1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Skkn 2023) xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận pisa nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định nhướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

66 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (5)
    • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (5)
    • II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (6)
    • III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (6)
    • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (6)
    • V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI (6)
  • PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (7)
    • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT (7)
      • 1.1 Cơ sở lý luận (7)
        • 1.1.1 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (7)
        • 1.1.2. Chương trình GDPT 2018 môn vật lý (10)
      • 1.2. Cơ sở thực tiễn (18)
        • 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu (18)
        • 1.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận (20)
    • Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH (21)
      • 2.1. Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học vật lý (21)
      • 2.2. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiết cận Pisa trong dạy học vật lý lớp (44)
        • 2.2.1. Sử dụng khi học bài mới (Phụ lục 1) (44)
        • 2.2.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập ( phụ lục 2) (44)
        • 2.2.3. Sử dụng khi kiểm tra đánh giá (44)
        • 2.2.4. Sử dụng khi tự học ở nhà (44)
    • Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (45)
      • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (45)
      • 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm (45)
      • 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (45)
      • 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm (45)
        • 3.4.1. Đánh giá định tính (45)
        • 3.4.2. Đánh giá định lượng (46)
      • 3.5. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài (46)
        • 3.5.1 Nội dung khảo sát (47)
        • 3.5.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá (47)
        • 3.5.3 Đối tượng khảo sát (47)
    • PHẦN 3. KẾT LUẬN (49)
      • 1. Kết luận (49)
      • 2. Kiến nghị và đề xuất (49)

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC

VẬT LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT

VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)

1.1.1.1 Tổng quan về chương trình PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International

Student Assessment) - PISA được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 90 và hiện vẫn diễn ra đều đặn PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng phổ thông thực tế của học sinh Bài thi của PISA chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống và những thử thách liên quan đến các kĩ năng đó

Nói cách khác, PISA đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày; khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải quyết các tình huống khoa học

1.1.1.2 Năng lực khoa học theo tiếp cận PISA trong dạy học vật lí

PISA sử dụng thuật ngữ “năng lực khoa học” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của những đánh giá trong việc áp dụng ‘‘kiến thức khoa học’’ ở các ngữ cảnh, tình huống cuộc sống Thuật ngữ ‘‘kiến thức khoa học” là kiến thức về thế giới tự nhiên ở các lĩnh vực chính như vật lí, hóa học, khoa học sinh học, Trái đất và khoa học vũ trụ Thuật ngữ “năng lực khoa học” không chỉ là kiến thức và kĩ năng mà còn thể hiện khả năng bao quát, những năng lực ở trung tâm của đánh giá khoa học PISA trong đó yêu cầu học sinh:

+ Xác định các vấn đề khoa học:

Năng lực xác định các vấn đề khoa học gồm nhận dạng các câu hỏi có thể dùng nghiên cứu khoa học trong một tình huống đặt ra và xác định các từ khóa để tìm kiếm thông tin khoa học của một chủ đề đặt ra Ngoài ra gồm nhận dạng các đặc điểm chính của một nghiên cứu khoa học

+ Giải thích các hiện tượng bằng khoa học:

Thể hiện năng lực giải thích các hiện tượng bằng khoa học gồm có áp dụng kiến thức khoa học phù hợp trong một tình huống đưa ra Năng lực ở đây là mô tả hoặc giải thích hiện tượng và dự đoán những thay đổi, bên cạnh đó có thể là nhận dạng hoặc xác định những phần mô tả, giải thích và dự đoán thích hợp

+ Sử dụng bằng chứng khoa học:

Năng lực sử dụng bằng chứng khoa học là tiếp cận thông tin khoa học và xây dựng những lập luận, kết luận dựa trên bằng chứng khoa học Năng lực này bao gồm: lựa chọn từ kết luận khác liên quan đến chứng cứ; đưa ra lý do cho hay chống lại một kết luận được đưa ra trong điều khoản của quá trình mà kết luận được rút ra từ các dữ liệu được cung cấp, và xác định các giả định trong việc đạt được một kết luận

1.1.1.3 Đặc điểm bài tập lĩnh vực khoa học của PISA

Năng lực phổ thông của PISA được đánh giá qua các Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng ) thiết lập ngữ cảnh cho câu hỏi, các ngữ cảnh được lựa chọn dựa trên mối quan tâm, cuộc sống của học sinh và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp với ngữ cảnh này Đây là một điểm quan trọng trong cách ra đề Nó cho phép các câu hỏi đi sâu hơn (so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn riêng rẽ – mỗi câu hỏi lại đặt trong một bối cảnh mới hoàn toàn) Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ kĩ càng tài liệu (do ít tình huống hơn) mà sau đó có thể được sử dụng trong đánh giá ở những góc độ khác nhau Nó cũng cho phép thuận lợi hơn trong việc gắn với tình huống thực trong cuộc sống Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập

Như vậy mỗi câu hỏi thường đưa ra các tình huống thực tiễn, sau đó là các câu hỏi nhỏ kèm theo, thường từ 3 đến 6 câu hỏi Mỗi câu hỏi (unit) được bao gồm các phần : - Phần dẫn

- Các phương án trả lời

1.1.1.4.Các kiểu câu hỏi được sử dụng:

Bài toán trong đề thi PISA sử dụng các dạng câu hỏi sau

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Học sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất trong các đáp án đưa ra

+ Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp: Học sinh phải lựa đưa ra lựa chọn của mình trong một chuỗi các đáp án có dạng có / không hoặc đúng / sai

+ Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời dựa trên những trả lời có sẵn: Câu hỏi chỉ nhằm mục đích xác nhận thông tin, không có tính gợi mở

+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn: Học sinh viết câu trả lời ngắn hoặc đáp án tính toán số học và chỗ dấu ‛‛…….՚՚

+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài : Học sinh viết câu trả lời dạng lập luận hoặc trình bày chi tiết

1.1.1.5 Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học Vật lý a Nguyên tắc

-Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học

-Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại

-Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống

-Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn

-Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa

-Nội dung bài tập phải nhằm hình thành và phát triển các năng lực: Đọc hiểu, Khoa học, Toán học cho học sinh b Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

Căn cứ vào cơ sở lí luận về đánh giá theo tiếp cận PISA đã nêu, dựa trên quy trình xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học Vật lí, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong DHVL trình bày tại bảng 1.1

Bảng 1.1 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA

TT Quy trình Cách thức tiến hành

Xác định mục tiêu/Yêu cầu cần đạt khi dạy các kiến thức cụ thể

- Dựa vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí do Bộ GD&ĐT phát hành

- Dựa vào yêu cầu cần đạt được mô tả trong CTGDPT môn Vật lí 2018

Xác định các năng lực cần đạt của HS tương ứng với mỗi mục tiêu cần đạt

- Dựa vào biểu hiện cụ thể các NL đặc thù môn Vật lí và mục tiêu dạy học/YCCĐ khi dạy học nội dung cụ thể để xác định các NL cần hình thành và phát triển cho HS

Xây dựng các bài tập đánh giá theo tiếp cận PISA

- Từ các NL đã xác định ở bước 2 và nội dung kiến thức phần/chương cụ thể để xây dựng các bài tập phù hợp theo chuẩn nhằm hình thành và phát triển các NL đó

Sắp xếp các bài tập đã xây dựng theo hệ thống

- Sắp xếp các bài tập: theo các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao), từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

1 Xác định kiến thức liên quan

2 Lựa chọn tình huống gắn liền với thực tiễn

3 Xác định mức độ và kiểu câu hỏi

4 Soạn thảo bộ câu hỏi theo tình huống

5 Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp

4.4 Soạn đáp án và mã hóa

4.3 Soạn các câu hỏi và các phương án trả lời

4.2 Viết lời dẫn 4.1 Đặt tên tình huống Khi thực hiện bước 3 có thể tuân theo quy trình sau:

Sơ đồ quy trình xây dựng các bài tập theo tiếp cận PISA

1.1.2 Chương trình GDPT 2018 môn vật lý

1.1.2.1 Mục tiêu của dạy học và đánh giá trong chương trình GDPT 2018 môn Vật lí

Theo chương trình GDPT 2018 dạy học Vật lí có các mục tiêu sau:

- Góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

- Có vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển năng lực theo đặc thù môn học là năng lực khoa học hay năng lực vật lí cho học sinh

Các thành phần của năng lực Vật lí được quy định ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm:

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH

2.1 Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học vật lý 10

BÀI TẬP 1: HÀNH TRÌNH BẮC NAM

Một đoàn tàu thống nhất Bắc Nam xuất phát từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình chuyển động của tàu xem như là thẳng đều Dưới đây là bằng giờ tàu chạy của tàu khi nó đi qua một số ga như sau:

Câu hỏi 1: Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/Không đúng

Nhận định Đúng/Không đúng

1 Thời gian tàu đi từ Hà Nội vào Đông Hà là 6h 44 phút Đúng/ Không đúng 2.Thời điểm tàu đến Huế là 8h 05 phút Đúng/ Không đúng

3.Thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 22 phút Đúng/ Không đúng

4.Từ bảng số liệu đó ta có thể tính được tốc độ trung bình Đúng/ Không đúng Định hướng trả lời:

- Nhận định 1: Không đúng Vì đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút và đến Đông Hà là 6 giờ 44phút ngày hôm sau nên thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Đông Hà là 8h 44 phút

- Nhận định 2: Đúng Vì bảng chỉ giờ tàu đến Huế là 8h 05 phút

- Nhận định 3: Không đúng Vì thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa là 3h 31 phút Thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 2h 49 phút

Vì vậy kết luận thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 1h22 phút

- Nhận định 4: Không đúng Vì từ bảng số liệu đó ta chỉ có thể tính được thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh không biết được chiều dài quỹ đạo nên ta không tính được tốc độ trung bình

Câu hỏi 2: Biết khoảng cách từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 1710 km Hãy tính khoảng cách từ Đà Nẵng Nha Trang Định hướng trả lời:

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 33h

Tốc độ trung bình của tàu là: 1710 51,81

Thời gian tàu chạy từ Đà Nẵng đến thành phố Nha Trang là 9h47 phút Khoảng cách từ Đà Nẵng đến thành phố Nha Trang là:

Câu hỏi 3: Một người có nhà ở cách ga Đã Nẵng khoảng 20km dự định đi xe máy xuống ga Đà Nẵng để đón chuyến tàu có hành trình trên đi vào thành phố

Hồ Chí Minh Trên đoạn đường người đó đi từ nhà đến ga Đà Nẵng luôn có biển báo giao thông hướng dẫn tốc độ tối đa cho phép của xe máy là 40km/h Hỏi người đó phải xuất phát lúc mấy giờ để đón được tàu

C Lúc 10h 24 phút D Lúc 10h 10 phút Định hướng trả lời:

Tốc độ tối đa cho phép của người đó khi đi xe máy là 40km/h

Thời gian tối thiểu để người đó đi từ nhà đến ga Đà Nẵng là:

Tàu đến ga Đà Nẵng lúc 10 giờ 54 phút nên người này phải xuất phát trước 10h 24 phút

- Kiến thức liên quan cho bài tập là chuyển động thẳng đều

- Mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức: Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí: Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về chuyển động cơ học và vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn

- Khi làm bài tập học sinh cần phân tích được tình huống trong học, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập; áp dụng kiến thức Vật lí phù hợp cho tình huống đưa ra để giải thích hiện tượng và vận dụng thành thạo các phép tính trong Vật lý để trả lời câu hỏi của tình huống Như vậy sẽ hình thành năng lực khoa học là năng lực đặc thù của môn Vật lý

BÀI TẬP 2: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Mưa là một hiện tượng tự nhiên, là hiện tượng khi các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực Nó là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điện và thủy lợi

Câu hỏi 1: Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/ Không đúng

Nhận định Đúng/Không đúng

1 Một người ngồi trong ô tô quan sát các hạt mưa rơi thấy hạt mưa rơi thẳng đứng thì xe đứng yên Đúng/ Không đúng

2 Một người ngồi trong ô tô quan sát các hạt mưa rơi khi trời lặng gió thấy hạt mưa rơi xiên thì xe chuyển động Đúng/ Không đúng

3 Vận tốc của hạt mưa đối với xe có độ lớn nhỏ hơn vận tốc của hạt mưa đối với đất Đúng/ Không đúng Định hướng trả lời Nhận định 1: Không đúng Vì nếu trời không có gió thì kết luận trên là đúng, nếu trời có gió thì kết luận trên chưa đúng

Nhận định 2: Đúng Vì trong hệ qui chiếu gắn với mặt đất thì các giọt mưa là rơi thẳng đứng khi trời lặng gió Còn trong hệ quy chiếu gắn với xe đang chuyển động so với đất thì quan sát được quỹ đạo hạt mưa là đường thẳng nghiêng so với phương thẳng đứng

Do đó quỹ đạo chuyển động của cùng một đối tượng là hạt mưa sẽ có dạng khác nhau khi xét trong hệ quy chiếu khác nhau

Gọi v 13 là vận tốc của hạt mưa đối với mặt đất, có phương thẳng đứng v 12 là vận tốc của hạt mưa đối với xe v 23là vận tốc của xe ô tô đối với mặt đất, có phương ngang

Theo công thức cộng vận tốc v 13  v 12  v 23 Từ hình vẽ ta thấy độ lớn của cạnh huyền của tam giác vuông luôn lớn hơn độ lớn của cạnh góc vuông nên v 12  v 13

Vậy vận tốc của hạt mưa đối với xe có độ lớn lớn hơn vận tốc của hạt mưa đối với đất

Câu hỏi 2: Trên hình bên mô tả hình ảnh một vệt nước mưa do người lái xe quan sát được trên mặt tấm kính thẳng đứng trên một xe ô tô trong một cơn mưa nặng hạt Biết hạt mưa rơi thẳng đứng, mặt đường nằm ngang Kết luận nào sau đây là đúng?

A Xe đang chuyển động sang phải

B Xe đang chuyển động sang trái

C Xe đang chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang

D Với thông tin trên hình, chưa thể xác định được tính chất cũng như chiều chuyển động của xe Định hướng trả lời

Gọi v 13 là vận tốc của hạt mưa đối với mặt đất, có phương thẳng đứng v 12 là vận tốc của hạt mưa đối với xe v 23 là vận tốc của xe ô tô đối với mặt đất, có phương ngang

Theo công thức cộng vận tốc v 13 v 12 v 23

Từ hình vẽ ta thấy v 23 là vận tốc của xe ô tô đối với mặt đất, có phương ngang, chiều hướng sang phải

Câu hỏi 3: Một ôtô chạy với vận tốc 50km/h trong mưa Mưa rơi theo phương thẳng đứng Trên cửa kính bên của xe, các vệt mưa làm với phương thẳng đứng 1 góc 60 0 Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô và vận tốc của giọt mưa đối với mặt đất Định hướng trả lời

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Kết quả có được của TNSP là căn cứ để trả lời các câu hỏi:

- Sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA vào kiểm tra đánh giá sẽ giúp giáo viên đánh giá được những năng lực nào đã hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học theo phát triển năng lực?

- Bài tập đánh giá năng lực theo tiếp cận PISA vận dụng vào quá trình dạy học có đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay không? Chất lượng dạy và học có được nâng cao hay không?

3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm

- Hệ thống bài tập tiếp cận PISA Vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

- Học sinh lớp 10 trường THPT Nam Đàn 1

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tôi đưa hệ thống bài tập thiết kế theo hướng tiếp cận pisa giảng dạy ở lớp thực nghiệm (10A4), các bài tập được thực hiện ở các tiết dạy bài mới, tiết bài tập, giao bài tập về nhà

- Lớp đối chứng (10A3) dạy hệ thống bài tập theo truyền thống

- Sau đó so sánh kết quả học tập và sự yêu thích môn học của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực hiện giảng dạy và tiến hành các bài kiểm tra đánh giá ở lớp TN, bằng quan sát và trao đổi trực tiếp với HS, tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Đối với lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bình thường theo hệ thống bài tập truyền thống, lớp học chưa sôi nổi, các em cảm thấy nhàm chán, sợ giải những bài toán mang nội dung toán học nhiều hơn Vật lý, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, do đó làm cho kết quả học tập còn hạn chế

- Đối với lớp thực nghiệm: Học sinh rất hứng thú học tập, việc lồng ghép các bài tập trải nghiệm thực tế theo hướng tiếp cận pisa đã kích thích được tính sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết vấn đề thực tế của các em, tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái không nhàm chán, các em nắm vững kiến thức Vật lý sâu sắc hơn, phân tích chuyên nghiệp hơn Việc giải hệ thống bài tập này giúp các em rèn luyện được năng lực, vận dụng kiến thức Vật lý vào giải quyết vấn đề thực tế qua đó giúp giáo viên đánh giá tốt hơn học sinh về mặt năng lực, đây là vấn đề đổi mới đánh giá học sinh

 Kết quả thống kê theo điểm kiểm tra Điểm của hai bài kiểm tra của lớp TN được tổng hợp ở bảng 3.1, 3.2

Bảng 3.1 Thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra lớp 10A 4 và lớp 10A 3

 Đánh giá định lượng kết Điểm trung bình cộng của bài kiểm tra thực nghiệm (7,43) cao hơn điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đối chứng (6,55)

Như vậy,qua kết quả trên chứng tỏ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận PISA tạo cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, giúp học sinh nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng kiến thức vào để làm bài tập cũng như giải thích được các hiện tượng cuộc sống xung quanh bản thân mình Do đó, giáo viên nên tích cực sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA vào quá trình giảng dạy và đánh giá

3.5 Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài

Chúng tôi đã làm cuộc khảo sát với 28 GV dạy môn vật lý ở các trường THPT về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài

Biểu đồ phân bố điểm của hai lớp Thực nghiệm 10A 4 và lớp đối chứng 10A 3

Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề a) Tính cấp thiết của đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh” b) Tính khả thi của đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh”

3.5.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá

Phương pháp khảo sát mà chúng tôi sử dụng là Trao đổi bằng bảng kiểm, với thang đánh giá ở 04 mức (tương ứng với điểm số từ 1 đến 4), cụ thể như sau:

Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết

Không khả thi; Ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi

Việc tính điểm trung bình X , chúng tôi sử dụng hàm “Average” của phần mềm Excel/Office 2013

TT Đối tượng khảo sát tính cấp thiết của đề tài Số lượng

Giáo viên Vật lý tại các trường THPT 28

- Đánh giá về tính cấp thiết:

Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp được thể hiện trong bảng 1

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết bậc

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Bảng 1 Kết quả khảo sát tính khả thi của đề tài

Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, các đối tượng được khảo sát đã đánh giá tính cấp thiết của biện pháp có mức độ cấp thiết cao, với điểm trung bình chung của biện pháp 3,32 điểm Mặc dù các đối tượng khảo sát có cách đánh giá khác nhau, nhưng theo quy luật số lớn, có thể nói đa số lượt ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp thể hiện trong bảng 2

Kết quả khảo sát tính khả thi ở bảng 2 cho thấy, giáo viên tham gia khảo sát đã đánh đề tài có tính khả thi cao với mức điểm trung mình là 3,14

Tóm lại, từ bảng kết quả khảo sát cho thấy, đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh” Đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi cao

Các biện pháp đưa ra đạt điểm trung bình là 3.32 về tính cấp thiết và 3.14 về về tính khả thi Đề tài đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và phản ánh được nhu cầu và mong muốn của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc tham gia vào quá trình đổi mới dạy học

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả bậc thi

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế vật lý 10 theo hướng tiếp cận PISA nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Bảng 2 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của đề tài

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy rằng: Bài tập thực tế tiếp cận năng lực có những ưu điểm nổi bật, vượt trội so với bài tập thông thường Cho nên có thể nói: hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành, phát triển năng lực, chuyển giao những vấn đề, tình huống vào thực tiễn cuộc sống và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực khoa học Vật lí:

+ Năng lực thu thập thông tin từ tình huống đề cho: những từ khóa, từ quan trọng trong thông tin

+ Năng lực phân tích tình huống để biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào giải quyết tình huống thực tế

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ để lập luận dựa trên những kiến thức đã học từ đó đưa quan điểm của mình cho vấn đề đang nghiên cứu

- Giúp học sinh thấy được sự liên hệ với thực tế từ môn học, hình thành cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống qua đó yêu thích môn học hơn và nâng cao năng lực khoa học của học sinh trong họcVật lí theo hướng tiếp cận PISA

2 Kiến nghị và đề xuất

Xây dựng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA để sử dụng vào dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường phổ thông là rất khả thi và dễ thực hiện Việc giáo viên áp dụng các bài tập này thường xuyên sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn học đã nêu trong chương trình phổ thông tổng thể 2018

Muốn vậy, chúng tôi xin có một số kiến nghị và đề xuất sau:

- Tăng cường các bài kiểm tra áp dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong các trường phổ thông, bởi đây cách đánh giá này góp phần tích cực bồi dưỡng các năng lực Đọc hiểu, năng lực Khoa học và năng lực Toán học theo chương trình đánh giá của học sinh quốc tế

- Tổ nhóm chuyên môn nên cùng nhau xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận PISA có chất lượng, tạo ra ngân hàng đề kiểm tra từ các hệ thống bài tập này

- Đề tài nghiên cứu và các tài liệu về PISA nên được phổ biến rộng rãi đến giáo viên các trường phổ thông, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Chúng tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện, vận dụng tốt cho những năm học kế tiếp

1 Vũ Văn Hùng (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Vật lý 10 – kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục

2 Nguyễn Văn Khánh (Tổng chủ biên), Vật lý 10 – cánh diều, NXB Đại học sư phạm

3 Phạm Nguyễn Thành Vinh (Chủ biên), Vật lý 10 – Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục

4 Bộ GD&ĐT (2015), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do

OECD phát hành lĩnh vực toán học

5 Cao Cự Giác (Chủ biên), Nguyễn Thị Nhị, Bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh THPT môn vật lý

7 Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể

8 Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí

9 Bộ GD&ĐT, Chương trình ETEP (2020), Kiểm tra đánh giá HS cấp THPT theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Vật lí

10 Bộ GD&ĐT, Chương trình ETEP (2021), Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT môn Vật lí

Sử dụng bài "vận chuyển hàng cứu trợ" trong tiết dạy chuyển động ném (bài 12, SGK vật lý 10 kết nối tri thức với cuộc sống)

BÀI 12 CHUYỂN ĐỘNG NÉM (TIẾT 1)

* Năng lực nhận thức vật lý

- [I.1] [I.2] Nhận biết và nêu được ví dụ về một chuyển động ném ngang

- [II.2] Phân tích được chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần vuông góc với nhau

- [II.3] Viết được các phương trình của các chuyển động thành phần

- [III.2] Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức về chuyển động ném

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

- [II.3] Vận dụng được kiến thức về sự rơi tự do và chuyển động thẳng đều vào việc tìm hiểu các chuyển động thành phần của chuyển động ném

- [II.5] Vẽ được sơ đồ tư duy về các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang

* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- [III.2] Vận dụng được kiến thức về chuyển động ném để ứng dụng vào một số tình huống đơn giản có liên quan, vào hoạt động trải nghiệm của bài này

- [III.3] Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném ngang một vật trong không khí rồi quay video để nhận xét quỹ đạo chuyển động của vật và đo tầm bay xa của vật

- Tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ học tập, chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập, tự nghiên cứu tài liệu để thực hiện nhiệm vụ học tập; quan sát hoạt động của bạn và của giáo viên để khắc phục hạn chế của bản thân;

- Giao tiếp và hợp tác: tích cực lắng nghe, phản hồi, trao đổi với bạn và giáo viên, trình bày được ý kiến của bản thân, giúp đỡ bạn

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập, phân tích thông tin và thực hiện được nhiệm vụ học tập, phát hiện vấn đề cần trao đổi

- Góp phần phát triển phẩm chất Trung thực: học sinh tự đánh giá trung thực về bản thân, nhóm mình và đánh giá trung thực về nhóm bạn; trung thực trong báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm

- Góp phần phát triển phẩm chất Trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc rèn luyện sức khỏe và vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động trong đời sống có liên quan

- Góp phần phát triển phẩm chất Chăm chỉ: chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ học tập, bài tập…

II Thiết bị dạy học và học liệu

Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, giấy A4, bút màu, các quả tạ môn thể dục

III Tiến trình dạy học

III.1 Sử dụng trong hoạt động khởi động tạo ra bài toán có vấn đề a) Mục tiêu:

- Xác định được vấn đề cần nghiên cứu: chuyển động ném ngang, qua các hiện tượng, sự việc quen thuộc trong đời sống b) Nội dung: Giáo viên chiếu video máy bay thả hàng https://drive.google.com/file/d/1QCz2NjzgtzrN6I3Yg0M6QMnSWhBSukQL/ view?usp=sharing

Cho học sinh quan sát video và trả lời các câu hỏi 1 trong bài “vận chuyển hàng cứu trợ” c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của học sinh từ kiến thức và kinh nghiệm trước đó của học sinh: d) Tổ chức thực hiện:

Trước khi đi vào bài chuyển động ném( bài 12 sách vật lý 10 kết nối tri thức và cuộc sống) giáo viên chiếu câu hỏi

Sau khi hoàn lưu bão số 4 gãy mưa lớn, cùng với đó các hồ thủy điện xã lũ, hàng nghìn hộ dân xã X, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chìm trong biển nước Một máy bay quân sự được giao nhiệm vụ chở thực phẩm cứu trợ bay theo phương ngang ở độ cao 500m với tốc độ 100m/s thì thả gói hàng cứu trợ tới mục tiêu Bỏ qua lực cản của không khí

Sau đó Giáo viên chiếu vi deo theo đường link : https://drive.google.com/file/d/1QCz2NjzgtzrN6I3Yg0M6QMnSWhBSukQL/ view?usp=sharing

Câu hỏi 1: Người dưới mặt đất sẽ thấy quỹ đạo chuyển động của gói hàng như thế nào

- HS suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời

- Giáo viên chiếu câu hỏi 3: Phải thả gói hàng cách mục tiêu trên mặt đất bao xa để đến được gần nơi người nhận?

- Học sinh băn khoăn, từ đó đặt ra cho học sinh tình huống có vấn đề cần giải quyết

- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào vấn đề cần nghiên cứu, ghi đề bài: Chuyển động ném ngang và ném xiên

III.2 Sử dụng trong luyện tập củng cố bài mới a) Mục tiêu: Phát triển năng lực: [TH], [GQVĐ], [GT-HT], [I.2] b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi câu hỏi 2,3,4,5 của bài “Vận chuyển hàng cứu trợ” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

⁎ Giao nhiệm vụ học tập:

- Cuối phần I ‘‘chuyển động ném ngang’’, GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi

Câu hỏi 2: Xem lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực khối hàng, sau bao lâu thì gói hàng rơi xuống đất?

Câu hỏi 3: Phải thả gói hàng cách mục tiêu trên mặt đất bao xa?

Ngày đăng: 27/07/2023, 06:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w