Một số vấn đề chung về lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và các loại lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
1.1.1.2 Các loại lợi nhuận a) Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp:
Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường.
- Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động là tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận tài chính b) Lợi nhuận sau thuế (thu nhập sau thuế) của doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
= Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất thuế TNDN
= Lợi nhuận trước thuế - Thuế
1.1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất Tuy nhiên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động cuả một doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhan tố chủ quan, khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau.
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ và thời điểm tiêu thụ khác nhau, thường làm cho lợi nhuận doanh nghiệp cũng không giống nhau.
- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ khác nhau Ở những doanh nghiệp lớn, nếu công tác quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý tốt hơn.
Cho nên để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối, đó là tỷ suất lợi nhuận (hoặc doanh lợi).
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có nội dung kinh tế khác nhau Sau đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn): Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm có vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu) Công thức tính như sau:
- Tsv: tỷ suất lợi nhuận vốn.
- Vbq: Tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ.
(Vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu)Vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao.
Vốn lưu động gồm vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cho biết một đồng vốn sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp; thông qua đó kích thích doanh nghiệp sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
Doanh nghệp có thể tính doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi vốn đi vay trên cơ sở xác định được lợi nhuận hoặc lợi nhuận ròng do các khoản vốn đo mang lại để từ đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ Công thức tính như sau:
- Tsg: Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
- P: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ.
- Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: Là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
- Tst: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng.
- P: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ.
- T: Doanh thu bán hàng trong kỳ.
Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận
Như ta đã biết, lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được doanh thu đó Đối với doanh nghiệp, Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và lợi nhuận ngày càng có vị trí quan trọng hơn Lợi nhuận không chỉ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đối với từng người lao động trong doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước Đối với doanh nghiệp Lợi nhuận là mối quan tâm lớn nhất và là mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Nó phản ánh và tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, tiêu thụ sản phẩm Một doanh nghiệp luôn biết phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, biết ứng dụng các thành tựu cuả khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có trình độ quản lý tốt, biết cách làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để từ đó làm tăng lợi nhuận lên một cách trực tiếp Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không biết phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, không biết ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ quản lý thấp kém không theo kịp cơ chế thị trường, thì tất yếu chi phí sản xuất sẽ cao làm giảm giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận trực tiếp sẽ giảm. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận còn được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không trong nền kinh tế thị trường, điều quyết định là doanh nghiệp đó có tạo ra được lợi nhuận cao hay không Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu và đổi mới, phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý, biết tiết kiệm vật tư tiền vốn và khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có của mình để sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với người lao động Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đầy đủ ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Có thể nói trong ba yếu tố này thì con người là yếu tố quyết định nhất Không có con người thì tư liệu lao động (máy móc thiết bị, phượng tiện vận tải…)
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C không thể tác động vào đối tượng lao động (nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm…) Có con người thì máy móc thiết bị mới vận hành được và nguyên liệu, vật liệu… mới thành sản phẩm hoàn chỉnh Vì vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục và có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động một cách thỏa đáng Sự quan tâm của doanh nghiệp đến người lao động thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như quan tâm về đời sống vật chất tinh thần, về sức khỏe, về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đáp ứng được những yêu cầu tiến bộ khoa học kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động… Muốn thực hiện các nhiệm vụ đó, doanh nghiệp cần phải có các quỹ dành cho người lao động như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm… Khi đó, lợi nhuận chính là nguồn để trích lập các quỹ này Biết chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động sẽ tạo nên động lực thúc đẩy, khuyến khích mọi thành viên của doanh nghiệp hăng say lao động và có trách nhiệm với công việc Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận ngày càng cao chẳng những là yêu cầu, là cơ sở của tái sản xuất mở rộng mà còn là quyền lợi thiết thực của mọi người lao động trong doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế quốc dân Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc nộp thuế Như ta đã biết, thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, thuế ra đời nhằm động viên nguồn lực của cải để duy trì sự tồn tại hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước và trang trải các nhu cầu chi tiêu công cộng của toàn xã hội, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận ngày càng cao sẽ cùng tham gia đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua số thuế thu nhập mà doanh nghiệp nộp Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, vững chắc.
Xuất phát từ những lý do trên, đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay việc phấn đấu tăng lợi nhuận là một vấn đề bức xúc và rất cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhưng để đạt được điều đó trước hết doạnh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố cơ bản nào, từ đó mới đưa ra được phương hướng, biện pháp cho phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong số lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp chúng ta chỉ tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà đối với hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là chủ yếu.
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
- Các khoản thuế gián thu phải nộp.
Trong 3 nhân tố trên thì thuế là nhân tố khách quan do Nhà nước quy định theo từng mặt hàng Trong trường hợp số thuế gián thu phải nộp là
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C không đổi thì chỉ có 2 nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành sản phẩm tiêu thụ trong kỳ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Mặt khác,
2 nhân tố này lại chịu tác động của nhiều nhân tố khác, vì vậy ta sẽ đi vào nghiên cứu 2 nhóm nhân tố: Nhóm những nhân tố chịu ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và nhóm những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
1.3.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu lần thì doanh thu cũng tăng hoặc giảm đi bấy nhiêu lần Việc tăng hoặc giảm sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả của sản xuất cả về khối lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp Số lượng sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng tiêu thụ càng lớn, doanh thu tiêu thụ càng cao từ đó làm cho lợi nhuận cũng tăng theo Để tăng sản lượng tiêu thụ vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày một nâng về chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm phải bền đẹp, chủng loại phải phong phú đa dạng có sức hấp dẫn… Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu trên nhưng muốn đến được tay người tiêu dùng và chiếm được lòng tin của họ cũng phải trải qua một quá trình. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm thâtj tốt trên tất cả các mặt, từ quảng cáo, tiếp thị cho đến tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm thật tốt trên tất cả các mặt, từ quảng cáo, tiếp thị cho đến tổ chức mạng lưới bán hàng cho phù hợp… Có như vậy sản lượng tiêu thụ mới tăng và doanh thu tiêu thụ mới cao Đương nhiên, tác động của nhân tố sản lượng tiêu thụ chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chất lượng sản phẩm tiêu thụ:
Trong nền kinh tế thị trường, ngoài sự cạnh tranh về giá cả các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm Xã hội càng ngày phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, vì vậy người tiêu dùng lại càng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp nào biết áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu cũng cao hơn Sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá bán hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, nó góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài vững chắc trên thị trường.
* Kết cấu mặt hàng tiêu thụ:
Hoạt động trong cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, do đó nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức doanh thu cao, giảm tỷ trọng bán ra mặt hàng có mức doanh thu thấp thì tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên và ngược lại Việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường tức là tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác để đáp ứng cho nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, bản thân doanh nghiệp phải tự động điều chỉnh từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm Như vậy, tác động này lại là tác động mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đã ký kết theo đơn đặt hàng, không nên vì theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C thay đổi kết cấu mặt hàng, không những gây ảnh hưởng không tốt đến các đơn vị hữu quan mà còn làm mất uy tín của bản thân doanh nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu sự tác động của nhân tố có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn được kết cấu mặt hàng hợp lý và tối ưu Các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường để đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý và tối ưu Các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa tăng được lợi ích cho bản thân doanh nghiệp.
Giá bán sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng thuận chiều đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm Trường hợp giá cả hàng hóa của một số mặt hàng còn do Nhà nước quy định và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá cả tăng hay giảm là do tác động của nhân tố khách quan Trường hợp do phẩm cấp hàng hóa thay đổi làm giá bán bình quân thay đổi lại do tác động của nhân tố chủ quan Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có chính sách giá cả sao cho hợp lý để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, khai thác tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý tránh việc tăng giá bất hợp lý làm cho sản phẩm khó tiêu thụ, gây ứ đọng vốn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ… kéo theo lợi nhuận giảm.
Thị trường tiêu thụ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải nghiên cứu thị trường-đối tượng phục vụ của doanh nghiệp Ngay cả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải luôn bám sát tình hình thị trường để kịp thời ra các quyết định như mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất hoặc ra quyết định về giá bán của sản phẩm vì cùng với một loại sản phẩm, nếu bán ở trên các thị trường khác nhau, ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả cũng khác nhau và nhu cầu cũng không giống nhau… Thị trường tiêu thụ ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có doanh thu ổn định và ngược lại.
1.3.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá thành tiêu thụ sản phẩm
Giá thành tiêu thụ sản phẩm là một nhân tố tác động nghịch chiều đến lợi nhuận Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm tùy thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, nó là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là tiền đề, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại.
Giá thành sản phẩm tiêu thụ chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trong tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị sản phẩm, khoản chi nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất Vì vậy khoản chi này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khoản chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của các nhân tố như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá trị phế liệu thu hồi và việc sử dụng nguyên liệu thay thế Muốn sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, các doanh nghiệp cần phải biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu từ
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C đó mới đề ra các biện pháp cần thiết nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Trong tổng giá thành sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp cũng là một khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn Trong điều kiện nước ta hiện nay, khoản chi này lại càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm Nguyên nhân là do phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp còn rất lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu Do đó, để hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp cần phải giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm bằng cách sử dụng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra các định mức sử dụng lao động, đơn giá tiền lương để đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng của tổng quỹ lương có một quan hệ tỷ lệ phù hợp.
* Chi phí quản lý sản xuất kinh doanh:
Khái quát về công ty Vật tư Vận tải xi măng
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty VTVTXM là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam Công ty có trụ sở chinh đặt tại 21B Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.
Do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, theo đề nghị của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng, ngày 3/12/1990, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 824/BXD-TCLD thành lập Công ty kinh doanh vật tư vận tải xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng ( nay là Tổng công ty xi măng Việt Nam ) trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Công ty vận tải xây dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư thiết bị xi măng Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ ngày 5/1/1991.
Ngày 12/2/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 022A/ BXD-TCLD về việc thành lập lại và đổi tên Công ty thành Công ty vật tư vận tải xi măng như hiện nay.
Với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty VTVTXM có những chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Kinh doanh các loại vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy xi măng, bao gồm Than cám, xỷ pyrit, đá bôxit, đá bazan, quặng sắt, đá silic…
- Kinh doanh tiêu thụ xi măng theo địa bàn được phân công.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải xi măng, clinker và các loại hàng hóa khác bằng đường sông, đường bộ, đường sắt
- Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
- Sản xuất kinh doanh xỉ tuyển Phả Lại.
Ngay từ khi mới thành lập, được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từ Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty VTVTXM đã sớm ổn định tổ chức, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được TCông ty cho.
Tháng 3/1993, theo sự phân công của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty VTVTXM tiếp nhận thêm một số xí nghiệp và nhiệm vụ cung ứng xi măng ở đơn vị khác, nâng tổng số cán bộ CNV của Công ty lên trên 1.000 người.
Tháng 1/1994, Tổng công ty xi măng Việt Nam lại có quyết định chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh xi măng của Công ty VTVTXM cho đơn vị khác đảm nhiệm Sau khi bàn giao, số lao động của Công ty chỉ còn gần 340 người.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2/1994 đến tháng 5/1998, Công ty VTVTXM chỉ tập trung nhiệm vụ kinh doanh các loại vật tư đầu vào, kinh doanh dịch vụ vận tải xi măng và clinker, kinh doanh các loại phụ gia và các loại hang hóa khác cho các Công ty xi măng Cụ thể là: Cung ứng than cám và các loại phụ gia cho các Công ty sản xuất xi măng; Dịch vụ vận chuyển clinker từ các Công ty xi măng ở miền Bắc vào cho các Công ty xi măng ở miền Nam; Dịch vụ vận chuyển xi măng than xuất khẩu cho Tổng công ty than Đồng thời Công ty đã bắt đầu thực hiện đóng mới một số đoàn sà lan để xây dựng lực lượng vận tải cho đơn vị mình.
Từ tháng 6/1998 đến tháng 3/2000, Công ty VTVTXM lại được Tổng công ty xi măng Việt Nam giao thêm cho nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng trên 9 tỉnh phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) và 3 huyện phía Bắc
Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn) Số lao động của Công ty thời điểm này là hơn 650 người.
Tháng 4/2000, Tổng công ty xi măng Việt Nam lại có quyết định bàn giao nhiệm vụ kinh doanh xi măng và hơn 300 lao động từ Công ty VTVTXM sang đơn vị khác, số lao động còn lại của Công ty là trên 340 người
Từ tháng 4/2000 đến nay, nhiệm vụ trọng tâm của Công ty VTVTXM là kinh doanh mua bán các loại vật tư đầu vào, các loại phụ gia, kinh doanh dịch vụ vận tải xi măng và clinker, sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa khác phục vụ cho sản xuất tiêu thụ hang hóa của các Công ty xi măng.
Như vậy, trong gần 15 năm xây dựng và phát triển, về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty VTVTXM luôn có sự thay đổi theo sự phân công của Tổng công ty xi măng Việt Nam Nhưng nhiệm vụ chủ yếu, xuyên suốt của Công ty VTVTXM kể từ khi thành lập đến nay là cung ứng vật tư đầu vào (than cám, xỉ pyrite, các loại phụ gia) phục vụ cho sản xuất của các Công ty xi măng theo sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty VTVTXM luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được Tổng công ty xi măng Việt Nam giao cho, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty từng bước được cải thiện
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty VTVTXM, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với chức năng nhiệm vụ được Tổng công ty xi măng Việt Nam giao cho Hiện nay, bộ máy của Công ty VTVTXM bao gồm:
Phó giám đốc (phụ trách kinh doanh)
- Giám đốc Công ty: là người đại diện cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật.
- Phó giám đốc Công ty: là người trực tiếp tham mưu giúp việc cho
Giám đốc theo lĩnh vực được phân công.
- Các phòng ban chức năng:
Thực trạng lợi nhuận của công ty Vật tư Vận tải xi măng những năm gần đây
2.2.1 Kết quả thực hiện lợi nhuận
Như đã biết, lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường Đối với Công ty Vật tư vận tải xi măng do đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động thương mại nên lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu Ngoài ra Công ty cũng thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường Kết quả lợi nhuận của công ty thu được trong 3 năm
Bảng 1: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CTY
VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG Đơn vị tính: đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.062.338.876 11.130.651.075 12.726.197.660 Lợi nhuận từ hoạt động sxkd 1.893.865.457 1.029.654.026 2.206.269.544 Thu nhập hoạt động tài chính 113.615.568 177.207.427 169.321.717
Chi phí hoạt động tài chính 80.715.000 80.292.367 749.371.116
Trong đó: lãi vay phải trả 78.719.999 57.165.333 690.180.942
Lợi nhuận hoạt động tài chính 32.900.568 96.915.060 -580.049.399 Các khoản thu nhập bất thường 1.065.889.012 753.426.717 428.756.423
Tổng lợi nhuận trước thuế 2.066.481.411 1.769.721.515 1.808.436.762
Căn cứ vào số liệu ở bảng 1 cho thấy: Trong 3 năm gần đây, Công ty Vật tư Vận tải xi măng sản xuất kinh doanh đều có hiệu quả, năm nào cũng có lãi và vượt kế hoạch đề ra Lợi nhuận năm 2004 tuy có giảm so với lợi nhuận năm 2003, nhưng đến năm 2005 lợi nhuận đã bắt đầu tăng lên gần bằng năm
2003, và đang có xu hướng tăng trưởng
Năm 2004 hiệu quả kinh doanh thấp: tổng lợi nhuận trước thuế giảm 296.759.896đ bằng 86% so với năm 2003 Căn cứ vào số liệu bảng 2: lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường đều tăng, do đó nguyên nhân chính làm cho Tổng lợi nhuận giảm do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 864.211.431đ chỉ bằng 54% so với năm 2003
Bảng 2: CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2004-2003 Đơn vị tính: đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 Số tiền Tỷ lệ
Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.062.338.876 11.130.651.075 4.068.312.199 58%
Lợi nhuận từ hoạt động sxkd 1.893.865.457 1.029.654.026 -864.211.431 -46%
Thu nhập hoạt động tài chính 113.615.568 177.207.427 63.591.859 56%
Chi phí hoạt động tài chính 80.715.000 80.292.367 -422.633 -1%
Trong đó: lãi vay phải trả 78.719.999 57.165.333 -21.554.666 -27%
Lợi nhuận hoạt động tài chính 32.900.568 96.915.060 64.014.492 195%
Các khoản thu nhập bất thường 1.065.889.012 753.426.717 -312.462.295 -29%
Tổng lợi nhuận trước thuế 2.066.481.411 1.769.721.515 -296.759.896 -14%
Lợi nhuận gộp tăng 13.894.382.887đ do Doanh thu thuần tăng nhiều hơn so với sự tăng lên của giá vốn hàng bán Vậy nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lần lượt là 10.690.282.119đ (21%) và 4.068.312.199đ (58%) so với năm 2003 Cụ thể là:
- Tăng tiền lương làm giảm lợi nhuận là 923.311.290đ
- Do phát sinh đột xuất chi phí sửa chữa lớn đoàn sà lan số 1 của Đoàn vận tải là 476.006.715đ, toàn bộ chi phí này đã phân bổ vào chi phí vận chuyển tuyến Quảng Ninh-Bỉm Sơn đã làm cho lợi nhuận tuyến này giảm đi 2.557đ/tấn.
- Phát sinh thêm chi phí lai dắt đoàn sà lan số 3 từ Nhà máy đóng tàu bến thủy ra cảng Ninh Bình 76.190.476đ.
- Doanh thu giảm do mặt bằng cước xã hội giảm
- Chi phí ăn giữa ca cũng tăng từ 7.000đ lên 10.000đ.
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
- Mức trích khấu hao đoàn sà lan số 3 (Khấu hao thời gian 5 năm để trả nợ vay ngân hàng) cao hơn mức trích đoàn sà lan số 1 và số 2 (Khấu hao 10 năm).
Bảng 3: CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2005-2004 Đơn vị tính: đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.130.651.075 12.726.197.660 1.595.546.585 14%
Lợi nhuận từ hoạt động sxkd 1.029.654.026 2.206.269.544 1.176.615.518 114%
Thu nhập hoạt động tài chính 177.207.427 169.321.717 -7.885.710 -4%
Chi phí hoạt động tài chính 80.292.367 749.371.116 669.078.749 833%
Trong đó: lãi vay phải trả 57.165.333 690.180.942 633.015.609 1107%
Lợi nhuận hoạt động tài chính 96.915.060 -580.049.399 -676.964.459 -699%
Các khoản thu nhập bất thường 753.426.717 428.756.423 -324.670.294 -43%
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.769.721.515 1.808.436.762 38.715.247 2%
Năm 2005, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã được cải thiện Lợi nhuận từ hoạt động sxkd tăng mạnh 1.176.615.518đ tăng tới 114% so với năm 2004 Tuy nhiên Lợi nhuận từ hoạt động tài chính gảm 7.885.710đ (4%) và Lợi nhuận bất thường cũng giảm mạnh 460.935.812 (72%), do đó Tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên không đáng kể 38.715.247đ chỉ tăng 2% so với năm 2004 Nhưng do tiết kiệm thuế (thuế TNDN phải nộp giảm59.948.592đ 11%) nên Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 8% so với năm 2004.
Nhìn chung sản lượng hàng hóa mua vào, bán ra và dịch vụ vận tải năm
2005 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là mặt hàng than cám bán cho các Công ty xi măng Tuy nhiên, một số mặt hàng phụ gia như đá bôxít, quặng sắt, đá đen và dịch vụ vận chuyển Clinker không hoàn thành kế hoạch Việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên nhìn chung đã có những cải thiện đáng kể so với năm 2004. Đánh giá một cách tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Vật tư vận tải xi măng, việc Công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm 2005 đã được cải thiện hơn so với năm 2004 đạt mức thấp, bắt đầu lấy lại sự ổn định như năm 2003, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng mới là do Công ty đã áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
-Tổ chức rút kinh nghiệm trên cơ sở nội dung phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng, từng lĩnh vực kinh doanh, mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc đã nghiên cứu, xem xét lại công tác quản lý, điều hành của đơn vị mình, phát huy những việc đã làm tốt, phát hiện và khắc phục những tồn tại thiếu sót.
-Bám sát thị trường mua và bán, tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt các Chi tiêu kế hoạch đề ra Tiếp tục tìm thêm đối tác, khai thác thêm nguồn hàng để tăng khối lượng mua than của các đơn vị có đầy đủ chức năng kinh doanh than ngoài Tổng công ty than nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty vào thời điểm sau khi Tổng Công ty than tăng giá.
-Tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm: tổ chức thực hiện tốt các chi phí khoán của Công ty quy định: Chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại,… hạn chế tổ chức hội nghị không cần thiết Tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí phát sinh trong quá trình vận tải, chi phí sửa chữa phương tiện, tăng vòng quay phương tiện, giảm thiểu thời gian bảo dưỡng. Nhờ những biện pháp này đã góp phần giảm chi phí quản lý của Công ty, tăng
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C lợi nhuận sản xuất kinh doanh trong khi hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý vẫn không ngừng được củng cố và tăng cường.
-Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc giao nhận hàng hóa cho nên đã giảm hao hụt vật tư hàng hóa trong quá trình mua bán, vận chuyển, bảo quản hàng hóa Hầu hết mức hao hụt trên các tuyến vận chuyển đều đạt dưới mức Công ty quy định Việc quản lý kho than Ninh Bình – kho than duy nhất và có giá trị lớn nhất, trong nhiều năm qua không để sảy ra mất mát hoặc hao hụt hàng hóa
-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị cơ sở, kiên quyết không để thất thoát tài sản của Nhà nước
-Công tác quản lý tài chính ngày càng được củng cố, công tác quyết toán hàng tháng, quý đã lập kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế hiện nay của Công ty Đã có nhiều biện pháp tích cực để huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: Tích cực thu hồi công nợ tiền hàng, sử dụng linh hoạt nguồn vốn từ các quỹ xí nghiệp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh Hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng.
Đánh giá về lợi nhuận tại công ty Vật tư Vận tải xi măng
Trong năm 2005 do có sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xi măng, sự hợp tác giúp đỡ một cách có hiệu quả và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ CNV trong Công ty, đời sống cán bộ CNV được cải thiện Một số mặt trong công tác quản lý đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và hiệu quả chung toàn Công ty. Tuy nhiên bước sang những tháng đầu năm 2005, mặc dù sản lượng mua vào, bán ra và vận chuyển thuê đạt mức rất cao nhưng hiệu quả kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra Công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập, hàng hóa xảy ra thiếu hụt trên nhiều tuyến, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2006.
Thể hiện cụ thể của năm 2005 như sau:
- Công tác điều hành kinh doanh mua, bán than: Mặc dù những tháng cuối năm 2005 và đầu năm 2006, nguồn cung cấp than của Tổng công ty than rất khó khăn nhưng Công ty đã tìm mọi biện pháp để đáp ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại than cám theo yêu cầu của các Công ty xi măng.
- Công tác điều hành kinh doanh vận tải hàng hóa: Đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh Năm 2005, các đơn vị đã có nhiều cải tiến trong giao nhận, quản lý chặt chẽ hàng hóa đã đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu của khách hàng, giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển.
- Năm 2005 việc kinh doanh các mặt hàng phụ gia cho sản xuất của các Công ty xi măng đã được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm và thực sự những mặt hàng này đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Công ty, nó đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và một phần hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
- Công tác quản lý tài chính ngày càng được củng cố, công tác quyết toán hàng tháng, quý đã lập kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C hiện nay của Công ty Đã có nhiều biện pháp tích cực để huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: Tích cực thu hồi công nợ tiền hàng, sử dụng linh hoạt nguồn vốn từ các xí nghiệp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh Hạn chế tối đa việc vay ngân hàng.
- Việc ban hành và triển khai các quy định mức khoán đã phát huy tác dụng Hầu hết các đơn vị đã rất có ý thức trong việc thực hiện các chi phí khoán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của công ty Vật tư Vận tải xi măng
- Công ty luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Tổng công ty xi măng giao cho: Cung ứng đủ số lượng, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý các loại vật tư theo yêu cầu, không làm ảnh hưởng đến sản suất của các công ty xi măng Tham gia tiêu thụ xi măng trên địa bàn được phân công, góp phần cùng Tổng công ty xi măng bình ổn thị trường Hàng hóa bán ra và hàng hóa vận chuyển chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các công ty xi măng trong nội bộ Tổng công ty Xi măng Việt Nam
- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng Trong gần 15 năm, sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có hiệu quả,không có năm nào lỗ Thực hiện nộp đầy đủ các khoản thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước, không để thuế tồn đọng Bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ Nhà nước quy định.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty: Mặc dù có nhiều biến động về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, đặc biệt là từ khi công ty vật tư vận tải xi măng chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, sự điều hành của Tổng công ty xi măng chỉ mang tính định hướng, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty gặp rất nhiều khó khăn Công ty đã biết đoàn kết nhất trí tìm mọi biện pháp vượt qua khó khăn, sớm ổn định tổ chức để sản xuất kinh doanh Hiện nay, sản xuất kinh doanh của công ty đã ngày càng ổn định và phát triển Tất cả các đơn vị đều có việc làm, thu nhập ổn định và ngày càng được cải thiện
- Hoạt động kinh doanh của công ty còn thụ động, trông chờ quá nhiều vào sự chỉ đạo của tổng công ty xi măng, chậm đổi mới cho nên chưa theo kịp sự đòi hỏi của cơ chế thị trường Tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường rất thấp
- Phạm vi và lĩnh vực kinh doanh đơn điệu và nhỏ hẹp ( chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi tổng công ty xi măng, chưa có nhiều hoạt động kinh doanh ra thị trường bên ngoài), thậm chí có những mặt hàng và lĩnh vực kinhdoanh ngày càng bị thu hẹp (Kinh doanh phụ gia và vận chuyển clinker) do khả năng cạnh tranh yếu Việc đa dạng hóa ngành nghề theo chỉ đạo của Tổng công ty xi măng triển khai còn chậm và chưa có hiệu quả khả quan.
- Công tác đầu tư phát triển theo chức năng nhiệm vụ để nâng cao vị thế vào khả năng cạnh tranh trên thị trường không được chú trọng đúng mức: Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Công ty là vận tải hàng hóa, khong những vận chuyển hàng hóa của công ty mà còn vận chuyển hàng hóa cho các Công ty xi măng và cho nhu cầu xã hội nhưng từ năm 1991 đến
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C năm 1197 công ty không đầu tư bất cứ đoàn phượng tiện vận tải thủy nào, toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa rất bị động và không tránh khỏi bị ép giá vào những thời điểm bị thiếu phương tiện Từ năm 1998 công ty đã quan tâm hơn về vấn đề này nhưng tiến độ triển khai còn rất chậm và manh mún, trong hơn 7 năm triển khai mới thực hiện đầu tư đóng mới được 3 đoàn sà lan với khối lượng vận chuyển được khoảng 4% tổng khối lượng hàng hóa cần vận chuyển của Công ty.
- Trình độ năng lực quản lý của một số cán bộ chủ chốt trong Công ty còn nhiều yếu kém, chưa đạt yêu cầu mà cơ chế thị trường đòi hỏi Chưa năng động nhạy bén trong sản xuất kinh doanh Công tác đào tạo và đào tạo lại còn mang tính dàn trải, hình thức, chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty, cho nên còn hiệu quả đào tạo thấp, gây tốn kém kinh phí. Công tác quy hoạch và sắp xếp cán bộ nhìn chung còn thụ động, giữa quy hoạch cán bộ và công tác đào tạo, đề bạt bổ nhiệm cán bộ còn có khoảng cách, chưa tạo được sự gắn bó, thống nhất trong toàn công ty.
Định hướng phát triển công ty
Hiện nay Công ty Vật tư vận tải xi măng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới cũng như những khó khăn nội tại đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải đề ra những mục tiêu, định hướng, những giải pháp thực hiện trong sản xuất kinh doanh cũng như các mặt hoạt động khác để ổn định và từng bước phát triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh có sự định hướng của Nhà nước, từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế, sức ép cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh đối với Tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và với Công ty Vật tư vận tải xi măng nói riêng ngày trở nên gay go và quyết liệt hơn Trong khi đó cơ sở vật chất, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ và năng lực cán bộ của Công ty vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường Do đó khả năng thiếu việc làm là có thể xảy ra nếu Công ty không có những định hướng phù hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh, giữ ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Với nhận định đánh giá như trên, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: “Việc làm, đời sống và hiệu quả; sắp xếp đổi mới, đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa ngành nghề theo định hướng chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam”.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty Vật tư vận tải xi măng đã đề ra; căn cứ vào chiến lược đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 có tính đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Căn cứ đề án sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 86/2005/ QĐ-TTg ngày 22/4/2005.
Phương hướng tiếp thục củng cố, hoàn thiện và phát triển Công ty Vật tư vận tải xi măng trong thời gian tới là:
- Từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Vật tư vận tải xi măng trong nền kinh tế thị trường Triển khai thực hiện việc điều chỉnh đề án sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong đó chuyển đổi Công ty Vật tư vận tải xi măng sang Công ty cổ phần, do Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong năm 2006 Hoàn thiện về tổ chức và mô hình hoạt động sau khi cổ phần hóa để xây dựng Công ty thành một doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, đồng thời duy trì được cơ chế hợp tác mọi mặt với các đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn Tổng công ty xi măng Việt Nam.
- Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư một đội sà lan đủ mạnh để phát huy được vai trò và khả năng cạnh tranh của Công ty Vật tư vận tải xi măng trong nền kinh tế thị trường Hiện nay vận tải đường sông là một trong những loại hình vận tải có tính xã hội hóa cao Dự kiến trong những năm tới, năng lực vận tải của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ có xu hướng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực này cũng chậm đổi mới như các doanh nghiệp Nhà nước
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C khác, còn các doanh nghiệp tư nhân tuy có phát triển nhưng còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, ít vốn và không chủ động về nguồn hàng vận chuyển. Trong khi đó, với chính sách mở cửa thông thoáng như hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa là rất lớn, đặc biệt là vận chuyển bằng đường thủy vì có nhiều lợi thế về giá cước vận chuyển thấp Vì vậy, để phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao (chức năng vận tải), để có thể chủ động trong công tác vận tải, làm đối trọng tránh bị ép giá, có khả năng tham gia đấu thầu vận tải với các đối tác khác trong xã hội… Công ty Vật tư vận tải xi măng cần phải đầu tư một đội sà lan đủ mạnh Tuy nhiên, do vốn đầu tư cá đoàn sà lan rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài, Công ty không thể huy động ngay một lượng vốn cần thiết để dùng cho việc đầu tư đội sà lan như mục tiêu đề ra, cho nên Công ty cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư để giảm áo lực về vốn, san sẻ rủi ro mà vẫn có phương tiện để vận chuyển Cụ thể như sau: Đầu tư 100% vốn của Công ty kết hợp vay vốn ngân hàng; áp dụng hình thức thuê tài chính theo phương thức trả dần; liên doanh đầu tư với các đối tác sẵn nguồn vốn…
- Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh theo hướng: Đa dạng hóa loại hình kinh doanh vận tải, bốc xếp: Công ty đang xây dựng dự án phát triển hệ thống vận tải nhằm phục vụ cho kinh doanh vận tải, bốc xếp vật tư đầu vào, hàng hóa đầu ra cho sản xuất kinh doanh xi măng. Ngoài lĩnh vực vận tải đường sông như đã trình bày trên, dự án còn nghiên cứu phát triển loại hình vận tải biển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển Clinker, xi măng Bắc-Nam, than cám cho Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Hà Tiên 2, máy móc thiết bị bốc xếp như đầu tư xây dựng cảng Bút Sơn, cảng Lèn (Thanh Hóa) để chủ động cung cấp hàng hóa cho các Công ty xi măng, tạo thêm việc làm và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh phụ gia theo hướng từng bước trực tiếp đầu tư khai thác mỏ Nhu cầu về phụ gia cho sản xuất xi măng là rất lớn, dự kiến nhu cầu của riêng các Công ty xi măng phía Bắc năm2006 là 1,5 triệu tấn và đến năm 2010 nhu cầu tăng lên khoảng 2,5 triệu tấn Đây là thị trường rất tiềm năng, có khả năng tạo nên nhiều việc làm, có hiệu quả và tính ổn định cao Hiện nay viẹc kinh doanh mặt hàng này mới chỉ dừng lại ở việc mua và bán, vận chuyển và bốc xếp còn phải đi thuê đơn vị khác cho nên chưa chủ động được nguồn hàng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn thấp Để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh phụ gia, tiến tới trực tiếp xin cấp và khai thác các mỏ phụ gia để cung cấp cho các Công ty xi măng.
Nghiên cứu triển khai những loại hình kinh doanh phù hợp trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả những cơ sở vật chất và năng lực hiện có của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong toàn Công ty Hiện nay Công ty đang có hệ thống cơ sở vật chất tại các chi nhánh trực thuộc nằm trên nhiều tỉnh, thành phố, có hệ thống kho bãi thuận tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của những cơ sở vật chất này Công ty cần nghiên cứu để phát triển những mô hình kinh doanh cho phù hợp, đặc biệt ở những khu vực nhiều tiềm năng và ở những nơi có khó khăn về sản xuất kinh doanh những mặt hàng truyền thống.
- Tập trung tìm mọi biện pháp phấn đấu giảm chi phí lưu thông, tăng lợi nhuận để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Cụ thể: Thực hành triệt để tiết kiệm; tăng cường khoán chi phí cho các đơn vị thành viên; khai thác nguồn hàng một cách hộp lý, đủ sức cạnh tranh với các đối tác khác; tăng cường công tác quản lý hàng hóa trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi để giảm thiểu hao hụt hàng hóa; sắp xếp lại lao động theo hướng tinh giảm bộ máy gián tiếp để tăng hiệu lực quản lý và giảm chi phí cho bộ phận này.
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
- Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường, từng bước chuyên môn hóa khâu kinh doanh tiêu thụ nhằm giữ vững và nâng cao thị phần; cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo trong khâu bán hàng, đảm bảo nâng cao hiệu quả chung của toàn Công ty Trong xu thế nâng cao quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các Công ty xi măng thành viên, sự “bao cấp” của Tổng công ty sẽ giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn, sự cạnh tranh với các đối tác trong việc tiêu thụ các mặt hàng truyền thống như than cám và các loại phụ gia sẽ trở nên ngày càng quyết liệt hơn, việc kinh doanh những mặt hàng này luôn tiềm ẩn những nguy cơ làm giảm thị phần, mất thị trường Đòi hỏi Công ty phải cải tiến công tác tiêu thụ, ngoài việc đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đủ số lượng và tiến độ cung cấp theo đúng cam kết trong hợp đồng kinh tế, còn phải nâng cao chất lượng phục vụ trong quá trình bán hàng, tăng cường tính tự chủ cho cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo của đơn vị cơ sở trong quá trình tiêu thụ hàng hóa và giữ vững địa bàn, giữ vững thị trường được phân công.
- Nâng cao năng lực của cán bộ, đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thích nghi nhanh với cơ chế quản lý mới Cán bộ là khâu quyết định thành công mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay đội ngũ cán bộ của Công ty nhìn chung còn yếu về nănglực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh Công ty cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và có khả năng phát triển trong thời gian tới bằng nhiều hình thức đào tạo như: Đào tạo tập trung tại các trường, đào tạo tại chỗ và tự đào tạo, rèn luyện tại môi trường làm việc trong Công ty bằng hình thức luân chuyển cán bộ… Cơ chế quản lý phù hợp sẽ khơi dậy và huy động được mọi sức mạnh, tiềm năng của cán bộ công nhân viên vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Vì vậy, Công ty cần phải rà soát để bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định trong sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở, gắn trách nhiệm với quyền hạn, quyền lợi của cá nhân và đơn vị.
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty Vật tư Vận tải xi măng
3.2.1 Giải pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ vào đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, vào những nhược điểm cần phải khắc phục của hệ thống tiêu thụ hiện nay và các yếu tố như cự ly, địa bàn tiêu thụ chiến lược và vùng nguyên liệu sản xuất để Công ty hoàn thiện hệ thống lưu thông tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và hiệu quả trong kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển, Công ty Vật tư vận tải xi măng cần phải nắm vững nguồn hàng, cung cầu trên thị trường, nhu cầu khách hàng để tổ chức mạng lưới tiêu thụ phù hợp, đủ khả năng cạnh tranh với các đồi thủ khác, giữ vững và ngày càng mở rộng thị phần tiêu thụ trên thị trường:
- Về sản phẩm: Phải đảm bảo cung ứng những loại hàng hóa theo đúng nhu cầu khách hàng về chất lượng, chủng loại, tiến độ giao hàng Tích cực nghiên cứu tìm thêm các mặt hàng mới để cung cấp cho sản xuất xi măng, đặc biệt là các mặt hàng phụ gia đang có tiềm năng rất lớn.
+ Cắn cứ vào nhu cầu tiêu thụ than cám của từng công ty xi măng để xây dựng chiến lược mua, bán, tiến độ cung cấp trong từng năm cho từng Công ty xi măng.
+ Tổ chức khảo sát từng luồng tuyến vận tải, từng kho, cảng bốc xếp hàng hóa, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược vận tải để cung ứng hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C hóa cho từng Công ty xi măng với nguyên tắc: “Quãng đường vận chuyển ngắn nhất, thời gian vận chuyển nhanh nhất, thủ tục giao nhận đơn giản nhất và giá cả phù hợp nhất”.
+ Tổ chức khảo sát các mỏ phụ gia ở gần các nhà máy đã, đang và sẽ xây dựng theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam, tiến tới làm thủ tục xin cấp mỏ và tổ chức khai thác trực tiếp để cung cấp cho các Công ty xi măng Lập dự án thành lập những xí nghiệp trực tiếp khai thác, chế biến các loại phụ gia, tiến tới đưa mặt hàng phụ gia trở thành chủ đạo trong chiến lược phát triển của Công ty.
- Về địa bàn, thị phần: Củng cố và giữ vững thị phần đối với các khách hàng hiện có là các Công ty xi măng, thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam Đồng thời có biện pháp để mở rộng địa bàn tiêu thụ hàng hóa sang các đối tượng khách hàng là các nhà máy xi măng lò đứng ở các tỉnh thành trong cả nước.
- Về định giá sản phẩm hàng hóa tiêu thụ: Thị trường kinh doanh than cám và các loại phụ gia cho sản xuất xi măng có tính xã hội hóa và tính cạnh tranh trực tiếp rất cao, do đó để tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần, việc định giá bán sản phẩm cần tập trung nghiên cứu và phân tích kỹ những yếu tố ảnh hưởng bên trong (trình độ năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, chi phí lưu thông, lao động, tiền lương, lợi nhuận, các yếu tố khác) và các yếu tố bên ngoài Công ty (nhà cung cấp, khách hàng mua, cung cầu trên thị trườn, đối thủ cạnh tranh…) để đưa ra chính sách giá cả từng thời điểm cho phù hợp với thị trường.
- Nghiên cứu triển khai các biện pháp khuyến khích người mua hàng:
+ Áp dụng hình thức Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà người bán hàng đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong Hợp đồng kinh tế mua bán.
+ Áp dụng hình thức Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do người mua hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn ghi trong Hợp đồng kinh tế mua bán.
- Từng bước củng cố lại hệ thống tiêu thụ hàng hóa: Mô hình tiêu thụ hiện nay của Công ty là: Mỗi nhà máy xi măng có một Chi nhánh ngay bên cạnh có nhiệm vụ nắm bắt thị trường, nắm bắt khách hàng mua hàng và nắm bắt các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn được phân công, tổ chức tiếp nhận hàng hóa và giao hàng cho người mua theo hợp đồng đã ký Mô hình tổ chức tiêu thụ như hiện nay là phù hợp, nhưng các chi nhánh hoạt động còn chưa năng động, nhiều thời điểm bỏ rơi địa bàn, không bám sát khách hàng, công tác tiếp thị rất yếu, quá trình thực hiện còn ỷ lại và trông chờ vào cấp trên Vì vậy, cần phải củng cố lại hệ thống tiêu thụ hàng hóa trong toàn Công ty để các chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn, giữ vững địa bàn, tăng thêm thị phần tiêu thụ những loại hàng hóa truyền thống, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ những mặt hàng mới cho Công ty.
3.2.2 Thực hiện việc giảm giá thành tiêu thụ sản phẩm
Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm giảm chi phí lưu thông Tìm biện pháp để đàm phán giảm giá cước một số tuyến đã tăng trong năm 2005. Điều hành hợp lý các phương thức vận tải để tránh bị ép giá.
Tăng cường quản lý hàng hóa, giao nhận để hạn chế hao hụt, chống nhẩy cấp than Triển khai ngay việc ký phụ lục HĐKT với các đơn vị vận tải để điều chỉnh thời gian đối chiếu theo quý và tăng mức phạt nếu khách hàng vận tải làm thay đổi chất lượng so với đầu nguồn.
Chuyên đề tốt nghiệp Sv LÊ PHI - TCDN44C
Tăng cường các biện pháp quản lý chi tiêu tài chính, thực hành triệt để tiết kiệm, hạn chế việc mua sắm những tài sản chưa cần thiết.
Tìm biện pháp tổ chức thực hiện thật tốt các chi phí khoán của Công ty quy định, kiên quyết không được vượt mức khoán của Công ty.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị cơ sở Kiên quyết khônh để thất thoát tài sản của Nhà nước.
3.2.3 Giảm chi phí bán hàng
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa, công tác giao nhận, quản lý kho bãi nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ hao hụt hàng hóa và việc chuyển cấp than Làm việc với Tổng công ty than để ổn định nguồn cung cấp.
Có kế hoạch dự trữ than tại các khu vực một cách hợp lý theo đúng chỉ đạo của Công ty trong từng thời điểm cụ thể.
Bám sát thị trường mua và bán, tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt các Chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Phải có chiến lược để đối phó với tình hình giá xăng dầu đang có xu hướng tăng lên:
Một số kiến nghị
Một số kiến nghị với Tổng công ty xi măng Việt Nam
- Vấn đề cổ phần hóa là lĩnh vực hoàn toàn mới, đề nghị Tổng công ty xi măng có biện pháp chỉ đạo thật cụ thể, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là giải quyết những vấn đề tồn đọng để giúp Công ty triển khai cổ phần hóa thành công theo đúng quyết định của Chính phủ.
- Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển Công ty hiện nay rất lớn, đặc biệt là sau cổ phần hóa, đề nghị không huy động nguồn vốn khấu hao cơ bản và Quỹ đầu tư phát triển của Công ty về quỹ đầu tư tập trung của Tổng công ty như hiện nay mà để lại cho Công ty dùng vào các dự án đầu tư phát triển.
Kiến nghị với Bộ Tài chính
Về vấn đề giá xăng dầu có xu hướng ngày càng tăng, buộc các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải phải tăng cước phí, nếu không được tăng cước phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty, có thể dẫn tới phá sản Đề nghị Bộ Tài chính có những tính toán điều chỉnh giá xăng dầu và các quy định có liên quan cho hợp lý hơn.