1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào việt nam thực trạng và giải pháp

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Giao Công Nghệ Nước Ngoài Vào Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 120,77 KB

Cấu trúc

  • 1.2.1. Khái quát về chuyển giao công nghệ 8 1.2.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ 10 1.2.3. Các kênh chuyển giao công nghệ 13 1.3. Xu hướng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới và sức ép đối với việc đổi mới công nghệ ở Việt Nam 13 (12)
  • 1.4. Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài của một số nước Châu á 17 1. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ nước ngoài của Nhật Bản 18 2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ nước ngoài của Trung Quốc 21 (22)
    • 1.4.3. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ nước ngoài của các nền kinh tế công nghiệp mới Châu á NIEs 24 (26)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 30 (6)
    • 2.1. Nhu cầu đổi mới công nghệ ở Việt Nam 30 (35)

Nội dung

Khái quát về chuyển giao công nghệ 8 1.2.2 Các hình thức chuyển giao công nghệ 10 1.2.3 Các kênh chuyển giao công nghệ 13 1.3 Xu hướng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới và sức ép đối với việc đổi mới công nghệ ở Việt Nam 13

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ luôn được coi là hàng hoá- một loại hàng hoá đặc biệt, đã là hàng hoá thì tất yếu phải có cung có cầu và thị trường để tiêu thụ loại hàng hoá đặc biệt đó Việc mua bán, trao đổi công nghệ được gọi chung bằng một thuật ngữ “ chuyển giao công nghệ” Theo ESCAP,

"Chuyển giao công nghệ (CGCN) có nghĩa là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý (trí tuệ), là quá trình đi kèm với huấn luyện toàn diện của một bên và sự hiểu biết và học hỏi của một bên khác"

Do điều kiện hoàn cảnh, mục tiêu cần công nghệ nhập ngoại của mỗi nước khác nhau, Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa CGCN giúp cho mọi người có những hiểu biết rõ hơn về thuật ngữ này Theo Nghị định số 45/1998 NĐ-

CP của Chính phủ Việt Nam về CGCN, khái niệm này được định nghĩa như

1 3 sau: "Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các diều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ".

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, nội dung của CGCN bao gồm:

(1) Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ) Trong đó:

+ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

+ Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trong nước, có khả năng áp dụng hiện thực trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện tại.

+ Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp với những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

+ Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp những yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

(2) Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (theo hợp đồng CGCN), dữ liệu về công nghệ chuyển giao, có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị Trong đó, bí quyết công nghệ là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật, được tích lũy,

1 4 khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

(3) Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

(4) Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ CGCN để bên nhận có được năng lực công nghệ thích hợp, nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong hợp đồng CGCN, bao gồm: hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao; tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao; đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững các công nghệ đó.

(5) Cung cấp máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật có kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các điểm (1), (2), (3) và (4) trên đây.

1.2.4 Các hình thức chuyển giao công nghệ Để có những giải pháp, những hướng tác động thích hợp, các hoạt động CGCN cần được phân loại theo những đặc điểm nhất định, thích hợp với những nhóm giải pháp nhất định Toàn bộ các quá trình CGCN có thể phân loại theo các cách khác nhau.

Nếu phân loại theo chủ thể CGCN, có 3 hình thức CGCN là:

- CGCN nghệ nội bộ Trong trường hợp này, công nghệ do phòng nghiên cứu thiết kế được chuyển giao cho các bộ phận triển khai khác hoặc cho các bộ phận khác trong nội bộ công ty, tập đoàn và cuối cùng, chuyển giao tới các nhà máy sản xuất Nó có thể là, nhưng không nhất thiết là sự chuyển giao có tính bao cấp giữa các đơn vị có liên quan.

- CGCN trong nước Đây là hình thức CGCN giữa các đối tác độc lập trong cùng một quốc gia, có thể có quy chế hoạt động khác nhau, nhưng đều là những chủ thể độc lập trên thị trường Lợi ích của các bên được đảm bảo qua

1 5 hoạt động thương mại mà công nghệ là đối tượng Trong nhiều trường hợp, để thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, Nhà nước cũng có thể tài trợ cho việc chuyển giao này.

- CGCN quốc tế Đây là hình thức CGCN giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau.

Người ta cũng có thể phân loại theo nội dung của công nghệ được chuyển giao, được dùng để xây dựng những “khuôn khổ chung về nội dung”

CGCN Theo đó, người ta xác định:

- Công nghệ chế tạo: Chủ yếu chỉ CGCN trên các phương diện thiết bị, công nghệ- vật liệu với mục đích là chế tạo sản phẩm.

- Công nghệ thiết kế: Đây chỉ là sự CGCN trên các phương diện như đồ án thiết kế khai thác phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ, tài liệu thuyết minh công nghệ, số liệu tính toán và tư liệu ban đầu.

Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài của một số nước Châu á 17 1 Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ nước ngoài của Nhật Bản 18 2 Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ nước ngoài của Trung Quốc 21

THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 30

Nhu cầu đổi mới công nghệ ở Việt Nam 30

2.1.1 Thực trạng công nghệ Việt Nam

Quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta đã đem lại những kết quả bước đầu to lớn Nhờ đó đất nước đã vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và đang trên đà ổn định phát triển Khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tế đang chứng minh sự tồn tại và phát triển của các công ty, các xí nghiệp của nước ta khi nó được trang bị những thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ Chẳng hạn trong nông nghiệp, nhờ áp dụng hàng loạt giống mới về cây trồng, vật nuôi chúng ta đã tạo ra nhiều hàng hóa nông sản có năng suất và xuất khẩu trên thị trường thế giới Trong công nghiệp, nhờ có những công nghệ tiên tiến, có chọn lọc, một số xí nghiệp đổi mới được dây chuyền công nghệ, thiết bị mới nên đã đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới có chất lượng đã đứng vững trên thị trường nội địa Cũng nhờ đổi mới được công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh mà một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới như hàng may mặc, giầy da, bia

Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học và công nghệ nước ta còn rất lạc hậu.

So với nhiều nước trong khu vực và quốc tế, nước ta đang ở điểm xuất phát rất thấp về khoa học và công nghệ Thực trạng công nghệ đã được Bộ Chính trị đánh giá trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII): "Công nghệ nước ta còn lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý" Báo cáo chính trị của BCH TƯ Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đánh giá rằng “các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 1

Theo những đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì trình độ công nghệ sản xuất ở nước ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực, phổ biến là công nghệ ở trình độ thấp, thô sơ, lạc hậu, nhất là khu vực nông thôn và miền núi Theo sự phân chia giai đoạn phát triển chung của công nghệ thế giới, xét trên tổng thể, Việt Nam chủ yếu đang ở vào giai đoạn 1 và 2

3 7 là nhập công nghệ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu và tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập.

Nhìn chung, công nghệ Việt Nam lạc hậu so với những nước tiên tiến nhất trên thế giới khoảng 50-100 năm So với mức trung bình của các nước tiên tiến hiện nay trên thế giới thì thiết bị của ta lạc hậu từ 2-3 thế hệ trong các lĩnh vực lắp ráp điện tử, than, lắp ráp máy xây dựng, thủy sản đông lạnh ; lạc hậu 4-5 thế hệ trong các lĩnh vực điện, giấy, sửa chữa máy lâm nghiệp, đường mía ; ngành đường sắt, đường bộ, đóng tầu, cơ khí ta lạc hậu từ 3-5 thế hệ.

Riêng công nghệ trong các ngành công nghiệp nước ta (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển hiện phổ biến đang lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ Số liệu điều tra của Bộ Công nghiệp năm 1998 cho thấy tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60- 70%, công nghệ tiên tiến hiện đại khoảng 30-40% 2

Theo giáo sư Đặng Hữu - nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, trong các ngành công nghiệp, hệ thống thiết bị của ta chắp vá từ nhiều nguồn, dẫn đến tiêu hao năng lượng, nhiên liệu nhiều, gây ô nhiễm môi trường, mẫu mã hàng hóa đơn điệu, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng xuất khẩu kém Ở tất cả các ngành, năng suất lao động còn rất thấp Trong lĩnh vực công nghiệp, năng suất lao động chỉ đạt 30% mức trung bình của thế giới.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê năm1998 về thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp cho thấy thiết bị sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã quá cũ Thậm chí đã có những thiết bị đã được sử dụng trên 30 năm chưa được đổi mới 3 Hệ số khấu hao thiết bị lớn, bình quân đến 33,5%, riêng các doanh nghiệp nhà nước đến 46,9%.

Sự lạc hậu về trình độ kỹ thuật của công nghệ ở mức cao thể hiện ở những mặt sau:

- Tỷ lệ công nghệ và mức độ hiện đại ở mức thấp (xác định theo thế hệ, tính chất chuyên dùng hay vạn năng, mức độ tự do trong vận hành) chỉ đạt

3 8 dưới 18% và tập trung chủ yếu ở một số ngành: ngành Dệt 33%, ngành May 46%, ngành Khai thác than 37% và ngành Chế biến hải sản xuất khẩu 33%. Đáng chú ý là trong ngành công nghiệp nhẹ, nhiều phân ngành tỷ lệ các công nghệ và thiết bị hiện đại còn ở mức bình quân của toàn nền kinh tế: 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, 40% doanh nghiệp có trình độ trung bình, 14% doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách cần đổi mới công nghệ.

Ngành cơ khí- ngành then chốt của công nghiệp hóa nhưng đã lạc hậu từ 50-100 năm so với các nước phát triển, 30-50 so với các nước trung bình Đại bộ phận là thiết bị lạc hậu về kỹ thuật, mức độ chính xác kém, phần lớn là máy vạn năng qua nhiều năm sử dụng trong điều kiện thiếu phụ tùng, thiếu sự chú ý, bảo dưỡng theo định kỳ nên các thiết bị càng hư hỏng nhanh Khâu tạo phôi vẫn dùng công nghệ đúc khuôn cát là chủ yếu, tỷ lệ phế phẩm rất cao (có nơi đến 30%), lượng dư gia công lớn Hầu hết các nhà máy không có các thiết bị phân tích nhanh nên không đảm bảo mác gang, mác thép đúng quy định, chưa có khả năng đúc chính xác cao và chịu áp lực lớn, chưa có khả năng đúc thép hợp kim chất lượng và độ bền cao, chưa nói đến vấn đề kết hợp giữa đúc và xử lý nhiệt để tiết kiệm năng lượng và có được kết cấu hợp kim mong muốn Công nghệ chế biến và sử dụng nguyên liệu khoáng sản lạc hậu so với thế giới từ 30-

- Trình độ cơ khí hóa nền kinh tế còn ở mức rất thấp Một cuộc điều tra về tình trạng công nghệ mới đây của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho thấy chỉ có khoảng 45% lao động trong khu vực kinh tế trung ương, 25% lao động trong khu vực kinh tế địa phương đã được cơ khí hóa, tự động hóa. Trong khu vực công nghiệp, tỷ lệ này có cao hơn: 62% trong công nghiệp trung ương và 47% trong công nghiệp địa phương Trong nông nghiệp, chỉ tiêu này rất thấp 19% và 18,4% cho cả hai khu vực 4

Theo kết quả điều tra 9.324 doanh nghiệp công nghiệp của Tổng cục Thống kê cuối năm 1998 thì mức độ tự động hóa của các doanh nghiệp rất

3 9 thấp: tỷ lệ tự động hóa chỉ có 1,88%, trình độ bán tự động 19,63%, trình độ cơ khí 26,57%, trình độ bán cơ khí 35,73%, trình độ thủ công 16,19% Như vậy, tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công còn chiếm đến trên 50% Đặc biệt khu vực ở các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, tỷ lệ này cao hơn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công thấp, khoảng 10% và tỷ lệ tự động hóa cao hơn

Việc đổi mới công nghệ nhìn chung chậm, tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp đạt khoảng dưới 10%/ năm, thấp hơn 1,5-2 lần so với tốc độ nói chung của khu vực và thế giới Với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện nay thì phải hơn sau một thập niên chúng ta mới chuyển đổi được một thế hệ công nghệ. Theo đánh giá hiện nay, thiết bị công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến của nước ta lạc hậu so với trình độ công nghệ của thế giới từ 15 đến 20 năm và với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện nay thì vào cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, khoảng cách của công nghệ chế biến của nước ta so với thế giới sẽ là 30-

- Hiệu quả sử dụng thiết bị rất thấp: Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị chỉ vào khoảng 30-50% Trong nhiều ngành (nhất là ngành cơ khí) hệ số này còn thấp hơn nữa, chỉ đạt khoảng 20% Về mặt thời gian, khoảng 80% tổng số máy móc, thiết bị của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày; 79% số thiết bị (thậm chí trong một số ngành chỉ có 45% thiết bị) có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2% trở lên (tính bằng thời gian làm việc thực tế so với thời gian làm việc theo chế độ).

- Mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu rất lớn: Công nghiệp lạc hậu dẫn đến mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu từ 50% trở lên, quá cao so với mức bình quân của các nước phát triển Trong ngành điện, các nhà máy nhiệt điện của ta còn rất lạc hậu với hiệu suất nhiệt cao nhất không quá 27-29%, trong khi bình quân của Hàn Quốc năm 1993 là 37,35% (năm 1961 là 22,64%, năm 1975 là 33,3%) Tổn thất điện năng trên toàn lưới điện của Việt Nam là 22- 28% trong khi đó Thái Lan là 12%, Philippin là 9,8%, Hàn Quốc

Ngày đăng: 24/07/2023, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w