Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người được hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng.
Vai trò của tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
Hiện nay, tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, bởi phương thức này có những vai trò nhất định với các bên tham gia Đối với người xuất khẩu
+ Được đảm bảo thanh toán: L/C là bản cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C khi người xuất khẩu xuất bộ chứng từ hàng hóa phù hợp với L/C Do vậy trong phương thức tín dụng chứng từ người xuất khẩu được đảm bảo thu hồi được tiền hàng hóa, dịch vụ đúng hạn với bộ chứng từ hoàn hảo ngay cả khi người nhập khẩu không muốn thanh toán.
+ Nhận được sự tài trợ của ngân hàng thông qua chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa hoặc có thể xin vay trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ Đối với người nhập khẩu:
+ Thông qua hình thức tín dụng chứng từ ngân hàng giúp khách hàng kiểm tra một phần chất lượng số lượng phẩm chất hàng hóa thông qua bộ chứng từ, giúp cho người nhập khẩu tránh một phần rủi ro do người bán không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
+ Ngoài ra người nhập khẩu dễ nhận được sự tài trợ về vốn từ ngân hàng vì khi hàng hóa nhập về theo quy định của L/C mà người nhập khẩu chưa muốn thanh toán ngay họ có thể đề nghị ngân hàng thanh toán, nhận hàng hóa nhập kho đứng tên hàng, việc tiêu thụ hàng hóa do ngân hàng kiểm soát Khi nhà nhập khẩu muốn nhận hàng tiêu thụ phải thanh toán với ngân hàng Đối với ngân hàng:
Ngân hàng thu được khoản phí lớn, ngoài ra họ còn được mở rộng hoạt động tín dụng thông qua cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, huy động được nguồn ngoại tệ lớn qua các khoản ký quỹ của khách hàng, qua nguồn ngoại tệ khách hàng thu được gửi lại tại khoản ngân hàng
Tuy nhiên phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức hoàn hảo, không có rủi ro
- Đối với người xuất khẩu: do tính chặt chẽ của bộ chứng từ, người nhập không có thiện chí với người xuất, họ có thể vì một lỗi nhỏ trên chứng từ có thể bị từ chối thanh toán mặc dù hàng hóa được giao đúng theo hợp đồng
- Đối với người nhập khẩu: ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, khâu thanh toán tách rời hàng hóa, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về chứng từ chứ không chịu trách nhiệm về hàng hóa cho nên người nhập khẩu vẫn gặp rủi ro giả mạo chứng từ, chứng từ không đúng với hợp đồng hàng hóa
- Đối với ngân hàng: ngân hàng phải thanh toán ngay cho khách hàng khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ Do vậy ngân hàng gặp rủi ro tỷ giá, rủi ro giả mạo chứng từ, rủi ro do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán Phương thức tín dụng chứng từ có quy trình phức tạp tỷ mỉ đòi hỏi nắm bắt quy định,thông lệ quốc tế, nắm chặt chẽ nội dung của thư tín dụng.
Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vai trò của ngân hàng là trung gian thanh toán giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu, người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi ngân hàng, người nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng Như vậy ngân hàng tạo sự tin tưởng giữa hai bên và đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu, hoặc giúp người xuất khẩu thu ngay tiền thanh toán thông qua chiết khấu bộ chứng từ Mặt khác trong quan hệ với người nhập khẩu
8 bên cạnh quan hệ thanh toán hộ, ngân hàng còn có quan hệ tín dụng cho người nhập khẩu vay một phần hoặc toàn bộ số tiền thanh toán.
Các bên tham gia và mối quan hệ pháp lý giữa các bên
+ Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu., hoặc là người mua ủy thác cho một người khác
+ Người hưởng lợi: Người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người khác do người hưởng lợi chỉ định
+ Ngân hàng mở thư tín dụng:Là ngân hàng đại diện người nhập khẩu, ngân hàng này cấp tín dụng cho người nhập khẩu
+ Ngân hàng thông báo:Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
- Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia
+ Ngân hàng mở và người yêu cầu: người nhập khẩu gửi thư yêu cầu mở thư tín dụng chứng từ đến ngân hàng phục vụ mình Giấy yêu cầu mở thư tín dụng chính là văn bản pháp lý thể hiện quan hệ này Ngân hàng có trách nhiệm đứng ra thanh toán hộ người nhập khẩu vì vậy ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề ra mức ký quỹ nhất định nhằm giảm rủi ro của ngân hàng xuống mức thấp nhất trong quan hệ với khách hàng
+ Ngân hàng mở và người hưởng lợi: đối với người hưởng lợi ngân hàng mở thư tín dụng và nghĩa vụ trả tiền cho người xuất khẩu khi họ đưa ra bộ chứng từ hợp lý ngay cả khi người mở thư tín dụng không có khả năng trả tiền
+ Ngân hàng thông báo và người được hưởng: ngân hàng thông báo chỉ thực hiện thông báo thư tín dụng mà không có một cam kết nào về thanh toán đối với tín dụng chứng từ thì ngân hàng thông báo và người hưởng lợi không có sự ràng buộc về pháp lý, nhưng ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính xác thực bề ngoài của thư tín dụng và được hưởng phí dịch vụ từ người hưởng lợi.
Nội dung của phương thức tín dụng chứng từ
5.1 Thư tín dụng thương mại
Thư tín dụng ( Letter of credit-L/C ) là một chứng thư( điện hoặc ấn chỉ),trong đó nhân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng nó được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng thương mại gồm những phần sau: a Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C.
- Số hiệu: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng
Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.
- Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột về L/C đó.
- Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như trong hợp đồng đã qụy định không.
Có thể dẫn ra một ví dụ như:
Một thư tín dụng mở ngày 1/1/1996, trong nội dung của thư tín dụng đó ghi câu: We open our irrevocable credit ìn favour of yourselves by order of Mustumi Trading Co Ltd Tokyo for not exeeding the amount of 35.532 USD expering in Hanoi for negotiation on 31 st Jan 1996( chúng tôi mở thư tín dụng không thể hủy ngang cho quý ngài theo lệnh của công ty hữu hạn Mutsumi tokyo một số tiền không quá 35.532 USD có giá trị đến ngày 31/1/1996 tại Hà Nội)
Như vậy thời hạn hiệu lực của thư tín dụng này tính từ ngày mở(1/1/1996) đến ngày hết hạn (31/1/1996) là 30 ngày.
Có thư tín dụng quy định thời hạn hiệu lực của nó ngay từ những dòng đầu tiên của một L/C, song có L/C lại ghi ở những dòng cuối cùng trong phần ngân hàng cam kết trả tiền.
1 0 b Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ có thể chia làm hai loại: một là, các thương nhân, hai là các ngân hàng.các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu, là người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu là người hưởng lợi từ L/C.
Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận.
- Ngân hàng mở L/C: là ngân hàng thường được hai bên mua bán thỏa thuận, lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu không có quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau:
+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách thông bá L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu. + Sửa đổi bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C hoặc của những người xuất khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ
+ Kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó phù nhợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền của người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán Khi kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra” bề ngoài” của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra về tính chất pháp lý của chứng từ, tính xác thực của chứng từ… Mọi sự tranh chấp về tính chất bên trong của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự giải quyết.
+ Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa,lụt lội, động đất, hỏa hoạn,…nếu L/C hết hạn đúng lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.
+ Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm Ngân hàng được hưởng một phần thủ tục phí mở L/C.
- Ngân hàng thông báo: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu Quyền lợi và nghĩa vmụ chủ yếu của ngân hàng thông báo như sau:
+ Khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận đụơc cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.
+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn dải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương Nếu ngân hàng thông báo sai nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trach nhiệm.
+ Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng phnải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C.
Các nhân tố ảnh hưởng tới phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
6.1 Chính sách kinh tế của nhà nước
Chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia đó Các chính sách vĩ mô như chính sách thuế quan, hạn ngạch, chính sách cán cân thanh toán quốc tế là các chính sách có tác động trực tiếp và chủ yếu tới nhu cầu thanh toán L/C
Các chính sách mở cửa như hợp tác hoá đa phương hoá, tham gia ký kết các hiệp ước quốc tế sẽ giúp các nhà kinh doanh mở rộng khả năng tìm kiếm
1 8 bạn hàng quốc tế, đối tác thực hiện XNK Từ đó, nhu cầu thanh toán L/C tăng. Ngược lại khi nhà nước thực hiện chính sách đóng cửa, các doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hoạt động XNK, do đó không có nhu cầu thanh toán quốc tế.
6.2 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội có tác động lớn tới hoạt động ngoại thương của mỗi nước Mức độ an toàn sẽ là điều kiện đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp tham gia trong hoạt động ngoại thương Với những nước có môi trường kinh doanh có độ an toàn cao thì mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp nước ngoài càng nhỏ, vì vậy họ sẽ yên tâm khi thực hiện quan hệ giao dịch trong thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán sẽ được mở rộng và phát triển.
6.3 Trình độ cán bộ ngân hàng
Do đặc thù của hoạt động thanh toán quốc tế có rủi ro rất cao Khách hàng tới giao dịch không coi trọng phí thanh toán bằng uy tín của ngân hàng, khả năng tư vấn giải quyết rủi ro của các thanh toán viên Bên cạnh đó, luật pháp mỗi nước mỗi khác nhau nên trong thương mại đã có những qui định thống nhất mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ Cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải nắm rõ các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế, vì các phương tiện và phương thức này qui định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ và có hiệu lực quốc tế Muốn thực hiện được tốt công việc, thu hút được nhiều khách hàng, cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ nhất định, am hiểu luật pháp quốc gia và quốc tế.
6.4 Các loại hình L/C sử dụng
Các quan hệ kinh tế đối ngoại rất đa dạng và phong phú Để có thể mở rộng thanh toán XNK đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải cung cấp đúng loại hình dịch vụ khách hàng cần Việc ngân hàng có thể áp dụng đầy dủ qui trình nghiệp vụ các loại L/C khác nhau không những phục vụ tốt khách hàng hiện có mà còn thu hút các khách hàng tiềm năng Trong điều kiện các ngân hàng thương mại cùng cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng được coi là một yếu tố quan trọng thu hút khách hàng.
6.5 Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
Hoạt động thương mại cần đến sự can thiệp, trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của ngân hàng Đây là lĩnh vực gồm nhiều mặt phức tạp, đòi hỏi sử dụng các kĩ thuật đặc thù về thương mại quốc tế Trong bối cảnh đó, ngân hàng phải có khả năng tư vấn, cung cấp các thông tin nhằm đưa đến việc kí kết các hợp đồng và thực hiện tài trợ cần thiết
6.6 Hoạt động Marketing trong thanh toán quốc tế
Hoạt động marketing là hoạt động quan trọng nhằm tạo dựng và quảng bá về uy tín cũng như chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng đến khách hàng Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động này sẽ giúp khách hàng hiểu và tin tưởng hơn về hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Ngoài ra có các nhân tố khác ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ như: cấu trúc bộ máy tổ chức ngân hàng,chiến lược đầu tư công nghệ của ngân hàng, quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C…
Tổng quan về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (NHNTVN, Vietcombank- VCB)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1963: Ngày 1/4/1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) được thành lập theo quyết định 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối Ngân hàng TW (nay là NHNN) hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của NHNN với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước.
Từ năm 1964-năm1989 các chi nhánh liên tục được thành lập
- Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển NHNTVN theo Nghị định 53/HDBT ngày 26/3/1988 của HĐBT thành NHTMQD lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Với 02 pháp lệnh Ngân hàng được ban hành, Ngân hàng Ngoại thương từ vai trũ độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.
- Đi đầu trong các NHTM VN trong việc ứng dụng công nghệ mới - vi tính hoá các nghiệp vụ ngân hàng trong toàn hệ thống.
- Làm đại lý thanh toán thẻ VISA với ngân hàng BFCE Singapore.
- Khai trương chi nhánh Đồng Nai, Quảng Ninh, An Giang.
- Thành lập Văn Phũng và Sở Giao Dịch NHNT TW trực thuộc NHNTVN.
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ MasterCard với cụng ty tài chớnh MBF,Malaysia
- Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai
- Khai trương chi nhánh Huế, Tân Thuận tại khu chế xuất Tân Thuận - TP.
- Thành lập Ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc (FIRST VINA BANK), nay là CHOHUNG VINA BANK (CVB).
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ JCB với cụng ty thẻ JCB của Nhật Bản.
- Phát hành thẻ thanh toỏn Vietcombank Card (Smart Card) với cụng nghệ thẻ chip.
- Nhằm tận dụng tối đa khả năng sử dụng vốn cùng với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý, NHNT là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng quản lý vốn tập trung toàn hệ thống.
- Khai trương chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Minh Hải nay đổi tên thành chi nhánh Cà Mau.
- Khai trương Công ty thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNTVN.
- Chính thức ban hành qui định biểu tượng và mẫu danh thiếp thống nhất trong toàn hệ thống NHNTVN.
- Làm đại lý thanh toán thẻ American Express của cụng ty thẻ American Express, HongKong.
- Tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu Swift
- Được tạp chí “ Asian Money” - Tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á bình chọn là ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard đầu tiên ở Việt Nam Tổ chức nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ quốc tế
- Khai trương VPĐD tại Paris - Pháp; tại Moscow cộng hoà liên bang Nga.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định 286/ QĐNH5 ngày21/09/1996 về việc “ Thành lập lại NHNTVN trên cơ sở QĐ số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc NHNN đó ký hoạt động theo mô hình Tổng
2 2 công ty Nhà nước qui định tại QĐ số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ Tên giao dịch quốc tế: Bank for foreign trade of Viet Nam, viết tắt là Vietcombank”
- Khai trương công ty liên doanh Vietcombank Tower với đối tác Singapore xây cao ốc văn phũng tại Hà Nội
- Khai trương chi nhánh Đắc Lắc.
- Khai trương VPĐD tại Singapore.
- NHNT VN đăng ký nhón hiệu kinh doanh (Tờn, Logo, chữ viết tắt, màu sắc của NHNT) độc quyền tại Cục sở hữu Công nghiệp, bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
- Lần đầu tiên được Chase Manhattan Bank, Newyork công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế năm 1996.
- Khai trương Công ty cho thuê tài chính NHNTVN.
- Lần thứ hai liên tiếp (1996-1997) được Chase Manhattan Bank, Newyork công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Khai trương chi nhánh Bình Dương, Quảng Ngãi.
- Nhận giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu của Việt Nam - VISA Pacesetter Award 1999” của VISA khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
- Lần thứ ba liên tiếp (1996-1998) được Chase Manhattan Bank, Newyork công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Khai trương hệ thống ngân hàng bán lẻ VCB 2010, đây là sản phẩm công nghệ ngân hàng tiên tiến Việc áp dụng hệ thống VCB 2010 giúp NH không những tiêu chuẩn hoá loại hình nghiệp vụ, quy trình xử lý, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng mà cũng làm nền tảng cho sự phát triển công nghệ sau này.
- Triển khai chấp nhận thẻ VISA ELECTRON và thanh toán thương mại điện tử.
- Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất của Việt Nam lần thứ tư liên tiếp được bầu vào Ban Giám đốc mới của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) nhiệm kỳ 2000 - 2002.
- Lần thứ tư liên tiếp (1996-1999) được Chase Manhattan Bank, Newyork công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ngân hàng Ngoại thương được tạp chí “the Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam năm 2000“.
- Khai trương Chi nhánh Gia Lai
- Ngày 1/10/2001, khai trương CN cấp II Sóc Trăng trực thuộc Chi nhánh Cần Thơ.
- Ngày 5/10/2001, ký hợp đồng kiểm toán với Công ty ERNST & YOUNG, lần đầu tiên thực hiện kiểm toán quốc tế NHNT VN theo chuẩn mực kế toán IAS.
- Ngày 18/12/2001, ký hợp đồng với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hợp đồng tài trợ 230 triệu USD cho dự án nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ.
- Ngày 20/12/2002, khai trương VCB Tower.
- Ngày 21/12/2001, khai trương CN cấp II Thành Công trực thuộc Chi nhánh Hà Nội.
- Lần thứ năm liên tiếp (1996-2000) được Chase Mahattan Bank, NewYork công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Lần thứ hai liên tiếp (2000-2001) được tạp chí “The Banker” của tập đoàn Financial Times-một tạp chí có tiếng trong giới tài chính Anh quốc- bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”.
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT
2.1 Thanh toán L/C hàng nhập khẩu
2.1.1 Quy trình và nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập ở NHNTVN. Điều 18 Khách hàng có yêu cầu phát hành L/C phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau: i/ Thư yêu cầu phát hành L/C theo mẫu ii/ 01 bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (nếu có). iii/ 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).
3 4 iv/ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).
18.2 Tiếp nhận yêu cầu phát hành L/C: i/ Kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ quy định tại Điều 18.1. ii/ Ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận Kiểm tra nội dung, Thư yêu cầu phát hành L/C Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, phải hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh trước khi phát hành L/C. Thanh toán viên không được tự động sửa đổi hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng Thư yêu cầu phát hành L/C phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng (nếu có) Mọi sửa chữa trên Thư yêu cầu phát hành L/
C phải có chữ ký xác nhận của Chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền iii/ Lưu ý khách hàng nếu phát hành có sự khác biệt giữa nội dung Thư yêu cầu phát hành L/C với các điều kiện liên quan trong Hợp đồng.
18.3 Nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C: i/ L/C phát hành bằng vốn tự có, Khách hàng ký quỹ 100%, Thanh toán viên phải kiểm tra số tiền ký quỹ trước khi phát hành L/C. ii/ L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn giảm mức ký quỹ, Bộ phận Thanh toán và/ Bộ phận Tín dụng (do Giám đốc Đơn vị thành viên chỉ định) nghiên cứu đề xuất trình Hội đồng tín dụng quyết định mức miễn giảm ký quỹ cho khách hàng theo định kỹ
06 tháng hoặc 01 năm Trường hợp ngoại tệ, bộ phận Thanh toán và/ hoặc Bộ phận Tín dụng trình Lãnh đạo Đơn vị thành viên quyết định Thanh toán viên căn cứ vào quyết định của Lãnh đạo Đơn vị thành viên để phát hành L/C. iii/ L/C phát hành bằng vốn vay của NHNT, Thanh toán viên căn cứ vào phiếu duyệt phát hành L/C của bộ phận Tín dụng đã được Lãnh đạo Đơn vị Thành viên phê duyệt để phát hành L/C. iv/ L/C phát hành do bên thứ ba bảo lãnh, Thanh toán viên căn cứ vào Thư bảo lãnh của bên thứ ba đã được Lãnh đạo Đơn vị thành viên phê duyệt để phát hành L/C. Điều 19 Phát hành L/C trả tiền ngay.
19.1 Khi đã đầy đủ các điều kiện như quy định tại Điều 18, Thanh toán viện: i/ Chọn Ngân hàng Thông báo/ Ngân hàng Thương lượng và không cho phép đòi tiền bằng điện, trong L/C phải yêu cầu Ngân hàng Thương lượng thông báo bằng điện có mã xác nhận chứng từ đòi tiền. iii/ Đăng ký số tham chiếu L/C. iv/ Đưa dữ liệu váo máy vi tính để phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng: iv(a) Phát hành bằng điện: Nếu bằng SWIFT sử dụng mẫu điện MT700, MT701; nếu bằng TELEX phải có mã. iv(b) Phát hành bằng Thư sử dụng toàn văn nội dung mẫu điện MT700, MT701 kèm Thư theo mẫu iv(c) L/C phải dẫn chiếu UCP500 nếu phát hành bằng TELEX hoặc bằng Thư, nếu phát hành bằng SWIFT MT700 thì không cần nêu trừ khi có quy định khác. v/ Trường hợp phát hành bản tóm tắt L/C, còn chi tiết đầy đủ gửi sau sử dụng mẫu điện MT705.
19.2 Hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ, nhập ngoại bảng số tiền phát hành L/C, thu phí phát hành L/C theo biểu phí dịch vụ hiện hành của NHNT.
19.3 Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng Điện/ Thư phát hành L/C trình Phụ trách phòng ký duyệt.
19.4 Giao 01 bản sao L/C cho khách hàng.
19.5 Lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ theo dõi. Điều 20 Phát hành L/C xác nhận.
20.1 Thanh toán viên kiểm tra các điều kiện quy định tại Điều 18, kiểm tra điều khoản phí xác nhận: i/ Nếu phí xác nhận do người mua chịu thì phải xác nhận rõ nguồn tiền trả phí xác nhận Ngân hàng không cho vay để trả phí xác nhận. ii/ Nếu phí xác nhận do người bán chịu phải ghi rõ trong L/C.
20.2 Trường hợp Ngân hàng Thông báo đồng thời là Ngân hàng xác nhận, trong L/C phải ghi “please add your confirmation” (đối với L/C phát hành bằng TELEX hoặc bằng Thư) và chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu.
20.3 Trường hợp Ngân hàng xác nhận không phải là Ngân hàng Thông báo: i/ Thanh toán viên dự thảo điện liên hệ để đề nghị một Ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với NHNT đứng ra xác nhận và trình phụ trách phòng duyệt. ii/ L/C phải ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng xác nhận.
20.4 Trường hợp Ngân hàng Xác nhận yêu cầu ký quỹ, Thanh toán viên thông báo và yêu cầu khách hàng chuyển tiền ký quỹ theo chỉ thị của Ngân hàng Xác nhận.
20.5 Tùy thỏa thuận trước giữa NHNT và Ngân hàng Xác nhận, trong Điện/ Thư chuyển tiền ký quỹ phải yêu cầu trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày họ nhận được tiền đến khi thanh toan xong L/C đó.
20.6 NHNT sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một sự chậm chễ nào do việc chậm xác nhận L/C của ngân hàng nước ngoài gây ra. Điều 21 L/C chỉ định ngân hàng hoàn trả/ cho phép tự động ghi nợ.
21.1 Các điều kiện để thực hiện chỉ định ngân hàng hoàn trả : i/ L/C hạn chế thanh toán tại một ngân hàng thương lượng có tín nhiệm với NHNT.
Ii/ Ngân hàng đươc chỉ định hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản và là ngân hàng đại lý của NHNT.
21.2 Các thông tin cần nêu trong L/ c: i/ Chỉ định tên ngân hàng hoàn trả.
Ii/ Ủy quyền cho ngân hàng đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả khi chứng từ phù hợp.
21.3 Sau khi phát hành L/C, thanh toán viên phát hành ủy quyền hoàn trả gửi ngân hàng hoàn trả : i/ Ủy quyền hoàn trả được lập bằng SWIFT MT740 hoặc bằng telex có mã hoặc bằng thư có đầy đủ chữ ký có ủy quyền. ii/ Nêu chỉ thị hoàn trả cho ngân hàng hoàn trả, yêu cầu ngân hàng hoàn trả sau khi nhận được lệnh đòi tiền từ ngân hàng đòi tiền phải thông báo cho NHNT trước 02 ngày khi ghi nợ. iii/ Trường hợp ủy quyền hoàn trả có sự sửa đổỉ, thanh toán viên lập thông báo gưỉ ngân hàng hoàn trả bằng SWIFT MT747 hoặc bằng telex có mã hoặc thư có đầy đủ chữ ký ủy quyền.
21.4 Sau khi phát hành L/C lập ủy quyền nhoàn trả, sửa đổi ủy quyền hoàn trả, thanh toán viên phụ trách phòng phê duyệt.
21.5 Đối với L/C cho phép tự động ghi nợ, trong nội dung L/C phải quy định rõ việc ghi nợ phải được thông báo cho NHNT trước 02 ngày làm việc. Việc thông báo phải được nêu ở trường 78 nếu bằng SWIFT MT700. Điều 22 Sửa đổi L/C.
22.1 Khách hàng có yêu cầu sửa đổi L/C phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C theo mẫu kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
22.2 Thanh toán viên phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo.
Định hướng về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNHVN
Các định hướng chủ yếu của NHNTVN trong thời gian tới là :
- Thực hiện các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng trên trường trong nước và quốc tế Hạn chế rủi ro, nắm bắt mọi cơ hội kinh doanh trong môi trường kinh tế quốc tế đầy sôi động
- Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại để có thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, thu hút các đơn vị XNK, đặc biệt là các đơn vị có hoạt động xuất khẩu lớn về quan hệ giao dịch với chi nhánh.
- Mở rộng quan hệ với các đơn vị có nguồn ngoại tệ để đẩy mạnh công tác huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ, phấn đấu tự cân đối ngoại tệ Đảm bảo khả năng thanh toán cả bằng nội tệ lẫn ngoại tệ, không vi phạm qui chế dự trữ bắt buộc của NHNN VN
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, đào tạo đội ngũ thanh toán viên tinh thông về nghiệp vụ, tư vấn kịp thời cho những khó khăn của khách hàng. Phối kết hợp các bộ phận chức năng một cách thống nhất nhịp nhàng
- Phấn đấu tăng tỉ lệ thu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại/ lợi nhuận ròng hàng năm.
- Đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại để cung cấp cho khách hàng, tạo sự gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở NHNTVN
2.1.Thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/c
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ hiện nay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phưong thức thanh toán quốc tế bởi những vai trò tích cực của nó, tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức này cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra với các bên liên quan, đặc biệt là ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán Những rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng như, rủi ro về tỷ giá ngoại tệ, rủi ro khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, rủi ro trong công tác kiểm tra kiểm soát chứng từ… Để hạn chế những rủi ro này NHNTVN có thể áp dụng những biện pháp sau: -Định mức ký quỹ hợp lý với các nhà nhập khẩu để đảm bảo khả năng thanh toán, song định mức này không nên quá cao vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
-Đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ vào thanh toán Ngân hàng cần sử dụng và khai thác tối đa các tính năng và hiệu quả trên cơ sở thiết bị sẵn có, ngoài ra ngân hàng cần có công tác vận hành nghiên cứu sử dụng hệ thống công nghệ máy móc hiện đại, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị, giảm thiếu những thiếu sót do máy móc công nghệ gây ra.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán Đây là biện pháp rất có hiệu quả, thể hiện bản chất của L/C là độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hoá Hiện nay, do cạnh tranh gay gắt nên một số NHTMVN không tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp mà chỉ đơn giản dựa vào tính hiệu quả kinh tế của lô hàng để giải quyết cho vay mở L/C Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra kém hữu hiệu vì cán bộ Ngân hàng không thể hiểu cặn kẽ tình hình thị trường tiêu thụ loại hàng hoá đó so với doanh nghiệp Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí phải tính đến như thuế nhập khẩu, chi phí lưu kho lưu bãi, chi phí kiểm hoá Do vậy, khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán thì ngân hàng chỉ dựa vào lỗi
6 2 chứng từ để từ chối thanh toán, hoặc phải phát mãi lô hàng -khi chứng từ hoàn hảo - trong điều kiện không có hiểu biết rõ về loại hàng hoá đó.
-Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/c một cách chặt chẽ. Việc kiểm tra, kiểm soát L/c sẽ giúp cho việc thanh toán hiệu quả và an toàn hơn Ngân hàng phải xác định rõ quy trình thanh toán phải gắn liền với kiểm tra, kiểm soát L/c và kiểm tra những chi tiết nội dung nào, trách nhiệm thuộc về ai Kiểm tra từng khâu, từng bước sẽ giúp cho các thanh toán viên cũng như ban lãnh đạo kịp thời phát hiện ra những sai xót để có những biện pháp khắc phục
2.2 Tăng cường tài trợ hoạt động XNK
Hoạt động thương mại cần đến sự can thiệp, trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của ngân hàng Đây là lĩnh vực gồm nhiều mặt phức tạp, đòi hỏi sử dụng các kĩ thuật đặc thù về thương mại quốc tế Trong bối cảnh đó, ngân hàng phải có khả năng tư vấn, cung cấp các thông tin nhằm đưa đến việc kí kết các hợp đồng và thực hiện tài trợ cần thiết
Ngân hàng có thể cho người nhập khẩu vay với mục đích là thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu Khách hàng có thể lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cao cho lô hàng nhập khẩu về, lên kế hoạch tài chính xác định khả năng thanh toán, xác định khoản cần tài trợ Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng, ngân hàng sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài Như vậy bằng các hình thức tài trợ nhập khẩu khác nhau, ngân hàng sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng, dẫn đến mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.
-Tài trợ xuất khẩu Đây chính là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã kí, liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền thanh toán Ngân hàng có thể tài trợ cho người xuất khẩu trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu vì với những giá trị hợp đồng lớn, thời gian tạo thành phẩm dài người xuất khẩu thường không đủ vốn lưu động Ngân hàng sẽ quyết định hạn mức tài trợ trên cơ sở các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn tài trợ do người xuất khẩu xuất trình Việc áp dụng các hạn mức tài trợ khác nhau tạo điều kiện cho người xuất khẩu bảo đảm quyền lợi trong hoạt động ngoại thương, ngân hàng mở rộng được các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
2.3.Đa dạng hóa các loại hình L/c sử dụng
Các quan hệ kinh tế đối ngoại rất đa dạng và phong phú Để có thể mở rộng thanh toán XNK đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải cung cấp đúng loại hình dịch vụ khách hàng cần Việc ngân hàng có thể áp dụng đầy dủ qui trình nghiệp vụ các loại L/c khác nhau không những phục vụ tốt khách hàng hiện có mà còn thu hút các khách hàng tiềm năng Trong điều kiện các ngân hàng thương mại cùng cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đa dạng hoá các loại hình L/c sử dụng được coi là một yếu tố quan trọng thu hút khách hàng.
Trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng tại NHNTVN, các loại L/c Được sử dụng chủ yếu là loại L/c không hủy ngang và L/c không hủy ngang có xác nhận Các loại L/c đặc biệt với những kỹ thuật đáp ứng cho hoạt động đa dạng của kinh doanh xuất nhập khẩu như thực hiện việc chuyển nhượng thư tín dụng, thư tín dụng giáp lưng, tín dụng thư tuần hoàn, tín dụng thư dự phòng áp dụng rất hạn chế Hơn nữa hoạt động kinh doanh mua bán hàng q ua trung gian ở nước ta đang phát triển vì nó tạo điều kiện cho người mua được hàng mình đang cần và người bán thì tiêu thụ được hàng hóa mà cả hai bên mua bán không biết ý định nhau để thực hiện Chính vì vậy ngân hàng cần tích cực nghiên cứu và áp dụng để đa dạng hóa sản phẩm để bắt kịp với hoạt động thanh toán quốc tế của thế giới Sở giao dịch cần đa dạng hóa các loại L/c để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng và yêu cầu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
6 4 Để giúp nhà xuất khẩu giảm bớt rủi ro, khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với các loại chứng từ thư đặc biệt, ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng nên cẩn trọng và lựa chọn loại tín dụng thư đặc biệt mà có bảo đảm cho nhà xuất khẩu. Đối với những khách hàng nhập nguyên liệu từ nước ngoài về gia công, sau đó xuất khẩu sản phẩm sang chính người đã cung cấp nguyên vật liệu, chi nhánh có thể tư vấn cho họ sử dụng L/C đối ứng Vì đây là hình thức đảm bảo bảo nhất cho người gia công khi người cung cấp nguyên liệu có trách nhiệm đảm bảo thanh toán Quyền lợi của người gia công được đảm bảo hơn khi chỉ sử dụng 2 L/C không huỷ ngang riêng biệt cho mỗi giao dịch ( vì có thể sau khi nhập nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm xong thì đối tác từ chối nhập lại những sản phẩm đó, gây khó khăn cho người gia công). Đối với những đơn vị nhập những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc thiết bị, xăng dầu nếu bên xuất khẩu yêu cầu phải đặt cọc trước một phần tiền để tiến hành sản xuất thì chi nhánh có thể hướng dẫn họ sử dụng L/C dự phòng. Khi đó người nhập khẩu nhận được cam kết sẽ cung cấp sản phẩm từ phía người bán và sẽ được bồi hoàn lại những chi phí cộng với khoản tiền ứng trước nếu người bán không thể cung ứng sản phẩm theo yêu cầu Như vậy với loại hình L/C dự phòng người nhập khẩu có thể yên tâm hơn khi thực hiện hợp đồng ngoại thương Đối với những đơn vị có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá phải qua người trung gian thì chi nhánh có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng loại L/C giáp lưng để tránh việc các trung gian phải mở L/C nhiều lần và tiết lộ người cung ứng hàng hoá cho người mua cuối cùng Điều này rất cần thiết cho quan hệ ngoại thương ngoại thương vốn phức tạp và tiềm ẩn rủi ro. Đối với khách hàng có giao dịch thường xuyên định kì với khối lượng lớn với cùng một đối tác thì chi nhánh tư vấn cho họ sử dụng L/C tuần hoàn Điều đó giúp tiết kiệm được chi phí cho khách hàng đồng thời giữ được khách hàng giao dịch thường xuyên mà không cần phải giảm phí dịch vụ để lôi kéo.
Như vậy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế có thể được mở rộng và phát triển khi ngân hàng tiến hành đa dạng hóa các loại L/c trong phương thức tín dụng chứng từ Điều quan trọng là ngân hàng cần tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng và loại L/ c phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
2.4 Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp
Chính sách khách hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng Với những chính sách khách hàng hợp lý chính là tạo ra sự hấp dẫn của ngân hàng đối với các đối tượng khách hàng Việc thực hiện chính sách khách hàng có thể bao gồm: Ngân hàng tăng cường chính sách ưu tiên với các khách hàng quen, các khách hàng có uy tín về lãi suất cho vay, phí thanh toán; Chủ động tìm đến khách hàng, mở rộng việc thu hút đông đảo số khách hàng thuộc loại vừa và nhỏ; Lập hồ sơ khách hàng thường xuyên có quan hệ làm ăn với ngân hàng, phân đoạn khách hàng theo nguyên tắc phân đoạn thị trường Tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng để khách hàng có lòng tin cậy ở ngân hàng, từ đó làm tăng uy tín của ngân hàng; Nhân viên ngân hàng luôn phải thể hiện phong cách văn minh , lịch sự khi giao dịch với khách hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng nên tổ chức các buổi tập huấn chung cho khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục thanh toán quốc tế theo phương thức L/C Tư vấn cho khách hàng trong hoạt động ký kết hợp đồng thương mại quốc tế nhằm tạo quan hệ tốt với khách hàng, hạn chế rủi ro đối với khách hàng và gián tiếp là những rủi ro của ngân hàng.
2.5.Nâng cao trình độ cán bộ
Con người luôn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động Trong lĩnh vực ngân hàng thì mức độ yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc.