1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in hàng không 1

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 143,69 KB

Cấu trúc

  • 3- Nhiệm vụ tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu (12)
  • II- Hạch toán chi tiết (0)
    • 1- Hạch toán ban đầu (13)
    • 2- Tổ chức hạch toán chi tiết (13)
  • III- Kế toán tổng hợp (20)
  • PHẦN II- THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 39 I- Những đặc điểm chung của Công ty (2)
    • 1- Quá trình hình thành và phát triển (0)
    • 2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ở Công ty In Hàng Không (42)
    • 3- Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán ở Công ty In Hàng Không (47)
    • II- Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty In Hàng Không (0)
  • PHẦN III- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨCCÔNG TÁC KẾ TOÁN 70 NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 70 1.1- Sự cần thiết của việc hoàn thiện (40)
    • II- Đánh giá về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại ................ Công ty (0)
    • III- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In Hàng Không (77)

Nội dung

Nhiệm vụ tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu

Hạch toán kế toán là khoa học thu thập, xử lý, cung cấp thông tin của các hoạt động tài chính cho việc quản lý kinh tế nhằm đề ra các biện pháp kiểm tra và giám sát các hoạt động của đơn vị một cách đúng đắn hiệu quả.

Kế toán nguyên vật liệu phải ghi chép, phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, dự trữ, tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu.

Mặt khác, trong điều kiện canh tranh gay gắt của nền kinh tế, nhà lãnh đạo cần những thông tin nhanh nhất về tình hình biến động của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp Những số liệu của kế toán có thể cung cấp cho nhà quản trị những thông tin đó sẽ giúp cho nhà quản lý có thể ra được những quyết định một cách đúng đắn, đảm bảo nhịp độ sản xuất với hiệu quả cao Hơn nữa, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng trong doanh nghiệp nếu được thực hiện chính xác, đầy đủ và khoa học sẽ giúp cho công tác hạch toán, tính toán giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp được nhanh chóng, chính xác ngay từ đầu, thuận tiện cho việc tiêu thụ Điều này có ý nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi mà yếu tố thời gian trong cạnh tranh rất được coi trọng Để thực hiện được vai trò của mình, kế toán nguyên vật liệu phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với chuẩn mực 02 về hàng tồn kho và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

-Xác định chính xác giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Xác định đúng giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trên cơ sở phân bổ chính xác chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng.

-Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với những nguyên tắc kế toán hàng tồn kho và phương pháp kế toán chi tiét của doanh nghiệp để đảm bảo ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu.

Hạch toán chi tiết

Hạch toán ban đầu

Theo chế độ kế toán quy định ban hành theo quyết định 1141/ TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/ 11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm:

 Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)

 Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)

 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)

 Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu 08 - VT)

 Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH)

 Hoá đơn cước vận chuyển (mẫu 03 - BH)

Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc, sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:

 Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04 - VT)

 Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05 - VT)

 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07 - VT)

Và các chứng từ khác tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau. Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập.

 Sổ chi tiết vật liệu

Tuỳ thuộc vào từng phương pháp hạch toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà kế toán sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu như thẻ kho (mẫu

06 - VT), sổ chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư

Tổ chức hạch toán chi tiết

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với các đặc tính lý hoá khác nhau, có chức năng công dụng khác nhau sử dụng cho nhiều mục đích, ở nhiều bộ phận khác nhau và được quản lý ở nhiều kho Nếu thiếu một loại vật liệu nào có thể gây ra ngừng sản xuất, chính vì vậy hạch toán vật liệu phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại vật liệu Đó luôn luôn là một đòi hỏi cấp bách đối với những người làm kế toán.

Hạch toán chi tiết vât liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ Để thực hiện tốt việc hạch toán chi tiết NVL thì doanh nghiệp, cán bộ kế toán và thủ kho phải áp dụng một trong ba phương pháp sau:

-Phương pháp thẻ song song.

-Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

-Phương pháp sổ số dư.

Việc hạch toán tại kho của cả ba phương pháp đó như sau:

Dù doanh nghiệp thực hiện kế toán chi tiết NVL theo phương pháp nào thì toàn bộ công tác kế toán chi tiết tại kho nguyên vật liệu đều được thực hiện trên sổ kho hay thẻ kho Đây là loại sổ kế toán chi tiết mở cho từng thứ, chủng loại vật liệu và được sắp xếp theo từng kho tương ứng với kết qảu phân loại vật liệu để dễ quản lý, theo dõi Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ, thủ kho ghi số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho sau đó sẽ tính ra số tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu trên thẻ kho Định kì hoặc cuối ngày thủ kho tập hợp và phân loại các chứng từ nhập xuất rồi giao cho phòng kế toán.

2.1 Phương pháp thẻ song song

* Đặc điểm tổ chức sổ :

Quy trình ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song được thể hiện theo sơ đồ sau:

Ghi hàng ngày (Định kì) Ghi cuối tháng

Kiểm tra đối chiếu Theo phương pháp thẻ song song, để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến sự biến động về NVL thì ở kho phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết vật liệu chi tiết để theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị.

 Tại kho: Việc ghi chép tình hình biến động vật liệu được thủ kho theo dõi theo chỉ tiêu chất lượng Mỗi kho được mở 1 bộ thẻ kho Bộ thẻ kho này được đánh số hoặc kí hiệu tương tự với sổ chi tiết vật liệu tại phòng kế toán để tiện theo dõi, đối chiếu.

Hàng ngày, khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho Cuối ngày tính ra số nguyên vật liệu tồn kho ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho với vật liệu

Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho

Sổ kế toán tổng hợpBảng kê tổng hợp N-X-T thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn khớp nhau Hàng ngày hoặc định kì, thủ kho phải chuyển chứng từ nhập xuất đã được phân loại theo từng loại NVL về phòng kế toán Định kì hoặc cuối tháng sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với thẻ kho.

 Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình N-X-T nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật cho từng loại vật liệu tương ứng với thẻ kho Định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho Số lượng NVL tồn kho trên sổ kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho.

Ngoài ra để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán NVL phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán chi tiết vật liệu vào bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng nhóm, loại NVL.

* Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thẻ song song

-Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu.

-Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng do đó còn hạn chế khả năng kiểm tra của kế toán.

-Doanh nghiêp có ít loại vật liệu.

-Mật độ nhập xuất ít.

-Trình độ chuyên môn của kế toán không cao.

Phiếu xuất kho Bảng kê xuất

Sổ đối chiếu luân chuyển

Sổ kế toán tổng hợp

2.2-Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

*Đặc điểm tổ chức sổ

Quy trình ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được thể hiện theo sơ đồ sau:

: Ghi hàng ngày (định kỳ)

: Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếu

 Tại kho: Theo phương pháp này, để hạch toán chi tiết vật liệu thì tại kho vẫn dùng thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểm vật liệu như phương pháp thẻ song song.

 Tại phòng kế toán: Định kỳ, sau khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho từ thủ kho, kế toán thực hiện việc kiểm tra và mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu trong từng kho Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo chứng từ nhập, xuất kho mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp số nhập, xuất kho phát sinh trong tháng của từng danh điểm vật liệu Mỗi danh điểm vật liệu được ghi trên một dòng trong sổ đối chiếu luân chuyển.

Bảng tổng hợp N-X-T toàn doanh nghiệp

Sổ kế toán tổng hợp

Chứng từ nhập Chứng từ xuất Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho mà định kì thủ kho chuyển tới. Cuối tháng, tiến hành kiểm tra đối chiếu số lượng trên sổ đối chiếu luân chuyển với số lượng trên thẻ kho của thủ kho và đối chiếu giá trị của từng loại vật liệu trên sổ dối chiếu luân chuyển với số liệu kế toán tổng hợp

* Ưu nhược điểm: hình thức này thì khối lượng công tác ghi chép kế toán chi tiết theo từng danh điểm vật tư được giảm nhẹ nhưng toàn bộ công việc ghi chép, tính toán, kiểm tra đều dồn vào cuối tháng, việc hạch toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng.

- Có nhiều chủng loại vật tư.

- Giá trị của từng loại không lớn lắm.

- Số lượng kho tàng ít.

- Kế toán vật tư kiêm nhiều việc.

2.3- Phương pháp sổ số dư

* Đặc điểm tổ chức sổ

Quy trình hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư có thể khái quát theo sơ đồ sau:

 Tại kho : Hạch toán vật liệu tại kho do thủ kho thực hiện như các phương pháp trên Hàng ngày hoặc định kì, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho vật liệu phát sinh trong ngày hoặc trong kì theo từng nhóm vật liệu quy định Căn cứ vào kết quả giao nhận chứng từ kê rõ số lượng các chứng từ của từng loại vật liệu, lập riêng cho phiếu nhập kho và xuất kho Phiếu này sau khi lập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho và xuất kho để giao cho kế toán Ngoài ra, thủ kho còn ghi chép số lưu kho cuối tháng của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng vào sổ số dư Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, mở theo năm Cuối tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng NVL tồn kho trên cơ sở dữ liệu từ các thẻ kho

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 39 I- Những đặc điểm chung của Công ty

Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ở Công ty In Hàng Không

2.1-Đặc điểm tổ chức sản xuất

Công việc sản xuất sản phẩm của công ty là dựa vào kế hoạch cung ứng nội bộ của Tổng Công ty giao cho hàng năm và các đơn đặt hàng của khách hàng ngoài thị trường, vì vậy sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, đồng thời công việc, thường xuyên biến động, phụ thuộc vào tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng, có lúc nhiều việc dồn dập, có những lại ít việc Nên ngoài nhiệm vụ được ngành giao theo kế hoạch thì công ty phải chủ động tiếp cận khai thác thị trường tìm nhu cầu thị hiếu của khách hàng để tìm kiếm khách hàng.

Loại hình sản xuất sản phẩm của công ty là loại hình chế biến kiểu liên tục, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng với quy mô sản xuất vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình công nghệ và theo cùng một phương pháp nhưng các loại sản phẩm lại có những quy cách, màu sắc khác nhau.

Việc sản xuất sản phẩm của công ty được dựa trên công nghệ chủ yếu sau:

-In offset: Sử dụng bằng bản in kẽm in trên chất liệu là các loại giấy để in các tranh ảnh, sách, báo, tạp chí, hoá đơn, chứng từ, tờ gấp quảng cáo

-In Plexso: Sử dụng các bản in bằng chất dẻo in trên vật liệu giấy hoặc nilon, màng OPP, PE, PP dạng cuộn.

-Dây chuyền sản xuất khăn giấy thơm.

-Dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh, giấy hộp.

Với công nghệ như trên, Công ty tổ chức sản xuất gồm 5 phân xưởng sản xuất:

-Phân xưởng chế bản: Có nhiệm vụ sắp chữ vi tính, bình các nội dung in lên bản kẽm theo đúng bản mẫu của khách hàng, phơi bản và rửa bản Nếu những bản in do phân xưởng chế bản thực hiện có chất lượng cao màu sắc độ nét rõ ràng, không bị lỗi thì sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm.

-Phân xưởng in offset: Có nhgiệm vụ nhận bản in do phân xưởng chế bản đã thực hiện xong kết hợp với mực in, giấy in để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật Tuy nhiên phân xưởng Offset vẫn sẽ là bộ phận quyết định chất

- lượng sản phẩm, việc pha mực in, lấy tay kê sẽ vô cùng quan trọng để có sản phẩm chất lượng.

-Phân xưởng sách: Là phân xưởng có nhiệm vụ xén giấy theo kích thước in cho phân xưởng in Offset có giấy in, đồng thời nhận các tờ in của phân xưởng in Offset để gia công như khâu gấp, vào bìa, đóng ghim thành những thành phẩm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

-Phân xưởng in Plexso: Cũng giống như phân xưởng in offset, nhận bản in kết hợp với giấy hoặc màng OFF, PE, PP, băng từ, mực in và các chất phụ gia để in các loại bao bì, nhãn, thẻ lên máy bay, thẻ hành lý, vé thu phí cầu đường sau đó gia công đóng gói.

-Phân xưởng giấy:Là phân xưởng sản xuất phụ, phân xưởng sản xuất khăn giấy thơm và giấy vệ sinh, giấy hộp trên một dây chuyền sản xuất riêng biệt.

Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý của Giám đốc Công ty thông qua các quản đốc phân xưởng Các phân xưởng tiến hàng sản xuất theo lệnh của phòng kế hoạch sản xuất trên cơ sở kế hoạch được giao của ngành và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.

2.2-Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty in Hàng không là Công ty có quy mô vừa, đầu tư thiết bị theo chiều sâu Vì vậy, để phù hợp với cơ cấu, nhiệm vụ , trình độ trang bị máy móc thiết bị và để đảm bảo sản xuất có hiệu quả nhất, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến Bộ máy quản lý gọn nhẹ, theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là Giám đốc Công ty.

Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo và đề xuất các chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp với Nhà nước cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc, một kế toán trưởng và ba trưởng phòng đó là: Trưởng phòng kế hoạch sản xuất, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tổ chức hành chính.

Dưới đây là hệ thống các phòng, ban của công ty với chức năng như sau:

*Phòng tổ chức hành chính : Làm công tác tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công việc liên quan đến quản lý cán bộ, công nhân viên , quản lý lao động, sắp xếp nhân sự, đề bạt đào tạo cán bộ, nâng bậc thợ, ra các quyết định khen thưởng kỷ luật, chịu các trách nhiệm về thủ tục hành chính Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ lưu giữ cung cấp hồ sơ, văn bản giấy tờ bảo vệ tài sẩn của công ty.

* Phòng kế hoạch sản xuất : Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của khách hàng ,trên cơ sở đó tính toán xác định CPSX một cách tổng quát nhất để thương lượng với khách hàng Phòng kế hoạch sản xuất chỉ đạo trực tiếp việc xuất vật tư và theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất đồng thời kết hợp với phòng tài chính kế toán xây dựng kế hoạch sản xuất Đây là phòng tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn, trực tiếp điều hành sản xuất của công ty.

* Phòng kinh doanh: Là phòng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường cả đầu vào và đầu ra cụ thể là cung ứng vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty được liên tục, quản lý kho vật tư, làm thủ tục xuất khẩu, làm công tác tiếp thị Marketing, khai thác thị trường, chịu trách nhiệm về chính sách bán hàng đồng thời kết hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kée hoạch sản xuất đề xuất phương án giá Đây là phòng tham mưu cho Giám đốc về thị trường và trực tiếp cung ứng vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty.

* Phòng tài chính kế toán: làm công tác tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các mặt tài chính, kế toán, quản lý vật tư tiền vốn của công ty Thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu trữ các chứng từ sổ sách về tài chính kế toán, thực hiện thanh quyết toán với nhà nước và người lao động.Việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công Ty In HàngKhông có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kinh doanh

Phòng tài chính kế toán

Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh phía Nam

Phân xưởng in OFFSET Phân xưởng in Flexo Phân xưởng sách Phân xưởng chế bản

Xưởng sản xuất giấy Phân xưởng giấy

2.3-Đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ sản xuất sản phẩm.

Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty In Hàng Không

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TẠI CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG

I-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY

1 Quá trình hình thành, phát triển Công ty.

Công ty In Hàng Không là một doanh nghiệp Nhà nước tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế đôc lập, tự chủ vè tài chính, có tư cách pháp nhân, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Hàng Không Việt Namcó trụ sở chính tại Sân bay – Gia lâm- Hà nội

Tên giao dịch quốc tế: Aviation Printing Company

Ngoài ra Công ty còn có một đơn vị hạch toán phụ thuộc là Chi nhánh phái Nam có địa chỉ tại: 126 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tan Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiền thân của Công Ty In Hàng Không là xưởng in Hàng Không Thuộc binh đoàn 919( Tổng cục HKDDVN) Thành lập theo quyết định 427/QĐ ngày 19/03/1985 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Lúc đầu có nhiệm vụ in báo Hàng không, chứng từ, sổ sách của ngành Hàng không.

- Ngày 03/03/1990,Tổng cục Hàng Không đã ký quyết định 174/TCHK xác định xưởng in Hàng Không chuyển thành xí nghiệp in Hàng không trực thuộc Tổng cục Hàng Không.

- Ngày 14/09/1994, Công ty In Hàng Không được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp In Hàng không theo quyết định 1481/QĐ/TCCB-LĐ do Bộ trưởng BộGiao thông vận tải ký, hạch toán độc lập, khi đó trực thuộc Tổng Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam, nay trực thuộc Tổng Công ty Hàng không ViệtNam Tên giao dịch quốc tế là: Aviation Printing Company.

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨCCÔNG TÁC KẾ TOÁN 70 NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 70 1.1- Sự cần thiết của việc hoàn thiện

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In Hàng Không

 Kiến nghị 1: Hoàn thiện nội dung ghi trên phiếu xuất kho

Với mỗi phiếu xuất kho vật tư, người viết phiếu nên viết cụ thể xuất như thế nào, số lượng là bao nhiêu cho từng hợp đồng và ghi rõ số hợp đồng để kế toán tính giá thành có thể hạch toán được chi phí cho từng hợp đồng một cách chính xác.

Sau đây là phiếu xuất kho ghi đầy đủ.

Công ty In Hàng Không

Số 57/1 Mẫu số 4VT Ngày 19 tháng 01 năm 2003

Bộ phận sử dụng: Phân xưởng Offset

Mục đích sử dụng: In sách theo Hợp đồng số 0927 với Công ty In Tiến Bộ

(5000 kg), In sách theo hợp đồng 4554 với Công ty In tiến lợi (7000 kg)

Xuất tại kho: Công ty In Hàng Không.

Số Tên, nhãn hiệu Đơn vị

Khuôn Số lượng Đơn giá

TT chủng loại VT tính khổ Yêu cầu Thực xuất

Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu

 Kiến nghị 2: Hoàn thiện về cách ghi chép của sổ cái tài khoản 152-

- Để theo đúng quy định ghi sổ của sổ cái, nghiệp vụ phát sinh ngày nào thì ghi vào ngày ấy Các nghiệp vụ xuất kho cũng nên làm như vậy nhằm giúp cho việc đối chiếu, xem xet thời gian xuất một cách chính xác theo chứng từ gốc ban đầu.

Sau đây là sổ cái tài khoản 155.2 “Nguyênvật liệu phụ” đã ghi đúng nghiệp vụ phát sinh hàng ngày theo trật tự thời gian.

Chẳng hạn: -Phiếu xuất kho số 01/1, xuất ngày 01/1, Xuất băng dính hai mặt.

-Phiếu xuất kho số 04/1, xuất ngày 03/1, xuất bao tải.

-Phiếu xuất kho số 09/1, xuất ngày 07/1, xuất lò xo nhựa

Các phiếu trên sẽ nhập vào sổ cái TK: 152 như sau:

Công Ty In Hàng Không

Tài khoản 152.2: ‘Nguyên vật liệu phụ”

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

X455 03/1/03 Vương bích thu VI PA

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty In Hàng Không, em nhận thấy rõ

- liệu, quá trình sản xuất kinh doanh cuả Công ty Hạch toán vật liệu là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất, cũng như việc lập kế hoạch thu mua, sử dụng và dự trữ thích hợp.

Trong luận văn này, em đã khái quát những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, và về thực tế em đã tìm hiểu và phản ánh được thực trạng công tác kế toán vật liệu tại Công ty In Hàng Không từ khâu thu mua, bảo quản đến xuất dùng

Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất ra một số ý kiến nhằm không ngừng hoàn thiện và phát huy những mặt mạnh sẵn có trong công tác kế toán vật liệu cuả Công ty.

Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng kế toán và bạn bè để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S Nguyễn Thị Hà cảm ơn các cán bộ kế toán của Công ty In Hàng Không đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

1 Kế toan sản xuất - Trường đại học Thương Mại Năm 2001

2 Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp

Trường đại học Thương Mại Năm 2001

3- Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính

Nhà xuất bản tài chính 1999

4- Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán Đại học kinh tế quốc dân 1994

6- Một số văn bản pháp quy

7- Thuế và kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhà xuất bản tài chính 1999

8- Hướng dẫn hạch toán kế toán

LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I-LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

TOÁNNGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I-ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU

1- Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 2

1.1- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu 2

1.1.2- Đặc điểm của nguyên vật liệu 2

1.1.3- Vai trò của nguyên vật liệu 2

1.2- Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 3

2.- Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 4

2.1- Phân loại nguyên vật liệu 4

2.2- Đánh giá nguyên vật liệu 5

2.2.1- Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế 6

2.2.2- Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán 10

3- Nhiệm vụ tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu 11

II- Hạch toán chi tiết 12

2- Tổ chức hạch toán chi tiết 13

2.1- Phương pháp thẻ song song 14

2.2- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 16

2.3- Phương pháp sổ số dư 17

III- Kế toán tổng hợp 19

3.1- Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho 19

3.2- Kế toán tổng hơp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 20

3.2.2.1- Kế toán tổng hợp đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 22

3.2.2 2- - Kế toán tổng hợp đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT 28

3.3- Kế toán tổng hơp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 29

IV- Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để hạch toán nguyên vật liệu 32

4.1- Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 33

4.2- Hình thức Chứng từ ghi sổ 35

4.3- Hình thức NHật ký – Chứng từ 36

4.4- Hình thức Nhật ký chung 37

PHẦN II- THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 39 I- Những đặc điểm chung của Công ty 39

1- Quá trình hình thành và phát triển 39

2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ở Công ty In Hàng Không 41

2.1- Đặ c điểm tổ chức sản xuất 41

2.2- Đặc điểm tổ chức quản lý 42

2.3- Đặc điểm quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất sản phẩm 44

3- Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán ở Công ty In Hàng Không 46

3.1- Tổ chức bộ máy kế toán 46

3.2- Tổ chức công tác kế toán ở Công ty In Hàng KHông 48

II- Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty In Hàng Không 49

2.1- Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty 49

2.2- Phân loại và đánh gia nguyên vật liệu tại Công ty In Hàng Không 50

2.2.1- Phân loại nguyên vật liệu 50

2.2.2- Đánh giá nguyên vật liệu 51

2.3- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tai Công ty 52

2.4- Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 54

2.4.1.3- Kiểm kê vật liệu cuối kỳ 60

Ngày đăng: 25/07/2023, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w