BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ OUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2008
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NGUYEN XUAN NU
TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ OUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS TS NGUYEN TRUNG VAN
2 GS.TS BUI XUAN LƯU
HÀ NỘI - 2008
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận án hoàn toàn trung thực Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ cơng trình nào
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2008
Trang 4MUC LUC
LOL MG DAU cccccccccccccssssssscsesssssssssssssssssssssseseecessesssussssssssssessessessssiisesnssssset
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận của việc tiếp tục ho n thiện chính sách thương mại L.1.1 Nhitng ly Wn CHUN 8a ố 1.1.2 Một số ly thuyét vé TMQT
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong luật thương mại quốc tế
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phải tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại của Việt Naim - - 5 5 5 St Sv tt 3311311111111 111111 kree
1.2.1 Thực tế kinh tế của Việt Nam đã có nhiêu thay đổi 1.2.2 Yêu cầu của hội nhập kinh tế 5 5csccserierrerrerrrrrree
1.2.3 Nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp cúa
hàng hoá trong bối cảnh hội nhập
1.2.4 Thực hiện các cam kết quốc tế cà 1.2.4.1 Các cam kết trong khu vực ASEAN -«-«e-+
1.2.4.2 Các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam -
1.2.4.3 Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam .- 1.3 Kinh nghiệm của một số nước trong việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế theo yêu cầu hội nhập - 55+ =++s =>
1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bđn - - 5c Scscsrcsrerrrrerrrrsrrrrrrrre 1.3.1.1 Mục tiêu của chính sách TMQT của Nhật Bản 1.3.1.2 Những điều chỉnh chính sách TMQT của Nhật Bản
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung QQuỐc -c-cccccscercerrerrerrrervee
1.3.2.1.Mục tiêu chính sách TMQT của Trung Quốc trong thời kỳ
Trang 51.3.2.2.Những điều chỉnh chính sách TMQT của Trung Quốc 49
1.3.3 Kinh nghiệm rút ra đối với Việt NI - - 5< <c+c+csxsese+ 58 1.3.3.1 Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tự do hoá thương mại TH re 58 1.3.3.2 Kết hợp hài hoà giữa chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu . - sex 58 1.3.3.3 Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu 59 1.3.3.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài se 60 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 61 2.1 Thực trạng hồn thiện chính sách TMQT về hàng hoá 61
2.1.1 Thực trạng XNK hàng hoá của Việt Nam những năm qua 61
2.1.1.1 Thực trạng xuất khẩu - + ++5++++++er++xrrerxerxer 61 2.1.1.2 Thực trạng nhập khẩu 63 2.1.2 Thực trạng hồn thiện chính sách TMQT về hàng hoá 64
2.1.2.1 Chính sách mặt hàng 64 2.1.2.2 Chính sách thị trường «+ xxx £sEexekereseeee 66 2.1.2.3 Chính sách thương nhân 68 2.1.2.4 Chính sách thuế quan 71 2.1.2.5 Hàng rào phi thuế quan - - + + s5 5++++++x+xexexexexsrs 73 2.1.2.6 Chính sách hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu 77
2.1.3 Đánh giá thực trạng và tác động của việc hồn thiện chính sách TMOT về hàng hoá c2222SEEt1 11111 1 ree 82 2.1.3.1 Những thành tựu - + xxx Ekkveekekrkrkreeree 82 2.1.3.2 Những hạn Chế . - + + xxx gkgrkgkererkree 84 2.2 Thực trạng hoàn thiện chính sách TMQTT về dịch vụ 86
2.2.1 Thực trạng hoạt động XNK dịch vụ ở Việt Nam trong những L.5.,, 8 E §6
2.2.1.1 Tổng quan về hoạt động dịch vụ ở Việt Nam .- 86
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ 87
Trang 62.2.2.1 Tổng quan chung về chính sách thương mại dịch vụ 2.2.2.2 Một số chính sách cụ thỂ +- +5++++++ezx+rererxerxer
2.2.3 Đánh giá thực trạng và tác động của việc hồn thiện chính sách thương Imqi ỈCÏ! VỤỤ - thế
2.2.3.1 Những thành tựu đã đạt được - «se
2.2.3.2 Những hạn chế trong chính sách thương mại dịch vụ 2.3 Thực trạng hồn thiện chính sách TMQTT liên quan đến đầu tư nước
2.3.1 Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những
HẾ H1 ([(N HH TH TH TH nh TH nh TT HH TH TT cư
2.3.2 Thực trạng hồn thiện chính sách TMQT liên quan đến đầu tu
nước ngoài fqi VIỆẨ ÏN(HHH - - - thế Tnhh, 2.3.2.1 Chính sách tiếp cận thị trường s- -«+s+s+xsxsxsx+
2.3.2.2 Chính sách xúc tiến đầu tư liên quan đến thương mại
2.3.2.3 Các chính sách ưu đãi thuế đối với đầu tư nước ngồi
2.3.2.4 Các chính sách đảm bảo đầu tư - 55s <<s<+s+
2.3.3 Đánh giá thực trạng và tác động của việc hồn thiện chính sách
TMQT liên quan đến đầu tư nước 'ig0àii 555555 +c+csscsc+
2.3.3.1 Những thành tựu nổi bật
2.3.3.2 Những hạn chế chủ yếu ve
2.4 Thực trạng hoàn thiện chính sách TMQT liên quan đến bảo hộ
00/)18.000ì008 50
2.4.1 Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam 2.4.1.1 Thực trạng quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam
2.4.1.2 Thực trạng hoạt động bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ của
Việt Nam we
2.4.2 Thực trạng hồn thiện chính sách TMQT liên quan đến bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ Việt Nai - ccSccstercerierrerrrrree
2.4.3 Đánh giá thực trạng và tác động của việc hoàn thiện chính sách
thương mại liên quan đến bảo hộ quyền SHTT 5+ 555552 2.4.3.1 Những thành tựu chủ yết - ¿5s ++s+s+x+xexexexersrs
Trang 72.4.3.2 Nhiing han ChE eeesecesecssessesescseseseseseeeceseeeeeeseseseseneneeeeees
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TMQT CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO VÀ MỘT TƯƠNG LAI KÝ KẾT NHIỀU HIỆP ĐỊNH TỰ DO
b0) e29:009) it
3.1 Yêu cầu và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách TMQT của
Việt Nam
3.1.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc tiếp tục hồn thiện chính sách
TMQT của Việt Nam . oocSSEEEEEErrrree
3.1.1.1 Mục tiêu của chính sách TMQT - 5-5 «5s+s+sssss+
3.1.1.2 Những yêu cầu cơ bản của chính sách TMQT trong tiến 3.1.1.3 Một số nguyên tắc trong việc tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại QUỐC TẾ ¿- - + + + eE£k£xeEkrkerkrkrrsrkreeree 3.1.2 Một số định hướng chủ yếu về việc tiếp tục hồn thiện chính sách
TMQT của Việt Nam “
3.1.2.1 Tận dụng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, khác biệt trong
những quy định của W TÍO - + + s+s+sxsx+kekekekekererersrrereree 3.1.2.2 Xử lý hài hoà mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và
bảo hộ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . «+
3.2 Một
3.1.2.3 Đẩy mạnh hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế thông qua
việc ký FTA với một SỐ TIƯỚC - - + + + + +++++x+x+xexexexerererezee
số giải pháp chủ yếu nhằm (tiếp tục hồn thiện chính sách (940 cA/ 0 ÔỎ
3.2.1
xuất khẩu
Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách TMQT về hàng hoá 3.2.1.1 Giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách thuế 3.2.1.2 Xây dựng rào cản phi thuế quan phù hợp với điều kiện
hội nhập " “
3.2.1.3 Tiếp tục hồn thiện chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ
131 131
Trang 83.2.2 Giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách TMQT về dịch vụ 156
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thương mại dịch
vụ và chiến lược phát triển XNK dịch vụ đến năm 2020 156 3.2.2.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển thương
MAL (0 0 157
3.2.3 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách TMQT về đầu tư 164 3.2.3.1 Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu 165
3.2.3.2 Từng bước xoá bỏ những hạn chế về tiếp cận thị trường
của các nhà đầu tư nước ngoOài - - - - + ++s+sxx+x+x+xexexexexersre 166
3.2.3.3 Đa dạng hố các hình thức đầu tư - «+ 169 3.2.4 Giải phápHếp tục hoàn thiện chính sách TMQT về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 170
3.2.4.1 Tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý 171 3.2.4.2 Nang cao chế tài xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 175
3.2.4.3 Nâng cao vai trò hoạt động của các cơ quan chức năng
trong việc thực thi quyên sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 176
3.24.4 Tang cường các hoạt động dịch vụ, thông tin về sở hữu TE TUG 41 178
3.2.4.5 Tham gia các cơng ước quốc tẾ . ¿+ «s+s+s+++xsxsx+ 178 k6 {0.0 179
3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm chính sách 179
3.3.2 Tăng cường sự hợp tác liên bộ để phối hợp hành động 180
3.3.3 Chú trọng công tác thống kê thương mại -. s55 180 3.3.4 Kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách thương mại quốc tế 181
3.3.5 Phân định rõ chức năng quản lý vĩ mơ, vỉ mƠ .- -:
KẾT LUẬN 222c2ccccEEEEEEEEEEEE.11111111111111111111111111111111111111111 xe 182
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9TIENG VIET CNH, HDH GTGT NSNN KT-XH KTQT KTTG TIDB XNK TIENG ANH ADB ADP AFAS AFTA APEC ASEAN ASEM BTA
DANH MUC TU VIET TAT
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Giá trị gia tăng
Ngân sách Nhà nước Kinh tế xã hội Kinh tế quốc tế Kinh tế thế giới Tiêu thụ đặc biệt Xuất nhập khẩu
Asian Development Bank Agreement on Anti-Dumping ASEAN’s Framework Agreement
on Services
ASEAN Free Trade Area Asia Pacific Economic Cooperation
Association of South East Asian Nations
Asia - Europe Meeting
Vietnam — US Bilateral Trade Agreement
Common Effective Preferential
Tariff
Ngan hang phat trién chau A
Hiệp định về chống bán phá giá Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ
Khu vực thương mại tự do ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Thái bình dương
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Chương trình miễn giảm thuế
Trang 10EU FDI GATT GATS HS IMF SCM SPS TRIMs TRIPs
Central Product Classification European Union
Foreign Direct Investment General Agreement on Trade and
Tariff
General Agreement on Trade in
Service
Harmonised Commodity Description and Coding System International Moneytary Fund Most Favored Nation
National Treament
Agreement on Subsidy and Countervailing Measures Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures
Agreement on Technical Barriers to Trade
Agreement on Trade-Related Investment Measures
Agreement on Trade-Related Intellectual Properties Rights United Nations
UN Commission on International Trade Law
World Bank
Wotld Trade Orgnization
Phân loại các sản phẩm chủ yếu
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại
Hiệp định chun về Thương mại
Dịch vụ
Hệ thống mã số hàng hoá HS Quỹ tiền tệ quốc tế
Chế độ ưu đãi tối huệ quốc
Chế độ đãi ngộ quốc gia
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hiệp định về vệ sinh và kiểm
dịch động thực vật
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ
Liên hợp quốc
Uỷ ban Liên hiệp quốc về Luật
thương mại
Ngân hàng thế giới
Trang 11DANH MUC BANG BIEU, HINH VE, SO ĐỒ
Trang
I Bang biéu
Bang 1.1: Lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính và áo sơ mi của Nhat
VÀ ¿S0 18
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP theo ngành của Việt Nam (%) 31
Bang 1.3: Cơ cấu kinh tế Việt Nam (tính theo giá thực tế) (%) 32
Bảng 1.4: Thứ hạng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam 35 Bang 1.5: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả ở Nhật Bản (%) - - - - 5 «+ 45 Bảng 1.6: Mức thuế quan trung bình của Trung Quốc 53 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người của Việt Nam 62 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 1995 —2005 .87
Bảng 2.3: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam (2001-2005) 89 Bảng 2.4: Vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực dịch vụ 91
Bang 3.1: Đối chiếu phạm vi các tác phẩm được bảo hộ 172 Bảng 3.2: Đối chiếu phạm vi các đối tượng sở hữu công nghiệp 173
IH Hình vẽ
Hình 1.1 Mơ hình vịng đời sản phẩm của Raymond Vernon 22 Hình 1.2: Khối kim cương của Michael POrfter - - 5s «se 23 Hình 2.1: So sánh tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ và hàng hoá trong tổng kim
ngạch XK hàng hoá, dịch vụ . «<< «+ «+ s£es+s£+x+xesx 88
II Sơ đồ
Trang 12LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT),
các quốc gia đều nhận thức rõ sự cần thiết phải mở cửa nền kinh tế, tham gia sâu
rộng vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Những
lợi ích của tự do hoá thương mại và hội nhập KTQT mang lại cho mỗi quốc gia là
rất lớn nhưng lại không đều nhau Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và chính sách thương mại của mỗi nước
Hội nhập KTQT là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh Đây là một thử
thách lớn đối với Việt Nam song đó là việc phải làm Hội nhập KTQT của Việt
Nam là cần thiết và phù hợp với qui luật phát triển chung của nhân loại Hội
nhập cho phép Việt Nam tận dụng nhiều cơ hội để phát triển và vượt qua những
khó khăn, thách thức nhằm đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước
Đáp ứng địi hỏi của hội nhập và tự do hoá thương mại, trong 20 năm qua
(1986-2006) chính sách TMQT của Việt Nam đã có những điều chỉnh theo hướng
tự do hoá và mở cửa nhiều hơn, từng bước phù hợp với chuẩn mực trong TMQT Nhờ đó môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng thơng thống, minh bạch, tạo
mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, tạo đà
cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao, kim ngạch XNK hàng hoá và
dịch vụ cũng gia tăng nhanh chóng
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, nền kinh tế Việt Nam cũng
gặp phải những thách thức Thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp, khả năng điều chỉnh của nên kinh tế nước ta còn chậm, chưa theo kịp với xu hướng biến đổi của kinh tế thế giới Bởi vậy, để tối thiểu hoá mặt tiêu cực và tối đa hoá những lợi ích do hội nhập mang lại,
chúng ta cần phải có một hệ thống chính sách TMQT thật hồn chỉnh
Trên thực tế, chính sách TMQT của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chưa ổn
Trang 13ứng được yêu cầu của hội nhập KTQT vừa phục vụ tốt cho việc thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Với lý do trên, việc xác định những luận cứ khoa học, đồng thời rút ra được
những thành tựu cũng như những hạn chế trong chính sách TMQT của Việt Nam trong những năm qua để làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam là rất cần thiết Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả quyết định lựa chọn để tài Tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của
mình
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tự do hoá thương mại và hội nhập KTQT không phải là một hiện tượng mới
mẻ mà nó đã có một q trình lâu dài Quá trình này trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế hiện đại và cũng là chủ để lớn của nhiều cơng trình nghiên cứu,
các cuộc hội thảo, tọa đàm trong và ngoài nước Nội dung của các chủ đề trên chủ
yếu đề cập đến những lợi ích của tự do hố thương mại đối với các nước đang phát
triển, những thuận lợi, khó khăn; những cơ hội, thách thức khi tiến hành tự do hoá thương mại Bên cạnh đó cũng có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá, phân
tích chính sách thương mại Việt Nam Điển hình như:
- _ “Nghiên cứu các rào cản trong TMQT và đề xuất các giải pháp đối với
Việt Nam”, đề tài cấp Bộ Thương mại, mA s6 2003-78-020, do PGS TS Dinh Văn Thành chủ nhiệm
“Những điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam sau khi gia nhập
ASEAN: Hiện trạng và phương hướng tiếp tục điều chỉnh”, đề tài cấp Bộ Giáo dục
và Đào tạo, mã số B2002-40-16, do GS.TS Bùi Xuân Lưu chủ nhiệm
“Cải cách chính sách thương mại của Việt Nam”, do TS Nguyễn Phúc
Khanh chủ biên, NXB thống kê, 2001
Trang 14-_ “Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong xu thế quốc tế hoá thương mại”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hường, năm 2002
“Hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế”, luận án tiến sĩ của Mai Thế Cường, năm 2006
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề
cụ thể theo mục đích nghiên cứu của từng đề tài Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện
nay, khái niệm TMQT không chỉ là trao đổi hàng hoá mà còn bao gồm cả dịch vụ, các vấn đề về sở hữu trí tuệ và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại Nội dung này chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đây đủ, toàn diện và hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn, từ quan điểm đến xây dựng và hồn thiện chính sách thương mại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT
Chính vì vậy, luận án tiến sĩ “Tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” là luận án đầu tiên
nghiên cứu một cách toàn diện từ lý luận đến thực tiễn chính sách thương mại
Quốc tế của Việt Nam bao gồm các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, các vấn để sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là:
- Làm rõ cơ sở khoa học của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân tích một cách hệ thống thực trạng hoàn thiện chính sách TMQT của
Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua
- Dua ra dinh hướng và giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập KTQT
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án cần hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hồn thiện
chính sách thương mại quốc tế
- Nghiên cứu kinh nghiệm hồn thiện chính sách thương mại của một số
Trang 15- _ Đánh giá cụ thể thực trạng hồn thiện chính sách TMQT của Việt Nam
trong những năm qua làm, sáng tỏ những thành tựu cũng như những hạn chế trong chính sách TMQT ở cả bốn nội dung: Chính sách thương mại quốc tế về hàng hoá, về dịch vụ, về sở hữu trí tuệ và đầu tư
-_ Để xuất được định hướng và các nhóm giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục
hồn thiện chính sách TMQT của Việt Nam về bốn nội dung trên trong những năm
tới nhằm đáp ứng yêu câu hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề về chính sách thương
mại quốc tế của Việt Nam, bao gồm các chính sách thương mại về hàng hoá, dịch vụ và các vấn đề về sở hữu trí tuệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến thương mại
- Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luan án nghiên cứu q trình hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam có liên quan đến yếu tố nước ngồi, bởi vậy chính sách thương mại trong
nước sẽ không được đề cập trong luận án này
Về mặt thời gian, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính
sách TMQT Việt Nam kể từ khi đổi mới (năm 1986) đến năm 2006, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại cho tới năm
2010, tâm nhìn 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lênin và các quan điểm, chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam để làm cơ sở phân tích, đánh giá
Bên cạnh đó luận án cũng đã sử dụng phương pháp phân tổng hợp, phân tích hệ
thống, so sánh, đối chiếu, diễn giải, qui nạp và dự báo theo mục tiêu nghiên cứu
của luận án
6 Đóng góp của đề tài
Trang 16- Rút ra được kinh nghiệm hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của
một số nước tiêu biểu
- Đánh giá được toàn diện thực trạng, đặc biệt rút ra được những thành tựu
và những hạn chế chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trên
các lĩnh vực hàng hố, dịch vụ, chính sách đầu tư, sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại quốc tế
- Đề xuất được định hướng tiếp tục hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam và đưa ra được một số giải pháp cụ thể giúp các nhà hoạch định chính sách thương mại sớm áp dụng để nhanh chóng hồn thiện chính sách thương
mại quốc tế của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT 7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
cấu theo 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học của việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
Chương II: Thực trạng hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam trong những năm qua
Trang 17CHUONG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TIẾP TỤC HỒN THIEN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận của việc tiếp tục hồn thiện chính sách TMQT
1.1.1 Những lý luận chung
1.1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Theo nghĩa hẹp, /hương mại là quá trình mua bán hàng hố, địch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thơng hàng hố Nếu hoạt động trao đổi này vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là ngoại thương (kinh doanh quốc té) [51, tr 15]
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thi
trường, bao gồm các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Theo quan
điểm này, Uỷ ban về Luật Thương Mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCTTRAL)
đã đưa ra khái nệm: /hương mại là hoạt động phát sinh từ tất cả các mối quan hệ mang bản chất thương mại dù cho có ký hợp đông hay không Các mối quan hệ này bao gồm bất kỳ giao dịch thương mại nào của quá trình từ sản xuất đến lưu thơng hàng hố hay dịch vụ, từ xây dựng công trình, tư vấn, chế tạo, cấp giấy phép,
đầu tư sản xuất đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kể cả các hình thức hoạt động
kinh doanh khác như chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng
không, đường thuỷ, đường sắt hoặc đường bộ
Khái niệm thương mại trong Luật Thương Mại Việt Nam 1997 được hiểu theo nghĩa hẹp Bởi vậy, không phải tất cả các doanh nghiệp và các chủ thể tham
gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp đều được coi là thương nhân Nói cách
khác, sự bảo hộ và tạo điều kiện trong môi trường pháp lý của Luật Thương Mại Việt Nam 1997 không được áp dụng chung cho các hoạt động thương mại của tất cả các hình thức kinh doanh trên thị trường, mà chỉ áp dụng đối với những hoạt
Trang 18Khái niệm thương mại trong Luật Thương mại vừa được Quốc Hội nước CHXHCŒN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 đã được
sửa đổi và được hiểu theo nghĩa rộng của thương mại Theo đó, “hoạ động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về thương mại quốc tế nhưng xét về đặc trưng thì “ thương mại quốc tế được định nghĩa là việc mua, phân phối hàng hoá, dịch vụ qua biên giới quốc gia” [103] Cách định nghĩa này được sử dụng nhiều nhất khi nhìn vào chức năng v_ vai trò của thương mại như chiếc cầu nối giữa cung và cầu về hàng hoá, dịch vụ (xét cả về số lượng, chất lượng và thời gian)
Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hoá, dịch vụ được đi kèm với việc trao đổi
các yếu tố sản xuất (ví dụ: lao động, cơng nghệ )
Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm khác nhau về TMQT, luận án rút ra khái
niệm về TMQT đây đủ hơn, đó là: TMQT là sự trao đổi, mua bán hàng hóa (hữu
hình, vơ hình) giữa các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức có quốc tịch
khác nhau trên cơ sở trao đổi ngang giá, lấy ngoại tệ (ngoại tệ của 1 trong 2 bên hoặc của cả 2 bên) làm phương tiện thanh toán nhằm mục đích sinh lời của các
chủ thể kinh doanh
Ngày nay thương mại quốc tế không đơn giản chỉ là mua bán hàng hoá, dịch
vụ giữa các quốc gia, mà quan trọng hơn là thông qua hoạt động TMQT các nước
tham gia vào quá trình phân cơng lao động quốc tế Phân công lao động quốc tế cho phép các quốc gia khai thác lợi thế của mình khi tham gia thị trường thế giới,
đồng thời còn tác động đến phân công lao động trong nước, nó tác động trước hết
vào các ngành trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế, và theo phản ứng dây truyền tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến quá trình phát triển kinh tế trong nước, đến sử dụng nguồn tài nguyên, lao động, vốn Do vậy TMQT đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia Tuy nhiên
vai trò của TMQT đến đâu lại phụ thuộc vào chính sách TMQT của quốc gia đó
Trang 19Từ trước đến nay, các nhà quản lý kinh tế vĩ mô luôn quan tâm xem xét và đưa ra mức độ can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của nền kinh tế thơng qua
chính sách kinh tế nói chung, chính sách thương mại nói riêng sao cho phù hợp và
hiệu quả nhất
Hoạt động kinh tế trong một nền thương mại tự do diễn ra theo các qui luật kinh tế, trước hết là qui luật về cung, cầu, giá cả Quy luật này tồn tại một cách khách quan, ngoài ý muốn của con người Bất kỳ một nền kinh tế nào hoạt động
dưới sự tác động, điều tiết của qui luật đó thì sẽ tối đa hoá được lợi nhuận có thể rút
ra từ các nguồn tài nguyên hiện có Ví dụ như Nhật có thể nhập khẩu gạo từ Việt Nam tẻ hơn so với sản xuất ở trong nước, trong khi đó lại xuất khẩu ô tô sẽ thu
được lợi nhuận cao hơn
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế nếu không có sự quản lý của Nhà nước
thì các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu XNK) sẽ vì mục tiêu lợi nhuận mà tìm cách trốn thuế, thực hiện gian lận thương mại, hoặc nhập khẩu quá mức dẫn đến
làm suy giảm sản xuất trong nước, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, chính
trị, xã hội Chính vì vậy, hoạt động thương mại cần phải có sự quản lý của Nhà
nước nhưng mức độ can thiệp, quản lý của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường như
thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển lực lượng sản xuất và
quan điểm cũng như đường lối phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước Hiện nay
phần lớn các nước đều sử dụng chính sách thương mại của mình để tác động vào
thị trường, một mặt khuyến khích xuất khẩu, hướng tới thị trường nước ngoài
nhưng mặt khác lại hạn chế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước và duy trì nên kinh tế trong nước tăng trưởng bền vững
Vậy, chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, luật lệ, các qui định, các biện pháp hành chính, kinh tế liên quan đến hoạt động TMOT mà chính phủ mơi quốc gia áp dụng để điều chỉnh quan hệ trao đổi, mua bán của
mình với các quốc gia khác nhằm mang lại lợi ích chung cho xã hội
Với khái niệm này, chính sách TMQT của một quốc gia là một bộ phận
Trang 20khi đã trở thành thành viên của WTO, các nước phải xây dựng và thực hiện chính
sách TMQT của mình phù hợp với các hiệp định quốc tế, kể cả các nguyên tắc và
hành vi đối xử trong thương mại được qui định trong WTO Theo quan niệm đó, chính sách TMQT có thể được hiểu đầy đủ hơn là “cấu trúc đây đủ các luật lệ, qui định, các hiệp định quốc tế và các kết quả đàm phán được chính phủ chấp nhận để đạt được sự tiếp cận thị trường có ràng buộc về mặt luật pháp đối với các công ty
trong và ngoài nước [103] Theo qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đối với các nước thành viên, chính sách TMQT của mỗi quốc gia cần phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau:
- Không phân biệt đối xử - Cạnh tranh tự do và lành mạnh
- Đảm bảo tính minh bạch, có thể dự đoán
- Đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển
Cách tiếp cận chính sách TMQT được mô tả như trên được gọi là chính sách thương mại “dựa trên luật lệ” Mục đích của chính sách này là soạn thảo ra những luật lệ thương mại quốc tế minh bạch và có khả năng tiên đốn được nhằm thúc
đẩy việc tiếp cận thị trường nhiều hơn của các nhà sản xuất
Bên cạnh đó, chính sách thương mại “dựa trên kết quả” cũng được chính
phủ nhiều nước quan tâm nhằm mong muốn đạt được một số các mục tiêu chính trị và kinh tế thông qua những hành động đơn phương và mạnh mẽ (ví dụ như để cải thiện cán cân thanh toán đang bị thiếu hụt, hay để giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động thì chính sách thương mại cần phải đưa ra những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu)
Do ngày càng có nhiều nước tham gia vào WTO nên số trường hợp sử dụng cách tiếp cận chính sách thương mại dựa trên kết quả đã giảm đáng kể Tuy nhiên dưới áp lực của các nhóm lợi ích trong nước và các vấn đề kinh tế gay gắt nên chính phủ các nước thường phải cố gắng hài hồ lợi ích này
Trang 2110
sách kinh tế-xã hội của các nước đều nhằm vào phát triển kinh tế-xã hội phồn vinh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân Do vậy chính sách thương mại quốc tế cũng phải hướng tới mục đích đó
Chính sách TMQT bao gồm các bộ phận cấu thành như chính sách mặt
hàng, chính sách thị trường, chính sách thuế quan, các biện pháp cấm đoán, hạn
chế, kiểm sốt hay khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố, dịch vụ, chính
sách đầu tư và SHTT liên quan đến thương mại Do đó, chính sách TMQT khơng
chỉ tác động đến khối lượng và cơ cấu hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu mà còn
ảnh hưởng đến cung, cầu của nhiều loại hàng hoá khác nhau ở trong nước, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, qui mô đầu tư và tăng trưởng của toàn bộ nên
kinh tế Vậy có thể nói, chính sách TMQT' tác động lên mọi hoạt động kinh tế-xã hội của một nước
Mục tiêu cơ bản của chính sách TMQT là hướng tới việc sử dụng và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước theo những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vừa thể hiện sự không phân biệt đối xử với các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài theo những nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi
Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách TMQT là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng mua bán với nước ngồi, đồng thời góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước
1.1.1.3 Các loại hình chính sách TMQT
Trong quá trình phát triển kinh tế, chính sách TMQT của mỗi nước được
xây dựng theo những xu hướng và biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào những điều
kiện lịch sử cụ thể Có thể phân loại hình chính sách TMQT theo 2 căn cứ chủ yếu sau:
* Căn cứ vào mức độ bảo hộ
- Chính sách bảo hộ mậu dịch
Trang 2211
khu vực, do có sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như do các nguyên nhân lịch sử để lại Mục tiêu của chính sách bảo hộ mậu dịch là để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài nhằm đảm bảo cho các
nhà sản xuất trong nước có điều kiện, thời gian để phát triển
Cho đến nay vẫn còn hai nhóm ý kiến khác nhau khi giải thích về chính sách bảo hộ mậu dịch Nhóm thứ nhất cho rằng, trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển kinh tế, hoặc đối với một số ngành công nghiệp mới phát triển thì Nhà
nước nên sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch bằng những hàng rào thuế quan cao
và các hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập
khẩu vào thị trường trong nước, nhằm giúp cho các nhà sản xuất trong nước có được thị trường tiêu thụ nội địa ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển Như vậy, trong giai đoạn đầu, chính sách bảo hộ mậu dịch giúp cho nên kinh tế phát triển
cân đối, ổn định, hạn chế được những tác động xấu từ thị trường bên ngồi
Ngược lại, nhóm thứ hai quan niệm, chính sách bảo hộ mậu dịch đã coi nhẹ
ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thế giới đối với việc phát triển kinh tế trong nước, làm cho nền kinh tế trong nước thiếu cơ hội cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp dễ ở lại vào sự bảo hộ của Nhà nước dẫn đến tình trạng bảo thủ, trì trệ, nền kinh tế kém năng động Điều đó hạn chế khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng quốc gia, không đảm bảo cung cấp đủ đầu vào cho sản xuất trong nước Hậu quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế rất chậm, nạn thất nghiệp gia tăng và trở thành gánh nặng cho xã hội Hàng rào bảo hộ cao làm tăng giá trong nước, lượng nhập khẩu giảm xuống, giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, cơ hội cho bệnh tham những và
buôn lậu phát triển Bảo hộ còn gây ra những tổn hại về kinh tế, người tiêu dùng
phải mua hàng nhập khẩu với giá cao hơn giá quốc tế, những ngành sản xuất kém
hiệu quả đã dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước nên vẫn có thể mở rộng sản xuất mà
không cần đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý
- Chính sách tự do hoá thương mại
Trang 2312
của các công ty đa quốc gia thúc đẩy phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và chiều sâu Trước xu thế đó nhiều quốc gia chuyển sang xây dựng mơ
hình “kinh tế mở” thông qua việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước Tự do hoá thương mại mang lại lợi
ích cho mỗi nền kinh tế quốc gia, dù trình độ phát triển có khác nhau Đó là xu thế
phát triển chung của nền văn minh nhân loại
Bản chất của chính sách tự do hoá thương mại là việc các nước giảm dần
những trở ngại của hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt
động thương mại
Như vậy, chính sách tự do hoá thương mại trước hết là nhằm mở rộng qui mô xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu Kết quả của chính sách tự do hoá thương mại là dựa trên cơ sở đầu tư trong nước và nước ngoài để mở mang sản xuất, tạo ra hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao dẫn đến sản xuất phát triển, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải quyết tốt việc làm cho người lao động, và đặc biệt là làm cho nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới Theo quan điểm của WTO, thương mại quốc tế đã trở thành “đầu tàu” của nên kinh tế
Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách tự do hố thương mại, các quốc gia
cũng phải khắc phục kịp thời những mặt còn hạn chế của chính sách này, đó là: - Nền kinh tế phát triển mất cân đối nếu tập trung quá mức vào những ngành
hàng có khả năng xuất khẩu
- Nền kinh tế do bị gắn chặt vào thị trường bên ngoài nên dễ bị những tác
động xấu từ bên ngoài, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quốc gia
Về lý thuyết, chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tự do hoá thương
mại đối lập nhau vì chúng có những tác động ngược chiều nhau đến hoạt động
thương mại hàng hoá, dịch vụ Trong thực tế, chúng có thể song song tồn tại và
Trang 2413
- Về mặt lịch sử, chưa khi nào có chính sách tự do hố thương mại một cách hoàn toàn đầy đủ, trái lại cũng chưa khi nào lại bảo hộ mậu dịch quá chặt chế dẫn đến mức làm tê liệt hoàn toàn các hoạt động thương mại quốc tế
- Về mặt logic, tự do hoá thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ
cục bộ đến toàn thể, trong khi tự do hoá thương mại ở lĩnh vực này thì lại có bảo hộ mậu dịch ở lĩnh vực khác, tuy nhiên mức độ phải dung hoà nhau
- Với những điều kiện thực tiễn trong thương mại quốc tế ngày nay, khó có thể khẳng định sự cần thiết phải sử dụng một chính sách cụ thể nào, mặc dù về mặt lý thuyết có thể chứng minh những mặt tích cực của từng chính sách Hiện nay,
trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập KTQT, các nước đều tích cực tham gia vào
TMQT và đấu tranh cho một nền thương mại tự do và công bằng hơn Trong chính
sách TMQT của mình các nước đã giảm dần sự bảo hộ cho sản xuất trong nước
bằng cách giảm thuế, đỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ cho sản xuất trong nước phát triển Từ đó chính sách TMQT của các
nước đã có sự thay đổi theo hướng tự do hóa thương mại, chính sách hạn chế nhập
khẩu chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể nhằm mục tiêu bảo
đảm an ninh kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường
* Căn cứ vào đối tượng điêu chỉnh của chính sách TMQT
Mỗi đối tượng điều chỉnh của chính sách TMQT có những đặc điểm và
phương thức hoạt động riêng, bởi vậy cần phải có chính sách cụ thể để điều chỉnh
từng đối tượng cho phù hợp Theo quan điểm rộng về TMQT, chính sách TMQT phân theo căn cứ này có:
- Chính sách thương mại quốc tế về hàng hoá
Hàng hoá là một trong những đối tượng tham gia vào thương mại quốc tế sớm nhất và chiếm giữ vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Bởi vậy, hàng hoá là đối tượng điều chỉnh chủ yếu trong nhiều hiệp định thương mại quốc tế và khu vực Đối với từng quốc gia, chính sách TMQT về hàng hoá được đặc biệt quan tâm Nội dung trong chính sách TMQT về hàng hoá thường qui định về đối tượng chủ sở hữu được tham gia vào TMQT, về mặt hàng, về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan
Trang 2514
Trước đây các nhà kinh tế học thường nhìn nhận ngành dịch vụ là ngành sản xuất phi vật chất và khơng mang tính thương mại, do vậy ngành dịch vụ không
được quan tâm và không được tập trung xây dựng chính sách
Nhưng trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế hàng hoá và sự lớn mạnh
của khoa học — kỹ thuật, ngành dịch vụ ngày càng phát triển và đã đóng vai trò
quan trọng trong TMQT Bởi vậy, đầu thập kỷ 70 (thế kỷ XX) Mỹ đã đề nghị đưa vấn để thương mại dịch vụ vào nội dung đàm phán Kết thúc vòng đàm phán
Urugoay, cùng sự ra đời của WTO, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã được thông qua Thương mại dịch vụ đã trở thành đối tượng điều chỉnh
trong chính sách thương mại quốc tế, trong các cam kết khu vực, đa phương, song phương và trong chính sách thương mại của các quốc gia
- Chính sách thương mại quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản
xuất, kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận (đối với các nhà đầu tư) và đạt
được những mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định (đối với nước tiếp nhận đầu tư) Về
bản chất, đầu tư nước ngồi là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn
của xuất khẩu hàng hoá
Bởi vậy, đầu tư nước ngoài là một hình thức quan trọng của quan hệ kinh tế
đối ngoại và là đối tượng điều chỉnh trong hiệp định của WTO (Hiệp định TRIMS)
và trong chính sách thương mại của các quốc gia
- Chính sách thương mại quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Ngày nay, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới như sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ, chuyển giao công nghệ Đặc biệt với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã đưa sự phát triển của nên KTTG
sang giai đoạn mới - giai đoạn kinh tế tri thức Những phát minh, sáng chế có giá
trị đặc biệt trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, bởi vậy đó cũng chính là một trong những đối tượng điều chỉnh trong hiệp định TMQT (Hiệp định TRIPS)
Trang 2615
trong chính sách TMQT liên quan đến SHTT hướng tới việc bảo hộ quyên SHTT,
quy định cụ thể những đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ, thời hạn bảo hộ
nhằm đảm bảo sự công bằng và khuyến khích những người sở hữu tài sản trí tuệ yên tâm đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của mình
1.1.1.4 Vai trị của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia Theo đánh giá hiện nay, vai trị đó thể hiện trước hết ở 3 nội dung chủ yếu sau đây:
* Chính sách TMQT góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát
triển kinh tế
Muốn tăng trưởng kinh tế ở mức cao, các nước cần phải huy động các nguồn vốn đầu tư với khối lượng lớn vào máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, vào nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cung cấp đủ đầu vào cho sản xuất nhằm nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nguồn vốn có thể được hình thành từ trong nước (vốn có được từ ngân sách nhà nước, vốn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, vốn huy động từ tư nhân) và từ nước ngoài như thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, vay nợ, viện trợ
Chính sách thương mại quốc tế thông thoáng, phù hợp với xu hướng phát
triển chung của thế giới và phù hợp với đặc điểm riêng trong nước sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ từ xuất khẩu để rồi tăng nhập khẩu
máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất Kinh tế tăng trưởng cùng với môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh Cứ như vậy, khi các nguồn vốn được khai thác tốt sẽ góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từ đó đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, 6n định, vững chắc
* Chính sách TMQT định hướng cho việc tiếp nhận các công nghệ tiên
tiến phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang phát triển như vũ bão,
Trang 2716
đời sống xã hội Các nước đều đứng trước những cơ hội thuận lợi để phát triển
Nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc về các nước tư bản phát triển
và các công ty xuyên quốc gia cho nên các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đứng trước những thách thức to lớn nhưng cũng là cơ hội thuận lợi để rút
ngắn sự lạc hậu về công nghệ và nghèo nàn về kinh tế bằng cách nhập khẩu kịp
thời những máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để trang bị cho nền kinh
tế quốc dân, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Vậy thơng qua chính sách thương mại để định hướng cho việc lựa chọn thiết
bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu về công nghệ giữa nước ta với các nước trên thế giới
* Chính sách TMQT tạo môi trường cạnh tranh cao nhằm thúc đẩy sản
xuất phát triển
Thông qua thương mại quốc tế, hàng hoá và dịch vụ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá cả Muốn thắng trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp buộc phải đổi mới sản xuất, hoàn thiện qui trình quản lý, nâng
cao năng lực sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để trước hết cạnh tranh
ngay tại thị trường nội địa và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nước ngồi Chính vì vậy cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển
Chính sách thương mại quốc tế phù hợp trước hết xoá bỏ những rào cản
trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tạo ra một thị trường nội địa thống nhất, đồng
thời thực hiện đầy đủ quyền SHTT, tạo môi trường pháp lý ổn định để thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh Như vậy, chính sách thương mại đóng vai trò điều tiết, hướng dẫn, tạo môi trường cạnh tranh
cao và lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển
1.1.2 Một số lý thuyết về THMQT
1.1.2.1 Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương
Trang 2817
cho các chính sách thương mại ở Anh, Pháp, Đức trong suốt hơn ba thế kỷ Tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó có được Để gia tăng sự giàu có, những nhà kinh tế học theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng xuất khẩu đối với mỗi quốc gia là rất có lợi vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng lượng của cải quốc gia, còn nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong
nước và dẫn đến thất thoát một lượng tiền Chính vì vậy trong hoạt động ngoại
thương phải đảm bảo được cán cân thương mại thặng dư
Thuyết trọng thương đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng chính sách TMQT của các nước trong nhiều thế kỷ, đặt nền móng cho sự phát triển của thương mại quốc tế
Hiện nay những nghiên cứu hoạt động ngoại thương trên thế giới cho thấy
cán cân thương mại thặng dư là mục tiêu dài hạn của các nước, nhưng chúng ta
cũng không nên cho rằng mọi thặng dư thương mại đều là tốt, còn thâm hụt thương
mại đều là xấu Việc nhập khẩu hàng hoá nhiều hơn hay ít hơn xuất khẩu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả giai đoạn phát triển kinh tế và cơ cấu nên kinh tế Chỉ
có thể đánh giá được ý nghĩa của cán cân thương mại quốc tế trong bối cảnh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Xét riêng điều kiện kinh tế của Việt Nam, trong giai đoạn đầu phát triển,
nhập siêu có thể mang lại nhiều lợi ích quốc gia như:
- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu cho sản xuất và góp phần nâng cao mức sống nhân dân
- Góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
- Tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
- Tạo điều kiện để cải thiện cơ cấu kinh tế
Tuy nhiên, xét về lâu dài, nếu cán cân thương mại bị thâm hụt kéo dài trong
nhiều năm sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế:
Trang 2918
- Không sử dụng tốt mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất và không tận dụng được lợi thế so sánh khi tham gia vào thương mại quốc tế
- Nạn thất nghiệp sẽ gia tăng, trở thành gánh nặng cho xã hội
- Cán cân thương mại thiếu hụt làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tăng lên,
tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài
- Nền kinh tế trong nước phát triển khơng ổn định
Chính vì vậy khi nhập khẩu tăng mạnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cán cân
thương mại quốc tế, chúng ta cần có ngay những biện pháp khẩn cấp để hạn chế nhập khẩu Những biện pháp hạn chế nhập khẩu này chỉ nên hướng vào những mặt
hàng trong nước có khả năng sản xuất và đáp ứng được nhu cầu; những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết, đặc biệt là hàng xa sỉ phẩm Xét một cách toàn diện, và
triệt để, hướng tích cực nhất là phát triển sản xuất hàng hoá trong nước, nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu nội địa, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu Có như vậy
cán cân thương mại mới được duy trì ở vị trí có lợi
1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
David Ricardo- nhà kinh tế học người Anh thế kỷ XIX đã đưa ra lý thuyết
“lợi thế so sánh” vào năm 1817 trong tác phẩm nổi tiếng của mình “những nguyên
lý của kinh tế chính trị, 1817” Lý thuyết này đã trở thành nền tảng lý luận về tự do
thương mại, sau này được các nhà nghiên cứu bổ sung Hiện nay, Chính phủ và các
doanh nghiệp ở các nước vẫn còn vận dụng những luận cứ trong lý thuyết này để
xây dựng chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư
Theo David Ricardo, cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế là: - Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, bởi vì ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi nước do chỉ chuyên mơn hố
vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu sản phẩm đó để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác
- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hoặc kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi loại sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham gia
Trang 3019
Theo David Ricardo, các nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chun mơn hố theo cơng thức: Chỉ phí để sản xuất hàng A của nước đó so với thế giới nhỏ hon chi phi để sản xuất mặt hàng B của nước đó so với thế giới
Trong thực tế ngày nay, mức phát triển của các quốc gia không đều nhau,
nhưng mỗi quốc gia vẫn có thể sử dụng thuyết lợi thế so sánh để tính tốn hiệu quả kinh tế, xác định chủng loại hàng hố mà mình xuất khẩu hay nhập khẩu, tích cực
tham gia vào thương mại quốc tế để tận dụng những lợi ích của thương mại quốc tế
Ví dụ dưới đây (bảng 1.1) sẽ làm rõ hơn cho luận điểm này:
Bảng 1.1: Lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính và áo sơ mỉ của Nhật và Việt Nam
Nước Máy tính Áo sơmi
Nhật 130.000 JPY 1.000 JPY Viet Nam 10.000.000 VND 50.000 VND
Nguồn: Tác giả tự đưa ra con số giả định
Mặc dù giá máy tính và áo sơmi ở Nhật và ở Việt Nam là khác nhau, đồng thời giá trị đồng tiền JPY và VNĐ cũng khác nhau, nhưng theo thuyết lợi thế so
sánh của David Ricardo, hai nước Nhật và Việt Nam vẫn có thể tính tốn hiệu quả
kinh tế để từ đó quyết định nên lựa chọn mặt hàng nào để sản xuất và xuất khẩu
- Ở Nhật 1 máy tính đổi được 130 áo sơmi - Ở Việt Nam 1 máy tính đổi được 200 áo sơmi
Nhật có lợi thế so sánh về sản xuất máy tính, bất lợi thế so sánh về sản xuất
áo sơmi Vậy Nhật nên chuyên sâu vào sản xuất máy tính để đổi lấy áo sơmi được
sản xuất tại nước Việt Nam Và ngược lại, Việt Nam nên tập trung vào sản xuất áo
sơmi để đổi lấy máy tính của Nhật
Trang 3120
Việt Nam là nước đang phát triển cần phải tan dung lợi thế so sánh để tham
gia vào phân công lao động quốc tế Chính sách TMQT của Việt Nam nên hướng
vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh như mặt
hàng dệt may, gia công lắp ráp, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, dịch vụ du
lịch, dịch vụ vận tải biển Tuy nhiên, lợi thế so sánh có thể thay đổi Những lợi thế về lao động giá rẻ sẽ giảm dần, nguồn tài nguyên ngày một cạn, chúng ta cần phải
tạo ra lợi thế so sánh mới trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
vào sản xuất Bởi vậy, Việt Nam cũng nên có định hướng và chính sách phù hợp để hỗ trợ cho những ngành sản xuất có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao
1.1.2.3 Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố của Hecksher va Ohlin (H-O)
Trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” năm 1933, Eli Hecksher và Bertil Ohlin giải thích nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh theo qui luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất Theo hai ông, lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức độ sắn có của các yếu tố sản xuất Các yếu tố sản xuất được đề cập ở đây là đất đai, lao động và tư bản Sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến sự khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất Như vậy hình thức đơn giản nhất, mơ hình tỷ lệ các yếu tố sản xuất đã phát
triển mơ hình của Ricardo bằng cách bổ sung thêm một số yếu tố sản xuất khác,
đất đai hay vốn, bên cạnh yếu tố lao động
Mơ hình này giải thích lợi thế so sánh bằng cách nhìn vào lượng tương đối các yếu tố sản xuất mà một quốc gia có được và tỷ lệ các yếu tố sản xuất
này được phân bổ để sản xuất hàng hoá và đều giả định rằng các yếu tố sản xuất
này đều có khả năng sinh lời như nhau giữa các nước Ví dụ, nếu lao động được sử dụng tương đối nhiều hơn trong sản xuất quần áo so với sản xuất thép, lúc đó nước nào đồi dào lao động hơn sẽ xuất khẩu quần áo, đồng thời nước nào giàu
vốn hơn sẽ xuất khẩu thép
Để tạo ra các sản phẩm, người ta phối hợp các yếu tố sản xuất theo các tỷ lệ
cân đối nhất định Trong điều kiện nên kinh tế mở, tự do hoá thương mại, mỗi quốc
gia cần định hướng chun mơn hố sản xuất các sản phẩm mà quốc gia đó có thể
Trang 3221
dư thừa hay khan hiếm các yếu tố sản xuất sẽ quyết định cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia
Tư tưởng chủ yếu của lý thuyết tỷ lệ các yếu tố sản xuất là: một quốc gia sẽ
chun mơn hố sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia dư thừa tương đối và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng yếu tố sản xuất
mà quốc gia đó khan hiếm tương đối
Mơ hình tỷ lệ yếu tố sản xuất đã trở thành học thuyết nền tảng trong lĩnh vực thương mại quốc tế trên 50 năm, mặc dù mơ hình này cũng bị thách thức rất
nhiều trong thời gian đó Thách thức lớn nhất là khi Wassily Leontief phát hiện ra
một thực tế vào năm 1953 rằng Mỹ, nước được coi là rất giàu về vốn, lại xuất khẩu
các sản phẩm sử dụng nhiều lao động hơn các sản phẩm sử dụng nhiều vốn Khám
phá này được biết đến như “nghịch lý Leontief” [103]
1.1.2.4 Lý thuyết về chỉ phí cơ hội của Gotffried Haberler
Năm 1936, Haberler sử dụng lý thuyết chỉ phí cơ hội để giải thích qui luật lợi thể so sánh Theo đó, chi phí cơ hội của một loại sản phẩm là số lượng sản
phẩm khác mà người ta phải bỏ đi để huy động các nguồn lực vào sản xuất thêm
sản phẩm đó nhằm tận dụng lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại quốc tế
Haberler cho rằng, chỉ phí cơ hội khơng đổi trong một quốc gia, nhưng khác nhau
giữa các quốc gia trên thế giới Sự khác biệt này là cơ sở xây dựng chính sách TMQT, cho phép từng quốc gia có thể tập trung chuyên mơn hố sản xuất các loại
sản phẩm có chỉ phí cơ hội thấp để xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm có chi phí cơ
hội cao hơn so với thị trường thế giới Sau quá trình trao đổi, lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia và của toàn thế giới đều gia tăng
Như vậy, qui luật lợi thế so sánh được giải thích theo quan điểm của
Haberler như sau: Một quốc gia sẽ chun mơn hố sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm có chỉ phí cơ hội thấp hơn và nhập khẩu các sản phẩm có chi phí cơ hội cao
hơn so với thị trường các quốc gia khác
Trở lại ví dụ ở Bảng 1.1, chi phí cơ hội để sản xuất 1 máy tính ở Nhật là 130
áo sơmi, chỉ phí cơ hội để sản xuất 1 máy tính ở Việt Nam là 200 áo sơmi, vì vậy
Trang 3322
sản xuất máy tính rẻ hơn so với ở Việt Nam ( 130 áo sơmi ở Nhật so với 200 áo sơmi ở Việt Nam)
Khái niệm chỉ phí cơ hội cũng được vận dụng trong trường hợp có nhiều yếu
tố sản xuất Tuy nhiên khi đó chi phí cơ hội không phải là cố định mà ln có sự
thay đổi Chi phí cơ hội có được từ điều kiện tự nhiên, từ lao động sẽ dần dần mất đi, thay vào đó là chi phí cơ hội mới sẽ xuất hiện khi trình độ khoa học, kỹ thuật,
công nghệ phát triển Nước nào đi đầu trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì sẽ dành được nhiều lợi ích trong thương mại quốc tế
1.1.2.5 Lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Raymond Vernon (1966) Raymond Vernon đã nhấn mạnh vào vòng đời của sản phẩm mà các sản
phẩm đơn lẻ phải trải qua Xét về mặt lý thuyết thì quan điểm về vòng đời sản
phẩm là sự mở rộng lý thuyết về khoảng cách công nghệ Theo Vernon, các nhân tố
cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tuỳ theo vòng đời của sản phẩm đó Thương mại dựa trên vòng đời sản phẩm được Vernon minh họa bằng
hình sau:
Trang 3423 Nhập khẩu thuần Xuất khẩu thuần 0 Các nước công
A ae nghiép khac ⁄ fan LE; t Nước đứng (Canada, Nhật, EC) Các nước kém
| đâu (Mỹ) phát triển
Nguồn: P.H.Lindert, 1991, International Economics, 9* edition, Irwin Publisher
Qua hình 1.1 cho thấy, đầu tiên khi sản phẩm mới được giới thiệu (tại to),
việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào vốn, công nghệ và lao động lành nghề Lúc đó
sản phẩm được sản xuất (thường với chỉ phí cao) và xuất khẩu bởi những nước có
tiêm lực về kinh tế (ví dụ như Mỹ)
Khi sản phẩm bắt đầu được chuẩn hoá và phổ biến (giai đoạn chín muồi), thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc mở rộng qui mô sản xuất Những
ngành sẵn xuất sản phẩm dot bát đầu di chuyển \ sang các nước khac, loi thế so sánh được cRuyển từ các nước gián inhsung hayes déndangcip dungnedccrémg nghé
tiêu chuẩn và dồi dào tương F dane von (ving (ví dẫu hột, gam muons Tai “âu at Những
nước này bắt đầu giữ vai trò sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó
Cuối cùng, khi cơng nghệ được chuẩn hoá, quá trình sản xuất có thể được
chia thành nhiều công đoạn khác nhau và việc sản xuất tương đối đơn giản, lợi thế
Trang 3524
Việt Nam với lợi thế về nguồn lao động phong phú, giá rẻ đã nhanh chóng
ban hành chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư để tiếp nhận làn sóng chuyển giao
cơng nghệ lần thứ hai đối với sản xuất mặt hàng may mặc, da giày, nên từ những
năm 90 những mặt hàng này nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam
1.1.2.6 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter được công bố vào năm 1990 [126] Lý thuyết này đã giải thích tại sao một số quốc gia lại có vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết 4 nhóm yếu tố (xem hình 1.2) đó là: 1) điều kiện các yếu tố sản xuất, 2) điều kiện về cầu, 3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan và 4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành Ngồi ra cịn 2 yếu tố khác là chính sách của Chính
phủ và cơ hội có thể ảnh hưởng lên 4 yếu tố trên Hệ thống liên kết các yếu tố này
quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia và đã được M Porter trình bày trong mơ
hình “kim cương” dưới đây
Hình 1.2: Mơhình kim cương của Michael Porter
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh
ngành
Điều kiện các N NGỘ Điều kiện về cầu
yếu tố sản xuất |#— > Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Trang 3625
Mơ hình trên chỉ rõ, sự phong phú, dồi dào của các yếu tố sản xuất có ý nghĩa lớn đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia Bởi vậy, khi quốc gia có các đầu vào cần thiết cho một ngành cơng nghiệp nào đó thì nên có những chính sách hỗ
trợ giúp cho ngành đó phát triển, qua đó cịn kéo ngành cơng nghiệp phụ trợ
phát triển theo
Đồng thời mơ hình trên cho thấy Chính phủ có vai trò rất lớn tác động đến khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua chức năng quản lý vĩ mô như tạo lập môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể hoạt động và cạnh tranh lành mạnh, điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích cơng bằng thông qua việc sử dụng các công cụ ngân sách, thuế, tín dụng
Sau khi nghiên cứu một số lý thuyết thương mại quốc tế, tác giả luận án cho rằng Việt Nam cần vận dụng linh hoạt các lý thuyết này trong việc xây dựng chính sách TMQT của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy
nên kinh tế phát triển bằng cách:
- Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước- đây là một trong những nguồn gốc quan trọng của lợi thế so sánh Với dân số khoảng 84
triệu dan [86, tr70], trong đó 56,4% đang trong độ tuổi lao động, đây chính là một lợi thế lớn của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủ
công mỹ nghệ, ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch - lĩnh vực được coi là sử dụng nhiều lao động Tuy nhiên lao động đông, giá rẻ chỉ là lợi thế trước mắt và sẽ giảm dần khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn Một thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế và hội nhập với nền KTTG thì chất lượng lao động của Việt Nam lại trở thành điểm yếu, không đáp ứng được yêu cầu Bởi
vậy, để tạo ra lợi thế so sánh Việt Nam cần phải đầu tư mạnh vào đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng, có kỹ năng, kỹ thuật để có thể tạo ra những sản phẩm có
hàm lượng chất xám cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Có như
vậy Việt Nam mới giành được nhiều lợi ích khi tham gia vào TMQT
- Tận dụng điểu kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn tài
Trang 3726
đó khơng những đáp ứng tốt nhu cầu ở thị trường trong nước mà còn đẩy mạnh
xuất khẩu Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc xuất khẩu sản phẩm thô dựa trên
những điều kiện tự nhiên thuận lợi trong giai đoạn ban đầu là cần thiết, nhưng lợi
thế này sẽ nhanh chóng mất đi, vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng chuyển sang
việc xuất khẩu các sản phẩn chế biến sâu, với hàm lượng công nghệ, chất xám cao để mang lại hiệu quả kinh tế cao Đồng thời với bờ biển dài lại nằm trên đường vận
tải quốc tế chúng ta có đủ điều kiện để phát triển hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ đóng và sửa chữa tầu nhằm tăng thu ngoại tệ cho đất nước
- Trên cơ sở các yếu tố đầu vào cho sản xuất, hiện Việt Nam còn thiếu vốn,
cơng nghệ, vì vậy cần phải đẩy mạnh việc nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến,
hiện đại, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước nhằm
góp phần phát triển kinh tế ổn định, vững chắc
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong luật thương mại quốc tế
Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức này Tuy nhiên nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp nên chính sách thương mại vẫn có nhiều điều hạn chế và khác biệt so với những nguyên tắc cơ bản trong luật thương mại quốc tế Chính vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là về thương mại vào kinh tế khu vực và thế giới thì việc điều chỉnh, bổ sung
nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại và các biện pháp thực hiện chính
sách thương mại cần phải căn cứ vào các nguyên tắc trong luật thương mại quốc tế của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới Mặc dù các cam kết trong từng Hiệp
định song phương, hay đa phương có thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều phải
thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản của WTO Đó là:
1.1.3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại
Không phân biệt đối xử trong thương mại được coi là nguyên tắc cơ bản và nền tảng nhất của luật TMQT
Nội dung của nguyên tắc này bao gồm chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MEN)
và chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) Chế độ MEN là chế độ không phân biệt đối xử
Trang 3827
lại điều chỉnh chính sách thương mại không phân biệt đối xử của các quốc gia đối
với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ trong nước
Qui chế MEN và NT đã được hâu hết các nước công nhận, không chỉ trong
lĩnh vực thương mại hàng hố mà cịn trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ
- Theo Hiệp định GATT (áp dụng đối với thương mại hàng hoá), qui chế MEN nghĩa là: nếu một quốc gia thành viên cho phép một nước được hưởng ưu đãi về thuế quan hay các ưu đãi khác đối với bất kỳ sản phẩm nào thì ngay lập tức và vơ điều kiện, quốc gia này cũng phải cho phép các nước thành viên khác hưởng ưu
đãi như thế đối với sản phẩm tương tự (GATT 1994, Điều ])
Hơn thế nữa, nghĩa vụ đối xử theo qui chế tối huệ quốc không chỉ hạn chế ở thuế quan mà còn áp dụng đối với:
+ Bất kỳ khoản phí nào liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu
+ Phương pháp đánh thuế và các khoản phí nói trên
+ Những qui tắc và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu
+ Thuế và phí nội địa đối với hàng nhập khẩu và các luật lệ, qui định, điều
kiện ảnh hưởng đến việc bán hàng
+ Việc quản lý các hạn chế định lượng (ví dụ như phân bổ hạn ngạch giữa
các quốc gia cung cấp hàng trên cơ sở không phân biệt đối xử) trong những trường
hợp ngoại lệ được phép áp dụng hạn chế định lượng
Vì vậy, nguyên tắc này nhấn mạnh rằng, khi thoả thuận áp dụng qui chế tối huệ quốc, các nước thành viên cam kết không phân biệt đối xử giữa các nước và
không được đối xử với một nước kém ưu đãi hơn một nước khác trong mọi vấn đề liên quan tới thương mại hàng hoá Tuy nhiên, các qui định của GATT cũng cho phép một số trường hợp ngoại lệ như những ưu đãi thương mại mà các nước nằm trong khu vực thương mại tự do dành cho nhau theo Hiệp định ưu đãi khu vực, hoặc các nước có chung đường biên giới thì không phải áp dụng cho các nước còn lại
Chế độ NT được qui định tại GATT 1994, Điều IH:1 Theo đó, WTO yêu
Trang 3928
chung Đãi ngộ quốc gia giúp cho hàng hoá nhập khẩu sau khi vượt qua hàng rào
hải quan tại biên giới của một quốc gia sẽ được đối xử như những hàng hoá được sản xuất trong nước cùng loại
- Theo Hiệp định GATS (áp dụng đối với thương mại dịch vụ), qui chế Tối
huệ quốc qui định rằng, Chính phủ của các nước thành viên không được phép phân
biệt đối xử giữa các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên
mà phải dành cho họ sự đối xử không kém phần ưu đãi so với mức mà các thành
viên đó đã, đang và sẽ dành cho bên thứ ba nào đó (Điều II của GATS) Qui chế
MEN duoc áp dụng ngay lập tức, vô điều kiện mà mọi thành viên của GATS phai chấp nhận Tuy nhiên, GATS thừa nhận rằng không phải tất cả các nước có thể đảm
nhận nghĩa vụ ngay mà vẫn cho phép có trường hợp ngoại lệ Các nước thành viên
phải qui định rõ những trường hợp ngoại lệ trong Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc, và phải được nêu ra khi đàm phán gia nhập GATS
Tại Điều XVI của GATS có qui định chế độ đãi ngộ quốc gia Theo đó, các quốc gia thành viên WTO phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ quốc gia thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phân thuận lợi hơn sự đãi
ngộ họ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của chính mình
- Theo Hiệp định TRIPS (đối với sở hữu trí tuệ), qui chế Tối huệ quốc được qui định trong Điều 4, theo đó, tất cả các lợi ích, ưu đãi, đặc ân, đặc lợi, hay sự
miễn trừ mà thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước thành viên nào khác cũng sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên khác
Còn chế độ đãi ngộ quốc gia trong TRIPS được qui định cụ thể tại Điều 3.1
Theo đó, mỗi thành viên phải dành cho công dân của thành viên nước khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử với cơng dân của chính mình trong việc bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ
Các nghĩa vụ thực hiện qui chế MEN, NT trong TRIPS được áp dụng bình
đẳng cho tất cả các quốc gia thành viên Tuy nhiên, những quốc gia đang phát triển
được ưu tiên hưởng khoảng thời gian chuyển tiếp lâu hơn để hoàn thiện hệ thống
pháp luật và cơ chế bảo hộ SHTT của mình cho phù hợp với qui định chung của
Trang 4029
- Theo Hiệp định TRIMS (đối với đầu tư nước ngoài) được đàm phán tại
vòng Urugoay đòi hỏi các quốc gia phải huỷ bỏ từng bước những điều kiện bắt buộc áp dụng riêng với các nhà đầu tư nước ngoài (những yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu cầu về tỷ lệ góp vốn, những hạn chế về ngoại hối ) vì chúng bị cơi là không nhất quán đối với các qui chế MEN, NT Thời
kỳ huỷ bỏ đối với các nước phát triển là 2 năm kể từ ngày 1.1.1995 Các nước đang phát triển thời kỳ chuyển đổi là 5 năm, các nước chậm phát triển là 7 năm
1.1.3.2 Nguyén tac minh bach
Nguyên tắc này đồi hỏi các quốc gia phải thiết lập hành lang pháp lý điều
chỉnh các hoạt động thương mại rõ ràng và ổn định Mọi chính sách và chế độ pháp
lý trong lĩnh vực thương mại phải được phổ biến rộng rãi, dễ tiếp cận và có thể dự
đoán được
Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, theo quan điểm của WTO, thuế quan
là công cụ bảo hộ hợp pháp cho các ngành sản xuất trong nước, bởi vì thuế quan dễ dàng đạt được sự công khai, minh bạch, rõ ràng và dễ dự đoán, dễ đàm phán để đi
đến cắt bỏ Ngược lại, các biện pháp hạn chế định lượng cần phải được xoá bỏ bởi vì nó đã tạo nên mức độ bảo hộ cao, không công bằng, khơng rõ ràng và khó dự
đoán Tuy nhiên các biện pháp hạn chế định lượng vẫn có thể được phép sử dụng khi các quốc gia gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tình
hình tài chính đối ngoại của mình Trường hợp ngoại lệ này tạo sự linh hoạt cho các
nước đang phát triển hơn là các nước phát triển trong việc sử dụng các hạn chế định
lượng đối với hàng nhập
1.1.3.3 Nguyên tắc cạnh tranh tự do và lành mạnh
Môi trường cạnh tranh tự do và lành mạnh là một yêu cầu bắt buộc để hoạt
động TMQT có thể vận hành một cách hiệu quả và có lợi cho các bên tham gia
Nguyên tắc này giải quyết hai loại tập quán thương mại “không lành mạnh” đã làm ảnh hưởng đến những điều kiện cạnh tranh 7h nhất, cạnh tranh sẽ không
lành mạnh nếu hàng xuất khẩu được trợ giá Thứ hai, những điều kiện cạnh tranh bị