1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh

95 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

2018 | PDF | 95 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DÂN

(CHUONG TRINH THAC Si DIEU HANH CAO CAP - EXECUTIVE MBA

PHAM NGQC MINH

GIẢI PHÁP THÚC DAY VIEC CAP TÍN DUNG DOI VOL CAC DU AN DU LICH TAI NGAN HANG THUONG MAI CO

PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN VIỆT NAM —

CHI NHANH QUANG TRUNG

2018 | PDF | 95 Pages

buihuuhanh@gmail.com

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYEN THANH HÀ | ĐẠIHỌCK.T.Q.D

| TT THONG TIN THUVIEN THs A008

| PHÒNG LUẬN ÁN-TƯHỆ

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: “Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung

thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt

tình của các Thầy, Cô giáo trong Ban Điều hành Chương trình Thạc sĩ Điều

hành cao cap — Executive MBA trong quá trình thực hiện luận văn; sự hướng

dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp tôi các phương pháp tiếp cận khoa học trong quá trình thực hiện luận

văn; sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng

và các đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển 'Việt Nam ~ Chỉ nhánh Quang Trung

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Điều hành Chương trình, giáo viên hướng dẫn và các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy Chương trình thạc sỹ điều hanh cao cap - Executive MBA, Đại học kinh tế quốc dân đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện về vấn đề quản lý

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn trong suốt thời gian qua

Tôi xin cảm on Ban giám đóc, lãnh đạo các phòng và các đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam — Chỉ

nhánh Quang Trung đã giúp đỡ nhiệt tình, trả lời khảo sát, điển nội dung vào

phiếu điều tra phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều nội dung chưa được đầy đủ rất mong sự đóng góp của các thầy, các cô, các đồng nghiệp để đẻ tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn.

Trang 5

YEU CAU CUA HOI DONG CHAM LUAN VAN THAC Si VE

Những điểm cần sửa chữa bổ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho Viện đào tao SDH

Trang 6

BQ GIAO DUC NÀNG, TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc = Hcg

BAN NHAN XET KET QUA NGHIEN CUU LUAN VAN THAC SY Của học viên: Phạm Ngọc Minh

Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy việc cấp tín dụng đấi với các dự án du lịch tại NHTM CP ĐT&PT VN-Chỉ Nhánh BIDV”

Người nhận xét: 7S Lê Đức Hoàng, ĐHKTQD, Phản biện 1

LNhận xét về kết quả nghiên cứu luận văn

1 Luận văn có chỉ rõ được vấn để thực tế đặt ra cần giải quyết và luận giải được sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài không?

Cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động, của các Ngân hàng Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng, trong các hoạt động của Ngân hàng Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng của BIDV chỉ nhánh Quang Trung, do các khoản cho vay này luôn đóng vai trò quan trọng trong hiệu

quả hoạt động của chỉ nhánh Xuất phát từ vấn đề thực tế, đề tài: “Giải pháp thúc đẩy việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại NHTM CP DT&PT VN-Chi Nhánh BIDV” được thực hiện là rất thực tế, đáp ứng được yêu cầu của chương trình

2.- Mục tiêu nghiên cứu và hướng tới giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra:

Mục tiêu nghiên cứu nhìn chung là hợp lý, phạm v nghiên cứu liên quan tới cho vay nên khoanh ngay trong phần đầu, không đề cập trong phần sau

3, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tủ, so sánh kết hợp với định tính Tuy nhiên việc thực hiện phỏng vấn cần giải thích kỹ

hơn, ví dụ tại sao lựa chọn số lượng là 60

4 Đối với khung lý thuyết (cơ sở lý thuyết): Học viên đã đề cập phạm vi là hoạt động cho vay, do vậy chỉ cần đề cập tới cơ sở lý luận liên quan đến cho vay Ngoài ra nên bỗ sung

đặc điểm của dự án du lịch Xem lại nhân tố chủ quan.

Trang 7

5 Phần thực trạng: Cần chỉ rõ nội dung cho vay đối với các dự án du lịch tai BIDV, Chỉ nhánh Quang Trung như dư nợ, hiệu quả, đặc biệt quy trình có khác với các dự án thuộc

lĩnh vực khác không Hạn chế và nguyên nhân nên gắn liền với các dự án du lịch

6 Các kết luận rút ra của luận văn có phù hợp với kết quả phân tích và đánh giá thực trạng không?

Kết luận nên gắn liền với dự án du lịch

z Phần giải pháp: các giải pháp nên gắn với hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

8 Hình thức trình bày rõ ràng, phù hợp với luận văn thạc sỹ: Bổ sung phân tài liệu tham

khảo, chỉnh lại lỗi chính tả

9 Góp ý, trao đổi

- Cần chú ý về nội dung cho vay

_ Nên bổ sung các vấn đề về cho vay đối với dự án du lịch, đặc biệt cần nhắn mạnh về tâm quan trọng của dự án du lịch đối với chỉ nhánh

- Sửa lại lỗi chính tả

II Kết luận

Học viên đã giải quyết được cơ bản mục tiêu nghiên cứu đặt ra Luận văn của học viên đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sĩ kinh tế Kính đề nghị Hội đồng công nhận kết quả nghiên cứu và kính đề nghị trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp bằng thạc sĩ

kinh tế cho học viên Phạm Ngọc Minh

Hà nộingày tháng năm 2018 Người nhận xét

oo" z : TS Lê Đức Hoàng

Câu hỏi: Hãy cho biết cấp tín dụng đối với các dự án du lịch khác biệt gì so với

cấp tín dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khác tại BIDY, chỉ nhánh Quang

Trung

Trang 8

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2018

Nhận xét phản biện luận văn cao học Quản trị kinh doanh với đề tài: “Giải pháp thúc đây việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang Trung”

Tên học viên: Phạm Ngọc Minh

Người nhận xét: TS Nguyễn Vân Hà

Chức danh trong hội đồng:

l Những thành công chủ yếu của luận văn:

Thành công chủ yếu của luận văn của học viên Phạm Ngọc Minh như sau:

Bản luận văn của học viên Phạm Ngọc Minh ngoài phần mở đầu và kết luận gồm

có 3 chương:

Chương I: 13 trang Chương 2: 33 trang Chương 3: 13 trang

- Luận văn được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, cấu trúc đầy đủ các phân: Mục lục, bảng chú giải chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, lời mở đâu, nội dung triển khai qua từng chương, kết luận và tài liệu tham khảo

- Các hình, sơ đồ được trình bày đúng cách, có danh mục Trích dẫn tài liệu

trung thực, nhất quán, đẩy đủ Luận văn nhìn chung đảm bảo tính logic: 71 trang

- _ VỀ mục tiêu: Luận văn xác định rõ được mục tiêu cụ thể, trong đó hệ thống

hóa lý thuyết hoạt động tín dụng: phân tích các tiêu chí, các nhân tô tác động đến

việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại ngân hàng BIDV chi nhánh

Fn

Trang 9

phân tóm tắt thiếu các nhiệm vụ nghiên cứu phải thực hiện) Tác giả đã xác

định cụ thể đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu kết hợp chọn

phương pháp nghiên cứu hợp lý đã giup tac giả giải quyết được mục tiêu của

nghiên cứu

Tôi đánh giá cao nỗ lực của học viên Phạm Ngọc Minh trong quá trình làm việc và thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu về giải pháp cấp tín dụng không phải là mới tuy nhiên luận văn có ý nghĩa thực tế quan trọng với ngân hàng BIDV chỉ nháng Quang Trung, đặc biệt đối với các dự án du lịch

HH Những hạn chế và những vấn đề cần nghiên cứu thêm: Luận văn có một số nhược điểm và hạn chế sau đây:

Trang 10

Cả hai bảng hỏi chưa cho thấy mối quan hệ tương quan đến các dự án du lịch

mà chỉ là hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng Chưa chỉ rõ trong số

100 nhân viên được phỏng vấn, tỷ lệ bao nhiêu người phụ trách các dự án

cho vay tín dụng du lịch?

1 Đánh giá chung:

Mặc dù có một số sơ suất như trên, tôi nhận thay học viên Phạm Ngọc Minh

đã rất cố gắng khi tập trung nghiên cứu một vấn đẻ rất được quan tâm và đánh giá

có tâm quan trọng Đề tài luận văn vẻ cơ bản đã giải quyết được những mục tiêu mà

luận văn hướng tới, Qua đó để xuất một số biện pháp để làm tốt hơn nữa công tác đánh giá về hoạt động cắp tín dụng cho dự án du lịch của BIDV — Chỉ nhánh

Quang Trung Luận văn về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, đáp ứng về mặt

nội dung cũng như hình thức đối với một luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Tôi kính đề nghị Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ xét công nhận học vị thạc sĩ cho học viên Phạm Ngọc Minh nếu bảo vệ thành công tại hội đồng

Người phản biện

Ht

TS Nguyén Van Ha Câuhỏi: (340)

| Tác giả cho biết yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

của các dự án du lich 1a gi?

2 Trong các giải pháp tác giả đẻ xuất, theo tác giả giải pháp nào khó thực thi nhất ? tại sao ?

Page.Š

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MUC TU VIET TAT DANH MUC HINH, BANG, BIEU TOM TAT LUAN VAN

1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dựng 5- cssooceessoooeososo 5

1.1.3 Vai trò của tín Ụïng - << ss se ca sư x95 3 5538.5809 98505 995505006 7 1.1.4 Phân loại tín dụng, - <5 sự S1 1511111117110 15 9xx §

1.2 Tiêu chí đánh giá công tác cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Tiêu chí về quy mÔ s - + €EE+®EEEE+1£EEY1EcEE111E£2E2Y4c2Yveecre 13

1.2.2 Tiêu chí về thu nhập + £EE+#£EEYY+£+tEEYY+++eEE2Sze£22222zerr 13

1.2.3 Tiêu chí về rủi ro 2s seCSt*SS*€Ev*ESS# SE S414 E24 2E2E2EEeZE2422zzccez 14

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác cấp tin dụng của Ngân hàng thương mại |4

1.3.1 Nhân tố chủ quan - + E++xECEE+xE£EEE+xeEEEEAxcEEYSxcEEESxeevv2xveee 14

Trang 12

2.2 Thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại BIDV —- Chi nhánh

HE HN ESesennrnnnsnnbenoennioovooe00000000066101000/0000062000100066226c6ssseeee 25

2.2.1 Quy trình cấp tín dụng tại BIDV — Chi nhánh Quang Trung 25 2.2.2 Phân tích thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại BIDV - Chi

những CN TÍNÔ xung 00621006 222sesseeseseseesessese 27

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại

BIDV - Chi nhánh Quang Trung - 5s s * £ 4 Set 2z 40

2.3.1 Nhân tố chủ quan œ E+++++tEEEEEE22++f£EEEEE222EEEEEEEE1558 E225556 40 2.3.2 Nhân tố khách quan + ©EEEEE++++++t+£2EEEEEEE222222EEEE2EE22525528eee 47

2.4 Đánh giá thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lich tai BIDV — Chi

nhánh Quang Trungg 2= + + S999 3kg ccececcec 49

2.4.1 Ưu điểm + +E++++++111EEEEEEEEEEEAYYL21491EEEEEEEEEE221221225211-E2-2220255 49

-! LIN _¡ NH‹ ND D0000 00 0 00000000000 50

CHUONG 3: GIAI PHAP THUC DAY VIEC CAP TÍN DỤNG ĐÓI VỚI CÁC

DU AN DU LICH TAI NGAN HANG TMCP BAU TU VA PHAT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2222 22222222Z222225% 52 3.1 Định hướng phát triển của BIDV - Chi nhánh Quang Trung giai đoạn

3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân viên nan nd ii ————— 54

3.2.2 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng -2 2# EEEE22££EE2z£££E22zzrrz 56

3.2.3 Nâng cao thái độ phục vụ khách hàng set + xe £zzSz 62 3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng 63

RL Ne, 64

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan Nha nU6C csssssssssssssesssseseeseeeeeeeeseeseesessseesssensesessene 64 3.3.2 Kiến nghị với Hội sở chính ++++++++222°+22£ 2t C22222 65 _ -—— . — —ƑFƑ—_}_— _ 66 TAI LIEU THAM KHẢO + tt + tE2S22S2EEEEEE2E2EE222EEEEEEErrErrzzve 67 ¬.——Đ ï5—Ằ—ẰẰ———————— 69

Trang 13

DANH MUC TU VIET TAT

BIDV Ngân hàng Thương mại cô phân Đâu tư và phát triên Việt Nam HĐQT Hội đông quản trị

Trang 14

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV - Chỉ nhánh Quang Trung 2015 —

Bảng 2.2 Quy mô dư nợ tín dụng 2015 — 2017 .- 5 S5 S5 Sự S8 Sự czszxz 28

Bang 2.3 Doanh thu hoạt động tín dụng 2015 — 2017 - S2 SeSs s2 30

Bảng 2.4 Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn 2015 — 2017 33

Bang 2.5 Lợi nhuận hoạt động tín dụng 2015 — 2017 . s2 se se 5S s z2 34

Bảng 2.6 NIM 2015 — Z2 Ì 77 - -<- HS gu 0 6.95 s59 se eesgesee 36 Bảng 2.7 Nợ xấu trong hoạt động tín dụng 2015 — 2017 sĂ S3 s52 37 Bảng 2.8 Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng 2015 — 2017 _ S55 5z S2 38 Bảng 2.9 Trích lập dự phòng 20 1 5 — 2017 5-5 G5 SĂSSe Sex se ssssseszsz 39 Bảng 2.10 Cơ cấu khảo sắt . St St €ESt£SS€ESE 3 EESESECEz Sex czzrrc 40

Bang 2.11 Đánh giá về quy trình cấp tín dụng của nhân viên tín dụng 4I

Bảng 2.12 Đánh giá về quy trình cấp tín dụng của khách hàng 2 43

Bang 2.13 Ty danh giá của nhân viên tín dụng 2 se SE vs ga 44

Bang 2.14 Đánh giá về nhân viên tín dụng của khách hàng 222 46

Bảng 2.15 Một số dự án vay vốn tại BIDV — Chi nhánh Quang Trung 51

Hình 2.1 Co cấu tổ chức của BIDV - Chỉ nhánh Quang Trung 2 20

Hình 2.2 Quy trình cấp tín dụng tại BIDV — Chi nhánh Quang Trung 26

Hình 2.3 Quy m6 dur ng tin dụng 2015 — 2017 Sự SE se se se sz 29 Hình 2.4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng 2015 - 2017 Ô S5 Sự SE rv: 29 Hình 2.5 Quy mô doanh thu hoạt động tín dụng 2015 — 2017 s2 31 Hình 2.6 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hoạt động tín dụng 2015 - 2017 31 Hình 2.7 Lợi nhuận hoạt động tín dung 2015 - 2017 SE ssz 35 Hình 2.8 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động tín dụng 2015 — 2017 35

Trang 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CAP - EXECUTIVE MBA

Trang 16

PHÀN MỞ ĐÀU

Ngành du lịch đang là ngành phát triển mũi nhọn của Việt Nam, tạo ra

tiềm năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác Trong những năm

qua, các dự án đầu tư du lịch liên tục được thực hiện, như các khu vui chơi

đăng cấp quốc tế như Công viên Châu Á Đà Nẵng, Khu vui chơi giải trí Hạ

Long Để đầu tư xây dựng những dự án này, bên cạnh nguồn vốn tự có của

các chủ đâu tư, thì một nguồn vốn rất quan trọng là nguồn tín dụng ngân

hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) — Chi nhánh

Quang Trung là Chỉ nhánh đi đầu trong việc thúc đây cấp tín dụng cho các dự

án du lịch trong hệ thống BIDV Tuy nhiên, việc cấp tín dụng các dự án du lịch tại BIDV Quang Trung vẫn còn chưa bài bản, chuyên nghiệp, chưa đánh giá rõ tầm nhìn của Ngân hàng về ngành nghề này trong giai đoạn hiện nay và đưa ra phương pháp tiếp cận các dự án một cách hiệu quả và nhanh nhất Do

đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là “Giải pháp thúc đẩy việc cấp tín

dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Đầu tr

và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang Trung” Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay đối với các dự

án du lịch của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Quang Trung Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thứ cấp

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để

khảo sát các đối tượng là: 100 nhân viên tín dụng của BIDV - Chi nhánh

Quang Trung; 60 khách hàng doanh nghiệp mà Ngân hàng BIDV — Chi nhánh

Quang Trung đã và đang cho vay, nhằm điều tra về thực trạng cấp tín dụng tại

Chi nhanh

Trang 17

Kết cấu luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngan hàng TMCP Đâu tư và Phát trién Viét Nam — Chi nhanh Quang Trung

Chương 3: Giải pháp thúc đây việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch

tại Ngân hàng TMCP Đâu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang Trung

Chương I1: Cơ sở lý luận về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại

Trong chương này, luận văn trình bày ba nội dung chính: các khái

niệm, đặc điểm của hoạt động tín dụng; tiêu chí đánh giá công tác cấp tín

dụng; nhân tố ảnh hưởng tới công tác cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

- Khải niệm

Định nghĩa về tín dụng trong Giáo trình Ngân hàng thương mại (Phan

Thị Thu Hà, 2013) được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản

(tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính

khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên

cho vay chuyền giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất

định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

-_ Đặc điểm

Hoạt động tín dụng của NHTM có bốn đặc điểm chính: Mới /à, hoạt

động tín dụng của NHTM được xây dựng trên co sé long tin Hai /a, hoạt động tín dụng trong NHTM mang tính hoàn trả bắt buộc Öa i(à, hoạt động tín dụng của NHTM có tính thời hạn Đốn !à, hoạt động tín dụng có tính rủi ro

- Vai trò

Xét trên góc độ của người cung cắp tín dụng là ngân hàng thương mại

Trang 18

thì tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong ngân hàng

bên cạnh hoạt động huy động vốn Nguồn thu từ lãi của các hoạt động tín

dụng luôn là nguôn thu lớn nhất, chủ yếu và có thể kiểm soát được của ngân

+ Tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ tín dụng: nếu sự tăng trưởng càng

cao thì công tác cấp tín dụng của NHTM càng được mở rộng - _ Tiêu chí về thu nhập

+ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dịch vụ tín dụng: lợi nhuận dịch vụ tín

dụng càng cao và tăng trưởng càng tốt, chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của

NHTM thực hiện càng hiệu quả

xác thì sẽ có tác động tích cực đến hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo khả năng

thu hồi nợ cao hơn

- - Nhân tô khách quan

+ Năng lực của khách hàng : năng lực khách hàng càng cao thì càng tác động tích cực đến hoạt động cấp tín dụng cho ngân hàng

Trang 19

Chương 2: Thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang Trung

2.1 Tống quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam —

Chỉ nhánh Quang Trung

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quang Trung chính

thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2005 Hoạt động tại một địa bàn nhiều

tiêm năng nhưng tập trung rất nhiều đối thủ cạnh tranh, sau hơn 10 năm hoạt

động, Chỉ nhánh Quang Trung đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trên

nhiều mặt hoạt động

2.2 Thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại BIDV - Chi

nhánh Quang Trung

2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác cấp tín dụng đối với các dự án du

lịch tại BIDV — Chi nhánh Quang Trung

Chương 3: Giải pháp thúc đấy việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Chỉ nhánh Quang Trung

3.1 Định hướng phát triển của BIDV - Chỉ nhánh Quang Trung giai đoạn 2018 — 2025

Mục tiêu về tín dụng

Luôn đặt mục tiêu kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng lên hàng

đầu Thường xuyên rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu tài sản đảm bảo của

khoản vay, đánh giá khả năng thu hồi đối với từng khách hàng

Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đưới 1,5% và giảm dần qua các năm Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn dưới 25% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2025

Mục tiêu trích lập dự phòng dưới 27% vào năm 2020 và dưới 22% vào năm 2025

Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với khách hàng sử dụng toàn diện

các sản phẩm, dịch vụ tại BIDV, từ đó tăng cường khả năng quản lý khách

iV

Trang 20

hàng, gia tăng doanh số các sản phẩm dịch vụ đi kèm, đánh giá lợi ích từng

khách hàng mang lại 3.2 Giải pháp

3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân viên ngán hàng

Mục tiêu của giải pháp là tiến tới đồng bộ, nâng cao chất lượng nhân

viên nhân hàng vẻ trình độ, kiến thức về tín dụng, thái độ làm việc với ngân

hàng

- Luân phiên các vị trí làm việc của nhân viên: sắp xếp luân phiên nhân viên trong các vị trí làm việc của toàn bộ quy trình khoảng 6 tháng - I năm / lần, giúp cho nhân viên am hiểu hơn về quy trình, từ đó hướng dẫn cho khách hàng một cách chính xác nhất

3.2.2 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Mục tiêu đặt ra của giải pháp là quy trình tín dụng đơn giản, không

rườm rà nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, khách quan

Nội dung thực hiện giải pháp:

- Chuẩn bị hồ sơ: bao gồm 4 loại như sau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế,

hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay Các hồ sơ phải đảm bảo tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý, xác minh đảm bảo các loại giấy tờ không bị làm giả Ngân hàng cần cung cấp mẫu biểu sẵn và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó đề tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay

3.2.3 Nâng cao thái độ phục vụ khách hàng

Mục tiêu đặt ra của giải pháp là tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, tỷ lệ

khách hàng hài lòng trên 95%, Nội dung thực hiện giải pháp

- BIDV - Chi nhánh Quang Trung cần nghiên cứu xây dựng thêm kênh

điện thoại tông đài hỗ trợ chăm sóc khách hàng bên cạnh kênh điện thoại

riêng của BIDV Việt Nam nhằm đáp ứng thiết thực hơn nhu cầu của khách

hàng trên địa bàn tỉnh, tăng cường và cải thiện hình ảnh của BIDV - Chỉ

Trang 21

nhánh Quang Trung so với các ngân hàng đối thủ khác

3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng

Mục tiêu đặt ra của giải pháp là kiểm soát tối đa rủi ro tín dụng, Mục

tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% và giảm dần qua các năm Mục tiêu

kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn dưới 25% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm

2025 Mục tiêu trích lập dự phòng dưới 27% vào năm 2020 và dưới 22% vào năm 2025

3.3 Kiến nghị

- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước: Nhà nước cần tăng cường giám sát

việc thực thi pháp luật Quy định trách nhiệm của các đơn vị kiểm toán độc lập khi xác nhận các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Quy định rõ trách

nhiệm đối với các đơn vị thẩm định giá độc lập phải có trách nhiệm bồi

thường khi việc phát mại tài sản thấp hơn so với việc định giá của các đơn vị thâm định giá Tăng cường năng lực, hiệu quả của Công ty mua bán nợ hỗ trợ,

giúp đỡ các TCTD giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn

đọng đã kéo dài

- Kiến nghị với Hội sở chính: Phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, quản trị

và dịch vụ ngân hàng mới; xây dựng hệ thống dự phòng dữ liệu hoàn thiện hệ

thống an ninh mạng và từng bước áp dụng vác chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng; Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục

vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ

thống thanh toán liên hàng, hệ thống giao dịch điện tử Đảm bảo dịch vụ

được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân

hàng, khách hàng và nền kinh tế

vi

Trang 22

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRINH THAC Si DIEU HANH CAO CAP - EXECUTIVE MBA

PHAM NGOC MINH

GIAI PHAP THUC DAY VIEC CAP TIN DUNG DOI VOI CAC DY AN DU LICH TAI NGAN HANG THUONG MAI CO

PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM — CHI NHANH QUANG TRUNG

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS.TS NGUYEN THANH HA

Hà Nội - 2018

Trang 23

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã

hội, là cầu nói hữu nghị, là phương tiện phát triển kinh tế quốc gia và là bản

sắc văn hóa dân tộc Du lịch Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao trong

những năm qua, từ năm 1990 đến nay khách quốc tế tăng trên 30 lần và thu

nhập từ du lịch tăng bình quân 23,8%⁄/năm Việt Nam đứng thứ 6 trong 10

nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới nhất đầu năm 2017, và đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch (Tổ chức Du lịch Thế giới, 2017)

Năm 2017, du lịch Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng từ năm

2016, riêng tháng 11/2017, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 1,2 triệu

lượt người, tăng 14,4% so với tháng 10 Khái quát năm 2017, ngành du lịch

Việt Nam đã đón tới 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 28% so với năm 2016 Lượng khách quốc tế đến nước ta tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 -

2017, năm 2017 tăng tới gần 60% so với năm 2015, là mức tăng trưởng cao

nhất từ trước đến nay Sự tăng trưởng của dòng khách quốc tế đã góp phần

đưa doanh thu du lịch toàn quốc năm 2017 lên gần 515 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016, tương đương 23 tỷ USD, đóng góp 7% vào GDP của đất nước Như vậy, có thể thấy ngành du lịch đang là ngành phát

triển mũi nhọn của Việt Nam, tạo ra tiềm năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác

Đê có thé thu hút thêm nữa lượng khách quốc tế cũng như thu hút du

lịch trong nước, cơ sở vật chất của nước ta cần cải thiện không ngừng Trong

những năm qua, các dự án đầu tư du lịch liên tục được thực hiện, như các khu

vui chơi đăng cấp quốc tế như Công viên Châu Á Đà Nẵng, Khu vui chơi giải

trí Hạ Long , các khu nghỉ dưỡng quốc tế như Khách sạn 6 sao InterContinental Đà Năng, Novotel Đà Nẵng các khu tổ hợp như Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Đà Nẵng Để đầu tư xây dựng những dự án này, bên cạnh nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư, thì một nguồn

Trang 24

vốn rất quan trọng là nguồn tín dụng ngân hàng Nguồn vốn tín dụng cấp cho

các dự án này thường lớn, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, do đó được các ngân hàng quan tâm, tạo điều kiện cấp tín dụng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) — Chỉ nhánh Quang Trung là Chỉ nhánh đi đầu trong việc thúc đây cấp tín dụng cho các dự án du lịch trong hệ thống BIDV, có thể kể đến như các dự án Vinpearl Nha

Trang, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hạ Long, Ba Na Hill,

Novotel Da Nang, Khach san 6 sao InterContinental Da Ning, Khu nghi dưỡng Premier Villige Đà Nẵng, Công viên Châu Á Đà Nẵng, Khu nghỉ

dưỡng và Cáp treo Pansipan, Khu vui chơi giải trí Hạ Long,

Tuy nhiên, việc cấp tín dụng các dự án du lịch tại BIDV Quang Trung vẫn còn chưa bài bản, chuyên nghiệp, chưa đánh giá rõ tầm nhìn của Ngân

hàng về ngành nghề này trong giai đoạn hiện nay và đưa ra phương pháp tiếp cận các dự án một cách hiệu quả và nhanh nhất Do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là “Giải pháp thúc đây việc cấp tín dụng đối với các dự án du

lịch tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam —

Chỉ nhánh Quang Trung” 2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn cần đạt được:

- Hệ thống hóa khung lý thuyết về cấp tín dụng tại các Ngân hàng

thương mại

- Phân tích thực trạng công tác cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại

BIDV - Chi nhánh Quang Trung Qua đó, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế, đồng thời phân tích được nguyên nhân của hạn chế

- Để ra các giải pháp nhằm thúc đây việc cấp tín dụng đối với các dự án

du lịch tại BIDV —- Chi nhánh Quang Trung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay đối với các dự án du lịch của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV — Chi nhánh Quang Trung

Trang 25

Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Luận văn nghiên cứu tại BIDV - Chỉ nhánh Quang Trung

Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với các dự án du lịch của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Quang

Trung trong khoảng thời gian 2015 - 2017 và đề ra những giải pháp cho giai đoạn 2018 - 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Hệ thống khung lý thuyết về hoạt động cấp tín dụng Tìm hiểu các báo cáo của BIDV — Chi nhanh Quang Trung

đề tìm hiểu về thực trạng số liệu cấp tín dụng cho các dự án du lịch

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát các đối tượng là: thứ nhất là tất cả các nhân viên thực hiện trực tiếp

hoạt động cho vay đối với các dự án du lịch của khách hàng doanh nghiệp,

bao gồm 100 nhân viên tín dụng của BIDV - Chi nhánh Quang Trung: thứ hai

là tat cả các khách hàng doanh nghiệp vay cho dự án du lịch, bao gồm 60 khách hàng doanh nghiệp mà Ngân hàng BIDV - Chỉ nhánh Quang Trung đã

và đang cho vay, nhằm điều tra về thực trạng cấp tín dụng tại Chỉ nhánh Nội

dung của Phiếu điều tra được nêu tại Phụ lục | va Phu lục 2 của luận văn

5 Kết cấu luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngan

hàng TMCP Đâu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang Trung

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy việc cấp tín dụng đối với các dự án du lịch tại Ngân hàng TMCP Đâu tư và Phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Quang

Trung

Trang 26

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HOAT DONG CAP TiN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khai niém tin dung

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội

Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kì chế độ công xã nguyên

thủy bắt đầu tan rã Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện thì cũng

đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn băng hiện vật - hàng hóa Xuất hiện sở

hữu tư nhân tư liệu sản xuất khiến cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo,

người nắm quyên lực, người không có gì Khi người nghèo gặp khó khăn thì

không thê tránh khỏi việc phải đi vay và đã bị những người giàu có cấu kết để

ấn định ra những mức lãi suất cao ngất ngưởng lên tới 50% và tạo ra khái niệm cho vay nặng lãi

Dan dan, khi xã hội ngày càng phát triển thì tiền tệ ra đời và tín dung

đã phát triển bằng cách vay mượn dưới hình thức tiền tệ Với sự ra đời của

các hoạt động ngân hàng và sự lớn mạnh của tư bản chủ nghĩa, tín dụng đã trở

thành một công cụ hữu hiệu của những nhà tư bản cho vay để thu được những

món lợi nhuận khống lồ Hiện nay, với sự phát triển của thị trường tiền tệ và đặc biệt là hệ thống ngân hàng thì tín dụng mới thực sự phát huy vai trò to lớn

của nó trong nên kinh tế

Định nghĩa về tín dụng trong Giáo trình Ngân hàng thương mại (Phan

Thị Thu Hà, 2013) được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản

(tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính

khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó

bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn

nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện

Trang 27

vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Định nghĩa vẻ cấp tín dụng được thể hiện ở Khoản 15 Điều 4 Luật Các Tô chức tín dụng (Quốc hội, 2010) như sau: “Cap tin dung la việc thỏa thuận

đề tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiên hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiên theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngán hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác "

Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định: “Cáp tín dụng bao gôm nghiệp

vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, tải chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đâu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ”

Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bô sung Thông tư 36/2014/TT-

NHNN quy định: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân

hàng nước ngoài thỏa thuận đề tổ chức, cả nhân sử dụng một khoản tiên hoặc

cam kết cho phép sử dụng một khoản tiên theo nguyên tắc có hoàn trả bằng

nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đâu

tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gâm cả việc cấp tín dụng từ nguôn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật `”

Các thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng được quy định cụ thê tại

hợp đồng tín dụng và được pháp luật bảo vệ

1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của NHTM có bốn đặc điểm chính Cụ thể, các đặc

điểm này được phân tích trong Giáo trình Ngân hàng thương mại (Phan Thị

Thu Hà, 2013) như sau:

Một là, hoạt động tín dụng của NHTM được xây dựng trên cơ sở lòng tin Đối với người cho vay là ngân hàng, ngân hàng tin tưởng rằng người đi

Trang 28

vay sẽ hoàn trả đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay của mình Có nghĩa là

ngân hàng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng trả nợ cũng như thành ý trả nợ của khách hàng Đề có được lòng tin này thì ngân hàng luôn phải có một bước

trước khi kí kết hợp đồng tín dụng đó là thẩm định về khả năng trả nợ, thiện

chí trả nợ và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Ngược lại, về phía

khách hàng, họ cũng phải có lòng tin về việc mình có thể sử dụng nguồn vốn

này một cách hiệu quả đê đem lại giá trị tiền tệ trong tương lai lớn hơn số tiền

mình đã sử dụng Số tiền trong tương lai đó sẽ được dùng để trả gốc, trả lãi và

đem lại lợi nhuận cho bản thân người sử dụng Ngoài ra, khách hàng cũng

phải có lòng tin rằng ngân hàng sẽ thực hiện đúng những gì họ đã cam kết về

thời hạn giải ngân, số tiền giải ngân và các điều khoản khác Như vậy, khi lòng tin đến từ cả hai phía thì quan hệ tín dụng mới xảy ra

Hai là, hoạt động tín dụng trong NHTM mang tính hoàn trả bắt buộc

Khi đã kí kết hợp động tín dụng thì khách hàng bắt buộc phải hoàn trả một số

tiền cho ngân hàng trong tương lai Số tiền đó bao gồm tiền gốc và tiền lãi

Tiền gốc là giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã chấp nhận cho khách hàng sử dụng

trong suốt thời hạn tín dụng Tiên lãi là số tiền mà khách hàng phải trả thêm

cho ngân hàng đề bù đắp cho việc chiếm dụng vốn của ngân hàng trong một

thời hạn nhất định hay nói cách khác là số tiền trả cho ngân hàng vì đã hy sinh quyên sử dụng vốn của mình và nhường nó cho khách hàng Số tiền lãi này

đảm bảo cho việc hoàn trả của khách hàng là một giá trị lớn hơn so với số tiền

khách hàng đã sử dụng Tính bắt buộc của việc hoàn trả này được pháp luật

bảo vệ dựa trên hợp đông tín dụng, nếu khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn

trả không đầy đủ cả về giá trị và thời hạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Tính hoàn trả cũng là một trong những đặc điểm quan trong dé

phân biệt giữa quan hệ tin dụng và các quan hệ tài chính khác như đầu tư hay gop von

Ba là, hoạt động tín dụng của NHTM có tính thời hạn Khách hàng chỉ

được phép sử dụng khoản tiền của ngân hàng trong một thời gian nhất định

Trang 29

gọi là thời hạn tín dụng Hết thời hạn tín dụng, khách hàng phải hoàn trả đầy

đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng theo những điều khoản cụ thể trong hợp đồng

tín dụng Nếu quá hạn mà khách hàng không trả đủ gốc và lãi thì sẽ phải chấp

nhận những khoản phạt theo quy định của hợp đồng tín dụng và pháp luật Bồn là, hoạt động tín dụng có tính rủi ro Rủi ro là việc kết quả của hoạt động tín dụng không xảy ra theo những gì hai bên đã cam kết trong hợp

đồng tín dụng Rủi ro tín dụng thường thấy đó là việc khách hàng không trả

được hoặc gốc, hoặc lãi hơặc cả hai Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng vì khi khách hàng không hoàn trả được số tiền đã vay thì ngân

hang sẽ phải dùng số vốn tự có của mình đẻ bù đắp gây ra hiện tượng mắt vốn

trong ngân hàng

Có thê thấy ba đặc điểm đầu tiên có thể nhận biết thông qua các điều

khoản quy định trong hợp đồng tín dụng nhưng riêng đặc điểm thứ tư thì lại

không thể nhận diện được trực tiếp mặc dù nguy cơ là rõ ràng và gây ra tổn thất lớn Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các NHTM đó

là quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn vốn 1.1.3 Vai trò của tín dụng

Xét trên góc độ nên kinh tế, hoạt động tín dụng được coi là huyết mạch

Nếu coi tiền tệ là máu và các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế là những tế bào thì tín dụng, chủ yếu là tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng là mạch

mau dé van chuyển máu đến từng tế bào nuôi dưỡng cho sự phát triển của cơ thể mà ở đây là sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nhờ có hoạt động tín

dụng và mạng lưới ngân hàng mà hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn

bộ nên kinh tế không bị ngừng trệ, các doanh nghiệp liên tục được cung cấp von day du dé duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục mở rộng quy

mô, nâng cấp dây chuyển công nghệ và chất lượng sản phẩm Hoạt động tín dụng cũng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó vừa thúc đẩy việc tiết kiệm

của các chủ thể không có nhu cầu sử dụng vốn lại vừa kích thích đầu tư của những chủ thể có phương án sinh lời nhưng lại không có vốn Ngoài ra, tín dụng cũng là một trong những công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu của

Trang 30

nền kinh tế và các mục tiêu kinh tế khác

Xét trên góc độ của các chủ thể là người đi vay trong hoạt động tín

dụng thì tín dụng của ngân hàng thương mại đã khắc phục tương đối triệt để những sự không cân xứng trong quá trình đáp ứng vón trực tiếp như cách biệt

về không gian, thời gian, quy mô khoản vay hay phương thức giao dịch Những điều này được khắc phục không chỉ làm cho việc cung cấp vốn trở nên thông suốt mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chỉ phí và chất lượng dịch vụ tín dụng cũng chuyên nghiệp hơn

Xét trên góc độ của người cung cấp tín dụng là ngân hàng thương mại

thì tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong ngân hàng bên cạnh hoạt động huy động vốn Nguôn thu từ lãi của các hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu lớn nhất, chủ yếu và có thể kiểm soát được của ngân hàng thương mại Các tài sản liên quan đến hoạt động tín dụng cũng chiếm

một tỷ trọng lớn trong tông tài sản có của các ngân hàng thương mại Đối với

hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia có nèn tài chính chưa thực

sự phát triển thì tỷ lệ nói trên có thể đạt tới 70 - 80% tổng tài sản có của một

ngân hàng Mặt khách, hoạt động tín dụng cũng quyết định tới sự tồn vong

của ngân hàng Nếu tín dụng trong ngân hàng được triển khai thuận lợi thì nó

sẽ đem tới nguồn lợi nhuận đáng kể Nhưng nếu hoạt động tín dụng gặp rủi ro

thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn tự có của bản thân ngân hàng vốn

dĩ đã chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số tông nguồn vốn nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì hoạt động của ngân hàng

Xét từ nhiều góc độ khác nhau thì hoạt động tín dụng là một hoạt động

then chốt của nền kinh tế cũng như bản thân ngân hàng thương mại Do vậy mục

tiêu quản lý, kiểm soát và thúc đây các hoạt động tín dụng là một việc làm hết sức cân thiết và có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển chung của cả ngân hàng

1.1.4 Phan loại tín dung 1.1.4.1 Theo thai han tin dung

Theo thời hạn tín dụng thì một khoản tín dụng có thể chia thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

Trang 31

- Tin dụng trung hạn và dai han

Tín dụng trung hạn là nguồn tín dụng có thời hạn của khoản tín dụng từ I đến 5 năm (hoặc 7 năm) còn tín dụng dài hạn là khoản tín dụng có thời hạn trên Š năm (hoặc 7 năm) Các khoản tín dụng trung và dài hạn thường được

cấp cho các doanh nghiệp nhăm mục đích xây dựng cơ bản, cấp cho các dự án

kinh doanh có vòng đời dự án tương đối dài hoặc dùng đẻ đổi mới trang thiết bị, dây chuyên công nghệ Đối với các cá nhân thì nguồn tín dụng trung và dài

hạn được dùng đê tài trợ cho các mục tiêu dai han trong tương lai như xây

nhà, mua xe hơi hay đi du học

Việc phân loại tín dụng theo thời hạn sẽ giúp ngân hàng quản lý được

về mặt thời hạn của các khoản tín dụng, từ đó có phương hướng điều chỉnh vẻ

cơ cầu cũng như quy mô các khoản tín dụng cấp ra, nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

1.1.4.2 Theo quy trình và cách thức cấp tín dụng

Dựa theo quy trình và cách thức cấp tín dụng thì tín dụng trong các

ngân hàng thương mại có một số hình thức như sau:

- - Nghiệp vụ cho vay

Khoản 16 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Cho vay

là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho

khách hàng một khoản tiên để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời

gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả goc va lai” Cho vay la nghiép vy chiém ty trọng lớn nhất và cũng đem lại lợi nhuận to lớn nhất trong ngân hàng trong số các nghiệp vụ tín dụng Trong

Trang 32

nghiệp vụ cho vay thì các ngân hàng thương mại còn có thể chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, cho vay tiêu

dùng, cho vay đầu tư, thấu chỉ Trong bảng cân đối kế toán thì tài sản của

hoạt động cho vay cũng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản có của ngân hàng

- - Nghiệp vụ chiết khẩu

Khoản 19 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Chiét khẩu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyên truy đòi các cong cu chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán `”

Các giấy tờ có giá được sử dụng gồm có hai loại chính là giấy nợ

thương mại (là loại được phát hành trên cơ sở các hoạt động mua bán thương mại, trao đôi dịch vụ hàng hóa) và giấy nợ tài chính (là loại được phát hành

trên cơ sở các hoạt động tài chính như đầu tư, cho vay )

Ngân hàng sẽ trả cho khách hàng một khoản tiền nhỏ hơn số tiền mà

khách hàng sẽ được nhận khi đáo hạn Phần chênh lệch được gọi là thu nhập

của ngân hàng và phần thu nhập này sẽ được quyết định bởi lãi suất chiết

khấu và thời gian còn lại của giấy tờ có giá đó

Ngoài hoạt động chiết khấu, các ngân hàng còn thực hiện hoạt động tái

chiết khấu

Nghiệp vụ tái chiết khấu được quy định tại khoản 20, điều 4 Luật Các

Tổ chức ngân hàng là: “Tai chiét khdu là việc chiết khẩu các công cụ chuyền

nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khẩu trước khi đến hạn thanh

toán ” Việc ngân hàng chiết khấu một giấy tờ có giá cho một ngân hàng khác

trong trường hợp ngân hàng nắm giữ giấy tờ có giá đó có nhu cầu về thanh khoản Nghiệp vụ tái chiết khấu tương đối an toàn nhưng lãi suất tái chiết

khấu cũng nhỏ hơn lãi suất chiết khấu - Cho thué

Cho thuê là nghiệp vu ma ngân hang mua các tài sản có giá trị lớn, thời

10

Trang 33

gian sử dụng tươi đối dài và chuyên quyền sử dụng cho khách hàng trong một thời gian nhất định Hết thời hạn thuê, khách hàng sẽ được quyền mua lại tài

sản đó với giá ưu đãi hoặc được tiếp tục thuê với nhiều ưu tiên đã được ghi

trong hợp đồng cho thuê tài chính Cho thuê tài chính của ngân hàng thương

mại có một số đặc điểm khác so với cho thuê tài sản bình thường hoặc với

việc mua trả góp Khách hàng trong nghiệp vụ cho thuê tài chính chỉ có quyền

sử dụng, không có quyền định đoạt đối với tài sản đi thuê Ngoài ra, thời hạn

cho thuê tài chính cũng tương đối dài, khoảng 60% thời gian để khấu hao hết tài sản cho thuê

- Bao lãnh

Về nghiệp vụ bảo lãnh, Khoản 18 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ

chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tô chức tín dụng sẽ thực

hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ

và hoàn trả cho tô chức tín dụng theo thỏa thuận ”

Khác với ba nghiệp vụ trên, nghiệp vụ bảo lãnh không phải là hoạt

động đã phát sinh bằng giá trị tiền tệ mà nó chỉ là các cam kết nếu có sự cố xảy ra thì sẽ thay người được bảo lãnh thực hiện trách nhiệm tài chính Do

vậy, nó được theo dõi ở tài sản ngoại bảng vì nó vẫn là một loại tài sản sẽ

đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nếu khách hàng thực hiện được nghĩa vụ tài

chính nhưng cũng có thể đem lại tổn thất cho ngân hàng nếu có rủi ro xảy ra

nhưng nó lại không biểu hiện ra cụ thể nên không thể cho vào nội bảng được

Ngoài bảo lãnh thì ngân hàng cũng thực hiện công việc tái bảo lãnh Tái bảo lãnh là việc ngân hàng bảo lãnh cho một ngân hàng khác trong nghiệp vụ bảo lãnh Tái bảo lãnh thường xảy ra khi các ngân hàng mới non trẻ chưa

có được uy tin tốt muốn nhờ các ngân hàng lớn tái bảo lãnh Trong bảo lãnh

thì có các nghiệp vụ cụ thé như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh

toán, bảo lãnh phát hành, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo hành

Trang 34

- - Nghiệp vụ bao thanh toản

Khoản 17 Điều 4 Luật Các Tẻ chức tín dụng 2010 quy dinh: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyên truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đông mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ `

Trong nghiệp vụ bao thanh toán, ngân hàng có thể tài trợ toàn bộ hoặc một phần các khoản nợ mà bên mua hàng sẽ phải trả cho bên bán hàng nhưng

sẽ thu phí về hoa hồng tài trợ và phí thu nợ và đó là phần lợi nhuận của ngân

hàng Trường hợp bên mua hàng không có khả năng trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì ngân hàng có trách nhiệm chỉ trả đầy đủ cho bên bán hàng theo

những điều khoản đã thỏa thuận với cả hai bên Sau đó, ngân hàng sẽ có trách

nhiệm thu nợ các khoản phải thu của bên mua hàng

Tuy nhiên, trong phạm vi đối tượng, luận văn chỉ tập trung tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại

1.1.4.3 Một số các tiêu chí phân loại khác

- Theo quy mô của khoản vay

+ Tín dụng từng lần

+ Tín dụng theo hạn mức - Theo tai san đảm bảo + Có tài sản đảm bao + Tín chấp

- Theo muc đích của khoản tín dụng + Tín dụng tiêu dùng

+ Tín dụng cho sản xuất kinh doanh

+ Tín dụng theo chỉ đạo của Nhà Nước

- _ Theo đối tượng khách hàng

+ Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình + Khách hàng là doanh nghiệp

12

Trang 35

+ Khách hàng là các ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng + Khách hàng là chính phủ

+ Khách hàng là các tô chức kinh tế xã hội

1.2 Tiêu chí đánh giá công tác cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Tiêu chí vỀ qwy mô

- _ Tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ tín dụng

Tiêu chí này phản ánh sự gia tăng số dư nợ tín dụng (trong luận văn chỉ riêng về hoạt động cho vay) qua từng năm của các NHTM, nếu sự tăng trưởng càng cao thì công tác cấp tín dụng của NHTM càng được mở rộng

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ tín dụng

Tiêu chí này phản ánh doanh thu từ dịch vụ tín dụng và sự tăng trưởng của doanh thu này Nếu doanh thu dịch vụ tín dụng càng cao và tăng trưởng

càng tốt, chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của NHTM thực hiện càng được

mở rộng và thu được hiệu quả

- Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng

Tiêu chí này phản ánh sự tăng lên về số lượng khách hàng vay tín dụng

của ngân hàng Nếu số lượng khách hàng càng lớn và tăng trưởng càng tốt,

chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của NHTM thực hiện càng được mở rộng và

thu được hiệu quả

1.2.2 Tiêu chí về thu nhập

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dịch vụ tín dụng

Tiêu chí này phản ánh lợi nhuận thu được từ dịch vụ tín dụng và sự tăng trưởng của lợi nhuận này Nếu lợi nhuận dịch vụ tín dụng càng cao và

tăng trưởng càng tốt, chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của NHTM thực hiện

càng hiệu quả

- NIM (Net Interest Margin)

NIM được hiểu là chỉ số dùng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi

và chỉ phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng Từ con số này khách hàng sẽ biết ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt

13

Trang 36

động đầu tư tín dụng là bao nhiêu

Nếu NIM càng cao, thì ngân hàng sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất

giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng càng cao, từ đó mang lại mức lợi nhuận càng cao

1.2.3 Tiêu chí về rủi ro

- _ Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động cấp tín dụng

của NHTM Tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của

NHTM đó càng tốt

- - Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động cấp tín

dụng của NHTM Tỷ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì chứng tỏ hoạt động cấp tín

quá hạn cao, khả năng là nợ xấu cao, chứng tỏ hiệu quả của hoạt động cấp tín

dụng kém

13 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác cấp tín dụng của Ngân hàng

thương mại

1.3.1 Nhân tô chủ quan

- Quy trinh cap tin dung

Quy trình cấp tín dụng có thé được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu

như:

+ Quy trình cấp tín dụng có được áp dụng thống nhất trong hệ thống NHTM không

14

Trang 37

+ Quy trình cấp tín dụng có được thực hiện đúng trong mọi tình huống

hay không

+ Quy trình cấp tín dụng có rườm rà, nhiều thủ tục quá không

+ Việc áp dụng quy trình cấp tín dụng có cần thiết hay không

+ Việc áp dụng quy trình cấp tín dụng có đạt được hiệu quả hay không

+ Nhân viên ngân hàng đối xử bình đẳng với mọi hồ sơ xin cấp tín

dụng của khách hàng hay không

Quy trình cấp tín dụng càng chặt chẽ, chính xác thì sẽ có tác động tích

cực đến hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ cao hơn

Trong luận văn, nhân tố này được đánh giá bởi nhân viên tín dụng của

NHTM và các khách hàng đã và đang xin cấp tín dụng của NHTM thông qua khảo sát của tác giả

- _ Nhân viên tín dụng ngân hàng

Nhân viên tín dụng ngân hàng có thê được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như:

+ Nhân viên tín dụng có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc hay không

+ Nhân viên tín dụng có am hiểu quy trình cấp tín dụng hay không

+ Nhân viên tín dụng có chủ động tiếp cận khách hàng, giới thiệu dịch

-_ Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng, với tầm quan

trọng và quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ

ràng được xây dựng và hoàn thiện qua năm đó là chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là những hướng dẫn chung nhất cho các tín dụng

15

Trang 38

và các nhân viên ngân hàng Tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín

dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro

và nâng cao khả năng sinh lời

1.3.2 Nhân tố khách quan

- Nang luc cua khách hàng

Năng lực của khách hàng bao gồm:

+ Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở

khối lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn, ở tính lỏng của

tài sản, ở khả năng thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của khách hàng càng tốt, thì hoạt động cấp tín dụng của

ngân hàng diễn ra càng nhanh chóng, hiệu quả và chất lượng cao

+ Năng lực kinh doanh : Năng lực kinh doanh là khả năng tổ chức sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Năng lực kinh doanh tốt khả năng tạo lợi nhuận cao và ngược lại Do doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ qua lại thông qua các mối quan hệ tín dụng nên ngân hàng cần quan tâm đúng

mức đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thu hồi

nợ đúng hạn tránh gặp phải các khoản nợ xấu

+ Đạo đức của khách hàng: Rủi ro đạo đức là rủi ro xảy ra khi khách

hàng vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết với ngân hàng Khách hàng là người có quyền chủ động sử dụng khoản vốn vay Có

nhiều khách hàng lập kế hoạch để lừa ngân hàng, họ lập phương án giả rất

khả thi để vay vốn rồi họ không dùng vào việc sản xuất kinh doanh mà dùng

vào những mục đích khác gây ra những hậu quả khôn lường

Như vậy, năng lực khách hàng càng cao thì càng tác động tích cực đến

hoạt động cấp tin dụng cho ngân hàng

- _ Chính sách điêu tiết và quản lý của Ngan hang Truong ương

Sự điều tiết của Ngân hàng Trương ương trực tiếp hay gián tiếp đều có

những tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngân hàng Trương ương có thể can thiệp chỉ đạo trực tiếp thông qua các công văn gửi cho các

16

Trang 39

Ngân hàng thương mại hoặc sử dụng các công cụ điều tiết gián tiếp như lãi suất, dự trữ bắt buộc Chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà nước thường

có xu hướng kìm giữ sự phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại do lo ngại những rủi ro có thể gặp phải nếu tín dụng tăng trưởng quá nóng

- Dia ban hoạt động

Mặc dù hiện nay địa bàn hoạt động của các ngân hàng chỉ mang tính

tương đối nhưng trong phạm vi một chỉ nhánh thì nó vẫn có những tác động nhất định tới hoạt động tín dụng Một ngân hàng hoạt động trong một thành

phó lớn hoặc một khu kinh tế phát triển sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng

thuận lợi hơn nhiều so với ngân hàng hoạt động tại các vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có dân cư đông đúc cũng sẽ có lợi thế hơn so với ngân hàng có địa bàn hoạt động dân cư thưa thớt

- Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu Vì Vậy, sự tín

nhiệm là cầu nối của mối quan hệ ngân hàng và khách hàng Uy tín của ngân

hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại

khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng

Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa

đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng

- - Tình hình chính trị

Một quốc gia có sự ôn định về chính trị, không có chiến tranh thì đây là

môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các

nhà đâu tư nước ngoài Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ

sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh

tế Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thường

THS 14008

DAI HOC K.T.Q TT THONG TIN THƯ VIÊN

PHONG LUẬN ÁN - TƯL!Ẻ -

17

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁP TÍN DỤNG ĐÓI VỚI CÁC DỰ ÁN

DU LICH TAI NGAN HANG TMCP DAU TU VA PHAT TRIEN

VIỆT NAM - CHI NHANH QUANG TRUNG 2.1 Tống quan về BIDV — Chi nhanh Quang Trung

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chỉ nhánh

Chỉ nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quang Trung chính

thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2005 theo Quyết định số 52/2005/QĐ-

HĐQT ngày 21/03/2005 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV trên cơ sở tách và nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung trực thuộc Chi nhánh Sở giao

dịch I - Ngân hàng BIDV tại địa chỉ 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du,

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nay được đôi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung theo Quyết định số

30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hoạt động tại một địa bàn nhiều tiềm năng nhưng tập trung rất nhiều

đối thủ cạnh tranh, từ xuất phát điểm ban đầu với nguồn huy động vốn 1,344

ty và nguồn nhân lực 72 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Chi nhánh

Sở giao dịch 1, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, bám sát định hướng phát

triển và điều hành của Hội sở chính, đồng thời không ngừng phấn đấu, tìm tòi

sáng tạo, thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với

xu thế thị trường, sau hơn 10 năm hoạt động, Chi nhánh Quang Trung đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trên nhiều mặt hoạt động, đóng góp tích

cực vào kết quả chung của BIDV, đó là: Tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo điều hành của Hội sở chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh; Không ngừng phát triển, mở rộng về quy mô và nâng cao vẻ hiệu quả, chất lượng

hoạt động; Là một trong những Chỉ nhánh chủ lực dẫn đầu hệ thống hoàn thành xuất sắc, đặc biệt xuất sắc kế hoạch kinh doanh có mức lợi nhuận và lợi

nhuận bình quân đầu người trong nhóm cao nhất hệ thống 18

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w