1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty công nghệ và thương mại t t

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 219,27 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM4 I. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (0)
    • 1. Lý luận chung về thị trường (4)
      • 1.1. Khái niệm về thị trường (4)
      • 1.2. Phân loại thị trường và thị trường mục tiêu (7)
    • II. Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (8)
      • 1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (8)
      • 3. Nội dung của công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (10)
      • 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (14)
        • 4.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp (14)
        • 4.2. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp (18)
  • Chương II:...........................................................................................................22 (22)
    • I. Khái quát chung về công ty (22)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển (22)
        • 1.1. Quá trình hình thành (22)
        • 1.2. Chức năng , nhiện vụ (23)
      • 2. Các đặc điểm chính của công ty (25)
        • 2.1. Cơ cầu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban (25)
        • 2.2 Đặc điểm lao động của công ty (28)
        • 2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu (29)
        • 2.4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất (30)
    • II. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty (30)
      • 1. Nhu cầu khách hàng và thị trường xe máy (30)
      • 2. Xu hướng tiêu dùng xe cao cấp (34)
      • 3. Công ty T&T và các đối thủ cạnh tranh (34)
      • 4. Đặc điểm khách hàng của công ty (41)
      • 5. Đặc điểm của từng khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty (42)
      • 6. Sức ép từ những sản phẩm thay thế (43)
    • III: Thực trạng công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty (45)
      • 1. Kết quả hoạt động chung của công ty thời gian qua (45)
      • 2. Theo tiêu thức doanh thu và lợi nhuận (46)
      • 3. Theo tiêu thức sản phẩm (49)
      • 4. Theo tiêu thức thị trường (51)
  • Chương III:..........................................................................................................58 (57)
    • I. Phân tích SWOT và xác định mục tiêu thị trường của doanh nghiệp (57)
    • II. Một số biện pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của đoanh nghiệp (59)
      • 1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường (59)
      • 2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành (62)
        • 2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên sản xuất, nhân viên kỹ thuật (64)
        • 2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (66)
        • 2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ sản xuất, lắp ráp (67)
      • 3. Xây dựng chính sách phát triển sản phẩm hợp lý đa dạng hoá sản phẩm của công ty (68)
      • 4. Hoàn thiện mạng lưới phân phối, tìm thị trường mới cho sản phẩm (69)
      • 5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (72)
    • III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan khác (75)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM4 I Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Lý luận chung về thị trường

1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường là một khái niệm được xem xét dưới khá nhiều góc độ, tuỳ người nghiên cứu đứng trên những góc độ nhất định sẽ đưa ra những khái niệm khác nhau.

 Theo nghĩa ban đầu, thị trường là một địa điểm cụ thể, ở đó, kẻ mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hoá hay dịch vụ.

 Đối với một nhà kinh tế học, thị trường bao hàm mọi người mua và bán, trao đổi nhau các hàng hoá hay dịch vụ Như vậy, thị trường nước ngọt sẽ gồm những người bán chủ yếu như hãng Coca-Cola, Pepsi-Cola, Sevenup và tất cả những người mua nước ngọt Nhà kinh tế thì quan tâm đến cấu trúc, sự thực hiện và tiến trình hoạt động của mỗi thị trường.

 Theo quan điểm của David Begg, thị trường là sự thể hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó, các quyết định về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả

Quan điểm này đánh giá cao vai trò điều chỉnh của giá cả, nó là chủ thể sẽ điều chỉnh sự hoạt động của thị trường, giúp những chủ thể trong thị trường đưa ra những quyết định tối ưu

 Theo quan điểm marketing, thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Theo quan niệm này, quy mô thị trường tuỳ thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn và lượng thu nhập mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hoá thoả mãn nhu cầu mong muốn đó Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu, mong muốn khác nhau

Người làm marketing dùng thuật ngữ thị trường chỉ nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do đó được thoả mãn bằng một sản phẩm cụ thể Họ có đặc điểm giới tính, tâm sinh lý nhất định, độ tuổi và sinh sống ở một vùng cụ thể.

Dú xét thị trường theo quan điểm như thế nào, thì nội dung của thị trường cũng gồm 4 yếu tố:

Thị trường thể hiện mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu.

Thị trường là môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Thị trường là tấm gương cho các doanh nghiệp nhìn ra nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng.

Thị trường là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Tương ứng với 4 nội dung trên, thị trường có 4 chức năng cơ bản:

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ ra thị trường với kỳ vọng thu về doanh thu tối đa để bù đắp các chi phí và có được lợi nhuận lớn nhất.

Các sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra thị trường nếu phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cung cấp ra đúng lúc trong khả năng thanh toán của khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được sản phẩm đó. Tức là sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường thừa nhận.

Ngược lại, các sản phẩm này không còn tương thích với nhu cầu hiện tại của thị trường, hoặc giá cả không hợp lý, việc tiêu thụ sản phẩm chắc chắn sẽ gặp những rắc rối, việc sản xuất do đó sẽ ách tắc, dẫn doanh nghiệp vào chỗ bắt buộc phải điều chỉnh hoặc đổi mới nếu không muốn bị phá sản.

Thị trường là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán hàng hoá dịch vụ Thông qua đó, hàng hoá dịch vụ thực hiện giá trị của nó, giá trị này được thực hiện khi giá trị sử dụng được thực hiện.

Thị trường hoạt động với khá nhiều quy luật vốn có của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Các quy luật này sẽ điều tiết các chủ thể tham gia thị trường thông qua sự biến động của giá cả Các chủ thể sẽ chọn những ngành nghề, lĩnh vực có lợi nhất để huy động vào đó.

Thị trường luôn biến động, do vậy các doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng biến động này để có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động của mình, cũng từ đó cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm hợp lý, thoả mãn nhu cầu mong muốn của họ trong khả năng thanh toán.

- Chức năng thông tin: Để đưa ra một quyết định, các chủ thể nhất thiết phải có một số lượng thông tin nhất định, trong sản xuất kinh doanh nhiều thông tin cần có đều nằm trong thị trường, thông tin về giá cả, thông tin về cung cầu, chất lượng sản phẩm, thị hiếu khách hàng Vấn đề là doanh nghiệp lựa chọn, sàng lọc, nắm bắt thông tinh như thế nào để có các quyết định đúng đắn.

1.2 Phân loại thị trường và thị trường mục tiêu

 Muốn thành công trong kinh doanh doanh nghiệp cần phải hiểu biết thị trường cẵn kẽ, để hiểu rõ thị trường doanh nghiệp cần phải tiến hành phân đoạn thị trường Đây là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, mong muốn và đặc tính hành vi Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có cùng đòi hỏi, phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích marketing.

Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

 Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu đều do các quyết định từ trên xuống Sau khi sản xuất xong việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng không phải lo, nhà nước đã có kế hoạch bao tiêu Do vậy hầu như mọi doanh nghiệp không phải quan tâm đến vấn đề thị trường.

Khi nền kinh tế mở cửa, cho đến bây giờ hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động tự chủ về tài chính, tự có kế hoạch sản xuất tiêu thụ thì việc nghiên cứu tìm hiều thị trường là rất quan trọng và được đặt lên là một trong những nhiện vụ hàng đầu Để tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải hiểu biết về thị trường không chỉ là thị trường doanh nghiệp nói riêng mà cả thị trường chung, những chính sách tầng vĩ mô nữa

 Doanh nghiệp ra đời hoạt động, phục vụ cho những khách hàng nhất định, bằng những sản phẩm hàng hoá nhất định tức là có thị trường riêng của mình Hiểu đơn giản thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là tập hợp khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Như vậy hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là những khách hàng đang mua sản phẩm và có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nhu cầu mong muốn, họ kỳ vọng vào cái gì khi sử dụng sản phẩm của mình, phải tạo ra giá trị gia tăng ngoại sinh cho khách hàng của mình, giá trị trong cảm nhận của họ.

Hoạt động này thành công thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ trụ vững và phát triển được Doanh nghiệp buộc phải có các chiến lược liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn, chiến lược về nhân lực, kỹ thuật công nghệ, và đặc biệt là về chiến lược về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ đó phát triển.

2.Tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

 Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp Khi thực hiện tốt điều này thường doanh số ngày càng tăng, số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu như giảm chi phí sản xuất cho một sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tỷ suất lợi nhuận Mặt khác doanh nghiệp cũng nâng cao được uy tín của mình trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường sản phẩm.

Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tăng dần thị phần của mình Vị thế của doanh nghiệp từ đó được nâng cao, tình hình sản xuất cũng sẽ được cải tiến, dẫn đến kết quả tốt đẹp hơn trong kinh doanh.

Việc duy trì, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm không tốt sẽ làm giảm dần uy tín của doanh nghiệp, để các đối thủ khác "lấn sân" Khi hình ảnh của công ty đã mất dần việc khôi phục lại thị trường cũ là rất khó khăn, đôi khi phải trả một giá rất đắt về thời gian và vật chất.

Khi thực hiện tốt hoạt động này uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm Ngược lại sản phẩm của công ty tiêu thụ tốt thì hình ảnh của công ty cũng được nâng cao hơn nữa Đây là mối quan hệ hai chiều, uy tín của công ty và uy tín của sản phẩm vừa là nguyên nhân vừa là kết quả Chúng tác động qua lại lẫn nhau để bảo vệ an toàn và phát triển doanh nghiệp; nâng cao nâng lực sản xuất kinh doanh; củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

3 Nội dung của công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Trong thị trường hiện nay, để phục vụ cho một nhu cầu của khách hàng có khá nhiều sản phẩm thay thế nhau; đối với một chủng loại sản phẩm lại có khá nhiều nhà cung ứng khác nhau Họ cạnh tranh với nhau chiếm lĩnh thị trường cho riêng mình tức là tạo ra khách hàng riêng cho sản phẩm của họ.

 Khi tạo ra nhóm khách hàng riêng cho sản phẩm của mình, điều trước tiên doanh nghiệp phải làm là duy trì được thị trường này Duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp giữ thị trường hiện có mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được, tức là doanh nghiệp giữ vững được khách hàng của mình một cách ổn định để tiêu thụ sản phẩm.

Việc duy trì thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều nhất là trong trường hợp thị trường khó khăn như cạnh tranh gay gắt, thị trường đã đến mức bão hoà hay trên thị trường gia nhập nhiều đối thủ cạnh tranh mới có nhiều tiềm năng Việc duy trì thị trường của mình là một việc khá khó khăn, nhưng không một doanh nghiệp nào chỉ muốn dừng lại ở đó, mục tiêu cao hơn ở đây là không ngừng phát triển thị trường của mình.

 Phát triển hay mở rộng thị trường là việc mở rộng nơi trao đổi mua bán hàng hoá dịch vụ, nói cách khác là việc tăng thêm lượng khách hàng cho doanh nghiệp.

Theo quan điểm này có nhiều cách để phát triển thị trường của doanh nghiệp như: phát triển sản phẩm mới, thâm nhập thị trường hay phát triển thị trường mới.

-Phát triển sản phẩm mới: Là việc làm các doanh nghiệp có thể gia tăng tổng doanh thu bằng cách thông qua triển khai sản phẩm mới cho thị trường hiện có Quan điểm này có thể nhằm vào các mặt hàng riêng biệt trong toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm mới này có thể là sản phẩm cải tiến về tính năng, về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm Các doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn nhưng đó là điều khó khăn phức tạp đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ Ngoài ra các doanh nghiệp có thể có các phương án cải tiến cơ cấu mặt hàng để bổ sung vào các sản phẩm mới hoặc cải tiến mô phỏng sản phẩm hiện có trên thị trường.

Khái quát chung về công ty

1 Quá trình hình thành và phát triển

Ra đời năm 1993,công ty công nghệ và thương mại T&T được thành lập từ vốn sở hữu của các thành viên và từ nguồn vốn vay Vốn điều lệ ban đầu là năm mươi tỷ đồng, cho đến nay đã qua hơn mười năm phát triển số vốn này đã lên đến khoảng 400 tỷ đồng.

Tên gọi chính thức của công ty, Công Ty Công Nghệ và Thương Mại T&T. Công ty được thành lập theo giấp phép kinh doanh số 040904 do trọng tài kinh tế cấp ngày 14/4/93; và giấp phép thành lập số 00044/GP-UB do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp.

 Sự hình thành các đơn vị thành viên.

Từ khi hình thành đến nay công ty đã trải qua các mốc quan trọng sau:

- Năm 1993; thời điểm công ty thành lập có các thành viên là công ty T&T

Hà Nội; các xí nghiệp lắp ráp xe máy I và II ở Vĩnh Tuy cùng một số trung tâm bảo hành và sửa chữa điện tử điện lanh khác ở Hà Nội.

- Năm 1995; sau một thời gian hoạt động là hai năm, công ty thành lập thêm các đơn vị thành viên mới để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.Trong năm này công ty T&T Đà Nẵng, công ty T&T Hồ Chí Minh được thành lập.

- Năm 1999; đây là một năm quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của công ty Công ty đầu tư bổ sung thêm cơ sở vật chất, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và xây dựng nhà máy T&T Hưng Yên Đây là một khu công nghiệp có quy mô diện tích là 70.000m 2 , vốn đầu tư lên đến 21.5 triệu USD.

- Tháng 1 năm 2004, công ty được phép phân phối độc quyến sản phẩm điện thoại di động Bird của Trung Quốc, trong thời gian này các đơn vị mới được thành lập bao gồm: công ty điện tử viễn thông T&T; công ty đầu tư phát triển công nghệ T&T; công ty CK T&T.

- Cùng với quá trình hình thành các đơn vị thành viên sản phẩm chính của công ty cũng được đa dạng hoá dần theo Từ khi mới thành lập cho đến năm

99 sản phẩm chính của công ty là xe máy lắp ráp, các phụ tùng thay thế và máy điều hoà nhiệt độ Kamikaze Từ năm 99 trở lại cho đến năm 2004 sản phẩm chính của công ty ngày càng hoàn thiện đặc biệt là sản phẩm xe máy nguyên chiếc được nội địa hoá gần 100% mang nhãn hiệu Majesty Đến năm

2004 trở đi công ty có thêm sản phẩm điện thoại di động Bird Trong quá trình phát triển trên tuy có những lúc gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đứng vững và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Hiện nay công ty đã có một đội ngũ công nhân viên nhiệt tình năng động, trang thiết bị đang được hiện đại dần, các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng phong phú Hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển nói chung rất thuận lợi, doanh thu đạt được luôn tăng theo thời gian, công ty kinh doanh có lãi và làm tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lao động khá lớn khoảng 2000 người.

Chức năng chính của công ty là kinh doanh, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử, điện lạnh và một số hàng tiêu dùng khác.

- Sản xuất các phụ tùng xe gắn máy, chữa sửa xe gắn máy

- Lắp ráp sản phẩm xe máy

- Kinh doanh các đồ dùng dân dụng, văn phòng phẩm thiết bị văn phòng, máy điện thoại và các thiết bị viễn thông khác

- Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề có liên quan đến sản phẩm của công ty…

Công ty có các nhiện vụ chính sau

- Phải hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các nghĩa vụ như đóng thuế, khai báo các khoản doanh thu chịu thuế…

- Khi đã tung sản phẩm ra thị trường tất nhiên công ty phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình

- Công ty phải chú ý chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên của mình, lên các kế hoặch kinh doanh phù hợp với chức năng hoạt động và xu thế thị trường.

Phó tổng giám đốc nhân sự Phó tổng giám đốc kỹ thuật

P hành chính P tài chính kế toán P xuất nhập khẩu

2 Các đặc điểm chính của công ty

2.1.Cơ cầu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.

Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức công ty.

 Hội đồng thành viên Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Hội đồng thành viên bao gốm tất cả các thành viên của công ty, hội đồng quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm, phương thức huy động vốn và quyết định những dự án lớn

Quyết định mức lương của các thành viên quan trọng trong công ty như tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các trưởng phòng và những chức vụ quan trọng khác Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận.

Hội đồng thành viên của công ty họp mỗi quý một lần để quyết định những vấn đề lớn.

 Tổng giám đốc Là người điều hành hoạt động các hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về quyền, nghĩa vụ của mình.

Tổng giám đốc tổ chức thực thi các quyết định của hội đồng thành viên, quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty

1 Nhu cầu khách hàng và thị trường xe máy

Nghiên cứu về động cơ nhu cầu của con người, Maslow đã giải thích tại sao trong những thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, con người bị thôi thúc bởi những động cơ khác nhau… Theo Maslow, nhu cầu con người được phân cấp từ thấp đến cao thành các nhóm; một nhóm nhu cầu sẽ là động cơ thúc đẩy khi nó chưa được thoả mãn Đồng thời, khi các nhóm nhu cầu bậc thấp đã được thoả mãn rồi thì nó không còn là động cơ thúc đẩy nữa, nhóm nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ thúc đẩy con người hoạt động Lý thuyết này giúp người làm marketing hiểu được trong những điều kiện cụ thể cần phải đưa ra những sản phẩm hàng hoá tương thích để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý vật chất

Sơ đồ 2: Phân cấp nhu cầu của Maslow.

Trước kia đối với nhu cầu đi lại, một người dân bình thường có thu nhập tương đối thì xe đạp là phương tiện thông dụng phổ biến nhất Nó là phương tiện thoả mãn nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội của họ Theo thời gian, mức sống tăng lên, nhu cầu về xe đạp cũng cần phải đẹp hơn, tốt hơn, bền hơn… Nhưng khi mức sống xã hội được nâng cao lên một bậc thì phương tiện đi lại cũng phải được hiện đại hoá dần, nhanh hơn, bớt tiêu hao sức lực hơn Nhu cầu giờ là những chiếc xe máy có kiểu dáng đẹp, chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng thanh toán của từng nhóm khách hàng

Thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất Với dân số hơn 80 triệu người, thu nhấp bình quân đầu người trong năm đang tăng mạnh thì xu hướng dùng xe máy làm phương tiện đi lại là đương nhiên Tăng trưởng kinh tế ở nước ta luôn giữ được một tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới, mức sống của ngưòi dân không ngừng được cải thiện.

Năm Thu nhập đầu người

Nguồn: tìm trên trang google.com

Bảng 3: Thu nhập bình quân của người Việt Nam qua các năm

 Trong những năm đầu của nền kinh tế thị trường và thời gian trước đó, khi đất nước còn trong thời kỳ bao cấp, lượng xe máy trên thị trường nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu là xe từ Đức, Liên Xô, Ý, Nhật Đây là những chiếc xe do người dân tự mang về hoặc được nhập theo con đường chính ngạch Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi nước ta mở cửa nền kinh tế, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu hoạt động và có tốc độ tăng chóng mặt Cuộc cạnh tranh trên thị trường này ngày càng gay gắy, quyết liệt, đồng thời là sự xuất hiện liên tục của những phẩm mới ngày càng đa dạng, phong phú.

Nhu cầu về xe máy của dân cư liên tục tăng, theo thống kê của Bộ Công nghiệp và Cục Cảnh sát giao thông hiện nay ở nước ta có khoảng 14 triệu xe đang lưu hành, tức là trung bình khoảng 6 người có một xe máy Trong những năm qua, nhu cầu về xe máy là rất cao Tỷ lệ tiêu dùng xe máy tăng so với năm trước khoảng 20% Người dân Việt Nam đã chấp nhận rộng rãi và coi xe máy là phương tiện đi lại bình thường, thiết thực.

Năm Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm( chiếc )

Nguồn: tổng hợp số liệu từ tài liệu tham khảo

Bảng 4: Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm

 Theo nhận định, thị trường xe máy còn sôi động trong những năm tới, ở các thành phố lớn, xu hướng tiêu dùng xe cao cấp đang chiếm chủ đạo Xét về số lượng, thị trường xe máy Việt Nam đang chuyển dần về khu vực nông thôn Nếu như những năm trước đây, giá xe tương đối cao, ít người nông dân có khả năng mua xe thì nay đã khác Xe Super Dream giảm giá từ 2100 USD năm 1999 xuống còn 1000 USD năm 2004 Giá nhiều loại xe liên doanh khác cũng giảm gần 50% trong cùng thời kỳ Trong khi đó, thu nhập người nông dân đã tăng lên,thị trường nông thôn đã có thể tiêu thụ xe máy ở quy mô đại trà Do đó, có cơ sở tin rằng, trong thời gian tới, sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh sôi động giữa các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trên thị trường nông thôn.

Thị trường nông thôn có tiềm năng lớn về số lượng, đặc điểm thu nhập còn tương đối thấp, nên các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thiết kế phù hợp với địa hình giao thông nông thôn và đặc biệt là có mức giá cạnh tranh. Đánh giá về thị trường xe máy toàn quốc, có nhiều ý kiến cho rằng sự sôi động sẽ còn kéo dài trong những năm tới Năm 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy Việt Nam đạt khoảng 20% so với năm 2005; Việt Nam hiện nay mới có khoảng 14 triệu xe máy nhưng con số bão hoà phải đạt tới 25 triệu xe. Nhận định cho thấy tiềm năng thị trường xe máy Việt Nam là còn khá lớn, từ nay trở đi, sự tăng trưởng của thị trường này sẽ ở mức cao và ổn định từ 20% cho đến 25%/năm

 Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều các nhãn hiệu xe máy khác nhau, khoảng 200 nhãn hiệu, thị trường đang rất sôi động với sự sản xuất ồ ạt của các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau; trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp lớn trong nước và đặc biệt là 4 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đó là Honda Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Yamaha, SYM đang chiếm phần lớn thị phần và hàng năm tiêu thụ được khoảng trên dưới 1 triệu sản phẩm Xe máy Trung Quốc một thời làm mưa làm gió trên thị trường nay đang mất dần vị thế của mình, có những năm lượng bán được giảm đến 50%

 Nhưng có một thực tế đang tồn tại, đó là hiện tượng xe máy được làm nhái theo kiểu dáng nổi tiếng Các doanh nghiệp có uy tín cho ra những sản phẩm mới, ngay một thời gian sau, kiểu dáng đó đã bị bắt chước bởi các doanh nghiệp khác Những sản phẩm hao hao giống được đưa ra thị trường với mức giá rẻ hơn rất nhiều, loại sản phẩm này cũng thu hút được sự quan tâm khá nhiều của một nhóm khách hàng bởi giá của nó khá rẻ, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận dân cư Việt Nam

2 Xu hướng tiêu dùng xe cao cấp

 Đây là xu hướng tiêu dùng chính ở các thành phố lớn, tầng lớp có thu nhập cao coi xe máy không chỉ là phương tiện đi lại, giờ nó là sản phẩm thể hiện cái "tôi" của họ Đối với tầng lớp có thu nhập ở top đầu của xã hội, sản phẩm họ dùng là những chiếc xe nhập ngoại, có kiểu dáng đẹp, được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao, tính năng vượt trội Theo số liệu thống kê cho thấy, lượng xe ngoại nhập về qua các năm liên tục tăng, cụ thể:

Năm Số lượng xe nhập ngoại( chiếc )

Nguồn: tổng hợp số liệu từ tài liệu tham khảo

Bảng 5: Lượng xe nhập ngoại qua các năm

Xe nhập ngoại cho tầng lớp có thu nhập cực cao có những tính năng hơn hẳn về chất lượng, dễ dàng sử dụng Một yếu tố khác nữa, nó không bị mất giá khi bán lại trên thị trường như những tài sản khác.

 Tầng lớp thu nhập thấp hơn một chút cũng đang có xu hướng sử dụng xe cao cấp, thường là những loại xe tay ga Những loại xe này trong nước đã có thể sản xuất được, kiểu dáng khá đa dạng, phong phú nhưng giá rẻ hơn khá nhiều so với các sản phẩm như @, Dyland, Piaggio, SH, X9…

3 Công ty T&T và các đối thủ cạnh tranh

 Ở Việt Nam thời gian trước có khoảng 45 doanh nghiệp trong nước và 7 doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xe máy Từ những năm

2003 trở lại, những con số này được thu nhỏ hơn, bây giờ trong nước còn khoảng 10 doanh nghiệp lớn thực sự có khả năng cạnh tranh trên thị trường xe máy Sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra rất gay gắt và quyết liệt, điều đó được thể hiện ngay ở số lượng phần lớn các doanh nghiệp trong nước đã suy giảm trong thời gian vừa qua (khoảng gần 30 doanh nghiệp)

Bên cạnh đó là sự nhập khẩu xe máy nguyên chiếc từ nước ngoài vào như từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thailand… càng làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xe máy Nhưng nhìn chung ở Việt Nam, thị trường xe máy là sân chơi cho 4 tập đoàn xe máy lớn; đó là Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, Suzuki Việt Nam và SYM Ngoài ra, công ty còn có những đối thủ cạnh tranh khác như công ty Detech, Cty TNHH Huy Hoàng, Công ty Hoa Lâm Bình Định, Công ty Sulfat… Nét chính của các công ty này.

Công ty Honda Việt Nam:

- Đây là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thailand và Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 1996 Với dây chuyền sản xuất tiên tiến, áp dụng khoa học công nghệ cao, doanh nghiệp luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm có chất lượng toàn cầu Ở Việt Nam hiện nay, trên thị trường xe máy, Honda là sự lựa chọn số 1 với thị phần luôn chiếm tuyệt đối. Honda luôn cải tiến sản phẩm, đa dạng hoá màu sắc, không chỉ sản xuất các loại xe cho khách hàng là nam giới, Honda còn sản xuất các loại xe tay ga hợp thời trang, kiểu dáng lịch sự cho phái nữ Số lượng xe máy của Honda tiêu thụ trên thị trường nước ta những năm qua đạt một con số đáng nể cho tất cả các doanh nghiệp còn lại, năm 2003 là 500000 chiếc, năm 2004 là 517000 chiếc, năm 2005 là 620000 chiếc và dự kiến năm 2006 sẽ là 700000 chiếc Hiện nay, Honda đã thiết lập được một mạng lưới rộng khắp nước ta, đây là công ty có hệ thống phân phối sản phẩm tốt nhất ở Việt Nam hiện nay; đồng thời luôn có những hoạt động quảng bá cho sản phẩm của mình một cách liên tục, rộng khắp như:

- Tổ chức trao học bổng khuyến học cho học sinh giỏi Vĩnh Phúc năm

Thực trạng công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

1 Kết quả hoạt động chung của công ty thời gian qua

 Trong thời gian qua, công ty đã nỗ lực hết mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã đạt được một số thành tích nhất định được thể hiện rõ trong bảng sau.

Thu nhập công nhân bình quân/tháng 1.2 1.5 1.8 2

Nguồn: báo cáo từ phòng hành chính Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu các hoạt động của công ty tăng liên tục qua các năm Đây là một dấu hiện đáng mừng Tốc độ tăng doanh thu ở mức cao trung bình tăng 20% một năm Lợi nhuận thu được cũng tăng tương ứng với sự tăng của doanh thu Công ty hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và nâng cao dần mức sống của cán bộ công nhân viên Thu nhập trung bình hằng tháng trong công ty đã đạt đến mức 2 triệu đồng trên một người trong tháng.

Doanh thu của công ty thu được chủ yếu từ 3 sản phẩm chính; đó là xe máy, máy điều hoà nhiệt độ và điện thoại di động Qua các năm hoạt động, sự đóng góp từ sản phẩm xe máy vào trong tổng doanh thu luôn chiếm một tỷ lệ tuyệt đối

Năm Xe máy Điện thoại Điều hoà Hoạt động khác

Nguồn: báo cáo từ phòng kinh doanh xe máy

Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm doanh thu các sản phẩm chính của công ty

 Do hoạt động chính của công ty là sản xuất, lắp ráp xe máy nên tỷ lệ doanh thu từ xe máy luôn chiếm hơn 95% tổng doanh thu của công ty Do đó, trong đề tài của mình, em cũng chỉ giới hạn đi sâu vào sản phẩm xe máy của công ty và chủ quan đưa ra một số giải pháp Sau đây là một số tiêu thức phản ánh khả năng duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty trong thời gian qua.

2 Theo tiêu thức doanh thu và lợi nhuận

 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, thời điểm công ty đi vào hoạt động thị trường xe máy Việt Nam còn rất ảm đạm, khi đó những công ty lớn như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam còn chưa thành lập.

Những năm trở lại đây thị trường xe máy được coi là một trong những thị trường sôi động nhất Nhu cầu về xe máy ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng rất cao khoảng 20% một năm và còn tiếp tục tăng.

Nắm bắt được thực tế này công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng công suất sản xuất cung cấp ra thị trường lượng xe ngày càng lớn,

Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của công ty một số năm qua:

Nguồn: báo cáo từ phòng kinh doanh xe máy Đơn vị tính: tỷ đồng

Bảng 8: Doanh thu và tốc độ tăng qua các năm của sản phẩm xe máy Tổng doanh thu xe máy của công ty liên tục tăng qua các năm, cụ thể

Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 20 tỷ đồng.

Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22.5 tỷ đồng.

Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 23.7 tỷ đồng.

Nhìn chung, nhu cầu về xe máy trên thị trường tăng nhanh, nên việc tiêu thụ xe máy cũng gặp những thuận lợi nhất định Kế hoạch công ty đặt ra cho các năm đều được hoàn thành

Tốc độ doanh thu tăng qua các năm lần lượt là 21%, 19% và 17.2% Đây là những con đáng mừng, công ty đã theo kịp với sự phát triển của thị trường nói chung và thị trường xe máy nói riêng

 Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận hoạt động từ sản xuất kinh doanh xe máy cũng đạt được những con số đáng mừng.

Nguồn: phòng kinh doanh xe máy Đơn vị tỷ đồng

Bảng 9: L ợi nhuận và tốc độ tăng qua các năm

Từ bảng trên ta thấy, lợi nhuận công ty đạt được hai năm gần đây có tỷ lệ tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của doanh thu và đạt con số khá cao Duy chỉ có năm 2003 tốc độ tăng lợi nhuận có nhỏ hơn nhiều, một phần cũng là tình trạng chung của thị trường xe máy, các công ty khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Cần nhớ rằng năm 2003 thị trường xe máy Việt Nam chỉ tiêu thụ được 830000 chiếc còn thấp hơn năm 2002 khoảng hơn 1 triệu xe Tuy vậy năm 2003 công ty vẫn thu về mức lợi nhuận tương ứng là 7.486 tỷ đồng Mức lợi nhuận hai năm sau còn cao hơn về cả số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng.

Biểu đồ 2: Lợi nhuận qua các năm Năm

3 Theo tiêu thức sản phẩm

 Xét về số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm qua, công ty thực hiện khá tốt thể hiện qua con số tuyệt đối: Năm 2002 bán được 12000 sản phẩm, năm 2003 bán được 12972 sản phẩm và con số này là 103700 vào năm 2005.

Biểu đồ 3: Số lượng xe bán qua các năm

 Sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú Nó đã tồn tại trên thị trường Việt Nam hơn 10 năm qua Các sản phẩm của công ty cũng không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng thông qua hàng loạt các biện pháp như cải tiến, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng cho ra những sản phẩm với những mẫu mã, kiểu dáng phù hợp.

Sản phẩm của công ty tính đến bây giờ có một số loại chính như: mang nhãn hiệu Majesty có đến hàng chục loại xe khác nhau; nhãn hiệu Fantom có hai loại, ngoài ra còn các nhãn hiệu như Favour FV 100D, Favour FV 110, Mystic, T&T Alure Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm luôn có sự biến đổi cho phù hợp

Sau đây là tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính qua các năm:

Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Nguồn: phòng kinh doanh xe máy Bảng 10: Tỷ trọng lượng tiêu thụ các sản phẩm chính

Phân tích SWOT và xác định mục tiêu thị trường của doanh nghiệp

 Để có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải am hiểu thị trường sản phẩm của mình, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tìm ra các cơ hội thị trường cũng như mối đe doạ để từ đó xác định mục tiêu thị trường hợp lý cho doanh nghiệp có hướng phát triển Mỗi doanh nghiệp được thành lập vào một thời điểm nhất định và mong muốn sử dụng nguồn lực có để đạt được một điều gì đó, mục tiêu này thường được thể hiện với một mức lợi nhuận Doanh nghiệp cần xác định cách thức đạt được mức lợi nhuận này, doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu thị trường của mình Có thể doanh nghiệp xác định một hoặc cùng lúc thực hiện kết hợp các mục tiêu.

- Bán sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu Tức là thâm nhập thị trường hữu hiệu hơn, chẳng hạn như mở thêm những điểm bán hàng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ.

- Mở rộng sản phẩm hiện có ra thị trường mới, tức là khai thác thêm thị trường mới nhưng cũng chỉ với những sản phẩm hiện có.

- Phát triển sản phẩm mới vào thị trường hiện hữu, tăng số lượng, chủng loại sản phẩm vào lượng sản phẩm hiện có để phục vụ cho thị trường đang có.

- Phát triển sản phẩm mới để mở rộng thị trường mới, tức là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng này tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro do doanh nghiệp nhảy vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.

 Để xác định mục tiêu thị trường cho doanh nghiệp, ta cần xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng bằng nhiều phương pháp, cách thức Một cách hữu hiệu, ta có thể phân tích dựa vào ma trận SWOT.

- Hoạt động marketing chưa mạnh

- Khả năng đổi mới sản phẩm còn hạn chế

- Việc tuyển chọn lao động chưa khoa học

- Công nhân còn thiếu kinh nghiệm

- Linh kiện chính của sản phẩm còn phải nhập ngoại.

- Sự cạnh tranh trên thị trường xe máy ngày càng gay gắt

- Môi trường vĩ mô không ổn định

- Nguy cơ từ những sản phẩm thay thế

- Giá xăng dầu tăng mạnh -Việt Nam gia nhập vào AFTA, WTO

- Giá cả sản phẩm hợp lý

- Công nghệ sản xuất ngày càng được hoàn thiện

- Đã tạo được uy tín trên thị trường và thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp

- Đội ngũ lao động nhiệt tình

- Nhu cầu về xe máy còn rất lớn

- Những cải tiến kỹ thuật chung cho xe máy -Xu hướng sử dụng xe cấp cao, sản phẩm chất lượng

- Thị trường còn tiềm ẩn, chưa khai thác hết

Từ những điểm mạnh điểm yếu của công ty, những nguy cơ và cơ hội có được, công ty có thể xác định cho mình mục tiêu thị trường:

- Bán sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu: trong những tỉnh mà công ty đã đặt được đại lý của mình, công ty cần tiếp tục phát triển mở rộng thêm những đại lý mới

- Mở rộng sản phẩm hiện có vào thị trường mới Ở những tỉnh thành mà công ty chưa có sản phẩm thâm nhập cần tiếp tục nghiên cứu để thâm nhập vào. Đặc biệt đối với thị trường nước ngoài, công ty đã thiết lập được lợi thế là một trong những chủ thể đầu tiên xuất hàng sang thị trường châu Phi, công ty cần biết khai thác lợi thế này để tiếp tục mở rộng thị trường ở đây.

- Đồng thời do xu hướng tiêu thụ của thị trường xe máy, công ty đang cố gắng và bước đầu thành công trong việc sản xuất ra những chiếc xe tay ga chất lượng cao thâm nhập vào các thành phố, chinh phục những khách hàng ở tầng lớp trung lưu.

Từ việc xác định mục tiêu thị trường, công ty định ra một số chỉ tiêu cho các hoạt động đến năm 2010.

Bảng 16: Một số chỉ tiêu kế hoạch cho thời gian tới.

 Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi công ty phải nỗ lực hết mình,tất nhiên phải thực hiện nhiều biện pháp đồng thời cho mục tiêu chiến lược đó.

Một số biện pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của đoanh nghiệp

1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường

 Trong nền kinh tế hiện nay, mọi công ty doanh nghiệp cần phải lấy thị trường làm căn cứ nền tảng cho mọi hoạt động của mình, bán, cung cấp những gì thị trường cần chứ không phải cái mà mình sẵn có Do đó, việc điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường là rất quan trọng, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động có hiệu quả nếu công tác điều tra nghiên cứu thị trường được thực hiện một cách sơ sài qua loa.

Thử hỏi một sản phẩm của công ty khi được sản xuất ra đã đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã theo thiết kế nhưng nhu cầu thị trường cho sản phẩm đó không có hoặc nhu cầu này không còn nữa thì việc xử lý đối với sản phẩm đó sẽ được thực hiện như thế nào? Dù đã mất công sản xuất, đầu tư vào đó không ít nguồn lực nhưng cuối cùng lại phải xử lý sản phẩm vì bây giờ nó đã trở thành gánh nặng phải thanh lý đi theo một hình thức nào đó.

- Do đó, bắt buộc công ty phải am hiểu khách hàng "Customer knowledge" Nghiên cứu khách hàng của mình và tình hình mua bán qua việc thường xuyên thực hiện các hoạt động marketing, thu thập thông tin Doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu hiện tại của khách hàng, xu hướng nhu cầu đó phát triển như thế nào trong tương lai cũng như lượng cầu và khả năng thanh toán phù hợp trong lượng cầu đó.

 Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải nắm được xu hướng biến động của môi trường vĩ mô, các thông tin về nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh… để từ đó có cách thức hành động Sự chậm trễ dù chỉ trong một thời gian ngắn là rất nguy hiểm khi một nhu cầu xuất hiện, đối thủ nào đáp ứng nhu cầu đó trước sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trong tâm trí khách hàng.

 Hoạt động nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường là rất quan trọng, hiện tại, công ty chưa có phòng marketing để đảm nhiệm công việc này một cách khoa học mà công tác này được thực hiện một cách nhỏ lẻ ở các phòng ban do các nhân viên thực hiện chưa theo một sự chỉ đạo thống nhất bài bản nào Việc thành lập một phòng marketing là thực sự cần thiết, nhân sự cho phòng marketing không cần quá nhiều nhưng cần được tuyển chọn kỹ càng, cần những người năng động, có đầu óc phân tích, phán đoán tốt, nắm bắt được xu hướng thị trường.

Phó phòng nghiên cứu thị trường nội địa

Nhân viên nghiên cứu thị trường miền BắcNhân viên nghiên cứu thị trường miền TrungNhân viên nghiên cứu thị trường ĂngôlaNhân viên nghiên cứu thị trường

Phó phòng nghiên cứu thị trường nước ngoài

Nhân viên nghiên cứu thị trường miền Nam

- Lập phòng marketing cần có một trưởng phòng phụ trách chung Một phó phòng chịu trách nhiệm điều tra nghiên cứu thị trường trong nước Một phó phòng chịu trách nhiệm điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài Ngoài ra, cần thêm khoảng 05 nhân viên chính thức nữa Phòng marketing có thể tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức phòng marketing.

- Tất nhiên bộ phận phụ trách marketing thị trường nước ngoài không chỉ dừng lại ở 2 nước là Ăngôla và Dominica, bộ phận này tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các khu vực thị trường lân cận cho công ty tạo ra thị trường mới rộng hơn, tăng khả năng xuất khấu hàng hoá của công ty ra thị trường nước ngoài

 Tất nhiên khi thành lập thêm phòng marketing sẽ phát sinh thêm chi phí tiền lương , trang thiết bị…Chi phí bỏ ra cho phòng marketing là không nhỏ nhưng hoạt động tốt thì lợi ích phòng mang lại khó mà đo lường hết được Ví như một thị trương mới được phát hiện ra, một cách thức mới để thâm nhập thị trường lợi nhuận mới mang lại có thể là rất lớn Trong thị trường hiện hữu , một sáng kiến của phòng marketing có thể củng cố thêm lượng khách hàng cho công ty.

- Việc kiếm người cho phòng marketing có thể thông qua các phương tiện truuyền thông, đăng tuyển người qua mạng hoặc công ty có thể đến trực tiếp các trường đại học tuyển chọn những sinh chuyên ngành Việc tuyển chọn cần được tiến hành bới các cán bộ công ty phong nhân sự bảo đảm yêu cầu cho công việc.

2 Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành

 Thực tế kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cho thấy chất lượng sản phẩm ngày càng quan trọng, đang trở thành yều tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.Chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng thể hiện qua một số đặc điểm.

- Chất lượng sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, từ đó làm tăng khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Chất lượng sản phẩm nâng cao vị thế của doanh nghiệp, nhớ đó uy tín của doanh nghiệp được bảo đảm, đó là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa là làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí tăng khả năng xuất khẩu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp.

- Chất lượng có nhiều thuộc tính, tuỳ vào thị trường mà doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm với những thuộc tính nhất định Cần phải xác định rõ thước đo cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Một sản phẩm tốt là sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, với mục đích sử dụng đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

- Khách hàng của doanh nghiệp hướng tới là một tầng lớp cụ thể trong xã hội với những kỳ vọng vào sản phẩm và khả năng thanh toán nhất định Vì vậy việc quan trọng là doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với họ chứ không phải là làm ra nhiều có giá thành thật cao, mọi tính năng của sản phẩm đều là số một trên thị trường.

- Trong xu hướng nền kinh tế đang phát triển đi lên, thu nhập của mọi người dân cũng ngày một cải thiện, do đó khả năng thanh toán của họ cũng tăng tỷ lệ thuận và nhu cầu của họ đối với một chiếc xe máy cũng ngày càng khắt khe hơn.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan khác

 Nền công nghiệp sản xuất xe máy đang phát triển mạnh, ngoài 4 công ty liên doanh lắp ráp có quy mô lớn, thì ở trong nước cũng đã hình thành các công ty có chiến lược, kinh doang linh động, vốn đầu tư lớn T&T là một trong những công ty đó Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm xe máy ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai tới, chỉ doanh nghiệp nào có quan tâm theo đuổi đến cùng, có những bước đổi mới thì mới có thể tồn tại được Số lượng công ty xe máy trong nước có khả năng cạnh tranh mạnh hiện nay là khoảng 10 công ty; ngoài ra còn 24 doanh nghiệp khác có khả năng cạnh tranh yếu hơn. Cộng thêm 4 công ty liên doanh lớn như vậy, có đến hàng mấy chục công ty cạnh tranh trên địa bàn nước ta Sự cạnh tranh này càng thêm gay gắt, đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước, bình ổn môi trường vĩ mô, tạo một sân chơi lành mạnh, cạnh tranh công bằng cho các công ty Để các công ty thực sự cạnh tranh vì lợi ích người tiêu dùng chứ không phải cạnh tranh để giết chết đối thủ.

 Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, có những biện pháp hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để các doanh nghiệp phát triển hơn nữa, cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, đồng thời cạnh tranh với hàng nhập về từ nhiều nguồn khác nhau.Quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện phát triển ngành cơ khí chế tậo Có chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích phát triển các dự án đầu tư vào lĩnh vực này như ưu đãi về thuê đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ kỹ thuật, phát triển các thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm công nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa cao.

 Tăng cường tổ chức các buổi hội chợ hội thảo hàng công nghiệp trong nước và quốc tế để tạo cơ hội cho hàng Việt Nam chất lượng cao quảng bá rộng rãi, tìm kiếm thị trường trong thời gian tới.

 Trên thị trường hiện nay, vấn đề hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện khá nhiều, gây khó khăn cho các công ty, đồng thời làm thiệt hại cho nền kinh tế, nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan khác; như bộ phận hải quan, cơ quan kiêm tra thị trường, ngăn chặn giải quyết triệt để vấn đề này để các công ty yên tâm sản xuất.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w