1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Trình Đánh Giá Trọng Yếu Và Rủi Ro Kiểm Toán Trong Quá Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Aasc.docx

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 299,87 KB

Cấu trúc

  • 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty. 7 1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của AASC trong những năm gần đây 11 (0)
  • 1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty AASC (12)
    • 1.2.1 Đội ngũ cán bộ nhân viên. 12 (12)
    • 1.2.2 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty. 13 (13)
  • 1.3 Quy trình kiểm toán tại công ty AASC (19)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 23 (3)
    • 2.1 Giới thiệu về khách hàng của AASC (23)
    • 2.2 Thực trạng quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Công ty AASC (23)
      • 2.2.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 23 (23)
      • 2.2.2 Xác định mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn 29 (29)
      • 2.2.3 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu 37 (36)
      • 2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện toàn bộ Báo cáo tài chính 38 (37)
      • 2.2.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ 49 (48)
    • 2.3 Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc thiết kế chương trình kiểm toán (64)
    • 2.4 Tổng kết quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Công ty AASC......69 CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC (67)

Nội dung

Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty AASC

Đội ngũ cán bộ nhân viên 12

Nhân tố quyết định cho thành công của cuộc Kiểm toán là trình độ và kinh nghiệm của đoàn Kiểm toán Con người luôn là yếu tố được quan tâm đặc biệt để đảm bảo dịch vụ AASC đạt chất lượng cao.Do vậy đội ngũ kiểm toán của AASC được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết có thể đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụ thể và đặc biệt với yêu cầu của Nhà Nước.

Khi bắt đầu thành lập, đội ngũ nhân viên của Công ty là 5 người do tiến sĩ Phạm Huy Đoàn là giám đốc Để hoạt động thành công và có hiệu quả Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASC có đội ngũ bao gồm 360 cán bộ, kiểm toán viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên nghành tài chính ngân hàng, kế toán và kiểm toán ở trong nước và ngoài nước, trong đó có

120 Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước và 35 tiến sĩ, thạc sĩ, đang theo học cao học ACCA và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các giáo sư tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn đầy đặn chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng

Từ năm 1996 đến năm 1999, đội ngũ kiểm toán viên của AASC đã được liên minh châu Âu trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nghiệp vụ tại Việt Nam và các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ai Len, Italia, Đức, Thụy Điển… trong khuôn khổ dự án kế toán kiểm toán EURO- TAPVIET Hàng năm AASC thường kết hợp với một số công ty kiểm toán nước ngoài (như Price Waterhoure, Ents và Yong, KPMG, Coopers…) tổ chức đào tạo cho cán bộ của mình và cự một số nhân viên của mình tham dự.

Trong một số năm gần đây, trước sự cạnh tranh của các Công ty Kiểm toán trong nước, Công ty AASC cũng gặp một số khó khăn Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tìm kiếm thêm nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, doanh thu vẫn tăng dần theo các năm Công ty vẫn luôn thực thiện tốt nghĩa vụ của mình với Nhà Nước thông qua việc nộp đủ ngân sách Đời sống cán bộ nhân viên cũng ngày được cải thiện

Bảng 3: Một số chỉ tiêu về nhân sự của AASC

TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng số cán bộ nhân viên, trong đó: 286 300 345 360

Kiểm toán viên quốc gia 98 105 118 120

Thạc sĩ 6 8 10 10 Đang học cao học, ACCA 17 18 21 24 Đại học 251 265 289 295

Nhân viên của AASC đựợc đào tạo chính quy tại các trường đại học hàng đầu tại Việt nam.

AASC luôn chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên trong quá trình làm việc Các nhân viên có năng lực chuyên môn tốt được được gửi đi đào tạo ở các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau.

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 13

 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Để đảm bảo phát triển vững chắc, cùng với sự tăng trưởng về quy mô, Công ty đã xây dựng và kiện toàn đồng bộ bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ bao gồm các phòng ban nghiệp vụ và hành chính đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động của Công ty Thiết lập mô hình chức năng, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: đứng đầu là ban giám đốc với nhiệm vụ điều hành, quản lý toàn bộ Công ty và các Giám đốc chi nhánh cùng với các phòng ban hành chính nghiệp vụ Mỗi phòng nghiệp vụ

Ban giám đốc chi nhánh

Ban giám đốc chi nhánh

Chi nhánh tại TP.HCM

Ban giám đốc chi nhánh

Ban giám đốc chi nhánh

Chi nhánh Quảng Ninh hoạt động trong mỗi lĩnh vực riêng biệt nhưng không tồn tại độc lập với nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành kế hoạch chung của Công ty Sau đây là mô hình thể hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của AASC (Theo QĐ số 556/1998/QĐ_BTC)

Bảng 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty AASC

Qua sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của Công ty ta thấy công tác quản lý chọn theo cơ cấu trực tuyến chức năng Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong Công ty, thông qua các phó giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ được giao Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty tổ chức gọn nhẹ chức năng cụ thể, rõ ràng.

 Chức năng của từng bộ phận:

Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 5 Phó giám đốc

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài Chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc: Một phó giám đốc kiêm phó giám đốc chi nhánh

TP.HCM phụ trách tình hình hoạt động của chi nhánh.

Công ty có hai phòng chức năng là phòng hành chính tổng hợp và phòng Kế toán.

Phòng hành chính tổng hợp

Là phòng thực hiện các chức năng ban hành các văn bản quyết định về công tác tổ chức của công ty, quản lý các công văn đi, công văn đến, và các việc tổ chức hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ (điều động xe, hậu cần) …

Do kế toán trưởng phụ trách, có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, lập kế hoạch tài chính hàng năm, tham gia cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chế độ ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành Đề ra các biện pháp giúp ban giám đốc quản lý tài chính có hiệu quả.

Ngoài hai phòng chức năng, AASC còn có 7 phòng nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty:

Do trưởng phòng công nghệ thông tin đứng đầu, Có 2 phó phòng và 8 nhân viên, phòng có trách nhiệm quản lý hệ thống máy tính của công ty, hệ thống mạng nội bộ, cung cấp phần mềm tin học nhằm hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp về hoạt động cũng như các chiến lược kinh doanh lâu dài của khách hàng Một số phần mềm của AASC được khách hàng tín nhiệm như: Phần mềm kế toán quản trị doanh nghiệp; Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp, Phần mềm kế toán chủ đầu tư….

Phòng đào tạo hợp tác quan hệ quốc tế:

Với hai mảng chính là Quan hệ hợp tác quốc tế và đào tạo, kiểm soát chất lượng Phòng thực hiện các hoạt động chủ yếu như sau: tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đào tạo nội bộ, sát hạch định kỳ cho nhân viên, cập nhật chính sách, chủ trương mới, tiếp cận, phổ biến các quy trình, kiến thức kiểm toán mới và thực kiểm soát chất lượng.

Phòng kiểm toán thuơng mại dịch vụ:

Do trưởng phòng thương mại dịch vụ đứng đầu Gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 22 nhân viên Dịch vụ kiểm toán của phòng là Kiểm toán các ngành sản xuất không khói, đó là các công ty thương mại, các ngân hàng, bảo hiểm, y tế………

Phòng kiểm toán các nghành sản xuất vật chất:

Phòng gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 24 nhân viên Nhiệm vụ phòng được giao là Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất như kiểm toán các công ty lương thực, cao su, than, dầu khí, năng lượng…

Phòng tư vấn và kiểm toán:

Hiện tại chưa có trưởng phòng, có 2 phó phòng, và 26 nhân viên Tư vấn thuế, tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý hành chính, tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư…

Phòng kiểm toán xây dưng cơ bản:

Có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng , Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản, thẩm định dự toán đầu tư xây dựng cơ bản,

Phòng kiểm toán Dự án

Do trưởng phòng các dự án đứng đầu Phòng 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 25 nhân viên Dịch kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán hoạt động các dự án

Các chi nhánh của công ty: cũng có cấu tạo như một mô hình nhỏ của trụ sở chính, tuy nhiên lại gặp khó khăn về việc giới hạn lãnh thổ , quy mô và cơ sở vật chất Chi nhánh lớn nhất là chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.3 Tổ chức Công tác kế toán của Công ty

 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức công tác kế toán của AASC thuộc một phòng riêng không trực thuộc với bộ phận nào trong Công ty Tổ chức công tác kế toán tại AASC khá đơn giản vì số lượng nghiệp vụ phát sinh ít, nội dung các nghiệp vụ không phức tạp Với đầy đủ trang thiết bị: máy vi tính, phần mềm kế toán làm cho khối lượng công việc kế toán giảm xuống đáng kể Cán bộ nhan viên phòng

Kế toán tổng hợp và tiền lương kế toán là những người có trình độ và kinh nghiệm, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định và chuẩn mực kế toán được ban hành

Phòng kế toán của AASC có 3 người mỗi người đảm nhận một công việc riêng nhưng liên quan mật thiết với nhau:

Có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện bộ máy kế toán, thống kê thông tin kinh tế của Công ty Đảm bảo cung cấp kịp thời các tài liệu cần thiết cho công tác kế toán và kiểm tra kế toán.

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 23

Giới thiệu về khách hàng của AASC

Với bề dày hơn 15 năm hoạt động, AASC đã có một đội ngũ khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế Các khách hàng tín nhiệm cao của công ty AASC gồm: Ngân hàng, Bảo hiểm và Dịch vụ Tài chính, Năng lượng, Dầu khí; Viễn thông, Điện lực; Công nghiêp, Nông nghiệp; Giao thông, thuỷ lợi; Hàng không và Hàng hải; Than, thép, xi măng; Khách sạn, Du lịch, Thương mại…

Khách hàng được Công ty phục vụ tận tình, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có chất lượng Mọi yêu cầu được thoả thuận và cam kết theo hợp đồng Công ty đảm bảo giữ gìn bí mật số liệu.

Trong năm 2006 AASC đã tiến hành kiểm toán cho hai Công ty AB và

PQ Công ty AB là khách hàng thường xuyên của Công ty AASC, còn Công ty PQ là khách hàng lần đầu tiên AASC cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Thực trạng quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Công ty AASC

2.2.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Đối với mỗi khách hàng, trước khi bắt đầu một cuộc kiểm toán AASC đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Mục đích của công việc này là nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hay thực hiện một hợp đồng với khách hàng mới.

Thư chào hàng luôn được gửi thường xuyên tới cho mỗi khách hàng kiểm toán của Công ty (đối với khách hàng thường xuyên và không thường xuyên) dựa trên các dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ hơn về các lĩnh vực hoạt động của Công ty cũng như biết được về các lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng khi ký kết hợp đồng kiểm toán Mặt khác thư chào hàng còn là cơ sở đầu tiên để thoả các hợp đồng trong kiểm toán Mỗi thư chào hàng đều có chữ ký đại diện của Ban giám đốc Công ty Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên AASC phải thực hiện các công việc cơ bản sau:

- Thảo luận và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán

- Lựa chọn trực tiếp nhóm thực hiện hợp đồng kiểm toán và chỉ định nhóm trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với hợp đồng kiểm toán

- Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro kiểm toán.

Trong năm 2006, AASC đã gủi thư chào hàng đến cho hai Công ty AB và Công ty PQ Hai Công ty này đã chấp nhận kiểm toán thông qua việc ký vào thư chào hàng gửi lại cho Công ty AASC Công ty AB là khách hàng thường xuyên của Công ty AASC, còn Công ty PQ là khách hàng lần đầu tiên AASC cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Trước khi đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán với hai Công ty trên, kiểm toán viên và Công ty AASC cần thực hiện đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Đây là một nguyên tắc của AASC để đảm bảo nguyên tắc thận trọng của nghề nghiệp của kiểm toán viên. Để đánh giá rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên phải thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng và khả năng mà AASC có thể cung cấp dịch vụ cho hai công ty trên Từ các thông tin thu được mà kiểm toán cùng với các xét đoán của mình sẽ đưa ra đánh giá rủi ro Có 3 mức độ rủi ro được thiết lập đó là: mức thông thường, mức kiểm soát được và mức cao Hợp đồng sẽ được chấp nhận nếu rủi ro ở mức thông thường hoặc mức có thể kiểm soát được.

Các thông tin thu thập ban đầu bao gồm: quy mô,loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hình thức sỡ hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý…qua báo chí, bằng kinh nghiệm thực tế, hồ sơ kiểm toán năm trước(nếu có), trao đổi với Ban giám đốc… Đối với Công ty AB qua hồ sơ kiểm toán lưu trữ từ các năm trước chỉ cần tìm hiểu các thông tin bổ sung như: các thay đổi trong cơ cấu quản lý, những quy định mới của Công ty khách hàng, những thay đổi trong chế độ kế toán… thông qua Ban giám đốc và kế toán trưởng Công ty, Kiểm toán viên nhận thấy :

- Tình hình kinh doanh của Công ty ổn định.

- Tính liêm khiết của Ban giám đốc được đánh giá cao.

- Hệ thống kế toán của Công ty được cung cấp đầy đủ và các tài liệu và các thông tin chính xác và nhanh nhất Có thái độ tích cực hợp tác.

Trong các năm kiểm toán trước khi kiểm toán cho Công ty AB kiểm toán viên không thấy tồn tại những sai sót nghiêm trọng, do đó kiểm toán viên nhận định mức độ rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán ở mức trung bình. Giám đốc và trưởng nhóm đại diện cho AASC đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty AB cho năm kiểm toán 2006.

Còn PQ là Công ty mà AASC kiểm toán năm đầu tiên nên kiểm toán viên phải tìm hiểu những thông tin ban đầu về Công ty PQ để lưu vào file kiểm toán thông qua các nguồn thông tin như:

- Quan trọng nhất là các Văn bản pháp lý liên quan: Giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập doanh nghiệp, thuê tài sản…

- Kinh nghiệm thực tế về nghành nghề và lĩnh vực của khách hàng qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng

- Trao đổi với Ban giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng.

- Trao đổi bằng văn bản với các bên liên quan của khách hàng nhằm thu thập những thông tin cơ sở về đơn vị.

- Tiếp cận với các biên bản họp Hội Đồng Quản Trị do khách hàng cung cấp.

Những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được của hai khách hàng:

Bảng 6: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tóm tắt thông tin hai khách hàng: Công ty AB và Công ty PQ

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY(AASC)

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ

Tên khách hàng: Công ty AB Tham chiếu:

Niên độ kế toán: 01/01/2006 – 31/12/2006 Người thực hiện:

Khoản mục: Ngày thực hiện:

Bước công việc: Thu thập thông tin về khách hàng

Loại hình doanh nghiệp: Là Công ty cổ phần, vốn góp chi phối của

Lĩnh vực hoạt động tài chính:

- Tổ chức quản lý vận hành khai thác mạng lưới Bưu chính Viễn Thông để kinh doanh và phục vụ.

- Thiết kế thuê bao và xây lắp chuyên nghành thông tin liên lạc

- Kinh doanh vật tư và thiết bị chuyên nghành Bưu chính Viễn Thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị…

Chính sách kế toán: Áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán hiện hành.

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

AUDITING AND ACCOUNTING FINANIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY(AASC)

THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ

Tên khách hàng: Công ty AB Tham chiếu:

Niên độ kế toán: 01/01/2006 – 31/12/2006 Người thực hiện:

Khoản mục: Ngày thực hiện:

Bước công việc: Thu thập thông tin về khách hàng

Loại hình doanh nghiệp: Là Công ty TNHH một thành viên Liên doanh với Mỹ Mỹ góp vốn 55% Việt Nam góp 45%.

Lĩnh vực hoạt động tài chính:

- Sản xuất buôn bán bò sữa,sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa

- Nghiên cứu, chế biến và buôn bán các nông sản các loại thực phẩm, các loại nước giải khát, các loại thực phẩm và bánh kẹo

- Tư vấn đầu tư công, nông nghiệp( không bao gồm tư vấn pháp luật)…

Chính sách kế toán: Áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán hiện hành. Đây là một ngành nghề kinh doanh đầy triển vọng với nhu cầu con người ngày một nâng cao, sức khoẻ là yếu tố quan trọng nhất do đó doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng Là một doanh nghiệp có lợi thế phát triển hơn các doanh nghiệp khác về cả vốn lẫn công nghệ.

( Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên)

Việc lựa chọn đội ngũ kiểm toán thực hiện là một công việc quan trọng, là một phần tất yếu của khâu lập kế hoạch kiểm toán Đội ngũ kiểm toán viên phải có hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, qua đó kiểm toán viên thực hiện các công việc trọng yếu khi kiểm toán báo cáo tài chính và quan trọng nhất là phải đảm bảo tính độc lập

Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những điều kiện cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, AASC có những quy định riêng về tính độc lập của kiểm toán viên Sau khi xác định rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán AASC cần cân nhắc khi quyết định chọn ra đội ngũ kiểm toán có khả năng phục vụ tốt khách hàng AASC kiểm tra tính độc lập của Kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán khách hàng thông qua bảng câu hỏi sẵn:

Bộ phận năm ngoái tham gia kiểm toán Công ty AB năm nay tiếp tục kiểm toán vì vẫn đảm bảo tính độc lập và quy định của Công ty AASC( kiểm toán không quá 3 năm liên tiếp)

Bảng 8: Bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV

Câu hỏi về tính độc lập của Kiểm toán viên

Tên khách hàng: Công ty AB

Bớc công việc Thực hiện (Có/

1 KTV có góp vốn cổ phần trong Công ty đang kiểm toán không Không

2 KTV có vay vốn của khách hàng không Không

3 KTV có cho khách hàng vay vốn không Không

4 KTV có là cổ đông chi phối hoạt động của khách hàng không Không

5 KTV có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho khách hàng không Không

6 KTV có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ nào cho khách hàng không Không

7 KTV có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không (và ngợc lại) Không

8 KTV có quan hệ họ hàng thân thiết với những ngời trong bộ máy quản lý (thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trởng, phó phòng và những ngời tơng đơng) của khách hàng không Cụ thể:

- Bố, mẹ (cả bố mẹ vợ hoặc chồng) Không

- Anh , chị, em ruột Không

9 KTV có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không

Kiểm toán viên tham gia kiểm toán khách hàng đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.

(Nguồn: file lưu trữ phòng Dự án – AASC)

Tính độc lập của kiểm toán viên kiểm toán cho Công ty PQ cũng được thực hiện các bước cơ bản trên để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Tuy vậy đối với Công ty AB là khách hàng lâu năm nên AASC sẽ chọn đội ngũ kiểm toán viên năm ngoái đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng vì vẫn đảm bảo tính độc lập và không kiểm toán quá ba năm lien tiếp còn đối với Công ty PQ là năm kiểm toán đầu tiên lại là một Công ty có quy mô lớn do đó việc lựa chọn đội ngũ kiểm toán cần được chú trọng hơn.

Là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh nghành nghề đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam AASC đã lựa chọn đội ngũ kiểm thích hợp thực hiện kiểm toán toán Báo cáo tài chình cho Công ty

Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc thiết kế chương trình kiểm toán

Mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán được kiểm toán viên đánh giá trong những bước trên là cơ sở để thiết kế chương trình kiểm toán Căn cứ vào đây kiểm toán viên lập chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục

Ví dụ như đối với Công ty AB, kiểm toán viên đánh giá rủi ro phát hiện của khoản mục tiền là thấp, mức trọng yếu là 3.062.041,8 trong khi đó quy mô khoản mục là 517.507.716,6 Kiểm toán viên cần thiết kế các chương trình kiểm toán trong đó thực hiện các thủ nhiệm cơ bản là chủ yếu.

Bảng 19: Tóm tắt quy trình kiểm toán Tiền tại công ty AB

Tên khách hàng : Công ty AB

- Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện các cam kết của mình

- Chia cắt niên độ phải đợc thực hiện một cách chính xác đối với các khoản nhập quỹ cũng nh đối với các khoản xuất quỹ ( tính hữu hiệu và cách trình bày )

- Đối chiếu số liệu ngân hàng với số d tiền gửi ngân hàng trong sổ kế toán và các yếu tố đa ra đối chiếu phải đợc giải thích ( tính hiện hữu, tính chính xác, giá trị, tính sở hữu, cách trình bày)

Thủ tục kiểm toán Tham chiÕu Ngêi thùc hiện

1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp

1.1 Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách này.

1.2 Lập trang tổng hợp tài khoản tiền Tiến hành kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số d âm hay số d lớn bất thờng trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi.

Trờng hợp có số d âm hay số d lớn bất thờng, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các giải thích đó.

1.3 Thu thập số d đầu kỳ, số phát sinh, số d cuối kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) trên sổ kế toán chi tiết Đối chiếu số d chi tiết đầu kỳ với số d chi tiết cuối kỳ năm trớc, thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính Đối chiếu số d các khoản tiền là ngoại tệ với số liệu trên Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT

Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền trên bảng cân đối kế toán.

1.4 So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt/ tổng số tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm trớc, so với kế hoạch ngân quĩ (nếu có) và lý giải những thay đổi bất thờng (ví dụ đang thanh toán chủ yếu bằng TGNH nay chuyển sang thanh tóan bằng tiền mặt ).

2.1 Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm khoá sổ kế toán/ hoặc thời điểm kiểm toán cùng với khách hàng.

2.2 Thu thập Biên bản kiểm quỹ tại ngày khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.

Giải thích các khoản chênh lệch nếu có. Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quĩ

2.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán đợc áp dụng trên thực tế và nhất quán.

2.4 Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ đợc đánh giá theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra xử lý chênh lệch tỷ giá 2.5 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các TK đối ứng bất thờng; kiểm tra chi tiết, xem xét lại các nhật ký quỹ tiền mặt của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thờng về giá trị hay diễn giải.

2.6 Chọn mẫu nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán :

 Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán.

 Mẫu của phiếu thu phiếu chi có phù hợp với quy định hiện hành hay không? các nội dung trong phiếu thu phiếu chi có đầy đủ hay không ?

 Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu phiếu chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày tháng ghi sổ hay không ?

 Phiếu thu, phiếu chi đợc có phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền và đợc đính kèm các chứng từ gốc (hoá đơn, giấy biên nhận,…vv) hay không ? nội dung trên PT, PC có phù hợp với chứng từ gốc hay không ?

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc.

 Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi.

2.7 Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài sản đ- ợc hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ quỹ của tháng sau ngày khoá sổ bằng cách :

Chọn và thu thập chứng từ nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt phát sinh trớc và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán (15 ngày trớc, 15 ngày sau thời điểm khóa sổ).

3.1 Thu thập các xác nhận số d TGNH (sổ phụ ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời điểm kết thúc niên độ. Nếu cha có xác nhận thì gửi th yêu cầu NH xác nhận Đối chiếu số liệu xác nhận của Ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán. Đối chiếu tổng phát sinh trên sổ kế toán tiền gửi và tổng phát sinh trên sổ phụ ngân hàng của tài khoản đó để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch qua TK tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đều đợc ghi nhận đầy đủ trong sổ kế toán.

3.2 Thu thập hoặc lập, kiểm tra Bảng đối chiếu các TK ngân hàng Giải thích nguyên chênh lệch và thu thập các bằng chứng chứng minh cho các giải thích đó.

3.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán đợc áp dụng trên thực tế và nhất quán. Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ đợc đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khoá sổ; kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá.

Tổng kết quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Công ty AASC 69 CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC

Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại AASC rõ ràng, cụ thể, đơn giản không phức tạp Nhưng lại mang tính hiệu quả cao Đánh giá trọng yếu và rủi ro là công việc được thực hiện chủ yếu là trong giai đoạn lập kế hoạch. Tuy nhiên, xuyên suốt từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến giai đoạn kết thúc thì vấn đề này luôn được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 20: Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty

AASC trên Báo cáo tài chính

Thiết kế chương trình kiểm toán Ước tính tổng số sai sót trên từng khoản mục Ước tính sai số kết hợp

So sánh sai số kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu về trọng yếu Đưa ra kết luận kiểm toán

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đối với khách hàng năm đầu tiên kiểm toán viên thực hiện đầy đủ tất cả các bước đầy đủ các khoản mục còn đối với khách hàng lâu năm thì kiểm toán viên có thể bỏ qua một số khoản mục Cụ thể:

Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Đối với những khách hàng lâu năm thì kiểm toán viện sẽ lược bỏ một số thao tác khi thực hiện đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì đã có thông tin lưu từ các hồ sơ kiểm toán năm các trước Như Công ty AB kiểm toán viên chỉ tìm hiểu những thay đổi về quy định, cơ cấu quản lý, quy mô… những thông tin này chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp.

Còn đối với Công ty PQ thì việc thu thập thông tin ban đầu kiểm toãn viên sẽ cần phải cẩn trọng hơn Phải thu thập đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không Việc thu thập thông tin không chỉ do doanh nghiệp cung cấp mà kiểm toán viên cần phải thu thập qua các phương tiện báo chí truyền thông và các nguồn khác về lĩnh vực hoạt động của Công ty PQ để có cái nhìn tổng quát, khách quan để đi tới kết luận cuối cùng.

Sau khi đã được chấp nhận việc lựa chọn nhóm kiểm toán cũng là một công việc cần thận trọng Đối với khách hàng cũ như AB thì thường là nhóm kiểm toán đã thực hiện năm ngoái tiếp tục kiểm toán cho năm nay chỉ cần đảm bảo nguyên tắc độc lập và không kiểm toán 3 năm liên tiếp vì nhóm kiểm toán này đã quen với công việc và có khả năng nhận biết được các khoản mục trọng yếu Còn đối với Công ty PQ thì Công ty AASC phải lựa chọn các thành viên kiểm toán có ít nhất một người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và sản xuất của Công ty PQ.

Bước 2: Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho cuộc kiểm toán

Thông qua phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính và các thông tin chi tiết về khách hàng kiểm toán viên đưa ra mức rủi ro kỉêm toán mong muốn.

Thường đối với Công ty kiểm toán năm đầu thì kiểm toán sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ Báo cáo tài chính là thấp

Bước 3: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Đây là bước khá quan trọng, kiểm toán viên luôn phải thực hiện nó khi đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán dù là khách hàng năm đầu hay là khách hàng lâu năm

Bước 4: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ Báo cáo tài chính Bao gồm: Ở bước này công việc đối với khách hàng AB sẽ ít hơn so với khách hàng PQ do toàn bộ những thông tin cần thiết của Công ty AB đã được kiểm toán viên thực hiện năm trước.

Bước 5: Phân bổ ban đầu về trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính:

Công việc này được thực hiện đầy đủ và tương tự như nhau đối với Công ty AB và Công ty PQ Sau khi đưa ra đánh giá rủi ro phát hiện, kiểm toán viên nhận định hệ số đi kèm cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính từ đó phân bổ ước lượng ban đầu cho tính trọng yếu cho các khoản mục.

CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC

TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC

3.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty AASC

 Do yêu cầu hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trrên toàn thế giới và từng quốc gia Vì vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, vừa qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế nước nhà với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, năm 2006 Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc với GDP tăng 8.16%, Việt Nam đã khẳng định được nền kinh tế đang trên đà phát triển của mình

Cùng với sự phát triển của thị trường kiểm toán cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, với hai nghị định: Nghị định số 105/2004/ ND-CP ngày 30/03/2004 và Nghị định 133/2005/ND-CP ngày 31/10/2005 thật sự là một cánh cửa mở đối với các doanh nghiệp Việt Nam Cùng với sự mở cửa là sự cạnh tranh tất yếu giữa các Công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đến nay theo thống kê thì đã có hơn 130 Công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam Được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán , Kế toán và Tư vấn Tài chính Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC ) đang từng bước khẳng định cơ hội và những thách thức của mình để đứng vững và khẳng định vị thế của mình.

Như vậy xu hướng hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan Để giữa vững vị thế là Công ty kiểm toán độc lập hàng đầu Việt Nam, AASC đang ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm khẳng định niềm tin với khách hàng luôn lấy uy tín làm trọng. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là công việc quan trọng nhất trong công tác lập kế hoạch kiểm toán vì nó giúp cho kt viên lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán hiệu quả, phù hợp với từng khách hàng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro chính là cơ sở để kiểm toán viên đánh giá các sai phạm trên Báo cáo tài chính từ đó đưa ra kết luận kiểm toán đối với khách hàng một cách chính xác nhất.

Do đó muốn nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán cần nâng cao hiệu quả công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho khách hàng.

 Định hướng chiến luợc phát triển của Công ty

Với mong muốn trở thành một công ty tư vấn, kế toán và kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam, có chất lượng quốc tế

Mục tiêu mà Công ty AASC đặt ra trong những năm tới:

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tương xứng với trình độ khu vực trong nước và quốc tế.

- Mở rộng hợp tác và xây dựng các mối quan hệ thành viên với các hang kiểm toán quốc tế.

Hiện nay lộ trình chuyển đổi sở hữu các Doanh nghiệp kiểm toán của Nhà Nước, cũng như các Doanh nghiệp của Nhà Nước khác AASC đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH 2 thành viên vào năm 2007.

3.2 Những nhận xét về quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty AASC

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w