1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lớp cdnn giảng viên đại học bài kiểm tra số 2

42 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 83,28 KB

Nội dung

Câu 1. Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 1. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy học. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong một năm học, một tháng, một học kì hay một hoạt động giáo dục theo một chủ đề cụ thể. Nội dung của một bản kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, các nội dunghoạt độngnguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục. 2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch. Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng HS khác nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KTXH của địa phương; NL sư phạm của GV. Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục từng tháng, từng học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của HS; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KTXH của địa phương và NL sư phạm của GV. Bước 2: Xác định những phẩm chất, NL chung, NL đặc thù cần hình thành và phát triển ở HS qua từng nội dung dạy học và giáo dục. Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, NL cần hình thành, phát triển qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bộ môn học, qua các hoạt động giáo dục từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng chủ đề và cả năm học. Có như vậy, GV mới chủ động trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL cho HS. Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của HS. Phẩm chất, NL của HS được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với HS, phẩm chất, NL được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn với những mức độ khác nhau. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bài, từng chương, từng môn học, liên môn, từng chủ đề hoạt động và từng hoạt động giáo dục cụ thể. Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Trong bước này có 2 công đoạn sau: 1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh Thứ nhất: Rà soát, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT hiện hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS, điều kiện KTXH của từng vùng, miền. Thứ hai: Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề môn học hoặc chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học, giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học, bổ sung một số nội dung dạy học, nội dung giáo dục cần thiết nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành. 2) Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung bài học, nội dung giáo dục. Mục đích của việc tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục đóng góp gì cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS? Hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, NL gì? Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, NL của HS. Mỗi HS đều có khả năng nhận thức, phẩm chất, NL khác nhau trong học tập và các hoạt động của cá nhân. Vì vậy, giữa các em HS có sự khác biệt về nhận thức, thực hiện nhiệm vụ học tập. Sự khác biệt này đòi hỏi GV khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS. Thứ ba: Khảo sát điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KTXH của địa phương. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KTXH của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Do đó, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần tìm hiểu kĩ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường, điều kiện KTXH của địa phương để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL nhằm xác định được mức độ phát triển của HS trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của thầy và cách học của trò. Để đánh giá kết quả học tập, giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL đạt hiệu quả cao, GV cần phải: Thứ nhất: Xác định được mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn trong chương trình. Chuẩn ở đây không đơn thuần chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn đó đã chuyển hóa thành phẩm chất và NL HS. Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá. Đặc trưng của đánh giá theo cách tiếp cận NL là sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, trong đó có cả phương pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phỏng vấn, đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, HS tự đánh giá lẫn nhau… Thứ ba: Triển khai đánh giá. Khi triển khai đánh giá cần phải xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, NL người học. Hệ thống bài tập này là công cụ cho HS luyện tập để hình thành phẩm chất, NL, đồng thời cũng là công cụ để GV đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, NL HS. Bài tập đánh giá cần được xây dựng để đánh giá được các mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL khác nhau của HS. Bài tập đánh giá theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL có nhiều dạng khác nhau, có thể là bài tập vấn đáp, bài tập viết, bài tập ngắn hạn, bài tập dài hạn, bài tập theo nhóm hoặc cá nhân, bài tập tự luận hay trắc nghiệm… Khi xây dựng các bài tập cần đảm bảo sự phân hóa các bậc trình độ nhận thức: tái hiện, hiểu, vận dụng mức độ thấp, vận dụng mức độ cao… để có thể đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, NL của HS. Thứ tư: Xử lí kết quả đánh giá. Mục đích của việc xử lí kết quả đánh giá là xác định được mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS sau mỗi giai đoạn học tập, chỉra mối liên hệ giữa việc hình thành, phát triển phẩm chất NL của HS với nhiệm vụ hoặc bài tập mà HS đã hoàn thành. Thứ năm: Phản hồi kết quả đánh giá đến HS. Thông qua kết quả đánh giá mà HS tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều chỉnh hoạt động dạy; phụ huynh HS điều chỉnh sự quan tâm, giúp đỡ các con trong học tập, rèn luyện; cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh hoạt động quản lí. 2.3. Ví dụ Kế hoạch dạy học Học phần Triết học Mác Lênin Sinh viên ĐH Giáo dục chính trị, Trường Đại học Tây Bắc TÍN CHỈ 4: CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN (2T = 2LT) A. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về triết học nói chung, những điều kiện ra đời của triết học Mác Lênin. Đồng thời, giúp sinh viên nhận thức được thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện và các giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác Lênin; vai trò của triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội và trong thời đại ngày nay. 2. Về kỹ năng: Giúp sinh viên biết vận dụng tri thức đã học làm cơ sở cho việc nhận thức những nguyên lý cơ bản của triết học Mác Lênin; biết đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái phủ nhận sự hình thành, phát triển triết học Mác Lênin. 3. Về tư tưởng: Giúp sinh viên củng cố niềm tin vào bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và triết học Mác Lênin nói riêng. B. Chuẩn bị 1. Giảng viên Giáo trìnhTài liệu giảng dạy chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, (giáo trình tập huấn năm 2019) Tài liệu tham khảo: 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa MácLênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. 2 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Giáo trình Triết học MácLênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 3 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. 4 Nguyễn Thế Kiệt, Hỏi đáp Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin Nxb. Chính trị hành chính, Hà Nội, 2010. 5 Trần Quang Lâm, Tập bài giảng Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa MácLênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 2. Sinh viên: Sách giáo trình, vở ghi chép, đề cương chi tiết học phần. Đọc tài liệu học tập, chuẩn bị nội dung kiến thức trƣớc khi lên lớp, thực hiện các bài tập GV giao. C. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học Giao tiếp, thuyết trình, đặt vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện dạy học Thuyết trình, tài liệu học tập, trình chiếu powerpoint. D. Nội dung dạy học I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái lược về triết học a. Nguồn gốc của triết học Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ơ cả Phương Đông và Phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng tư thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại. Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế tư tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hê thống phản ánh thế giới xung ̣ quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luâṇ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội…. Nguồn gốc nhận thức Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về măt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là ̣loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc… của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tương thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tưtương nhân loại thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo… Nguồn gốc xã hội Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man. Như C.Mác nói: “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người”. Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. Tức là khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sơ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã được xác lập và ơ trình độ khá phát triển. Xã hội có giai cấp và nạn áp bức giai cấp hà khắc đã được luật hóa. Nhà nước, công cụ trấn áp và điều hòa lợi ích giai cấp đủ trương thành, “tư chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội”… b. Khái niệm Triết học Ở Trung Quốc, chữ triết (哲) đã có tư rất sớm, và ngày nay, chữ triết học (哲學) được coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tương. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên địa nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người… c. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử Cùng với quá trình phát triển của xã hội, của nhận thức và của bản thân triết học, trên thực tế, nội dung của đối tượng của triết học cũng thay đổi trong các trường phái triết học khác nhau. Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy… d. Triết học hạt nhân lý luận của thế giới quan Thế giới quan Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến tận cùng, sâu sắc và toàn diện mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nhưng tri thức mà con người và cả loài người ơ thời nào cũng lại có hạn, là phần quá nhỏ bé so với thế giới cần nhận thức vô tận bên trong và bên ngoài con người. Đó là tình huống có vấn đề (Problematic Situation) của mọi tranh luận triết học và tôn giáo. Bằng trí tuệ duy lý, kinh nghiệm và sự mẫn cảm của mình, con người buộc phải xác định những quan điểm về toàn bộ thê giới làm cơ sơ để định hướng cho nhận thức và hành động của mình. Đó chính là thế giới quan. Tương tự như các tiên đề, với thế giới quan, sự chứng minh nào cũng không đủ căn cứ, trong khi niềm tin lại mách bảo độ tin cậy… Hạt nhân lý luận của thế giới quan Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bơi thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại… triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường…, triết học bao giờ cũng có ảnh hương và chi phối, dù có thể không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế… 2. Vấn đề cơ bản của triết học a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”… b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất. Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên, được gọi là các nhà duy tâm. Các học thuyết của họ hợp thành các phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới này bằng các nguyên nhân tư tương, tinh thần nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân tinh thần… c. Thuyết có thể biết (Thuyết Khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết Bất khả tri) Đây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thưa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người… 3. Biện chứng và siêu hình a. Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Nghĩa xuất phát của tư “biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Do Xôcrát dùng). Nghĩa xuất phát của tư “siêu hình” là dùng để chỉ triết học, với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm (Do Arixtốt dùng). Trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy Phương pháp siêu hình Nhận thức đối tượng ơ trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt đối lập với nhau có một ranh giới tuyệt đối… b. Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật… E. Câu hỏi, hướng dẫn bài tập, thảo luận GV yêu cầu SV hệ thống lại kiến thức cơ bản trong bài. Yêu cầu SV trả lời câu hỏi cuối bài: 1. Đặc trưng của tri thức triết học. Sự biến đổi đối tượng của triết học qua các giai đoạn lịch sử? 2. Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học? 3. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình? 4. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội? Chuẩn bị trước phần tiếp theo. Câu 2. Liên hệ vai trò giữa giảng viên với 2 nội dung: 1. Tuần sinh hoạt công dân Tuần sinh hoạt công dân được hiểu là hoạt động được tổ chức thực hiện đầu khóa để phổ biến, vận động và tăng cường nhận thức của sinh viên trong trách nhiệm quyền lợi của mình. Hoạt động này được tổ chức định kỳ vào thời gian đầu của mỗi khóa học mới khi sinh viên bắt đầu học tập ở trường đại học. Tuần sinh hoạt công dân nhằm mục đích nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Từ việc tổ chức hoạt động tuần sinh hoạt công dân giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân học sinh, sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về đạo tạo, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật về công tác học sinh, sinh viên. Yêu cầu đặt ra cho việc tổ chứ Tuần sinh hoạt công dân là phải được tiến hành nghiêm túc, phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục cao; có thảo luận, đối thoại, viết bài thu hoạch và đánh giá cuối hoạt động học tập. Căn cứ Công văn 3333BGDĐTGDCTHSSV năm 2017 hướng dẫn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân Học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2017 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ Công văn 3836BGDĐTCTHSSV năm 2016 hướng dẫn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân Học sinh sinh viên trong trường đại học, cao đẳng và trung cấp năm 2016 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ Công văn 4015BGDĐT CTHSSV năm 2014 tổ chức Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên trong trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2014 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Những căn cứ pháp lý nêu trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qua các năm về trước, tuy nhiên hiệu lực pháp lý của những văn bản trên vẫn còn và đây là cơ sở để các Sở, Phòng Giáo dục đào tạo từng khu vực chỉ đạo đến các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức hoạt động tuần sinh hoạt công dân cho học sinh, sinh viên. Năm học 20222023, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm có thời lượng là 10 buổi trong cả năm học. Các cơ sở đào tạo căn cứ kế hoạch đào tạo, điều kiện thực tiễn của đơn vị có thể tổ chức Tuần sinh hoạt công dân sinh viên thành 1 hoặc 2 đợt. Căn cứ vào các Thông tư quy định về việc tổ chức và thực hiện Tuần sinh hoạt công dân Học sinh, sinh viên, những nội dung cần đạt được trong Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa mà bài thu hoạch của sinh viên cần đạt được như sau: Quán triệt những nội dung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại của Đảng và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng nội dung liên quan tới giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới học sinh, sinh viên như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, nội dung liên quan tới người học được đề cập tại Luật Giáo dục năm 2019; Luật Nghĩa vụ quân sự 2015; Luật An toàn thông tin mạng 2015, Chiến lược phát triển giáo dục 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 20212030 của ngành Giáo dục. Tuyên truyền về công tác an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại Nghị định số 802017NĐCP của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Các quy chế, quy định về đào tạo, chế độ chính sác, công tác học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy. Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống HIVAIDS, ma túy, mại dâm. Phòng, chống tạc hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; tổ chức hoạt động giáo dục, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác hiệu quả thông tin trên Internet, nâng cao khả năng tự đề kháng trước những thông tin tiêu cực, độc hại trên không gian mạng,... Học sinh sinh viên không nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, uống rượu bia và vứt rác bừa bãi,... Tuyên truyền cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện; cần đảm bảo các chế độ, chính sách cho học sinh sinh viên khi tham gia hoạt động tình nguyện theo Quyết định số 572015QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động của Đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên; tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; tăng cường phối hợp, kết nối với doanh nghiệp tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên. Để có thể viết được bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầy đủ nội dung, đúng trọng tâm thì bên cạnh việc nghiêm chỉnh học tập trong buổi sinh hoạt công dân, học sinh sinh viên cũng cần nghiên cứu, theo dõi các thông tin về giáo dục do Chính phủ, Bộ Giáo dục đào tạo và những Quyết định, thông báo của trường đại học nói riêng. Về nội dung bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân cho học sinh, sinh viên chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu về những mục sau đây: Nội dung 01: Phân tích và làm rõ về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy. Anh chị hãy đưa ra những biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường. Nội dung 02: Theo anh chị, phương pháp học tập ở bậc đại học có khác biệt gì so với bậc phổ thông. Nội dung 03: Nhận thức của anh chị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để thực hiện giảng dạy những nội dung trong “Tuần sinh hoạt công dân cho sinh viên” trong Trường Đại học Tây Bắc, những nội dung mà giảng viên cần quan tâm như: Đối với sinh viên đầu khóa, những nội dung được tiếp thu trong “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” của năm học 20222023 bao gồm: Các quy chế, quy định, quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên; Công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên; Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên; Các hoạt động chuyên đề. Thứ nhất, trang bị những kiến thức cần thiết cho SV khi mới nhập học bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của HSSV; các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với HSSV; các quy chế, quy định về đào tạo, công tác Đoàn, Hội; an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm, AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; ứng xử văn hóa, ứng xử văn hóa trên mạng xã hội, hướng dẫn sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội, các chương trình, hoạt động của cơ sở đào tạo. Thứ hai, phổ biến các quy chế, quy định, quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên: Trang bị những kiến thức cần thiết cho sinh viên khi mới nhập học bao gồm: Các văn bản pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của học sinh, sinh viên; Các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên; Các quy chế, quy định về đào tạo, công tác Đoàn, Hội; An ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm, AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội; An toàn giao thông; ứng xử văn hóa, ứng xử văn hóa trên mạng xã hội, hướng dẫn sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội, các chương trình, hoạt động của cơ sở đào tạo. Thứ ba, giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên: Quán triệt những nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Quán triệt, học tập chuyên đề toàn khóa về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuyên đề năm 2022 là: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay”. Sinh viên được phổ biến về chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam; Tình hình thế giới và trong nước trong thời gian qua. Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, nội dung liên quan tới người học tại Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chấp hành luật pháp của sinh viên như: Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Luật An ninh mạng; Luật Thanh niên 2020, Luật Phòng, chống ma túy 2021, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010…; Công tác phòng, chống dịch bệnh; Các quy định, quy trình bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, địa phương và nhà trường. Thứ năm, tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề: Phương pháp học đại học hiệu quả; Kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Các hoạt động giáo dục theo chuyên đề khác. 2. Tư vấn hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp Hoạt động học tập và rèn luyện trong trường đại học là dạng hoạt động chủ đạo, quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lí, nhân cách của người học. Dạng hoạt động này đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức lĩnh hội tri thức, kĩ năng, rèn luyện đạo đức, nhân cách…nên người học sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định nhằm thực hiện được những yêu cầu đó. Vượt qua được những yêu cầu, khó khăn này thì người học sẽ phát triển hài hòa về thể chất, tâm lí, trí tuệ và nhân cách. Để làm được điều này giảng viên với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục và dạy học bên cạnh việc tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học, định hướng hoạt động tự học và tự rèn luyện của SV, giảng viên cần đồng hành, theo sát và kịp thời phát hiện những khó khăn riêng của những người học khác nhau. Từ đó tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phù hợp, giúp người học thực hiện được hoạt động học tập và rèn luyện một cách hiệu quả. Nói cách khác, ngoài hai công việc chính là giáo dục và dạy học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV cũng là một trong những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên. Theo Thông tư 072022TTBGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục được định nghĩa là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe. Còn công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Thông tư cũng quy định nguyên tắc thực hiện đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm thì nội dung tập trung vào phát triển nghề nghiệp, việc làm. Tại Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi với vai trò là giảng viên cán bộ trực tiếp phụ trách giảng dạy và hỗ trợ ở PhòngBan, luôn thực hiện lồng ghép công việc tư vấn sinh viên trong học tập và định hướng nghề nghiệp. Để thực hiện tốt các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, các chủ thể tham gia vào hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên sẽ là: Giáo viên chủ nhiệmcố vấn học tập: Là cầu nối giữa nhà trường và sinh viên, tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với sinh viên. Với vai trò của mình, giáo viên chủ nhiệmcố vấn học tập có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ở trường. Giáo viên chủ nhiệmCố vấn học tập có chức năng hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đào tạo cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác để chuẩn bị hành trang lập nghiệp, tăng khả năng tìm việc làm sau khi ra trường. Bộ phận chuyên trách về công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên: Là đầu mối triển khai và phối hợp với các đơn vị khác để triển khai các hoạt động đa dạng và phong phú nhằm cung cấp cho sinh viên các dịch vụ về tư vấn nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện tại, hỗ trợ sinh viên phát triển năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng của bản thân, qua đó có thể xây dựng sự nghiệp thành công. Tư vấn sâu cho sinh viên kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kết nối sinh viên với các chuyên gia cố vấn về nghề nghiệp để họ hướng dẫn thực hành những công việc thực tế, đào tạo về kiến thức, có những lời khuyên nghề nghiệp để có thể có một kế hoạch quản lý nghề nghiệp hiệu quả. Bộ phận chuyên trách có thể có các tư vấn viên, là những người có kiến thức am hiểu sâu và chắc chắn về những nhóm lĩnh vực mình tư vấn. Đơn vị chuyên môn: Là các Khoa quản lý chuyên ngành đào tạo của sinh viên, các đơn vị chuyên môn triển khai các hoạt động giúp sinh viên trangbị các kiến thức thực tiễn về nghề nghiệp, kết nối với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cùng lĩnh vực. Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp có thể được thực hiện kết hợp qua bài giảng trên lớp, tổ chức cho sinh viên đi tham quan khảo sát thực tế, mời báo cáo viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm…. Phòng ban chức năng: Các đơn vị như Phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Phòng Quản lý đào tạo... tham gia vào hoạt động tư vấn nghề nghiệp như tư vấn ngành nghề tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu, tổ chức các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, tư vấn về tâm lý, cố vấn nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm… Các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các Câu lạc bộ thông qua các hoạt động của mình, bên cạnh việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên, còn có vai trò tích cực trong việc tạo môi trường bổ sung rèn luyện kiến thức, kĩ năng, thái độ, tích lũy kinh nghiệp thực tế, tạo lập quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, các tổ chức này đóng góp rất lớn vào quá trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Cựu sinh viên: Cựu sinh viên có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, cũng như các phương hướng, cơ hội việc làm để sinh viên nắm bắt và phát triển nghề nghiệp. Năm 2018, Nhà trường đã khảo sát đối với toàn thể sinh viên theo học, trong 1050 phản hồi, có 594 sinh viên(chiếm56,6%) đã từng tham gia các hoạt động tư vấn nghề nghiệp của trường đại học và 43,4% còn lại chưa từng tham gia hoạt động này. Như vậy, số lượng sinh viên được tư vấn nghề nghiệp trong trường đại học mới ở mức trung bình. Đối với những nội dung tư vấn nghề nghiệp mà Trường đã triển khai thực hiện, qua khảo sát, thấy rằng 66,50% sinh viên được cung cấp thông tin về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành nghề đào tạo mà sinh viên đang được học, 57% sinh viên đã được tư vấn về các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực ngành nghề đang được đào tạo. Trong khi đó, chỉ có khoảng 29% sinh viên được tư vấn về các kỹ năng làm hồ sơ, phỏng vấn xin việc, cũng như việc xây dựng kế hoạch ngành nghề đang được đào tạo, kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Chỉ có 46,29% sinh viên đánh giá hoạt động tư vấn nghề nghiệp do trường tổ chức đáp ứng mong muốn của sinh viên nghề đào tạo đang được đào tạo ở mức độ khá trở lên. Qua khảo sát nhu cầu của sinh viên cho thấy rằng đối với sinh viên năm thứ nhất, các hoạt động tư vấn cần tập trung vào: (i) Phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngành nghề đang được đào tạo; (ii) Tìm hiểu và đánh giá năng lực bản thân để lựa chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp; (iii) Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành và vị trí việc làm mong muốn sau khi tốt nghiệp nghề đào tạo đang được đào tạo. Đối với sinh viên năm thứ hai và năm thứ 3, hoạt động tư vấn cần tập trung tất cả các nội dung từ phương pháp học tập, nội dung đặc điểm trong tương lai ngành nghề cho đến kỹ năng làm hồ sơ, phỏng vấn việc làm; trong đó đối với năm thứ 2 thì cần tập trung hơn vào vào các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực ngành nghề được đào tạo và sinh viên năm thứ 3 cần tập trung vào nội dung vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp (các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng vị trí việc làm mong muốn sau khi tốt nghiệp)… Đối với sinh viên năm cuối thì nhà trường tập trung vào kỹ năng làm hồ sơ, phỏng vấn xin việc làm.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LỚP CDNN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC BÀI KIỂM TRA SỐ Học viên: …………….Hoàng Thị Mão ………… 03/8/1987 Ngày sinh: Đơn vị công tác: Trường Đại học Tây Bắc……………………… Sơn La, 29/3/2023 Câu Thiết kế kế hoạch dạy học học phần thể tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, lực người học Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục Kế hoạch dạy học thiết kế hướng dẫn cụ thể cho việc thực nhiệm vụ giảng dạy môn học hay học, bao gồm nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến nguồn lực học tập; thiết kế hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết thực hoạt động dạy học - Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục thiết kế hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hoạt động giáo dục năm học, tháng, học kì hay hoạt động giáo dục theo chủ đề cụ thể Nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, nội dung/hoạt động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết đạt kiểm tra, đánh giá kết thực hoạt động giáo dục Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, lực học sinh Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hành điều kiện để xây dựng kế hoạch Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm năm học theo đạo Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình mơn học; nội dung giảng dạy tích hợp vào mơn học, học, khả dạy học phân hóa đối tượng HS khác nhau; sở vật chất có nhà trường; điều kiện KT-XH địa phương; NL sư phạm GV Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục tháng, học kì, năm học khối, lớp; đặc điểm nhận thức HS; sở vật chất có nhà trường; điều kiện KT-XH địa phương NL sư phạm GV Bước 2: Xác định phẩm chất, NL chung, NL đặc thù cần hình thành phát triển HS qua nội dung dạy học giáo dục Mỗi môn học, hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS, vậy, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ phẩm chất, NL cần hình thành, phát triển qua tiết dạy, dạy, chương, tồn mơn học, qua hoạt động giáo dục tuần, tháng, học kì, chủ đề năm học Có vậy, GV chủ động việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL cho HS Bước 3: Xác định hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục HS Phẩm chất, NL HS hình thành, phát triển hoạt động hoạt động Đối với HS, phẩm chất, NL hình thành, phát triển thơng qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ vào tình thực tiễn với mức độ khác Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS phải xây dựng hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài, chương, môn học, liên môn, chủ đề hoạt động hoạt động giáo dục cụ thể Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Trong bước có cơng đoạn sau: 1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hành, xếp lại nội dung dạy học, hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, lực học sinh - Thứ nhất: Rà soát, xếp lại nội dung dạy học, hoạt động giáo dục chương trình GDPT hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh lí HS, điều kiện KT-XH vùng, miền - Thứ hai: Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề mơn học chủ đề liên môn Chủ đề liên môn bao gồm nội dung dạy học, giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với mơn học, bổ sung số nội dung dạy học, nội dung giáo dục cần thiết chưa có chương trình GDPT hành 2) Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, lực học sinh - Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung học, nội dung giáo dục Mục đích việc tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục đóng góp cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS? Hình thành, phát triển HS phẩm chất, NL gì? - Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, NL HS Mỗi HS có khả nhận thức, phẩm chất, NL khác học tập hoạt động cá nhân Vì vậy, em HS có khác biệt nhận thức, thực nhiệm vụ học tập Sự khác biệt đòi hỏi GV xây dựng thực kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với đối tượng HS - Thứ ba: Khảo sát điều kiện, sở vật chất nhà trường, điều kiện KTXH địa phương Điều kiện sở vật chất nhà trường, điều kiện KT-XH địa phương không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà cịn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Do đó, xây dựng thực kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần tìm hiểu kĩ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nhà trường, điều kiện KT-XH địa phương để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS - Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kế hoạch xây dựng sau cấu trúc, xếp lại nội dung dạy học giáo dục Trên sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực phân phối lại chương trình mơn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng HS điều kiện thực tế nhà trường địa phương Bước 5: Triển khai thực kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Sau có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS, trường tổ chức thực thí điểm lớp với chương, chủ đề vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Đánh giá kết học tập, giáo dục HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL nhằm xác định mức độ phát triển HS giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy thầy cách học trò Để đánh giá kết học tập, giáo dục HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL đạt hiệu cao, GV cần phải: - Thứ nhất: Xác định mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn chương trình Chuẩn khơng đơn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn chuyển hóa thành phẩm chất NL HS - Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá Đặc trưng đánh giá theo cách tiếp cận NL sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, có phương pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua vấn, đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, HS tự đánh giá lẫn nhau… - Thứ ba: Triển khai đánh giá Khi triển khai đánh giá cần phải xây dựng hệ thống tập theo định hướng hình thành phát triển phẩm chất, NL người học Hệ thống tập cơng cụ cho HS luyện tập để hình thành phẩm chất, NL, đồng thời công cụ để GV đánh giá hình thành phát triển phẩm chất, NL HS Bài tập đánh giá cần xây dựng để đánh giá mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL khác HS Bài tập đánh giá theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL có nhiều dạng khác nhau, tập vấn đáp, tập viết, tập ngắn hạn, tập dài hạn, tập theo nhóm cá nhân, tập tự luận hay trắc nghiệm… Khi xây dựng tập cần đảm bảo phân hóa bậc trình độ nhận thức: tái hiện, hiểu, vận dụng mức độ thấp, vận dụng mức độ cao… để đánh giá mức độ hình thành phát triển phẩm chất, NL HS - Thứ tư: Xử lí kết đánh giá Mục đích việc xử lí kết đánh giá xác định mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS sau giai đoạn học tập, chỉra mối liên hệ việc hình thành, phát triển phẩm chất NL HS với nhiệm vụ tập mà HS hoàn thành - Thứ năm: Phản hồi kết đánh giá đến HS Thông qua kết đánh HS tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều chỉnh hoạt động dạy; phụ huynh HS điều chỉnh quan tâm, giúp đỡ học tập, rèn luyện; cán quản lí giáo dục điều chỉnh hoạt động quản lí 2.3 Ví dụ Kế hoạch dạy học Học phần Triết học Mác LêninTiếng việt thực hành - Sinh viên ĐHSP Tiểu họcĐH Giáo dục trị, Trường Đại học Tây Bắc TÍN CHỈ 41: CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN (2T = 2LT) CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3T = 2LT + 1TH) A Mục tiêu Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên tri thức triết học nói chung, điều kiện đời triết học Mác - Lênin Đồng thời, giúp sinh viên nhận thức thực chất cách mạng triết học C Mác Ph Ăngghen thực giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin; vai trò triết học Mác - Lênin đời sống xã hội thời đại ngày Về kỹ năng: Giúp sinh viên biết vận dụng tri thức học làm sở cho việc nhận thức nguyên lý triết học Mác - Lênin; biết đấu tranh chống lại luận điểm sai trái phủ nhận hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin Về tư tưởng: Giúp sinh viên củng cố niềm tin vào chất khoa học cách mạng chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung triết học Mác - Lênin nói riêng Kiến thức: - Xác định yêu cầu chung việc rèn luyện kĩ đọc - hiểu văn Đối tượng phương tiện giao tiếp văn - Trình bày nhận xét quy trình phân tích văn - Chỉ bước hoạt động tóm tắt văn - Trình bày phân tích quy trình tổng thuật văn Kĩ năng: - Xác định mục đích, yêu cầu rèn kĩ đọc - hiểu văn hoạt động giao tiếp hoạt động dạy học tiếng Việt trường tiểu học - Biết cách trình bày, nhận xét thực kĩ đọc - hiểu có hiệu quả, đọc mẫu tập đọc cho học sinh tiểu học - Vận dụng quy trình phân tích văn để đọc hiểu văn Biết cách tóm tắt văn theo hình thức khác Sử dụng quy trình tổng thuật văn Thái độ: - Sinh viên nhận thức vai trò, tầm quan trọng việc đọc - hiểu Tích cực, tự giác rèn luyện thực hành kĩ đọc để nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc - hiểu văn - Có ý thức rèn luyện kĩ đọc - hiểu hoạt động sư phạm Trường tiểu học Yêu thích đọc sách truyền niềm yêu thích tới HS tiểu học Ln ln ứng dụng điều học tập rèn luyện vào đời sống giao tiếp ngôn ngữ thƣờng ngày 10 - Sinh viên hứng thú tham gia hoạt động học tập lớp, có tinh thần, thái độ tích cực việc tìm hiểu, nghiên cứu học B Chuẩn bị Giảng viên - Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính: Bộ Giáo dục Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, (giáo trình tập huấn năm 2019) - Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Giáo dục Đào tạo, Giáo trình Những Nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014 [2] Hội đồng Trung ương đạo biên soạn giáo trình quốc gia mơn khoa học Mác – Lênin, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 [3] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016 [4] Nguyễn Thế Kiệt, Hỏi đáp Những Nguyên lý Chủ nghĩa Mác - Lênin Nxb Chính trị- hành chính, Hà Nội, 2010 [5] Trần Quang Lâm, Tập giảng Những Nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 - Tài liệu bắt buộc: [1] Nguyễn Quang Ninh - chủ biên, (2007), Tiếng việt thực hành, NxbGD & ĐHSP, Hà Nội

Ngày đăng: 27/07/2023, 10:34

w