1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam sang trung đông 1

81 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Trung Đông
Tác giả Phạm Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Tuyết Mai
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế hoạch & Phát triển
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 418,36 KB

Cấu trúc

  • I. Khái niệm và phân loại thị trường xuất khẩu (10)
    • 1. Khái niệm thị trường xuất khẩu (10)
    • 2. Phân loại thị trường xuất khẩu (10)
    • 3. Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu (12)
    • 4. Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu (13)
      • 4.1. Đứng trên giác độ của doanh nghiệp (13)
      • 4.2. Đứng trên giác độ quốc gia (13)
  • II. Nội dung của phát triển thị trường xuất khẩu (14)
    • 1. Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu (14)
    • 2. Các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu (15)
  • III. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu (16)
    • 1. Các yếu tố vĩ mô (16)
      • 1.1. Các yếu tố PEST (16)
      • 1.2. Hệ thống rào cản thương mại tại các thị trường nhập khẩu (19)
      • 1.3. Nhu cầu thị trường về sản phẩm và mức độ cạnh tranh tại quốc gia nhập khẩu (19)
    • 2. Nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu (19)
      • 2.1. Chủng loại, giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm (19)
      • 2.2. Mục tiêu và chiến lược thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp (20)
      • 2.3. Chính sách hỗ trợ thị trường của Nhà nước (20)
  • IV. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường xuất khẩu (21)
    • 1. Trung Quốc (21)
    • 2. Nhật Bản (25)
    • 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (28)
  • I. Tổng quan về thị trường các quốc gia Trung Đông (31)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển (31)
    • 2. Đặc điểm thị trường các quốc gia Trung Đông (42)
    • 3. Quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Trung Đông (44)
      • 3.1. Quan hệ ngoại giao (44)
      • 3.2. Quan hệ thương mại (44)
  • II. Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc (46)
    • 1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (46)
    • 2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia (50)
      • 2.1. Sản phẩm (50)
      • 2.2. Quy mô và tỷ trọng xuất khẩu (50)
      • 2.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu (51)
      • 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu (52)
    • 3. Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông (54)
      • 3.1. Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam (54)
      • 3.2. Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông theo sâu (56)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG (61)
    • I. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (61)
      • 1. Định hướng chung trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt (65)
      • 2. Nhu cầu và định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông (67)
    • III. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc (68)
      • 1. Giải pháp về phía Nhà nước (68)
        • 1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách (68)
        • 1.2. Mở rộng quan hệ ngoại giao, kí kết hiệp định thương mại (69)
        • 1.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại (70)
        • 1.4. Phát triển ngành hàng xuất khẩu chủ lực (72)
        • 1.5. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ (73)
      • 2. Giải pháp về phía doanh nghiệp (74)
        • 2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh thích hợp (74)
        • 2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ (76)
        • 2.3. Xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam (76)
        • 2.4. Tích cực áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu. .71 3. Giải pháp về phía hiệp hội ngành hàng (77)
  • KẾT LUẬN (79)

Nội dung

Khái niệm và phân loại thị trường xuất khẩu

Khái niệm thị trường xuất khẩu

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán.

Theo ý kiến khác thì thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm ẩn có cùng một yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Hoặc thị trường rất rộng lớn và phức tạp, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm và thị trường nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của cả hai phía cung và cầu về cùng một loại sản phẩm nhất định nào đó theo những thông lệ hiện hành và từ đó xác định rõ số lượng và giá cả của sản phẩm mà cả hai bên cùng chấp nhận.

Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp Hiểu dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ Dưới góc độ phi kinh doanh thì hoạt động xuất khẩu là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua va người bán có quốc tịch khác nhau hoạt động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian).

Phân loại thị trường xuất khẩu

Chúng ta có nhiều cách để phân loại thị trường xuất khẩu dựa vào tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý, lịch sử quan hệ ngoại thương, chính sách phát triển thị trường của nước xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, mức độ mở của thị trường, các thỏa thuận thương mại, các loại hình cạnh tranh trên thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại…

Căn cứ vào vị trí địa lý chúng ta phân thị trường xuất khẩu thành các thị trường có quy mô lớn nhỏ khác nhau

- Thị trường Châu lục: thị trường Châu Âu, Châu Mỹ…

- Thị trường khu vực: thị trường Đông Nam Á, thị trường Bắc mỹ…

- Thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Estonia… Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia, thời gian có quan hệ làm ăn, kinh doanh

- Thị trường truyền thống, là thị trường mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ làm ăn, mua bán trong thời gian dài, tại đó sản phẩm đã có một vị thế nhất định trên thị trường đó

- Thị trường hiện có, là thị trường mà sản thẩm của ta đã được tiêu thụ tại đó

- Thị trường mới, là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó

- Thị trường tiềm năng, là những thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp chưa chiếm lĩnh được, nhưng thị trường có nhu cầu và tiêu dùng những sản phẩm mà quốc gia hay doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được.

Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển thi trường của nước xuất khẩu đối với các thị trường xuất khẩu

- Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường chính, là thị trường mà nước xuất khẩu sẽ nhằm khai thác chủ yếu và lâu dài, tập trung các biện pháp xúc tiến thương mại, chính sách để khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó, trên cơ sở thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia và doanh nghiệp có khả năng đáp ứng

- Thị trường xuất khẩu tương hỗ, là thị trường mà trong đó nước xuất khẩu và nước nhập khẩu sẽ dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng với nhau, nhất là trong việc mở rộng thị trường.

Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước xuất khẩu

- Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh

- Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh.

Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức độ bảo hộ của Chính phủ mỗi nước đối với hàng hóa sản xuất trong nước, tính chặt chẽ và khả năng thâm nhập thị trường

Căn cứ vào thỏa thuận thương mại cấp Chính phủ giữa các quốc gia về xuất nhập khẩu hàng hoá và yêu cầu của các đối tác thương mại về việc có hạn chế hay không hạn chế định lượng nhập khẩu một số mặt hàng

- Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch

- Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch.

Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường

- Thị trường độc quyền “nhóm”

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu

Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu

Theo quan điểm của Marketing hiện đại: “Phát triển thị trường xuất khẩu không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường nước ngoài mới mà còn phải gia tăng thị phần của sản phẩm trong các thị trường đã có sẵn”.

Dưới góc độ của doanh nghiệp thì phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đưa càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu ngoại tệ mạnh cho doanh nghiệp Phát triển thị trường xuất khẩu không chỉ là việc gia tăng thêm các thị trường mới mà còn là việc tăng thêm doanh thu, thị phần ở các thị trường hiện có. Đứng trên góc độ của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu là việc quốc gia đó đưa những sản phẩm của nước mình thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi địa lý của thị trường, kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó.

Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của quốc gia là sự kết hợp giữa hoạt động phát triển thị trường của tất cả các doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước của quốc gia đó Các doanh nghiệp chủ động phát triển thị trường của các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ đó làm cho thị trường xuất khẩu mặt hàng đó của quốc gia rộng lớn hơn Tuy nhiên,hoạt động hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức cũng đóng góp vai trò quan trọng, chi phối hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp thông qua các định hướng,chiến lược của quốc gia, ngành hàng.

Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu

4.1 Đứng trên giác độ của doanh nghiệp

Thứ nhất, Phát triển thị trường kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm

Giống như con người, mỗi sản phẩm cũng có một chu kỳ sống Chúng phát sinh, tăng trưởng, suy giảm và cuối cùng được thay thế Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, chu kỳ sống của sản phẩm có thể được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn tung ra thị trường (giai đoạn giới thiệu), giai đoạn phát triển, giai đoạn bão hòa (chín muồi), giai đoạn suy thoái Vì vậy, mỗi sản phẩm chỉ có thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong một thời gian nhất định, khi cường độ doanh số và thị phần của chúng bị giảm đi bởi những sản phẩm cạnh tranh thì sản phẩm đó sẽ bị thay thế Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm cho sản phẩm một thị trường mới, nơi mà sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, hoặc là doanh nghiệp cần cải tiến sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ hai, Phát triển thị trường làm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Khi đa dạng hóa thị trường sẽ giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng khủng hoảng thị trường trước sự biến động của thị trường nhập khẩu như chiến tranh, bạo loạn, khủng hoảng thị trường… Khi doanh nghiệp phát triển thị trường có nghĩa là thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp lớn hơn nhiều, lúc đó hàng hóa không chỉ tập trung xuất khẩu sang một thị trường mà còn phân bố sang các thị trường mới mở rộng Nếu như một thị trường nào đó biến động thì doanh nghiệp sẽ không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, Phát triển thị trường xuất khẩu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển

Khi phát triển thị trường tức là số thị trường và thị phần tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm cũng tăng theo, kim ngạch xuất khẩu tăng và lợi nhuận doanh nghiệp thu được cũng cao hơn trước Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật.

4.2 Đứng trên giác độ quốc gia

Thứ nhất, Phát triển thị trường có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân như cải thiện cán cân thanh toán, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách,…

Khi phát triển thị trường thị khối lượng cũng như giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng tăng thêm, do đó tăng kim ngạch xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại, giảm tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất thực hiện cải tiến sản phẩm nên nhu cầu về nhân công cũng tăng, từ đó tạo thêm công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, Phát triển thị trường xuất khẩu góp phần củng cố mối quan hệ với các quốc gia, khu vực trên thế giới do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển

Phát triển thị trường xuất khẩu, tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại ngày càng sâu rộng làm cho quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít Quan hệ ngoại giao giữa hai nước có tốt đẹp thì mới tạo điều kiện thuận lợi để quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ Để phát triển thị trường thành công, các doanh nghiệp cần tạo ra nhiều sản phẩm và nhiều chủng loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển, cho việc tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất,tăng khối lượng của cải vật chất phục vụ cho tiêu dùng trong nước với yêu cầu ngày càng cao và đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nội dung của phát triển thị trường xuất khẩu

Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu

Phát triển thị trường xuất khẩu có thể thực hiện theo chiều rộng và chiều sâu Phát triển thị trường theo chiều rộng là việc tăng không gian, phạm vi địa lý của thị trường, đưa sản phẩm tới những thị trường mới và tăng được số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm Cụ thể hơn, phát triển thị trường theo chiều rộng là sự phát triển về số lượng thị trường, số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu, để bán được nhiều một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó hơn, làm cho sản phẩm có mặt ở những thị trường chưa biết đến sản phẩm

Phát triển thị trường theo chiều sâu là sự gia tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm, giá trị sản phẩm trên thị trường hiện có bằng cách gia tăng những mặt hàng hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đưa ra thị trường những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao Là quá trình cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị trường Phát triển thị trường xuất khẩu theo cách này thì phạm vi thị trường tiêu thụ không thay đổi nhưng thị phần của doanh nghiệp sẽ gia tăng.

Các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu

Để phát triển thị trường xuất khẩu có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau, nhưng những biện pháp thường được sử dụng đó là xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường quốc tế, lựa chọn thị trường và hình thức xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Xúc tiến thương mại: Đây là biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về đất nước, doanh nghiệp, sản phẩm đến với khách hàng Xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động trao đổi thông tin thương mại giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu hoặc qua trung gian nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo

- Thiết lập văn phòng đại diện ở các thị trường xuất khẩu

- Tham gia hội chợ triển lãm.

Nghiên cứu thị trường quốc tế:

Là việc thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu (dung lượng thị trường, mức biến động giá cả, cung cầu thị trường,…), thị hiếu, hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ,…), các chính sách, luật pháp, các yếu tố chính trị, tình hình phát triển kinh tế, các rào cản thương mại, mạng lưới kênh phân phối thị trường… của thị trường xuất khẩu nhằm đưa ra các kết luận về đặc điểm thị trường đó.

Lựa chọn thị trường và hình thức xuất khẩu hàng hóa:

Lựa chọn thị trường xuất khẩu: xác định thị trường nào là thị trường chủ lực sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh, thị trường nào là thị trường tiềm năng để tăng cường xuất khẩu, thị trường nào là thị trường phụ để tránh kkhủng hoảng thị trường

Lựa chọn hình thức xuất khẩu, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian,liên doanh Khi nào thì áp dụng xuất khẩu trực tiếp, khi nào áp dụng xuất khẩu gián tiếp Thường biện pháp xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu qua trung gian được sử dụng ở thời kì ban đầu, khi mới khai phá thị trường Còn biện pháp xuất khẩu trực tiếp chỉ thích hợp với thời kì sau khi khai phá, khi quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán, nhưng để tạo thế chủ động đối với các nhà xuất khẩu, do đó cần nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, cần áp dụng các hình thức đầu tư trực tiếp và liên doanh.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm:

Thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, đây chính là hình ảnh của sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp, thể hiện uy tín của doanh nghiệp và thay mặt doanh nghiệp cam kết với khách hàng về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với tên tuổi của chính mình Sản phẩm có thương hiệu là sản phẩm đã được qua kiểm định về chất lượng, uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật Do đó, sản phẩm có thương hiệu luôn được người tiêu dùng lựa chon, có khả năng tiêu thụ mạnh, dễ thâm nhập thị trường Để tạo dựng được thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng cung cấp hàng đầy đủ về số lượng và chính xác về thời gian, phn ương thức giao hàng và thanh toán hợp đồng.

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu

Các yếu tố vĩ mô

Thể chế chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp tới khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó Thể chế nào có sự bình ổn cao có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh, thâm nhập thị trường và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó Tình hình chính trị không ổn định, thường xuyên xảy ra chiến tranh, bạo loạn, đình công… thì môi trường kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, gặp nhiều rủi ro và không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư, khai thác Doanh nghiệp có thể gặp sự cố về thanh toán, mất hàng hóa, các mối liên kết kinh doanh bị phá vỡ… Khi đó doanh nghiệp cần rút lui khỏi thị trường đó và tìm kiếm thị trường mới Bên cạnh đó, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp như thuế nhập khẩu thấp sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường của nước đó nhưng bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu sang nước này sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đến từ nhiều quốc gia nếu không có đối sách tốt thì hàng hóa khó có thể tồn tại lâu dài trên thị trường xuất khẩu Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển thị trường xuất khẩu (Việt Nam đã bị kiện bán phá giá tương đối nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Việt Nam tại các thị trường) Cuối cùng, các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… thương mại tự do tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào lãnh thổ, chính sách bảo hộ kinh doanh trong nước tạo rào cản cho việc ra nhập thị trường; hàng rào kỹ thuật được dựng lên để bảo vệ người tiêu dùng trong nước buộc các nước xuất khẩu sang thị trường đó cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm để ngày càng tạo được niềm tin trong mắt người tiêu dùng ở thị trường mà mình xuất khẩu sang Từ đó, tăng cường phát triển thị trường sang quốc gia đó và khu vực lân cận

Yếu tố kinh tế: Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của Chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định cho riêng mình Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,… Các chính sách của Chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp,… Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỷ suất GDP trên vốn đầu tư… Nền kinh tế càng tăng trưởng, ổn định sẽ tạo điều kiện cho nhân dân có mức sống cao, do đó nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên, cơ hội phát triển thị trường sang quốc gia này càng tăng lên. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, hiện tượng thất nghiệp gia tăng, cuộc sống của người dân không được đảm bảo thì khả năng tiêu dùng và chi trả cho hàng nhập khẩu sẽ giảm, nhu cầu nhập khẩu sẽ bị cắt giảm, thị trường xuất khẩu sang quốc gia này sẽ bị thu hẹp.

Các yếu tố văn hóa – xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại khu vực đó Giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, là yếu tố vun đắp cho xã hội tồn tại và phát triển Chính vì thế, các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các giá trị văn hóa tinh thần Rõ ràng chúng ta không thể kinh doanh humbeger tại các nước Hồi giáo được, việc phát triển thị trường humbeger tại các nước Hồi giáo là không thể được Cần căn cứ vào yếu tố văn hóa của mỗi quốc gia để có thể phát triển thị trường xuất khẩu một cách tốt nhất, tìm hiểu rõ văn hóa, tập quán của người tiêu dùng để lựa chọn hàng hóa xuất khẩu phù hợp với thị trường từng quốc gia Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sự giao thoa văn hóa của các nền văn hóa vào các quốc gia đang diễn ra Sự giao thoa này làm thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển cho các ngành và các quốc gia, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường xuất khẩu.

Yếu tố công nghệ: Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt công nghệ mới ra đời và đã được tích hợp vào sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc độc lập Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã rút ngắn các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải làm cho hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh gọn hơn Nhờ có công nghệ thông tin mà hàng hóa tạo ra ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng tạo điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh như hiện nay của công nghệ làm cho chu kỳ sống của sản phẩm giảm xuống, yêu cầu cải tiến và tìm thị trường xuất khẩu mới cho hàng hóa là rất cao.

Yếu tố hội nhập: Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, xu thế này không chỉ tác động đến các doanh nghiệp mà còn tác động đến các quốc gia trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Toàn cầu hóa đưa doanh nghiệp và quốc gia vươn ra thị trường thế giới, cạnh tranh quốc tế do đối thủ đến từ mọi quốc gia, khu vực Quá trình hội nhập khiến các doanh nghiệp, tổ chức phải tự điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động trong khu vực và trên thế giới Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của doanh nghiệp bây giờ không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh, mà còn là khách hàng đến từ khắp nơi Hội nhập tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của các quốc gia, nhưng nó cũng có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu của quốc gia đó nếu như năng lực cạnh tranh của hàng hàng hóa nước đó yếu.

1.2 Hệ thống rào cản thương mại tại các thị trường nhập khẩu

Hệ thống rào cản thương mại gồm các rào cản thuế quan và phi thuế quan, đây là biện pháp nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước làm cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của các nước khác sang nước đó gặp khó khăn Tuy nhiên, do xu hướng tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa nên các nước cùng đàm phán để dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa của nước này xâm nhập sang thị trường nước đó, tạo điều kiện cho các nước phát triển thị trường xuất khẩu Nhưng thay vì việc giảm các rào cản thuế quan, để bảo vệ nền sản xuất trong nước các quốc gia có xu hướng tăng các rào cản phi thuế quan như điều kiện vệ sinh dịch tễ, các thông số kỹ thuật…dựng lên hàng rào cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của các quốc gia khác sang quốc gia này, buộc các quốc gia muốn xuất khẩu sang cần đảm bảo được tất cả các yêu cầu đặt ra nếu muốn sản phẩm có thể thâm nhập, tồn tại và phát triển ở thị trường quốc gia này

1.3 Nhu cầu thị trường về sản phẩm và mức độ cạnh tranh tại quốc gia nhập khẩu

Nhu cầu về sản phẩm là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị trường nhập khẩu Thị trường phải có nhu cầu về loại hàng hóa đó thì doanh nghiệp mới có thể phát triển thị trường được Mỗi quốc gia đều có thị hiếu và sở thích khác nhau Do vậy, trên một số thị trường sản phẩm đó có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng sang thị trường khác thì nhu cầu rất nhỏ, thậm chí bị tẩy chay.

Bên cạnh đó, khi tiến hành hoạt động phát triển thị trường các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh lớn tại thị trường nhập khẩu, mà trước hết là các doanh nghiệp ở nước sở tại Họ có lợi thế trong việc khai thác thị trường do nắm vững nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng Cùng với đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang trong quá trình thâm nhập thị trường Mức độ cạnh tranh ngày càng găy gắt thì cơ hội xuất khẩu càng ít, khó có thể khai thác sâu vào thị trường và phát triển thị trường.

Nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu

2.1 Chủng loại, giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm

Tốc độ phát triển thị trường nhanh hay chậm phụ thuộc đầu tiên vào chủng loại sản phẩm Nếu sản phẩm là mặt hàng có nhu cầu lớn, mức độ tiêu thụ mạnh trên thị trường thì chắc chắn việc phát triển thị trường sẽ dễ dàng hơn những sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng hạn chế Đặc biệt, sẽ càng dễ dàng hơn nếu sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu, mức độ tiêu thụ mạnh.

Mỗi quốc gia hiện nay đều có những quy định, tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm thì chất lượng càng giữ vai trò thành bại của sản phẩm Nếu sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu thì mới có thể xuất khẩu vào thị trường đó và sau đó là phát triển thị trường Hơn nữa sản phẩm tốt sẽ lấy được lòng tin và sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng, sản phẩm có tốt thì tính cạnh tranh mới cao và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

Mẫu mã và kiểu dáng cũng đóng vai trò khá quan trọng với việc mở rộng thị trường Hiện nay, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp Sản phẩm muốn bán chạy kkhông chỉ tốt về chất lượng mà hình thức cũng phải đẹp, ưa nhìn, đóng gói bao bì tiện lợi, dễ sử dụng. 2.2 Mục tiêu và chiến lược thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp

Trước hết, một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, muốn tồn tại thì đều phải có chiến lược kinh doanh thích hợp cho chính mình Chiến lược kinh doanh chính là kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp coi vấn đề phát triển thị trường là mục tiêu cần phải đạt được thì doanh nghiệp sẽ có biện pháp để thực hiện chiến lược này.

Nguồn lực của sản phẩm bao gồm khả năng tài chính, sản xuất, nguồn nhân lực… Khi nguồn lực được đảm bảo, khả năng tài chính lớn sẽ quyết định đến quy mô của doanh nghiệp vì khi tài chính đủ mạnh thì mới có chi phí để xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường… Nguồn nhân lực khi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu về thị trường quốc tế thì những chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhanh hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật diễn biến của thị trường để nắm bắt cơ hội và dự báo rủi ro Trang bị đầy đủ kiến thức và khả năng để phát triển thị trường xuất khẩu.

2.3 Chính sách hỗ trợ thị trường của Nhà nước

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế thì đều chịu sự chi phối của chính sách kinh tế của quốc gia mình Chính sách của Nhà nước mà càng thông thoáng và hỗ trợ cho doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu càng thuận lợi, doanh nghiệp càng tích cực đẩy mạnh xuất khẩu Nhà nước càng tích cực tham gia kí kết các hiệp định song phương và đa phương, cũng như ra nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế thì khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường xuất khẩu

Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xác định tập trung mở cửa kinh tế để phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để mở cửa nền kinh tế bao gồm:

Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế Ngay từ những năm 1979, Trung Quốc đã thành lập các đặc khu xuất khẩu, nhưng ngay sau đó đã đổi thành đặc khu kinh tế vì các đặc khu xuất khẩu bị hạn chế ở khả năng chế biến và xuất khẩu Sau đó, các đặc khu kinh tế được phát triển thành các trung tâm thương mại lớn, có các cơ sở gia công xuất khẩu tiên tiến, những khu sinh hoạt có chất lượng cao với đầy đủ tiện nghi phục vụ, những trung tâm thông tin quốc tế lớn Việc xây dựng các trung tâm thương mại lớn, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề là bước thứ nhất, bước thứ hai là huy động vốn đầu tư, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng điều kiện của từng đặc khu Xây dựng các loại hình có vốn đầu tư khác nhau: Vốn trong nước, vốn nước ngoài hay vốn liên doanh.

Trung Quốc còn ưu tiên tập trung mở cửa các thành phố ven biển Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố vùng duyên hải, thành lập tại đây các khu công nghiệp kỹ thuật cao, thực thi chính sách khuyến khích các loại hình gia công xuất khẩu để tận dụng nguồn lao động dồi dào, đồng thời áp dụng các biện pháp để nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề vùng ven biển Các thành phố ven biển là các khu vực mở cửa về kinh tế - kỹ thuật, trở thành những cầu cảng lớn giúp Trung Quốc hướng ra thị trường Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Hoa Kỳ Các thành phố này được hưởng các quy chế ưu tiên như tại các đặc khu kinh tế trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tích cực mở cửa các cửa khẩu biên giới Đông Bắc và Tây Nam Phát huy ưu thế của 228.000 km đường biên giới chung giữa 9 tỉnh và khu vực tự trị với 15 quốc gia Châu Á khác, Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển hoạt động biên mậu Ngoài hình thức trao đổi hàng là chủ yếu, Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển các hình thức mua bán khác như đưa sức lao động,thiết bị kỹ thuật và mẫu hàng ra nước ngoài để đổi lấy những mặt hàng, nguyên vật liệu quý hiếm trong nước còn thiếu

Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho càng gọn nhẹ, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi. Để giúp các xí nghiệp ngoại thương thoát khỏi tình trạng lệ thuộc và thiếu năng động, Trung Quốc đã từng bước tách chức năng của chính quyền ra khỏi hoạt động sản xuất của xí nghiệp Nhờ đó các xí nghiệp ngoại thương đã có được quyền hạn thực sự, chủ động hơn trong hoạt động của mình Hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính ngoại thương chỉ có nhiệm vụ xác lập các quy hoạch, chiến lược phát triển mậu dịch đối ngoại cuả Trung Quốc với các ngành hữu quan theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung ương, nghiên cứu và quán triệt phương tram, chính sách ngoại thương của cả nước, thực hiện khống chế vĩ mô và điều tiết kinh tế, tăng cường tổ chức cân đối và giám sát, kiểm tra, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải tiến phục vụ, đảm bảo cho hoạt động ngoại thương phát triển thuận lợi Chính phủ đã đưa quyền tự chủ kinh doanh xuống các địa phương với những nội dung:

- Đưa quyền sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ nhỏ và vừa, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho Tổng công ty xuất nhập khẩu.

- Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa phương Các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh cũng được phép thành lập Tổng công ty ngoại thương riêng.

- Cho phép 19 bộ, ngành của Trung ương được thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Bên cạnh việc đưa quyền tự chủ kinh doanh xuống các địa phương, Trung Quốc còn thực hiện chế độ trách nhiệm khoán ngoại thương Nhằm đưa một khối lượng hàng lớn ra nước ngoài, Trung Quốc đã từng bước thực hiện hình thức khoán chỉ tiêu hàng hóa và thu nhập từ xuất, nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp và các công ty xuất nhập khẩu ngoại thương ngoài số hàng hóa chịu sự hạn chế mang tính kế hoạch của Nhà nước Hình thức khoán được thực hiện theo phương thức: Tổng công ty ngoại thương Trung ương giao khoán xuất nhập khẩu trực tiếp cho các địa phương Các địa phương chịu trách nhiệm về mặt hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ xuất khẩu và giao nộp ngoại tệ lên trên, bảo đảm đầy đủ chi tiêu với Nhà nước. Sau khi đã nhận khoán, các địa phương giao chỉ tiêu khoán xuống các doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động ngoại thương trong tỉnh, thành phố hay huyện Chế độ khoán này được xây dựng dựa trên cơ sở điều chỉnh hối đoái, xóa bỏ chế độ bù lỗ xuất khẩu đối với các xí nghiệp ngoại thương.

Thứ nhất, Trung Quốc mạnh dạn cải cách thể chế kế hoạch ngoại thương từ chế độ hai chiều sang chế độ một chiều là chính Địa phương là người nhận khoán trực tiếp nhiệm vụ xuất nhập khẩu ngoại thương của Nhà nước Lấy mốc xuất khẩu của năm 1988, Nhà nước xác định những năm về sau, phần hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo theo kế hoạch quản lý một chiều giữa Trung ương và địa phương chiếm 70% kế hoạch, phần hàng hóa xuất khẩu theo chế độ quản lý hai chiều chiếm 30%.

Về kế hoạch xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu thuộc kế hoạch có tính pháp lệnh chiếm 30% tổng mức xuất khẩu hàng hóa, hàng hóa thuộc kế hoạch có tính hướng dẫn chiếm khoảng 15% tổng mức xuất khẩu, 55% tổng mức xuất khẩu được buông lỏng, thực hiện tự do kinh doanh thả nổi, do thị trường điều tiết Việc làm này khiến cho các địa phương có được tính tự chủ trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.

Thứ hai, Trung Quốc đã thực hiện thể chế quản lý tài chính ngoại thương. Chính phủ Trung Quốc thực hiện buông lỏng quan hệ tài vụ ngoại thương, tách rời sự bó buộc tài chính giữa Trung ương với địa phương để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu, và tự chịu lãi, lỗ Việc tiến hành hạch toán theo phương thức khoán ngoại thương, đồng thời mở rộng phạm vi sử dụng vốn để thúc đẩy kinh doanh, tăng lãi, giảm lỗ, để tránh Nhà nước phải bù lỗ Chính phủ còn thực hiện giảm thuế doanh thu cho các doanh nghiệp ngoại thương thu mua hàng hóa để xuất khẩu và các doanh nghiệp đại lý cung ứng hàng xuất khẩu.

Thứ ba, Trung Quốc thực hiện phân phối lại lợi nhuận trong ngoại thương. Cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được giữ lại toàn bộ lợi nhuận Việc làm này không làm cho sản xuất phát triển, Nhà nước phải bù lỗ nhiều cho xuất khẩu hàng hóa Tới nnăm 1988, trên cơ sở cải cách chế độ khoán kinh doanh ngoại thương, Trung Quốc thực hiện triệt để hơn thể chế phân phối lợi nhuận của đơn vị ngoại thương với biện pháp khoán rộng, đưa mức khoán thu ngoại tệ xuất khẩu cho toàn bộ doanh nghiệp ngoại thương các cấp, các loại hình, nộp lợi nhuận và ngoại tệ theo hệ số cơ bản, đồng thời khoán doanh số cho các xí nghiệp: Nếu tăng cũng không thu, nếu lỗ cũng không bù.

Sử dụng các công cụ về thuế, chính sách trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ về tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm cách vượt qua hàng rào về kỹ thuật của các nước nhập khẩu cũng là một kinh nghiệm khác củaTrung Quốc trong việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa thành công. Đối với công cụ thuế, Trung Quốc thực hiện thu thuế điều tiết xuất khẩu đối với hàng hóa có doanh thu lớn, nếu xuất khẩu không có lãi và lợi nhuận dưới 7,5% thì không thu. Để phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng (áp dụng VAT đầu ra bằng 0% cho hàng xuất khẩu). Chế độ hoàn thuế xuất khẩu được Trung Quốc áp dụng từ năm 1983. Đối với chính sách trợ cấp xuất khẩu, Trung Quốc thực hiện chính sách này ngay từ những năm đầu mở cửa Để chuẩn bị ra nhập WTO, Trung Quốc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ 1/1/1999 Nhưng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn nhận được trợ cấp gián tiếp như giảm giá năng lượng, nguyên liệu thô và nhân công; ưu đãi tín dụng.

Hỗ trợ về tài chính, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng đầu tư Trung Quốc, Tổng cục kiểm soát ngoại tệ là những tổ chức tài chính quan trọng được thành lập với những nhiệm vụ trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Tất cả các cơ quan có quan hệ buôn bán với nước ngoài đều phải mở tài khoản ở Ngân hàng Trung Quốc và thông qua đó thực hiện các giao dịch ngoại tệ Ngân hàng Trung Quốc thực hiện giám sát các công ty, các xí nghiệp sử dụng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ xuất khẩu.

Chính sách tỷ giá hối đoái, Trung Quốc sử dụng như một công cụ để tăng cường xuất khẩu Trước năm 1979, việc quản lý ngoại hối theo chế độ tập trung đã kìm hãm sự xuất khẩu Chính phủ đã thực hiện cải cách thể chế quản lý ngoại hối thông qua điều chỉnh tỷ giá hối đoái và thực hiện chế độ giữ lại ngoại tệ Trung Quốc loại bỏ chế độ hạn chế khối lượng ngoại tệ tối đa Theo hệ thống tài chính mới, các công ty và doanh nghiệp xuất khẩu có khoản thu ngoại tệ được bán ra theo tỷ giá thị trường Sự thay đổi này cũng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài (trước đây họ phải đăng kí nguồn vốn của mình theo tỷ giá chính thức của Nhà nước song lại phải mang lợi nhuận về theo tỷ giá cao hơn trên thị trường chứng khoán).

Nhật Bản

Nhật Bản là nước bị ảnh hưởng tương đối nặng nề hậu quả của chiến tranh và là một nước hoàn toàn thiếu nguyên liệu sản xuất Nhưng chỉ sau chiến tranh thế giớ thứ II, tức là vào những năm 50 hay 60, nền kinh tế Nhật đã khôi phục và phát triển một cách nhanh chóng, đã làm cho vị thế của Mỹ và các nước Tây Âu lay động trên thương trường quốc tế Hiện nay, sản phẩm dân dụng của Nhật (ô tô, xe gắn máy, hàng điện, điện tử) đã có mặt mọi nơi trên thế giới và chiếm được uy tín cao đối với khách hàng toàn cầu ở mặt chất lượng của sản phẩm Trước đây, thị trường xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Đông Âu Theo tổng hợp của Vụ Kinh tế dịch vụ, đến năm 2000 thị trường xuất khẩu của Nhật Bản đã mở rộng ra ASEAN (13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu), NICs (23,9%), Mỹ La-tinh (4,4%), Trung Đông (2%), Châu Phi (1,1%)… Hàng hóa và dịch vụ của Nhật thâm nhập vào hầu hết các thị trường trên thế giới.

Hệ thống chính sách của Nhật Bản đã đem lại những đóng góp lớn lao cho sự thành công cho sự thành công của mình. Đối với kế hoạch và chính sách, Nhật Bản đã sử dụng hệ thống chính sách và Chính phủ chịu trách nhiệm cao nhất trong xây dựng kế hoạch công nghiệp Kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản bao gồm việc làm rõ phương hướng kinh tế - xã hội, chỉ rõ phương hướng chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu chương trình và trong hệ thống kế hoạch của mình, Chính phủ còn đưa ra những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh.

Về chính sách tài chính, Nhật Bản hạn chế chi trong phạm vi thu, đảm bảo cân bằng ngân sách Chính phủ luôn giữ mức thuế suất thấp đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước để khuyến khích họ sản xuất, tập trung tăng cường đầu tư vào hiện đại hóa nhà máy Thay vào việc lấy thuế là nguồn thu chính cho Ngân sách, Chính phủ đã tăng cường hình thức phát hành công trái để vay tiền nhân dân. Chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản liên tục thực hiện chính sách lãi suất thấp trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ II để khuyến khích các công ty trong nước tích cực sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Chế độ quản lý xí nghiệp, Ở Nhật Bản chế độ quản lý ở xí nghiệp rất độc đáo và có lẽ điều này đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự nhanh chóng thành công của Nhật Bản Thứ nhất, các công ty của Nhật Bản đã rất táo bạo, nhìn xa, trông rộng Các nhà quản lý ở các công ty của Nhật Bản không bao giờ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà họ đã thực hiện tầm nhìn chiến lược, nhìn lâu dài tới sự phát triển và tồn tại của công ty Các công ty sẵn sang hoãn lợi nhuận tối đa trước mắt để tăng tỷ phầnthị trường, sẵn sang đầu tư vào kỹ thuật, đề cao rèn luyện nhân viên, dồn sức vào hiện đại hóa nhà máy ngay cả khi nhà máy hiện có đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt Thứ hai, việc duy trì chế độ làm việc suốt đời cho công nhân theo chính sách của Nhật Bản khi người công nhân làm việc cho công ty đã góp phần quan trọng trong tạo lập một nền tảng ý thức quan trọng trong việc đóng góp trách nhiệm cho sự phát triển kinh doanh của công ty Chế độ tiền lương trong công ty dựa vào thâm niên, hàng năm để giúp nhân viên không bị nhàm chán trong công việc, các công ty của Nhật Bản đã ứng dụng luân chuyển công việc cho nhân viên Lấy làm việc theo nhóm làm mục tiêu chính để hướng cho từng cá nhân trong quá trình làm việc Các nhà quản lý cũng giảm tới mức thấp nhất sự cách biệt địa vị giữa nhà quản lý và công nhân Thứ ba, Các công ty ở Nhật Bản đã áp dụng hệ thống kích thích cho nhân viên về vật chất, tinh tần và truyền thống, chế độ tiền lương và thăng tiến trong công ty Đồng thời, các nhà quản lý của Nhật Bản rất tôn trọng sáng kiến của nhân viên, khuyến khích phát triển các sáng kiến trên tinh thần nhóm.

Nhật Bản đã thành công trong việc vượt lên làm chủ khoa hoc – kỹ thuật hiện đại Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước tư bản dành phần lớn chi phí nghiên cứu vào mục tiêu quân sự, hay trinh phục vũ trụ thì Nhật Bản lại tập trung chủ yếu vào nghiên cứu mục tiêu dân dụng Trong lĩnh vực này, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài và duy trì nguyên tắc chỉ mua bằng phát minh hoặc thiết bị của nước ngoài rồi nghiên cứu, sử dụng làm chủ kỹ thuật đó, không để cho người nước ngoài sử dụng kỹ thuật mới trên đất Nhật Con người Nhật Bản được đào tạo với ý thức luôn săn tin, cùng xử lý thông tin và cùng tham gia quyết định.

Hơn nữa, sự kết hợp hài hòa giữa Chính phủ và giới kinh doanh ở Nhật trong chính sách ngoại thương đã tạo nên được sức cạnh tranh mạnh mẽ ở tầm quốc gia. Chính phủ Nhật Bản đã hoạch định chiến lược rõ ràng chuyển từ sản xuất hàng hóa có hàm lượng lao động cao sang phát huy sức mạnh truyền thống xuất khẩu các sản phẩm có nguyên liệu ngoại nhập để nhanh chóng mở rộng sản xuất và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Chính phủ trợ cấp tiền để thúc đẩy loại bỏ những thiết bị cũ, chuyển đổi những ngành nghề đã qua thời kì hưng thịnh Giải pháp được đưa ra là: tìm kiếm phát triển công nghệ mũi nhọn để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, trợ giúp các ngành sản xuất đã được lựa chọn nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Chính phủ Nhật còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong nghiên cứu phát triển và cải tiến các kỹ thuật đã nhập khẩu. Để tổ chức và đẩy mạnh xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại đã được ra được ra đời Các tổ chức này xây dựng điều tra ở tất cả các nước, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, về thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước Do đó, thông tin luôn được cập nhật và cung cấp kịp thời cho những nhà sản xuất trong nước Ngoài ra, Nhật Bản còn cho thành lập các phòng trưng bày tại nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm mới Trong quá trình thăm dò và tìm kiếm đối tượng có thể trở thành khách hàng, những hội nghị tối cao bàn về xuất khẩu trong đó có sự tham gia của cả đại diện Chính phủ và giới kinh doanh được thành lập, họp định kỳ bàn về mục tiêu xuất khẩu và đánh giá các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được tổ chức Thông qua các cuộc hội nghị như vậy, kế hoạch và thực tế luôn đi cùng với nhau Chính phủ (người lập ra các kế hoạch) lắng nghe và hiểu biết quá trình hoạt động từ phía các doanh nghiệp.

Từ sau những năm 70, sau cuộc khủng hoảng kinh tế của mình và để xoa dịu tình hình quan hệ với các nước trên thế giới (do Nhật Bản liên tục xuất siêu sang các nước nhất là Mỹ và Tây Âu), Nhật Bản đã phục hồi nền kinh tế, xoa dịu tình hình bằng cách đầu tư ra nước ngoài và tự kiềm chế xuất khẩu, mở rộng cửa cho hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa Nghiên cứu, cải cách các luật về phân phối và buôn bán theo cách đơn giản để tạo điều kiện cho sự thâm nhập dễ dàng của các công ty nước ngoài. Đồng thời, Nhật Bản còn đổi mới chiến lược kinh tế đối ngoại theo hướng hội nhập có hiệu quả vào những thay đổi của nền kinh tế thế giới Cùng với tạo dựng và mở rộng nhu cầu trong nước, Nhật Bản đã tích cực điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại nhằm giải quyết những yêu cầu như: giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu thích ứng với xu thế tự do hóa thương mại và kiềm chế xuất khẩu trong những trường hợp bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt giảm thiểu sự mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu gây tình trạng tách nền kinh tế Nhật ở chừng mực nhất định với thị trường thế giới.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhìn chung, Trung Quốc đi theo con đường tăng cường mở cửa nền kinh tế, họ đã thành công trong việc phát triển các đặc khu kinh tế, mở cửa các thành phố ven biển và mở cửa các cửa khẩu biên giới

Thực hiện khoán ngoại thương cũng là một kinh nghiệm hay để Nhà nước dễ dàng quản lý đối với các doanh nghiệp trong khi thực hiện chỉ tiêu đã được khoán.

Việc xóa bỏ trợ cấp trực tiếp mà thay vào đó là trợ cấp gián tiếp thông qua giảm giá năng lượng, nguyên liệu thô và nhân công… là biện pháp mà trong đó Nhà nước vẫn hỗ trợ được các doanh nghiệp và tránh tạo ra cho các doanh nghiệp thói ỷ lại, ít năng động trong sản xuất, kinh doanh.

Trong giai đoạn mà thị trường tự do đang nổi lên, các rào cản thương mại như hàng rào kỹ thuật sẽ được sử dụng nhiều hơn tránh cho việc sử dụng thuế thì cách mà các nước đã làm là cố gắng kí các hiệp định thương mại với các nước để được hưởng những nhượng bộ về ngoại thương.

Lấy khoa học – kỹ thuật thúc đẩy phát triển mậu dịch, hình thành môi trường kỹ thuật cao, đẩy mạnh tốc độ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao. Tăng cường tham gia của các khu vực tư nhân cũng là một giải pháp mà các nước đã sử dụng. Ở các nước này, các trung tâm xúc tiến xuất khẩu cũng được hình thành không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài Các trung tâm này hoạt động tích cực và có hiệu quả trong việc thu thập thập thông tin về thị trường quốc tế và xử lý các thông tin đó.

Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế và nguồn lực của từng nước mà các nước trên đã có những hoạt động riêng để thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu của mình Tuy nhiên, Việt Nam cần phải căn cứ và phân tích từng mảng điều kiện thị trường cụ thể của mình để từ đó có những giải pháp cụ thể hơn. Đối với Trung Quốc, các doanh nghiệp đã sử dung nhiều chiến thuật trong khai thác thị trường và đã thành công với chiến thuật đó Họ khai thác thị trường theo nhiều kiểu khác nhau Thứ nhất, mèo nhỏ tích cực bắt nhiều chuột nhỏ Hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc len lỏi vào tất cả các ngách thị trường các nước không kể bán được ít hay nhiều Trung Quốc còn tạo điều kiện cho các công ty xuất khẩu hàng hóa bằng con đường tiểu ngạch Thứ hai, khi hàng hóa Trung Quốc có ưu thế thì họ đã dùng số lượng để phong tỏa các khe hở của thị trường, làm cho hàng hóa nước đó khó len chân vào nước đó Chiến lược này dựa vào sức mạnh về số đông và lòng nhiệt tình của người bán hàng Thứ tư, Nhà nước Trung Quốc đã tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm, các hoa kiều yêu nước đầu tư vốn và tìm thị trường, cùng các doanh nghiệp trong nước khai thác thị trường Thứ năm, đổi mới kỹ thuật, thay chủng loại và hạ giá Hàng Trung Quốc thường giành phần thắng ở giá rẻ, chất lượng bình thường nhưng hàng nhiều và đa dạng về chủng loại, nhiều khác biệt trong giá trị sử dụng. Đối với Nhật Bản, sau đại chiến thế giới thứ II, Nhật Bản đã kiệt quệ về kinh tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản với Mỹ và phương Tây rất mỏng manh Trong khi các nước đó tập trung vốn và thế lực vào công nghiệp phục vụ cho chiến tranh và chinh phục vũ trụ thì Nhật Bản nhanh chóng đi vào nghiên cứu phần còn lại đó là hàng dân dụng Hơn thế nữa thị trường lớn tập trung vào các nước như Mỹ, Tây Âu và chưa để ý tới các khu vực như Châu Á, Mỹ Latinh, Châu Phi, Nhật Bản đã dùng sách lược tấn công vào thị trường đó Ở đâu có chỗ trống là ở đó Nhật nhảy vào Và kết quả là sản phẩm của Nhật được bán trên toàn cầu Ví dụ, ngay tại đất Mỹ với thị trường xe gắn máy, Mỹ chỉ tập trung vào sản xuất các xe máy cỡ lớn, giá cao với tỷ lệ lãi cao nên đã bỏ qua thị trường xe gắn máy nhỏ vì cho rằng thị trường này mang lại lợi nhận thấp; Các công ty của Nhật Bản như Honda, Suzuki, Yamaha đã dành lấy thời cơ này để nhảy vào thị trường Mỹ và các thị trường khác trên thế giới.Các công ty này sản xuất xe cỡ nhỏ với giá rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Khi xâm nhập vào Mỹ, họ đã không bị các nhà sản xuất của Mỹ phản ứng lại vì những nhà sản xuất này cho rằng loại xe này chỉ như một thứ đồ chơi và không đem lại lợi nhuận cao, không hợp với thói quen của người

Mỹ Do vậy, các nhà sản xuất Nhật bản đã tận dụng ngay cơ hội này khi đã có sự nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng.

Từ thực tiễn của Việt Nam kết hợp với các kinh nghiệm của các nước về phát triển thị trường xuất khẩu, vấn đề đặt ra đối với phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam là:

Thứ nhất, kiên trì đường lối phát triển kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, Việt Nam hướng về chiến lược phát triển thị trường dài hạn và có trọng điểm, hoạch định các chiến lược dài hạn cho các thị trường có nhiều tiềm năng, nghiên cứu kỹ lưỡng các thị trường đó để thâm nhập một cách có hiệu quả nhất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào một số thị trường truyền thống.

Thứ ba, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính có hiệu quả để nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực cho các doanh nghiệp vì tạo ra được sản phẩm thâm nhập vào thị trường nước ngoài là khá tốn kém.

Thứ tư, Việt Nam cần định hướng tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân Chính phủ cần đưa ra các chính sách thích hợp để khuyến khích để thu hút khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu.

Thứ năm, hoàn thiện các chính sách thuế trong hoạt động xuất khẩu, góp phần phát triển ngoại thương ở Việt Nam.

Thứ sáu, Thành lập các tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện vừa phát triển đa ngành trong phạm vi tập đoàn, vừa thực hiện được sự phân công chuyên môn hóa ở từng đơn vị thành viên, giúp cho các đơn vị thành viên kết thành sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ tình trạng manh mún trong quản lý sử dụng vốn, tạo khả năng huy động vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp thành viên, đủ sức mạnh vươn ra thị trường thế giới.

Thứ bảy, đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu liên tục Xác định các mặt hàng thế giới đang cần để tập trung nguồn lực vào sản xuất Xây dựng các giải pháp sản xuất mặt hàng xuất khẩu Hoạch định các chính sách bảo hộ có hiệu quả Hoạch định các công cụ trợ giúp cho các doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu, tránh lạm dụng chính sách bảo hộ để kinh doanh không hợp lý, nên tránh những thủ tục, giấy tờ rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp hướng về xuất khẩu nhận sự trợ giúp trên Nhà nước đầu tư vào các ngành then chốt để yểm trợ cho sản phẩm xuất khẩu, đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa

Thứ tám, hướng vào phát triển xúc tiến xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường để xâm nhập thị trường nước ngoài.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG

Tổng quan về thị trường các quốc gia Trung Đông

Quá trình hình thành và phát triển

Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-Âu-Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai Cập Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi và/hay Trung Á.

Theo định nghĩa được sử dụng rộng rãi của công nghiệp hàng không, được duy trì trong tổ chức tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế,Trung Đông bao gồm: Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban,các vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Quatar, Ả Rập Saudi, Sudan, Syria, Các TiểuVương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen Đây là định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong cách tính vé và thuế hành khách và hàng hoá trên thế giới.

Ai Cập: Năm 3200 trước công nguyên, Ai Cập là một quốc gia phong kiến thống nhất Đầu thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, người A-Rập tràn vào Ai Cập, đạo Hồi được truyền bá và phát triển tại Ai Cập Ai Cập đã phải trải qua các ách thống trị của các đế quốc Hy Lạp, La Mã, Thổ, Pháp và Anh Ai Cập chịu sự bảo hộ của Anh từ năm 1914 đến năm 1922 Ngày 28/02/1922 Anh buộc phải công nhận Ai Cập là một vương quốc độc lập nhưng duy trì quân đội ở Suez Ngày 23/07/1952, Thiếu tướng Mohammed Najip, Tổng tư lệnh quân đội cùng với “Tổ chức sỹ quan tự do” đã tiến hành cuộc nổi dậy lật đổ vua Farouq Ngày 18/06/1953, nước cộng hoà A-Rập Ai-Cập tuyên bố thành lập. Ả Rập Xê-út: Ả-rập Xê - út được coi là cái nôi của đạo Hồi (xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ VII) Ả-rập Xê-út có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca, nơi sinh của Mohammed, nhà tiên tri của đạo Hồi và Medina, nơi năm 632 ông đã chết và chôn ở đây Thế kỷ 16 Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Arập Xê - út Năm 1720, ông tổ dòng họ Xê-út là Saud Bin Mohamed Bin Mucran chiếm thung lũng Ha-ni-pha (gần Riyadh) lập nên tiểu vương quốc riêng Năm 1818, Thổ chiếm lại, đến năm 1901, Abdul Aziz Al Saud tổ chức phản công lại quân Thổ Tháng 1/1902 đánh chiếm được Riyadh Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Anh chiếm một số vùng trọng yếu ở bán đảo A-rập và chia bán đảo này thành 2 Tiểu vương quốc Na-chát và Hachaz Ngày 23/9/1932, Al Saud tuyên bố thành lập vương quốc A-rập Xê-út.

Baren: Trước đây, Ba-ren là 1 trong những nơi cư trú của người Arập Từ 1521-1602 Ba-ren bị Bồ Đào Nha thống trị Từ 1602-1782 đế quốc Ba tư chiếm đóng Ba-ren và đưa người Iran đến cư trú Năm 1782 Ba-ren giành được độc lâp và thành lập Tiểu vương quốc Ba-ren 1880-1892 Ba-ren bị Anh đô hộ Tháng 5/1970 Anh và Iran đã thoả thuận trao cho LHQ quyết định qui chế chính trị của Ba-ren. Ngày 15/8/1971, Ba-ren tuyên bố hoàn toàn độc lập và lập Nhà nước Ba- ren Năm

2002, Bahrain đổi tên thành Vương quốc Ba-ren

Kuwait: Trước đây, Cô-oét là một vùng sa mạc nghèo, chủ yếu là dân du mục nên ít được chú ý Đầu thế kỷ 18, dòng họ Al-Sabah thành lập thành phố Cô- oét Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đế chế Ottoman chinh phục Cô-oét đặt Cô-oét dưới sự cai trị của một Thống đốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Basrah Đầu thế kỷ 20, Cô-oét trở thành nhà nước tự trị và được Anh bảo hộ Ngày 25/02/1961, Anh trao trả độc lập cho Cô-oét Cô-oét lấy ngày này làm Quốc khánh.

Irac: Vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên, tại khu vực đồng bằngMéopotamie, người Sumer đã dựng lên nhà nước đầu tiên, đặt nền móng cho nền văn minh cổ đại khu vực Lưỡng hà Năm 1894 trước Công nguyên ở đây xuất hiện nhà nước Babilon với những công trình văn hoá nổi tiếng như “Vườn treo Babilon”-

1 trong 7 kỳ quan thế giới Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ thứ 7, I-rắc bị đế quốc La Mã và Ba Tư thống trị Từ năm 750 đến 1055, Baghdad trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của triều đại Abbassid hùng mạnh nhất của đế chế Ả rập Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19, I-rắc lần lượt bị đế chế Ba Tư, phong kiến Mông-cổ và đế chế Ottoman (Thổ) đánh chiếm và thống trị Năm 1914 xẩy ra chiến tranh giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, quân Anh đã chiếm vùng Ahatt al Arab Sau chiến tranh thế giới thứ I, Anh đánh bại quân Thổ, chiếm I-rắc và năm

1920, Hội quốc liên quyết định I-rắc dưới quyền uỷ trị của Anh Năm 1921, Anh cho I-rắc được độc lập và đưa Faisal lên làm Vua Năm 1955, Anh xúi giục I-rắc ký với Thổ Hiệp ước phòng thủ chung (sau này trở thành Hiệp ước Baghdad) Ngày 14/7/1958, Abdul Karim KASSEM, một quân nhân có tinh thần dân tộc đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế dộ quân chủ phản động Nouri SAID, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà I-rắc Sau một thời gian cầm quyền, KASSEM trở thành độc đoán chuyên quyền, chống lại những người trước đây từng hợp tác với mình, trong đó có Đảng Cộng sản Tháng 2/1963, Đảng Baath cùn nhóm sỹ quan tự do làm đảo chính lật KASSEM, đưa Abdul Salem AREF lên làm Tổng thống Sau khi củng cố địa vị, AREF quay lại chống Đảng Baath, hợp tác chặt chẽ với Mỹ và phương Tây Ngày 17/7/1968, Ahmed Hassan al BAKR, nguyên Thủ tướng làm đảo chính lật đổ AREF lên làm Tổng thống và Chủ tịch Hội đồng chỉ huy cách mạng (RCC) SADDAM Hussein được cử làm Phó Chủ tịch (RCC) Ngày 16/7/1979, SADDAM lên thay A.H BAKR làm Tổng thống, nắm toàn bộ quyền hành về đẩng và chính quyền (Tổng thư ký Đảng Baath phục hưng Ả rập I-rắc, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch RCC, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang I-rắc) Sau khi lên nắm quyền, SADDAM có tham vọng đưa I-rắc thành một nước có vai trò lớn ở khu vực và phong trào KLK Tuy nhiên, chiến tranh với I-ran kéo dài 8 năm (1980-1988) đã hạn chế vai trò này Năm 1988, I-ran chấp nhận ngưng bắn, đi vào thương lượng, SADDAM đã coi đây là thắng lợi to lớn của I-rắc và lại tìm cách đề cao thanh thế của mình trong Liên đoàn Ả rập, KLK và các tổ chức quốc tế khác Ngày 2/8/1990, I-rắc đưa quân vào Cô-oét Ngày 17/01/1991, Mỹ và liên quân gồm hơn 30 nước đã mở cuộc tấn công I-rắc bằng không quân và ngày 24/02/1991 mở cuộc tấn công trên bộ, chiếm một vùng lãnh thổ phía nam I-rắc Ngày 6/3/1991 HĐBA/LHQ thông qua

NQ 687 áp đặt các điều kiên ngưng bắn đối với I-rắc (bồi thường chiến tranh, không được tìm kiếm hoặc phát triển các loại vũ khí huỷ diệt) Sau chiến tranh, lợi dụng sự suy yếu của chính quyền SADDAM, các phong trào chống đối của người Kurd ở miền bắc và người Shiite ở miền nam nổi lên đẩy I-rắc vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của I-rắc.

Mỹ, Anh và Pháp (sau này Pháp bỏ, không tham gia cùng Mỹ, Anh) đã lập vùng cấm bay ở miến bắc I-rắc từ 6/1991 và miền nam I-rắc từ tháng 8/1991, vi phạm chủ quyền của I-rắc Ngày 10/11/1994, I-rắc chính thức công nhận chủ quyền và đường biên giới của Cô-oét Tháng 5/1995, để giải quyết những vấn đề nhân đạo tại I-rắc do cấm vận gây ra, HĐBA/LHQ đã ra NQ 968 cho phép I-rắc xuất khẩu dầu lửa để lấy tiền nhập lương thực, thực phẩm va thuốc men Ngày 16/12/1998, lấy lý do I-rắc không hợp tác đầy đủ với Uỷ ban thanh tra vũ khí của LHQ (UNSCOM),

Mỹ, Anh đa mở chiến dịch “Con cào sa mạc” tấn công quân sự qui mô lớn vào I- rắc liên tục trong 4 ngày (16-19/12/1998) Sau chiến dịch “Con cáo sa mạc”, Mỹ đẩy mạnh sự hỗ trợ cho các lực lượng chống đối I-rắc sống lưu vong Năm 1999, Quốc hội Mỹ đã thông qua 97 triệu USD giúp các lực lượng đối lập nhằm lật đổ chính quyền SADDAM Ngày 20/3/2003, bất chấp sự phản đối của LHQ, cộng đồng quốc tế, Mỹ cùng Anh và một số đồng minh khác đã phát động chiến tranh lật đổ chế độ SADDAM (9/4/2003), dựng lên chính quyền quản lý đất nước tạm thời gồm những lực lượng sống lưu vong và dưới sự chỉ đạo của một chỉ huy dân sự Mỹ Paul PREMER Ngày 28/6/2004, Mỹ đã chuyển giao quyền lực cho chính quyền I- rắc Ngày 30/01/2005 tổng tuyển cử lần thứ nhất, bầu ra Quốc hội lâm thời đầu tiên. Tháng 4/2005, Quốc hội đã bầu chọn được Chủ tịch quốc hội cùng các danh chức lãnh đạo chủ chốt tạm quyền Ngày 15/10/2005, I-rắc tiến hành trưng cầu dân ý Hiến pháp mới Ngày 15/12/2005, tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới với

275 ghế (Shiite 128 ghế, Kurd 53 ghế, Sunnite 55 ghế ( gồm hai danh sách: Mặt trận hoà hợp dân tộc 44 ghế, Mặt trân đôứi thoại dân tộc 11 ghế), số còn lại chia cho các đảng nhỏ lẻ khác Ngày 22/4/2006, Quốc hội đã nhất chí bầu Jalal Al TALABANI, người Kurd làm Tổng thống; Nouri AL MALIKI, người Shiite làm Thủ tướng, Dr. Mahmoud AL MASHHADANI, người Sunnite làm Chủ tịch quộc hội Tất cả với nhiệm kỳ 4 năm Ngày 24/5/2006, Thủ tướng MALIKI đã trình Quốc hội thông qua danh sách nội các mới.

Iran: Người Iran (trước đây còn gọi là Ba Tư - Persian) thuộc nhóm Ấn - Âu, di cư từ Trung Á đến vùng đất này vào Thiên kỷ thứ II trước Công nguyên và bắt đầu một nền văn minh nông nghiệp từ rất sớm Năm 549 (trước Công nguyên) họ lập nên Đế chế Ba Tư và khoảng 10 năm sau đã chinh phục Babylonia (538) Năm

333 (trước Công nguyên), Alexander Đại đế chiếm Ba Tư và người Ba Tư giành lại độc lập vào thế kỷ thứ I (trước Công nguyên) Sau trận Qadisiya đánh bại vương triều Sassanids (năm 637), người Arập bắt đầu truyền bá Hồi giáo vào Ba Tư, và phát triển nghệ thuật, văn hoá phồn thịnh từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI khi độc lập chính trị được củng cố vững chắc tại Iran, trước khi đất nước này bị người Thổ Nhĩ

Kỳ và Mông Cổ thay nhau cai trị và xâm lược tới năm 1502 Sau đó Iran lần lượt nằm dưới sự lãnh đạo của các vương triều Safavids và Qajars Trước chiến tranh thế giới I, cả Anh và Nga đều tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ ở Iran cho đến khi hai nước ký Hiệp định cùng tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của nước này Trong chiến tranh thế giới II, Iran đã trở thành một cầu nối quan trọng để phe Đồng Minh cung cấp viện trợ chiến lược cho Liên Xô chống phát xít Đức Năm 1951 một chính phủ tiến bộ được thành lập ở Iran do Mossadegh làm Thủ tướng Năm 1953, Mỹ làm đảo chính lật đổ Mossadegh đưa Pahlavi trở lại cầm quyền, lập nên chính quyền thân Mỹ Tháng 3/59, Iran và Mỹ ký Hiệp định phòng thủ chung Ngày 11/2/1979, phong trào Hồi giáo do Giáo chủ Ayatolah Khomeini lãnh đạo đã lật đổ chế độ quân chủ Pahlavi, thành lập chế độ Cộng hoà đầu tiên ở Iran và đổi tên nước thành nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (1/4/1979) Từ 1980-1988, Iran rơi vào cuộc chiến tranh với Iraq.

Đặc điểm thị trường các quốc gia Trung Đông

Trung Đông nổi tiếng là khu vực của những mở dầu và có đời sống cao… Nơi đây tập trung trữ lượng lớn dầu mỏ, dầu khí, khí đốt và dầu lửa của Thế giới, chiếm 62% trữ lượng dầu của Thế giới Cô – oét là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trong khu vực Trung Đông, với 104 tỷ thùng chiếm gần 10% trữ lượng Thế giới Dầu lửa với trữ lượng khổng lồ ở nằm ở nhiều nước trong khu vực: Ả-rập Xê- út là 260 tỷ thùng, Irac là 115 tỷ thùng đứng thứ hai thế giới sau Ả-rập Xê-út, trữ lượng của Iran là 97 tỷ thùng, Oman là 5,7 tỷ thùng, Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất có 98 tỷ thùng chiếm gần 10% trữ lượng thế giới, Xu-đăng có khoảng 3 tỷ thùng, Xi-ri 2,5 tỷ thùng, Yêmen 4 tỷ thùng, Baren 62,28 triệu thùng… Trữ lượng của khí đốt ở các quốc gia trong khu vực này cũng rất lớn, trữ lượng của Iran là

24800 tỷ m3 đứng thứ ba trên thế giới, Oman 862 tỷ m3, là 26000 tỷ thùng đứng thứ hai trên thế giới chiếm 14%, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất là 5982 tỷ m3 xếp thứ tư sau Nga, Qatar, Iran, Xi-ri có trữ lượng là 6,5tỷ m3, Yêmen là 480 tỷ m3 Trữ lượng dầu khí trong khu vực này tập trung chủ yếu ở Qatar với 15,21 tỷ thùng Những tài nguyên này mang lại nguồn thu chủ yếu trong thu nhập của các quốc gia Trung Đông, thu nhập từ dầu khí mang lại cho Cô-oét mỗi năm 47 tỷ USD, dầu lửa và hơi đốt đem lại 85% nguồn thu cho xuất khẩu và 60% GDP của Qatar… Mặc dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng Trung Đông vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tốt, đạt 6,4% trong năm 2008 Giá dầu ngày càng tăng góp phần nâng cao thu nhập cho các quốc gia Trung Đông: GDP/người năm 2008 của Ai Cập là 2000USD, Ả-rập Xê-út là 20700USD, Cô-oét là 30000USD… , khả năng thanh toán cũng vì thế mà tăng lên, giúp các quốc gia này có khả năng thanh toán cao. Điều này kéo theo nhu cầu ngày càng tăng, sức tiêu dùng hàng hoá ngày càng lớn, mong muốn tiêu dùng có xu thế đa dạng và phong phú.

Kinh tế dựa vào dầu mỏ là chính, các quốc gia Trung Đông hầu hết là có nền sản xuất chưa phát triển, ngành công nghiệp chủ yếu ở đây là công nghiệp khai thác và chế biến dầu Nguyên liệu sản xuất của các quốc gia này thiếu trầm trọng, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (Israel, Jordan,…) Gần như tất cả các quốc gia Trung Đông chưa đầu tư nhiều vào phát triển sản xuất, thiếu nhân công cho sản xuất (Trước chiến tranh vùng Vịnh, Cô-oét có khoảng 731000 công nhân nước ngoài, chiếm 86% lực lượng lao động Khi xảy ra chiến tranh, nhiều người Cô-oét bỏ đi nước khác, do đó hiện nay Cô-oét có nhu cầu lớn về công nhân để tái thiết đất nước) Khu vực Trung Đông có nhu cầu rất lớn và đa dạng về chủng loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, khả năng thanh toán cao nhờ dầu mỏ Trong khi đó, nền sản xuất tại đây lại chưa phát triển do thiếu nguyên liệu đầu vào, lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa (nhất là hàng nông sản, thực phẩm, công nghiệp nhẹ…) Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu của khu vực Trung Đông về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị…là rất cao.

Trong khi đó, yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm của các quốc gia Trung Đông lại không khắt khe như các thị trường khác trên thế giới, thuế nhập khẩu của thị trường này thấp (0 – 4%) nên cạnh tranh trên thị trường này là khá cao. Khi kinh doanh trên thị trường này các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh với các thị trường lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức,…

Tuy nhiên khi thâm nhập thị trường này cần hiểu rõ được tính pháp lý của thị trường, chú ý các rào cản và tập quán kinh doanh Chẳng hạn, UAE chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt lợn, các vật dụng bằng da lợn; chứng từ giao hàng phải bằng tiếng Anh, Ả rập và có xác nhận của Đại sứ quán…Israel quy định hạn ngạch nhập khẩu, nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew… Trung Đông là vùng đất trung chuyển, có nền văn hoá phức tạp Khi kinh doanh cần coi trọng các đặc tính văn hoá, tín ngưỡng Không những thế, thị trường Trung Đông có độ rủi ro thanh toán cao nếu thực hiện hoạt động mua bán trả sau và thanh toán qua ngân hàng tư nhân của nước bạn, bất ổn về an ninh và thiếu thông tin Thị trường này, các đối tác coi trọng lời hứa hơn là các cam kết trong giấy tờ.

Quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Trung Đông

Việt nam có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực Trung Đông, nhiều hiệp định thư, nghị định thư song phương và đa phương giữa nước ta với các quốc gia Trung Đông đã được ký kết Tạo điều kiện cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông ngày càng phát triển sâu, rộng hơn.

Bảng 1: Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông

STT Tên quốc gia Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao

14 Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất 01/08/1993

Nguồn: www.mofa.gov.vn 3.2 Quan hệ thương mại Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 15 nước trong khu vựcTrung Đông Những hiệp định, nghị định giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông như: Hiệp đinh thương mại, Hiệp định hợp tác Khoa học – Kỹ thuật, Hiệp định vận tải hàng hải… đã được kí kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp tác của hai bên Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới thương vụ tại Trung Đông.

Bảng 2: Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Vụ kinh tế dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008

Từ năm 2000 đến năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông tăng từ 604,4 triệu USD lên 1,9 tỷ USD Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 414,7 triệu USD năm 2000 lên tới 1,25 tỷ USD năm 2008 (tăng gần gấp đôi so với năm 2007), nhập khẩu đạt 744 triệu USD Như vậy, Trung Đông là một thị trường xuất siêu của Việt Nam Trong những tháng đầu năm, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phần nào tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông Kim ngạch buôn bán hai chiều lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Trung Đông là với Các Tiểu Vương quốc Ả - rập Thống Nhất (490,0 triệu USD), tiếp đó là đến các nước Ả - rập Saudi,

Ai Cập, Iran với kim ngạch trên 100 triệu USD Tuy kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam một số quốc gia Trung Đông có sự giảm sút vào năm 2005 (Baren,Irac, Jordan, Yêmen), 2006 (Các Tiểu Vương quốc Ả - rập Thống nhất, Cô – oét,

Iran), năm 2007 (Baren, Cô – oét, Iran, Irac, Jordan và Liban), nhưng tính tổng kim ngạch của cả khu vực Trung Đông hàng năm vẫn tăng so với năm trước (trừ năm

2006), năm 2006 tốc độ tăng trưởng âm, kim ngạch năm 2006 giảm 147,4 triệu USD so với năm 2005 Đến năm 2008 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đều đạt tốc độ tăng trưởng dương so với năm

2007 Tốc độ tăng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông năm 2008 đạt 67,13% so với năm 2007 Đây là dấu hiệu tốt đẹp trong quan hệ thương mại của Việt Nam và khu vực Trung Đông.

9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chỉ đạt 740 triệu USD.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông gồm: gạo, café, sản phẩm dệt may, máy tính, linh kiện điện tử, giày dép, chất dẻo, nguyên liệu, hải sản, cao su, sợi, than đá, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu là xăng dầu, sản phẩm hoá dầu,phân bón, hoá chất, sắt thép, chất dẻo,… những thế mạnh của thị trường này.

Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc

Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang 170 nước trên thế giới Trong đó, thị trường Châu Á luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất của Việt Nam (trên 45% tổng kim ngạch xuất khẩu), đứng thứ hai là thị trường Châu Mỹ (trên 21% tổng kim ngạch xuất khẩu), tiếp đó là thị trường Châu Âu, Châu Đại Dương và cuối cùng là thị trường Châu Phi.

Bảng 3: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các Châu lục và theo nước/ khối nước giai đoạn 2005 – 2009

Hoa Kỳ 5,9 18,2 7,9 19,8 10,1 20,8 11,9 19,0 11,4 19,9 Các nước khác

Nguồn: Vụ kinh tế dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

Ghi chú: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với Châu lục, nước/ khối nước đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng là tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các Châu lục giai đoạn 2005 – 2008 tăng về giá trị tuyệt đối Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường hầu hết đều tăng (ngoại trừ Châu Phi năm 2006, kim ngạch giảm 0,1 tỷ USD) Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang các Châu lục đều giảm, trừ Châu Phi và Châu Âu Kim ngạch của hai châu lục này tăng nhẹ, Châu Âu là 0,1 tỷ đô, tăng 0,8% so với năm 2008; Châu Phi tăng 0,3 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 2008

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng của thị trường Châu Âu (từ 18,5% năm 2005 lên 22,4% năm 2009), Châu

Mỹ (từ 21,3% năm 2005 lên 23,3% năm 2009), Châu Phi (từ 2,2% năm 2005 lên2,7% năm 2009) và giảm tỷ trọng thị trường Châu Á (từ 49,4% năm 2005 xuống

47,2% năm 2009), Châu Đại Dương (từ 8,6% năm 2005 xuống còn 4,4% vào năm

2009 ) chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông năm 2009 tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2005 và đạt mức 1 tỷ USD, tỷ trọng thị trường Trung Đông so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có sự gia tăng từ 1,5% năm 2005 lên 1,8% năm

2009 So với thị trường khu vực như ASEAN và EU thì thị trường Trung Đông chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé ( năm 2009, tỷ trọng thị trường ASEAN là 15,6%, tỷ trọng thị trường EU là 16,4% trong khi đó thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,8%).

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bao gồm thị trường khu vực (ASEAN, EU) và thị trường quốc gia (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc,…) Mỹ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong suốt những năm vừa qua và luôn giữ được vị trí của mình Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông tuy đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2008 và năm 2009 nhưng Trung Đông vẫn không nằm trong 10 thị trường xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam.

Bảng 4: Các nước nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009

Nước Kim ngạch (tỷ USD)

Nước Kim ngạch (tỷ USD)

Nước Kim ngạch (tỷ USD)

Nước Kim ngạch (tỷ USD)

Mỹ 5,92 Mỹ 7,85 Mỹ 10,10 Mỹ 11,89 Mỹ 11,36

5,24 Nhật Bản 6,09 Nhật Bản 8,47 Nhật

Singapo 1,92 Singapo 1,81 Singapo 2,23 Singapo 2,71 Úc 2,28 Đức 1,09 Đức 1,45 Đức 1,85 Đức 2,07 Singapo 2,08

Malayxia 1,03 Malayxia 1,25 Malayxia 1,55 Malayxia 2,03 Hàn

Anh 1,02 Anh 1,18 Anh 1,43 Hàn Quốc 1,79 Malayxia 1,68 Đài Loan 0.94 Đài Loan 0,97 Hàn Quốc 1,24 Anh 1,58 Đức 1,59 Thái Lan 0,86 In đô nê xi a

0,96 Hà lan 1,18 Hà Lan 1,57 Philippin 1,46

Nguồn: Vụ kinh tế dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

Năm 2009, trong số 16 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng hoá của Việt Nam thì chỉ có 4 thị trường có mức tăng trưởng dương.

Bảng 5: Số lượng thị trường xuất khẩu theo mức kim ngạch năm 2009

Mức kim ngạch xuất khẩu Số lượng thị trường Kim ngạch (triệu USD)

Từ 500 triệu USD – 1 tỷ USD 6 4772

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2009

Nếu không kể đến thị trường Thụy Sỹ có mức tăng trưởng đột biến năm

2009 do vàng tái xuất khẩu thì Hàn Quốc và Hồng Kông có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 15,7% và 17,9% (trị giá xuất khẩu tương ứng là 2,06 tỷ USD và 1,03 tỷ USD), nhờ vậy mà Hàn Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, tăng 1 bậc so với năm 2008 Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2009 cũng tăng 8,2%, trị giá là 4,9 tỷ USD Các thị trường lớn còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu giảm, có tới 9/12 thị trường còn lại này có suy giảm trên 10% Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm 4,3 so với năm

2008 và tiếp tục dẫn đầu về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam Năm 2008, nếu nhưNhật Bản là thị trường có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng xuất khẩu của ViệtNam, thì trong năm 2009 lại là thị trường suy giảm xuất khẩu lớn nhất về tuyệt đối(giảm 2,18 tỷ USD, chiếm 40% trong số giảm 5,59 tỷ USD của tổng giá trị xuất khẩu) Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước EU năm 2009 đạt9,4 tỷ USD giảm 13,76% so với năm 2008; ASEAN là 8,9 tỷ USD giảm 13,6% so với năm 2008.

Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia

Trong các quốc gia ở khu vực Trung Đông, ngoại trừ Israel không quá lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực, hầu hết các nước trong khu vực này đều phải nhập khẩu lương thực Trong thời gian đầu, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các gia Trung Đông chủ yếu sản phẩm thô, tập trung vào các mặt hàng nông sản (gạo và chè) Đến nay, Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đã hợp tác mở rộng trên nhiều lĩnh vực hơn, theo báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2005 – 2009 Việt Nam đã xuất khẩu sang đây nhiều nhóm hàng khác (có cả những mặt hàng cao cấp) như máy vi tính, sản phẩm và linh kiện điện tử, vải, hải sản, giầy dép, hạt tiêu, sản phẩm dệt may, cà phê, sữa và sản phẩm sữa, cao su, than đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép, sữa, sản phẩm từ sữa, vải, hạt điều nhân… Sản phẩm của Việt Nam tại thị trường các quốc gia Trung Đông khá đa dạng Trung Đông là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam do nơi đây có nhu cầu nhập khẩu rất cao về các mặt hàng mà Việt Nam có thể đáp ứng tốt, các mặt hàng này hầu như đều có sự gia tăng về khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua.

Theo báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các năm 2007, 2008 và năm 2009, những mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất sang Trung Đông bao gồm gạo (trên 80 triệu USD năm 2009), cà phê (44 triệu USD năm 2007), sản phẩm dệt may(30,7 triệu USD năm 2007), hạt tiêu (55,3 triệu USD năm 2007), máy tính, linh kiện điện tử (81,3 triệu USD năm 2008), giày dép (32,6 triệu USD năm 2007), sản phẩm gỗ (trên 13 triệu USD năm 2008), hải sản (trên 120 triệu USD năm 2009) Nông sản và thực phẩm là hai mặt hàng truyền thống của Việt Nam tại thị trường các quốc gia Trung Đông.

2.2 Quy mô và tỷ trọng xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông có sự tăng trưởng lớn Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới đạt 474,2 triệu USD, vậy mà đến năm 2008, năm 2009 kim ngạch này đã tăng lên trên 1 tỷ USD Trung Đông nằm trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt

Nam (các thị trường có mức kim ngạch lớn hơn 1 tỷ USD) Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2008 con số này đã tăng lên (đạt 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), năm 2009 là 1,8% Thị phần của khu vực Trung Đông trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn những năm vừa qua Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông có phần giảm sút, tính về giá trị tuyệt đối là giảm 144,1 triệu USD so với năm 2008, tức là giảm 12,42%. Tuy nhiên, nhìn chung thì xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 sang thị trường này vẫn đạt được những thành quả, tăng 114,2% so với năm 2005 và góp phần tích cực vào giảm nhập siêu của Việt Nam Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Đông đạt kỷ lục vào năm 2008, tăng 89,4% so với năm 2007, giá trị tuyệt đối của tỷ lệ tăng này là 547,4 triệu USD Đây là con số lớn nhất đạt được trong vòng những năm vừa qua trong quan hệ thương mại (xuất khẩu) của Việt Nam và các quốc gia Trung Đông.

2.3 Cơ cấu hàng xuất khẩu

Chiếm tỷ trọng lớn trong những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Trung Đông là các sản phẩm thuỷ sản đạt 11,8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông, café là 7,2%, hạt tiêu 9%, hàng dệt may 6%, gạo 7,8%; máy tính, linh kiện điện tử và máy tính 7%, giày dép là 5,3%….

Do thị trường này thường dùng khá nhiều gia vị trong các bữa ăn, do vậy hạt tiêu của Việt Nam đang chiếm lĩnh thị phần khá cao Chè và cà phê cũng là 2 mặt hàng thế mạnh của Việt Nam Tuy nhiên, do các DN chủ yếu mới đáp ứng trong việc xuất khẩu thô, chưa tạo được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, do vậy dù là thị trường truyền thống nhưng cung và cầu đối với nhóm hàng này vẫn chưa đạt được những con số mong muốn.

Trung Đông là một thị trường tương đối dễ tính, nhưng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này đang dần thay đổi, lượng hàng nông sản và nhiên liệu ngày càng có xu hướng giảm, thay vào đó là hàng có hàm lượng chất xám và lao động cao đang gia tăng như thực phẩm chế biến, điện tử, đồ gỗ, hàng giày dép…Trong số này, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân 88% - 100% Mặt khác, Trung Đông là khu vực có sức tăng trưởng kinh tế nhanh, trung bình khoảng6% - 14%, chính sách thuế của khu vực này cũng rất giống nhau 0 – 4%, do vậy tính cạnh tranh của hàng hóa tại khu vực này là rất cao Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng phải đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như thời điểm giao hàng đúng như cam kết trong hợp đồng Bằng không, hàng hóa Việt Nam sẽ khó có thể đứng vững tại thị trường này

2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông trong những năm gần đây là sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu Những năm trước kia, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào thị trường I-rắc và Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất - UAE, những năm gần đây đã chuyển sang các thị trường khác như Ai Cập, Israel và Ả-rập Xê-út Tính đến năm 2009, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông) và Ai Cập (16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông) Các thị trường Baren, Sudan, Qatar,Liban… chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông, hầu như chỉ có thị phần dưới 3%.

Bảng 6: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông

Tổng 474,2 100 514,8 100 612,6 100 1160 100 1015,9 100 Nguồn: Vụ Kinh tế Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

Thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả - rập Thống nhất: Kể từ khi VN xây dựng trung tâm thương mại giới thiệu hàng hóa tại Dubai (UAE) thì lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này tăng khá mạnh, tăng từ 121,5 triệu USD năm 2005 lên 360,1 triệu USD vào năm 2009 Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông, chiếm thị phần 34,5% tại khu vực này UAE là thị trường duy nhất có tốc độ tăng trưởng dương vào năm

2009 (0,7%), tăng nhẹ 2,5 triệu USD so với năm 2008 Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tại Trung Đông nói chung và Dubai nói riêng là rất lớn

Thị trường Ai Cập: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Ai Cập năm 2009 là 162,7 triệu USD, tăng 260,7% so với năm 2005 và giảm 3% so với năm 2008 (giảm 5,1 triệu USD so với năm 2008) Ai Cập đứng thứ tư trong xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông năm 2005 với tỷ trọng là 9,5%, vươn lên vị trí thứ hai vào năm 2009 với tỷ trọng là 16%.

Thị trường Ả-rập Saudi: Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam trong khu vực Trung Đông chiếm 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông Tuy năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có sự giảm sút so với năm 2008 (14,4 triệu USD tương đương với 12,2%), nhưng thị trường này vẫn giữ được thị phần 10,2% bằng so với năm 2008 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ả-rập Saudi liên tục tăng trong những năm 2006, năm

Thị trường Irac: Nhập khẩu của Irac từ Việt Nam năm 2009 là 90,2 triệu USD giảm 10,2% so với năm 2005 và 27,4% so với năm 2008 Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Irac giảm mạnh (102,7 triệu USD, tức 87,4% so với năm

2006) Điều này là do năm 2007 thị trường Iraq gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, ngay cả văn phòng của Thương vụ Việt Nam tại Iraq cũng phải tạm đóng cửa Hơn nữa, do có những nghị định thư mới nên hiện chưa chắc chắn được hình thức thanh toán với thị trường này như thế nào Năm 2008 vừa khắc phục được một chút ảnh hưởng của chiến tranh, kim ngạch đang đà tăng thì khủng hoảng kinh tế lại kéo đến làm cho xuất khẩu vào Irac năm 2009 lại giảm, tỷ trọng xuất khẩu vào Irac giảm từ 21,3% xuống còn 8,9%, Irac đang là nước nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại Trung Đông năm 2005 tụt xuống vị trí thứ 4 vào năm 2009

Bên cạnh các thị trường trên, mặc dù chiếm tỷ lệ không cao trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Đông và bị giảm sút kim ngạch vào năm 2009 nhưng thị trương các quốc gia như Cô-oét, Israel, Liban… đã liên tục tăng được kim ngạch trong giai đoạn 2005 – 2008 và xuất khẩu của Việt Nam một số nước đã tăng dần được tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngTrung Đông.

Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông

3.1 Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông theo chiều rộng

Bảng 7: Số thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở Trung Đông

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa, năm 1990, 1995, 2000, 2005, 2009

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại Trung Đông theo các năm

Nhờ chủ động trong việc đàm phán, mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác, trao đổi nhiều đoàn các cấp nên Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc phát triển thị trường xuất khẩu sang khu vực Trung Đông.

Trong giai đoạn từ năm 1990 – 2000 số thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông không ngừng tăng lên, do đây là thời gian đầu trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông, Việt Nam tăng cường thúc đẩy phát triển các thị trường xuất khẩu mới sang khu vực Bên cạnh đó, Trung Đông và Việt Nam đều nhận thấy được sự cần thiết phát triển quan hệ thương mại, lợi ích do hoạt động này đem lại cho các bên nên các quốc gia Trung Đông và Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác rộng hơn trong khu vực để phục vụ cho nền kinh tế và nhu cầu của đất nước Từ năm 2000 trở về đây, số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại Trung Đông không có sự thay đổi, điều này là do Việt Nam đã tạo dựng được các mối quan hệ hợp tác tương đối ổn định với các quốc gia Trung Đông và Việt Nam đã xuất khẩu sang 15/16 nước trong khu vực Riêng Palestine, Việt Nam chưa có quan hệ thương mại với thị trường quốc gia này do nền kinh tế Palestine phụ thuộc vào chính sách của cộng đồng quốc tế (hàng năm viện trợ khoảng 900 triệu USD) và Israel đối với Palestine (do Israel kiểm soát tất cả các cửa khẩu và sử dụng phần lớn lao động của Palestine).

Theo thống kê từ báo cáo xuất nhập khẩu, số thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở Trung Đông tăng từ 8 thị trường (bao gồm thị trường Ai Cập, Yemen, Xi – ri, Irac, Sudan, Cô – oét, Iran và Jordan) vào năm 1990 lên 15 thị trường vào năm

2009 (bao gồm thị trường Ai Cập, Ả-rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống

SLTT nhất, Baren, Cô-oét, Iran, Irac, Israel, Jordan, Oman, Qatar, Xi-ri, Yêmen, Libăng, Sudan) Tính đến năm 1995, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã tăng thêm 6 thị trường, đó là Liban, Oman, Qatar, Israel, Các Tiểu Vương quốc Ả - rập Thống nhất và Baren Năm 2000, Việt Nam phát triển thêm được một thị trường xuất khẩu mới tại Trung Đông là Ả - rập Xê – út

3.2 Đánh giá kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông theo sâu

Trước đây, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực Trung Đông chủ yếu chỉ tập trung vào hai thị trường chủ yếu, đó là thị trường Irac và thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất Đến nay, do nhiều hiệp định được giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đã được kí kết như Hiệp định thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định hợp tác về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, hiệp định tránh đánh thuế hai lần…đã tạo ra khung pháp lý cho hoạt động thương mại của Việt Nam trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam được tăng cường sang các thị trường khác trong khu vực Trung Đông như Ai Cập, Ả-rập Saudi, Xi-ri,… Việt Nam nói chung và một bộ phận doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng đều coi Trung Đông là thị trường tiềm năng, tích cực thâm nhập và khai thác. Bên cạnh đó, xu hướng mở của nền kinh tế của GCC (Ả-rập Saudi, UAE Cô-oét, Ôman, Baren, Qatar) ngày càng rõ nét, tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hoá thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội khối và các nước trên thế giới Điều này làm cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông ngày càng thuận lợi, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường.

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông tăng nhanh chóng Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quốc gia Trung Đông đã đạt hơn 1 tỷ USD, nằm trong top 16 thị trường có xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông tăng 541,7 triệu USD so với năm 2005 (tức là tăng 114,2%) Năm 2008 là năm mà Việt Nam coi là trọng điểm trong thúc đẩy quan hệ và hợp tác với Trung Đông nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông có sự tăng đột biến so với năm 2007, tăng 547,8 triệu USD (89%) so với năm 2007 Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Đông cũng được đa dạng hoá hơn nhiều so với trước đây.

Có được những thành tựu này là do:

- Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức nhiều đoàn giao lưu, trao đổi hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông trên nhiều lĩnh vực hơn, đàm phán kí kết các thoả thuận thương mại tạo ra khuôn pháp lý cho hoạt động xuất khẩu

- Đưa ra các Đề án thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2007 – 2010 và giai đoạn 2008 – 2015 Đưa ra định hướng cho hoạt động thương mại của Việt Nam với các quốc gia Trung Đông, đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực hơn theo từng giai đoạn.

- Tổ chức các hội thảo về bí quyết thành công khi thâm nhập thị trường Trung Đông cho các doanh nghiệp Trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Trung Đông, từ đó thâm nhập có hiệu quả hơn vào khu vực này.

- Bên cạnh đó, giá dầu mỏ tăng cao, làm cho kinh tế các quốc gia Trung Đông ngày càng phát triển, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia này từ các thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tăng mạnh.

- Các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tìm kiếm và đa dạng hoá hàng bán cũng như các hình thức bán hàng thông qua Hội chợ triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại (tăng quảng bá vào thị trường Trung Đông như đăng tin quảng cáo, quảng bá trên sách báo, tạp chí chuyên san ở một số nước)… Nhờ vậy, Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng Trung Đông tiếp cận các thong tin về sản phẩm của Việt Nam dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Việc Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Baren, Qatar, Oman, Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Ả-rậpThống nhất, Israel, Jordan, Cô-oét Cùng tham gia vào cộng đồng kinh tế chung với các quốc gia này tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường các quốc gia này nhờ chính sách tự do hoá thương mại, chính sách đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia Hàng hoá của Việt Nam được bình đẳng trên thị trường các quốc gia này Ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam và thị trường các quốc gia trên phát triển, các nhà xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường dẽ dàng hơn, những hạn chế và hàng rào thuế quan đối với Việt Nam được cắt giảm, các hàng rào phi thuế quan dần dần được gỡ bỏ theo nghị định thư ra nhập của các thành viên

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới, cùng với đó là việc có những thông tin sai lệch về hàng thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường các quốc gia Trung Đông (cá basa được nuôi trong điều kiện nguồn nước tù đọng, ô nhiễm ở Việt Nam, có dư lượng kháng sinh cao, chứa chất gây hiệu ứng phụ…gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng) làm ảnh hưởng tới hình ảnh của thuỷ sản Việt Nam nói riêng và hàng hoá của Việt Nam trong mắt người tiêu dùng Trung Đông Một số thị trường ở Trung Đông (Ai Cập) đã tạm ngừng nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, làm ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, nhờ nỗ lực của Chính phủ cung cấp các thông tin cần thiết và tài liệu liên quan mà Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn việc chứng nhận chứng từ xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia Trung Đông năm 2009 giảm so với năm 2008, giảm 12,4% (144,1 triệu USD).

Tuy có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nhưng Trung Đông được đánh giá là một trong số các thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ nhất trong năm qua, thị trường này góp phần đáng kể vào giảm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2009 Điều này là do:

- Trung Đông bao gồm thị trường các quốc gia ít bị chịu tác động của khủng hoảng.

- Năm 2009 Việt Nam đã có những điều chỉnh đáng kể trong chính sách thuế,nhiều cuộc họp với các ngành được Bộ Công thương tổ chức liên tục trong năm qua, nhiều chính sách thuế ra đời liên quan đến xuất khẩu, Việt Nam ban hành những thông tư hướng dẫn việc giãn, giảm, hoàn và miễm thuế,đáng chú ý là việc giảm 50% mức thuế suất giá trị gia tăng theo danh mục ưu đãi của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đặc biệt là với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

- Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia này tăng mạnh về lượng, nhưng do giá giảm nên tổng kim ngạch vẫn giảm.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG

Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

1 Những nhân tố tác động đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Xu hướng tự do hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá Đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự liên kết ngày càng chặt chẽ các loại thị trường (thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và thị trường sức lao động), thông qua việc cắt giảm tiến đến xoá bỏ rào cản giữa các quốc gia trong hoạt động kinh tế Xung lực chính của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá là tự do hoá thương mại, mục tiêu cuối cùng của tự do hoá thương mại là xoá bỏ tất cả các rào cản về thuế quan cũng như phi thuế quan để tạo điều kiện cho hàng hoá được giao lưu tự do giữa các nước tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào các thị trường trên thế giới.

Toàn cầu hóa và khu vực hóa trước hết sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình, sức cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn, thu hút đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)…, có điều kiện nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư Tiến trình này cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá trên cơ sở ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá làm gia tăng tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước Điều này làm cho nền kinh tế của một nước phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế chung Do vậy, sự phát triển của kinh tế thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Toàn cầu hoá và khu vực hoá đẩy mạnh việc hội nhập của Việt Nam trên nguyên tắc vừa hợp tác, vừa đấu tranh để tiến hành thương lượng thiết lập các thoả thuận, lý luận chung.

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực góp phần tạo điều kiện cho quốc gia kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế Hội nhập giúp xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia Qua đó được hưởng những ưu đãi tối huệ quốc, ưu tiên về thuế quan, hàng rào phi thuế quan được đảm bảo Nhờ đó hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập vào thị trường nước ngoài Toàn cầu hoá góp phần ngăn chặn xung đột quốc tế, tăng thêm lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia Đặc biệt, là khi lộ trình thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang tới thì hàng hoá Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh găy gắt không những trên thế giới mà cả trong thị trường nội địa.

Tuy nhiên, mặt bất lợi của toàn cầu hoá thể hiện khi khủng hoảng xảy ra Sự khủng hoảng ở một quốc gia sẽ nhanh chóng lan nhanh sang các quốc gia khác làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng Tự do hoá, toàn cầu hoá làm cho hàng hoá chịu sức cạnh tranh cao, cạnh tranh quốc tế Sự cạnh tranh quyết liệt do hàng rào bảo hộ bị phá vỡ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia nên các sản phẩm của nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà cả thị trường nội địa Nước nào sản xuất được hàng giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

- Nền kinh thế giới đang có sự khởi sắc: Khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo Cường quốc số một thế giới cùng với nhiều nước khác chuyển từ lạm phát sang giảm phát, trạng thái báo hiệu sự suy giảm kéo dài của nền kinh tế, biểu hiện ở sự đi xuống của thị trường tín dụng, nhà đất, lao động và hoạt động tiêu dùng Thương mại thế giới giảm 6,1% năm 2009, mức thấp nhất trong lịch sử Năm 2009, 2010, kinh tế thế giới chưa thể phục hồi như năm

2007 Dự báo nền kinh tế thế giới sẽ vượt qua khủng hoảng vào cuối năm 2009 và bắt đầu phục hồi vào năm 2010, tuy mức độ phục hồi còn khó dự đoán Theo đánh giá, kinh tế thế giới năm 2010 dự kiến tăng trưởng từ +2% (theo Ngân hàng Thế giới - WB) đến +2,4% (theo Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF) Các nước đang phát triển tiếp tục duy trì mức tăng khá (khoảng +4,4%) với đầu tầu là khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (khoảng +6,6%) Đây là những dấu hiệu đang mừng cho xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện cho nhu cầu tiêu dùng tăng và kích thích nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới dự báo vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu Điều này tạo ra thách thức lớn cho những ngành hàng sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu.

Khủng hoảng kinh tế khiến các rào cản thương mại được dựng lên ngày càng nhiều Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đầu tư, chi phí cả nhân lực và vốn, thiết bị để đáp ứng các yêu cầu mới Liên quan đến thị trường Hoa Kỳ, đạo luật Lacey sửa đổi, đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2008 (Farm Bill 2008), đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đều yêu cầu cung cấp chứng nhận xuất xứ sản phẩm, kiểm soát hóa chất, an toàn cháy… Những thay đổi này sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu nông sản, hải sản, đồ gỗ, dệt may, hàng tiêu dùng Đạo luật FLEGT của EU quy định tất cả các chuyến hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra nguồn gốc xuất xứ Quy định IUU (cũng của EU) bắt buộc mỗi lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tuân thủ quy định về khai thác hợp pháp, phải có cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm… Hàn Quốc cũng thắt chặt kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturing) Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu sản phẩm từ các công ty gia công ở nước ngoài cần phải kiểm tra cơ sở sản xuất ít nhất một lần trong một năm

- Mặc dù bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Việt Nam đã hạn chế được tác động của cuộc khủng hoảng, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dương năm 2009 (khoảng +5,3%) Việt Nam đã khắc phục dần được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Dự kiến năm

2010, Việt Nam phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm 2009 (dự kiến là tăng trưởng +6,5%), kinh tế vĩ mô ổn định, xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009, hoạt động thương mại có bước thay đổi mạnh theo hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới Nhiều chính sách phát triển thương mại và thị trường được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển Trong báo cáo “Kế hoạch phát triển các ngành thương mại dịch vụ năm 2010” đưa ra kiến nghị giải pháp cho việc xuất – nhập khẩu hàng hoá là: Tiếp tục tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn từ chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm để phát triển sản xuất, xuất khẩu đặc biệt đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm thuỷ sản, gạo, cafe, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ…; Tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với diễn biến thị trường để kích cầu và thúc đẩy sản xuất, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô; Xem xét giãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá; Xác định xúc tiến xuất khẩu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế; Điều hành hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến kích xuất khẩu, cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Tiếp tục phổ biến các lớp tập huấn ở địa phương để phổ biến các lợi thế từ các Hiệp định khu vực tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu Những giải pháp trên đây đã đem đến cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

2 Dự báo quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông

Nhiều quốc gia Trung Đông đang hướng hoạt động thương mại, đầu tư sang phía Đông (trong đó có Việt Nam), điều này tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông trên nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, Trung Đông lại nằm trên con đường huyết mạch Á – Âu và nằm ở ngã ba của ba Châu lục Á, Âu, Phi nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá vào khu vực lân cận Vì vậy, Việt Nam ngày càng khai thác tối đa mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác với các quốc gia Trung Đông để có thể dễ dàng tiếp cận khu vực xung quanh các quốc gia Trung Đông.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008- 2015” Bộ Công Thương cũng đã xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015 Đây là những bước đột phá quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông, đưa quan hệ tiến đến lâu dài Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN – GCC họp hai năm một lần tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực và dần dần đi tới thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – GCC trong tương lai, đưa quan hệ thương mại lên tầm cao mới.

Nhiều hiệp định, nghị định đang được Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đàm phán, thoả thuận (như hiệp định về bảo hộ và đầu tư, tránh đánh thuế hai lần… ở Israel; thoả thuận về hợp tác nông nghiệp, vận tải hàng hai… với Cô-oét và Qatar…) Việc ký kết những hiệp định này mở ra tương lai quan hệ sâu rộng giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông về năng lượng, dầu khí, thương mại…

II Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia Trung Đông

1 Định hướng chung trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam

Mục tiêu xuất khẩu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng và sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 68 – 69 tỷ USD vào năm 2010 và 259 tỷ USD trong 5 năm 2006 - 2010, gấp 2,3 lần so với 5 năm trước và tốc độ tăng 16%/năm Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu (không kể dầu thô) trong 5 năm tới là 106,5 tỷ USD, tăng 22,3%/năm Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dự kiến 86 tỷ USD, tăng 12,3%/năm Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 111,2 tỷ USD, tăng 18,4%/năm Nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 61,45 tỷ USD, tăng 16,5%/năm.”

Nhiệm vụ chủ yếu của xuất khẩu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 là: “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xuất khẩu; kiểm soát và thu hẹp nhập siêu, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có nhiều giá trị tăng thêm, hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh cao Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; chú trọng mở rộng và phát triển thị trường mới, nhiều tiềm năng; đồng thời tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường truyền thống Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Với định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, nhiệm vụ kinh tế đối ngoại là phải phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu chiến lược chung của đất nước thông qua nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dung trong nước, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, chú trọng nhập khẩu thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hóa thị trường cũng như phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào khu vực và thế giới Cần tăng cường quan hệ đối tác hàng đầu với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc…; Tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách, thông thoáng về thủ tục hành chính để thực sự mở cửa thu hút đầu tư của các đối tác trên Ngoài ra nên tăng cường tiếp thị để tìm kiếm, mở rộng thị trường đối với các nước Trung Đông, Châu Phi và Ấn Độ; thông qua việc giao lưu văn hóa, du lịch, hội thảo về đường lối chính sách mở cửa của Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng và hứa hẹn đối với các quốc gia đang phát triển; những chuyến đi của nguyên thủ quốc gia ngoài mục đích chính trị, xã hội phải lấy sự phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Mục tiêu cụ thể cho hoạt động xuất nhập khẩu đến năm 2020 như sau:

- Thông qua các hình thức xuất khẩu, đầu tư và các hình thức trợ giúp quốc tế đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho việc phát triển

- Nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tư, hàng hóa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc

1 Giải pháp về phía Nhà nước

1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển thương mại là một trong những biện pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với các quốc gia Trung Đông và cũng là để thống nhất với các quốc gia Trung Đông, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương, cũng như quy định của WTO Chúng ta cần rà soát lại hệ thống luật, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc chưa minh bạch, trước hết là Luật Thương mại, Luật Đầu tư, hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển thương mại bao gồm các chính sách quan trọng như: chính sách thị trường, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả…

Về luật thương mại, cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của WTO, cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn mọi hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với xu hướng mở cửa thị trường và xu thế hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.

Về luật đầu tư nước ngoài, cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại, dịch vụ; cần mở cửa hơn, nhìn vào lâu dài hơn thì mới thu hút được đầu tư.

Về luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần quy định rõ hơn về ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hướng xuất khẩu” Có lộ trình thống nhất hai luật đầu tư này thành một bộ luật chung về khuyến khích đầu tư.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục rườm rà, phấn đấu ổn định mooi trường pháp luật để tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp, khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư lâu dài Phấn đấu làm cho các chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh Giảm dần tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng xuất nhập khẩu tạm thời Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế, chính sách, áp dụng thí điểm mô hình 4 liên kết trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu (doanh nghiệp liên kết với các trường, Viện ngiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan Nhà nước).

Thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan: xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất – nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất – nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa…

1.2 Mở rộng quan hệ ngoại giao, kí kết hiệp định thương mại

Cho đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông đã được điều chỉnh bởi một số các Hiệp định như Hiệp định thương mại, Hiệp định vận chuyển hàng không, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác kinh tế - Kỹ thuật, Bản ghi nhớ hợp tác thương mại giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam với cơ quan hội trợ triển lãm quốc tế của các nước trong khu vực… Tuy nhiên, những hiệp định này chưa được kí kết rộng rãi với tất cả các quốc gia Trung Đông, nó còn hạn hẹp ở một số quốc gia Việt Nam đang tăng cường đàm phán, thúc đẩy tiến trình ký kết các hiệp định ở tất cả các quốc gia Trung Đông như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Xi-ri, Yêmen…; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tại Oman, Liban…; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ở Israel, Jordan… Thảo luận để đưa ra đối sách hợp lý cho việc hợp tác giữa các quốc gia, đưa ra các hiệp định có lợi cho sự phát triển của cả hai bên. Tạo điều kiện hình thành khung pháp lý cho hoạt động ngoại thương của hai nước, và của Việt Nam với cả khu vực Việt Nam cũng tổ chức các đoàn giao thương sang khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng, các hệ thống nhập khẩu tại thị trường sở tại thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại một số thị trường khu vực để đưa hàng xuất khẩu xâm nhập có hiệu quả Mở rộng mạng lưới thương vụ của Việt Nam ở tất cả các quốc gia trong khu vực Trung Đông Triển khai ký kết các thoả thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với hàng nông thuỷ sản.

Việt Nam cần khai thác tối đa mối quan hệ với các quốc gia Trung Đông, thực hiện có hiệu quả các hiệp định, tổ chức các đoàn thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm của nhau để tăng cường quan hệ thương mại và ngoại giao Hợp tác, gắn bó sâu sắc và đưa quan hệ Việt Nam và các quốc gia Trung Đông lên tầm cao mới. Tham gia tích cực vào các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng ASEAN – GCC (Hội đồng hợp tác vùng Vịnh) các năm tới, thúc đẩy quan hệ giữa hai khu vực, đưa ra đề xuất về các lĩnh vực ưu tiên và cơ chế hợp tác giữa hai nhóm nước Đồng thời, Việt Nam cũng cần thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng quan hệ đối tác mới ASEAN – GCC trong hội nghị của Hội đồng Bộ trưởng ASEAN – GCC lần thứ hai trong năm 2010 tại một nước ASEAN, nhất là khi Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN năm 2010

1.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Cơ hội phát triển thị trường sang các quốc gia Trung Đông là rất lớn, nhưng còn có những hạn chế nhất định về hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam Một số doanh nghiệp chưa coi trọng công tác xúc tiến thương mại, một số đã chú ý nhưng do khả năng tài chính có hạn Một số khác đầu tư quá lớn nhưng hiệu quả còn thấp do thiếu thông tin và kinh nghiệm Do vậy, Nhà nước cần tài trợ một kinh phí trong công tác xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.

Vấn đề thông tin có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến các hoạt động thương mại nói chung Thực tế hiện nay, thông tin hai chiều giữa nước ta với các quốc gia Trung Đông còn rất thiếu Hơn nữa, nếu có thông tin thì chỉ dừng lại ở mức lãnh đạo và các cơ quan quản lý Nhà nước chứ chưa đến các doanh nghiệp Vì vậy, các cơ quan Nhà nước cần quan tâm tới công tác thông tin nhằm đảm bảo có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cũng như tạo nguồn thông tin phong phú, tin cậy cho các doanh nghiệp về thị trường các quốc gia Trung Đông Bên cạnh đó, thông tin về các thị trường trên các sách, báo, tạp chí do các cơ quan cung cấp thông tin cho hoạt động xuất khẩu còn ít, tản mạn, thiếu đồng bộ Do đó, cần nghiên cứu tạo ra các chuyên san dành riêng cho thịt trường các quốc gia Trung Đông, trong đó cập nhật nhanh và đầy đủ các thông tin về môi trường luật pháp, chính sách, tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, các rào cản thuế quan, phi thuế quan, các biện pháp bảo hộ trên từng thị trường, các ngành hàng, các mặt hàng và khả năng cung cấp tiêu thụ, điều kiện cung cấp hoặc tiêu thụ, các mặt hàng có khả năng thay thế…

Chính phủ nên cho phép thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Đông để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Các doanh nghiệp có thể sử dụng Trung tâm giới thiệu sản phẩm, bán hàng, giao dịch thương mại, tạo đầu mối, xúc tiến giúp các doanh nghiệp trong nước tạo quan hệ thương mại với các đối tác Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia Trung Đông cũng có thể giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách quảng bá hình ảnh và thương hiệu hàng Việt Nam tại các nước sở tại.

Trong việc thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại ở các quốc gia Trung Đông cần lưu ý một số giải pháp sau:

- Do việc thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại đòi hỏi vốn đầu tư và kinh phí hoạt động lớn, sự hõ trợ ban đầu về tài chính của Nhà nước là hết sức cần thiết Về lâu dài, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc tự mình thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại.

- Định hướng phát triển Trung tâm xúc tiến thương mại ở các quốc gia Trung Đông phù hợp với chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại với các quốc gia Trung Đông nói riêng.

- Đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa ổn định và phong phú cho các Trung tâm xúc tiến thương mại.

- Quan tâm đầu tư thỏa đáng khâu nhân sự cho Trung tâm xúc tiến thương mại

1.4 Phát triển ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng chủ lực sang thị trường các quốc gia Trung Đông Thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, Việt Nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường các quốc gia Trung Đông. Đối với hai mặt hàng chủ lực hiện nay là giày dép và dệt may, do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu, ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu thấp (20 – 30% doanh thu) Hơn nữa, do gia công theo đơn đặt hàng và xuất khẩu theo kỹ thuật của nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây bất lợi cho Việt Nam Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chứ không phải gia công, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn đổi mới công nghệ của quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân trong thị trường Trung Đông, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất để cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã và chất lượng Việt Nam, thân thiện hơn với môi trường.

Tăng cường xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có tỷ lệ nội địa hoá cao và tiến tới khuyến khích sản xuất sản phẩm xuất khẩu sử dụng 100% nguyên liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong nước, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Đối với các sản phẩm nông sản xuất sang thị trường các quốc gia Trung Đông như café, hạt điều, hạt tiêu, rau quả,… Nhà nước cần xây dựng quy hoạch,chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư, tăng vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có năng xuất cao, chất lượng tốt và giá thành hạ Việc tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất phục vụ cho xuất khẩu cần hợp với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và lực lượng lao động, không phát triển tràn lan, phải có dự tính tới thị trường tiêu thụ Như vậy, giúp cho công tác tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến th mua, chế biến, khắc phục được tình trạng thu mua hàng kém chất lượng nguồn cung cấp không ổn định làm mất lòng tin của người tiêu dùng và Chính phủ Trung Đông vào hàng nông sản của Việt Nam. Đối với các mặt hàng được ưa chuộng ở thị trường các quốc gia Trung Đông thì Nhà nước cầnn có chính sách để khuyến khích đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao khả năng tiếp thị sản phẩm nhằm mục tiêu tăng khối lượng và hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang Trung Đông.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội, tháng 7/2006 13. Các trang Web:http://www.mpi.gov.vn (trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) http://dddn.com.vn Link
1. Sách thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, PGS.TS. Nguyễn Duy Bột, NXB Thống kê, 2003 Khác
2. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển, PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009 Khác
3. Giáo trình Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 Khác
4. Báo cáo kế hoạch phát triển các ngành thương mại, dịch vụ năm 2010, Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khác
5. Kinh tế đối ngoại – Những nguyên lý và vận dụng của Việt Nam, TS. Hà Thị Ngọc Oanh, NXB Lao động và Xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2006 Khác
6. Một số vấn đề về sự lựa chọn chiến lược cho Việt Nam sau khủng hoảng, Đại san phục vụ lãnh đạo số 57, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 01/2010 Khác
7. Báo cáo chính thức xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2008, Tổng cục Thống kê, 02/2010 Khác
8. Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu tháng 12 và năm 2009, Số 316/TCHQ – CNTT, Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính, Báo cáo Bộ trưởng ngày 21/01/2010, 18/01/2010 Khác
9. Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê, 2009 Khác
10. Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2006, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê, 2008 Khác
11. Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2005, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê, 2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w