Đề cương Môn Chuyên đề triết học

24 6 0
Đề cương Môn Chuyên đề triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC CÂU HỎI CHƯƠNG V Câu 1: Vận dụng (tôn trọng nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan) vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, lấy ví dụ ? - Tôn trọng nguyên tắc khách quan: KN: Tôn trọng nguyên tắc khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở phương tiện cho hành động của mình. Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu củ đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ: Những năm gần đây, trong công tác tuyển chọn cán bộ, một số lãnh đạo cấp cao vẫn ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mà ghét những người chính trực, hay nhiều đồng chí còn giữ thói “Một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia làm được hay không mặc kệ. Hỏng việc đoàn thể chịu, tốt cho bà con bạn hữu có địa vị là được. Đã làm cho chất lượng cán bộ không đáp ứng được thực tế, và yêu cầu khách quan, gây tác hại lớn đến bộ máy nhà nước điển hình là những vụ tham nhũng trong những năm gần đây, như: Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng rồi phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó. Ví dụ: Nhà nước có chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, ở địa bàn tỉnh sơn la. Nếu như chỉ ban hành mỗi chủ trương đó thôi thì nó không thể thành hiện thực được, mà phải tổ chức dược lực lượng vật chất là con người, công cụ lao động, các cán bộ từ cấp xã đến địa phương quán triệt, tuyên truyền để người dân làm thì chủ trương đó mới thành hiện thực được. KL: Ngày nay, “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội”. - Phát huy tính năng động chủ quan: KN: Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy. Phải tôn trọng tri thức khoa học. Câu 2: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế gới quan khoa học (TGQKH). 1. Nội dung: Có 2 nhóm quan điểm: - Quan điểm duy vật về thế giới: Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại. Tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, tính vật chất này được chứng minh bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, có nội dung như sau: Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận. Trong thế giới vật chất chỉ tồn tại các quá trình vật chất cụ thể, có mức độ tổ chức nhất định; đang biến đổi chuyển hóa lẫn nhau là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan của TGVC. Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao; thế giới thống nhất và duy nhất. + Phạm trù vật chất: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. + Phạm trù ý thức, quan hệ giữa ý thức và vật chất: Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc con người, sau đó thông qua thực tiễn lao động nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra. Ý thức gồm nhiều yếu tố: tri thức,tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức và tình cảm có vai trò rất quan trọng. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật chất tạo nên sức mạnh tinh thần tác động lên thế giới góp phần biến đổi thế giới. - Quan điểm duy vật về xã hội: Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, nó là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên, có quy luật vận động, phát triển riêng, sự vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt động thực tiễn. Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội: Nền sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử gắn liền với một phương tiện sản xuất nhất định, sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, là lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội một cách đa dạng nhưng thống nhất từ thấp đến cao, mà thực chất là lịch sử phát triển của xã hội. LLSX Phát triển => QHSX Phát triển => Phương Thức SX Phát triển => (Cơ Sở HT + Kiến Trúc TT) Phát triển => Học Thuyết KTXH Phát triển. Quần chúng nhân dân (QCND) là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử: QCND là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại của mọi cuộc cách mạng. Vai trò chủ thể QCND biểu hiện khác nhau ở những điều kiện lịch sử khác nhau và ngày càng lớn dần; sức mạnh của họ chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. 2. Bản chất của CNDV Biện Chứng: - CNDVBC đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn: CNDV cũ thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc => không thấy được tính năng động của ý thức; riêng CNDVBC khẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn ý thức tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất theo nhu cầu của con người. - CNDVBC đã thống nhất TGQDV với phép biện chứng: CNDV cũ mang nặng tính siêu hình, Phép BC được nghiên cứu trong hệ thống triết học duy tâm => Mác cải tạo CNDV cũ, giải thoát Phép BC ra khỏi tính thần bí, tư biện => xây dựng nên CNDVBC; thống nhất giữa TGQ Duy Vật với PBC. - CNDVBC là CNDV triệt để; nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn trong lĩnh vực xã hội. CNDV Lịch Sử là cống hiến vĩ đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng của loài người: CNDV cũ không triệt để; CNDV lịch sử ra đời là kết quả vận dụng CNDV vào nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thực tiễn mới của giai cấp vô sản. Với CNDVLS nhân loại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trong nhận thức, cải tạo thế giới. - CNDVBC mang tính thực tiễn - cách mạng, nó hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới: + CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản: Lợi ích giai cấp vô sản phù hợp lợi ích nhân loại tiến bộ, được luận chứng bằng những cơ sở lý luận khoa học => CNDVBC trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản có sự thống nhất tính khoa học và tính cách mạng. + CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới. + CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới: nó xóa bỏ cái cũ lỗi thời, xây dựng cái mới tiến bộ. + CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho mọi hành động. Câu 3 : Anh ( chị) hãy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta? * Cơ sở lý luận: Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau: Khi nhận thức khách thể ( đối tượng ), sự vật,hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện. - Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng. Mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó. - Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “Nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng . - Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày tòan bộ bản chất của mình ra thành các hiện tượng điển hình. Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì bộc lộ ra trước chủ thể. Do đó để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư duy không thể không bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự đóan khoa học…. Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình. Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ thể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những biến đổi, cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu . - Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng và luôn chịu sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác (ý chí,lợi ích, mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) của con người. Ở đây đối tượng, khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ chằng chịt. Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng. Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố quyết định. Còn những hiện tượng tinh thần, tư tưởng được quy định bởi đời sống vật chất của con người và các quan hệ kinh tế của họ nhưng chúng có ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội. Phải coi xã hội là một là một cơ thể sống tồn tại và phát triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy móc. Phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái kinh tế xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó. - Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội ….những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp. * Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét : Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau : - Trong hoạt động nhận thức: Chủ thể phải: Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan . Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm. - Trong hoạt động thực tiễn: Chủ thể phải: Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra . Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí ….tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới . * Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam : Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Cụ thể là : - Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định các đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước . - Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước . - Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau ( lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội ….) thành động lực mạnh mẻ thúc đẩy công cuộc đổi mới . - Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lằm, thất bại trước đổi mới, Đảng ta kết luận :“ mọi đường lối, chủ trương của đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của các yếu tố chủ quan ( tri thức, tình cảm …..) tức phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và thực tiễn: - Coi sự thống nhất giữa tình cảm( nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường ….) và tri thức ( kinh nghiệm dựng nước và giữ nước, hiểu biết khoa học ) là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc đổi mới. Chống lại thái độ ỷ lại, trì trệ, chỉ biết làm theo cách cũ mà không biết dũng cảm làm theo cái mới, biết khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường……phải phổ biến tri thức khoa học, công nghệ hiện đại cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, biết nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. - Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng. Đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đông đảo người Việt Nam chúng ta. Phải nâng cao và đổi mới tư duy lý luận mà trước hết là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan , duy ý chí,lối suy nghĩa và hành động giản đơn, nóng vội theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng mà bất chấp quy luật khách quan, coi thường tình hình thực tế. Câu 3: Đảng ta khẳng định: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Anh chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định đó? Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn. Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước; Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ...) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực, bất chấp quy bluật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo ra những chính sách sai lầm, gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo dài. Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện nguyên tắc khách quan. Vì nguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư duy biện chứng, Vận dụng nguyên tắc khách quan kết hợp với chủ quan trong hoạt động nhận thức sẽ tránh được những sai lầm trong chính sách phát triển đất nước. Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Để làm được điều đó Phải tôn trọng hiện thực kh.quan, tôn trọng vai trò quyết định của VC, tức: + Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiến lược, sách lược phát triển đất nước. + Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (cá nhân – cộng đồng, kinh tế – quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…) để hiện thực hóa chúng. + Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần,...; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới. Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, ph.huy vai trò của các yếu tố chủ quan (tiềm thức, t.cảm, ý chí, lý trí,...), tức phát huy vai trò nhân tố chủ nghĩa trong h.động nhận thức & thực tiễn cải tạo đất nước. Cụ thể: + Coi sự thống nhất nhiệt tình cách mạng và tri thức KH là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc Đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng; Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam,… + Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH & con đường đi lên CNXH). + Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. + Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng; bất chấp quy luật khách quan. Câu 4: Lý luận? Phương pháp? Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp. Phương pháp luận còn được coi như “ một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên - ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực. - Nội dung nguyên lý: + Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. + Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. + Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới. * Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện: - Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải: + Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. + Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định...; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định… + Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định…. Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó. - Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải: + Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật. + Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó. + Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…)của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. + Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật. Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật chứ không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. => Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà còn liên hệ nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa,..) từ các thành phần kinh tế khác, từ các tổ chức, chính trị xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp. Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật. thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. Do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN Lịch Sử Triết Học Câu 1.Các thuyết nhân, lễ, danh - Những nguyên lý đạo đức học thuyết đạo đức Khổng tử là: nhân, lễ, trí, dũng với hệ thống quan điểm CT - XH nhân trị, danh, thượng hiền, quân tử, tiểu nhân Trong phạm trù nhân khổng tử đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất, coi nguyên lý đạo đức quy định tính người từ gia tộc đến xã hội - Theo Khổng tử “nhân có nghĩa nhân đạo, nhân ái, thương yêu người nhân không riêng đức tính mà chung đức tính, người có nhân đồng nghĩa với người hoàn thiện nhất, nên “nhân’ nghĩa rộng đạo làm người Đạo làm người có hàng vạn, hàng ngàn điều lại thể hai mặt sau: + Đối với mình: Người có nhân phải suy nghĩ đắn, sống không làm điều xấu, điều ác, thương yêu người thể thương thân phải tu thân theo tiêu chuẩn: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Ngồi nhân nhiều tiêu chuẩn khác như: trung, hiếu, cung, kính, khoan hồ, cần mẫn, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, tự tách trách người, thận trọng biết yêu người đáng yêu, biết ghét người đáng ghét - Theo Khổng tử người có nhân người trước hết phải làm việc khó sau nghĩ đến việc thu hoạch kết Là người nhân không xa rời nhân dù trước sau bữa ăn nhân đâu phải xa, tính người thiện người quen thói đời, mê vật dục nên thấy nhân xa rời thơi + Đối với người: người nhân người muốn lập thân phải giúp người lập thân, muốn thành cơng phải giúp người thành cơng, khơng muốn đừng làm cho người khác - Như khác với người “bất nhân”, người nhân vui vẻ sống hồn cảnh dù vinh hoa hay đói nghèo, túng thiếu Người có nhân cao đức nhân mình, nhân mà sát thân khơng thể thân mà hại nhân, có đức nhân người tự kiềm chế để tuân theo lễ tiết xã hội - Như đức nhân Nho giáo không thương yêu người mà thực chất đạo làm người, nhân bao quát nhiều tiêu chuẩn đạo đức người có số tiêu chuẩn chưa gọi người có nhân - Nho giáo gọi người có nhân người quân tử để đối lập với kẻ tiểu nhân: kẻ tiểu nhân gặp khó khăn làm bậy, cịn người qn tử gặp khó khăn đón nhận Vì ơng cho có người qn tử làm điều bất nhân khơng có kẻ tiểu nhân có nhân - Như có nhiều hạt nhân hợp lý Nhân KT có nhiều hạn chế: mặt ơng coi đức nhân cần cho người mặt khác ông lại cho người qn tử có nhân cịn kẻ tiểu nhân khơng có đức nhân, thể phân biệt đẳng cấp sâu sắc Vậy người có đức nhân? - Theo khổng tử muốn đạt đến đức nhân phải người có “Trí” Nhờ có Trí mà người sáng suốt minh mẫn để hiểu biết đạo lý, xét đoán việc, phân biệt phải trái, thiện ác Ơng nói: ngừơi có trí mà khơng nhân khơng thể người nhân mà lại mà thiếu trí - Theo khổng tử người muốn đạt nhân có trí thơi chưa đủ mà cần phải có “Dũng” Dũng khơng phải kẻ ỷ vào sức mạnh hành động thiếu xuy nghĩ, mà người nhân có dũng phải người tỏ rõ ý kiến cách cao minh, hành động cách cao vận nước loạn lạc, người cảm dám xả thân nhân nghĩa Phạm trù nhân có nội dung phong phú thâm nhập vào lĩnh vực đời sống xã hội, kết tinh rực rỡ phản ánh rõ nét sắc thái triết học khổng tửm- triết học nhân sinh - Tuy nhiên muốn đạt nhân phải tu thân qua “Lễ”, “Chính Danh” * Lễ: nghi lễ, kỷ cương, phép tắc, quy phạm đạo đức người với người Khổng tử khuyên: người sống phải có Lễ, điều khơng có Lễ khơng xem, khơng nói, khơng nghe, khơng nhìn - Kết luận: Lễ Khổng tử có ý nghĩa quan trọng cho việc tu thân, xem tiêu chí việc đối nhân xử thế, mục đích lễ trì trật tự xã hội, gia đình Tuy nhiên có hạn chế ý đến sáng tạo gười, gò người vào kỷ cương, giáo điều máy móc (đặc biệt phụ nữ với quan niệm tam tịng tứ đức) * Chính danh: làm việc cho thẳng, người có địa vị bổn phận đáng người người sống, xử xự theo cương vị - Trong xã hội Khổng tử trật tự, lễ nghĩa bị đảo lộn, đạo đức xuy vi Để cải biến xã hội khổng tử đưa thuýêt nhân trị, danh định phận.Khổng tử cho vật người xã hội có địa vị bổn phận đáng người ấy, tương ứng với danh định + Chính danh có nghĩa tên gọi, chức vụ, thứ bậc, địa vị người + Chính thực: phận người (gồm quyền lợi nghĩa vụ) Danh thực phải phù hợp với nhau, danh thực không phù hợp loạn danh Danh thực người trước hết mối quan hệ xã hội quy định Và người ln phải trả lời câu hỏi ai?Đặc biệt người làm trị trước hết phải danh - Theo thuyết danh Khổng tử chia xã hội làm mối quan hệ (ngũ luân) gồm: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè - Trong ngũ luân lại có mối quan hệ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ Trong ơng đặc biệt quan tâm tới quan hệ vua - tôi, cha - - Lưu ý: Ktử không bắt buộc người phải phục tùng bề vô điều kiện nội dung trung hiếu nho gia sau mà Khổng tử xã hội danh quan hệ chiều: Qn có nhân thần chung Phụ có từ tử hiếu Với nhiều mối quan hệ khác thay đổi, hiểu lễ biết phải “Định phận” - Định phận tức Phận sự, công việc, lời nói ln phải phù hợp với danh (Phận theo Danh phụ thuộc vào Danh) - Như để XH n bình, nho giáo khơng dùng pháp trị mà dùng đức trị để điều chỉnh guồng máy xã hội Theo Khổng tử dựa vào pháp luật để trị dân, sử dụng hình phạt để chỉnh đốn họ họ tạm thời khỏi bị phạm tội lại khơng có Liêm sỷ dựa vào đạo đức để trị dân, sử dụng lễ giáo để chỉnh đốn họ họ khơng có liêm sỷ mà quy phục Câu 2.Triết học Mặc tử - Mặc Định khoảng 486 - 420 tcn, xuất thân từ tầng lớp người tự Dưới mắt giai cấp thị tộc chủ nô, ông thuộc lớp người tiểu nhân Thời đại ông thời đại chế độ quốc hữu ruộng đất chế độ thị tộc tan rã, chế độ tư hữu phát triển, thành thị ngày phồn vinh, dân tự thợ thủ cơng ngày có vị trí kinh tế đáng kể xã hội, họ có nhu cầu giải thể chế độ cũ, tự cạnh tranh làm giầu, tham gia quyền Tư tưởng Mặc định học phái Mặc gia phản ánh nguyện vọng dân tự do, sản xuất nhỏ Thuyết kiêm (CT - XH) - Xuất phát từ lập trường người lao động, giai tầng lên học thuyết trị - xã hội ơng có nhiều điểm tiến dù nhiều ảo tưởng dt Ông cho Trời muốn người thương yêu nhau, làm lợi cho nhau.Cho nên ông chủ trương Kiêm - Kiêm ái: Kiêm nghĩa, nhân, nhân nghĩa làm lợi cho người, yêu người không phân biệt sang - hèn, thân -sơ, thứ - bậc - Để giải thích tính đúg đắn lợi ích kiêm Mặc tử đưa thuyết tam biểu Theo ơng muốn ngơn luận, xuy nghĩ xác phải vào ba biểu là: Gốc, Nguyên, Dụng + Gốc: lấy ý chí trời, quỷ thần, thánh vương xưa làm điểm xuất phát + Nguyên (nguồn): phát thực tế khách quan (dò xét thật trước tai, mắt thiên hạ) + Dụng: thực hành cơng việc có lợi cho dân, cho nước - Từ chỗ phân tích Tam biểu, lấy cơng lợi làm cứ, tiêu chuẩn cao để xem xét thẩm định giá trị Kiêm Biệt - Mặc tử khẳng định Kiêm đúng, mang lại lợi lớn cho ngườilà trái, gieo tai hoạ lớn cho thiên hạ - Vậy vai trò Kiêm gì? Kiêm đạo thánh nhân, gốc moị đức người, bậc vương cơng đại phu nhờ mà u, ăn măc mn dân nhờ mà no đủ Cho nên bậc qn tử khơng xét kỹ đức Kiêm mà thi hành Thi hành vua chúa có lịng huệ, làm bề tơi có lịng trung, làm cha mẹ có lịng từ, làm anh có lịng thương em, làm em có lịng kính anh - Từ chỗ lợi Kiêm ái, ông chủ trương dùng sức mạnh nhà nước, thể chế xã hội khiến người thực Kiêm nguyên tắc “Thượng đồng” - Để thực Kiêm ông đưa nguyên tắc sau: + Thượng đồng: theo ông thượng đồng phải hiếu trên, phục tùng tuỵệt đối mệnh lệnh trên, thống tư tưởng hành động nngười xh, đồng cao nhất, phục tùng ý trời, thực kiêm ái, + Thượng hiền: Coi trọng người hiền tài, + Tiết dụng: phải tiết kiệm tiêu dung, + Tiết táng: tiết kiệm ma chay, + Minh quỷ: chứng mminh có quỷ thần, + Phi nhạc: không mở lễ hội xa đoạ, vô dụng, + Thiên chí: ý chí trời yêu thương người nhau, + Kiêm ái:yêu thương người nhau, + Phi công: không đánh nhau, phản đối chiến tranh, + Phi mệnh: phản đối mệnh trời - Đây mâu thuẫn tư tưởng Mặc tử, mặt ông cho trời quy đinh tất cả, mặt khác ông phản đối mệnh trời.Theo quan điểm ông 10 điều trên, gốc lễ kiêm phi cơng Ơng giải thích: thiên hạ hỗn loạn, nhân dân khốn khổ quan hệ xã hội, người đối xử tốt vơi nhau, yêu thương nhau, chiến tranh xã hội phát triển (thể mối quan hệ kinh tế với trị) - Như mục đích cuối Kiêm làm lợi cho thiên hạ trừ hại cho thiên hạ Ơng phản đối Phi cơng ơng phân biệt rõ lên án chiến tranh phi nghĩa, ủng hộ chiến tranh nghĩa, theo ơng chiến tranh nghĩa cần làm nên làm - Với khát vọng bình đẳng, phản đối chiến tranh phi nghĩa tư tưởng ơng cịn mang tính chất ảo tưởng tâm - Mặc tử phủ nhận quan điểm nhân, nghĩa, danh, định pphận, thương yêu người thân khổng - Mạnh Ông phủ nhận quan điểm chia xã hội thành quân tử- tiểu nhân Quan điểm đức trị Mặc tử xuất phát từ người lao động, Khổng - Mạnh lại đứng tầng lớp trên, bảo vệ cho tầng lớp Câu 3.Pháp gia triết học Hàn phi tử - Trong lịch sử tư tưởng TQCĐ, Pháp gia mà đại biểu xuất sắc Hàn phi tử, giữ vai trò đặc biệt thống đất nước phất triển xã hội.Nếu nho gia lấy: nhân, nghĩa, lễ…Mặc gia lấy kiêm để trị nước, đạo gia lấy “vơ vi nhi trị” , pháp gia đề cao pháp luật phép trị nước - Pháp gia trường phái triết học có ảnh hưởng lớn đến nghiệp thống tư tưởng, trị xã hội trung quốc mà người đại biểu Hàn phi tử - Hàn phi tử khoảng 280 - 233 tcn, xuất thân từ gia đình quý tộc, người nước Hàn ông đề cao phép trị quốc pháp luật, người có tư tưởng vật tiêu biểu thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc - Thời kỳ xuân thu chiến quốc thời kỳ chuyển biến từ HTKTXH nô lệ suy tàn chuyển sang HTKTXH phong kiến, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi Để cải biến xã hội trường phái triết học khác đưa phương pháp khác nhau.Pháp gia coi hình pháp cơng cụ quan trọng cho ổn định chế độ xã hội củng cố chế độ phong kiến chuyên chế Trung Quốc a) Quan điểm giới - Vận dung thuyết đạo lý vào phép trị nước theo ông Lý thay đổi, phương pháp trị nước, cải cách chế độ xã hội tất yếu, phương pháp pháp trị - Hàn Phi Tử cho ngày “Lý” (tức thời thế, hồn cảnh) thay đổi phép trị nước viện dẫn theo “đạo đức” Nho gia, “Kiêm ái” Mặc gia trước nữa, mà hoàn cảnh (vương đạo suy vi, đát nước loạn lạc cần dùng pháp trị) b) Quan điểm lịch sử - Hàn Phi Tử cho lịch sử xã hội ln ln q trình tiến hố khơng ngừng, khơng có chế độ xã hội vĩnh viễn tồn tại, ông chia lịch sử xã hội thành ba thời kỳ lớn, tương ứng với trình độ phát triển định sức sản xuất: thời kỳ Cổ đại, Trung đại Hiện đại - Theo HPT lịch sử phát triển thời kỳ không giống chúng luôn nảy sinh vấn đề biện pháp trị sử dụng thời kỳ không giống ông nói: “Không có thứ pháp luật với thời đại.” c) Quan điểm chất người - Kế thừa phát triển học thuyết tính ác Tuân Tử, HPT cho rằng, người sinh có tính ích kỷ, vụ lợi, theo ông kẻ thống trị nhà nước phải vào tâm lý để vạch pháp luật - Xuất phát từ luận điểm: lợi ích vật chất sở tất xã hội hành vi người, HPT cho rằng: “con người sinh vốn tham dục, vụ lợi, thích điều lợi tìm nó, ghét hại tránh nó” d Đạo trị nước - Nội dung tư tưởng pháp trị HPT tổng hợp “Pháp”, “Thế” “Thuật” Trong Pháp nội dung sách cai trị, Thế Thuật phương tiện để thưc sách + Pháp: pháp luật, pháp lệnh quốc gia, tiêu chuẩn khách quan để vào luân công, luận tội, phải trái, sai - Nội dung chủ yếu pháp luật thưởng phạt, HPT gọi hai địn bẩy tay vua để giữ vững quyền Ơng phê phán sách “Chỉ phạt tội mà không thưởng công Thương Ưởng cho rằng: “Cần phải thực toàn diện hai mặt: “Thưởng phạt” (khuyến khích răn đe) Ơng nói: “Thưởng mà hậu, điều muốn cho dân làm, dân mau mắn mà làm, phạt mà nặng, điều ghét cấm đốn, dân mău mắn mà tránh” Thậm chí HPT cịn chủ trương: “Thưởng thật hậu, phạt thật nặng” Bởi thưởng hậu không để thưởng cơng mà cịn để khuyến khích dân chúng, phạt mà nặng, để phạt kẻ gian, mà để ngăn chặn kẻ bậy nước.Khi ta ngăn chăn hết kẻ bậy nước rồi, cịn hại cho dân đâu” - Cùng với việc thưởng hậu, phạt nặng, ơng cịn chủ chương, người bình đẳng trước pháp luật - Mục đích pháp, theo HPT để cứu loạn cho dân chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn át kẻ yếu, đám đông không hiếp áp số ít, người già hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ côi nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua thân nhau, cha bảo vệ nhau, không lo bị giết cầm tù - Với nội dung mục đích trên, Pháp xứng đáng tiêu chuẩn khách quan để phân định Danh phận Hình pháp, phán xét phải trái, tốt xấu, thiện ác…Luật pháp mà rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh, làm cho nhân tâm, vạn quy mối, trăm chế độ lấy Pháp làm chuẩn Vì Pháp trở thành gốc cuả thiên hạ, có tác dụng khuyến khích điều thiện, trừng trị, ngăn đe, phịng ngừa điều ác.ở Pháp có ý nghĩa giáo dục đạo đức định - Cùng với Pháp “Thế” yếu tố khơng thể thiếu Pháp trị Muốn có luật pháp rõ ràng, minh bạch, phải ban bố khắp thần dân dân tuyệt đối tơn trọng thi hành cần phải có “Thế” - Thế: vị, lực, quyền uy địa người cầm đàu thể (Vua), vua có quyền vạn năng, địa vị, quyền uy độc tôn, gọi “Tôn quân quyền” mà thiết người phải phục tùng theo - Thế không quyền hành, địa vị Vua, mà sức mạnh dân, đất nước xu lịch sử (vận nước) “Thuật”theo HPT cách thức, phương pháp mưu lược, thủ đoạn, cách dùng người việc tuyển người, giao việc xét đoán svt, việc… mà nhờ pháp luật thực hiện, nhà Vua trị quốc, bình thiên hạ - Nhiệm vụ chủ yếu thuật cai trị phân biệt rõ quan lại trung thành tận tâm với quan lại xu nịnh, thử lựC họ, kiểm tra công trạng sai lầm họ với mục đích tăng cường máy cai trị sở luật pháp chế độ chuyên chế - Ngoài “Thuật” thể thuật dùng người, nguyên tắc thuật dùng người là: Chính danh, hình danh, hay thực danh (tức theo danh mà trách thực) Kl: Như Pháp gia trường phái triết học lớn Trung quốc cổ đại, chủ trương dùng luật lệ, hình phạt để điều chỉnh hành vi người làm công cụ cho phát triển đời sống xã hội Trung quốc Pháp gia tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc vũ khí tinh thần để nhà Tần thực công thống Trung quốc, thiết lập chế độ phong kiến TƯ tập quyền Câu 4.Phật giáo (Đạo phật) Đạo phật đời vào kỷ thứ VI TCN ÂĐ vùng đất thuộc Nêpan ngày Đây thời kỳ phát triển cực thịnh đạo Balamon mặt tôn giáo lẫn vị trí trị - xã hội Dân cư xã hội ÂĐCĐ lúc chia thành đẳng cấp… Sự đời đạo phật gắn với tên tuổi người sáng lập thái tử Cồ đàm Tất đạt Đa (Siddharta Gautama) sinh năm 563 TCN, vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ chân núi Hymalaya - miền đất bao gồm phần miền nam nước Nêpan phần ÂĐ ngày Là nhân vật có thật lịch sử, sau ơng tôn xưng với nhiều danh hiệu (10) danh hiệu khác (Như lai, phật tổ, Đức tôn, bụt… phổ biến Thích ca mầu ni (nghĩa bậc hiền giả dòng Sukya) Đạo phật đời, thực tế phủ nhận chế độ Balamon Giáo lý đạo phật sâu sắc, hấp dẫn đề cao bình đẳng, hướng tới giải thốt, lễ nghi đơn giản, không tốn đạo Balamon, nên nhanh chóng thu hút tín đồ Năm 483 TCN, lúc 80 tuổi Phật tịch Chúng ta nghiên cứu đạo phật phương diện: TGQ - NSQ *) Nhân sinh quan Nội dung chủ yếu triết học Phật giáo quan niệm nhân sinh - đạo đức Đây nét đặc thù triết học phương đông Sinh phong trào chống lại chế độ đẳng cấp thời ÂĐCĐ, phật giáo quan tâm đến số phận người, mong muốn tìm kiếm đường giải thoát khổ đau đời Triết lý giải thoát phật giáo tập trung thuyết “Tứ diệu đế” (khi thực diệu đế giải thốt) Khổ đế - Dukkha (chân lý nói khổ) Dukkha tiếng Phạn có nghĩa là: đau khổ, đau đớn, buồn, cực Tương phản với chữ Sukkha có nghĩa hạnh phúc Dukkha diệu đế cịn có ý nghĩa sâu sắc là: Bất tồn, Vơ thường, Trống rỗng, Giả tạm Thuyết nêu nỗi khổ đời, bao gồm nỗi khổ: Sinh khổ: khổ sinh đời, Lão khổ: khổ già, Bệnh khổ: khổ bệnh, Tử khổ: kkhổ chết, Thụ biệt khổ:Yêu mến mà phải xa nhau, Oán tăng hộii khổ:oán giận mà phải gần nhau, Sở cầu bất đắc khổ:mong muốn không đạt được, Ngũ thụ uẩn khổ: khổ tồn thân xác Mặc dầu sống khổ đau, khơng nên buồn sầu, ốn giận hay thiếu kiên nhẫn Con người cần hiểu rõ vấn đề khổ đau phát sinh nào, xua đuổi nó, tuỳ theo mà hành động với thông minh kiên nhẫn, nghị lực, để vui vẻ thoát hồn nhiên, sung sướng vui hưởng hanh phúc, Khi lý giải nguyên nỗi khổ, phật giáo cho mê chất người, khơng nhận thức biến ảo vô thường, vô định vạn vật thừơng hằng, chân thực, người ta lầm tưởng ta nên ta khát tham vọng, hành động chiếm đoạt nhằm thoả mãn ham muốn dục vọng đó, tạo nhiều kết gây nên nghiệp báo, mắc phải bể khổ triền miên không dứt, mà mắc vào chi phối luật nhân duyên chịu nghiệp báo kiếp luân hồi (Luân: bánh xe; hồi:xoay tròn) Nhân đế (tập đế) Nói lên nguyên nhân tạo nỗi khổ Theo phật giáo nguyên nhân tạo nỗi khổ nhiều khơng phải tìm đâu xa, mà tìm thân mình.Có thấy ngun nhân diệt khổ.ở phật giáo đưa 12 nguyên nhân: “Thập nhị nhân duyên”: Sinh – lão - tử kết cuối trình, đồng thời nguyên nhân vịng ln hồi mới.Trong 12 ngun nhân dục vơ minh nhất, tạo nghiệp trướng người Vì dục vọng mà dẫn đến tham lam, tham lam cố tranh giành không nên sinh giận dữ, giận ngu muội (cả giận khơn) dẫn đến khổ Như ham muốn có gốc rễ từ tam độc gồm: tham (lòng tham vị kỷ); sân (sự giận dữ); si (sự mê muội) ý chí dục vọng, lòng ham muốn, lòng khát khao tồn tiếp tục tăng trưởng, không đi, dừng lại chết thân xác mà tiếp tục biểu hình thức khác, phát khởi tái sinh gọi luân hồi Còn khao khát trở thành vịng ln hồi cịn tiếp tục, chấm dứt nhờ trí tuệ thấy rõ thực tại, chân lý, niết bàn Diệt đế (là chân lý nói lối cho khổ đau) Khi tìm đường, nguyên nhân nỗi khổ diệt nỗi khổ người đạt tới cảnh chí niết bàn, nơi người khơng có ham muốn dục vọng, người tự tự tại, sung sướng vô biên, bất sinh, bất diệt Muốn diệt trừ nỗi khổ, phải diệt cội gốc lịng khao khát hay tham Niết bàn tuyệt đối không bị giới hạn, diệt tắt ham muốn, vọng tưởng, hận thù…Người chứng ngộ chân lý niết bàn người nhiều hạnh phúc trần gian, người thoát khỏi mặc cảm ám ảnh, phiền lão, lo âu, sức khoẻ, tinh thần thoải mái, không tiếc khứ, không mơ mộng tương lai, họ phục vụ người khác sạch, khơng nghĩ mình, không vụ lợi Đạo đế (là chân lý đường diệt khổ) Bao gồm đường (bát đạo) thực bát đạo tâm tư n tĩnh, lịng sáng suốt bình thản Bát đạo phật giáo khơng có thần bí cả, khơng cầu cạnh đến thần linh mà dựa vào nỗ lực thân mình.Khi đạt đường tu luyện người vươn tới bậc tam học gồm: + Giới: giới luật:giữ cho thân tâm tịnh, + Định: thiền định, tĩnh tâm, sức mạnh tâm không bị ngoại giới làm xáo động + Tuệ: tịnh tâm trí tuệ phát sáng Như Đạo đế tự kỷ luật thân xác, lời nói ý nghĩ, sư tự phát triển tự lọc.Nó khơng dính líu tới đức tin, thờ phụng nghi lễ.Bát đạo đường chân dẫn tới chân lý tối hậu, dẫn đến tự hoàn toàn, hạnh phúc bình an nhờ hồn thiện đạo đức, tâm linh trí tuệ = Tóm lại: - Ưu điểm: tiếng nói phản kháng chế độ dẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo chế độ bất cơng địi tự bình đẳng, nêu lên khát vọng giải người khỏi nỗi khổ đời, khuyên người sống từ bi bác đạo đức - Nhược điểm: + Luận thuyết nhân sinh quan đường giải cịn mang nặng tính bi quan yếm thế, coi chất sống bể khổ + Khi nói nguyên nân nỗi khổ người lại bó hẹp tâm sinh lý cá nhân riêng lẻ, không đề cập mức đến nguồn gốc xã hội (khổ chậm tiến, khổ chiến tranh phi nghĩa, khổ áp bóc lột xã hội có đối kháng giai cấp…) Vì đề cập đến vấn đề giải thốt, giải phóng người phật giáo lại không đề cập đến vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội + Phật giáo coi sinh đầu khổ, biết khổ quan niệm trái với nhân sinh mà cịn trái với nhân tính người (với hạn chế phật giáo thể tư tưởng tâm lịch sử - xã hội Câu 5.Thuyết Âm dương - Ngũ hành Thuyết âm dương ngũ hành đời khoảng cuối thời chiến quốc, nội dung thuyết phản ánh quan niệm chất phác giới tự nhiên, thể tư tưởng biện chứng sơ khai người trung quốc cổ đại nguồn gốc trình phát triển tự nhiên – xã hội - tư Lý luận âm dương ngũ hành sở cho khoa học, có ảnh hưởng sâu sắc đến tường phái cá nhân vật lẫn tâm Thuyết Âm dương - Âm: bóng tối, giống cái, thụ động, khí lạnh, ẩm ướt - Dương: ánh sáng mặt trời, giống đực, khôn ngoan, rắn rỏi - Âm Dương gọi hai thái cực tồn mọt vật, chúng huỷ thể (tiêu diệt nhau) mà chúng tồn tong mối quan hệ tương quan quy định chế ước lẫn nhau, điều kiện tồn vật, động lực vận động phát triển -  D hai mặt đối lập khơng có âm dương mà vật có hai mặt đối âm có dương, dương có âm, ln ln tương tác chuyển hoá lẫn Hai mặt  - D vừa đơí lập vừa thống nhất, vừa bao hàm vừa tương tác lẫn “Dương quái đa âm, âm quái đa dương” có mặt dương có mặt âm ngược lại -  D tồn tất vật từ nhỏ đến lớn nhất, từ vơ hình đến hữu hình, từ đơn giản đến phức tạp, từ giới tự nhiên đến xã hội, vừa biến dịch vừa bất dịch, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đơí lập mà hài hoà như: nhu - cương, động- tĩnh, sáng - tối, ngày - đêm, đồng hoá - dị hoá, giống đực - giống cái, cha - con, chồng - vợ, vua - tơi, hưng - vong, - tà, hàn- nhiệt, khí - huyết… - Như theo âm dương gia quy luật phổ biến tát yếu chi phối biến đổi thực tác động hai lực vật chất vũ trụ  D ÂD giao cảm tạo 10 trời đất vạn vật Đó cội nguồn, đạo sinh trời đất, bốn mùa, yếu tố vũ trụ Thuýết ngũ hành - Là phạm trù triết học mang tính khái quát, trừu tượng người trung quốc cổ đại nhằm giải thích giới, giải thích q trình biến hố vạn vật vũ trụ Nó đánh dấu bước phát triển sơ khai tư triết học nhằm thoát khỏi chi phối tư tưởng tâm tôn giáo gọi thượng đế, quỷ thần thống trị đời sống xã hội Đó cội nguồn CNDV tư tưởng biện chứng lịch sử tư tưởng trung quốc - Ngũ hành hiểu yếu tố vật chất hay thứ vũ khí vũ trụ vạn vật gồm: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ Năm thứ vật chất quy định tính chất chủng loại, nguồn gốc vạn vật giới tự nhiên - Theo Âm dương gia yếu tố ngũ hành có tính chất, đặc trưng riêng - Ngũ hành khơng biểu tượng tự nhiên mà cịn biểu lực, tính chất người mối quan hệ xã hội Trong đó: Dáng mạo phải kính cẩn Thuyết ngũ hành cho yếu tố ln chuyển động có quan hệ tương tác, thâm nhập chuyển hoá lẫn hệ thống ảnh hưởng tương sinh tương khắc + Ngũ hành tương sinh trình yếu tố ngũ hành liên hệ, tác động thâm nhập chuyển hoá lẫn nhau, làm nảy sinh Sự biến chuyển khơng ngừng có tính tuần hồn vũ trụ + Ngũ hành tương khắc: Là trình yếu tố ngũ hành đối lập, liên hệ, ràng buộc chế ước lẫn Kết luận: Thuyết âm dương ngũ hành nhà tư tưởng vật sử dụng phổ biến chất phát mộc mạc thể tính vật quan niệm giới có ý nghĩa lớn việc chống lại chủ nghĩa tâm Họ đưa quan điểm có tính biện chứng để chứng minh giới vận đọng biến đổi khơng ngừng Tuy nhiên trình độ tư duy, KHTN chưa phát triển nên nhà tư tưởng không chứng minh phát triển vận động lên giới vật, họ cho biến đổi có tính tuần hồn lặp lại Câu 6.Heraclit (544-483tcn) Xuất thân gia đình chủ nơ q tộc thi Êphedơ, thuộc vùng Iơni- trung tâm văn hố lớn Hylạp cổ đại ơng từ bỏ sống giàu có để sống sống nghèo khó, đơn độc, ẩn dật núi.ông coi đại biểu vĩ đại chủ nghĩa vật PBC (với nghĩa học thuyết vận động, biến đổi vật tượng)trong giai đoạn 11 dầu triết học HLCĐ Các tài liệu lưu giữ cho thấy ơng có tác phẩm tự nhiên gồm phần: vũ trụ, nhà nước, thượng đế…những tác phẩm ông thường viết văn xuôi, ngôn ngữ sáng khúc triết ông thường dùng cách ngôn, ẩn dụ khiến số người đương thời thấy khó hiểu nên họ nói triết học ơng triết học “Tối nghĩa” Trong nói đóng góp đặc sắc triết học ơng PBC Ông nhà sáng lập chủ nghĩa Mác coi nhà sáng lập PBC thời cổ đại a) Quan điểm vật ông giới Hêraclits giải đắn quan niệm vật VĐCBCTH, mối quan hệ tồn tư Ông cho giới vật chất vật chất sinh ra, GTN bắt nguồn từ thân tự nhiên Không phải thần thánh, người sáng tạo giới vật chất Trong yếu tố vật chất sinh dạng vật chất khác, theo ơng, lửa Ơng lí giải lửa sở thực thứ sinh trở với lửa, lửa nguyên vật chất, nguyên tố vật chất dạng vật chất.Toàn giới, hay theo cách gọi ông vũ trụ, tồn ý thức người, sản phẩm biến đổi lửa Dưới tác động lửa, đất trở thành nước, nước thành khơng khí Như từ lửa tác động lửa mà vật chất chuyển hoá thành thể hơi, thể lỏng, thể rắn dạng vật chất lại chuyển hoá theo đường ngược lại, quay trở với lửa - Theo ông tuỳ theo độ lửa (nhiệt độ) mà vật chuyển hoá từ trạng thái sang trạng thái khác theo hai cấp độ (2 đường) + Con đường lên (con đường thượng): Lửa sinh đất (thể rắn), đất lại sinh nước (thể lỏng), nước lại sinh khơng khí (thể hơi) trở với lửa + Con đường xuống (con đường hạ): lửa - thể hơ i- thể lỏng - thể rắn - trở với lửa Đây đường tạo nên yếu tố vật chất từ hình thành nên vật tượng Ơng khẳng định: Vụ trụ khơng tạo mà lửa sống động, vĩnh viễn bùng cháy lên tắt theo quy luật ví tồn vụ trụ tựa lửa bất diệt ông tiếp cận với quan niệm vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn bất diệt giới Nếu Talet coi nước khởi nguyên, thực thể sinh ơng hiểu khởi ngun theo trình độ cao hơn, coi lửa không thực thể sản sinh vật mà khởi tổ thống trị tồn giới Như vậycũng Talét, Anaximen, ơng nhà triết học vật, coi vật chất tính thứ nhất.Thế giới vật chất hình thành từ ngun thể vật chất.Nhưng ơng cịn xa vị tiền bối PBC Ông nhà biện chứng lịch sử giới, ơng người sáng lập PBC Lênin đánh giá PBC ơng: “PBC hồn tồn khách quan, coi nguyên lý tất tồn tại”(LNTT Tập 29.tr 277) 12 b Phép biện chứng Vậy phép biện chứng gì?Và phép biện chứng phát triển qua giai đoạn? Cùng với giới quan DV ơng có quan niệm đặc sắc PBC.Ơng nêu rõ nét tính thống vũ trụ Theo ông vũ trụ thống lửa nhất, thống giống khói thuốc lan toả hương thơm với nồng độ khác từ điếu thuốc Có thể nói tồn tư tưởng PBC ơng thể rõ học thuyết “dòng chảy phổ biến” Khi nói Hêraclits liên tưởng tới câu nói bất hủ ơng: “Chúng ta khơng thể tắm hai lần dịng sơng” Với câu nói ơng muốn khẳng định rằng:mọi svht vận động, khơng có tồn cố định Theo ông, svht giới luôn trải qua q trình sản sinh huỷ diệt, khơng có svht bất động, bất biến cả.Tất nằm q trình vận động, biến đổi, chuyển hố lẫn Ông so sánh vận động biến hoá vật diễn tiến dịng sơng kết luận rằng: “thế giới dịng sơng khơng ngừng trơi thứ dịng sơng trơi khơng ngừng” Vậy vận động gì?nguồn gốc vận động? Ơng cịn nêu đoán thiên tài quy luật thống đấu tranh mặt đối lập.Theo ông, vũ trụ thể thống lịng diễn đấu tranh vật tượng đối lập Ông cho rằng, giới thực nhất, đồng thời bội đa.Từ quan niệm ông tiến đến trình độ khái quát triết học cao hơn, trừu tượng thống mặt đối lập vật.Theo ông đồng tồn khác biệt.ở Lênin rõ Hêraclits nhà triết học cổ đại nêu vấn đề phân đôi đơn nhất, nhận thức phận mau thuẫn nó, chuyển hoá từ mặt đối lập sang mặt đối lập khác Như vậy: tư tưởng biện chứng ông cịn thể chỗ ơng nêu lên tồn phổ biến mâu thuẫn vật tượng Ông coi vật thể thống đấu tranh mặt đối lập đấu tranh mặt đối lập nguồn gốc vận động phát triển Khi nói đồng mặt đối lập theo ông mặt đối lập giả định lẫn khơng thể có thiếu nhau: ngày đêm, thiện ác… Sự trao đổi, chuyển hoá mặt đối lập theo ông phải thông qua xung đột, qua đấu tranh Nhờ đấu tranh mà có tượng vật đi, vật khác đời.Điều làm cho vũ trụ thường xun phát triển, trẻ khơng già Ơng diễn đạt quan điểm 13 ẩn dụ: “Chiến tranh cha tất cả, ơng hồng tất cả” Đấu tranh vương quốc cái, quy luật phát triển vũ trụ Nhật xét tư tưởng ông Ăngen nhận xét rằng: “đây giai đoạn chứa đựng mầm mống triết học sau này” - Theo Hêraclits, vận động phát triển không ngừng giới vật chất quy luật khách quan (ông gọi Lôgos) quy định không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan người Theo ơng lơgos vốn có vũ trụ khơng phải nằm bên ngồi, lơgos lửa.Vì lơgos vũ trụ hiểu lửa vũ trụ - Theo Hêraclit lôgos hiểu theo hai quan điểm: +Lôgos khách quan: quy luật bất biến vĩnh vũ trụ, giới hạn hay độ mà vật biến đổi tuân theo (là quy luật khách quan) +Lôgos chủ quan: phản ánh lôgos khách quan, từ ngữ, lời nói, tư tưởng, học thuyết coi chuẩn mực hoạt động nhận thức người Chính ơng coi vận động phát triển giới quy luật kq quy định ông khuyên người ta nên lắng nghe tự nhiên, hành động cho phù hợp với quy luật tự nhiên - Như tư tưởng biện chứng ơng cịn thơ sơ, chất phác, tinh thần biện chứng thể câu châm ngôn, cách ngôn, chưa thể dạng nguyên lý, phạm trù, quy luật…nhưng hình thức lịch sử phép biện chứng vật Ănghen tác phẩm chống Đuyrinh nhấn mạnh: “Khi dùng tư để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người, hay hoạt động tinh thần thân trước nhất, thấy tranh chằng chịt vô tận mối liên hệ tác động qua lại khơng có đứng nguyên, không thay đổi, mà tất vận động, biến đổi, phát sinh Cái giới ban đầu, ngây thơ, xét thực chất giới quan nhà triết học hy lạp cổ đại lần Hêracit trình bày cách rõ ràng: vật tồn đồng thời lại không tồn tại, vật trơi đi, vật khơng ngừng thay đổi, vật không ngừng phát sinh diệt vong” Câu 7.Đêmôcrits (460- 370 tcn) Là nhà triết học vật lỗi lạc theo đường lối nguyên tử luận Hylạp cổ đại, (là học trò Lơxip) người C.Mác coi là: “Một óc bách khoa người Hylạp”cổ đại Ông sinh gia đình giàu có, kế thừa gia tài lớn khơng dùng vào việc kinh doanh làm giàu mà chu du khắp đất nước khoảng năm, ông đến cập, Babilon, ấn độ, tìm hiểu tiếp xúc với tri thức khoa học, triết học phương đông cổ đại Ông hiểu biết nhiều mặt thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, đạo đức học, tâm lý học, tốn học, sinh vật học, vật lý học, ngơn ngữ học, kỹ thuật âm nhạc… Nhiều nhà nghiên 14 cứu ông cho ông viết tới 70 tác phẩm lĩnh vực Aritstôts nhận xét “ông người điều khiển tư lĩnh vực” a) thể luận Theo ông: nguyên giới bao gồm yếu tố: nguyên tử (tồn tại), chân không (không tồn tại), thống tồn khơng tồn sở giải thích hình thành tồn SVHT giới Cụ thể: + Nguyên tử hạt vật chất nhỏ nhất, phân chia, không màu sắc, mùi vị, âm thanh, không khác chất mà khác hình thức, trật tự, tư …là khơng thể cảm nhận, bị tước đặc tính cảm tính Các nguyên tử liên kết với tạo vật, tách rời vật đi, bị tiêu diệt Sự đa dạng vật đa dạng nguyên tử kết hợp chúng cấu tạo nên Sự thay đổi vật thể, tượng thay đổi ngun tử (vị trí, hình thù, trật tự, độ lớn…) quy định Vậy nguyên tử vận động khơng? - Theo ơng vận động thuộc tính nguyên tử, vận động nguyên tử làm cho vật luôn vận động Chúng vận động khơng đâu khác ngồi khơng gian Vận động có tính vĩnh cửu khơng sinh ra, không cần tiền định Vậy để nguyên tử vận động cần điều kiện gì?Đó chân không, chân không điều kiện thiếu cho nguyên tử vận động - Chân không khoảng không gian trống rỗng, theo ông chân không cần thiết nguyên tử, nhờ nguyên tử vận động tất đặc sệt nguyên tử khơng vận động Khác với ngun tử có hình dáng, kích thước cịn chân khơng vơ tận khơng có hình dạng = Sự thống tồn không tồn mặt đối lập tạo nên sở toàn SVHT giới - Nguyên tử chân không đối lập nhau: + Khoảng không: thiếu kết cấu bền vững, thống nhất, vô định, bất động + Tồn tại: có tính chất bền vững, đa dạng, xác định, vận động ông không dừng lại dạng Vc mà hai mặt đối lập tồn không tồn tại, nhiên so với triết học Mác cịn mang tính chất học Nguyên tử sở tạo nên màu sắc: chẳng hạn, ngun tử hình trịn, vận động nhanh tạo nên màu đỏ; ngun tử cong queo, xù xì khơng tạo nên màu đen, màu xanh nguyên tử tạo màu đỏ tạo nên khác trật tự, vị trí… 15 Đứng quan điểm đại, ơng có thiếu sót coi ngun tử nhỏ nhất, không phân chia được.Quan điểm siêu hình kéo dài đến tận kỷ thứ 17, 18, tạo phương pháp tư siêu hình, khắc phục phát điện tử vào cuối kỷ 19, đầu 20 lý thuyết vũ trụ Lý thuyết xây dựng sở lý luận nguyên tử cấu tạo vật chất, thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát có ý nghĩa đặc biệt LSTH - Theo ông vũ trụ vô tận, cấu thành từ giới Sự xuất tiêu diệt vô số giới vũ trụ tất biến đổi xẩy kết hợp khác nguyên tử vận động chân không tuân theo tính tất nhiên GTN Lý thuyết sống người Ơng có quan niệm vật sống, giản đơn, thô sơ - Ông phê phán quan điểm cho người, sống thần thánh sinh Theo ông sống kết biến đổi thân tự nhiên, hình thành từ vật thể ẩm ướt, tác động nhiệt độ Cụ thể theo ông có mơi trường làm nảy sinh sống nước bùn: sinh vật xuất sống nước, đến sinh vật có sống mặt đất Trải qua trình lâu dài từ sinh vật không chân, không tay, đến sinh vật chân, chân, có tai, có mắt, đến người Con người ơng có trí tuệ, có tư Theo tính người học làm tất Đơi tay, trí tuệ, linh hoạt người giúp việc đắc lực cho người Con người, theo ông phải biết sống vừa đủ, mực, phải biết tu dưỡng để tâm linh trở nên khiết - Con người theo ông gồm thể xác linh hồn, thể xác linh hồn không Linh hồn người nguyên tử hình cầu, nhỏ, vận động với tốc độ nhanh sinh nhiệt làm cho thể hưng phấn vận động Khi nguyên tử ngừng hoạt động linh hồn khơng cịn Linh hồn quan cảm giác tư người Rõ ràng ông có quan niệm vật người, quan niệm ơng cịn máy móc, siêu hình, lẽ, ông đồng linh hồn (ý thức) với nguyên tử (vật chất) =Tóm lại:Những phán đốn ngun tử cịn hạn chế (hạt vật chất có kết cấu đơn giản, phân chia được), ông khẳng định chất giới vật chất, vũ trụ vô cùng, vô tận Hơn nữa, ơng chưa giải thích ngun nhân vận động nguyên tử ông gắn vận động với ngun tử có vơ cùng, vơ tận ngun tử.Đó đóng góp quan trọng phát triển khoa học tự nhiên 16 triết học Chính quan niệm vật vô thần ông bị kết án người Hylạp phủ nhận thần linh bị trục xuất khỏi q hương ơng Lý luận nhận thức Ơng có cơng đưa nhận thức lên bước khác với nhiều nhà triết học trước phủ nhận vai trị nhận thức cảm tính, tuyệt đối hố vai trị nhận thức lý tính Theo ơng nhận thức người ta bắt nguồn từ cảm giác, nhờ vật tác động vào giác quan mà ta có cảm giác chúng, cảm giác có nội dung chân thật không đầy đủ, không sâu sắc Nó phản ánh vỏ bề ngồi vật, chưa phản ánh chất vật (tức nhận thức nguyên tử chân không) Muốn nhận thức nguyên tử chân không người ta phải biết quy nạp, so sánh, phán đốn, có nghĩa phải có nhận thức lý tính Vì ơng chia nhận thức thành dạng: - Nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính) giác quan đem lại nhằm hiểu biết bên vật: mầu sắc, mùi vị, âm thanh…Theo ông: + Vị giác nguyên tử quy định + Về xúc giác chủ yếu ông đề cập tới nóng lạnh Nguồn gốc nóng lạnh theo ơng ngun tử hình trịn vận động liên tục tạo nên Trong trình lạnh, nguyên tử thoát khỏi vật thể, vật thể bị làm đặc dần vào, dẫn tới khơng cịn khoảng khơng trống rỗng Do nguyên tử không vận động Những vật ấm nguyên tử nhọn, xắp xếp tạo nên Những vật lạnh ngược lại + Nguồn gốc thính giác đậm đặc khơng khí tạo Âm tăng lên khơng khí đậm đặc lại với sức mạnh chuyển dần vào bên Âm tác động vào toàn thân chủ yếu vào tai, tai có khoảng khơng trống rỗng nên âm bị cản lại = Dạng nhận thức mờ tối không nhận thức nguyên tử khoảng không trống rỗng - Nhận thức chân lý (nhận thức lý tính) thơng qua phán đốn lơgích sâu vào chất vật Ông coi dạng nhận thức thứ đáng tin cậy giúp ta nhận thức ngun tử chân khơng = Ơng phát nhận thức mờ tối điểm xuất phát, khởi đầu nhận thức Mặc dù thứ yếu đóng vai trị quan trọng cho nhận thức chân lý.Ơng thấy mối liên hệ giai đoạn nhận thức này, nhiên ông chưa lý giải bước chuyển từ nhận thức mờ tối lên nhận thức chân lý 17 Để khẳng định trình nhận thức cảm giác, ông đưa thuyết “hình ảnh” (Iđơla): “Từ bề ngồi vật giác quan người tác động vào, tạo hình ảnh, đọng đáy mắt, người ước lệ lên thành cảm giác, hình tượng vật ” - Qua thuyết ông khẳng định: Đối tượng nhận thức giới khách quan bên ngoài, có trước, tri thức mà người thu có sau, phản ánh vật Lần THHLCĐ ông đưa cách sơ khai lý luận nhận thức, thuộc tính phản ánh Vậy phản ánh gì? - Đêmơcrit cịn người đặt móng cho mơn LGH: ông nêu vấn đề định nghĩa khái niệm, phương pháp quy nạp = Quan điểm lý luận nhận thức ơng có ưu, nhược điểm: + Nhược điểm: ơng coi thuộc tính khách quan vật âm thanh, mùi vị, mầu sắc quy ước chủ quan người, vốn có vật + Ưu điểm: ông đối tượng nhận thức giới khách quan nguyên tử chân không tạo Ơng thấy vị trí giai đoạn nhận thức, đặc biệt nhận thức lý tính, ông nêu cách định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp Câu 8.Tômát Đacanh Sinh Italya, nhà thần học theo đạo thiên chúa, nhà triết học kinh viện tiếng chế độ phong kiến Tây âu Học thuyết ông nhà thờ đạo thiên chúa coi triết học đắn Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực: thần học, triết học, đạo đức, chế độ nhà nước kinh tế Về tín ngưỡng tơn giáo ơng người theo dịng tu Đơminích - dịng tộc khất thực xem trái với truyền thống dịng họ qúy tộc ơng *) Giải mqh thần học triết học (niềm tin tôn giáo trí tuệ) Giải vấn đề ơng đứng lập trường ơn hồ, theo ơng, thần học triết học có đối lập khơng đối lập nguyên tắc Ông cho đối tượng nghiên cứu thần học chân lý niềm tin; đối tượng nghiên cứu triết học chân lý lý trí Nhưng thần học triết học có đối tượng nghiên cứu chung thượng đế Vì theo nguyên tắc thần học triết học khơng thể có mâu thuẫn Thượng đế ơng quan niệm nguồn gốc chân lý, ông lại nhà thần học lý giải vấn đề này, ông phải bảo vệ lập trường thần học Ơng cho triết học khơng thể đứng ngang hàng với thần học mà phải đứng thấp thần học Điều có nghĩa trí tuệ người thấp anh minh thượng đế 18 Ơng cho chí triết học người phục vụ, kẻ tớ, người hầu hạ thần học.Ơng cịn cảnh cáo nhà triết học rằng, chân lý tôn giáo niềm tin dễ xâm nhập triết học Đề cao niềm tin tơn giáo, hạ thấp vai trị lý trí sở để sau hình thành chân lý hai mặt: vừa thừa nhận khoa học vừa thừa nhận tôn giáo * Quan niệm giới Ông cho GTN trật tự chuẩn bị “Vương quốc giàu có trời” Theo ông GTN trời sáng tạo từ hư vơ, phong phú, hồn thiện trật tự GTN định thơng minh thượng đế Thượng đế mục đích tối cao, quy luật vĩnh cửu, đứng cái, thống trị - Trật tự trời quy định theo thứ bậc sau: Bắt đầu từ vật khơng có linh hồn (các vật vô , Phát triển lên thành vật, Phát triển cao thành người, Cao thần thánh, Cuối thân chúa trời = Con người chúa trời sáng tạo theo hình dáng xắp xếp theo đẳng cấp khác Ai mà vượt qua đẳng cấp có tội với chúa trời Theo ơng quyền uy nhà vua thừa lệnh ý trời, khơng mang tính chủ quan Con người phục tùng quyền, nhà vua thực ý trời Trong quyền lức tối cao bao trùm thuộc giáo hội Vậy ông bảo vệ ai?ông bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, buộc người ta chấp nhận phân chia giai cấp xã hội - Để chứng minh tồn thượng đế, ông đưa số nguyên tắc sau: + Ông cho giới xung quanh ta không vận động ( SVHT không tự thân vận động được) cần phải có động lực ban đầu thúc đẩy cho vận động Động lực ban đầu ông gọi lực động lực Đó thượng đế.vì thượng đế tồn + Xuất phát từ quan điểm không thừa nhận tính vĩnh mối quan hệ nhân Cho nên ơng đến khẳng định phải có nguyên nhân ban đầu, hay nguyên nhân nguyên nhân Và nguyên nhân ban đầu thượng đế, thượng đế tồn + Mọi diễn giới ngẫu nhiên, cần phải có tất nhiên tuyệt đối để đưa ngẫu nhiên vào vòng trật tự Cái tất nhiên thượng đế.Vậy thượng đế tồn + Ơng cho giai đoạn hồn thiện GTN khác cần phải có giai đoạn hồn thiện làm mẫu mực cho hồn thiện Cái mẫu mực thượng đế.Vậy thượng đế tồn 19 + Ông cho giới tự nhiên hợp lý tính hợp lý tượng tự nhiên khơng thể giải thích GTN mà phải có lực lượng siêu nhiên tạo tính hợp lý GTN Lực lượng siêu nhiên thượng đế.Vậy thượng đế tồn taị Như theo ông Thượng đế động lực ban đầu,nguyên nhân ban đầu, tất nhiên tuyệt đối, hoàn thiện tuyệt đối nguyên nhân tạo hợp lý GTN Nhận xét: Ở nguyên tắc ông xuất phát từ tiền đề sai lầm để đến chứng minh quan điểm sai lầm tồn taị thượng đế: - Khơng thừa nhận tính vĩnh cửu vận động, thực tế giới vô cùng, vô tận luôn biến đổi - Ơng bác bỏ tính vơ cùng, vơ tận mối quan hệ nhân quả… - Không biết TG khơng có ngẫu nhiên tồn tách rời tất nhiên, không thấy tất nhiên thể ngẫu nhiên Ơng khơng biết ngẫu nhiên khơng phải lộn xộn, trật tự, khơng có ql mà ngẫu nhiên có quy luật, có điều quy luật ngẫu nhiên quy luật bên - hai nguyên tắc sau ông xuất phát từ tiền đề để đến chứng minh sai: Đúng chỗ ơng thừa nhận GTN hồn thiện khác nhau, ơng khẳng định sai cần phải có mẫu mực cho hồn thiện chứng minh ơng thấy tính hợp lý GTN, lại khơng thấy tính hợp lý TGN tạo nên, ơng phải nhờ Câu 9.Phơrăngxi Bêcơn (1561-1626) Ông xuất thân gia đình quý tộc Anh, nhà tư tưởng giai cấp tư sản tầng lớp quý tộc mới.Ơng quan tâm đến phát triển cơng nghiệp thương nghiệp Ông Mác đánh giá người sáng lập CNDV Anh khoa học thực nghiệm đại Quan điểm chất, nhiệm vụ, đối tượng triết học Sống thời kỳ đêm trước cách mạng tư sản Anh, ông nhận thấy vai trò đặc bịêt cần thiết phải đẩy mạnh phát triển khoa học triết học tảng cách tân đất nước.Ông thấy cần thiết phải cải tạo xã hội đương thời phát triển khoa học triết học, mơ ước, lý tưởng giống nhà XHKT Ơng nói: “Mục đích tơi chỗ uy thực khoa học mà tô vẽ cường điệu, và… làm rõ ý nghĩa giá trị chân chúng” Chịu ảnh hưởng quan niệm coi: triết học k.học khoa học Bêcơn cho rằng: Triết học tổng thể tri thức lý luận người thượng đế, GTN, thân người Vì ông chia đối tượng nghiên cứu triết học thành phận: 20 + Học thuyết thượng đế (nghiên cứu KH thần học - tự nhiên): làm sáng tỏ thượng đế, động thời quan tâm đến lĩnh vực khác GTN nhiệm vụ triết học + Học thuýêt người: ơng phân thành khía cạnh (với tư cách người cá thể - người chủng học; với tư cách thành viên xã hội - đối tượng triết học cơng dân hay trị Theo ông muốn đem đến sáng chế, phát minh nhằm phục vụ mục đích người, phải chinh phục tự nhiên, hoàn thiện đời sống người Muốn phải nắm đựơc quy luật tự nhiên, muốn theo ông phải cải tạo lại khoa học, xây dựng phương pháp nhận thức mới, coi tảng mặt lý luận cho phát triển KT - XH Vấn đề phương pháp cải tạo khoa học Với hoài bão xây dựng cách nhìn giới thật khách quan, ônh đồng thời hạn chế khả nhận thức người.Đó hạn chế dẫn đến sai lầm vụn vặt, thời, mà sai lầm nghiêm trọng q trình nhận hức người.Ơng gọi chúng ngẫu tượng Để nhận thức chân lý khắc phục ngẫu tượng , phải vạch chế chất chúng Do ông coi học thuyết ngẫu tượng tựa phần mở đầu nhận thức luận phương pháp luận Muốn ơng cho phải giải trí tuệ người khỏi lầm lạc nhận thức Theo ơng từ trước tới có loạt ngẫu tượng (ảo tưởng - hình ảnh giả dối, xuyên tạc chất vật) phủ lên đầu óc người (màn đen) cản trở người hiểu GTN Các ngẫu tượng có nguồn gốc hồn tồn khách quan, chúng phần có chất trí tuệ người, phần xuất lịch sử nhận thức nhân loại, phần nảy sinh sinh lý nhân cách cá nhân Ơng cho có ngẫu tượng: + Ngẫu tượng loài (chủng tộc): Sinh loài người thường nhầm lẫn chất trí tuệ với chất khách quan vật Các ngẫu tượng có từ người, người KĐR cảm giác, cảm tính thước đo vật thực tế giác quan trí tuệ người chưa thật hồn thiện, người thường hay bảo thủ, coi xuy nghĩ ý kiến chủ quan thước đo vật Ngẫu tượng loài bền vững hạn chế ảnh hưởng cách hồn thiện phương tiện nhận thức người phương pháp thực nghiệm Ơng nói: “trí tuệ người tương tự gương méo, pha chộn chất với chấtcủa vật phản ánh SV dạng bị xun tạc, bóp méo” 21 Ơng địi hỏi hiểu vật cách khách quan có thực tế hợp lý Ơng nhận xét chủ quan theo ơng có hại cho khoa học ông tuyệt đối hoá khách quan, không thấy mối qun hệ chủ quan khách quan + Ngẫu tượng hang động:Ngoài ngẫu tượng lồi người, ngươid cịn có đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù làm xuyên tạc chất khách quan vật Chúng cịn xuất hồn cảnh giáo dục mối người khác Thực chất ngẫu tượng hang động ngẫu tựơng lồi biểu người cụ thể mức độ hình thức khác Để hạn chế ngẫu tượng người phải tự hoàn thiện nhân cách Phải dựa vào kinh nghiệm tập thể để loại bớt kinh nghiệm cá nhân + Ngẫu tượng thị trường: Nó xuất người thường hay sùng bái chạy theo quan điểm có uy tín, ủng hộ quan điểm phổ biến, giáo điều, tập quán truyền thống, bên cạnh yếu tố tích cực cịn có khơng điều lạc hậu Ngẫu tượng xuất trình giao tiếp người, việc người sử dụng từ ngữ, khái niệm theo thói quen, số đơng, tập tục truyền thống Quan niệm ơng có nhiều điểm hợp lý tiến Trong khoa học cần phải có nghiên cứu xem xét cách khách quan, khơng nên chạy theo uy tín theo số đơng Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ, khái niệm chưa xác điều cản trở phát triển khoa học, mà cần khắc phục + Ngẫu tượng rạp hát: Đề cập đến ảnh hưởng có hại nhiều học thuyết Quan niệm thống trị làm cản trở trình nhận thức chân lý Phê phán tệ sùng bái cá nhân nhiều nhà khoa học thời đó, ơng khẳng định “Chân lý gái thời gian uy tín” Để tìm chân lý khơng nên rơi vào chủ nghĩa hồi nghi luận, khơng nên giáo điều nhận thức Nhìn chung việc xác định chất nguyên nhân ngẫu tượng Ơng cịn mạng nặng tính trực quan.Chủ yếu nhận thấy vấn đề nhận thức luận vấn đề, chưa đưa biện pháp khắc phục cách hợp lý Trên thực tế quan niệm sai lệch vật mà người mắc phải xuất phát từ hạn chế lịch sử thời đại, từ sở kinh tế - xã hội chế quan hệ xã hội Song công lao ông chỗ ông đặt vấn đề sở xã hội cuả trình nhận thức 22 Mục đích xun suốt học thuyết ngẫu tượng ông khẳng định nhận thức vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét tinh thần phê phán cách mạng không giáo điều.Những tư tưởng khơng có ý nghĩa bối cảnh thời mà Nhận thức luận phương pháp luận ông không dừng lại ngẫu tượng mà ơng cịn bắt đầu triển khai từ việc liệt kê phương pháp nhận thức sử dụng cách phổ biến, để từ đưa phương pháp nhận thức sở kế thừa mặt hợp lý chúng - Vì ơng đặc biệt đề cao vai trị phương pháp, cho phương pháp tồn tại, giống đèn pha để dẫn cho ngừơi nhận thức Ông đặt vấn đề phải xây dựng phương pháp nhận thức LGH mới, để làm cho giới hạn tư phù hợp với thực tiễn làm cho lý thuyết trở thành phương tiện giúp người nắm lấy sức mạnh tự nhiên Theo ông từ trước tới người ta chủ yếu sử dụng phương pháp nhận thức sau: + Phương pháp “Con nhện”:Là phương pháp nhà lý cực đoan, tuyệt đối hố vai trị nhận thức lý tính, khơng đánh giá mức vai trị nhận thức cảm tính Là phương pháp xuất phát từ vài chứng liệu vụn vặt, người ta vội vã đưa tiền đề khẳng định cách vô chất vật Phương pháp chẳng khác nhện tơ khoảnh khắc xong không chắn Phê phán phương pháp Bêcơn khẳng định “không cho phép tiền đề suy diễn xuy nghĩ, tư duy, diễn giải…vì quy mơ, tầm cỡ GTN đồ sộ có ưu tầm cỡ diễn giải + Phương pháp “con kiến”: Là phương pháp nhà cảm cực đoan, phương pháp mà người ta trọng việc sưu tầm tư liệu cảm tính mà khái quát, rút kết luận đắn sở kiện Tuyệt đối hố vai trị cảm tính, khơng thấy vai trị lý tính.Phương pháp giúp ta hiểu bề ngồi, vụn vặt khơng khám phá chất đích thực vật + Trên sở ơng đưa phương pháp “con ong”:Là phương pháp biết hướng trí tụê vào việc khái quát tư liệu cảm tính, biết thống cảm tính lý tính Với phương pháp khắc phục hạn chế chủ nghĩa cảm chủ nghã lý cực đoan Phương châm Bêcơn là: “Hãy ban cho lý tính lựơng chì để khơng bay bổng theo ý chủ quan, đồng thời cho đơi cánh để vượt nên khỏi mặt đất = Như phương pháp mà Bêcơn đưa phương pháp quy nạp, phương pháp từ đơn đến khái quát đến khái niệm Theo ông phương pháp gồm ba bước: 23 + Thứ nhất:Thông qua giác quan người nhận thức GTN với tính đa dạng, sinh động + Thứ hai:Trên sở kiện mà nhận thức cảm tính thu được, lập bảng thống kê, so sánh, phân tích + Thứ ba:Khái qt hố thuộc tính chung vật, vứt bỏ kiện không chất, xác định mối liên hệ vật Đây bước quy nạp thực sự, quan trọng trình nhận thức - Tóm lại: + Bêcơn thấy rõ vai trị cảm giác, coi nguồn gốc hiểu biết, GTN, vật chất đối tượng nhận thức Khoa học chân phải khoa học thực nghiệm biết áp dụng phương pháp hợp lý để nghiên cứu tài liệu mà giác quan đem lại + Tuy nhiên lý luận nhận thức ơng khơng đứng vững lập trường vơ thần Ơng thừa nhận chân lý có tính hai mặt: mặt khoa học mặt thần học Theo ông khoa học thần học không nên can thiệp vào công việc nhau, khoa học nghiên cứu mà thần học khơng thể có đựơc, cịn thần học nghiên cứu mà khoa học vươn tới + Khi đưa phương pháp quy nạp, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, nhấn mạnh chiều phân tích mà khơng thấy tổng hợp Chưa đánh giá mức mối quan hệ phân tích - tổng hợp 24 ... hiền giả dòng Sukya) Đạo phật đời, thực tế phủ nhận chế độ Balamon Giáo lý đạo phật sâu sắc, hấp dẫn đề cao bình đẳng, hướng tới giải thốt, lễ nghi đơn giản, khơng tốn đạo Balamon, nên nhanh... xuân thu chiến quốc thời kỳ chuyển biến từ HTKTXH nô lệ suy tàn chuyển sang HTKTXH phong kiến, làm trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi Để cải biến xã hội trường phái triết học khác đưa... khơng thể viện dẫn theo “đạo đức” Nho gia, “Kiêm ái” Mặc gia trước nữa, mà hoàn cảnh (vương đạo suy vi, đát nước loạn lạc cần dùng pháp trị) b) Quan điểm lịch sử - Hàn Phi Tử cho lịch sử xã hội

Ngày đăng: 17/07/2022, 21:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan