Một số ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue KHUYẾN NGHỊ Phụ lục 1: Biến số và định nghĩa biến Phụ lục 2: Phiếu điều tra kiến thức, thự
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này, những số liệu trong luận văn này hoàn toàn chính xác, trung thực, do chính tôi thực hiện và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố lần nào Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Kon Tum, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Trang 4Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
đồng hành trong suốt thời gian qua của quý thầy cô giáo, anh chị đồng nghiệp và bạn bè
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng, Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum và quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi
Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS-TS Lê Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này
Sở Y tế tỉnh Gia Lai và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này
Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa, Trạm y tế thị trấn Đăk Đoa và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện và tham gia cùng tôi để thu thập số liệu tại địa bàn chọn nghiên cứu
Các Anh chị đồng nghiệp, gia đinh và bạn bè luôn động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học này
Trân trọng cảm ơn!
Kon Tum, ngày 20 tháng 10 năm 2022
MUC LỤC HUPH
Trang 5
Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i ii iii vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Khái quát đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue 4
1.2.Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam 5
1.3 Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân
8 1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue………
14 1.5 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 19
1.6 Khung lý thuyết 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.3.Thiết kế nghiên cứu 23
2.4 Cỡ mẫu 23
2.5 Phương pháp chọn mẫu 24
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.7 Các nhóm biến số chính 26
2.8 Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 27
2.9 Phân tích số liệu 30
HUPH
Trang 62.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31
3.1 Thông tin chung về đối tượng mẫu nghiên cứu 32 3.2 Kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân 35 3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của người dân về
phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
39
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
của người dân
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
4.3 Hạn chế của nghiên cứu
KẾT LUẬN
5.1 Kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất Dengue của người dân
5.2 Một số ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của người dân về phòng
bệnh sốt xuất huyết Dengue
KHUYẾN NGHỊ
Phụ lục 1: Biến số và định nghĩa biến
Phụ lục 2: Phiếu điều tra kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người
dân từ 18-60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai - 20202
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn sâu Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa 82
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách chương trình SXH trạm
y tế thị trấn và cán chuyên trách chương trình sốt xuất huyết huyện Đăk Đoa
84
Phụ lục 6: Phiếu thảo luận nhóm về kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD
đạt và không đạt của người dân tổ dân phố, thôn của thị trấn Đăk Đoa
Phụ lục 7: Tình hình mắc/chết SXHD tại Việt Nam giai đoạn 1980 -2020
Phụ lục 8: Tình hình mắc/chết SXHD Khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015
Trang 7Phụ lục 9: Tình hình mắc/chết SXHD tỉnh Gia Lai giai đoạn 2004 -2020 92
HUPH
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT Cán bộ y tế
DCCN Dụng cụ chứa nước
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ĐTV Điều tra viên
HGĐ
KTC95%
Hộ gia đình Khoảng tin cậy 95%
OR Odds Ratio (Tỷ số Odds)
Trạm Y tế THCS
THPT
VSMT
Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Vệ sinh môi trường
Trang 9Bảng 2.1: Bảng chấm điểm về kiến thức của người dân về bệnh SXHD
Bảng 2.2: Bảng chấm điểm về thực hành của người dân về bệnh SXHD
7
28
29
Bảng 3.1: Một số đặc điểm cá nhân về đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.2: Tỷ lệ tiếp cận kênh truyền thông phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue 33
Bảng 3.3: Tỷ lệ các nội dung kiến thức đạt phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do
vi rút Dengue gây ra Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus là trung gian truyền
bệnh trong đó muỗi Ae aegypti là véc tơ truyền bệnh chính
Tại thị trấn Đăk Đoa số mắc/chết SXHD giai đoạn 2017 - 2020 là (276/0 ca): Năm 2019 số mắc cao nhất 155 ca, tỷ lệ mắc 993 ca/100.000 dân; thấp nhất năm 2018 số mắc 22 ca, tỷ lệ mắc 146 ca/100.000 dân và không có tử vong, nhưng toàn tỉnh năm 2019 mắc/chết: (11.450/02 ca) Vì vậy, chúng tôi thực hiện phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 với 2 mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2022
2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2022
Nghiên cứu được thực hiện kết hợp phương pháp định lượng và định tính, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, thu thập số liệu tại thực địa qua phỏng vấn trực tiếp 400 đối tượng và kết hợp quan sát phần thực hành tại hộ gia đình Phương pháp phân tích số liệu gồm: Tần số, tỷ lệ %, khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ %, tỷ số chênh OR và khoảng tin cậy 95% của OR Kiểm định thống kê bằng phép kiểm Chi bình phương (Chi-squared test, 2)
Kết quả cho thấy kiến thức về phòng bệnh SXHD là 44,0%; thực hành về phòng bệnh SXHD là 31,3% Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD là: Nữ giới; dân tộc Kinh; trình độ học vấn tốt hơn, nghề nghiệp lao động trí óc; kinh tế hộ gia đình khá giả và không nghèo; hoạt động truyền thông; tập huấn cán bộ y tế, cộng tác viên; hoạt động giám sát của cán bộ y tế; phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng; phối hợp các ban ngành, đoàn thể; chiến dịch vệ sinh môi trường; hoạt động cộng tác
HUPH
Trang 11viên
Dựa vào kết quả nghiên cứu tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, chúng tôi khuyến nghị đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân thay đổi kiến thức và hành vi về phòng bệnh SXHD: Biện pháp phòng muỗi đốt, các biện pháp vệ sinh chung và biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng Ngoài ra đẩy mạnh công tác xã hội hóa phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tăng cường giám sát tại hộ gia đình để hướng dẫn người dân phát
hiện và xử lý ổ bọ gậy/lăng quăng
HUPH
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút
Dengue gây ra Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus là trung gian truyền bệnh trong đó muỗi Ae aegypti là véc tơ truyền bệnh chính (1) Bệnh thường có triệu
chứng sốt cao đột ngột, kéo dài 2 - 7 ngày và kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương, khớp, nổi ban; khi bệnh diễn biến nặng, biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng và gan to, có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue dẫn đến tử vong (2)
Biến đổi khí hậu cùng với sự bùng nổ dân số và đô thị hóa, biện pháp phòng bệnh SXHD chưa hiệu quả cho nên hiện nay bệnh SXHD trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng không chỉ nước ta, mà trên toàn cầu có hơn
130 nước, đặc biệt vùng Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương với hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sống vùng dịch tễ có nguy cơ mắc bệnh SXHD Mỗi
năm, trên thế giới có hơn 100 triệu người lây nhiễm vi rút Dengue, trong đó trên
500.000 người vào viện, hàng chục nghìn người tử vong (3-5)
Tại Việt Nam, bệnh SXHD là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm và là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao ở nước ta Bệnh SXHD có tỷ lệ mắc/100.000 dân đứng thứ 5 và tỷ lệ chết/100.000 dân đứng thứ 3 trong 10 bệnh truyền nhiễm (6) Bệnh gây hậu quả trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, cuộc sống của con người và tốn kém chi phí điều trị Dịch bệnh ghi nhận ở các khu vực như: Miền Bắc; miền Nam; miền Trung và Khu vực Tây Nguyên, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung (7) Giai đoạn năm 2016 - 2020 Việt Nam có tổng số mắc/chết: (916.044 ca/135 ca) Đặc biệt năm 2019 có số mắc/chết cao nhất (330.025/49 ca) (8)
Huyện Đăk Đoa là huyện miền núi khu vực Tây Nguyên thuộc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 15 km với đặc điểm dân tộc thiểu số chiếm 2/3 dân số của cả huyện, trình độ văn hóa của người dân còn thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, người dân có thói quen dự trữ nước mưa để sinh hoạt, ý thức người dân vệ sinh môi trường kém, từ năm 2017 - 2020 huyện Đăk Đoa có số mắc/chết sốt xuất huyết là
HUPH
Trang 13(672/0 ca), nhưng toàn tỉnh năm 2019 mắc/chết: (11.450/02 ca) (9) Thị trấn Đăk Đoa nằm tiếp giáp với thành phố Pleiku về hướng Đông, từ năm 2017 - 2020 thị trấn có số ca mắc/chết (276/0 ca), số mắc cao nhất năm 2019 là155 ca, tỷ lệ mắc
993 ca/100.000 dân (10-13)
Qua khảo sát nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại tỉnh Bình Định, kiến thức, thực hành chung đạt tương ứng: 36,5% và 29,5% (14), nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại tỉnh Quảng Ngãi kiến thức, thực hành chung đạt tương ứng: 66,3% và 52,3% (15) Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh Vì vậy, kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân đóng vai trò rất quan trọng (16, 17) Để thực hiện được điều đó cần xác định thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành của người dân? Tại thị trấn Đăk Đoa chưa có nghiên cứu nào có thể trả lời những câu hỏi đó Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân
từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng” từ đó có những đề xuất, khuyến nghị phù hợp cho công
tác phòng bệnh SXHD tại địa phương
HUPH
Trang 14MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2022
2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2022
HUPH
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1 Khái quát bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh SXHD là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền bệnh và có thể gây thành dịch lớn Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung Do đặc điểm địa lý, thời tiết khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 Ở Miền Bắc những tháng khác bệnh xảy ra ít vì khí hậu lạnh, ít mưa,
không thích hợp cho muỗi Aedes aegypti sinh sản và hoạt động Bệnh SXHD phát
triển nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9, 10 trong năm (1)
1.1.2 Tác nhân gây bệnh
Do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae, có 4 típ huyết
thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN – 4 (1)
1.1.3 Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, người bệnh có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue (1)
1.1.4 Véc tơ truyền bệnh
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người qua người mà do muỗi đốt từ người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt của muỗi Ở
Việt Nam, có hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes
albopictus, trong đó quan trọng nhất muỗi Aedes aegypti (1)
1.1.5 Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
HUPH
Trang 16Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh, hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD (1)
1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Nghiên cứu của Wilder- Smith năm 2019, từ năm 2000-2013 cho thấy số người mắc bệnh SXHD tăng 400% trên thế giới trong 13 năm nghiên cứu Trước năm 1970, có 9 quốc gia ghi nhận có dịch bệnh SXHD (18) Đến nay dịch bệnh SXHD đã lan rộng ra 128 nước ở Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Năm 2018 các nước ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương số ca mắc bệnh SXHD chiếm 75% Hàng năm trên thế giới có khoảng 390 triệu người mắc bệnh SXHD, trong 9 năm từ năm 2010 - 2019, số ca mắc SXHD tăng từ 2,2 triệu người lên 3,6 triệu người (19) Nghiên cứu của Salles năm 2018 cho thấy tỷ lệ ca SXHD nặng ở khu vực Đông Nam Á cao gấp 18 lần so với khu vực Châu Mỹ (20)
Năm 2017 tác giả Lee nhận định các nước Philippines; Malaysia; Việt Nam
là nước có tỷ lệ mắc bệnh SXHD cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Tình hình SXHD trên thế giới diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kinh
tế của người dân, đặc biệt là các nước thuộc vùng lưu hành bệnh SXHD cao như
Việt Nam Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại các nước khu vực Châu Mỹ, Đông
Nam Á ở mức rất cao như: Peru 195 ca, Nicaragua 199 ca, Argentina 121ca, Brazil
171 ca, Ecuador 49 ca, Malaysia 141 ca, Philippines 33 ca, Lào 30 ca, Singapore 20
ca (21).
1.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những năm đầu ở nước ta dịch sốt xuất huyết chỉ xuất hiện ở một vài địa phương với các ổ dịch nhỏ, số lượng người mắc bệnh SXHD ít, tỷ lệ người tử vong cao, các ổ dịch khu trú ở khu vực thành thị của các tỉnh đồng bằng Đến nay bệnh lưu hành hầu hết ở các tỉnh, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu các tỉnh miền Nam, miền Trung Giai đoạn từ năm 1980 - 1999 mỗi năm ghi nhận trung
HUPH
Trang 17bình 100.000 người mắc, 300 - 400 người tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ 0,09% Năm 1987 số lượng mắc bệnh SXHD trên 300.000 người, năm 1983 và năm
0,08-1987 tử vong trên 1.500 người Giai đoạn từ 2000 - 2015 chương trình sốt xuất huyết mục tiêu quốc gia được triển khai, dịch bệnh SXHD đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 - 100.000 người mắc, gần 100 người tử vong Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trở lại số mắc trung bình mỗi năm khoảng 157.000 người và tử vong 34 người Giai đoạn đầu và giai đoạn gần đây số mắc và tử vong có tỷ lệ nghịch với nhau Đây chính là sự nổ
lực của ngành y tế về công tác phòng và điều trị bệnh SXHD (Phụ lục 7)
1.2.3 Khu vực Tây Nguyên
Số lượng mắc bệnh SXHD của khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015 - 2020
có xu hướng gia tăng hơn so với những năm trước, tổng số mắc/chết 100.037/16 ca giai đoạn này năm 2019 có số mắc/chết cao nhất theo từng tỉnh: Đăk Lăk có số mắc/chết cao nhất: 43.904/04 ca, tỷ suất mắc 1.232 ca/100.000 dân; đứng thứ hai là
Gia Lai 37.430/02 ca, tỷ suất mắc 962 ca/100.000 dân; tiếp theo là Đăk Nông số
mắc/chết 9.996/01 ca, tỷ suất mắc 886 ca/100.000 dân và cuối cùng là Kon Tum số mắc/chết 8.707/02 ca, tỷ suất mắc 686 ca/100.000 dân Năm 2019 Kon Tum có số
ca mắc thấp nhất khu vực nhưng số chết bằng tỉnh Gia Lai (Phụ lục 8)
1.2.4 Tỉnh Gia Lai
Hệ thống y tế của tỉnh Gia Lai từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở ngày càng được củng cố, công tác dự phòng và điều trị được cải thiện rõ rệt Những năm gần đây tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết của tỉnh chưa được đẩy lùi, ngược lại ngày càng gia tăng Năm 2016 số mắc rất cao và có tử vong 13.374/01 ca, đến năm 2019 số mắc/chết 11.450/02 Tuy nhiên số mắc cao nhưng tỷ lệ tử vong vẫn thấp hơn so với
số lượng tử vong chung của cả nước (Phụ lục 9)
HUPH
Trang 181.2.5 Huyện Đăk Đoa
Bảng 1.1: Tình hình mắc/chết sốt xuất huyết Dengue của huyện Đăk Đoa giai đoạn
(Nguồn số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa từ năm 2017 - 2020)
Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết của huyện Đăk Đoa gia tăng có tính chất theo chu kỳ, từ năm 2017 - 2020 cho thấy số ca mắc cao nhất năm 2019 là: 413 ca,
tỷ lệ 351ca/100.000 dân; năm 2020 là: 127 ca, tỷ lệ mắc 101ca/100.000 dân; năm
HUPH
Trang 192017 là: 86 ca, tỷ lệ mắc 79 ca/100.000 dân và thấp nhất năm 2018 là: 46 ca, tỷ lệ mắc 41/100.000 dân Thị trấn số mắc năm 2019 cao nhất là: 155 ca, tiếp đến là xã Nam Yang 108 ca và xã Tân Bình 50 ca (Xã Nam Yang và xã Tân Bình có tỷ lệ người kinh 100%) và không có tử vong
1.2.6 Thị trấn Đăk Đoa
Theo báo cáo hằng năm của Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa tình hình mắc sốt xuất huyết của thị trấn: Năm 2017 số ca mắc 26 ca, tỷ lệ mắc 175 ca/100.000 dân; năm 2018 số ca mắc 22 ca, tỷ lệ mắc 146 ca/100.000 dân; năm 2019 số ca mắc
155 ca, tỷ lệ mắc 993 ca/100.000 dân; năm 2020 số ca mắc 73 ca, tỷ lệ mắc 464 ca/100.000 dân Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân của thị trấn: Năm 2018 và
năm 2020 cao nhất huyện; năm 2017 cao thứ hai và năm 2020 cao thứ ba (Bảng 1.1)
1.3 Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân
1.3.1 Kiến thức của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Kiến thức về tác nhân gây bệnh
Kết quả của nhiều tác giả đã cho thấy người dân đã biết tác nhân gây bệnh SXHD là do nhiễm vi rút Dengue Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng
sự năm 2020 tại Malaysia, kết qủa cho thấy bệnh SXHD do vi rút truyền bệnh khá cao chiếm tỷ lệ là 82,2% Ngoài ra đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời vi rút Dengue có khả năng lây nhiễm nhiều lần cho một người tỷ lệ là 66,7%(22)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vĩnh Điền tại xã Đại Ân 2, huyện Trần
Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2016, kết quả cho thấy 49% người dân tham gia nghiên cứu biết được nguyên nhân gây bệnh SXHD (23), kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Huy Bổng tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2016, kết quả cho thấy có 57,9% đối tượng biết nguyên nhân gây bệnh SXHD
do muỗi (24) và nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2015 cho thấy có 68,7% đối tượng biết trung gian truyền bệnh SXHD là do muỗi vằn (15)
Kiến thức về véc tơ truyền bệnh
HUPH
Trang 20Khảo sát nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015, cho thấy 78,4% người dân có kiến thức hiểu biết nơi đẻ trứng của muỗi và nơi cư trú của muỗi 86,9% (25) Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016 cho thấy người dân biết 55% muỗi vằn đậu trong nhà và biết nơi sống của bọ gậy 91,9% (14) Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng năm 2017 tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk RLấp, tỉnh Đăk Nông cho thấy 45,1% người dân biết muỗi sinh sản ở DCCN, lọ hoa, chậu cây cảnh (26) Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Dũng tại xã Kỳ Lôi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 cho thấy người dân có kiến thức đúng về nơi muỗi đậu, nơi để trứng của muỗi là 60% (27) Nghiên cứu của Phan Văn Sâm tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2020, kết quả cho thấy biết nơi muỗi vằn đẻ trứng là 93,5% (28)
Kiến thức về thời điểm muỗi đốt
Muỗi vằn cái hoạt động đốt người thời điểm ban ngày, hoạt động mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối Nghiên cứu của Kazaura năm 2019, cho thấy 75% ĐTNC trả lời muỗi lây truyền vi rút SXHD đốt người bệnh vào ban ngày (29) Nhưng cũng có nghiên cứu kiến thức của người dân biết về thời điểm muỗi đốt rất thấp như nghiên cứu của Dhimal Meghnath và cộng sự tại Nepal năm 2014 cho thấy ĐTNC trả lời SXHD do muỗi đốt vào ban ngày là 8%(30) Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015, cho thấy kiến thức hiểu biết về thời điểm muỗi đốt người truyền bệnh ban ngày là 51,6% (25) Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2015 cho thấy có 62% đối tượng biết muỗi truyền bệnh SXHD hoạt động đốt người vào ban ngày (15) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016 cho thấy người dân biết thời điểm muỗi đốt người ban ngày là 25,9% (14)
Kiến thức về đường lây
Một số nghiên cứu của các nước trên thế giới cho rằng kiến thức của người
dân biết đường lây truyền bệnh SXHD là do muỗi Aedes aegypti đốt là khá cao
HUPH
Trang 21Nghiên cứu của Gyawali Narayan và cộng sự tại Australia năm 2016 cho thấy ĐTNC trả lời lây truyền bệnh SXHD do muỗi đốt là 94,47% (31) Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng sự tại Malaysia năm 2020 cho thấy hầu hết người dân biết đường lây truyền bệnh SXHD do muỗi đốt là 97,2% (22) Tuy nhiên, Nghiên cứu của Kazaura tại khu vực nông thôn TanZania năm 2019 cho thấy tỷ lệ kiến thức đúng về đường lây truyền bệnh SXHD của người dân thấp hơn là 32,5% (29)
Tại Việt Nam kiến thức của người dân hiểu biết về đường lây bệnh SXHD tương đương các nghiên cứu của nước ngoài như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc tại Hải Phòng năm 2018 cho thấy có 83,9% người dân biết đến đường lây truyền bệnh SXHD là do muỗi đốt (32) Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Sâm tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2020 cho thấy đối tượng biết đường lây truyền bệnh SXHD khá cao 98,5% (28) Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu còn thấp, nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho thấy có 73,8% người dân biết đến đường lây bệnh SXHD là do muỗi vằn đốt (25)
Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh
Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh SXHD đóng vai trò hết sức quan trọng là một trong những mắc xích không thể thiếu được Vì vậy, người dân cần phải có kiến thức đúng về phòng bệnh SXHD Nghiên cứu của Kazaura tại TanZania năm 2019 cho thấy có 64,9% ĐTNC trả lời dùng vợt muỗi và có 44,1% ĐTNC trả lời dùng hóa chất xịt diệt muỗi (29) Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng sự tại Malaysia năm 2020 cho thấy việc sử dụng bình xịt muỗi
để diệt muỗi chiếm 94,5%, tiếp theo là 58,3% là sử dụng thuốc đuổi muỗi (22) Khảo sát nghiên cứu của Kazaura năm 2019 cho thấy người dân có kiến thức chung đúng là 28%: Trong đó, kiến thức về ngủ màn là 64,9%, mặc quần, áo dài tay là 22,7% (29) Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng năm 2017 tại xã Nhân Cơ, huyện
Đăk RLấp, tỉnh Đăk Nông cho thấy người dân có kiến thức ngủ màn 84,2% (26)
Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Dũng năm 2021 tại xã Kỳ Lôi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy người dân có kiến thức phòng muỗi đốt bằng biện
HUPH
Trang 22pháp ngủ màn là 80,3% (27) Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại
xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, cho thấy đối tượng biết biện pháp diệt véc tơ để phòng bệnh SXHD là 72%; đối tượng biết các biện pháp phòng tránh muỗi đốt khác là 36,7%; đối tượng biết biện pháp phòng diệt lăng quăng/bọ gậy là 74,3% (15)
Theo kết quả nghiên cứu của Shuaib Faisal và cộng sự tại Westmoreland, Jamaica năm 2010, kết quả cho thấy phương tiện truyền thông đóng vai trò rất quan trọng vào các mức độ nhận thức giữa cá nhân được phỏng vấn cho thấy Radio và Truyền hình là nguồn chủ yếu của thông tin về bệnh SXHD và số người tham gia nhận được thông tin về bệnh SXHD từ cán bộ y tế là 52,0% (33) Nghiên cứu của Al-Dubai tại Malaysia năm 2013 cho thấy việc tiếp cận phương tiện thông tin đại chúng thuận tiện là yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh SXHD (34)
Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Dũng năm 2021 tại Hà Tĩnh cho thấy đối tượng nhận thông tin từ ti vi, loa đài, CBYT có kiến thức đạt cao hơn nhóm người không được nhận được thông tin Những người mong muốn nhận thông tin về phòng muỗi đốt, hóa chất diệt muỗi có kiến thức đạt cao hơn 2,5 lần so với nhóm người không muốn nhận thông tin (27)
Tại Mexico năm 2011 tiến hành nghiên cứu kiểm soát Aedes aegypti kết hợp
giữa truyền thông giáo dục sức khỏe và phun malathion để làm giảm sinh sản của muỗi Người ta đã chọn ngẫu nhiên 187 hộ gia đình, điều tra KAP và chỉ số côn trùng trước và sau can thiệp: 46 HGĐ chỉ phun Malathion, 47 HGĐ chỉ áp dụng truyền thông, 49 HGĐ áp dụng cả 2 phương pháp, 45 HGĐ không can thiệp Can thiệp trong thời gian 6 tháng cho thấy chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe
làm giảm nơi sinh sản của muỗi Aedes aegypti hơn việc sử dụng hoá chất Malathion
(35) và theo báo cáo của WHO cho thấy phương pháp phun hoá chất diệt muỗi ít hiệu quả, gây tốn kém nhiều và ngoài ra phun hoá chất còn làm cho người dân ỷ lại,
ý thức lơ là chủ quan, không tích cực loại bỏ nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết (36-38)
1.3.2 Thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất Dengue
Thực hành về các biện pháp phòng tránh muỗi đốt
HUPH
Trang 23Nghiên cứu của Trần Quốc Dũng tại Hà Tĩnh năm 2021 cho thấy những người được tiếp cận với các thông tin truyền thông về phòng bệnh SXHD giúp người dân thực hành phòng bệnh SXHD tốt hơn (27) Nghiên cứu của Dhimal Meghnath và cộng sự tại Nepal năm 2014 cho thấy có 81% ĐTNC trả lời đúng dùng màn để phòng tránh muỗi đốt (30) Nghiên cứu của Gyawali Narayan và cộng sự tại Australia năm 2016 cho thấy có 85,03% ĐTNC xác định đúng ít nhất một phương tiện phòng ngừa, có tổng cộng 69,72% ĐTNC trả lời sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo kín và tránh đến các khu vực dễ bị muỗi đốt (31) Nghiên cứu của Kazaura tại TanZania năm 2019 cho thấy 22,7% ĐTNC trả lời mặc quần áo dài tay để phòng tránh muỗi đốt (29)
Theo Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho thấy có 18,4% đối tượng ngủ màn kể cả ban ngày (25), kết quả này tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Huyền
và nghiên cứu của Lê Thanh Tùng lần lượt: 19,6%; 17,3% (26, 39) Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ ngủ màn ban ngày còn thấp là phù hợp với thực tế Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016 cho thấy người dân ngủ màn ban ngày phòng bệnh SXHD có tỷ lệ là 41,8% cao hơn các nghiên cứu trên (14)
Thực hành về các biện pháp vệ sinh chung
Nghiên cứu của Dhimal Meghnath và cộng sự tại Nepal năm 2014 cho thấy các ĐTNC trả lời đậy các DCCN trong nhà 95%, chặt cây bụi trong sân 94%, loại
bỏ nước đọng quanh nhà 95%, xử lý các vật dụng chứa nước như lốp xe, các bộ phận của ô tô, chai nhựa, chậu nứt, v.v 91%, ngăn chặn nước đọng 90%, dọn sạch rác/thùng rác 92%, úp ngược thùng chứa để tránh đọng nước 90% (30) Nghiên cứu của KazauraTanZania năm 2019 cho thấy ĐTNC trả lời loại bỏ nước tù đọng xung quanh nhà của họ, làm sạch các nơi có thể chứa nước chiếm 17,1% và 9% trả lời phá hủy nơi muỗi sinh sản như phát quang bụi rậm và các nơi chứa nước mưa (29) Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng sự tại Malaysia năm 2020 cho thấy biện pháp diệt bọ gậy: 95,0% ĐTNC trả lơi tìm kiếm và tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi như bụi rậm, vỏ lốp xe, 53,5% ĐTNC cọ rửa thùng chứa nước để loại bỏ trứng
HUPH
Trang 24muỗi bám vào thùng chứa (22)
Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015, cho thấy thực hành đúng về phòng bệnh SXHD của người dân khá cao như: 91,5% súc rửa DCCN sinh hoạt 01lần/tuần; 90,7% đậy kín DCCN sinh hoạt; vật phế thải vứt ra sân và úp lại là 70,3%; vật phế thải có chứa nước cho vào nơi để rác là 93,0% (25) Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu thấp hơn như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận năm
2016 tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cho thấy người dân thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh SXHD như: Có 48,2% đậy kín nắp DCCN sinh hoạt; có 63,2% thau rửa DCCN sinh hoạt; 24,1% thả cá vào DCCN sinh hoạt; thu nhặt phế liệu phế thải là 35,9% và có 53,6% HGĐ súc rửa DCCN sinh hoạt định kỳ (14)
Thực hành về các biện pháp diệt muỗi
Nghiên cứu của Dhimal Meghnath và cộng sự tại Nepal năm 2014 cho thấy 80% ĐTNC trả lời diệt muỗi sử dụng bình xịt diệt côn trùng (30) Nghiên cứu của Kazaura tạiTanZania năm 2019 cho thấy 64,9% ĐTNC trả lời dùng vợt muỗi và 44,1% ĐTNC trả lời dùng hóa chất xịt diệt muỗi (29) Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng sự tại Malaysia năm 2020 cho thấy việc sử dụng bình xịt muỗi
để diệt muỗi chiếm 94,5% (22) Nghiên cứu của Gyawali Narayan và cộng sự tại Australia năm 2016 cho thấy 20,93% ĐTNC trả lời xông hơi và dọn sạch các dụng
cụ chứa nước xung quanh nhà ở là biện pháp tiêu diệt muỗi truyền bệnh SXHD (31)
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, cho thấy thực hành diệt muỗi truyền bệnh SXHD của người dân có 51,0% dùng vợt điện diệt muỗi; có 34,7% hộ gia đình dùng hóa chất diệt muỗi (15) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016 cho thấy người dân thực hành diệt muỗi bằng cách phun thuốc diệt muỗi là 47,3%; dùng hương để xua muỗi là 21,4% và dùng vợt, đèn để diệt muỗi là 52,7% (14) Nghiên cứu của Nguyễn Phương Huyền
HUPH
Trang 25tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2015 cho thấy người dân dùng hóa chất để diệt muỗi là 37,4%; người dân dùng hương để xua muỗi là 58,2% (39) Nghiên cứu của Trần Quốc Dũng năm 2021 tại xã Kỳ Lôi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy thực hành các biện pháp diệt muỗi như phun thuốc là 51,1%; dùng hương xua muỗi
là 45,9%; dùng vợt diệt muỗi là 47,1% (27) Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy các biện pháp diệt muỗi được người dân dùng chủ yếu như phun hóa chất,
dùng hương, dùng vợt để xua muỗi
Thực hành về các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy
Nghiên của Nguyễn Văn Kiệt tại xã QuốcThái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015, cho thấy thực hành biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy: HGĐ thả cá ăn lăng quăng/bọ gậy là 28,6% (25), tương tự nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016, kết quả cho thấy đối tượng thả cá vào DCCN để diệt bọ gậy là 24,1% và nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, kết quả cho thấy ĐTNC thả cá diệt bọ gậy là 26,6% (14, 15)
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Hồng tại xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, cho thấy xã Mỹ Long đối tượng thực hành diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD: có 39% người dân thả cá ăn lăng quăng/bọ gậy; có 5,5% dùng vợt diệt lăng quăng/bọ gậy; bỏ muối vào chén chống kiến là 8%(40) Tại khu vực Tây Nguyên, Viện VSDT Tây Nguyên từ năm 2007 -
2008 nghiên cứu mô hình phòng bệnh SXHD dựa vào cộng đồng, xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh SXHD để tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gây một năm 02 lần và kết hợp các kênh truyền thông đến tận người dân, kết quả tại các điểm nghiên cứu số mắc SXHD giảm, hoạt động của CTV được duy trì và thực hiện thường xuyên, hành vi của người dân được thay đổi rõ rệt (41)
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengu
1.4.1 Mối liên quan tới kiến thức phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Giới tính
Giới tính đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra là có mối liên quan tới kiến thức
HUPH
Trang 26phòng bệnh SXHD Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Tùng tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk KLấp, tỉnh Đăk Nông năm 2017 cho thấy nữ giới có kiến thức đạt về diệt muỗi truyền bệnh SXHD cao hơn nam giới gấp 4,4 lần; kiến thức vệ sinh DCCN của nữ giới cũng cao hơn nam giới gấp 6,5 lần; kiến thức về vệ sinh môi trường trong diệt
bọ gậy/ lăng quăng, loại bỏ trứng muỗi của nữ giới cao hơn nam giới gấp 2,5 lần (26)
Tuổi
Các nghiên cứu được triển khai về lĩnh vực phòng bệnh SXHD cho thấy tuổi
cũng là một yếu tố có liên quan tới kiến thức phòng bệnh SXHD, tuy nhiên một số nghiên cứu khác nhau lại cho kết quả trái ngược nhau Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, cho thấy nhóm người từ 16 - 35 tuổi có kiến thức đạt phòng bệnh SXHD cao gấp
1,6 lần so với nhóm từ 36 - 65 tuổi (15) Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Vĩnh Điền tại xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2015 cho thấy những người có độ tuổi lớn hơn lại có kiến thức đạt về phòng bệnh SXHD tốt hơn
Cụ thể trong nghiên cứu này, nhóm 45 trở lên tuổi có kiến thức phòng bệnh SXHD
tốt hơn nhóm tuổi nhỏ hơn (23)
Dân tộc
Dân tộc cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức phòng bệnh SXHD,
do có sự khác nhau về ngôn ngữ, trình độ học vấn và phong tục tập quán nhóm dân tộc của từng địa phương Điều này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vĩnh Điền tại xã Đại Ân 2 và Viên An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2015 cho thấy nhóm dân tộc Khmer có kiến thức phòng bệnh SXHD thấp hơn nhóm người Kinh 0,6 lần (23)
Trình độ học vấn
Theo một số nghiên cứu về mối liên quan TĐHV với kiến thức phòng bệnh SXHD của đối tượng cho thấy người có TĐHV cao hơn có kiến thức phòng bệnh SXHD tốt hơn người có TĐHV thấp hơn Điều này được thể hiện ở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm
2015 cho thấy đối tượng có TĐHV trên cấp I có kiến thức cao hơn 1,7 lần với nhóm
HUPH
Trang 27có TĐHV cấp I trở xuống (25) Tương tự, nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, cho thấy nhóm có TĐHV trên cấp II có kiến thức cao hơn nhóm có TĐHVcấp II trở xuống là 3 lần (15)
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng là một yếu tố có liên quan tới kiến thức phòng bệnh SXHD Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Dũng tại xã Kỳ Lôi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 cho thấy những người làm nghề nông có kiến thức phòng bệnh SXHD thấp hơn 0,5 lần so với những nhóm người làm nghề khác như: Viên chức, buôn bán, tự do (27)
Kinh tế hộ gia đình
Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cộng sự tại Malaysia năm 2020 cho thấy thu nhập hàng tháng cao, và việc có được quyền sở hữu nhà tỷ lệ thuận với kiến thức phòng bệnh SXHD, mức thu nhập càng cao thì kiến thức phòng bệnh SXHD càng tốt Những người có điều kiện kinh tế tốt có thể tiếp cận kênh truyền thông phòng bệnh SXHD tốt hơn và những thông tin họ được tiếp cận cũng đáng tin
cậy hơn, do vậy có kiến thức tốt hơn về phòng bệnh SXHD (22)
1.4.2 Mối liên quan tới thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Giới tính
Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Tùng tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk KLấp, tỉnh Đăk Nông năm 2017, cho thấy thực hành diệt muỗi của nữ cao hơn nam gấp 7 lần; thực hành vệ sinh môi trường trong phòng bệnh SXHD của nữ hơn nam gấp 3,9 lần; thực hành diệt lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh SXHD của nữ cao hơn nam gấp 2,9 lần (26) Nghiên của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho kết quả tương tự, với tỉ lệ nam giới thực hành đạt
về phòng bệnh SXHD thấp hơn nữ 68,5% (25)
Tuổi
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng đạt về thực hành phòng bệnh SXHD cao hơn so với những người lớn tuổi hơn Cụ thể, nhóm
HUPH
Trang 28người từ 16 - 35 tuổi có thực hành phòng bệnh SXHD cao gấp 1,7 lần so với nhóm
ở độ tuổi 36 - 65 tuổi (15) Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vĩnh Điền tại
xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2015 cho thấy những người có độ tuổi lớn hơn lại thực hành đạt về phòng bệnh SXHD tốt hơn Cụ thể trong nghiên cứu này, nhóm 45 tuổi trở lên có thực hành phòng bệnh SXHD tốt hơn nhóm tuổi nhỏ hơn
Trình độ học vấn
Theo một số nghiên cứu về mối liên quan TĐHV với thực hành phòng bệnh SXHD cho thấy người có TĐVH cao hơn thường có xu hướng có thực hành phòng bệnh SXHD tốt hơn người có TĐVH thấp hơn Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho thấy người
có TĐHV trên cấp I có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD cao gấp 2 lần so với nhóm người có TĐHV cấp I trở xuống (25) Một nghiên cứu khác của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 cũng cho kết quả tương tự, nhóm người có TĐHV trên cấp II có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD cao hơn gấp 2 lần so với nhóm người có TĐHV từ cấp II trở xuống (15)
Nghề nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Huyền tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2015 cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành phòng bệnh SXHD Nhóm cán bộ viên chức, văn phòng có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD cao nhất (76,5%), thấp nhất là nhóm nghề nghiệp khác 33,3% (39)
Kinh tế hộ gia đình
Nghiên cứu của Syed Madiha và cộng sự tại Pakistan năm 2010 cho thấy những người có kinh tế tốt thì thực hành phòng bệnh SXHD tốt hơn người có kinh tế thấp hơn Nhóm người ở khu vực kinh tế thấp hơn coi bệnh SXHD là vấn
đề sức khỏe ít nghiêm trọng, chính vì vậy thực hành phòng bệnh của họ kém hơn
Đây cũng có thể xuất phát từ sự thiếu nhận thức về bệnh SXHD (42)
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015, hộ gia đình thuộc loại nghèo có thực hành đạt thấp
HUPH
Trang 29hơn 58,9% so với hộ gia đình không nghèo Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 cho thấy những người thuộc nhóm HGĐ có kinh tế không nghèo có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD cao gấp 2,3 lần so với nhóm người thuộc hộ có kinh tế nghèo và cận nghèo(15, 25)
1.4.3 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh SXHD Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kiệt
tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho thấy người có kiến
thức đúng về phòng bệnh SXHD thì tỷ lệ thực hành đạt trong phòng bệnh cao gấp 3,8 lần so với người có kiến thức chưa đạt(25) Thậm chí, nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 còn cho kết quả là nhóm đối tượng có kiến thức đạt về phòng bệnh SXHD có thực hành đạt cao gấp 22,5 lần so với người có kiến thức chưa đạt (15)
1.4.4 Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Hoạt động truyền thông
Kết luận của nghiên cứu Trần Quang Hồng tại tỉnh Đồng Tháp năm 2016,
cho thấy sau khi can thiệp hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXHD tại cộng đồng, tỷ lệ kiến thức đạt và thực hành đạt tăng lên cụ thể: Tại xã An Bình (xã chứng) kiến thức đạt và thực hành đạt lần lượt là: 50,0% và 49,5%; xã Mỹ Long (xã can thiệp) kiến thức đạt và thực hành đạt lần lượt là: 78,5% và 83,5% Điều này cho thấy hoạt động truyền thông ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân (40)
Hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát của CBYT địa phương góp phần ảnh hưởng tới kiến
thức, thực hành của người dân Kết quả nghiên cứu của Đỗ Bá Hoàn tại quận Đông
Đa, Hà Nội năm 2012 cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được CBYT đến thăm hướng dẫn phát hiện, xử lý ổ bọ gậy là 84,3% Đa số ĐTNC đồng ý cho vào nhà kiểm tra các
HUPH
Trang 30tầng, xung quanh nhà 89,7% Khoảng 50% ĐTNC tham gia tìm, diệt ổ bọ gậy tại hộ gia đình khi được CBYT hướng dẫn, tuyên truyền.(43)
Biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng hóa chất
Công tác phòng bệnh SXHD hiện nay của chương trình mục tiêu quốc gia xử
lý ổ dịch SXH bằng biện pháp phun hóa chất là biện pháp chủ yếu, đa số người dân đồng ý phun hóa chất diệt muỗi của Trung tâm y tế huyện Theo nghiên cứu của Đỗ
Bá Hoàn tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2012, kết quả cho thấy người dân đồng ý phun hóa chất diệt muỗi là 93,9% (43)
Công tác phối hợp của các ban ngành
Tại Hội nghị tổng kết của dự án giảm nguy cơ mắc bệnh SXHD, Dự án cung cấp nước sạch nông thôn khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ năm 2005 – 2010, kết quả cho thấy hoạt động Ban chỉ đạo và mạng lưới hoạt động của CTV rất hiệu quả tỷ lệ HGĐ được thăm cao hơn 90% Đánh giá tính bền vững của dự án thông qua thực địa tại cộng đồng đã thấy người dân thay đổi hành vi và thói quen trong phòng bệnh SXHD Người dân nhận thức sự nguy hiểm và gánh nặng của bệnh SXHD cũng như biết được véc tơr truyền bệnh và các biện pháp phòng bệnh
SXHD (44)
Chiến dịch phòng, chống SXHD
Tại khu vực Tây Nguyên, Viện VSDT Tây Nguyên từ năm 2007 - 2008 nghiên cứu mô hình phòng bệnh SXHD dựa vào cộng đồng, xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh SXHD để tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gây một năm 02 lần và kết hợp các kênh truyền thông đến tận người dân, kết quả tại các điểm nghiên cứu số mắc SXHD giảm, hoạt động của CTV được duy trì và thực hiện thường xuyên, kiến thức, thực hành của người dân được thay đổi rõ rệt (41)
Hoạt động của CTV
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vĩnh Điền tại xã Đại Ân 2 và An Viên, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2015, cho thấy có mối liên quan giữa HGĐ tham gia nghiên có CTV đến thăm và HGĐ tham gia nghiên cứu không có CTV đến thăm, kiến thức chung phòng bệnh SXHD của HGĐ có CTV đến thăm có kiến thức chung cao hơn nhóm HGĐ không có CTV đến thăm cao gấp 34,9 lần và thực hành kết quả
HUPH
Trang 31cũng cho thấy HGĐ có CTV đến thăm thực hành chung cao hơn gấp 39,1 lần so với HGĐ không có CTV đến thăm.(23) Điều này cho thấy hoạt động của CTV cũng làm ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân
1.5 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Thị trấn Đăk Đoa thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai với diện tích tự nhiên 21,21km2, dân số 16.124 người, số hộ 4.015 hộ, mật độ dân số trung bình 764 người/km2
Trong đó người Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Ba na chiếm 20,1%, dân tộc
Jơ rai chiếm 2,6% và dân tộc khác chiếm 0,8%; tỷ lệ nhóm từ 18 - 60 tuổi chiếm 66,3% so với dân số thị trấn; Về tình trạng kinh tế HGĐ của thị trấn: Hộ nghèo chiếm 7,3%, cận nghèo chiếm 1,2% và trung bình, khá, giàu chiếm 91,5%; Về TĐHV của thị trấn: Mù chữ chiếm 4,5%, Tiểu học chiếm 20,6%, Trung học cơ sở chiếm 26,2%, Trung học phổ thông chiếm 23,5% và sau Trung học phổ thông chiếm 0,7% Địa bàn thị trấn Đăk Đoa gồm 6 tổ dân phố và 7 thôn, hiện tại chưa có đội ngũ CTV sốt xuất huyết, các tổ dân phố không có Y tế tổ dân phố, nhiệm vụ CTV do tổ Trưởng tổ dân phố và Y tế thôn phụ trách.(45)
Thị trấn Đăk Đoa là địa bàn trọng điểm của chương trình phòng, chống sốt xuất huyết của huyện, với số ca bệnh sốt xuất huyết lưu hành quanh năm, số mắc sốt xuất huyết cao so với các xã khác trong huyện và mô hình bệnh truyền nhiễm có
số ca mắc cao nhất so với các loại bệnh tuyền nhiễm khác như tay chân miệng, quai
bị và thủy đậu
HUPH
Trang 321.6 Khung lý thuyết
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; và tham khảo các nghiên cứu: Nguyễn Văn Kiệt năm 2015 tại An Giang, Lê Thanh Tùng năm 2017 tại Đăk Nông (1, 25, 26)
Thực hành
- Các biện pháp phòng muỗi đốt
- Các biện pháp vệ sinh chung
- Các biện pháp diệt muỗi
- Các biện pháp diệt lăng
- Biện pháp diệt muỗi,
lăng quăng/bọ gậy bằng
hóa chất
HUPH
Trang 33Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu định lượng
Người dân từ 18 - 60 tuổi sinh sống tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa,
tỉnh Gia Lai
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người dân từ 18 - 60 tuổi sinh sống tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
- Sinh sống tại địa bàn nghiên cứu từ 6 tháng trở lên
Tiêu chuẩn loại trừ
- Người dân là cán bộ y tế của địa điểm đang nghiên cứu
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc vắng mặt ba lần tại thời điểm phỏng vấn
- Không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn: Người mắc bệnh tâm thần, câm điếc và không có khả năng giao tiếp
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu định tính
- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa
- Cán bộ y tế phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD của Khoa Kiểm soát
Trang 34bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa
- Cán bộ y tế phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD, Trạm Y tế thị trấn Đăk Đoa
- Tổ trưởng tổ dân phố, Y tế thôn của thị trấn Đăk Đoa
- Người dân tổ dân phố, thôn thuộc ĐTNC của thị trấn Đăk Đoa
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Phó Giám đốc phụ trách hệ dự phòng, Trung tâm Y tế huyện
- Cán bộ chuyên trách chương trình phòng, chống SXHD huyện, thị trấn đảm nhận chương trình từ 6 tháng trở lên
- Tổ trưởng tổ dân phố, Y tế thôn của thị trấn Đăk Đoa đảm nhiệm công việc 6 tháng trở lên
- Người dân tổ dân phố, thôn thuộc ĐTNC của thị trấn Đăk Đoa sinh sống tại địa bàn 6 tháng trở lên
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Không thể tham gia phỏng vấn sâu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022
- Thời gian thu thập số liệu tại thực địa từ tháng 3/2022 đến 5/2022
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính Trong đó:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành trước để tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân để giải quyết mục tiêu 1
- Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện sau phần định lượng để tìm hiểu kết quả mục tiêu 2 (Các yếu tố ảnh hưởng) đồng thời giải thích và bổ sung làm rõ thêm cho kết quả định lượng ở mục tiêu 1
HUPH
Trang 352.4 Cỡ mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo mục tiêu của đề tài là xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành về bệnh SXHD của người dân từ 18 - 60 tuổi tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai bằng công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể như sau:
n =
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu về người dân 18 - 60 tuổi tham gia trong nghiên cứu này
- Z: hệ số tin cậy, với = 0,05, Z(1 - /2) = 1,96
- p: Tỷ lệ kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng bệnh SXHD của người dân xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 của Nguyễn Văn Kiệt (25): p1 = 39,6% (Kiến thức), p2 = 28,8% (Thực hành)
- d: Chọn d = 0,05 sai số chấp nhận trong nghiên cứu (5%)
Thay vào công thức trên: p1 = 39,6% thì cỡ mẫu nghiên cứu n1 = 368 đối tượng p2 = 28,8% thì cỡ mẫu nghiên cứu n2 = 316 đối tượng So sánh: n1 > n2 nên chọn n1 = 368 Chúng tôi thu thập số liệu thực tế 400 đối tượng để phỏng vấn
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu: 05 cuộc
- 01 Phó Giám đốc phụ trách hệ dự phòng, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa;
- 01 CBYT phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD của Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa;
- 01 CBYT phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD của Trạm Y tế thị trấn Đăk Đoa, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa
- 01 tổ Trưởng tổ dân phố
- 01 Y tế thôn
Thảo luận nhóm: 02 cuộc
- Một nhóm 5 người dân ĐTNC có kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD đạt,
2 2 ) 2 / 1 ( (1 )
d p p
Z
HUPH
Trang 36- Một nhóm 5 người dân ĐTNC có kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD không
đạt
2.5 Phương pháp chọn mẫu
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên hệ thống Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lập khung mẫu, lập danh sách tất cả các HGĐ của thị trấn Đăk Đoa: Lập
danh sách hộ gia đình trong 06 TDP và 07 thôn của thị trấn theo nguyên tắc liền kề
và sau đó lập danh sách cộng dồn theo thứ tự của 13 TDP, thôn
- Bước 2: Tính hệ số k N: 4.015 hộ n: 400 đối tượng nghiên cứu (Tương đương
400 hộ chọn trong danh sách khung mẫu N) Hệ số k = 4.015/400 = 10 hộ
- Bước 3: Dựa trên danh sách khung mẫu điều tra hộ gia đình của thị trấn Đăk Đoa,
nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên hộ gia đình theo thứ tự, đầu tiên có số thứ tự x ≤
k (< 10, chọn ngẫu nghiên x = 3), các hộ kế tiếp có số thứ tự là: (3 + 10), (3+ 20), (
3 + 30) , … đến khi nào đủ cỡ mẫu cần nghiên cứu Tại mỗi hộ gia đình chọn đại diện một người đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu để phỏng vấn, ưu tiên là chủ hộ, nếu chủ hộ vắng mặt thì chọn người thay thế có trình độ văn hóa, người có khả năng trả lời phỏng vấn tốt và đối với hộ gia đình dân tộc thiểu chọn người phỏng vấn thông thạo tiếng Kinh nếu HGĐ không có người thông thạo tiếng kinh thì Y tế thôn phiên dịch Trong trường hợp đến 3 lần mà không gặp được đối tượng để phỏng vấn thì bỏ qua và chuyển tiếp sang hộ khác trong danh sách đã chọn
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Chọn mẫu có chủ đích: Phỏng vấn sâu: 05 người
- 01 Phó Giám đốc phụ trách hệ dự phòng, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa;
- 01 CBYT phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD của Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa;
- 01 CBYT phụ trách Chương trình phòng, chống SXHD của Trạm Y tế thị trấn Đăk Đoa, Trung tâm Y tế huyện Đăk Đoa
- 01 tổ Trưởng tổ dân phố
HUPH
Trang 37- 01 Y tế thôn
Thảo luận nhóm: 2 cuộc
- Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu chọn các HGĐ có kiến thức, thực hành đạt và không đạt về phòng bệnh SXHD để tham gia thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu sâu hơn sự hiểu biết, quan điểm của họ về SXHD, các biện pháp họ đã sử dụng để phòng bệnh
- 02 nhóm thảo luận nhóm về kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD của người dân (mỗi nhóm 05 người: Một nhóm có kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD đạt, một nhóm có kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD không đạt) Lựa chọn phân bố tỷ lệ tương đương về đặc điểm cá nhân: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp và kinh tế HGĐ
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Chuẩn bị thu thập số liệu
- Chuẩn bị bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn người dân chủ hộ hoặc đại diện HGĐ Thử nghiệm 5% phiếu điều tra của tổng phiếu điều tra mẫu nghiên cứu là (400 phiếu), nội dung chỉnh sửa tất cả các câu hỏi mở thêm tương ứng câu hỏi đóng
và nội dung câu hỏi giảm bớt câu hỏi chuyên sâu như câu hỏi bệnh SXHD là do loại muỗi nào Sau đó điều chỉnh phù hợp mới đưa vào điều tra chính thức Bộ câu hỏi xây dựng dựa vào Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue của Bộ Y tế, nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt và nghiên cứu của Lê Thanh Tùng
- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm và phương tiện cần thiết để phục vụ cho cuộc phỏng vấn sâu các bên liên quan như: Biên bản và máy ghi âm
Trang 38 Thu thập số liệu định tính
- Phỏng vấn sâu: Hẹn gặp trực tiếp với các bên liên quan để phỏng vấn sâu, thời gian tối đa là 60 phút, trong quá trình thực hiện ghi âm các cuộc phỏng vấn
- Thảo luận nhóm: Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm với người dân tại tổ dân phố,
thôn, thời gian thực hiện tối đa là 60 phút Người dân điều biết tiếng kinh nên không cần đến phiên dịch Trong quá trình thảo luận nhóm thực hiện ghi âm cuộc phỏng vấn
2.7 Các nhóm biến số chính
2.7.1 Nhóm biến nghiên cứu định lượng
- Nhóm biến số về thông tin chung: Tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa,
nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình
- Nhóm biến số về kiến thức phòng bệnh SXHD: Tác nhân gây bệnh SXHD, nơi
sinh sản của muỗi gây bệnh SXHD, nơi trú đậu của muỗi gây bệnh SXHD, thời gian muỗi SXHD đốt người, biết cách phòng muỗi đẻ trứng và ngăn chặn lăng quăng, bọ gậy phát triển thành muỗi gây bệnh SXHD, ngủ màn kể cả ban ngày, các biện pháp khác để phòng muỗi đốt, nguyên nhân gây bệnh SXHD, đường lây bệnh SXHD và biện pháp để phòng lây bệnh SXHD
- Nhóm biến số thực hành phòng bệnh SXHD: Đậy kín DCCN sinh hoạt, súc rửa
vệ sinh DCCN sinh hoạt, vệ sinh các DCCN khác, phòng tránh muỗi đẻ trứng vào
lọ hoa, chén nước bẫy kiến, khay nước tủ lạnh, vệ sinh nhà ở và ngoại cảnh xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải, ngủ màn kể cả ban ngày, biện pháp phòng muỗi đốt, biện pháp diệt muỗi, biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy
Chi tiết các biến số xin xem Phụ lục 1
2.7.2 Các chủ đề nghiên cứu định tính
- Công tác truyền thông: Tiếp cận dịch vụ truyền thông, kênh truyền thông; người dân được tiếp cận, kênh truyền thông người dân thích nhất
- Tập huấn giám sát bọ gậy cho CBYT;
- Hoạt động giám sát của CBYT;
- Biện pháp diệt muỗi, bọ gậy bằng hóa chất
- Công tác phối hợp các ban ngành, đoàn thể;
HUPH
Trang 39- Chiến dịch phòng, chống SXHD;
- Hoạt động của CTV
2.8 Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
2.8.1 Các khái niệm
Phân loại chuẩn nghèo
- Chuẩn hộ nghèo: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch
vụ xã hội cơ bản trở lên
- Chuẩn hộ cận nghèo: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Chuẩn hộ có mức sống trung bình: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Kinh tế HGĐ căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025.(46)
Phân loại lao động trí óc và lao động chân tay
- Sự phân công lao động trong xã hội giữa hai nhóm lớn những người khác nhau: Lao động chân tay chủ yếu là sự tiêu hao sức lao động về cơ bắp trực tiếp sản xuất
ra của cải dưới hình thái vật chất, còn lao động trí óc chủ yếu là sự tiêu hao sức lao động về trí tuệ, chuyên về phát triển khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, vv.(47)
+ Lao động chân tay: Nghề nông, công nhân, nội trợ và buôn bán
+ Lao động trí óc: Cán bộ viên chức và sinh viên
2.8.2 Quy ước đánh giá
Đánh giá kiến thức
Đánh giá kiến thức phòng bệnh SXHD của cá nhân đại diện HGĐ gồm 20 câu hỏi, xác định qua phỏng vấn theo bộ câu hỏi điều tra (Phụ lục 2)
- Câu hỏi một lựa chọn: Trả lời đúng câu cho 1 điểm;
- Câu hỏi nhiều lựa chọn: Trả lời đúng 1 lựa chọn nào, cho 1 điểm cho lựa chọn đ
Bảng 2.1: Bảng chấm điểm về kiến thức của người dân về bệnh SXHD
HUPH
Trang 40TT Câu hỏi Đáp án đúng Tổng điểm
(Câu hỏi: B2, B3, B5,…: Lấy từ Phiếu điều tra, trong phụ lục 1)
Kiến thức đạt của đối tượng nghiên cứu: Biến nhị phân, có hai giá trị, dựa vào
tổng điểm về kiến thức của đối tương nghiên cứu sau khi trả lời bộ câu hỏi điều tra Cách tính điểm và lấy điểm cắt theo nghiên cứu Nguyễn Văn Kiệt tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 (25)
- Kiến thức đạt: Khi đạt ≥ 70% tổng số điểm về kiến thức (27 điểm) với số điểm ≥
Bảng 2.2: Bảng chấm điểm về thực hành của người dân về bệnh SXHD
1 Đậy kín DCCN sinh hoạt: C1,
2 Súc rửa DCCN sinh hoạt: C3, C3 = 1; C4 = 1; E2 = 1 1
HUPH