TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
—„2EHA~-6 ——-
Phạm Thị Như Hoa
NANG CAO CHAT LUQNG NGUON NHAN LUC TAI
TO HQP CONG NGHE GIAO DUC TOPICA
Trang 21 Sy cần thiết của đề tài
'Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập quốc tế toàn diện đã và đang mở ra kỷ nguyên mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Không thể phủ nhận những cơ hội mà bối cảnh mới mạng lại, song bên
Mặc dù mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, việc gây dựng đội ngũ, duy trì và bồi dưỡng nhân sự liên tục trong doanh nghiệp không phải là vấn đề giản đơn Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp, công cụ để một doanh nghiệp có thẻ lựa chọn sử dụng nhằm phát huy năng lực của từng cá nhân, tổ nhóm trong doanh nghiệp, bên cạnh nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, tái đào tạo cũng là hoạt động được nhiều doanh nghiệp áp dụng và cũng tạo được nhiều hiệu quả thiết thực Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp cũng là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên một tập thẻ nhân sự nhiệt huyết, chủ động và cống hiến Vì lẽ đó, áp dụng thành công hài hoà
Trang 3khai thác được trí tuệ tập thê và đào tạo ra được những cá nhân xuất sắc
Nắm bắt được điểu quan trọng trong quản trị doanh nghiệp là quản trị chất lượng nguồn nhân lực, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Tô hợp công nghệ giáo dục Topica (Sau đây gọi tắt là Topica) không ngừng coi trọng và đầu tư vào linh vực này và đặt vào đó rất nhiều kì vọng Là một doanh nghiệp trẻ, start-up và năng động, luôn khuyến khích tư duy sáng tạo và tỉnh thần thử thách, Topica đặt trọng tâm vào các chương trình khai thác nhân lực trình độ cao, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới để đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động vốn có, đồng thời chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp trẻ, cầu thị và cống hiến Trong suốt gần 10 năm thành lập vào phát triển, chưa khi nào chất lượng nguồn nhân lực tại Topica bị xem nhẹ, tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng và mở rộng quá nhanh về mặt quy mô, khó tránh khỏi tuyển dụng nhanh, số lượng lớn nhằm đáp ứng cơn khát nhân lực trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh Vì lẽ đó, đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Toi được lựa
đặt ra những mục tiêu trọng tâm sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp;
~ Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tổ hợp công nghệ giáo dục Topica Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, đánh giá về những ưu điểm cũng như hạn chế xét ở góc độ chất lượng nguồn nhân lực của Tô hợp công nghệ giáo dục Topica
~ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổ hợp công nghệ giáo duc Topica
Trên cơ sở đó, dé tài kỳ vọng tác động tích cực vào hoạt động tuyển dụng và đào tạo tại công ty, đồng thời cung cấp cơ sở quan trọng trong quá trình ra quyết
Trang 4phương án, giải pháp hay để các doanh nghiệp khác cũng có thể áp dụng 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp - Pham vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica Các dữ liệu được thu thập trong thời gian 2014- 2018 Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2024
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, dé tai thực hiện thu thập dữ liệu và sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
~ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các tài u đã được công bố
hoặc ghi nhận trên hệ thống thông tin của công ty:
+ Các bài viết, tài liệu lý thuyết về tuyển dụng nhân sự chất lượng, đào tạo nội bộ, văn hoá doanh nghiệp trên Website nội bộ, Group facebook,
+ Các dự án đã được triển khai và công bố vẻ cải tiến chất lượng tuyển dung và đảo tạo
+ Kế hoạch triển khai tuyển dụng và đào tạo theo từng giai đoạn
+ Báo cáo định kỳ về hoạt động tuyển dụng, đảo tạo theo từng giai đoạn + Kinh nghiệm triển khai tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp đã sử dụng thành công
+ Tổng hợp kết quả ghi nhận, xử lý các báo cáo dự án đã thực hiện thu thập được Số liệu lấy trong giai đoạn 6 tháng từ tháng 07/2018 đến hết tháng 01/2019
~ Thu thập đữ liệu sơ cấp:
+ Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ nhân viên nội bộ: Lập bang hỏi khai thác nhu cầu đào tạo của nhân sự trong công ty Thông qua hình thức thu
thập thông tin bằng hệ thống email nội bộ, tập mẫu được chọn lấy ý
Trang 5105 nhân sự, được phân bổ vào toàn bộ các bộ phận, phòng ban, thuộc đủ cấp độ từ lãnh đạo tới nhân viên Thời gian thu thập thông tin trong thời gian tháng 3-5/2019
+ Tham khảo ý kiến từ chuyên gia tuyển dụng, đào tạo, và nhân sự tại TỔ
hợp công nghệ giáo dục Topica 4.2 Phương pháp xử lý, phân tích
~ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên dữ liệu, thông tin thu thập được
- Sử dụng ứng dụng Google spreadsheets hỗ trợ phân tích định lượng bằng, phương pháp thống kê mô tả
- Bên cạnh đó, dé tai sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đưa ra những nhận định khoa học, đồng thời đề xuất các giải pháp thực tế cho vấn đề nêu ra
5 Kết cấu luận văn
Để thực
khai theo kết cầu chính như sau:
n được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn được triển
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổ hợp công nghệ giáo duc Topica
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.
Trang 6CHUONG 1: TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN
CUU LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN VAN
1.1 Khái quát về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
văn
Trong quá trình phát triên kinh tế xã hội ngày nay, vấn đề phát triên nguồn
nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi tô chức Do vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, trường đại học Nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo nhiều góc độ khác nhau, bối cảnh khác nhau và gắn với những mục tiêu phát triển khác nhau
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn đã được công bố qua
sách, báo, tạp chí, có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho mục đích thực tiễn nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tại nhiều cơ quan, tô chức đạt có được những kết quả
đáng ghi nhận Có thể kê đến một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
tới đẻ tài luận văn như sau
* Các đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu của William R.Racey trong cuốn The Human Resources Glossary: The Complete Desk Reference for Human Resources Executives,
Managers, and Practitioners (1991) da nhan xét Nguồn nhân lực của một tô chức là
tat cả những người làm việc trong tô chức đó nhưng không giống vật lực hay tài lực mà tài sản này biết tạo ra các mỗi quan hệ, giao dịch và làm giàu cho tổ chức Từ
cách hiểu trên mà ta thấy muốn thúc đây và phát triển tô chức thì việc quan tâm, đầu tư đến nguồn nhân lực là hết sức quan trọng đề tạo ra của cải, làm giàu cho tô chức
- lan Saunders-Trường Queensland University of Technology trong đề tài
nghiên cứu Understanding quanlity leadership (1996) đã chỉ ra đặc điểm để đánh
giá nguồn nhân lực nhưng chủ yếu là nguồn nhân lực quản lý Ông cho rằng nếu người quản lý làm tốt chức năng và vai trò lãnh đạo của mình thì các nhân viên khác sẽ phục tùng và làm theo Nếu người quản lý không thực hiện được đây đủ,
nghiêm túc vai trò của mình thì việc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ không chuẩn,
không sáng tạo thì không thê đồ lôi cho nhân viên Quan niệm này của ông tuy chỉ
Trang 7chủ yếu hướng tới chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực quản lý nhưng nó cũng mở ra một cách nhìn nhận mới, cách đánh giá mới về chất lượng nguồn nhân lực và tác động mạnh mẽ của nó tới tắt cả các hoạt động của tô chức
- Tac gia Gnill Palmer- Trường Đại hoc Wollongong (New South Wales,
Australia), Bà đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau Đặc biệt trong cuốn
British Industrial Relations (1993) cùng tác giả Howard F Gospel đã tìm hiểu mới quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động ở Anh và đánh giá về chất lượng nguôn nhân lực thông qua mối quan hệ đó Tuy
nhiên, mỗi quốc gia lại có môi trường, điều kiện sống và làm việc, tốc độ phát triển
kinh tế không giống nhau nên các đánh giá mang tính chất tham khảo, áp dụng
trong từng thời kỳ hoặc thời điểm nhất định * Các luận án tiến sĩ
- Luận án Tiến sĩ của Lê Thị Mỹ Linh (2010), Phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế đã hệ
thống hóa các vấn đè lý luận về nguồn nhân lực và thực tế tại một số doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam trong đào tạo phát triên nguồn nhân lực Luận án cũng đề
xuất được một số giải pháp đê nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh té
- Luận án Tiến sĩ của Lê Thị Hồng Câm (2013) về Nâng cao chất lượng nguôn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực và tông hợp
xây dựng được các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực và vận đụng
đê đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp chế biến gỗ
trong nước, từ đó dé ra được một số giải pháp khắc phục nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại các doanh nghiệp này
* Các luận văn thạc sĩ
- Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thùy Linh (2015) về Nâng cao chất lượng
nguôn nhân lực tại trường cao đăng công nghiệp in Luận văn thạc sĩ đã khái quát
lý thuyết và đã chỉ ra được thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Cao đăng công nghiệp in qua 3 nhóm tiêu chí là thé lực, trí lực và tâm lực
Đồng thời qua những định hướng và mục tiêu phát triên của Nhà trường luận văn
Trang 8nhân lực của Nhà trường
- Luận văn thạc sĩ của Lê Minh Hiệp (2016) về Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại công ty cô phần truyền hình cáp Hà Nội Luận văn cũng góp phần hệ
thống lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời luận văn
chỉ ra được những nội dung cơ bản cấu thành chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là thê lực, trí lực và phâm chất người lao động Trên cơ sở phân tích,
đánh giá, chỉ ra những thành công đạt được, những hạn chế và tìm ra những nguyên
nhân của các hạn chế trong hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
Công ty Cô phần Truyền hình cáp Hà Nội Luận văn đã đề xuất một số giải pháp
nhăm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát
triền của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai
*Các bài báo khoa học
- Bài báo khoa học của PGS.TS Phùng Rân (2008) về Chất lượng nguồn
nhần lực, bài toán tông hợp cần có lời giải đồng bộ đã đưa ra nhận định rằng: sự
hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia (mang tầm vĩ mỏ) hay sự thành công của
mót tô chức (tầm vi mồ) đều đựa vào nguồn nhân lực và trình độ có được của nguồn
nhân lực đó Tuy nhiên, đến nay chưa có lời giải xác đáng cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực này mặc dù luồn có chiến lược phát triên nguồn nhân lực cho quốc
gia và các chính sách nguồn nhân lực cho việc thực hiện các chiến lược phát triên
nguồn nhân lực đó Vấn dé PGS.TS Phùng Rân trăn trở không chỉ là vấn đề của một thời điểm hay một thời kỳ nhất định, mà đó là mót vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển tông thê và dài hạn của một quốc gia, mót ngành và của từng doanh nghiệp Một quốc gia muốn phát triển, có sánh vai với tốc độ tăng trưởng và phát triên của các nước phát triển hiện đại được hay không chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực Đó là chìa khóa, là đầu mối của để có những quyết sách và chiến lược thành công
- Bài báo khoa học của Nguyễn Phan Thu Hằng (2015) về Vai trò nguồn
nhân lực chất lượng cao trong thúc đây sáng tạo và ứng dụng khoa học-công nghệ Bài báo tập trung phân tích tác động của nguồn nhân lực chất lượng cao đến hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ Bài nghiên cứu cũng cho thấy bức
tranh về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, đặc biệt nhân lực khoa học công nghệ
Trang 9nhằm đạt được mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực thông qua ứng dụng khoa
học công nghệ trong thời gian tới
Trong những năm gắn đây, một số các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu có liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam đã được công bố Nhiều tác giả có sự quan tâm và thấy sự nhức nhối trong vấn đề nguồn nhân lực Việt Nam nói chung dôi dào về số lượng nhưng
khan hiếm vẻ chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, sự tâm
huyết thôi thúc các tác giả nghiên cứu về phương thức và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lưucj chất lượng cao
trong nên kinh tế xã hội Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là trong lĩnh
vực mới như đào tạo từ xa cũng là một trong những vấn đề được quan tâm trong thời gian qua
1.3 Khoảng trồng và định hướng nghiên cứu
Qua tông quan các nghiên cứu, có thê thấy được đã có rất nhiều các công
trình liên quan đến chất lượng nguôn nhân lực trong nhiều lĩnh vực ngành nghề cụ thê như hướng vào tiếp cận vấn đề quản trị nhân sự, vẻ tối ưu chất lượng nhân sự cũng như tạo dựng văn hoá doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp Tuy nhiên, không
có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích, đánh giá trực diện về hệ thống
tuyên dụng và đào tạo nhân sự tại một tô chức giáo dục từ xa như tại Tô hợp công nghệ giáo dục Topica Tại Việt Nam, thực tế cũng đã có nhiều tô chức, doanh nghiệp trú trọng vào tuyên dụng và đào tạo nhân sự Tuy nhiên chưa có nghiên cứu
khoa học nào phân tích chỉ tiết về kết quả triên khai và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả, hoàn thiện hệ thống tuyên dụng và đào tạo được công bó chính thức Vì
lẽ đó, với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica kỳ vọng chỉ ra được những điêm mạnh
sẵn có, đồng thời cung cấp một đề xuất có ý nghĩa thực tiễn cho Topica nói riêng
cũng như các doanh nghiệp đã, đang và sẽ triển khai áp dụng các đề án liên quan tới tuyên dụng và đào tạo nhân sự tại Việt Nam.
Trang 10CHUONG 2: CO SO LY THUYET VE CHAT LUQNG
NGUON NHAN LUC TRONG DOANH NGHIEP
2.1 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
2.1.1 Nguén nhân lực
Nhân lực được hiểu là toàn bộ khả năng về thê lực và trí lực của con người
được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất Nó cũng được xem là sức lao động của con người — một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các
mạnh của con người đối với sự phát triên của xã hội
Nguồn nhân lực được hiểu ở tầm vĩ mó là một nguồn lực đầu vào quan trọng
cho sự phát triển của đất nước Khái niệm nguồn nhân lực (Human resources) này,
đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhiều vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và ở một số nước châu Á, khi mà khoa học quản trị nguồn nhân
lực bắt đầu phát triên Hiện nay khái niệm này vẫn được sử dụng khá rộng rãi đê chỉ vai trò và vị trí con người trong sự phát triên kinh tế, xã hội Ở nước ta, khái niệm nguôn nhân lực ở tầm vĩ mô được nhắc đến nhiều kê từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nguon nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất Với
vai trò quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, nguồn nhân lực
quyết định sự phát triển và tiến bộ của xã hội Trong các lý thuyết kinh điền về vốn,
về tăng trưởng, thì nguồn nhân lực (con người) đều được coi là yếu tố hàng đâu,
đảm bảo cho sự phát triển sản xuất và dịch vụ
Ở tầm vi mô, nguồn nhân lực cửa một tổ chức bao gâm tất cả những người
làm việc trong một tô chức đó bằng trí lực và thể lực của họ Những người cùng
làm việc trong một tô chức là những người trong độ tuôi lao động theo quy định của
Luật Lao động Thê lực và trí lực là khả năng tiềm ân trong mỗi con người Một tô
Trang 11chức muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải biết khai thác, biết sử dụng và gìn giữ, biết phát triển các tiềm năng đó
Bắt cứ tô chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay
nguồn nhân lực của nó Do đó, có thê nói nguồn nhân lực của một tô chức bao gồm
tất cả những người lao động làm việc trong tô chức đó, còn nhân lực được hiệu là
nguôn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực
Thê lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khỏe của từng con người, mức song, thu nhap, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và
nghỉ ngơi, chế độ y tế Thê lực con người còn tuỳ thuộc vào tuôi tac, thời gian công
tác, giới tính
Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng con người
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ chú trọng vào nguồn nhân lực trong tô
chức chính là đê khăng định đó là những người trong độ tuôi lao động theo quy định của pháp luật, làm việc bằng trí lực và thê lực của họ Với cách hiểu này có thê gọi
đó họ là lực lượng lao động của doanh nghiệp
2.1.2 Chất lượng nguôn nhân lực
Theo Nguyễn Thị Hồng Câm (2013) thì Chất lượng nguồn nhân lực là thuật
ngữ thẻ hiện một tập hợp các đánh giá về năng lực làm việc, kỳ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của nguồn nhân lực đang làm việc tại doanh nghiệp
Nhận định trên đã bao hàm trí lực, thẻ lực, tâm lực của nguồn nhân lực Cụ thê
hơn, trí lực của nguồn nhân lực có thê hiểu là các tiêu chí thê hiện được năng lực làm việc, kỹ năng xử lý công việc yêu cầu phải có trình độ học vấn, kiến thức
chuyên môn, kỹ năng xử lý được đào tạo, trau dồi trước khi thực hiện công việc và
trong suốt quá trình thực hiện công việc Tuy nhiên, có trí lực nhưng nguồn nhân lực không đủ sức khỏe, thê chất yếu ớt thì trí lực đó gần như nằm nguyên trong thê
xác con người đó, trí lực đó không có giá trị sử dụng Vì thế nguồn nhân lực cần có sức khỏe kết hợp với trí lực thì mới thành năng lực làm việc của nguôn nhân lực
Ngoài ra, thái độ trong công việc chính là thê hiện tâm lực của nguồn nhân lực Đó la tinh than lam việc, khả năng tập trung trong công việc, khả năng chịu áp lực,
trạng thái cảm xúc của nguồn nhân lực trong khi làm việc được biểu hiện thông
Trang 12hành vi Thái độ trong công việc còn thê hiện tình trạng sức khỏe cả thê chất và tỉnh
thần của nguồn nhân lực
2.2 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Theo cách hiệu về chất lượng nguồn nhân lực theo luận văn thì đánh giá chất
lượng nguồn nhân lực có thê đánh giá qua 3 nhóm tiêu chí chính của chất lượng
nguồn nhân lực đó là: về trí lực, về thê lực và về tâm lực 2.2.1 Các tiêu chí về trí lực của nguôn nhân lực
Trí lực của nguồn nhân lực được thê hiện ở trình độ học vấn, kiến thức
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn và kiến thức Chuyên môn
Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn là sự hiểu biết, tri thức của người
lao động về các kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn, biêu hiện ở trình độ được
đào tạo về ngành hoặc chuyên ngành đó trước khi đảm nhiệm công việc; đó là các
cấp bậc học như Trung cấp, Cao đăng, Đại học và trên Đại học Trình độ học vấn
càng quan trọng trong những tô chức về giáo dục và đào tạo
Ngoài ra trong các tô chức, doanh nghiệp mỗi một vị trí đều có yêu cầu thực
hiện công việc ứng với trình độ chuyên môn nhất định Do đó, việc trang bị kiến
thức chuyên môn là không thê thiếu cho dù nguồn nhân lực đó được đào tạo theo
hình thức nào Kiến thức nguồn nhân lực có được thông qua nhiều nguồn khác nhau
như được đào tạo hoặc sự tự nhận thức các van dé trong cuộc sông Con người
trong quá trình làm việc không chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn mà còn cần dùng nhiêu loại kiến thức khác nhau được tông hợp, vận dụng trong đời sóng hàng ngày
- Kỹ năng nghẻ
Kỹ năng nghè là khả năng nguồn nhân lực có thể ứng xử và giải quyết công việc Có thê các đối tượng được đào tạo như nhau nhưng khả năng giải quyết công
việc của đối tượng này lại ưu việt hơn đối tượng khác Khả năng này bộc lộ thông
qua sự hiểu biết, nhận thức và rèn luyện để có kỹ năng giải quyết công việc Kỹ năng này hình thành do có sự trải nghiệm thực tế của từng người Kỹ năng sẽ được nâng lên thông qua quá trình thực hiện thao tác trực tiếp trong công việc.
Trang 13- Kỹ năng mêm
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt Kỹ năng mềm bao gồm những kỳ năng như làm việc theo nhóm, kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy và phê phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, Trong các tô chức về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thì những hoạt động cần kỹ năng mềm là cần thiết đối với
nguồn nhân lực của tô chức
Trong nên kinh tế xã hội phát triên hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong công việc Nó là cầu nói liên kết các khối kiến thức và kỹ
năng cứng, giúp vận dụng chúng một cách linh hoạt trong cuộc sóng Nếu như các
kiến thức chuyên môn là nên tảng chính thì kỹ năng mềm là phân giá trị gia tăng cần có để người lao động có thê hoàn thiện bản thân Tùy từng vị trí mà yêu cầu về kỹ năng mềm cũng khác nhau Các cấp vị trí lãnh đạo càng cao thì yêu cầu về kỹ
năng mềm càng nhiều
- Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc thê hiện sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc hay còn gọi là thâm niên làm việc Người nhiều kinh nghiệm có thê giải
quyết công việc một cách thuần thục, nhanh chóng hơn người ít kinh nghiệm Kinh
nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý công việc tạo thành mức độ
lành nghề trong công việc Do đó, một con người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có
kinh nghiệm trong công việc thì có thê có kỹ năng làm việc vượt trội và là tài sản quý giá của tô chức Tô chức phải có những chính sách để khai thác trí lực của
người lao động đề họ có thê cống hiến tốt nhất cho tô chức mình
* Đề đánh giá trí lực của nguồn nhân lực trong tô chức, người ta thường đánh giá qua quy mô đội ngũ nhân lực hay tỷ lệ của đội ngũ nhân lực trên tông thê về
trình độ học vắn, trình độ chuyên môn (tỷ lệ đào tạo trước khi vào và sau khi vào tô
chức), kỹ năng (về nghề nghiệp, làm việc theo nhóm, thiết kế sản phẩm, thâm niên
trong nghè
2.2.2 Các tiêu chí về thể lực của nguồn nhân lực
Một con người khỏe mạnh là người không có bệnh tật vé thé chat va tinh
thần minh mẫn Thê lực của nguồn nhân lực chính là tình trạng sức khỏe của nguồn
Trang 14nhân lực gồm nhiều yếu tô cả về thê chất lẫn tính thần và phải đảm bảo được sự hài
hòa giữa bên trong và bên ngoài
Nguôn nhân lực có thê lực tốt thì phải đảm bảo về sức khỏe, như thê hiện sự
đẻo dai về thê lực của nguồn nhân lực trong quá trình làm việc Chất lượng nguồn
nhân lực không chỉ được thê hiện qua trình độ hiểu biết của con người mà còn cả
sức khỏe của bản thân người đó Nếu không có sức khỏe, bao nhiêu kiến thức, kỹ năng cũng nằm lại trong thể xác con người đó Có sức khỏe mới làm việc được,
công hiến được chất xám của mình
Phân loại sức khỏe nguồn nhân lực của Bộ Y tế quy định được xếp theo các
mức trên cơ sở đánh giá tuyệt đối dé có nhận xét định tính cho từng loại
Bảng 2.1: Phân loại sức khỏe theo thể lực
Nguôn: TT 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của BYT-BOP
Tuy nhiên đối với từng ngành khác nhau thì cũng sẽ có những yêu cầu thê chất khác nhau Đối với một số ngành như công an, quân đội thì đòi hỏi cao về vóc
dáng, chiều cao, cân nặng và có thang đo nhất định Tuy nhiên đối với một số ngành như giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục từ xa thì những yếu tố về chiều cao, cân nặng
lại không có vai trò quan trọng như vậy
Thê lực của nguồn nhân lực có thê được đo lường qua quy mô và chất lượng
thê chất Quy mô thê hiện số lượng người được sử dụng, thời gian người lao động
làm việc tại doanh nghiệp Chất lượng thê hiện thông qua độ tuôi và giới tính Cơ
cầu nguồn nhân lực theo giới tính là một thông số giúp doanh nghiệp đánh giá được
việc sử dụng và bố trí nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm giới tính, nhất là giới
tính nữ thường có hạn chế ảnh hưởng đến công việc do độ tuôi sinh đẻ, chăm sóc
Trang 15con nhỏ, công việc nội trợ Độ tuôi thê hiện kinh nghiệm, bản lĩnh nhiều nhất là
những người trên 40 tuôi nhưng thê lực có thê giảm sút hơn so với nguồn nhân lực
có độ tuôi đưới 40, độ tuôi này có thê có sự trải nghiệm ít so với tuôi trên 40 nhưng
bù lại có thê lực tốt, có khả năng xông pha tốt
* Thê lực được thê hiện thông qua quy mô và cơ cấu tỷ lệ, hay mức độ cân
chiêu cao, cân nặng) loại i = — Tông số NNL
- Mức độ cân đối của thê lực BMI (Body Mass Index): Cân nặng
(Chiêu cao)”
Trong đó mức độ phù hợp với nam vào nữ là
+ Đối vớinam: 20<BMI<25
+ Đối với nữ: 18 < BMI < 23
2.2.3 Các tiêu chí về tâm lực của nguôn nhân lực
Tâm lực của nguồn nhân lực bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và
khả năng chịu áp lực công việc - Thái độ, tác phong làm việc
Thái độ làm việc chính là ý thức của người lao động trong quá trình làm
việc nó biêu hiện ở tần suất người lao động nghỉ làm, đi làm muộn, bỏ nơi làm việc
trong giờ làm, nói chuyện trong giờ làm, sự hòa hợp trong công việc và mối quan hệ
với đồng nghiệp, Không phải người lao động nào cũng có thái độ làm việc tốt
Đặc biệt, khi văn hóa doanh nghiệp không được quan tâm và kiêm soát thì thái độ làm việc của người lao động sẽ ngày càng kém, ảnh hướng tới chất lượng công việc Ngược lại khi văn hóa doanh nghiệp tốt, được quan tâm thì thái độ làm việc của
nguôn nhân lực trong tô chức, doanh nghiệp tốt, thì chắc chăn sẽ ảnh hưởng tích cực
tới chất lượng công việc.
Trang 16- Tam ly lam viéc
Tâm lý làm việc của người lao động có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố
chủ quan và khách quan Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới tâm lý làm việc có thê
kê đến như: chế độ thù lao, công tác đánh giá thực hiện công việc, bệnh nghề
nghiệp, Các yếu tố chủ quan phụ thuộc vào khí chất, tính cách của mỗi người Tuy nhiên, nội quy tô chức là hàng rào khuôn khô đê người lao động có thể hòa
nhập, cống hiến cho tô chức Do vậy, bên cạnh việc đẻ ra, kiểm soát các nội quy
chặt chẽ thì tô chức cũng nên tạo điều kiện đê người lao động có thê được bày tỏ, đề xuất nguyện vọng hay giúp họ giải tỏa tâm lý qua các chương trình thê thao, văn
nghệ Đây chính là cơ sở giúp người lao động gắn bó với tô chức hơn
- Khả năng chịu áp lực công việc
Đây là tiềm năng ân chứa trong mỗi cá nhân con người Đó là sự bền bỉ của
con người trong công việc cả về thê lực và trí lực Khả năng chịu áp lực công việc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tâm lý làm việc của người lao động Khi tô chức khơi đậy được tâm lý làm việc tốt, hứng khởi trong lao động của người lao động thì họ sẵn sàng tăng ca, nhiệt tình trong công việc, tự chủ khi gặp khó khăn Ngược lại, họ
sẽ để bị stress khi công việc quá nhiều, bắn loạn trong giải quyết khó khăn,
Như vậy, các yếu tố thuộc tâm lực có liên quan chặt chẽ đến văn hóa tô chức Xuất phát từ truyền thống văn hóa dân cư mà có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, suy
nghĩ, cách sông: từ đó tạo nên văn hóa, đạo đức của con người Tuy nhiên, ảnh
hưởng của toàn cầu hóa làm cho phâm chất, đạo đức con người cũng có nhiều biến đôi mà người lãnh đạo cũng khó kiêm soát được Do đó, nhóm tiêu chí thuộc về
phâm chất, đạo đức của nguồn nhân lực là rất khó đánh giá, khó đưa ra một công
thức đê lượng hóa được Việc xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá về phâm
chất, đạo đức nguồn nhân lực chỉ mang tính chất khách quan, tương đối, phải vận dụng linh hoạt trong từng đơn vị, giai đoạn cụ thê
* Tâm lực được thê hiện thông qua quy mô và cơ cấu tỷ lệ những người lao
động có sự tích cực trong thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công vIỆc.
Trang 172.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
2.3.1 Các nhân tố khách quan bên ngoài tổ chức
* Xu thế hội nhập quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống của cộng đồng dân cư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tự do hóa thương mại là kết quả tất yêu của quá trình toàn cầu hóa Đó là việc mở rộng trao đổi thương mại về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tài nguyên, nguồn nhân lực và thông tin giữa các vùng, các quốc gia trong khu vực và toàn cầu Các dòng chảy đầu tư tìm kiếm lợi nhuận luôn tìm đến các vùng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn Vì vậy các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và kéo theo sự di chuyên tri thức, khoa học công nghệ
Thực hiện chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực có thể làm dịch chuyên cơ cấu
đầu tư và phát triên của đất nước Điều này dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực có chất
lượng cao đối với các khu vực được chuyên giao công nghệ, dẫn đến sự cạnh tranh
giữa các vùng kinh tế và kích thích nhu cầu đào tạo và phát triên nguồn nhân lực,
buộc nguôn nhân lực phải nâng cao chất lượng, phải có kiến thức và hành vi đề đáp
ứng Thị trường lao động trong nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển, tạo ra
nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nguồn nhân lực Do vậy, xu hướng toàn
cầu hóa và quốc tế hóa đã, đang và sẽ tạo ra nhiều thay đổi, nhiều cơ hội và thách thức với nguồn nhân lực không chỉ trong một ngành mà với tất cả các ngành nghề trong nên kinh tế toàn cầu đó
* Chính sách phát triểm nguôn nhân lực của Nhà nước
Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia cũng như tô chức Vai trò của Nhà nước được thê hiện thông qua hệ thống pháp luật; các chính sách liên quan đến
tiền lương, thu nhập, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, Để đảm bảo người lao
động không bị thiệt thòi, yếu thế trong quan hệ lao động, Nhà nước cũng đưa ra các chính sách về thành lập các cấp công đoàn đề bảo vệ quyền lợi ích của người lao động Các chính sách đúng đắn, vận hành có hiệu lực hiệu quả sẽ ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một số chính sách cụ thể như chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe của người lao động của Đảng và Nhà nước Thông qua đó, các
Trang 18cơ sở vật chất y tế được đầu tư, kèm theo các văn ban quy định tiêu chuân an toàn
vệ sinh lao động cũng góp phần quan trọng trong thực hiện quản lý và nâng cao sức khỏe người lao động, qua đó không chỉ ảnh hưởng tới thể lực nguồn nhân lực mà còn có tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực
Bên cạnh đó, các chính sách mở rộng các hệ thống mạng lưới giáo dục quốc
gia ở mọi cấp, đào tạo ngành nghề và ở tất cả các địa phương, khuyến khích các tô
chức tự đào tạo đề nâng cao trình độ nhân viên theo nhu cầu của đơn vị mình, cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực
* Äục tiêu và tốc độ phát triển nên kinh tế
Khi nên kinh tế phát triên càng cao, đời sống của con người được ôn định ở mức cao hơn, điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn được nâng lên,
tuôi thọ, thê lực con người sẽ tăng Mặt khác, nên kinh tế với mục tiêu và tốc độ
phát triên cao sẽ phải đây nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình
toàn cầu hoá và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, của từng
vùng, từng địa phương, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, dẫn đến yêu cầu bắt buộc nguồn nhân lực phải liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao trí lực đê đáp ứng kịp thời với sự phát triên chung của khu vực và thế giới Sự phát triên kinh tế -
xã hội do vậy đặt ra yêu cầu cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngược
lại nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quyết định đê phát triên kinh tế
- xã hội Mục tiêu phát triên của nước ta đó là phát triên nhanh và bên vững Khi
kinh tế xã hội phát triên sẽ tạo điều kiện đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
quốc gia, tô chức
* Sự phát triển của Khoa học công nghệ
Cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội, khoa học công nghệ phát trién
nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao đê có thê theo kịp yêu cầu của sự phát triển đó Khoa học kỹ thuật phát triển cao đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, đủ khả năng làm chủ công nghệ, vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại Bên cạnh đó, sự phát triển cúa các máy móc hiện đại, sự ra đời của các dây chuyền tự động sản xuất, phương thức sản xuất mới sẽ đòi hỏi lực lượng nhân lực cũng phải được nâng cao đề đáp ứng yêu cầu phát triên trong tình hình mới.
Trang 19Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đang có những bước tiến vượt
bậc Do đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi quốc gia, mỗi tô chức là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với tiến trình phát triển đất nước, tránh nguy cơ
tụt hậu so với thế giới
* Sự phát triển của hệ thống giáo dục và y tế
Giáo dục và y tế là những mục tiêu cơ bản của nhiều quốc gia Tuy nhiên,
không phải ở đất nước nào cũng có thê có đủ nguồn lực cần thiết để đảm bảo phát
triên hệ thống giáo dục và y tế tốt Trên thực tế, tại nhiều quốc gia phát triển, họ có
thê có đủ nguôn lực và điều kiện phát triên hệ thống giáo dục và y tế Điều này giúp cho trình độ văn hóa, trình độ học vắn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các
kỹ năng sống của con người cũng được nâng cao từ đó tạo ra sự thúc đây xã hội phát triên
Phát triển giáo dục, y tế không chỉ ở quy mô nhà nước mà còn có thê trong mỗi doanh nghiệp, tô chức Trên thực tế, có nhiều đơn vị, tô chức có phương pháp
quản trị nhân lực tốt đã thành công nhờ các biện pháp tự đào tạo, chăm sóc nguồn nhân lực của mình một cách phù hợp Nhờ đó, các tô chức này đã nâng cao được
chất lượng nguồn nhân lực của mình, tạo lợi thế cạnh tranh và đạt được những kết
qua rat tích cực Về cơ bản thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong các ngành nghề không chỉ được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia mà thông qua kết hợp với
đào tạo trực tiếp tại các tô chức, doanh nghiệp thì mới có thê nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng nhân lực nói chung
2.3.2 Các nhân tô chủ quan
* Mục tiêu chiến lược phát triển của tô chức
Mỗi tô chức, doanh nghiệp đều có mục tiêu, chiến lược phát triên của riêng
mình Tuy nhiên, mục tiêu, chiến lược nào thì cũng sẽ phải gắn liền với con người
và sử dụng con người Do đó, trong chiến lược phát triên của mình bên cạnh những
vấn đề cơ bản chính như việc phân tích tài chính, cơ sở vật chất thì việc các tô
chức cần chú trọng đánh giá, phân tích lực lượng lao động của mình, xem xét các yếu tố ảnh hưởng như cơ cấu lao động, cung lao động nhằm tìm biện pháp phát
triên nguồn nhân lực trong tô chức luôn đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng Chính những sự quan tâm nhất định về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trang 20ngay từ mục tiêu và chiến lược của tô chức sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tô chức Ngay cả trong trường hợp chất lượng nguồn nhân lực đã được đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu của tô chức thì cũng cần phải có sự xem xét, và nêu có thê nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để góp phần thực
hiện những mục tiêu chiến lược phát triển của tô chức một cách hiệu quả hơn
* Chính sách đãi ngộ người lao động
Chính sách đãi ngộ như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các biện pháp khen
thưởng, kỷ luật hay các chính sách về giáo dục, đào tạo, đánh giá thực hiện công
việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, đều là các yếu tố kích
thích để người lao động tự nâng cao chất lượng, năng suất làm việc, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực của tô chức
Nhìn chung, các chế độ đãi ngộ của tô chức phù hợp, kịp thời sẽ là động lực tinh thần to lớn kích thích người lao động tự hoàn thiện bản thân, tự học tập, rèn luyện, cải thiện tác phong, phâm chất đê nâng cao năng suất, hiệu quả công việc Từ đó chất lượng nguồn nhân lực của tô chức ngày càng được nâng cao
* Môi trường văn hóa của tổ chức
Văn hóa tô chức được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, niềm tin,
thói quen được chia sẻ trong phạm vi tô chức, tạo ra các chuân mực hành vi Bầu
không khí văn hóa của tô chức tạo ra nét đặc thù cá biệt, bao gồm cả hướng nội và
hướng ngoại và cung cấp cho mỗi thành viên của tô chức một hành lang cho những phong cách làm việc và ứng xử nhất định Như vậy, văn hóa tô chức cũng sẽ ảnh hưởng tới niềm tin, tâm trí của người lao động và qua đó ảnh hưởng tới chất lượng nguôn nhân lực trong tô chức
Mỗi tô chức nên xây dựng cho mình một môi trường văn hóa khác nhau đề
tạo dựng sự khác biệt, tạo đựng một thói quen, niềm tin, niềm tự hào cho người lao động Từ đó người lao động sẽ gắn bó, cống hiến và nâng cao ý thức trách nhiệm của mình với tô chức; như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tô chức
* Nguần lực dành cho nâng cao chất lượng nguân nhân lực
Đề tô chức có khả năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh
những vấn đề mục tiêu chính sách phát triển nguồn nhân lực thì đỏi hỏi tô chức phải
Trang 21có khả năng đảm bảo nguồn lực để thực hiện điều đó Nguồn lực quan trọng nhất phải kế đến là nguồn lực về tài chính, đây luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu Khi nguồn tài chính của tô chức suy giảm, nhà quản lý sẽ phải xem xét đến việc cắt giảm các chi phí trong đó có chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực Khi tô chức
hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhu cầu về mở rộng sản xuất hàng hóa dịch vụ
được nâng cao thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng theo đó mà tăng lên Khi này nhà quản lý sẽ phải xem xét nâng cao chi phi danh cho dao tao nang cao phát triên nguồn nhân lực
Kế đến chính là nguồn nhân lực hiện có của tô chức Nguồn nhân lực hiện có
của tô chức là cơ sở đề tô chức xem xét thực hiện các biện cắt giảm, đào tạo nâng
cao, hoặc tuyên dụng thêm nếu cần thiết Qua đó phát triên nguồn nhân lực phù hợp
với mục tiêu, tình hình của tô chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trình làm việc tạo ra của cải vật chất cho bản thân, cho tô chức và tạo ra khả năng
cạnh tranh bền vững nhất
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: là tông thê các nội dung, cách thức, phương thức làm biến đôi các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực theo hướng phát triên một cách hợp lý về qui mô (số lượng) và trình độ
(chất lượng) nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng cao
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là gia tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghè nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phâm chất mới cao hơn
Trang 22đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triên kinh tế xã hội Từ góc độ này, tác
giả cho răng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nâng cao năng lực làm việc, kỹ năng xứ lý công việc và thái độ trong công việc của nhân lực đang
làm việc tại doanh nghiệp Đó là:
Nâng cao trí lực (gồm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ
năng làm việc, kinh nghiệm làm việc ) Đây là yếu tố có tính quyết định căn bản
đến nâng cao năng lực làm việc chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Nâng cao thể lực (bao gồm việc nâng cao sức khỏe, thê chất của nguồn nhân
lực) Không có sức khỏe thì bất cứ ai cũng khó có thê hoàn thành được công việc
Sức khỏe không chỉ biểu hiện chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc Sức khỏe này hàm chứa khỏe cả thê chất và tinh thần của
nguồn nhân lực
Nâng cao tâm lực (gồm thái độ, tính thần, khả năng chịu áp lực ) đánh giá được thái độ trong công việc đề biết nguồn nhân lực có nâng cao được tâm lực
hay không thực sự rất khó Nguồn nhân lực có tích cực làm việc hơn không? Có khả
năng kiềm chế cảm xúc tốt hơn không? Hành vi có chuẩn mực hơn không? Điều
này còn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ảnh hướng trước hết chính từ trí lực của nguồn nhân lực đến môi trường sống và làm việc của nguồn nhân lực
Sự phát triên của khoa học công nghệ, kỹ thuật ngày càng mạnh và những ứng dụng của khoa học vào sản xuất ngày càng nhiều và đa dạng khiến cho nền sản
xuất xã hội ngày càng tiến bộ Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò quyết
định trong quá trình sản xuất, là nguồn lực không thê thiếu trong bất kỳ một tô chức, một doanh nghiệp nào và cả trong tăng trưởng và phát triên kinh tế xã hội
Nhiều quốc gia giàu có và phát triên dựa vào tài nguyên, dựa vào việc sử dụng lợi
thế so sánh đề nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triên kinh tế, tuy nhiên về lâu về
dài thì nguồn nhân lực nói chung và nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn
đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Ngày nay, thế giới đang có xu hướng chuyền sang cạnh tranh bằng nguồn lực con người, đó là sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao có tri thức trong cạnh tranh và nâng cao lợi thế quốc gia Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân
Trang 23lực là một vấn đề cấp thiết để các quốc gia có thể có khả năng cạnh tranh và phát triển trong xu hướng hiện nay Hầu hết trong các chiến lược phát triển, mọi quốc gia đều coi nguồn lực con người là quan trọng nhất, chú trọng giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) vì tương lai phát triển của mỗi quốc gia nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực
Đối với mọi tô chức trong quá trình vận động và phát triên đi lên, thì cũng luôn cần nâng cao chất lượng nguôn nhân lực của tô chức mình Chỉ có không
ngừng nâng cao về trí lực, thê lực, tâm lực các nhân lực của tô chức thì họ mới có
thể ngày càng có nhiều thêm khả năng đóng góp để phát triển tô chức một cách bèn
vững Tài nguyên có thê khan hiếm và cạn kiệt nhưng năng lực con người không giới hạn, luôn được phát huy nếu được khai thác, sử dụng và gìn giữ Khả năng
sáng tạo của trí tuệ con người là vô tận Đê phát triên bền vững, trí tuệ cần được phát triên và khai thác chứ không thê chỉ khai thác mà không quan tâm đến phát
trién
Quản lý nguồn nhân lực phù hợp, hợp lý cũng có thê giúp nâng cao trí lực,
thê lực, tâm lực của nhân lực trong tô chức Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực cũng là một yếu tố đầu vào hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu quả kinh doanh; nhằm quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; Xác định, phát triển và duy trì kiến thức và năng lực của người lao động: khuyến khích sự tham gia và trao quyền
cho người lao động Tất cả các yếu tố này đều có tác động tới kết quả kinh doanh
bởi nhân lực là một loại tài sản có định chính của doanh nghiệp
Như vậy, vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội luôn đóng vai trò chủ chốt Tô chức, doanh nghiệp biết cách quản lý nguồn nhân lực, qua đó nâng cao vai
trò và chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác được khả năng
tiềm ấn của nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực Nói một cách khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một vắn đề rất cấp thiết đối với sự phat trién đi lên của mọi tô chức.
Trang 242.4.2 Cac hoat déng nang cao chat lwong nguén nhân lực - Tuyến dụng nhân lực và thu hút nhân tài
Tuyên dụng là khâu quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho mỗi đơn vị, tô chức vì nó có tác động lớn đến nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trên các góc độ thê lực, trí lực và phâm chất Thực hiện tốt khâu này, doanh nghiệp sẽ tuyên được những người thực sự có năng lực, có sức khỏe và có phẩm chất đạo đức tốt, đây chính là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng trong doanh nghiệp
Trong bất kỳ tô chức nào thì những người lao động có trình độ chuyên môn,
tay nghề cao đều đóng vị trí then chốt tại đơn vị Thu hút nhân tài luôn đóng vai trò
hết sức quan trọng của tô chức trong bối cảnh hiện nay, thu hút nhân lài là một hoạt động trong quản lý nhân tài, trong đó sử dụng các biện pháp phù hợp đề thu hút được những người có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc xuất sắc và có phẩm chất
tốt về làm việc tại một vị trí thích hợp trong đơn vi
Công tác tuyên dụng và thu hút nhân tài là hai yếu tố đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng NNL của mỗi tô chức Nếu công tác
tuyên dụng và thu hút người tài được thực hiện tốt thì tô chức sẽ có được những
người thực sự có năng lực, trình độ và phâm chất đạo đức tốt; ngược lại, nếu tô
chức thưc hiện không hiệu quả sẽ không lựa chọn được những người có đức, có tài
vào làm việc tại don vi
- Đào tạo và bồi dưỡng nguôn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một hoạt động then chốt trong công tác nâng cao trí lực nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp Đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động sẽ bảo đảm cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thê thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hoá và phát triên của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao
động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu
Bên cạnh đó, thông qua đào tạo và bồi dưỡng một mặt giúp người lao động sẽ bô sung được những kiến thức chuyên môn, kỹ năng còn thiếu; mặt khác giúp người lao động hiêu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn các nghiệp vụ của mình, xử lý tốt hơn các tình huống phát sinh trong công việc, làm việc tự giác hơn, có thái độ
Trang 25và kỷ luật lao động tốt hơn, điều này giúp phẩm chất người lao động cũng sẽ được nâng cao Vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực sẽ góp phần không nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng NNL tại doanh nghiệp
- Đãi ngộ nguồn nhân lực
Đãi ngộ nguôn nhân lực đóng một vai trò không nhỏ trong hoạt động nâng
cao chất lượng NNL của mỗi đơn vị Chế độ đãi ngộ tốt bên cạnh việc sẽ thu hút
được những lao động có chất lượng: một mặt giúp người lao động tái sản xuất sức lao động, duy trì và nâng cao thể lực; mặt khác sẽ giúp nâng cao trí lực của người lao động thông qua hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cá nhân người lao động
Đãi ngộ nguồn nhân lực là quá trình chăm lo đời sống vật chat va tinh than
của người lao động đề họ có thê hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Chế độ đãi ngộ
của DN đối với người lao động phải có sự công bằng nhất định, tránh tình trạng cào
bằng
- Giữ chân nhân tài
Nhân tài của mỗi đơn vị luôn đóng một vị trí hết sức quan trọng trong đơn vị
mình, sở hữu được đội ngũ lao động chất lượng cao giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt, dễ dàng vượt qua khó khăn và sớm đi đến thành công Chính vì thế, giữ
chân nhân tài là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến lao động chất lượng cao của mỗi
tô chức Khi đã thu tuyên chọn, hút được nhân tài đến với don vi minh lam sao dé
những người này tận tâm với công việc, gắn bó với tô chức Nếu họ ra đi và chúng
ta không tìm được ứng viên có năng lực tương đương thì đồng nghĩa với việc chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị giảm xuống Đề có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, song song với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, thì chúng ta cần phải giữ chân được những nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao trong công việc
- Kyÿ luật lao động và văn hóa doanh nghiệp
Kỷ luật lao động và văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao phẩm chất nguồn
nhân lực Thông qua hoạt động này sẽ điều phối và kiêm soát hành vi các cá nhân bằng các câu chuyện, các chuân mực, thủ tục, quy trình, quy tắc , tạo sự gắn kết
các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiệu
Trang 26van đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và
thống nhất
Trong công tác nâng cao phâm chất người lao động thì tô chức cần chú ý đến các hoạt động nâng cao ý thức kỷ luật, tăng cường tính tự giác, tỉnh thần trách nhiệm; tăng cường tính hợp tác khi làm việc theo nhóm; tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp cho người lao động
Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm, xây dựng và duy trì văn hoá doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, xây dựng sự đoàn kết trong toàn tô chức.Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của của người lao động, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh
nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận
2.4.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguân nhân lực 2.4.3.1 Đối với cá nhân
Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong tô chức, xét về mặt cá nhân thì đây cũng là cơ hội đê các cá nhân trong nguồn nhân lực của tô chức có điều kiện cải
thiện bản thân cả về trí lực, thể lực, tâm lực Qua đó, cá nhân nếu có thê phát triên
tốt, nâng cao năng lực của mình đáp ứng yêu cầu công việc thì ngoài việc giúp tô chức thực hiện tốt, có hiệu quả các mục tiêu, công việc của tô chức, các cá nhân cũng sẽ có được cơ hội hoàn thiện bản thân và cơ hội thăng tiến trong công việc
Bên cạnh đó, cải thiện chất lượng nguôn nhân lực cũng bao hàm cải thiện văn hóa tô chức, môi trường làm việc Qua đó sẽ giúp mỗi cá nhân trong nguồn
nhân lực của tô chức có được môi trường làm việc thân thiện và phù hợp với họ hơn
2.4.3.2 Đối với doanh nghiệp
Thực chất của việc cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình cải thiện về số lượng và nâng cao về mặt chất lượng của nguồn nhân lực, nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng phù hợp với nhu cầu nhân lực phục vụ cho sự phát triển của các tô chức, doanh nghiệp
Tô chức, doanh nghiệp muốn phát triên tốt thì cần phải nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực Đối với doanh nghiệp chất lượng nguồn nhân lực chính là chất
Trang 27lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp là tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự
bôi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe vẻ thê lực và tỉnh thân, khai thác tối đa
tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyên dụng, sử dụng, tạo
điều kiện về môi trường làm việc, môi trường văn hóa, có các chế độ chính sách
hợp lý kích thích động cơ, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của người lao động đề họ
phát huy tối đa sức lực, kiến thức, kỹ năng, hiệu biết và cống hiến hết sức mình đề
đem lại hiệu quả công việc cao
2.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh
nghiệp
2.5.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguôn nhân lực của một số doanh
nghiệp nước ngoài
* Kinh nghiệm của Toyota: Nhật Bản là một quốc gia không được thiên
nhiên ưu đãi để có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi đào, nhưng là một quốc gia nỗi tiếng về phương pháp quản lý và chế độ đãi ngộ NNL để có những thành công và phát triên vượt bậc ngày nay Toyota là một doanh nghiệp điện hình của Nhật Bản rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đạt được rất nhiều thành công
Toyota luôn nhấn mạnh, đề cao công tác đào tạo NNL về kinh doanh, tác phong làm việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho NNL Đặc biệt, các vị trí quản lý ít nhất một lần được thuyên chuyên đến một chi nhánh khác trong nước hoặc một chi nhánh tại quốc gia khác Một mặt để trang bị kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho chi nhánh nhưng điều quan trọng là huấn luyện hoặc đào tạo tại môi trường làm việc khác nhau Khi tham gia tại chỉ nhánh ở quốc gia khác, Toyota và
Isuzu đã tạo ra cơ hội học hỏi mang tam quốc tế cho nhà quản trị các cấp
Toyota luôn khuyến khích các nhân viên đóng góp và trọng dụng ý kiến của nhân viên trong quá trình ra quyết định Bằng việc thành lập Hội đồng lao động và
nhân viên có quyên bầu ra người đại diện tham gia ý kiến vào hoạt động quản trị
của công ty Khi có các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty như tài chính,
nhân sự, chính sách kinh doanh Hội đồng lao động trực tiếp tham vấn ý kiến của nhân viên vào việc ra quyết định Sự hợp tác này khiến nhân viên thấy được tôn
Trang 28trọng, được đối xử công bằng nên họ rất có trách nhiệm và sẵn lòng vì mục tiêu
chung
Toyota cũng như hầu hết các công ty khác của Nhật luôn sử dụng biện pháp
làm việc nhóm Một nhóm thường đảm trách nhiều đầu công việc và nhân viên
trong nhóm đều biết thực hiện tất cả công việc của nhóm Một mặt tránh sự nhàm
chán, mặt khác tạo ra sự liên kết, phối hợp và quan tâm, công việc này có thê phụ
thuộc vào sự hoàn thành của công việc kia nên một khâu công việc chậm trễ làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của cả nhóm Do đó, sự phối hợp còn tạo ra cơ hội
học tập lẫn nhau, kiểm soát được tiến độ, chất lượng và tạo động lực thúc đây cạnh
tranh nhóm và bình đăng trong nhóm
Toyota cũng chú trọng các kỹ năng nghiên cứu và phát triên, phối hợp giữa kỹ năng nghiên cứu và phát triển với hoạt động marketing, liên tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thúc đây khả năng sáng tạo và luôn có phần thưởng xứng đáng cho sáng kiến sáng tạo của nhân viên Đặc biệt là sáng kiến có
khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty thành lập nhiều nhóm kiêm tra
chất lượng gồm các nhân viên trong mỗi bộ phan SX am hiệu và nắm vững tiêu
chuân kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng Nhóm này sẵn sàng trợ giúp những vướng
mắc trong quá trình SX cho từng bộ phận hay cá nhân Hoạt động này thêm phan gắn kết, thân thiết giữa các bộ phận trong công ty và tạo ra một sự đồng lòng, thống
nhất trong toàn công ty
Như vậy, chế độ ưu đãi, trọng dụng NNL trong quản lý và sử dụng, trong
dao tạo và phát triên NNL của công ty, là chế độ đãi ngộ xứng đáng Từ cơ chế đãi
ngộ đó, NNL luôn trung thành và tận tâm với công ty NNL là bí quyết để Toyota
và Isuzu có mặt rộng khắp trên thế giới ngày nay
* Kinh nghiệm của SungKwang Electronic Hàn Quốc: Hàn Quốc là một quốc gia rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng vươn lên thành một trong 1Š nước phát triên nhất trên thế giới Hàn Quốc có được thành tựu ngày nay chính là
dựa vào chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng nguồn NNL của nên kinh tế mà trước
tiên là nâng cao chất lượng NNL ngay trong các doanh nghiệp trong nên kinh tế SungKwang Electronic là công ty sản xuất công nghiệp đồ điện tử gia dụng Hai công ty này luôn có những chính sách phát triển NNL toàn diện, các chính sách
Trang 29đó chính là căn cứ đề bó trí, sử dụng NNL Quan trọng hàng đầu là chính sách đào tao dé phat triển NNL Đây mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triên đặc biệt là khoa học cơ bản và công nghệ, đồng thời hợp tác giữa công ty, các trường đại học
và các cơ sở nghiên cứu đê nâng cao trình độ NNL, nâng cao tính chuyên nghiệp
trong SX và phục vụ khách hàng Lao động quản lý được tạo điều kiện dé hoc tap,
nghiên cứu đề nâng cao trình độ sử dụng và quản lý NNL Đặc biệt, công ty xây
dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng công việc, trình độ cho từng
khâu sản xuất Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cực kỳ quan trọng đề công ty xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển NNL và điều hành mọi hoạt động trong công ty Tuy đặc điêm VH của người Hàn quốc có tính bảo thủ có hữu, nhưng khi đã có những sự giao thoa VH giữa các nước, công ty đặt trọng tâm cho hiệu quả
công việc đê mở rộng và phát triển hệ thống trên toàn cầu Do vậy, các chế độ đãi
ngộ luôn chú trọng tương xứng với công sức của NNL trong hai công ty 2.5.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguôn nhân lực tại Công ty cỗ
phân FPT
Với chiến lược vươn ra toàn cầu hóa, FPT sẽ phải nỗ lực trong việc đào tạo và tuyên chọn nhân lực cấp cao phù hợp đề đạt được mục tiêu tăng trưởng Ban lãnh
đạo FPT nhận định, với đà phát triên như hiện nay, vấn đề mấu chốt của FPT chính
là nguồn nhân lực chất lượng cao Ban lãnh đạo tập đoàn đã ngồi họp bàn và lên phương án chuân bị đầy đủ cho vấn đề này
Đề đáp ứng nhu cầu nhân lực làm việc cho các thị trường nước ngoài, FPT
tiến hành chuẩn hóa nhân lực bằng việc yêu cầu nhân viên tham gia toàn cầu hóa phải nâng cao trình độ ngoại ngữ Sau thời gian nhất định, một số nhân viên sẽ được
đào tạo đê trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình Cùng với đó, FPT cũng
nghĩ tới việc chiêu mộ nhân sự quốc tế từ các nước như Án Độ, Malaysia
Đề có thê tập trung đây mạnh toàn cầu hóa cũng như củng cố vị thế trong các
lĩnh vực truyền thống tại thị trường trong nước, FPT sẽ tăng cường đầu tư cho công nghệ mới và các hoạt động nghiên cứu phát triên; đây mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) Do vậy, tập đoàn cũng tích cực cầu hiền các nhân vật quốc tế có
thành tích M&A trên thế giới đề triển khai hoạt động này nhằm bồ sung nhân lực
Trang 30chất lượng cao cân thiết, rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường và nhanh chóng
mở rộng danh sách khách hàng
Trong lộ trình trở thành một tập đoàn toàn cầu, FPT đã đưa ra chính sách đãi
ngộ nhân tài với việc phát hành cô phiếu ưu đãi (ESOP) Tuy nhiên, theo đánh giá
của cô đông, cơ chế này chưa đủ sức hấp dẫn Công ty có thê nâng tỷ lệ phát hành cô phiếu ưu đãi lên 2-2,55 thay vì 0.5% Thời gian chuyên nhượng nên dần dần từ
I-2-3 năm thay vì sau 3 năm, đại điện quỹ Vietnam Azalea Fund thuộc Mekong Capital đề xuất
2.5.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguôn nhân lực cho Tổ
hợp công nghệ giao duc Topica
- Đào tạo để nâng cao chuyên môn, tay nghề cho nguồn nhân lực nhất là
nhân lực quản lý luôn cần được sự quan tâm và tạo điều kiện nhất định Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực học tập, phát triên kỹ năng nghề cũng là một biện pháp
hữu hiệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
- Đối với các doanh nghiệp lớn có quy mô thị trường rộng (cả trong nước và
quốc tế) thì cũng cần áp dụng nhiều phương thức bán hàng, sử dụng nhiều loại kênh
phân phối khác, và nhất là về thương mại điện tử như thời điểm hiện nay Do vậy nguôn nhân lực cần phải được nâng cao cả về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và cả về kiến thức khác như ngoại ngữ ở một mức độ nhất định
- Cần phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong các sáng kiến cải tạo đôi mới sản phâm Điều này trước tiên là do người lao động trong doanh nghiệp là
người hiêu rõ về sản phẩm và có thê có nhiều ý kiến hữu ích nếu họ được tham gia
góp ý cho doanh nghiệp Đây cũng là một biện pháp giúp người lao động gia tăng sự gắn bó với doanh nghiệp
- Bên cạnh các công tác đào tạo kỹ năng chuyên môn thì cũng cần phát triên các kỹ năng mềm như làm việc nhóm cho nguồn nhân lực Trong thời đại hiện nay
thì làm việc nhóm luôn là kỹ năng rất cần thiết cho người lao động tại những doanh
nghiệp công nghệ mới, như tại Topica Làm việc nhóm không chỉ tạo ra sự liên kết, phối hợp và quan tâm của những người lao động trong doanh nghiệp mà còn giúp
họ nắm bắt nhanh và chủ động thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Trang 31CHUONG 3: THUC TRANG NANG CAO CHAT LUQNG NGUON NHAN LUC TAI TO HOP CONG NGHE GIAO DUC
TOPICA
3.1 Tổng quan về Tổ hợp công nghệ giáo duc Topica
3.1.1 Giới thiệu chung về Tổ hợp công nghệ giáo dục Topcia
Tô hợp Công nghệ Giáo dục Topica (Tên tiếng anh là: Topica Edtech Group) là một doanh nghiệp công nghệ giáo dục đa quốc gia Tô hợp này cung cấp
các giải pháp giáo dục trực tuyến bao gồm các chương trình cử nhân trực tuyến
(Topica Uni), chuong trinh hoc tiéng Anh truc tuyén (Topica Native) va nén tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall)
Tô hợp công nghệ giáo dục Topica có trụ sở chính tại Hà Nội (tại Tầng 3, Số
75 Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội) và đã mở rộng hoạt
động sang Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Mỹ
ọ Vietnam
ụ
Philippines
TOPICA TOPICA EDTECH GROUP
e Singapore Indonesia
Nguôn Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica
TS Pham Minh Tuan là nhà sáng lập kiêm CEO của TOPICA Edtech Group
Trước khi sáng lập TOPICA, Ông Phạm Minh Tuấn đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí
quan trọng trong các Công ty, Tô chức của Việt Nam và Quốc tế như Phó Viện
trưởng Viện Tiên tiến Khoa học Công nghệ của Đại học Bách Khoa Hà Nội;
Trang 32Trưởng Khoa Tài chính Ngân hàng của Viện Đại học Mở Hà Nội; Ủy viên Ban chỉ đạo Mạng lưới Ươm tạo Doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương: Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Học giả thỉnh giảng cao cấp tại Dai hoc California, San Diego; Nha tu van Quan ly tai McKinsey&Company 6 Budapest; Chuyén vién Dau tu tai Extramedia Ventures 6 Singapore va New York; Kiến trúc sư phần mềm tại Integra Software 6 Budapest
TOPICA hiện có hơn 1000 nhân viên toàn thời gian, 1400 giảng viên bán thời gian ở các văn phòng Mamila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP HCM và Đà
North Sathon, Silom
Tru so Philippines | Level 5 Gateway Tower, General Roxas Avenue, General Aguinaldo Avenue
Tháng 4 năm 2004, các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn
Quản lý, thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng Chương trình đào
tạo trực tuyến và Hợp tác quốc tế CRC-TOPIC Việc khởi động Dự án Vườn ươm
Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, CRC-TOPIC này do World Bank Infodev tài
trợ, chính là tiền thân của Tô hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA
Năm 2006, Chủ tịch Microsoft, BHl Gates và Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm
Gia Khiêm đã khởi động TOPIC64, một dự án phát triên cơ sở hạ tầng học trực tuyến trên 64 tỉnh thành của Việt Nam Qualcomm cho biết tập đoàn này là một
Trang 33trong nhimg nha tai tro cho du an nay bén canh Microsoft, Hewlett Packard va USAID Trong nam 2006, dai dién cua TOPIC64 đã cùng Thứ trưởng
Bộ KHCN và Lãnh đạo Microsoft, USAID trình bày tại hội nghị APEC về Phát
triên Nguồn nhân lực
Năm 2007, Khoá học trực tuyến thử nghiệm Boston-Hanoi về Nhập môn
Giải thuật do TOPIC64 và Giáo sư ĐH MIT Charles Leiserson tô chức cho 30 sinh
viên VN đạt kết quả ngoài mong đợi: điểm của SV Việt Nam tương đương với điểm cua SV MIT với cùng đề thi
Cho đến năm 2008, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica chính thức được
thành lập như một doanh nghiệp công nghệ giáo dục với sứ mệnh nhân rộng mô
hình đào tạo trực tuyến chất lượng cao tới người học ở Việt Nam Sau Harvard, Standford, MIT và Duke; lần đầu tiên tại Việt Nam, TOPICA ứng dụng công nghệ
3D vào giảng dạy, sinh viên học trực tuyến nhưng trải nghiệm việc đến trường, vào lớp, thực hành trong môi trường Second Life như trên giảng đường thật Cùng năm, Topica đã áp dụng công nghệ 3D vào giảng dạy trực tuyến mang lại trải nghiệm chan that trong khéng gian ao Second Life
Năm 2009, Topica đã khởi động khóa Cử nhân trực tuyến đầu tiên của HOU-
TOPICA và chương trình 1000 Doanh nhân giảng dạy qua E-learning và Giải thưởng thường niên Giảng viên Doanh nhân với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và
Công Thánh Gióng Đến nay đã đóng góp cho cộng đồng hơn 1100 doanh nhân
tham gia giảng dạy, hơn 40.000 lượt sinh viên tham gia các khoá miễn phí
Năm 2010, CRC-TOPIC triên khai khóa học đào tạo trực tuyến cho 105 nha
quan ly dén tir 15 quéc gia chau A- Thai Binh Duong vé Uom mam doanh nghiép
Topica cũng đã hợp tác với trường Đại học Duy tân, ra mắt chương trình đào tạo cử
nhân trực tuyến qua DTU-TOPICA
Năm 2011, Topica tô chức khóa huấn luyện khởi nghiệp từ Thung lũng
Silicon khai giảng tại Hà Nội
Năm 2012, Topica hợp tác với trường Đại học Trà Vinh, ra mắt chương trình TVU-TOPICA; với trường đại học Kinh tế Quốc dân, ra mắt chương trình NEU-
EDUTOP; và cũng ký thoả thuận hợp tác với đại học Tài chính Marketing với sự
chứng kiến của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.
Trang 34Nam 2013, Topica hop tac véi Đại học Thái Nguyên, ra mắt chương trình
TNU-TOPICA Đồng thời trong năm Topica đã ký thoả thuận hợp tác với Đại học AMA, hệ thống đào tạo lớn nhất Philippines, đi tiên phong xuất khâu công nghệ giáo dục Việt Nam ra thế giới Trong năm 2013, Topica cũng đã triên khai ứng
dụng học Đại học trên điện thoại tại Việt Nam
Năm 2014, công ty áp dụng TOPMITO (Topica Native) cho phép luyện nói tiếng Anh qua Google Glass và ra mắt chương trình luyện nói online đầu tiên với
100% giáo viên bản ngữ
Đến năm 2016, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica là đối tác của l1 trường
đại học tại Việt Nam, Philippines và Mỹ
Tháng 4 năm 2016, theo E27, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica đã ký thỏa thuận đối tác với Coursera Theo đó, một trong những đối tác của Topica ở Việt
Nam, Đại học Vinh, sẽ công nhận tín chỉ từ 1800 khóa học online của Coursera
Tháng 4 năm 2004, các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn
Quản lý, thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng Chương trình đào
tạo trực tuyến và Hợp tác quốc tế CRC-TOPIC Việc khởi động Dự án Vườn ươm
Doanh nghiệp dau tiên ở Việt Nam, CRC-TOPIC này do World Bank Infodev tai trợ, chính là tiền thân của Tô hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA
Năm 2006, Chủ tịch Microsoft, BI Gates và Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm
Gia Khiêm đã khởi động TOPIC64, một dự án phát triên cơ sở hạ tầng học trực tuyến trên 64 tỉnh thành của Việt Nam Qualcomm cho biết tập đoàn này là một
trong những nhà tài trợ cho dự án này bên cạnh Microsoft, Hewlett
Packard và USAID Trong năm 2006, đại diện của TOPIC64 đã cùng Thứ trưởng
Bộ KHCN và Lãnh đạo Microsoft, USAID trình bày tại hội nghị APEC về Phát
triên Nguồn nhân lực
Năm 2007, Khoá học trực tuyến thử nghiệm Boston-Hanoi về Nhập môn
Giải thuật do TOPIC64 và Giáo sư ĐH MIT Charles Leiserson tô chức cho 30 sinh viên VN đạt kết quả ngoài mong đợi: điêm của SV Việt Nam tương đương với điểm
của SV MIT với cùng đề thi
Cho đến năm 2008, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica chính thức được
thành lập như một doanh nghiệp công nghệ giáo dục với sứ mệnh nhân rộng mô
Trang 35hinh dao tao truc tuyến chất lượng cao tới người học ở Việt Nam Sau Harvard,
Standford, MIT và Duke; lần đầu tiên tại Việt Nam, TOPICA ứng dụng công nghệ
3D vào giảng dạy, sinh viên học trực tuyến nhưng trải nghiệm việc đến trường, vào
lớp, thực hành trong môi trường Second Life như trên giảng đường thật Cùng năm, Topica đã áp dụng công nghệ 3D vào giảng dạy trực tuyến mang lại trải nghiệm chân thật trong không gian ảo Second Life
Nam 2009, Topica đã khởi động khóa Cử nhân trực tuyến đầu tiên của HOU- TOPICA và chương trình 1000 Doanh nhân giảng dạy qua E-learning va Giai thưởng thường niên Giảng viên Doanh nhân với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Công Thánh Gióng Đến nay đã đóng góp cho cộng đồng hơn 1100 doanh nhân
tham gia giảng dạy, hơn 40.000 lượt sinh viên tham gia các khoá miễn phí
Năm 2010, CRC-TOPIC triển khai khóa học đảo tạo trực tuyến cho 105 nhà
quản lý đến từ 15 quốc gia châu Á- Thái Bình Dương về Ươm mầm doanh nghiệp
Topica cũng đã hợp tác với trường Đại học Duy tân, ra mắt chương trình đào tạo cử
nhân trực tuyến qua DTU-TOPICA
Năm 2011, Topica tô chức khóa huấn luyện khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon khai giảng tại Hà Nội
Năm 2012, Topica hợp tác với trường Đại học Trà Vinh, ra mắt chương trình
TVU-TOPICA: với trường đại học Kinh tế Quốc dân, ra mắt chương trình NEU-
EDUTOP: và cũng ký thoả thuận hợp tác với đại học Tài chính Marketing với sự
chứng kiến của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ
Năm 2013, Topica hợp tác với Đại học Thái Nguyên, ra mắt chương trình TNU-TOPICA Đồng thời trong năm Topica đã ký thoả thuận hợp tác với Đại học
AMA, hệ thống đào tạo lớn nhất Philippines, đi tiên phong xuất khâu công nghệ
giáo dục Việt Nam ra thế giới Trong năm 2013, Topica cũng đã triên khai ứng
dụng học Đại học trên điện thoại tại Việt Nam
Năm 2014, công ty áp dụng TOPMITO (Topica Native) cho phép luyện nói tiếng Anh qua Google Glass và ra mắt chương trình luyện nói online đầu tiên với
100% giáo viên bản ngữ
Đến năm 2016, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica là đối tác của l1 trường
đại học tại Việt Nam, Philippines và Mỹ.
Trang 36Tháng 4 năm 2016, theo E27, Tô hợp công nghệ giáo dục Topica đã ký thỏa
thuận đối tác với Coursera Theo đó, một trong những đối tác của Topica ở Việt Nam, Đại học Vịnh, sẽ công nhận tín chỉ từ 1800 khóa học online của Coursera 3.1.3 Một số đặc điểm chủ yếu của Tổ hợp công nghệ giáo dục Topcia 3.1.3.1 Tô chức của Tô hợp công nghệ giáo giục Topica và chức năng nhiệm vụ các
cộng tác viên tâm huyết với đào tạo tại các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thành
viên như sau
- TOPICA UNI: là đơn vị thành viên chuyên cung cấp hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ
cho các chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao của § trường Đại Học cả trong và ngoài nước TOPICA UNI gồm các khối: Marketing và Sale; khối vận
hành: khối dịch vụ học viên; khối giảng viên và sư phạm Bên dưới khối là các
phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ
- TOPICA NATIVE: là đơn vị thành viên quản lý nền tảng học Tiếng Anh trực tuyến áp dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay, tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giúp Học viên luyện nói hàng ngày với Giáo viên Âu-
Mỹ-Úc TOPICA NATIVE bao gồm các khối: tư vấn tuyên sinh; vận hành chuyên
môn; tông hợp; tuyên dụng và quản trị viên quốc té
- TOPICA CASEC: là đơn vị thành viên thực hiện hệ thống đánh giá năng
lực tiếng Anh CASEC được xây dựng dựa trên những nghiên cứu của Hiệp hội
đánh giá năng lực Tiếng Anh (STEP) và được phát triên bởi Viện đo lường giáo dục
Nhật Bản (HEM) Hiện nay trên thế giới đã có hơn 200 trường đại học; hơn 1.000
Trang 37công ty & các tập đoàn quốc tế (như Unilever, Honda, Mitsubishi ) sir dung voi
hơn 1,3 triệu lượt dự thì
- TOPICA FOUNDER INSTITUTE (TFI): la vuon uom doanh nghiép duy
nhất tại VN có học viên goi vén thanh céng hang triéu USD: Appota va HSP Yton Mentors của chương trình hầu hết là cac Quy (CyberAgent Ventures, IDG
Ventures ) va Founder thanh dat (VNG, Vatgia, VietnamWorks ) TFI la thanh
viên cua Mang luéi Founder Institute toan cau, sang lap tai Silicon Valley, c6 chi nhánh tại 40 nước
- TOPICA MEMO: là đơn vị thành viên quản lý ứng dụng cho phép học ngoại ngữ miễn phí trên điện thoại dành riêng cho người Việt TOPICA MEMO bao
gồm hàng trăm bài học được nghiên cứu, thiết kế và phát triển theo nhiều cấp độ
khác nhau theo phương pháp học ưu việt và tiên tiền nhất hiện nay
3.1.3.2 Các sản phâm chủ yếu của Tô hợp công nghệ giáo dục Topica
- Chương trình cứ nhân trực tuyến (TOPICA L VI):
Cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho các chương trình Cử nhân trực
tuyến chất lượng cao của 8 trường Đại học ở Việt Nam (trong đó có nhiều trường ở
top đầu như Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đại học Mớ, Đại học Vinh ), Đại học
lớn nhất Philippines - AMA, Đại học Palawan, Dai hoc DMMMSU, lién kết với
Đại học Franklin (Mỹ) và Coursera - đơn vị đào tạo trực tuyến quy mô nhất thế
giới Trong đó các trường đại học là đơn vị chủ trì tuyên sinh, chuyên môn vận hành, tô chức thi cử và cấp bằng đại học
- Chwong trinh hoc tiéng Anh truc tuyén (TOPICA NATIVE):
TOPICA Native triên khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho
học viên tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát
triên ứng dụng luyện nói qua Google Glass
Sản phẩm này là một nên tảng học Tiếng Anh trực tuyến, tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giúp Học viên luyện nói hàng ngày với Giáo
viên Âu - Mỹ - Úc Mỗi ngày, từ § giờ đến 24 giờ TOPICA NATIVE mở các lớp
học trực tuyến, Giáo viên bản ngữ sẽ giảng dạy trực tiếp cho Học viên qua lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động.
Trang 38Học viên có thê chủ động học trực tuyến mọi lúc mọi nơi Bắt đầu ngay với
lộ trình học của riêng mình, không phải chờ mở lớp
- Vườn wom khoi nghigp TOPICA FOUNDER INSTITUE (TF)
Đây là một sản phẩm của Topica phối hợp tô chức, là thành viên trong mạng
lưới toàn câu của Founder Institute (chương trình huấn luyện khởi nghiệp tại thung
lũng Silicon với chi nhánh ở 85 thành phố thuộc 60 quốc gia) TFI là vườn ươm
khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có học viên gol von thanh công hàng triệu USD
như Appota và HSP Yton
Có vấn và các nhà đầu tư trong chương trình đều là những Quỹ và Nhà sáng
lap thanh dat nhu IDG Ventures, Unitus Impact Fund, NSI Ventures, Appota, Cinnamon, 500 Startups, KK Fund, Gobi Partners, IMJ, SBI
- Các chương trình đào tao hop tac quéc te TOPICA IVY:
Là chương trình đào tạo cao cấp hợp tác giữa Topica Edtech Group với các trường Đại học và doanh nghiệp hàng đầu thế giới, cung cấp các chương trình đào tạo sau:
+ TOPICA IVY ENGLISH: Chương trình đào tạo tiếng Anh dành cho doanh nhân Công nghệ đào tạo trực tuyến dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng Thực tế ảo
Đội ngũ cố vấn học tập chuân quốc tế về địch vụ giáo dục với chứng chỉ ESC
(Educational Service Certificate) theo sát từng học viên trong suốt lộ trình học, kỹ thuật viên hỗ trợ 24/7
+ TOPICA IVY ENGLISH: Club thường xuyên tô chức các hoạt động giao
lưu và kết nối những cá nhân tinh hoa tràn trẻ nhiệt huyết, say mê khám pha thé giới, sẵn sàng nắm bắt những cơ hội và chỉnh phục thử thách trên trường quốc tế
+ TOPICA IVY UNI: Là chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến hợp tác
với các trường Đại học hàng đầu của Mỹ, Anh
+ TOPICA IVY PRO SKILLS: Chuong trinh dao tạo kỳ năng hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới
3.1.4 Kết quả hoạt động trong những nam gan day
TOPICA liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước với ĐH Thái
Nguyên, Viện DH Mớỡ Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Duy Tân, ĐH Vinh, ĐH