BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH.TRI-HANH
CHÍNH QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỖ LÊ THỊ MINH
SU PHAT TRIEN LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ — XÃ Hội CUA V.LLENIN TRONG TAC PHAM “NHỮNG “NGƯỜI BẠN DÂN”
LA THE NAO VA HO DAU TRANH CHONG NHUNG NGUOI DAN CHU - XA HOI RA SAO?”
Chuyén nganh: Triét hoc
Mã số: 602280
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dân nêu trong luận văn là chính xác Những kết quả luận văn chưa từng được công bỗ trong bắt cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Trang 3
Chương 1: Những điều kiện và tiền dé cho sy ra đời tác phẩm “Những
“người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chỗng những người dân chủ | - xã hội ra sa0?”” -. +-seeererererrrrrrtrrrrrrrrerrtririrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrerre 9 | 1.1 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác _ - 9
1.2 Bối cảnh ra đời tác phẩm -ccccceeeeereerrrrrrrrrrrrrrtrrrrrr 38
1.3 Kết cầu và nội dung cơ bản của tác phẩm . veseeee 43 Chương 2: Sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Lênin trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ” và ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay . -sserserrrrrrrrrrrrrirtrrrrtrrrrtrrrerrrrrrrrrrrrr 47
2.1 Lénin bao vệ và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong tác
phẩm “Những “người bạn dân” ” ce-eeterrertrrrertrrrrrrrerrree 48
2.2 Ý nghĩa của sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong tác
phẩm “Những “người bạn dân” ” của V.I.Lênin đôi với thời đại hiện
¡0 60
Trang 4me
1 Ly do và tính cấp thiết của đề tài
C.Mác đã để lại cho nhân loại nhiều công hiến vĩ đại, một trong những
cống hiến đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà nền tảng của nó chính là lý luận
hình thái kinh tế - xã hội Đây là một học thuyết khoa học và cách mạng Học
thuyết này không chỉ phân tích một cách chính xác bản chất của xã hội, mà còn chỉ ra các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của xã hội
Thực tiễn lịch sử loài người trong hơn một thế kỷ rưỡi vừa qua đã
chứng minh cho lý luận của C.Mác và Ph.Angghen về quy luật vận động của thời đại hiện nay là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm Tuy nhiên, từ những thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, tình hình vi toàn thê giới
thế giới có những diễn biến cực kỳ phức tạp Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sau gần 70 năm tồn tại với nhiều thành tựu rực rỡ đã sụp đồ Trong khi đó, nhờ lợi dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, cùng với những biện pháp điều chỉnh kịp thời, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những bước phát triển mới Sự bùng nỗ của cách mạng
khoa học và công nghệ, nổi bật là cách mạng tin học đã đưa thế giới bước
sang một giai đoạn phát triển mới mà ở đó, sự tương tác, hội nhập giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau đang tạo ra một quá trình vừa liên kết, hợp tác chặt chẽ lại vừa có sự cạnh tranh, đấu tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu Những liên kết kinh tế, xã hội mới trong khu vực và trên toàn thế giới đang
nảy sinh và phát triển Chính trong bối cảnh đó, các trào lưu cơ hội, xét lại đủ
màu sắc và các học thuyết triết học, xã hội học phi mácxít hiện đại ra sức phê
Trang 5mới về lịch sử loài người nhằm thay thế cho lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam chúng ta, tuyệt đại quần chúng nhân dân lao động đều tin theo chủ nghĩa Mác — Lênin, đều nhất trí cao về sự lựa chọn con đường và
mục tiêu xã hội chủ nghĩa cho cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, ở đây đó vẫn còn có những
tiếng nói đòi xét lại con đường phát triển của dân tộc Họ lớn tiếng bác bỏ sự
lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta
Trước bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động,
việc đấu tranh để bảo vệ và phát triển những giá trị chân chính của học thuyết
Mác nói chung, lý luận của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng là
một yêu cầu bức thiết Muốn bảo vệ vững chắc những nội dung khoa học của
học thuyết Mác, cần phải nhận thức lại những giá trị đích thực, bền vững của
nó, đồng thời phải biết vận dụng sáng tạo và phát triển nó trong điều kiện mới
của xã hội hiện đại
Cuối thế kỷ XIX, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt
là lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác được V.I.Lênin bỗ sung và phát
triển Trong cuộc đấu tranh chống lại phái dân tuý, Lênin đã làm rõ những luận điểm trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, và vận dụng nó
vào việc vạch rõ thực trạng xã hội nước Nga khi đó, với cơ cầu kinh tế và giai
cấp đang tồn tại thuộc nắc thang nào của lịch sử Sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác trong tác phẩm “Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” của
Trang 6tranh chẳng những người dân chủ - xã hội ra sao?” làm đề tài nghiên cứu không những cho thấy những nội dung căn bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội được V.I.Lênin phát triển, mà còn cho thấy phương pháp luận khoa học để tiếp cận lịch sử xã hội cũng như ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay nói chung, tronng công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chúng ta hiện nay nói riêng | |
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể khẳng định, lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Các công trình của các tác giả đi trước chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu những nội dung khoa học của
học thuyết, như các khái niệm, kết cầu của hình thái kinh tế - xã hội, các quy luật vận động của lịch sử xã hội, quan niệm về quá trình lịch sử - tự nhiên của
sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội, về mối quan hệ giữa quá trình lịch
sử - tự nhiên và sự đa dạng của lịch sử và ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học
thuyết đó, | |
Công trình “7m hiểu học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ” của
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1997 đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả xung quanh việc tìm hiểu lý luận hình thái kinh tế - xã hội Những bài viết này chủ yếu nhằm chỉ ra học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội là phương pháp khoa học và cách mạng để phân tích lịch sử và vạch ra quy luật
phát triển của xã hội; từ đó vận dụng sáng tạo học thuyết này vào việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong đó, đáng chú ý là bài viết Học thuyết
_ Mác về hình thái kinh tế - xã hội lý luận và thực tiễn lịch sử của tác giả
Nguyễn Hùng Đảm trình bày những mốc lớn trong sự phát triển tư tưởng
Trang 7của C.Mác trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ” Tuy nhiên, ở bài
viết này, sự phát triển của V.I.Lênin đối với lý luận hình thái kinh tế - xã hội
trong tác phẩm được nghiên cứu theo khía cạnh lịch sử phát triển lý luận:
hình thái kinh tế - xã hội
Hay trong công trình “Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác —
Ph.Angghen, V.ILLênin” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003, thì
việc phân tích sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội của V.I.Lênin trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ” cũng rat ngắn gọn :
Đáng chú ý hơn cả là cuỗn sách “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của tác giả Phạm Văn Chung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2006 Tác giả đã nêu mục đích của cuốn sách nhằm “?âp trưng xem xét nội dung khoa học của
học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và mối quan hệ hữu cơ của nó
đổi với lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Dé dat
được mục đích đó, trước hết tác giả nghiên cứu lịch sử học thuyết Mác về
hình thái kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó xác định hai phương diện lý luận và phương pháp luận của học thuyết và chỉ ra một cách cụ thể vai trò phương pháp luận của học thuyết này đối với việc xây dựng nội dung khoa học của lý luận về con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thông qua luận giải một số vẫn đề lý luận quan trọng, cấp bách Trong khi nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của học thuyết, tác giả đã chỉ ra giai đoạn V.I.Lênin đã bảo vệ,
làm sâu sắc, phong phú và cụ thể hơn nội dung học thuyết Mác về hình thái
kinh tế - xã hội, thể hiện trong nhiều tác phẩm Có thể nói, đây là một công
Trang 8thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội — Một luận cứ lý luận của đường lỗi
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Đặng Hữu Tồn Trong cơng trình đó, người viết cũng đã dẫn ra những tư tưởng, luận điểm cơ
bản của V.I.Lênin trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ”, nhưng là dé
nhằm làm sáng tỏ hơn lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, hay nói
chính xác hơn là dùng chính những tư tưởng, luận điểm đó để phân tích
phương pháp tiếp cận lịch sử theo quan điểm của C.Mác và trên cơ sở đó,
khẳng định giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, khẳng
định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và _ vận dụng lý luận đó trong quả trình cách mạng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
Tuy nhiên, có một vẫn đề đặt ra là, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lý luận hình thái kinh tế - xã hội, nhưng vẫn còn những ý kiến, quan điểm tranh cãi về khái niệm “hình thái kinh tế - xã hội” Do đó, việc tìm hiểu quan
niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác — Leenin về lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phân tích và làm rõ về nó là việc hết sức cần thiết Trong tác phẩm
“Những “người bạn dân” ”, những khái niệm, phạm trù và nội dung của học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác được V.I.Lênin trình bày sáng rõ và
phát triển sâu sắc Lênin cũng đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để
chỉ ra thực trạng xã hội nước Nga lúc bấy giờ trong mối quan hệ chặt chẽ với
lịch sử thế giới đương đại Và như trên đã trình bày, việc nghiên cứu học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đã được thực hiện nhiều Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về sự phát triển của học thuyết đó trong tác phẩm “Những “người
Trang 9học của các đề tài nghiên cứu về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là những
tài liệu tham khảo để tôi viết luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung căn bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội
được V.LLênin kế thừa và phát triển trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ” để trên cơ sở đó, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ, phát triển học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội
cua C.Mac |
- Lam rõ những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tác phẩm “Những “người
bạn dân” ”
~ Làm rõ sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội của V.I.Lênin
trong tác phẩm “Những “người bạn dân” ”
- Rút ra ý nghĩa của sự phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội của
V.I.Lênin trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện ay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác —
Lênin trong di sản lý luận của các ông 4.2 Phạm vi nghiên cứu
Sự phát triển lý luận hình thái thái kinh tế - xã hội của V.I.Lênin trong
Trang 10Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin
Đó là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thẻ
Luận văn cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị của Đảng,
các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiễn lên chủ nghĩa xã hội `
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tác phẩm, kế thừa các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học trong nước về lý luận hình thái kinh tế - xã hội
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tông hợp Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp đối _ chiếu trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiền
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ, chính xác và đầy đủ hơn về lý luận hình
_ thái kinh tế - xã hội
_ - Luan van còn góp phần giải đáp một số vẫn đề lý luận đang đặt ra
hiện nay là bảo vệ và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong hoàn
cảnh hiện nay như thế nào
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn những nội dung cơ bản của lý luận
hình thái kinh tế - xã hội Từ đó, luận giải một số vấn để về thời kỳ quá độ
Trang 11Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác — Lênin tại các trường Đại học, Cao dang, Trung học chuyên nghiệp
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
Trang 12TAC PHAM “NHUNG “NGUOI BAN DAN” ”
1.1 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác
Như chúng ta đã biết, C.Mác và Ph Ăngghen đã thực hiện cuộc cách
mạng trong lĩnh vực triết học đó là đưa quan điểm duy vật vào đời sống xã
hội Với quan niệm duy vật lịch sử mà nòng cốt là lý luận hình thái kinh tế -
xã hội, C.Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để, bao quát cả tự
nhiên và xã hội Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là học thuyết khoa học về
nhận thức xã hội; vạch rõ kết cầu cơ bản và phổ biến của mọi xã hội, cơ chế
của quá trình vận động và phát triển tat yếu khách quan của xã hội Để hiểu ro nội dung cơ bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, trước hết chúng ta cần làm rõ cơ sở hình thành và phát triển lý luận đó
1.1.1 Cơ sở hình thành và phát triển của học thuyết hình thái kinh tế
- xã hội của C.Mac
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội sở dĩ là một học thuyết
triết học khoa học về lịch sử, vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở lý
luận và phương pháp luận của chính nó, đó là phép biện chứng duy vật Đây là yếu tố quan trọng quy định sự hình thành và phát triển của học thuyết Nhìn lại quan điểm của các nhà triết học trước Mác về lịch sử, chúng ta sẽ thấy rõ
- tại sao họ lại bế tắc trong việc nhận thức về lịch sử, tại sao chỉ đến học thuyết
Mác về hình thái kinh tế - xã hội chúng ta mới có được phương pháp nhận
thức khoa học nhất về lịch sử và tại sao phép biện chứng duy vật lại có vai trò
quyết định đến sự hình thành và phát triển của học thuyết Mác về hình thái
Trang 13Trước Mác cũng đã có rất nhiều quan điểm triết học, nhiều nhà triết học
và nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu lĩnh vực xã hội
Chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cho rằng xã hội và con người là do Thượng đế, Chúa trời sinh ra Xã hội vận động do ý muốn của Thượng dé
Chang hạn quan niệm thần học thời trung cỗ cho rằng, lịch sử là thé
hién mệnh trời Mọi lĩnh vực, hạnh phúc hay đắng cay, đau khổ, giàu sang hay nghèo hèn, được sống hay phải chết của từng người thậm chí đến sự hưng thịnh, suy vong của xã hội đều bởi do ý trời cắt đặt, sắp xếp
Ngay như đỉnh cao triết học trước Mác là Hêghen, mặc dù đã có
phương pháp biện chứng khi xem xét xã hội, coi lịch sử vận động ởi lên
không phải là quá trình trời định, mà từ hành động của các cá nhân theo lợi
ich của mình Hêghen nhắn mạnh vai trò của phân công lao động xã hội, cũng
như tính xã hội của lao động Nhưng Hêghen lại quan niệm: Lịch sử toàn thế
giới là sự phát triển của tỉnh thần, ý niệm tuyệt đối, mà giai đoạn cao nhất là hệ thống triết học duy tâm khách quan của ông Như vậy ở Hêghen, ông đã có được những tư tưởng sâu sắc về sự phát triển xã hội cũng như tiến trình lịch
sử nhân loại Nhưng vẫn bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm khi giải thích về lịch sử
Còn các nhà duy vật trước Mác thì cho rằng xã hội vận động phụ thuộc
vào tư tưởng của những bậc vĩ nhân, sự thay đổi chế độ xã hội này sang chế
độ xã hội khác phụ thuộc vào vai trò của lãnh tụ; hay thuần tủy dựa vào các điều kiện vật chất tự nhiên, thoát ly các quan hệ xã hội hiện thực để giải thích xã hội Theo họ, xã hội là tổ hợp của những cá nhân riêng lẻ mà người cầm
đầu tùy ý biến đổi đủ mọi kiểu Họ không thấy được mối liên hệ, tác động của
_ những cá nhân trong xã hội Do đó, khi xem xét về xã hội những nhà duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi tư duy siêu hình, máy móc Và thực chất, họ
Trang 14Chúng ta có thể thấy răng, những tư tưởng triết học về xã hội trước Mác còn nhiều hạn chế, chưa giải thích được nguồn gốc vận động của lịch sử
xã hội Những hạn chế là do các nhà triết học trước Mác chưa thoát khỏi thế
giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình Họ nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử từ động cơ tư tưởng của con người mà không tìm xem cái gì đã quyết định động cơ ấy và họ cũng không xuất phát từ hoạt động thực tiễn của
con người, từ sự tồn tại của chính con người để giải thích lịch sử xã hội Và
họ chủ yếu giải thích lịch sử trên những hiện tượng riêng lẻ, những sự kiện
nhất định mà không thấy mối liên hệ của các sự kiện đó Chỉ đến khi chủ
nghĩa Mác ra đời thì lịch sử phát triển xã hội mới được giải thích một cách khoa học Điều khiến Mác khác với các nhà triết học trước đó bởi cơ sở xuất
phát của những tư tưởng đó được dựa trên thế giới quan duy vật khoa học và
phép biện chứng duy vật Đó chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và đương nhiên là của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Và đây cũng chính là yếu tố quy định sự khác biệt giữa tư tưởng triết
học của Mác với tư tưởng triết học của các nhà triết học trước đó về lịch sử xã
hội Sự liên hệ chặt chẽ giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp duy vật biện chứng chính là sợi chỉ đỏ giúp chúng ta tìm ra chìa khóa cho
những giá trị khoa học của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội
Như chúng ta đã biết, trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, nhận thức các
đối tượng tự nhiên và xã hội, nhất là các đối tượng sống, như là những hệ thống phát sinh, phát triển không ngừng, đã được đặt ra một cách cấp thiết và
có những tiền đề thực tiễn và nhận thức cho sự giải đáp chúng một cách khoa
Trang 15bién va nguyén ly vé su phat triển không tách rời nhau, trong đó nguyên lý về
sự phát triển đóng vai trò chủ đạo Toàn bộ các khái niệm, phạm trù, quy luật của phép biện chứng là sự triển khai ra, thê hiện một cách toàn diện nội dung
của quá trình phát triển Hêghen cũng là người chỉ ra được phương pháp quan
trọng nhất, khoa học nhất cho nhận thức xã hội đó là phương pháp tư duy đi
từ trừu tượng đến cụ thể Phương pháp này được thể hiện, tổng kết một cách
toàn diện và sâu sắc trong Khoa học lôgic của ông Tuy nhiên, VỚI mỘt phương pháp khoa học nhưng khi phân tích lịch sử xã hội loài người, Hêgphen vẫn chưa phải là người đặt nền móng cho một phương pháp nhận thức lịch sử khoa học nhất Sự hạn chế đó của ông ta bắt nguồn bởi phương pháp nhận
thức đó dựa trên thế giới quan duy tâm
Năm được cái “hạt nhân” hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa nó lên tầm giá trị mới khi đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học Lênin viết: “Nhận thấy chủ nghĩa
duy vật cũ là không triệt để, chưa hoàn bị và phiến diện, nên Mác cho là cần
phải “làm cho khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật, và dựa vào cơ sở đó để cải tạo khoa học ấy” [25, tr.66] “Trong lời tựa của tác phẩm “Góp phần
phê phán kinh tế chính trị học”, Mác nêu ra một cơng thức hồn chỉnh về
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật áp dụng vào xã hội loài người và lịch sử loài người” [25, tr.66], và “Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch
sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết
Trang 16Vậy các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nắm được cái “linh hồn” gi
trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen đề vận dụng nó trong phân tích lịch sử?
V.LLênin nói rằng C.Mác và Ph.Ăngghen coi phép biện chứng của Hêghen “là học thuyết toàn diện nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển” [25, tr.63] Ông giải thích rõ hơn: “Đối với hai ông thì diễn đạt nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về sự tiễn hóa bằng bất cứ cách nào khác đều là phiến diện, nghèo nàn, đều bóp méo và cắt xén quá trình thực tế của sự phát triển (thường có những bước nhảy vọt, những sự đột biến, những cuộc cách | mạng) trong tự nhiên và trong xã hội” [25, tr.63] Đối với cách lý giải của
V.ILLênin, chúng ta thấy rằng đối với C.Mác và Ph.Angghen bắt kê lĩnh vực
nào từ hiện thực khách quan đến những hiện tượng, quá trình phát sinh, phát
triển của xã hội đều cần được nhìn nhận trong những mối liên hệ, trong sự
phát triển phong phú, đa dạng và sinh động của chúng Không được tách rời
các hiện tượng, các quá trình xã hội đó Từ những mối liên hệ đó tìm ra cơ sở, nguồn sốc, động lực, quy luật vận động của sự phát triển xã hội loài người
Như vậy, với C.Mác và Ph.Ăngghen, khi xem xét về lịch sử xã hội, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển không tách rời nhau, trong đó nguyên lý về sự phát triển đóng vai trò chủ đạo
Ngoài ra, trong khi nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen còn vận
dụng một cách biện chứng những khái niệm, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật trong việc phân tích xã hội tư bản Bộ “7w bản” là một điển hình cho việc vận dụng đó Mục đích của bộ “7 bản” là phát hiện các quy luật vận động của xã hội tư bản Để thực hiện được điều này C.Mác đã dựa trên
Trang 17chu nghia với những xung đột giữa hai giai cấp cơ bản — vô sản và tư sản; chỉ ra được mâu thuẫn của toàn bộ nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, và của chủ nghĩa tư bản nói chung đó chính là mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng sức lao động Trong bộ “7 bản”, C.Mác cũng đã chỉ ra rằng chính người công nhân, chứ không phải nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu tạo nên gia tri thang du Nhung co một nghịch lý tàn nhẫn trong xã hội tư bản đó là, tuy người công nhân dùng những tư liệu của quá trình sản xuất để tạo ra giá _ trị thặng dư, nhưng anh ta không phải là người chủ trong quá trình sản xuất
ấy, mà chính anh ta lại bị những tư liệu sản xuất bòn rút để nuôi sống chính
-ban thân chúng Chính quy luật tích lũy tư bản đã tạo nên mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa người sở hữu sức lao động và người chiếm hữu toàn bộ tư
liệu sản xuất, giữa công nhân làm thuê và tư bản Từ sự phân tích đó, C.Mác
chỉ ra cách giải quyết mâu thuẫn trong xã hội tư bản, đó chính là việc giải
quyết vấn đề chiếm hữu tư liệu sản xuất Trong bộ 7 bản, C.Mác cũng vận
dụng quy luật phủ định của phủ định để chứng minh phương thức sản xuất tư bản, căn cứ trên quy luật khách quan của sự biến đổi ngay trong lòng nó, sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới, hoàn thiện hơn Như vậy, bằng
việc vận dụng một cách linh hoạt các khái niệm, phạm trù, quy luật của phép
biện chứng duy vật vào phân tích xã hội tư bản nhằm tìm ra quy luật khách
quan của sự hình thành, phát triển chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã đem đến một
cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học cho việc phân tích lịch sử xã hội Đó là, chỉ bằng cách phân tích xã hội trong sự liên hệ giữa các yếu tố nội tại trong quá trình vận động và phát triển chúng ta mới tìm ra quy luật vận động -khách quan của nó
Trang 18lịch str va l6gic, trừu tượng đến cụ thể Nội dung của phương pháp này đã - được Mác nêu lên rất rõ trong “7 bản” Ở đây nguyên tắc lịch sử đã được
C.Mác tuân thủ chặt chẽ Nhờ đó mà ông đã vạch ra được những hiện tượng
hết sức đa dạng, phức tạp nảy sinh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đó bác bỏ quan niệm coi phương thức đó như sự hoàn thiện tận cùng
của phát triển Phương pháp lịch sử và légic thực chất là cách thức tiếp hợp
_ lịch sử, bao gồm cả mô tả và phân tích sự kiện, và sự xác lập lôgic lý thuyết
về đối tượng nghiên cứu Chính nhờ phương pháp đó mà C.Mác không những
chỉ có thể tìm hiểu tổng thể toàn bộ trật tự xã hội hiện hành, mà dự báo cả
triển vọng phát triển của lịch sử Chính C.Mác đã viết: “ Phương pháp của chúng ta thấy những mục trong đó phải bao gồm việc xem xét đối tượng về
mặt lịch sử, nghĩa là những mục trong đó khoa kinh tế tư sản — khoa này chỉ
là hình thức lịch sử của quá trình sản xuất — có những chỉ dẫn, vượt ra khỏi phạm vi của khoa kinh tế tư sản, về những phương thức sản xuất lịch sử đã tồn tại sớm hơn Vì thế, muốn vạch rõ những quy luật của khoa kinh tế tư sản
_ thì không cần thiết phải viết lịch sử thực sự về quan hệ sản xuất Song, việc
xem xét đúng đắn và rút ra được những quan hệ sản xuất ấy, như là những quan hệ đã hình thành về mặt lịch sử, lại luôn luôn dẫn đến những phương trình đầu tiên - giống như những con số thực nghiệm, chắng hạn, trong khoa học tự nhiên — mà những phương trình này chi cho ta thấy quá khứ đã tồn tại
trước hệ thống này Cùng với sự hiểu biết đúng đắn về thời đại ngày nay,
những chỉ dẫn ấy trong trường hợp này cũng đem lại cho ta chiếc chìa khóa để hiểu rõ quá khứ: đây là một công việc độc lập mà chúng ta cũng hy vọng sẽ bắt tay vào làm Mặt khác, việc xem xét đúng đắn ấy dẫn đến những mục
trong đó trù liệu sự thủ tiêu hình thức hiện nay của những quan hệ sản xuất và nhờ kết quả đó mà ta thấy hiện lên những bước tiến đầu tiên của một cuộc vận
Trang 19trước tư sản chỉ có tính chất lịch sử, nghĩa là những tiền đề đã bị gạt bỏ, thì những điều kiện ngày nay của sản xuất lại biểu hiện ra như là những điều kiện tự loại trừ mình, và do vậy như là những điều kiện sản xuất giả định rững
tiền dé lịch sử cho một chế độ xã hội mới” [40, tr.728-729]
Bằng phương pháp lịch sử và lôgíc khi phân tích xã hội tư bản, Mác
không chỉ hiểu được bản chất của xã hội tư bản, quy luật vận động của xã hội tư bản mà còn thấy được quy luật vận động của lịch sử xã hội, kể cả những
thời đại trước tư bản chủ nghĩa Điều này đem lại cho chúng ta một phương
pháp khoa học khi xem xét VỀ sự phát triên của lịch sử xã hội
Phương pháp tư duy ởi từ trừu tượng đến cụ thé lai được Mác tông kết trong “Lời nói đầu” của tác phẩm Các bản thảo kinh tế những năm 1857 —
1859 Theo Mác, “cái cụ thé sé di la cụ thé vì nó là sự tổng hợp của nhiễu
tính quy định, do đó, no la sw thong nhất của cái da đạng” [40, tr 63] Như
_ vậy, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp
những khái niệm, những phạm trù quy luật của phép biện chứng duy vật mới
có thể hiểu được sự vật trong chỉnh thé, sự vật mới có thê tái hiện với tư cách
cái cụ thể trong tư duy Do đó, yếu tố cơ bản của phương pháp này chính là quan điểm hay phương pháp ứổng hợp và yêu cầu cơ bản của nó là tìm ra được
những yếu tố hoặc liên hệ cơ bản của đối tượng, để từ đó tiến lên nắm đối
tượng trong hệ thống, trong chỉnh thể
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể cũng chính là phương pháp mà C.Mác đã vận dụng để nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ILencôv trong tác pham Légic hoc bién ching đã viét: “Hang héa, trong khi là “khởi điểm” của toàn bộ quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời
lại hóa ra là hình thức sơ đẳng, mà sự vận động của tất cả các phần tử của sản
xuất thường xuyên phải quay lai, tức là “điểm kết”, là hệ quả của sự vận động
Trang 20cách là các phần tử của hệ thống, mà trong từng chu kỳ lại không thường xuyên bị biến thành hàng hóa Vì thế hàng hóa mới không chỉ là “điểm đầu”
mà còn là “z„e đích” của toàn bộ sự trao đổi theo chu kỳ của sản vật của nền
sản xuất được tổ chức theo kiểu tư bản chủ nghĩa Sự xác định lý luận phổ
biến của hệ thống trong tổng thể còn phản ảnh cả “điểm đầu”, lẫn “mục đích
cuối cùng” của sự vận động của nó, chứ không giản đơn chỉ là dấu hiệu trừu tượng — chung của tất cả các phần tử, của tất cả các hình thức tồn tại đặc biệt
của chỉnh thể ấy” [21, tr 414-415]
Như vậy, khi phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác
bắt đầu từ sự phân tích phạm trù “hàng hóa”, đây là cái trừu tượng xuất phát, là cái “tế bào kinh tế? của xã hội tư bản, từ đó C.Mác tiến đến phân tích các khái niệm cụ thể hơn như tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư, lợi nhuận Và
chính nhờ vậy, ông đã tái hiện xã hội tư bản như là một chỉnh thé cu thé trong
sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trên cơ sở vạch ra quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản Như V.I.Lênin đã nhận xét: “Trong Tư bản,
Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất, cơ bản nhát,
chung nhất, thông thường nhất, cái thường gặp, đến hang nghìn triệu lần mỗi
quan hệ của xã hội tư bản (xã hội thương phẩm): Sự trao đổi hang hoa” [23,
_ tr383, 372] | ——
Nhu vậy, bằng phương pháp tư duy đi từ trừu tượng đến cụ thể, trong
khi khảo sát xã hội tư sản như một tô chức sản xuất phát triển nhất và đại diện
nhất trong lịch sử, C.Mác đã có thê thông qua nó mà lần theo lịch sử để hiểu kinh tế cỗ đại, và cũng từ đó mà có thể dự báo tương lai, một xã hội nhân văn
và công bằng hơn | | |
Trang 21chính do đứng trên thế giới quan duy vật khoa học mà khi sử dụng phép biện chứng để phân tích lịch sử, phép biện chứng đó đã mang một giá trị khoa học hon ‘han so với phép biện chứng duy tâm của Ph.Hênghen Do đó, không thê chỉ nói đến tầm quan trọng của phép biện chứng trong vai trò cơ sở lý luận va phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội mà không thấy được vai trò thế giới quan của chủ nghĩa duy vật khoa học Sở đĩ chủ nghĩa duy vật của C.Mác trở thành khoa học bởi nó đã giải quyết một cách duy vật khoa
học vấn đề cơ bản của triết học, tức là nó đã đem lại một quan niệm mới về - vật chất dưới hình thức nhận thức khoa học, đó là nhận thức phạm trù Với quan niệm của C.Mác, thuộc tính căn bản, phố biến của vật chất được chỉ ra, đó chính là thuộc tính tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào cảm giác
và có thể đem lại cảm giác cho con người Chỉ ra được thuộc tính căn bản, phố biến của vật chất đã giúp các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác có cơ sở để xây dựng các quan điểm khoa học về chủ nghĩa duy vật lịch sử Nền táng xuất phát cho các quan điểm đó là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý
thức xã hội Đây chính là cơ sở cho nhận thức khoa hợc về quá trình phát
triển lịch sử xã hội loài người nói chung
Như vậy, phép biện chứng duy vật là sự thống nhất chặt chẽ bên trong nó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng Đây chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung và của lý luận hình
_ thái kinh tế - xã hội nói riêng Nội dung cơ bản của nó được vận dụng trong
quá trình phân tích xã hội tư bản để từ đó tìm ra quy luật vận động của lịch sử
xã hội đó chính là học thuyết về sự phát triển, là sự kết hợp của phương pháp lịch sử và lôgíc với phương pháp đi từ tư duy đến trừu tượng Chính những
-_ điều đó đã biến sự phân tích của C.Mác về lịch sử xã hội trở nên khoa học,
khắc phục được những hạn chế và sai lầm của các quan điểm trước C.Mác về
Trang 221.1.2 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội - nén tang cia chit nghia duy
vật lịch sử — - |
- Như trên chúng ta đã phân tích, chính bằng sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong việc xem xét xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ và chủ nghĩa duy tâm khi phân tích sự phát triển của lịch sử xã hội và xây dựng nên một thế giới quan mới — quan điểm duy vật lịch sử
Đưa ra quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác đã tìm ra một chân lý mà các
nhà tư tưởng trước đây chưa phát hiện được: “Không phải ý thức của con
người quyết định sự tôn tại của họ, trải lại, chính sự tôn tại xã hội của họ
quyết định ý thức của họ” [28; tr.439]
Ph.Ăngghen viết: “Đứng trên quan điểm đó, - nếu người ta hiểu biết
đây đủ về tình hình kinh tế của xã hội trong một thời kỳ nhất định, điều mà
những nhà chuyên môn về lịch sử của chúng ta không biết một ti gi cd, - thì
tất cả mọi hiện tượng lịch sử đều có thể giải thích được rất dễ Cả những
quan niệm và tư tưởng của mỗi thời đại lịch sử cũng vậy, đều giải thích được | bằng những điều kiện sinh hoạt kinh tế của thời đại ấy và bằng những quan hệ xã hội và chính trị bắt nguôn từ những điều kiện ấy Lần đầu tiên, lịch sử
đã được giải thích một cách chính xác nhất ” [28, tr.194]
Nhận định về ý nghĩa cách mạng to lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
V.LLênin viết: “Chủ nghĩa duy vật lich sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Sự hôn độn và sự tùy tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý
luận khoa học hết sức hoàn bị và chặt chẽ " [26, tr.57]
Thực vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử phát hiện ra những quy luật phát
triển chung nhất của xã hội loài người qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội
Trang 23-xã hội có đối kháng giai cấp, nhất là những quy luật của hình thái kinh tế - -xã hội tư bản chủ nghĩa Trong đó lý luận hình thái kinh tế - xã hội chính là nền
tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là học thuyết khoa học về nhận thức
xã hội; vạch rõ kết câu cơ bản và phố biến của mọi xã hội, cơ chế của quá |
trình vận động và phát triển tat yếu khách quan của xã hội
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người bằng các hình thái kinh tế - xã hội thành: hình thái kinh tế -
xã hội công xã nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình
thái kinh tế - xã hội phong kiến, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa,
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa và trước khi xã hội chủ nghĩa hình thành thì xã hội loài người phải trải qua thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Việc phân tích lịch sử phát triển xã hội loài người bằng các hình thái kinh tế - xã hội là sự biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật lịch sử, của
phép biện chứng duy vật về sự kết hợp giữa các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Ba yếu tố này có mối quan hệ biện chứng
với nhau, tạo thành động lực, quy luật vận động phát triển của xã hội
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra cách thức mà con người tiến hành sản xuất vật chất — phương thức sản xuất là nhân tố quyết định su ton tại và phát triển của xã hội; mà yếu tố xét đến cùng dẫn tới sự thay đổi của phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác thông qua cách
mạng xã hội dẫn tới sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái
kinh tế - xã hội khác chính là sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Sự tác động biện chứng giữa ba yếu tố của một hình thái kinh
tế - xã hội chính là chìa khóa để phân tích sự phát triển lịch sử xã hội Vì vậy,
Trang 24hết sức cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử như vẫn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, vấn đề nhà nước và cách mạng xã hội
_ Như chúng ta đã biết, giai cấp là một phạm trù kinh tế - x4 hoi mang
tính lịch sử Sự xuất hiện giai cấp là do sự phat triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm năng suất lao động tăng, của cải dư thừa làm xuất hiện chế độ tư hữu Sự xuất hiện của chế độ tư hữu làm cho xã
hội phân chia thành giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột Vậy
nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành các giai cấp là sự ra đời của chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, nhưng nguyên nhân sâu xa chính là sự phát triển của
lực lượng sản xuất Vì thế, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ rất cao, đạt tới mức có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người, chế độ tư
hữu sẽ mất đi, sự phân chia giai cấp sẽ không còn là một tất yếu nữa
Trong một phương thức sản xuất, khi có sự mâu thuẫn giữa sự phát
triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất lỗi thời, thì mâu thuẫn đó
_ biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tiễn bộ, cách mạng (đại diện cho lực lượng sản xuất phát triển) với giai cấp thong trị, bóc lột đã lỗi
thời (đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời), khi đó sẽ dẫn tới đấu tranh giai
cấp Đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội sẽ dẫn tới sự ra đời
của một phương thức sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới Vậy
Trang 25Phân tích sự ra đời, điều kiện tồn tại, mất đi của giai cấp, nguyên nhân dẫn đến đấu tranh giai cấp; nguyên nhân ra đời nhà nước và nguyên nhân của cách mạng xã hội, chúng ta thấy rằng tất cả những nội dung cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử đều được giải thích dựa trên lý luận hình thái kinh tế - xã
hội mà cụ thể là dựa vào hai quy luật khách quan đã được Mác phát hiện ra: quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ ting và kiến trúc thượng tầng Do đó, lý
luận hình thái kinh tế - xã hội là nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.1.3 Nội dung cơ bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác
1.1.3.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
e_ Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Để đưa ra tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội, Mác xuất phát từ việc
nghiên cứu tiền đề lịch sử đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại, từ cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển xã hội C.Mác viết: “Những tiền đề xuất phát của
chúng tôi đó là những tiền đề hiện thực Đó là những cá nhân hiện thực,
là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điểu kiện do hoạt động của họ tạo
ra” [30, tr.28] Như vậy, tiền đề xuất phát để nghiên cứu lịch sử xã hội là từ
những cá nhân hiện thực, đang hành động và sống hiện thực, từ sản xuất vật chất của họ Tuy nhiên, sản xuất của cá nhân lại mang tính xã hội, do xã hội quyết định bởi “những cá nhân san xuất trong xã hội — do đó, một nên sản
xuất xã hội nhất định của các cá nhân — là điểm xuất phát” [33, tr.854|
Vậy là, xuất phát điểm khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử của
C.Mác đó là con người - những cá nhân con người sống, những cá nhân với những hoạt động sản xuất của họ, trong quá trình sản xuất đó các cá nhân có
Trang 26Cơ sở khách quan để xác định điểm xuất phát của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác là sản xuất vật chất, điều này hoàn toàn đúng với lịch sử
phát triển của xã hội loài người Trong mục 1 có tên Lịch sử trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thích rõ diéu dé: “Tién dé
đầu tiên của mọi sự tôn tại của con người, và do đó là tiền để của mọi lịch SU,
_ đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”” [30, tr.39-40] Nhưng đâu là hoạt động sống nền tảng, đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại? C.Mác viết tiếp: “Muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quân áo và một vài thứ khác nữa Như
vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn
những nhu câu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất Hơn nữa, đó:
là một hành vì lịch sử, một điễu kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (Hiện nay
cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng _ giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống con người ” [30, tr.40] Luận điểm này của C.Mac đến nay vẫn còn nguyên giá trị, không ai có thể phủ nhận được Tuy
nhiên, một điểm cần lưu ý, hoạt động sản xuất vật chất tạo ra tư liệu sinh hoạt
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như của từng cá thể con người nói riêng không chỉ đáp ứng trực tiếp nhu cầu đó; mà
nó “còn là một cải gì lớn lao hơn thế nữa ” [36, tr.641] Bằng việc “sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình, con người đã giản tiếp sản xuất ra chính
đời sống vật chất của mình ” [30, tr.29] Ph.Ăngghen khẳng định: “Lao động
là điều kiện cơ bản đấu tiên của toàn bộ đời sống loài người” [36, tr.641]
Không những thế, chính “1ao động đã sáng tạo ra bản thân con người ” [36, tr.641] và, xã hội đã ra đời cùng với sự xuất hiện của con người hoàn chỉnh
Như vậy, xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất Lịch sử của xã hội, do vậy trước hết cũng là lịch sử phát triển của sản
Trang 27vực kinh tế, là quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực C.Mác và Ph.Ăngghen thường nhắn mạnh vấn đề đó là “xét đến cùng” Trong thư
gửi Blôkhơ, tháng 9 năm 1890, Ph.Ăngghen nói rằng: Theo quan diém duy
vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng, là sản xuất và tái
sản xuất ra đời sống hiện thực ” [1, tr.96] Trong khi nhẫn mạnh vai trò của
sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, C.Mác còn chỉ ra
rằng, “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoại vật chất trực tiếp tạo ra một
cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” [35, tr.500]; điều đó có nghĩa là mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù thể hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào: chính trị hay pháp quyền, nghệ thuật hay đạo đức, tôn giáo hay khoa học hết thấy đều hình thành và biến đổi trên
cơ sở sự vận động của đời sống vật chất
- Điểm xuất phát của C.Mác khi nghiên cứu về sự phát triển lịch sử xã
hội là sản xuất vật chất — cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và
xã hội loài người, nhưng sự phân tích ấy của C.Mác luôn quán triệt quan điểm biện chứng và lịch sử cụ thể Tức khi nói đến sản xuất, bao giờ C.Mác cũng nói sản xuất ở một giai đoạn phát triển xã hội nhất định Điểm căn bản trong
sự phân tích sản xuất của từng giai đoạn lịch sử cụ thể, C.Mác xuất phát từ việc nghiên cứu moi quan hệ giữa lao động và sở hữu tư liệu san xuất, giữa
cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình sản xuất; tức là nghiên cứu
những nhân tố cơ bản của sản xuất xã hội và xã hội luôn luôn được coi là một
cơ thể sống động, với những mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú vốn có
của nó Xã hội cũng có quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự
vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội Ở mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản đặc thù Mà nền
Trang 28vat chat Day chinh 1a cách tiếp cận để C.Mác đi vào nghiên cứu cơ cầu bên
trong của xã hội, để tìm ra quy luật vận động của xã hội, rồi từ đó hình thành
quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội | |
Trong tác phẩm triết học đầu tiên “Hệ tư tưởng Đức ” viết năm 1845,
C.Mác mới bước đầu đề cập đến các yếu tố cơ bản cầu thành xã hội là lực
lượng sản xuất, quan hệ giao tiếp, kiến trúc thượng tầng Mác quan niệm rằng
các yếu tố nói trên tạo nên “trạng thái” của xã hội Đây chính là tư tưởng bước đầu về hình thái kinh tế - xã hội của Mác
Sự phát triển tư tưởng của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội được thê
hién rd nét hon trong “Lao động làm thuê và tư bản” Trong quan niệm của
C.Mác lúc này, xã hội là một kết cấu nhất định Ông viết: “Tổng hợp lại thì
những quan hệ sản xuất hợp thành cải mà người ta gọi là những quan hệ xã
hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng” [32, tr.553]
Với quan điểm đó, C.Mác khẳng định rằng xã hội không phải là một xã hội
chung chung trừu tượng; mà là một xã hội cụ thé trong mỗi một giai đoạn |
phát triển lịch sử nhất định Mỗi xã hội là một kết cấu nhất định, đều được đặc
trưng bằng một tổng thể quan hệ sản xuất, và đựa vào đó để xác định tính chất
của chế độ xã hội C.Mác chứng minh: “Xã hội cổ đại; xã hội phong kiến, xã
hội / sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại [32, tr.553]
Năm 1859 với lời tựa tác phẩm “Góp phân phê phán khoa kinh tế chính trị”, lần đầu tiên C.Mác đùng khái niệm hình thái kinh tế - xã hội C.Mác viết:
“ tong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những
quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những
Trang 29nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản |
xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tễ của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với
cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định” [32, tr.14-
1 5] Trong khai niém nay, C.Mac da chi ra rằng mỗi xã hội đều được đặc trưng bằng một tổng thể quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và trên đó nảy sinh một kiến trúc thượng tang tương ứng Một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm ba yếu tố cơ bản là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Ba yếu tố này luôn tác động biện chứng với
nhau làm cho xã hội như một cơ thể sống động luôn vận động và phát triển
theo quy luật khách quan |
° Những quy luật vận động va phat triển của xã hội
Như trên chúng ta đã đề cập, với khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
mà Mác đã nêu ra trong lời tựa tác phẩm “Góp phân phê phán khoa kinh té
chính trị”, C.Mác không chỉ chỉ ra những thành tố cơ bản của mỗi một hình
thái kinh tế - xã hội mà còn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố
đó — đây cũng chính là quy luật khách quan chỉ phối quá trình phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội Đó là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tang va
kiến trúc thượng tầng | |
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tỉnh chất và trình độ của lực
lượng sản xuất
Đây là quy luật chung, phổ biến, tác động trong toàn bộ quá trình phát
triển của lịch sử nhân loại, quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã „ hội loài người, quy luật vận động, phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội
và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng
Trang 30Luc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất bao giờ cũng thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất Vậy phương thức sản xuất là gì?
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức
sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở
_ những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Sự thay đối về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đỗi có tính chất cách mạng
Phương thức sản xuất là cách thức con người ta tiến hành sản xuất vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định Phương thức sản xuất là sự thống
nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương
ứng [27, tr434
Lực lượng sản xuất biểu thị mỗi quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là sự kết hợp giữa người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động
Khi chỉ ra các yếu tố của lực lượng sản xuất, C.Mác cũng làm rõ vị trí,
mỗi quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất, trong đó làm
nổi bật vai trò của con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất
Con người với sức lao động, kinh nghiệm, thói quen, với trình độ và năng lực, trí tuệ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động
để tạo ra của cải vật chất Chính vì thế, con người là nhân tố chủ yếu hàng đầu
của lực lượng sản xuất |
C.Mác cũng là người đánh giá một cách sâu sắc, đầy đủ nhất về yếu tố
công cụ lao động Ông cho rằng, trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là
yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Chính sự biến đổi, cải tiến và hoàn
thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất Xét cho cùng chính đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến cải
xã hội; là thước đo trình độ chính phục tự nhiên của con người và là tiêu
Trang 31Ông cũng đã dự kiến được rằng khoa học sẽ trở thành “lực lượng sản
xuất trực tiếp” Điều này đã được chứng minh cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
Lực lượng sản xuất do con người tạo ra, song nó vẫn là yếu tố khách quan, là nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại Trong tác phẩm Sw khốn cùng của triết học, C.Mác đã nêu ra một tư tưởng rất quan trọng về vai trò của lực lượng sản xuất, ông viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liên mật thiết với những lực lượng sản xuất Do có được những lực lượng sản xuất
mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi
phương thức sản xuất của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình Cái cối xay quay bằng tay ẩưa lại xã hội có lãnh chúa, _ cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp ”
[31, tr.187] Như vậy, theo C.Mác, lực lượng sản xuất là yếu tố xét đến
cùng đóng vai trò quyết định việc thay đỗi phương thức sản xuất và thay
đổi một chế độ xã hội
Lực lượng sản xuất mới chỉ phản ánh một mối quan hệ trong quá trình
sản xuất đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; nhưng, dé có thé thurc hiện hoạt động sản xuất, còn cần một quan hệ hết sức cơ bản khác, đó là quan
hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là quan hệ sản xuất - C.Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoat động với nhau Xã
hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tong thé quan hệ sản
xuất như vậy, mỗi tông thê đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát
triển đặc thù trong lịch sử nhân loại ” [32, tr.552,553]
Như vậy, C.Mác dùng một tổng thể các quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn trực tiếp đề trực tiếp phân biệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử
Trang 32Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ giữa người với người đối với tư liệu sản xuất — quan hệ sở hữu; quan hệ giữa người với người trong tô chức và quản lý sản xuất; quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm lao
động Ba mặt quan hệ đó trong quá trình sản xuất vật chất xã hội luôn luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ồn định tương đối so với
_ sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất
Tính chất của quan hệ sản xuất được quy định bởi quan hệ sở hữu đối
với tư liệu sản xuất Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn có vai trò quyết |
định đối với tất cả các quan hệ xã hội khác Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của quan hệ sản xuất Mác khẳng định, quan hệ sở hữu — quan hệ giữa các tập đoàn người trong viéc chiếm hữu
các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản
xuất xã hội; rồi địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn trao đối hoạt động cho nhau, quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức quản lý quá trình sản xuất Và cuối cùng, quan hệ sở hữu chính là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các
tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội
Để tiến hành sản xuất người ta phải có mối quan hệ với tự nhiên và
quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả lao động, do đó, sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội Và quan hệ sản xuất chính là hình thức phát
triển của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tỉnh thần xã hội
Điều này cũng nói lên mỗi quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hay nói lên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất
Trang 33trò quyết định quan hệ sản xuất; còn quan hệ sản xuất cũng không thụ động
mà tác động trở lại lực lượng sản xuất |
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, thể hiện: Trong quá
trình phát triển sản xuất vật chất của xã hội thì lực lượng sản xuất là nội dung
của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất Do đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quyết định
nội dung, tính chất, xu hướng vận động của quan hệ sản xuất
Mác từng nói: “Thích ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ
co mot kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng ”
Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều
tiến bộ Sự biến đổi đó, xét cho cùng, bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và
phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là của công cụ lao động; trong khi đó quan hệ sản xuất có tính ôn định tương đối Sự phát triển của lực lượng
sản xuất đến một trình độ nhất định mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có
Do đó, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải biến đổi cho phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là cái quyết định và quan hệ sản xuất là cái bị quyết định, nhưng quan hệ sản xuất vẫn có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất có tác động thúc đây lực lượng sản xuất phát
triển Ngược lại, quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ, tính chất của
lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Do yêu cầu phát triển của sản xuất, đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất cho phù
hợp với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất để thúc đây sản xuất phát
triển Khi quan hệ sản xuất mới thay thế quan hệ sản xuất cũ để phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất thì khi ấy một phương thức sản xuất mới, một
Trang 34Trong “lời tựa” tác phẩm “Góp phân phê phán khoa kinh tế chính trị hi
C.Mác viết: “không một chế độ xã hội nào lại diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà ché độ xã hội đó tạo địa bàn đây du cho phat trién, van
còn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, không bao giờ
xuất hiện khi những điễu kiện tôn tại vật chất của những quan hệ đó còn chưa
chín muôi trong lòng bản thân xã hội cũ Cho nên, nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi; hay Ít ra cũng đang trong quá trình hình thành” [29, tr.638] Vì thế nên khi “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có mà trong đó từ trước tới nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiêng xích của các lực
- lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” [34,
tr.15] Cách mạng xã hội nhăm xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằng
quan hệ sản xuất mời phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Điều này cũng có nghĩa là việc xóa bỏ phương thức sản xuất cũ lỗi thời và thay
thế bằng một phương thức sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới
Mi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tang va kién trúc thượng tang Trước khi tìm hiểu quy luật này, chúng ta cần phải hiểu khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quan niệm triết học Mác là gì?
“Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất
cua mot xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cẩu kinh
tế của xã hội đó ” [L7, tr 448]
Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định bao gồm: quan hệ sản xuất
Trang 35mong của xã hội tương lai Nhưng vai trò chủ đạo và tác dụng quyết định đối
với toàn bộ cơ sở hạ tầng là kiểu quan hệ sản xuất thống tri
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lich str thi “todn bé những quan
điểm chính trị, pháp quyển, triết học, ‘dao đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng
với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái,
giáo hội, các đoàn thể xã hội là cái được hình thành, được xây dựng trên
nên tảng của những cơ sở hạ tang nhất định, hợp thành kiến trúc thượng tang xã hội” [17, tr 449-450]
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có quy luật vận động phát triển
riêng nhưng chúng liên hệ thống nhất với nhau và đều hình thành trên cơ sở
hạ tầng
— Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v là dựa trên sự phát triển kinh tế nhưng tắt
cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh té Hồn tồn khơng phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động,
còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động” [32, tr.788] Điều này nói lên
rằng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng: nhưng kiến trúc thượng
tang có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng thể hiện:
- Cơ sở hạ tầng với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội
không chỉ sản sinh kiến trúc thượng tầng tương ứng mà còn quy định tính chất kiến trúc thượng tầng Giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội về mặt kinh tế thì nó cũng chiếm địa vị thống trị trong kiến trúc thượng tầng
- Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn sự thay đổi của kiến
trúc thượng tầng cũng diễn ra Khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thay thế cho cơ sở
hạ tầng cũ thì một bộ phận của kiến trúc thượng tầng mới ra đời ngay (nhà
Trang 36đạo đức, văn hóa Nhưng cùng với sự vận động va phat triển hoàn thiện của
kiến trúc thượng tầng mới thì những yếu tố của kiến trúc thường tầng cũ sẽ bị
loại bỏ
- Và khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi
theo Nguyên nhân của sự biến đôi đó xét đến cùng là do sự phát triển của lực
lượng sản xuất Lực lượng sản xuất biến đổi gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ
tầng, và chính sự biến đổi của cơ sở hạ tầng làm cho kiến trúc thượng tang
thay đổi một cách căn bản
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng kiến trúc thượng
tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng Nếu
kiến trúc thượng tầng (tư tưởng chính trị) phản ánh đúng những quy luật kinh tế sẽ thúc đây kinh tế phát triển, nếu ngược lại không phù hợp thì nó kìm hãm sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung Tuy nhiên, cuối cùng thì tất yếu
kinh tế vẫn tự vạch đường đi cho nó, bắt buộc kiến trúc thượng tang phai thay
đỗi theo yêu cầu của phát triển kinh tế
Thực chất của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Trong đó, kinh tế
quyết định chính trị và chính trị quy định lại kinh tế
Mối quan hệ biện chứng giữa ba yếu tố cầu thành của một hình thái
kinh tế - xã hội: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng là nguyên nhân, nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, và xét đến
cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên nhân quyết định cho sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao | |
1.1.3.2 Nguyên lý sự phát triển của các hình thai kinh tế - xã hội là quá
trình lịch sử - tự nhiên |
Chủ nghĩa Mác không chỉ xác định các yếu tố cấu thành hình thái kinh
Trang 37ngừng Xã hội phát triển từ thấp đến cao, là sự nối tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội Quá trình phát triển ấy điễn ra theo quy luật khách quan Đó
là quá trình tự nhiên của phát triển lịch sử
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là
một tiễn trình lịch sử - tự nhiên” [39, tr.21]
Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế -
xã hội ở chỗ: | |
Xã hội vận động theo những quy luật không những không phụ thuộc và ý thức, ý chí và ý định của con người, mà ngược lại còn quyết định cả ý chí, ý thức và ý định của họ nữa Lịch sử là lịch sử hoạt động của con người theo
đuôi mục đích của bản thân mình, nhưng không thể hoạt động tùy tiện, mà
phải tuân theo những quy luật khách quan Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được
coi như một cơ thể xã hội, tự phát triển theo những quy luật vốn có của nó
Điều này được lý giải như sau:
Trong quá trình sản xuất con người có những quan hệ với nhau, đó là
quan hệ sản xuất Những quan hệ sản xuất đó do tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất quyết định Đến lượt nó quan hệ sản xuất lại quy định những
quan hệ xã hội khác như chính trị, luật pháp, đạo đức Khi lực lượng sản
xuất phát triển tới một trình độ nào đó sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản
xuất hiện có, dẫn đến đòi hỏi khách quan cần thay đổi quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới Quan hệ sản xuất thay đối, tức cơ sở hạ tầng thay
đổi, thì toàn bộ quan hệ sản xuất khác về chính trị, tinh thần cũng thay đổi
theo Điều này dẫn tới chấm đứt sự tồn tại của hình thái kinh tế - xã hội cũ và
thay vào đó là một hình thái kinh tế - xã hội mới Trong hình thái kinh tế - xã
hội mới, lực lượng sản xuất liên tục phát triển đến một trình độ nào đó lại mâu
Trang 38thượng tầng tương ứng, kéo theo sự thay thế kế tiếp hình thái kinh tế - xã hội
và cứ như vậy sự phát triển của xã hội loài người là sự nối tiếp nhau của các | hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
C.Mác viết: “Lịch sử không bao giờ có thể đạt tới một sự tận cùng
hoàn toàn trong một trạng thái lÿ tưởng hoàn thiện của loài người; một xã
hội hoàn thiện, một “nhà nước ” hoàn thiện, đó là những cải chỉ có thể tôn tại trong trí tưởng tượng thôi; trỏi lại, tất cả những chế độ lịch sử noi tiếp nhau
chỉ là những giai đoạn quá độ trong tiễn trình vô cùng tận của xã hội loài
người từ thắp đến cao Mỗi giai đoạn đều là tất yếu, và do đó là chỉnh đáng
trong thời đại và trong những điều kiện đã sản sinh ra nó; song trong những điều kiện mới, cao hơn, đang dẫn phát triển ở ngay trong lòng nó,nó sẽ trở nên không vững chắc và không hợp lý Nó buộc phải nhường chỗ cho giai
đoạn cao hơn, giai đoạn này, đến lượt nó, cũng sẽ đi đến chỗ suy tàn và tiêu vong” [34, tr.394]
Khi phân tích quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái
kinh tế - xã hội, C.Mác cũng nêu lên rằng: Những quy luật của xã hội, như
quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, giữa kiến trúc thượng tang voi co so ha tang, v.v đều thể hiện xu
hướng vận động của xã hội xét trong phạm vi rộng và trong thời gian dài, tức
là xét dưới dạng khái quát, trừu tượng hóa Vì vậy, sự vận động cụ thê của
một xã hội cụ thể trong những thời gian và không gian nhất định thường có những biểu hiện dường như không trùng khớp với quy luật phổ biến Mác làm rõ quan điểm đó như sau: “Đối với nghệ thuật những thời kỳ hưng thịnh nhất định của nó hồn tồn khơng tương ứng với sự phát triển chung của xã hội, do đó cũng không tương ứng với sự phái triển của cơ sở vật chất của xã hội, cơ sở này đường như cấu thành cải xương sống của tổ chức xã hội Khó
Trang 39giải thích được những mâu thuẫn đó” [33, tr.889-890] Chính đặc đặc điểm
trên khiến cho sự phát triển giữa các quốc gia thường diễn ra không đều, kế cả khả năng phát triển bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó
C.Mác đã nêu lên một luận điểm quan trọng mà sau này luận điểm đó
được V.I.Lênin làm rõ thêm, đó là: “Mớội xã hội, ngay cả khi đã phát hiện | duoc quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy
qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai
đoạn đó Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ”
[39, tr.21] Có những người cho rằng, với phát biểu đó C.Mác đã phủ nhận
khả năng bỏ qua các giai đoạn phát triển tự nhiên, có nghĩa là phủ nhận con
đường bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó Nhưng thực chất của câu nói đó của C.Mác là, chúng ta không thể dùng ý chí, mệnh lệnh để xóa bỏ một
giai đoạn nào đó khi nó còn đang bị quy định bởi những điều kiện và quy luật khách quan quy định Nhưng khi xuất hiện những điều kiện khách quan mới
thì việc nhảy qua một giai đoạn nào đó, rút ngắn giai đoạn nào đó là có thể thực hiện được
Để làm rõ luận điểm đó, Ph.Ăngghen viết: “Chí khi nào nén kinh tế tư
bản chủ nghĩa đã bị đánh bại tại quê hương của nó và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi nào những nước lạc hậu qua tắm gương dy ma biết- được rằng những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, với tư cách là sở hữu
công cộng, đã được sử dụng rộng rãi như thế nào để phục vụ toàn thể xã hội,
- thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rút ngắn như vậy” [38, tr.632] Đây chính là cơ sở lý luận để sau này V.I.Lênin
vận dụng nó vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
Trang 40kinh tế - xã hội cao hơn — hình thái cộng sản chủ nghĩa C.Mác đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội ngày càng cao của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Mâu
thuẫn đó là cơ sở sâu xá của các mâu thuẫn khác và chỉ phối sự vận động,
phát triển của xã hội tư bản Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn đó càng tăng lên và đòi hỏi phải thủ tiêu nó Điều đó có nghĩa là phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ sở hữu có tính
chất xã hội - chế độ công hữu và do đó, một xã hội mới ra đời xã hội cộng sản chủ nghĩa Đó tất yếu là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Từ sự phân tích những nội dung cơ bản trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mac, chúng ta thấy rằng học thuyết đó đã đưa lại một phương pháp nhận thức khoa học về lịch sử Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong khoa học xã hội, người ta chưa thể giải thích một cách khoa
học về lịch sử, chưa giải quyết một cách khoa học về van dé phan loại các ché
độ xã hội và phân ky lịch sử Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra
đời là một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội Bởi lẽ, nó đã cho chúng ta thấy đâu mới là động lực thực sự của tiến bộ xã hội, đó chính là do hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách
quan, nhằm cải biến tự nhiên và xã hội để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của con người Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội không chỉ mang
tính khoa học mà còn mang tính cách mạng Khi chứng minh tính tat yếu của
trật tự tư bản chủ nghĩa, bằng việc chỉ ra mâu thuẫn bên trong và sự vận động
của mâu thuẫn đó, ông cũng đã chứng minh luôn cả tính tat yêu của một trật
tự cao hơn hình thái tư bản chủ nghĩa nhất thiết phải chuyển sang |
Tóm lại, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội vẫn là quan niệm