dòng ý thức như: Nỗi buồn chiến tranh, Trí nhớ suy tàn, Người sông Mê Tiểu thuyết lịch sử như: Hồ Quí Li, Giàn thiêu Tiểu thuyết huyền ảo triết luận như: Thiên sứ, Thiên thần sám hối
Yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết với việc mở rộng biên độ hiện thực phản ánh
Trong lịch sử sinh tồn và phát triển của văn học nghệ thuật, có rất nhiều phương thức thể hiển cuộc sống Có khi hiện thực cuộc sống được tái hiện một cách đầy đủ, trung thực Có khi thông qua phương thức phúng dụ hiện thực được hiện lên Cũng có khi phản ánh hiện thực bằng cách tạo ra những huyền thoại như Garaudy từng chủ trương Nếu thừa nhận văn học là một hình thái ý thức xã hội thì việc phản ánh hiện thực của văn học là một qui luật song nói văn học phản ánh hiện thực không có nghĩa là sao chép nguyên xi, máy móc hiện thực khách quan Như chúng ta đã biết phản ánh hiện thực là nhiệm vụ đầu tiên, trên hết của Văn học - Mĩ học Macxit Có không ít nhà Mĩ học Macxit đã tái hiện hiện thực một cách trung thực thế giới bên ngoài với những gì nó vốn có Và như thế vô tình họ đã biến tác phẩm văn học thành những bản sao của đời sống!
Nền tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975, do bị chi phối bởi phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa, nên hiện thực trở thành mục tiêu tối cao của sự sáng tạo nghệ thuật, là tiêu chí để đo đạt giá trị tác phẩm Hiện thực ở đây là một hiện thực biết trước, vận động xuôi chiều trong bầu không khí vô trùng với tinh thần đầy lạc quan Nhưng "Ta muốn nó là hiện thực,càng hiện thực hơn thì nó lại càng xa hiện thực và vi phạm ngay cả qui luật của bản thân hiện thực Ta muốn nó là chân thực, là thuyết phục và hấp dẫn thì nó lại trở nên sơ lược và giả tạo" [II 17] Đất nước bước vào thời kì Đổi mới, một hiện thực hết sức bề bộn, phức tạp của xã hội Việt Nam được lồ lộ trong các quan hệ với thế giới bên ngoài; Ý thức cá nhân của nhà văn ngày càng được nâng cao Điều này như một xu hướng tất yếu của sự đổi mới trong văn học Lớp nhà văn hôm nay với bản lĩnh, với cá tính sáng tạo đã không chấp nhận một cách nhìn hiện thực theo kiểu truyền thống Hiện thực ở đây như một phương tiện để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của người cầm bút Đến đây ta không thể quên sự hiện diện của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm mà nhờ nó, một hiện thực đa chiều - đa sự - đa trị được hiện lên Thứ hiện thực này tất dĩ đương cố nhiên phủ nhận thứ hiện thực đơn trị, một chiều từng ngự trị trước đó Aimatốp từng nói: "Chúng ta chỉ thấy hiện thực tuyệt vời của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta, lịch sử của chúng ta, cuộc sống của chúng ta Nhưng theo tôi, cách nhìn nhận hời hợt trong văn học lỗi thời rồi cần phải có một cách nhìn từ phía bên, cách nhìn sâu thẳm, cách nhìn của quá khứ Tất cả những cái đó gộp lại làm cho sức mạnh của hình tượng nghệ thuật thêm cô đọng" (Theo Lê Sơn - Lời giới thiệu: "Và một ngày dài hơn thế kỉ" - NXB Lao động, 1986) Thoát khỏi sự ràng buộc của "Chủ nghĩa đề tài", các nhà tiểu thuyết thời kì Đổi mới đã có điều kiện khám phá mọi ngóc ngách của cuộc sống, đi sâu vào từng góc khuất, những mảng tối của hiện thực.
2.2.1 Lạ hoá hiện thực bằng hình thức giấc mơ:
"Nghệ thuật cũng sẽ không là gì nếu không ôm hết cái dữ dằn, cái đanh đá của cuộc sống cả cuộc chết nữa Sẽ chẳng đi đâu một thứ nghệ thuật không thấy hết cái bờ bên kia của hiện thực" (Nước mắt Chí Phèo - Trương
Vũ Thiên An) Cái bờ bên kia ấy đang được văn xuôi sau 75 vươn tới, cố gắng cảm nhận những gì thuộc chiều sâu của hiện thực, cái mà để nắm bắt được nó không chỉ dựa vào các giác quan hay phương pháp lôgic thông thường Làm được điều này có lẽ phần nhiều các cây bút trẻ đã ý thức khá rõ về nguyên tắc huyền thoại và sử dụng nó như một thủ pháp đắc lực để tạo ra
3 8 chiều sâu cũng như sự quyến rũ của tác phẩm văn học Cái chiều sâu mà các cây bút kì ảo hướng tới đó là khám phá hiện thực không chỉ ở tầng hữu thức mà còn ở tầng vô thức, tiềm thức Có lẽ đây chính là điểm khác biệt giữa những tiểu thuyết không chứa yếu tố kì ảo và những tiểu thuyết đan cài yếu tố kì ảo trong nền văn học sau 1975 Ở những nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo, do không tìm thấy được sự hấp dẫn trong hiện thực vốn quen thuộc nên đã họ nỗ lực tìm kiếm cái lạ, cái phi thường Và sử dụng yếu tố kì ảo là một cách làm lạ hoá, ảo hoá hiện thực được phản ánh Đôtxtôiepxki từng nhận định: "Tôi có một cách nhìn riêng đối với hiện thực, cái mà đa số gọi là huyễn hoặc hay đặc biệt thì đối với tôi lại chính là bản chất của cái hiên thực" Lạ hoá hay ảo hoá sự kiện đời sống là cách thức tiếp cận nhằm sáng tạo ra những tình tiết li kì "Người viết phải lấy sự thực làm trọng, nhưng phải lấy ảo làm kì" (Trương Vô Cửu) Cái kì ảo ở đây thực hiện chức năng lạ hoá đời sống, nhìn đời sống vốn quen thuộc trong một hình thức mới, một góc độ mới, khách quan hơn:
Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết được viết dưới hình thức của giấc mơ Để hiểu được thế giới vô thức, bộ mặt tinh thần của nhân vật Kiên thì có lẽ cần "tiếp cận mộng là con đường vương giả để đạt tới hiểu biết lòng người" (Freud) Giấc mơ là một hình thức giải toả những gì bị dồn nén, những cảm xúc đau buồn trong quá khứ của nhân vật Kiên Trong quá trình khảo sát cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi nhận thấy những từ như: "mộng; giấc mơ; ác mộng" xuất hiện với một tần số khá dày Ở đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng, giấc mơ cũng chính là một trong những dạng thức kì ảo đặc sắc Bởi mộng sẽ đưa ta tới những vùng huyễn ảo, những cảnh vật lạ lùng.
Giấc mơ là biểu tượng của cuộc sống vô thức, tâm linh S.Freud cho rằng:
"Giấc mơ không phải là tiềm thức mà là kết quả của tiềm thức đã được cải tạo bởi ý thức" [II 20] Còn K.G Jung quan niệm, giấc mơ là sự tự thể hiện một cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng của vô thức Từ đây ta thấy giấc mơ có vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.
Nó phản ánh những suy nghĩ, cảm xúc, những trải nghiệm, những ấn tượng, trong thế giới tâm linh của con người Từ trạng thái vô thức, Kiên trở về với những năm tháng của khói lửa, thứ đã gặm nhấm tâm hồn kiên ngay cả khi anh thức
Chiến tranh là mảng đề tài khá phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam những giai đoạn trước đây Chiến tranh thường được nhìn nhận với màu hồng rực rỡ, mỗi ngày ra trận là một ngày vui, đường ra trận cũng đều là
"Đường vui" (Nguyễn Tuân) Thế nhưng Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết của anh đã tạo nên những trang viết có sức ám ảnh mạnh mẽ về chiến tranh bom đạn Batsarốp từng nói: "Mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi mất nhiều bài học của chiến tranh, một hiện tượng cực kì phức tạp Không mô tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt của chiến tranh trong ý thức loài người" Có lẽ thế chăng! Chiến tranh không chỉ có những thắng lợi hào hùng, rực rỡ mà còn có máu và nước mắt, còn là số phận bi thảm của biết bao nhiêu kiếp người Với Kiên, chiến tranh như một sự kiện đặc biệt nhất trong cuộc đời anh, nó để lại những dấu ấn không thể phai mờ và nó qui định mọi bước ngoặt trong cuộc đời Kiên Chiến tranh, nỗi ám ảnh khủng khiếp ấy cứ thường trực bên anh Kiên mãi mãi không thể thoát khỏi quá khứ đã bào mòi từng phút tâm can anh đến nỗi anh đã phải thốt lên: "Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!" [Ι 9 - Tr 35] Quá khứ cứ bám chặt Kiên, đeo đuổi anh và nó luôn hiện lên qua những dòng độc thoại nội tâm đầy day dứt: "Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời được như là bản thân đời sống của tôi Một cách trực giác, tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang
4 0 lẩn khuất Đêm đêm, giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá" [Ι 9 - Tr 59] Đối với bất cứ dân tộc nào, chiến tranh sẽ không bao giờ tránh khỏi màu sắc bi kịch thế nhưng xem xét văn xuôi 45 - 75 thì bi kịch là cái hầu như "không được phép" xuất hiện Luồng gió đổi mới đã giúp các nhà văn "chọn cái nhìn cuộc kháng chiến năm xưa từ ô cửa buồn" (Theo Mai Nhi) Khám phá một hiện thực của "tiểu thuyết", một hiện thực "chưa hoàn kết" (Nói theo cách nói của M Bakhtin), Bảo Ninh khách quan phơi bày những tàn bạo, phi nhân tính của chiến tranh đã ăn sâu vào tiềm thức của những người lính Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện một góc nhìn mới về cuộc chiến làm người đọc không ít bất ngờ, sửng sốt.
Dưới lăng kính của cái kì ảo, những người lính, những người bạn của Kiên lại trở về trong thời hiện tại Cảnh mộng ở đây đem đến cho Kiên những cảm giác đau đớn, hoảng loạn Những câu chuyện huyễn ảo về những người đồng đội của anh hiện về thành những chuỗi dài, không đầu không cuối Kiên trở về sau chiến tranh là một kẻ may măn khi mạng sống được bảo toàn thế nhưng cái giá mà anh phải trả lại không hề nhỏ: "Hằng đêm, những cô hồn thân thuộc lên tiếng thì thầm trò chuyện với anh, lên tiếng rên rỉ và thở dài" [Ι 9 - Tr 83] Vào mùa mưa 1974, khi chiến sự lớn diễn ra ởKông Tum, Can - người đồng đội của Kiên đã trải qua một sự dằn vặt, đau đớn trong tâm hồn để rồi anh quyết định bỏ trốn Phải đảo ngũ bởi Can không thể chịu đựng được tính chất khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh, Bản thân Can cũng nhận thức rằng: "Tránh giết người bằng dao và lê ( ) Cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người" Tiếc thay "quen tay mất rồi"!Can là niềm an ủi, là tia hi vọng của người mẹ nơi hậu phương song điều này vẫn không tránh cho anh được cái chết bi thảm Nỗi ám ảnh về cái chết của người đồng đội này đã khiến anh có cái biệt danh là Thần sầu Can mặc dù chết một cách bi thảm nhưng có lẽ đó lại là một cách làm anh được giải thoát Thế còn Trần Sinh, cùng nhập ngũ với Kiên, Sinh bị thương nên giải ngũ trước: "Thời gian đầu thấy nói Sinh chẳng có vẻ gì là phế binh Anh định cưới vợ Nhưng dần dần từ chân trái lan sang chân phải, rồi nửa người Sinh bị liệt" [Ι 9 - Tr 86] Ta còn nghẹn ngào hơn khi biết được những suy nghĩ của anh: "Thân phận những thằng bị thương như mình, bị chiến tranh đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ" [Ι 9 - Tr 89] Chiến tranh làm cho con người ta phải lìa bỏ cuộc sống, làm tàn phế vĩnh viễn một đời người. Đâu chỉ về mặt thể xác mà nặng nề hơn là những thương tổn về mặt tinh thần như Kiên "thần sầu", như Tùng "điên" hay như Vượng "tồ"
Tận dụng sức mạnh của các yếu tố ảo, phi thực, những cây bút tiểu thuyết sau 75 đã mượn hình thức giấc mơ để tiếp cận ngọn ngành cuộc sống hiện thực Nếu một hiện thực chiến tranh với bao nhiêu những mảng tối của nó được nhận thức thông qua những giấc mơ đứt đoạn của Kiên trong cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh thì Tạ Duy Anh cũng không bỏ lỡ khai thác hình thức độc đáo này Thuộc thế hệ nhà văn thứ ba sau Đổi mới, Tạ Duy Anh đã cố gắng nhận thức sâu hơn về hiện thực, khao khát được sáng tạo và khẳng định cái tôi cá nhân của mình do vậy ông không thể chịu nổi "những tác phẩm nhạt nhẽo viết về cái tốt" Bằng Thiên thần sám hối, tác giả đã khẳng định những quan niệm về văn hoá - thẩm mĩ vốn được hình thành từ giai đoạn trước khi va chạm với hiện thực hôm nay không mấy lí tưởng đã phải thay đổi - Vấn đề lối sống, đạo lí truyền thống ngày càng bị xuống cấp là bình diện nổi lên hàng đầu trong cuốn sách của Tạ Duy Anh Một cô gái có chồng làm việc tại một sở thuế phải chịu một bi kịch nghiệt ngã mà bản thân cô đâu có gây ra lỗi lầm gì Trước sự cám dỗ của đồng tiền, người chồng của cô đã thực hiện hành động giết người Bản thân anh ta đã phải trả giá bằng sự dằn vặt của lương tâm, "sống trong cảm giác chạy trốn triền miên" [Ι 1 -
Tr 29] Thế nhưng điều đau khổ hơn khi vợ anh ta ba lần mang thai song cả ba lần đều không thể giữ nổi những sinh linh bé nhỏ của mình Cứ hằng đêm,
4 2 những giấc mơ kinh hoàng lại trở về với cô, nó như một ám ảnh, như một sự linh ứng
2.2.2 Lạ hoá hiện thực bởi điểm nhìn ảo hoá: Để tiếp cận với một hiện thực ở chiếu sâu vô thức, nhà văn đã tích cực lạ hoá cuộc sống ở nhiều hình thức Ngoài hình thức giấc mơ thì việc cảm nhận cuộc sống từ điểm nhìn ảo hoá cũng đã tạo ra được những hiệu ứng thẩm mĩ đặc biệt ở người đọc Đến với Mảnh đất lắm người nhiều ma, ta bắt gặp một bầu không khí Liêu trai, huyền thoại Đó là nơi "ma quỉ bị người trần cắt hộ khẩu" nên tràn vào xóm Giếng Chùa Đó là nơi "nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! [Ι 9 - Tr 14] Sự tồn tại một thế giới ma và người lẫn lộn, phi lí ấy được tác giả kể một cách thản nhiên bởi người viết không quan tâm đến việc phải phân biệt rạch ròi giữ thực - hư và cũng bởi cuộc đời là một kết cấu phức tạp, đầy bất ngờ, đầy huyền bí Cái hiện thực đa sự mà văn xuôi thời kì Đổi mới nỗ lực vươn tới bên cạnh cái nhìn thẳng vào cuộc chiến còn là vấn đề văn hoá phong tục, đấu tranh với các hủ tục, định kiến đằng sau luỹ tre làng kia Đề cập đến vấn đề này, cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường đã tỏ ra khá xuất sắc Nhà văn đã chỉ ra nào là những vấn nạn như: lấn chiếm đất công, những tính toán vun vén cá nhân, nào là lề lối làm ăn tuỳ tiện trên hết là vấn đề mâu thuẫn gay gắt giữa các dòng họ mà cách mạng không dễ gì thay đổi được Do giáo điều, ấu trĩ, ngu dốt mà biết bao nhiêu tấn bi hài kịch đã diễn ra trên cái mảnh đất nông thôn ấy Một bầu không khí ngột ngạt của làng Vũ Đại ngày nào đã trở về bao trùm cái làng Giếng Chùa nhỏ bè kia là một điều tất yếu khi những kẻ bất tài nhiều tai như
Yếu tố kì ảo và sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới
Nhân loại phải vô cùng biết ơn đến phong trào Phục hưng từng diễn ra ở phương Tây thế kỉ XV bởi nhờ nó mà toàn bộ giá trị cá nhân của con người được đề cao và con người là một thực thể đẹp đẽ nhất của muôn loài. Chính những nhà tư tưởng khổng lồ như Descartes đã nổ những phát súng đầu tiên vào phong trào giải phóng con người khỏi Tôn giáo và Thần quyền. Ở Việt Nam cho đến thế kỉ XVIII, con người cá nhân vẫn bị ẩn vào thời đại, nhường chỗ cho cái ta trước vận mệnh dân tộc Sang thế kỉ XX, con người cá nhân lần này xuất hiện nhưng với sự hậu thuẫn về quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng các luồng tư tưởng từ phương Tây dội vào như Triết học Nietzche (Thứ Triết học hướng vào thế giới bên trong, thế giới tâm linh con người); Triết học Bergson (tuyệt đối hoá vai trò của trực giác) Rồi Triết học Hiện sinh (Đề cao bản chất hiện tồn của con người) Nhưng thật đáng tiếc, quan niệm về con người trong Văn học 45 - 75 đã bị nhìn nhận một cách khá phiến diện Điều mà văn học giai đoạn này đặc biệt chú ý là con người xã hội, tính giai cấp, tính dân tộc là thước đo để định giá trị của con người
Phải thừa nhận rằng, một trong những thành tựu lớn nhất của văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới là đã xây dựng được một quan niệm mới, dân chủ, nhân bản hơn về con người Bên cạnh con người bản năng đã được các cây bút mạnh dạn đưa vào tác phẩm thì đặc biệt với hầu hết các tiểu thuyết bao chứa yếu tố kì ảo đã có điều kiện tiến thêm một bước nữa là khám phá con người tâm linh vốn bị mờ đi trong các giai đoạn văn học trước đây.
2.3.1 Con người và niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên, tin vào những huyền thoại
Những con người ở cái xóm Giếng Chùa mà Nguyễn Khắc Trường dày công xây dựng ấy, luôn luôn tin vào những câu chuyện huyễn ảo nào là chuyện về núi Ông Bụt " Núi Ông Bụt ngày xưa rậm um tùm, những cây cột đình chật một vòng tay ôm là chặt từ đây Trong núi có hổ báo, vượn trắng, trăn gió, rắn đầu vuông có mào đỏ chon chót như mào gà, và đặc biệt có nhiều ma! Nhiều người quả quyết mình đã gặp ma núi Ông Bụt Mấy bà hàng xáo hay đi chợ sớm, bảo có lần đến gần núi Ông Bụt thấy một người đàn ông đi trước mình chi mươi bước chân, dáng đi lại ve vẩy như đàn bà, trông chậm mà không tài nào theo kịp Gọi mãi người ấy mới quay lại, thì thấy mặt trắng như nặn bằng phấn, miệng bỗng nhe ra cười khanh khách, cười liền một hơi khôn dứt, hơi phả ra lạnh toát " [Ι 13 - Tr 9] Và người ta cứ truyền cho nhau câu ca: "Ai may được ngọc Giếng Chùa, rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu" Huyền thoại về lão Quềnh cũng được người dân nơi đây kể cho nhau nghe từ năm này qua năm khác Năm lão mười bảy tuổi, lão bị ông bố phát giác trong khi đang hẹn hò với một ma nữ: "Trong quầng sáng quái đản đó, ông bố đã nhìn thấy một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được Chân đi nhẹ như lướt Cậu cả bước thập thõm như một người mê, mặt mũi cũng hoàn toàn như người trong mộng Bầy đom đóm cứ chao lượn theo hai bóng người " [Ι 13 - Tr 10, 11]
Huyền thoại về những cái thai bị từ bỏ, bị cấm không được gia nhập thế giới con người như buộc bụng thật chặt, dùng thuốc tẩu, ngâm cồn, hay để cho chó nó tha trong Thiên thần sám hối gợi cho chúng ta một cảm giác rùng rợn, khiếp đảm Bào thai với mẫu gốc được hiểu là mầm sống thiêng liêng do con người tạo ra, là kết quả của sự thăng hoa tuyệt mĩ của tình yêu và hạnh phúc gia đình Chắc ta không thể quên M Gorki với truyện ngắn
Một con người ra đời (1892), nhà văn đã miêu tả sự sinh hạ của một bà mẹ như những gì vĩ đại nhất để "một con người ra đời" với một nụ cười hoan hỉ biết ơn Song khi nó hành trình vào tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thì bào thai, đó như một nghiệp chướng của con người: "một khối đỏ rực tách khỏi cơ thể
4 8 bà ta"; "nó từ từ trôi ra"; "chiếc bọc lùng thùng" Câu chuyện về bà Phước một huyền thoại rùng người.
Toàn bộ cuốn tiểu thuyết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh là cuộc truy tìm, ''phục sinh" quá khứ; là những hồi ức, những mộng du, những huyền thoại thần bí Người đọc chưa thể quên được những âm thanh của tiếng đàn ghi ta cùng tiếng hát lại trở về mỗi "khi bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi thì từ đáy rừng phủ lá mục tiếng hát thì thào dâng lên, có cả tiếng đàn ghi ta hoà theo nữa hoàn toàn hư, hoàn toàn thực Năm tháng vinh quang khổ đau bất tận lời và giai điệu bài ca vô danh ấy giản dị và huyền bí nên mỗi người khe ra một khúc, song không ai là không nghe thấy Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe người ta đã định vị được chỗ đất có hồn người.Trong tấm tăng bó xác, xương cốt đã hoá mùn cả, riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết thì còn nguyên vẹn" [Ι 9 - Tr 104] Còn nữa, huyền thoại về ngôi mộ ở thung lũng Mo Rai bên bờ sông Sa Thầy gợi một sự rùng mình ghê gớm "Nằm trong một cái túi nilông dày giống bao đựng xác của quân Mĩ nhưng trong suốt, người chiến sĩ như là vẫn còn đang thở, mắt nhắm lại ngủ say, khuôn mặt đẹp đẽ trẻ trung vẻ trang nghiêm trầm mặc, da thịt tuồng như còn ấm, bộ đồ Tô Châu thậm chí còn nguyên độ bóng và nếp là Nhưng chỉ phút chốc cái túi đã đục trắng, mù mịt như dây khói, rồi sau đó như chói lên một đạo hào quang và một cái gì đầy vô hình đã siêu thoát Màu trắng đục tan nhanh, cái túi xẹp xuống và trong đó bày ra trọn vẹn một bộ hài cốt màu vàng sạm" [Ι 9 - Tr 105) Và chưa hết, đâu đó là tiếng cười cứ ám ảnh bạn đọc ngay cả khi họ đã gấp cuốn truyện vào Đó là tiếng cười điên rồ, sởn tóc gáy, là một chuỗi kinh khủng phát ra từ sông Sa Thầy Chủ nhân của tiếng cười đó là Tùng hay là Quảng thì Kiên và những người trong đội đi tìm hài cốt cũng không hay rõ nữa "Và, dường như không phải chỉ có một giọng cười Bên dưới cái giọng khàn khàn là một giọng run run nho nhỏ nương theo" [Ι 9 - Tr 113] Vậy là, dõi theo một loạt những huyền thoại, Bảo Ninh chạm tới tận tầng vỉa của hiện thực chiến tranh, nhìn nó dưới góc độ nhân văn hơn bao giờ hết.
2.3.2 Con người tâm linh và khả năng linh cảm, linh ứng của con người
Thế giới bí ẩn, khuất lấp và đầy bất trắc bên trong bản thể con người đã được ba tác giả của ba cuốn tiểu thuyết mà người viết đang khảo sát giải phẫu tương đối kĩ càng Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma ai cũng phải ngậm ngùi cho số phận của bà Son Thời còn son, bà là một người đẹp nức tiếng, khắp vùng "Cô Son đẹp nhất làng" song bất ngờ hơn cả là trong khi có biết bao nhiêu đấng si tình vây bủa xung quanh thì cô Son lại ngửa lòng mình với ông Phúc - người đàn ông đã có một vợ, một con mà vẫn phong tình Mối tình đó sau cuối cũng không thành bởi ông Phúc không có "gan" vượt qua hoàn cảnh để rồi đứng nhìn người yêu đi lấy kẻ thù của dòng họ mình là ông Hàm Điều đáng chú ý ở đây là sự tham gia của yếu tố kì ảo mang tính chất dự báo, linh cảm được thể hiện qua bài vè mà dân Giếng Chùa thường truyền khẩu cho nhau:
Chiều tà dạo mát bờ sông Thấy cái nón trắng mà không thấy người
Ngỡ là có đám chết trôi Hoá ra trong bụi có đôi tính tình!
Tính tình là tính tình tinh Chị Son, anh Phúc tính tình bên sông!
Tính chất linh ứng còn được cài trong câu nói bâng quơ của vợ ông giáo Phúc: "Rõ đồ quạ mổ! Không nhịn được nữa hay sao mà đâm đầu đi theo người đã có vợ, cho nó chết!" [Ι 13 - Tr 79] Một chi tiết khá huyễn ảo trong cuốn truyện này là cảnh đứa con gái của chị Bé đã chết nhưng tức thì
"cái xác không hồn dở đứng dở ngồi ở một tư thế rất châng lâng, chơi vơi trong một giây" [Ι 13 - Tr 41] Xuất hiện ngay ở những trang đầu của tác
5 0 phẩm, cùng với lão Quềnh, chị Bé như một ám ảnh cho số phận của những con người nơi mà ma chết bị "cắt hộ khẩu" Cái chết của đứa con chị Bé chính là một dự cảm cho sự xuất hiện của chị trong những tình tiết truyện sau này Trên cái Mảnh đất lắm người nhiều ma ấy luôn diễn ra các cuộc thanh trừng giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình một cách gay gắt Chính mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà này đã dẫn đến hàng loạt những bi kịch nửa cười nửa khóc Vũ Đình Đại chưa thể quên được những lời chất vấn như đóng dấu trong trí não của mình cho đến khi cả làng ngỡ ngàng chứng kiến cảnh vợ chồng con cái ông Phúc đón được cụ Cố về làm lễ Thượng thọ rồi về cũng "để bịt mồm những đứa nói hỗn lại!" [Ι 13 - Tr 25] Phải có một ma lực nào đấy mới có thể làm xoay chuyển được trong ý thức của Vũ Đình Đại đến như vậy Và nó đây: "Tôi vừa mất chân Đảng uỷ, nghỉ chủ nhiệm thế là đã đủ chuyện rắc rối rồi Phe cánh Trịnh Bá đang lăm le chiếm hết quyền hành các xã này Nó dám nói chi họ Vũ Đình quanh năm lục đục thì còn ai lãnh đạo ai!" [Ι 13 - Tr 24] Chính những con ma đội lốt người như thế thì hỏi cái Giếng Chùa bé nhỏ kia sao không "nhiễu nhưỡng" được! Thế rồi cụ Cố chết và cái chết này là một cái chết mang tính chất dự báo sự trả thù quyết liệt của hai dòng họ "không đội trời chung" kia!
Nói về khả năng nhận thức ngoài lí trí của con người, với nhân vật người cha của Kiên, Bảo Ninh đã góp thêm một tiếng nói của mình về vấn đề này Cha Kiên là một nghệ sĩ, hoạ sĩ tài hoa nhưng không phải người dành cho thời đại ông, nói khác đi, ông là một kẻ lạc loài, kẻ xa lạ, lập dị với cuộc đời. Vậy nên, ông không thể hiểu nổi những triết lí của vợ mình Những bức tranh
- gương mặt tinh thần của người hoạ sĩ này luôn toát lên vẻ u uất, huyền ảo:
"đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con nối nhau thành một dòng những hình nhân héo vàng sống vu vơ giữa những miền không có thật của cuộc đời, mỗi ngày một lạc bước ra khỏi cõi dương không ngoái nhìn lại" [Ι 9 - Tr 37] Có lẽ chỉ riêng Phương - người con gái kì ảo này mới là một người bạn tâm giao, một tri kỉ của ông Chính cha Kiên đã có một cái nhìn mang tính tiên tri, tiền định về người con gái "không bình thường này": "Sắc đẹp của cháu không bình thường ( ) Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài sẽ đau khổ đấy Khổ lắm" [Ι 9 -
Tr 156] Và cũng chỉ riêng Phương là người được chứng kiến cảnh hoả táng những bức tranh "một nghi lễ cuồng tín, man rợ, dấy loạn" Ngày đó bao trùm lên cô bé Phương chỉ có cảm giác sợ và run hết cả người Nhưng sau này Phương nhìn thấy được tính chất tiên tri của cảnh tượng đêm ấy Bên cạnh những dự cảm của cha Kiên về Phương, thì tính chất phi nhân tính của chiến tranh còn được Bảo Ninh gài đặt ở một trong những chi tiết hãi hùng nhất, đấy là sự báo ứng về cái chết của Thịnh "con" qua hành động giết một con vượn rất to mà khi "ngả nó ra, cạo sạch được bộ lông thì ôi giời đất ơi, con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ" [Ι 9 - Tr 9]. Đề cập đến những khả năng phi thường của con người, một loạt các cây bút trong thời kì Đổi mới đã có những trải nghiệm táo bạo, đó là sự linh cảm của Cún về cuộc đời cô Diệu; đó là "người đoán mộng giỏi nhất thế gian" đã gây cho độc giả những bất ngờ về khả năng đặc biệt của mình. Không nằm ngoài những điều trên, Tạ Duy Anh cũng nhìn thấy được những bí ẩn trong con người mà tư duy lí tính không thể cắt nghĩa được Câu chuyện của cô nhà báo Bằng Giang khiến ta phải vương vấn Vì danh lợi, địa vị cô sẵn sàng đánh mất cái quí giá nhất của người con gái Và một tất yếu,một mầm sống đã được hình thành trong sự đổi chác sòng phẳng kia Với cô,bào thai là một nỗi hổ thẹn, cô tìm cách loại bỏ nó không mấy thương tiếc bởi một nắm lá của một bà lang Chính những hành động ác nhân của cô đã báo trước cho cái giá phải trả của mình Những hài nhi, kết quả của tình yêu,hạnh phúc cho đời cô lần lượt dắt nhau ra đi, bỏ lại một sự cô đơn, ân hận của người mẹ mà chưa được làm mẹ một ngày nào này Nếu như cô nhà báo phải hứng chịu mọi hậu quả mà chính bản thân cô gây ra thì người vợ có chồng làm sở thuế lại phải chịu những báo ứng mà cô hoàn toàn vô tội Sau
5 2 cái chết của ả cave, bóng ma cứ ẩn hiện trước mặt cô mỗi khi đêm về Nghiệt oan hơn khi cô mang thai đến ba lần, cả ba đều bị thế giới con người từ trối.
Nói chung là, con người tâm linh là con người có tâm hồn giầu khát vọng, hành động của họ nhiều khi không thể giải thích được bằng ý thức một cách rõ ràng Khám phá "con người bên trong" là con đường gian nan song con đường này lại rất đậm chất nhân bản Thạch Lam từng nói: "Tôi bằng lòng đánh đổi tất cả một đời để biết được những ý nghĩ đã đi qua trên vầng trán phẳng của các thiếu nữ mà hằng ngày chúng ta bắt gặp cười nói ngoài đường" Cho đến nay, bản thể người vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại và đó cũng là một thách thức lớn của người nghệ sĩ.
Yếu tố kì ảo như chúng tôi đã quan niệm ở Chương 1 là một phương thức tư duy nghệ thuật đồng thời cũng là một biện pháp nghệ thuật Nhà văn tiếp cận không chỉ ở bề nổi của tảng băng hiện thực mà cơ bản là phần chìm khuất của tảng băng đó kia Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới về cơ bản đã khám phá thế giới một cách đa chiều, đa sự Tất cả những vấn đề diễn ra trong cuộc sống đều được xem như đối tượng thẩm mĩ của nhà văn Thế giới dưới con mắt của người nghệ sĩ được nhận thức trên quan điểm thực tiễn do vậy nó sát đúng hơn Làm được điều này các nhà tiểu thuyết như Bảo Ninh,
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO
Yếu tố kì ảo với thế giới hình tượng trong ba tiểu thuyết
3.1.1 Yếu tố kì ảo trong nhân vật
Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học nào đó thì ta không thể bỏ qua nhân vật bởi nhân vật là hình thức cơ bản mà qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng, truyền tải thông điệp của tác giả về các vấn đề nhân sinh.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (1992 -NXB Giáo dục), nhân vật văn học "là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng, có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm" [II 12].
Vậy, nhân vật trong văn xuôi kì ảo nói chung và trong tiểu thuyết bao chứa những yếu tố này nói riêng, chúng tôi quan niêm đó là kiểu nhân vật kì ảo Đặc trưng cơ bản của kiểu nhân vật này là "phi thực tế" Quan niệm về con người đời thường, trần tục đã mang lại sự mới lạ của văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay So với các nhân vật văn học truyền thống, nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết đương đại gần với đời thường hơn, rút ngắn dần khoảng cách đối với độc giả.
- Nhân vật phi thực (không xác định, không tồn tại cụ thể)
Trong quá trình nghiên cứu ba tiểu thuyết trên, chúng tôi đều thấy xuất hiện kiểu nhân vật phi thực Trước hết đó là những nhân vật mà ta vẫn có thể cảm nhận được bằng giác quan song điều đó luôn mang lại một cảm giác ớn lạnh đến ghê người (khác với nhân vật thực, luôn đem lại cảm giác ấm áp) Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Quỳnh - cái tên hồi còn trẻ của lão Quềnh, đã có một mối quan hệ rất Liêu trai với một ma nữ Nhân vật phi thực này được nhà văn miêu tả như sau: " một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được Chân đi nhẹ như lướt ( ) một cái bóng trắng, một hình người chứ không phải là người! [Ι 13 - Tr 11] Đọc những dòng truyện này, bạn đọc như gặp lại những nhân vật của Bồ Tùng Linh. Kiểu nhân vật này ta cũng bắt gặp khá phổ biến trong cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh Thông qua dòng hồi ức đứt đoạn của nhân vật Kiên, những bóng ma, những âm hồn đã trở thành một nỗi ám ảnh không nguôi trong anh: "Ở nơi bãi gianh tiếp giáp rừng le, hiện thoáng lên chỉ trong tích tắc, một bóng ma rách bươm, uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luông ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xoã bay Còn một bóng ma nữa nhưng do rạp cúi xuống chạy nên chỉ lộ cho môi người vụt thấy một cái sống lưng đen cháy như lưng vượn " [Ι 9 - Tr 114]
Khi miêu tả những nhân vật kiểu này, người viết thường chú trọng vào việc nắm bắt nét thần của nhân vật như: Khuôn mặt thì trắng bệch, dáng đi đặc trưng là lướt nhẹ trên mặt đất tựa như bay Các chi tiết miêu tả trên tưởng như cụ thể mà hoá ra rất mơ hồ, không xác định Cũng do loại nhân vật này không phải là một dạng vật chất, nên không thể tồn tại được giữa thanh thiên bạch nhật được mà phải nương tựa vào bóng đêm hay nói cách khác, bóng đêm chính là không - thời gian để họ bước từ ranh giới cõi âm sang coi dương.
Nếu như các nhân vật trong những tiểu thuyết viết theo phương pháp sáng tác Hiện thực thì họ thường được nhà văn dành vài dòng để trích ngang lí lịch thì với tiểu thuyết chọn yếu tố kì ảo làm phương tiện nghệ thuật, nhân vật thường được đặt trong một bầu không khí mơ hồ, lạ lùng Và vì vậy có
5 6 thể coi đây là một cách để nhà văn định danh nhân vật phản vật chất Một điều nữa, nhân vật phi thực là những nhân vật ở trong cõi vĩnh hằng, vô chung vô thuỷ, đứng ngoài qui luật của thời gian Bởi thế, nhân vật mãi mãi vẫn là một ma nữ ở tuổi thanh xuân, là các chiến sĩ - bạn của Kiên, âm hồn của họ trở về trong giấc mơ của Kiên.
Theo dõi những cuốn tiểu thuyết có chứa yếu tố huyền ảo sau Đổi mới, chúng ta nhận thấy: Nhận vật phi thực là những bóng ma, linh hồn là nam giới có chiều hướng ra tăng rõ rệt thay vì trong văn học truyền thống chủ yếu là nhân vật nữ (đặc biệt trong các truyện truyền kì) Lí giải điều này chúng tôi cho rằng, trong chế độ xã hội cũ, mang nặng tư tưởng "Thập nam viết hữu thập nữ viết vô", người phụ nữ phải chịu nhiều oan ức Vậy nên, khi xuống suối vàng linh hôn của họ vẫn vương vấn cuộc sống trần gian.
Nhìn chung, đối với nhân vật phi thực, yếu tố kì ảo giữ vai trò khá quan trọng vì nếu vắng mặt chúng thì không khu biệt được dạng nhân vật này với nhân vật có thực Cái ảo trở thành cái phông nền cho sự sinh tồn của nhân vật phi thực đồng thời nhờ nó mà nhà văn mới có thể đưa ra những giải pháp mang tính nghệ thuật được Có thể thấy điều này qua sự báo thù của hồn ma ả cave trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, đây chính là nhân tố qui định đến số phận của cô gái có chồng là kẻ giết người Những thai nhi của cô đều không thể tồn tại được, trong trường hợp này, yếu tố kì ảo gắn liền với quan niệm "Ác giả ác báo" - "Quả báo" của người phương Đông: "Đức Phật dạy rằng số mệnh của chúng ta trong đời này sẽ suy ra được nghiệp nhân đời trước của mình Nếu nghiệp nhân đời trước hay tiền nghiệp tội lỗi đã tạo, kết quả dẫn đến hiện nghiệp không tốt" [II 25].
- Nhân vật dị thường, phi lí
Nếu tiểu thuyết có chứa yếu tố huyền ảo của Nguyễn Bình Phương,kiểu nhân vật dị tật được trở lại nhiều lần như Tính trong Thoạt kì thuỷ đó là một người tai dài, lưng dài, chân ngắn, ngón tay không phân đốt, đi như vượn, ngồi như gấu Thì đến với cuốn truyện của nhà văn họ Tạ, ta lại bắt gặp kiểu nhân vật dị thường - một cái bào thai quyết định không chịu ra đời khi chỉ còn ba ngày nữa Nó chứng kiến, suy tư với những chuyện mà nó nghe lỏm một cách công khai Nhân vật bào thai với vai trò người trần thuật xưng Tôi, ngay dòng đầu của tác phẩm nó đã khẳng định sự tồn tại của nó:
"Chỉ còn bảy mươi hai giờ nữa tôi mới hết giai đoạn bào thai" [Ι 1 - Tr 9].
Và khả năng kì ảo ở đây là nó có thể nhận thức về thế giới sớm đến phi lí:
"Tại đó tôi không chỉ nghe hết mọi chuyện mà còn hiểu được toàn bộ những ý nghĩ của mẹ" [Ι 1 - Tr 9] Qua kênh giao tiếp duy nhất là thính giác, một xã hội thu nhỏ nơi bệnh viện phụ sản, đầy rẫy cái xấu lẫn cái ác được hiện lên mồn một: "Tôi cảm nhận cuộc sống ngoài kia như một cái gì khủng khiếp đang diễn ra hàng ngày Có những hiện thực nằm ngoài trí tưởng tượng về một xã hội văn minh: đói khát, bệnh tật, thảm sát tập thể, làm bia đỡ đạn với triệu tỉ những ý nghĩ vụ lợi, hèn nhát, lừa đảo, độc ác, sát nhân mỗi ý như thế như một thứ độc tố làm biến dạng tất thảy, quái dị tấy thảy cuộc sống mà như vậy thì sự sống mang ý nghĩa gì" [Ι 1 - Tr 9].
Cho nên, sự xuất hiện của nhân vật kì ảo dạng nhân vật dị thường đã làm cho thế giới nhân vật trở nên phong phú hơn, và điều này góp phần làm thoả mãn thị hiếu của người tiếp nhận.
- Nhân vật thực được ảo hoá
Nhân vật thực được ảo hoá là kiểu nhân vật có thực song nhà văn sử dụng thủ pháp ảo hoá, mờ hoá nhân vật này đi Họ là những nhân vật người trần mắt thịt, bản thân họ không thể tạo ra những điều kì lạ (năng lực - ứng xử - hành động kì lạ), sự bất thường, phi lôgíc của nhân vật đều do các thế lực siêu nhiên đem lại hay cũng có thể do điều kiện sống không bình thường của họ tạo ra Đó là sự kì ảo trong cái chết của đứa con chị Bé mà nguyên nhân là do hoàn cảnh sống cơ cực đem lại Đó là cô thống Biệu với khả năng tiên tri, linh ứng; sự hành nghề của cô thống ngót nghét gần một thế kỉ bởi
5 8 làng Giếng Chùa là mảnh đất nâng đỡ những người như cô tồn tại - nơi mà ma sống và ma chết cùng hoành hành
Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng kiểu nhân vật này, đó là việc nhà văn cực đoan, quá thái trong miêu tả diện mạo, tính cách - số phận hay khả năng đặc biệt của họ Chính những điều trên đã có tác dụng kì lạ hoá, ảo hoá nhân vật; biến một câu chuyện bình thường thành một câu chuyện lạ kì, khó tin.
Thử xem khi miêu tả diện mạo nhân vật kì ảo là cô thống Biệu, Nguyễn Khắc Trường đã có một đoạn đặc tả như sau: "Đi đứng ẹo ợt, nói giọng kim, râu ria chả có và cái ăn cái uống cũng giống đàn bà con gái hơn là cánh mày râu Nghĩa là cô thống Biệu mỗi bữa chỉ uống được một chén rượu, sợ ớt sợ tỏi, ưa của chua hơn là ưa cay ưa chat Năm nay cô đã gần 90 tuổi, non một thế kỉ đã đi qua cái dáng mảnh mai của cô Với bộ mặt nhỏ và nhọn như mặt chim, nước da mai mái, cả mép cả cằm nhẵn thín không một sợi râu, nên nhìn cô không thể nào đoán được tuổi " [Ι 13 - Tr 14] Còn với ông Hàm
Yếu tố kì ảo với cốt truyện - kết cấu trong ba tiểu thuyết
3.2.1 Yếu tố kì ảo với cốt truyện
Ngày nay, Lí luận văn học hiện đại nhắc nhiều đến hiện tượng "không có cốt truyện" song khi xem xét một tác phẩm tự sự điển hình thì cốt truyện giữ một vai trò khá quan trọng.
Theo "Từ điển thuật ngữ Văn học", cốt truyện "là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm tự sự" [II 12].
Như đã trình bày ở những phần trước, hiện thực được phản ánh trong văn xuôi đổi mới nói chung, trong tiểu thuyết có chứa yếu tố kì ảo nói riêng là hiện thực đa chiều, đa đoan, hiện thực của tâm linh Để diễn tả hiện thực đó nhà văn luôn có ý thức tổ chức cốt truyện theo hướng đan cài yếu tố hoang đường, kì ảo nhờ vậy mà nội dung triết luận được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
3.2.1.1 Yếu tố kì ảo với chức năng nối dài, tạo đà cho cốt truyện
Sự hiện diện của yếu tố li kì làm cốt truyện trong tiểu thuyết bao chứa yếu tố kì ảo có cớ để sinh sự, cốt truyện có điều kiện được nối dài hơn: Chi tiết chị Bé nhập đồng (có sự tham gia của yếu tố kì ảo dù là giả tạo) thể hiện sự thế chân một cách ma quái của người đàn bà làm thuê này Và câu chuyện ở cái làng Giếng Chùa kia sẽ được tiếp tục với những sự kiện mới Hay từ điểm nhìn kì ảo của một cái bào thai - điểm nhìn bên ngoài, cốt truyện có thể nối dài vô cùng Còn Bảo Ninh lại mượn hình thức giấc mơ làm cái cớ để đưa đến vô vàn các câu chuyện không đầu không cuối, tồn tại trong toạ độ không - thời gian khác nhau cùng đồng hiện trước bạn đọc.
Và như thế, yếu tố kì ảo là một chất keo tạo ra các mồi nối cần thiết giữa các giai đoạn cấu thành cốt truyện Nhưng không phải mọi yếu tố kì ảo đều như vậy Đến với các truyện thần tiên, yếu tố hoang đường, li kì thường
7 6 xuất hiện từ đầu đến cuối như cô Tấm của chúng ta mỗi khi gặp khó khăn, lại ngồi khóc và Bụt lại hiện lên để trợ giúp cho cô, sự trợ giúp đó diễn ra cho tới khi kết thúc tác phẩm - cô được hạnh phúc trọn vẹn Còn trong tiểu thuyết Thời mở cửa thì yếu tố huyễn hoặc chỉ xuất hiện ở một vài giai đoạn nhất định nào đó mà thôi!
Khi xem xét cốt truyện ở bộ ba tiểu thuyết đang được khảo sát, chúng tôi thấy, có sự tham gia của những tình huống phi lí, lạ thường mà tư duy lí tính chưa chắc đã giải thích được song chính nó lại giữ cho mạch truyện trong một kết cấu tổng thể thống nhất: Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có những tình huống phi thực kiểu như nhân vật người mẹ nằm mơ và được gặp, đối thoại với cô gái Thiên thần; Hoặc những tình huống như lão Quềnh thời trẻ đã đi chơi với ma; bà vợ ông Phúc gặp một con ma người có cái tên là Thó ở cuốn tiểu thuyết của Thao Trường Thân phận tình yêu cũng góp phần nối dài danh sách những tình huống lạ kì mà một trong số đó phải kể đến mối tình cuồng si của đám trinh sát với ba cô gái trong khu trại tăng gia bị bỏ quên giữa rừng; rồi tình huống tổ thu gom hài cốt tử sĩ đào trúng một ngôi mộ kết ở thung lũng Mo Rai bên bờ sông Sa Thầy…Nhìn chung so với truyện truyền kì, truyện cổ tích thì tính chất hoang đường, li kì, ở tiểu thuyết đương đại có phần nhạt hơn.
Nhân vật trong tác phẩm muốn hiện lên một cách, sinh động, đầy đặn thì việc nhà văn tổ chức hệ thống các chi tiết, sự kiện như thế nào là một khâu vô cùng quan trọng để có thể thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Người Trung Quốc vẫn có câu: "Hữu kì sự, phương hữu kì văn Hữu kì văn, tài hữu khả năng tả xuất kì nhân" (Nghĩa là có tình tiết lạ mới có văn chương lạ, có văn chương lạ mới có thể viết ra nhân vật lạ) Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm, mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng Nếu như thơ hay ở tứ độc đáo, tân kì thì truyện hấp dẫn nhờ những chi tiết đắt giá Chi tiết còn được ví như giọt nước mà qua đó có thể nhìn thấy cả một bầu trời Chi tiết là phương diện khắc hoạ nhân vật… Trong tiểu thuyết kì ảo, chi tiết kì ảo cũng có vai trò như vậy, trước hết những chi tiết đó là phi thực, bất khả tín song cơ bản là đằng sau nó là một nhãn quan về giá trị của cuộc sống:
Chi tiết Thinh "con" bắt được một con vượn to khổng lồ, đầy lông lá ở một ngôi làng, sau khi giết chết nó thì té ra là anh đã giết nhầm một người hủi bị bỏ vào quên lãng Đây quả là một chi tiết khiến người đọc phải rùng mình, ớn lạnh song nó đã nói hộ chúng ta về sự phi nhân tính của chiến tranh Đọc tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, chắc có lẽ bạn sẽ không quên được cảnh đứa con chị Bé đột nhiên ngồi dậy khi có con mèo nhảy qua Thế nhưng gạn lọc đi sự sợ hãi kia là sự khốn khổ, tang thương của những kiếp người như vậy Với Tạ Duy Anh, anh đã gửi gắm một thông điệp về niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp thông qua cuộc đối thoại có sự hậu thuẫn của yếu tố hoang đường giữa nhân vật bà mẹ của bào thai và cô gái Thiên thần.
Có thể thấy, các nhà văn của chúng ta đã có ý thức tổ chức cốt truyện theo hướng đan cài những yếu tố hư huyễn, nghịch dị nhằm làm nổi rõ quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, về con người, đó là những nội dung triết luận được tìm thấy trong các cuốn sách này.
Ngoài ra, sự phát triển của cốt truyện không phụ thuộc vào sự sắp đặt chủ quan của tác giả như trong văn học truyền thống mà ở đây nó bị chi phối mạnh mẽ bởi tính cách nhân vật Thật vậy, cách kết thúc trong các câu chuyện Thần tiên thường là có hậu (ở đây vai trò của yếu tố hoang đường là vô cùng quan trọng) Điều này hầu như không diễn ra trong văn xuôi Đổi mới có yếu tố kì ảo, ở đây câu chuyện về số phận mỗi nhân vật biến đổi,thoát li dần sự sắp đặt ban đầu của tác giả Mặc cho có sự hiện diện, sự hỗ trợ của yếu tố kì ảo song cũng không thể tránh cho những nhân vật tích cực khỏi bi kịch Có lẽ nên lí giải như thế này, khi văn học bước vào thời kì mới,những quan niệm về văn học, về cuộc sống hiện thực của con người thay đổi.
Hiện thực, môi trường tồn tại cơ bản của con người là thứ hiện thực đa đoan, vô thường, bao gồm những cái tất nhiên, ngẫu nhiên, những mặt phúc, hoạ cùng tồn tại Vậy nên ý thức được điều này, các nghệ sĩ của chúng ta đã xử lí số phận của các nhân vật trong tiểu thuyết của mình bám theo qui luật khách quan nhiều khi khá nghiệt ngã!
Trở lên, ta thấy, nhà văn đã có ý thức rất rõ trong việc tổ chức cốt truyện theo hướng đan lồng các yếu tố hư huyễn nhằm làm nổi rõ quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới và con người, đó là những nội dung mang tính triết luận sâu sắc.
3.2.1.2 Cách thức lắp ghép các yếu tố kì ảo vào cốt truyện làm cốt truyện trở nên li kì, huyễn hoặc, bất khả tín
Những yếu tố lạ kì, phi lí thường được các nhà tiểu thuyết triển khai thông qua những motive như: Sự quả báo (quan niệm của Đạo Phật) hay
"Tội ác và trừng phạt" trong tư tưởng của Đoxtoievxki sau này đã làm cho nhân loại phải ngỡ ngàng Ở bản kinh Phật Đại Thừa: "Phật thuyết kinh Vu Lan bổn" có câu chuyện thế này: Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc quả A La Hán muốn độ cho mẹ là bà Thanh Đề bèn dùng thần thông để tìm mẹ thì thấy mẹ ở cõi ngạ quỉ vô cùng đói khát Ngài bèn dâng cơm cho mẹ song mỗi khi mẹ đưa cơm vào miệng thì cơm đó lại biến thành than không thể ăn được Ngài buồn bã, liền thỉnh cầu Đức Phật thì được biết do tiền kiếp của bà Thanh Đề vướng lòng tham lam, độc ác nên sau khi chết bị đày vào cõi địa ngục Thông qua câu chuyện này trong Phật pháp ta thấy họ tin vào luật
"Nhân quả" Nếu tiền kiếp vi phạm Giới luật (Tham - sân - si) thì kiếp sau sẽ bị đày vào cõi súc sinh hay địa ngục và như thế chẳng bao giờ được tái sinh,được bước vào cõi người Từ đây, quan niệm về nghiệp chướng được lưu hành rộng rãi trong nhân gian, ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng của người phương Đông Thật vậy, trở lại những cuốn tiểu thuyết mà chúng tôi đang tiến hành khảo sát thì motive quả báo cũng được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ nhất định: Cái chết của Thịnh "con" phải chăng là một sự trả giá cho hành động của anh Một loạt các hiện tượng vô sinh như trường hợp cuả cô nhà báo Bằng Giang, của cô gái có chồng giết người…đều là những minh chứng rõ ràng.
Yếu tố kì ảo với ngôn ngữ - giọng điệu trong bộ ba tiểu thuyết được khảo sát
3.3.1 Yếu tố kì ảo với ngôn ngữ
Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu nhất định để xây dựng hình tượng cho mình: Hình tượng trong Hội hoạ được dệt bằng những đường nét, mầu sắc; Hình tượng trong Điêu khắc đó lại là những hình khối Giai điệu, nhịp điều là những chất liệu của Âm nhạc khác với Sân khấu là cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật Còn Văn học lấy chất liệu là ngôn từ để xây dựng thế giới hình tượng cho mình Ngôn từ trong tác phẩm là thứ ngôn từ đã được gia công một cách thẩm mĩ để phục vụ ý đồ nghệ thuật nhất định:
“Lấy một gam phải mất hàng trăm năm lao lực, lấy một chữ phải mất một tấn quặng ngôn từ” (Maiacôpxki).
Văn học sau 75 đã cố gắng chuyển mình một cách mạnh mẽ Mọi sự cách tân trong văn học về mặt Thi pháp đều diễn ra đằng sau lớp vỏ ngôn từ. Để ứng với một hiện thực được miêu tả trong tiểu thuyết đương đại - hiện thực chưa hoàn kết, còn bề bộn dang dở, lại được hậu thuẫn bởi sự hồi sinh của yếu tố kì ảo là thứ ngôn ngữ xa lạ thậm chí là “đứa con bất hiếu” của ngôn ngữ trong văn học Trung đại.
3.3.1.1 Ngôn ngữ đa nghĩa - mơ hồ
Qua khảo sát ba tiểu thuyết, chúng tôi thấy mỗi một tác giả đều tạo ra một phong cách riêng trong việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu xây dựng thế giới hình tượng Song nhìn đại thể, ba tác giả đều gặp gỡ nhau ở chỗ sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng, đa nghĩa Thật không khó để tìm ra những hình ảnh mang tính hình tượng trong Thiên thầm sám hối như biểu tượng: Bào thai, Thiên thần, Bóng tối hay các hình ảnh ẩn dụ như Mưa, Rừng thiêng, Chuyến tàu trong Nỗi buồn chiến tranh Và còn nữa trong cuốn sách của Nguyễn Khắc Trường đó là hình ảnh Giếng Chùa - nơi quần ngư tranh thực của nào là ma âm, nào là ma dương.
Khi bắt gặp các biểu tượng thì người đọc buộc phải dừng lại để suy nghĩ do vậy điều này đã tăng cường khả năng đồng sáng tạo của người đọc. Để tạo ra tính mơ hồ, trong ngôn ngữ thì các nhà văn đã xử lí bằng cách chắp ghép các motive thần thoại mà ở đó ngôn ngữ toát lên vẻ liêu trai, cổ tích Thứ ngôn ngữ mà T Mann nói đó là: “ngữ pháp ánh trăng” Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Ở lời văn: Lời văn ở đây vừa mơ hồ, vừa đa nghĩa nhờ sự chồng chéo của các biểu tượng cùng các motive huyền thoại Vậy nên, người đọc như nhập đồng trong thứ ngôn từ của thế giới đầy mê ảo: "Rất nhiều năm về sau này, trong một đêm chìm đắm vào những thất vọng khô cằn, Kiên mơ thấy
9 0 đời mình hoá thân thành một dòng sông trôi chảy trước mắt để đưa anh vào vùng chết, thì đúng giây phút cuối cùng sắp buông rơi mình, Kiên lại chợt nghe thấy tiếng gọi của Phương từ buổi hoàng hôn cay đắng năm xưa cất lên kêu gọi hay lay thức anh Tiếng gọi cuối cùng ấy của mối tình đầu cũng đồng thời là vang âm đã nhập tâm về một cuộc đời hạnh phúc, một tương lai tươi sáng mặc dù anh đã bị bỏ lỡ, đã bị buông rơi nhưng không hề mất đi Mãi mãi còn đó, chờ đợi anh trên đường quá khứ." [I 9 - Tr 299, 230].
Xét về mặt câu: Nhiều khi nhà văn không tuân thủ nguyên tắc chức năng trong việc sử dụng dấu câu: Câu văn bị bỏ lửng, tạo khoảng trống (nhân vật không nói hết những điều gì mình nghĩ) như trong Nỗi buồn chiến tranh ta bắt gặp các câu: “Nào !” [I 9 - Tr 110]; “Không Nhưng.” [I 9 - Tr. 205]; “ Nhưng " [I 9 - Tr 206]; "Thời của mẹ của cha đã hết Còn con…từ nay còn một mình…phải cố gắng sống với thời của mình Thời đại mới rồi sẽ tới Huy hoàng Tráng lệ Không còn những bất hạnh lớn lao nữa Nhưng nỗi buồn thì không nguôi…vẫn sẽ còn lại nỗi buồn…nỗi buồn truyền kiếp. Cha chẳng để lại được gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy…" [I 9 - Tr 152]. Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn của Tạ Duy Anh cũng không thiếu các câu: “Cũng là một cái tên ” [I 1 - Tr 37]; “Cháu về hẳn ” [I 1 - Tr 38]; “Tự dưng nó cứ im như thóc ấy" [I 1 - Tr 56] Đến Mảnh đất lắm người nhiều ma ta cũng bắt gặp các câu kiểu như vậy: “Em chỉ lo rồi thì ” [I 13 - Tr 74];
“Anh có làm gì ” [I 13 - Tr.147]; “Chính chú bảo tôi ” [I 13 - Tr 199];
“Còn hôm nay thì ” [I 13 - Tr 221]; “Còn với đồng chí Thủ ” [I 13 -
Tr 340]; “Vậy mà hôm nay Thủ ngồi xuống ghế nhìn vơ vẩn lên những tấm bằng khen và cờ thi đua treo đầy trên tường” [I 13 - Tr 135 - 13].
Xét về từ ngữ: Để miêu tả được thế giới hư ảo, đương nhiên nhà văn cần phải sử dụng kết hợp những từ lạ lẫm, những từ phi logic mang lại nhiều cảm giác rợn ngợp với cứu cánh là miêu tả cho được vương quốc ẩn sâu trong tiềm thức:
Ngay những cái tên của truyện: Nỗi buồn chiến tranh (lúc đầu có một cái tên rất "sến": Thân phận tình yêu, nhằm tạo ra một cái vỏ bọc an toàn cho tác phẩm khi mới ra đời); Thiên thần sám hối; rồi Mảnh đất lắm người nhiều ma, thật là những cái tên gợi cảm giác lạ, đầy chất suy tưởng Vugotxki từng nói: “Nhan đề chứa đựng trong bản thân sự triển khai chủ đề quan trọng nhất”quả đúng như thế!
Thế giới nghệ thuật được tạo bởi một thế giới kì ngôn chất chứa cảm giác bị vây bủa, bị ảm ảnh:
Những phó từ, trạng từ chỉ tính chất bất thường, thoát ẩn thoát hiện của sự vật hiện tượng như: “bỗng, đột nhiên, thoắt một cái, thoáng một cái, chợt, bất thình lình ”
Những trường từ vựng về thế giới bí ẩn: Cõi âm, vong hồn, linh hồn, ma quái, kì dị
Những từ chỉ cảm giác bất an: lo sợ, rùng mình, rợn tóc gáy, lạnh toát cả người, lạnh xương sống Đặc biệt trong Nỗi buồn chiến tranh từ trang
103 – 108 có vô số các từ chỉ cảm giác mạnh Hay Thiên thần sám hối, chỉ riêng từ bào thai đã có vô số các biến thể từ vựng như: Trẻ con, tội nợ, nghiệp chướng, gánh nặng, khối đỏ rực, chiếc bọc, cái ách, bốn cái bọc, khối lầy nhầy, kẻ giết mình sau này, vật nhão nhoé máu, cái vật ngày một lớn…
3.3.1.2 Ngôn ngữ mang tính đối thoại
Theo M Bakhtin, đối thoại là một phẩm chất của ngôn ngữ tiểu thuyết, ngoài tiếng nói của nhân vật đang nói còn có tiếng nói của các nhân vật khác thậm chí ngay trong lời của một nhân vật cũng bao chứa những dòng ý thức trái chiều cùng tranh biện nhau.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng như Thiên thần sám hối,các nhà văn sử dụng khá nhiều những đoạn đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau từ đó làm nổi bật tính cách, bản chất nhân vật Những mẩu thoại
9 2 giữa nhân vật người mẹ và bà Phước cho thấy bà ta là một người đàn bà quê mùa, suồng sã, chợ búa: “Khổ thân em chỉ toàn cho ra thị mẹt” [I 1 - Tr. 59]; "Chị cũng cởi váy ra cho nó đỡ vướng Lúc nào muốn nó khắc ra chị a, lo lắng cũng thế thôi! Thôi em ngủ tiếp đây!" [I 1 - Tr 61] Bên cạnh bà Phước thì Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng được nhà văn lột trần bản chất qua những câu hỏi của ông với bố: "Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?" [I 13 - Tr 22].
So với hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường và Tạ Duy Anh,
Thân phận tình yêu có ít lời thoại trực tiếp giữa các nhân vật hơn Nhân vật của Bảo Ninh dường như suy tư nhiều hơn nói Vậy phải chăng không có đối thoại? Ngược lại, tính đối thoại của cuốn tiểu thuyết này lại nằm chủ yếu trong những lời độc thoại (là lời nhân vật tự nói với mình, về mình, về mọi người) Văn học sau 75 có xu hướng “nội tâm hoá” nhân vật để vươn đến sự hiểu biết trong tầng vô thức tiềm thức ở nhân vật Vậy nên những lời độc thoại mang tính đối thoại là những cố gắng của những cây bút như Bảo Ninh. Trong thế giới vô thức của Kiên luôn diễn ra những cuộc đối thoại trái chiều, những cuộc tranh biện giữa ý thức và vô thức rồi từ đó bật ra những câu hỏi day dứt: "Vì sao, tại sao, hay sao, để làm gì "
3.3.1.3 Ngôn ngữ giàu chất thơ
Nói đến chất thơ là nói đến chất cảm thụ giàu rung cảm trước cái đẹp.