THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT 8-3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT 8 – 3
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
* Loại hình Doanh Nghiệp và quá trình hình thành :
Công ty Dệt 8/3 là thành viên của Tổng công ty may Việt Nam, thuộc Bộ Công Nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế : EMTEXCO
Trụ sở công ty : 460 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc giải phóng, định hướng tiến lên CNXH Với chủ trương của Đảng và Nhà Nước: khôi phục phát triển kinh tế, khuyến khích sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc hàng ngày của nhân dân, ngay từ cuối kế hoạch 3 năm khôi phục nền kinh tế ( 1955_1957) đồng thời với việc khôi phục, mở rộng nhà máy dệt Nam Định, nhà nước chủ trương xây dựng một nhà máy dệt có quy mô lớn ở Hà Nội để nâng cao mức cung cấp vải, sợi theo nhu cầu, thị hiếu của người dân và lực lượng vũ trang, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động ở thủ đô, đặc biết là lao động nữ, góp phần cải tạo Hà Nội từ một thành phố tiêu thụ thành một trung tâm kinh tế hậu phương của miền Bắc.
Ngày 8/3/1960 công trường nhà máy chính thức đi vào hoạt động dưới sự giúp đỡ, thiết kế, xây dựng và trang bị máy móc toàn bộ của nước bạnCHND Trung Hoa với công suất thiết kế từ 30 đến 35 triệu mét vải mỗi năm. Đầu năm 1962, kế hoạch lắp đặt máy móc thiết bị ở các phân xưởng đã
8 bằng là 230.000m Trong đó diện tích lắp đặt sử dụng là 180.000m2 Năm
1962, lực lượng công nhân sản xuất có 1112 người, đến năm 1963 tăng lên
3705 người Năm 1965 có 5278 người, tuyệt đại bộ phận là nữ thanh niên giàu nhiệt tình và có kiến thức và tại thời gian này toàn bộ công trình đã được hoàn thành Nhà máy lúc đó chính thức nhận nhiệm vụ do nhà nước giao. Theo thiết kế nhà máy có hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất vải sợi bông và dây chuyền sản xuất vải, bao tải đay với bốn phân xưởng sản xuất chính: dệt, nhuộm, đay và phân xưởng sản xuất phụ trợ: động lực, cơ khí, thoi suốt.
Mặc dù có những hạn chế, song vào giữa thập kỷ 60, so với ngành dệt trong nước và Trung Quốc - là một nước có sức cạnh tranh rất lớn trong ngành này - lúc bấy giờ Nhà máy Dệt 8/3 là một cơ sở sản xuất vải sợi tiên tiến có vị trí kinh tế, chính trị quan trọng ở Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo của ban giám đốc, sự hướng dẫn, vận động của các tổ chức đoàn thể, trong hơn 35 năm qua công ty Dệt 8/3 đã ổn định sản xuất và không ngừng phát triển, mở rộng công ty về mọi mặt nhằm nâng cao, khẳng định vị trí của mình trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đồng thời chủ động với kinh tế thị trường.
Ngày 13/12/1991, Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định chuyển tổ chức và hoạt động của Nhà máy Dệt 8/3 thành Nhà máy Liên hợp Dệt 8/3 Giữa tháng 4/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ cho phép đổi tên Nhà máy Liên hợp dệt 8/3 thành Công ty Dệt 8/3 Từ đó đến nay, Công ty Dệt 8/3 luôn luôn không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức và công nghệ nhằm theo kịp sự phát triển kinh tế trong nước cũng như xu thế phát triển kinh tế thế giới Công ty luôn chủ trương áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như khoa học quản lý trong chủ trương đổi mới và phát triển không ngừng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, khẳng định vai trò, vị trí của công ty trong nền kinh tế đất nước Chính vì thế, cho đến nay Công ty Dệt 8/3 đang và sẽ trở thành một công ty hàng đầu trong việc sản xuất, kinh doanh hàng dệt may trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngày 25 /11 / 2005 Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định chuyển công ty Dệt 8-3 thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, việc đổi tên này không chỉ là sự chuyển đổi về hình thức mà thực chất còn là sự chuyển đổi về tư duy kinh tế, đổi mới chức năng, nhiệm vụ phương thức hoạt động của đơn vị.
2 Đặc điểm bộ máy quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
* Về ngành nghề, sản phẩm kinh doanh
Chức năng chính của Công ty Dệt 8/3 là tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng sợi, dệt, may mặc theo kế hoạch của Tổng công ty Dệt - May và theo nhu cầu của thị trường Thành phẩm của công ty là vải và sợi Sợi của công ty tuy chưa qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng do yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ nó được nhập kho thành phẩm và khi bán ra ngoài nó cũng có ý nghĩa thành phẩm như vải.
Thành phẩm ở Công ty Dệt 8/3 hết sức đa dạng phong phú, nhiều chủng loại, tuỳ thuộc vào sự khác nhau về nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong từng thời kỳ mà mặt hàng sản xuất thay đổi sao cho phù hợp Đặc điểm của các loại sản phẩm là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng dễ dàng trong công tác quản lý Đơn vị tính thường là tấn đối với sợi là mét (m) đối với vải Số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hay ít, thời gian phải hoàn thành là bao lâu đều được phòng kế hoạch tiêu thụ quy định cho từng tháng quý Phòng kế hoạch tiêu thụ căn cứ vào số lượng sản phảm tồn kho và nhu cầu trên thị trường mà quy định số lượng sản phẩm cần sản xuất.
Do đặc điểm của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn gia công chế biến khác nhau, trang bị kỹ thuật nói chung còn lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng đều do đó thành phẩm của công ty được chia thành thứ hạng A,B,C Các xí nghiệp thành viên trong quá trình sản phẩm phải tuân theo đúng công nghệ sản xuất, đúng với thiết kế quy, đảm bảo thành phẩm nhập kho theo đúng chất lượng yêu cầu
Nói tóm lại, sản phẩm của phẩm của công ty tương đối phức tạp với vải bao gồm nhiều loại, sợi bao gồm nhiều chỉ số khác nhau Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa ổn định, thường xuyên thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Với đặc điểm của công ty như vậy, để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh doanh công ty cần có các biện pháp thiết thực để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và thu được nhiều lợi nhuận.
* Đặc điểm thị trường sản phẩm của công ty
Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống Ngoài ra, do đòi hỏi phát triển rộng trong nền kinh tế thị trường nên công ty đã mở rộng thị trường thêm các khách hàng mới trong và ngoài nước.
Về thị trường nội địa, phía bắc thị trường chiếm khoảng 50% doanh thu của công ty gồm các đại lý tại Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội Phía nam, thị trường tiêu thụ cũng chiếm một phần đáng kể doanh thu của công ty nhưThành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống thương mại của công ty kể cảVINATEX Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty tư nhân có địa điểm buôn bán ở các chợ, có hệ thống bao tiêu sản phẩm Các khách hàng truyền thống của công ty thường mua các thành phẩm và bán các thành phẩm như : công tyDệt công nghiệp, Dệt Minh Khai, Dệt 19/5
Về thị trường nước ngoài, do Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới bằng những hoạt động như trở thành thành viên chính thức của ASEAN (vào ngày 28/7/1995), theo đó cam kết thực hiện hiệp định của ASEAN trong đó có hiệp định về thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), tham gia các thị trường rộng lớn như WTO, APEC đẩy tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các đại diện của nước ngoài có hệ thống gia công như WOOBO, GUNYONG ; thị trường có QUOTA như : Bắc Âu, Tây Âu (Đức, Pháp, Phần Lan); thị trường không có QUOTA Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, có một số nước sản xuất sang các nước thứ ba kết hợp cả gia công cả bán FOB nguyên liệu công ty tự sản xuất Một số bạn hàng nước ngoài thường xuyên mua hàng may và vải xuất khẩu của công ty là: công ty ENDLESS, công ty ITOCHU, công ty THEM (Đức)
* Quan hệ của công ty với các bên liên quan
Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt : Trung Quốc – một đối thủ đáng gờm của ngành dệt may Việt Nam đã gia nhập WTO, và thời gian xoá bỏ hạn ngạch dệt may của WTO đang đến gần.
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DỆT 8-3
1.Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 kỳ kế toán phát sinh nhiều, quy mô lớn, vì vậy, để theo dõi kịp thời, kiểm tra và quản lý Chi phí được chính xác, kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí Ở Công ty Dệt 8-3, chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm, Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau :
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí vật liệu chính trực tiếp :
+ Xí nghiệp Sợi ( Gồm xí nghiệp Sợi I, Sợi Ý ) : nguyên vật liệu chính là các loại bông và xơ PE.
+ Xí nghiệp Dệt : nguyên vật liệu chính là các loại sợi được sản xuất tại các Xí nghiệp Sợi chuyển sang hay mua ngoài.
+ Xí nghiệp Nhuộm : nguyên vật liệu chính là các loại vải mộc sản xuất tại
Xí nghiệp Dệt chuyển sang.
- Chi phí vật liệu phụ trực tiếp :
+ Xí nghiệp Sợi : Vật liệu phụ gồm : thoi, dầu tra máy, tay đập cứng, tay đập nằm, dầu nén máy, mỡ chịu nhiệt, ống giấy…
+ Xí nghiệp Dệt : Vật liệu phụ gồm : thoi, kim máy dệt, dầu vít, dầu tra máy…
+ Xí nghiệp Nhuộm : Vật liệu phụ gồm : thuốc tẩy, thuốc nhuộm và các hợp chất hóa học khác, mỡ dầu…
+ Xí nghiệp May : Vật liệu phụ gồm : chỉ may, cúc, chun, dầu tra máy, mỡ chịu nhiệt…
Xí nghiệp Cơ điện : Chi phí nhiên liệu gồm than, dầu diezen, dầu ép…
* Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp tiền ăn, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí quản lý và phục vụ cho quá
+ Tiền lương nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Dệt 8-3
Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Dệt 8-3 là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều bước công nghệ rất khác nhau, sản phẩm của giai đoạn trước chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến Vì vậy, đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm, mà cụ thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất tại Xí nghiêp Sợi I, Xí nghiệp Sợi Ý, Xí nghiệp Dệt, Xí nghiệp Nhuộm, Xí nghiệp Cơ điện, Xí nghiệp May.
Công ty thực hiện hạch toán chi phí vào giá thành theo đúng quy định của chế độ tài chính và chế độ kế toán đặt ra Theo chế độ kế toán hiện nay, tính vào giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ chỉ hạch toán các chí phí : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền, …
3.Phương pháp hạch toán chi phí :
3.1 Hạch toán chi phí nguyên vât liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty Dệt 8/3 là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu mà công ty sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.
Kế toán trưởng Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳSố lượng vật liệu tồn kho cuối kỳ
Giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳSố lượng vật liệu xuất kho trong kỳ
Hệ số giá Đơn giá hạch toán vật liệu xuất kho
Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Trị giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ
* Cách xác định vật liệu xuất kho : Công ty áp dụng phương pháp đánh giá hàng xuất kho theo giá hạch toán Đế cuối kỳ, kế toán tính giá thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ trên cơ sở số chênh lệch giữa giá thực tế và hạch toán
Trong đó đơn giá hạch toán vật liệu xuất kho do công ty tự xây dựng Thông thường công ty lấy đơn giá thực tế vật liệu ngay ngày đầu tiên trong năm.
Quá trình tính toán được thực hiện trên Bảng kê số 3 ( Bảng tính giá thành NVL, CCDC)
* Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ở Công ty Dệt 8/3 tổ chức tập hợp CPNVLTT trên các phiếu xuất kho bao giờ cũng ghi rất rõ đối tượng chịu chi phí và kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để làm cơ sở cho việc tập hợp CPNVLTT.
Lượng vật liệu xuất kho trong kỳ
Trị giá vật liệu tồn cuối kỳ = Hệ số giá x Trị giá hạch toán của vật liệu tồn kho cuối kỳ
3 4 Để tập hợp CPNVLTT, công ty sử dụng tài khoản 621- CPNVLTT và được mở chi tiết cho từng xí nghiệp.
- TK 621.1: CPNVLTT tại xí nghiệp Sợi I.
- TK 621.3: CPNVLTT tại xí nghiệp Sợi Ý.
- TK 621.4: CPNVLTT tại xí nghiệp Dệt.
- TK 621.5: CPNVLTT tại xí nghiệp Nhuộm.
- TK 621.6: CPNVLTT tại xí nghiệp Cơ Điện.
- TK 621.8: CPNVLTT tại xí nghiệp May Để theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp thẻ song song, đồng thời công ty sử dụng tài khoản 152 – Nguyên vật liệu và được mở chi tiết.
- TK 152.1 : Nguyên vật liệu chính.
- TK 154.4 : Phụ tùng thay thế.
- TK 154.5: Phế liệu thu hồi.
Tại phòng kế toán, bộ phận kế toán nguyên vật liệu thường sử dụng các chứng từ : Phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư… Ngoài ra, tùy từng nghiệp vụ kế toán phát sinh riêng như điều chuyển vật tư nội bộ mà kế toán nguyên vật liệu sử dụng : Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Trong quá trình sản xuất, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế tại các xí nghiệp, lập phiếu xin lĩnh vật tư theo danh mục, chủng loại và số lượng cụ thể Phiếu lĩnh vật tư sau khi xin được ban lãnh đạo Công ty xem xét, duyệt thì phòng kinh doanh sẽ lập phiếu xuất vật tư theo danh mục, chủng loại, số lượng đã được duyệt cụ thể Phiếu xuất vật tư được viết thành 2 liên : Một liên lưu trong chứng từ gốc của phòng kinh doanh, một liên được người lĩnh vật tư đem xuống kho của công ty để xin lĩnh vật tư về xí nghiệp.
Liên này được thủ kho lưu giữ để định kỳ chuyển lên phòng kế toán tài chính làm căn cứ để lên bảng kê xuất vật liệu.
Mấu phiếu xuất kho tại Công ty Dệt 8-3 :
Của Bộ Tài Chính Người nhận hàng: Chị Minh Địa chỉ (Bộ phận): Xí nghiệp Sợi I
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: Thành phẩm
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đơn vị tính
Phụ trách bộ phận sử dụng
Thủ kho (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên) Đối với nguyên vật liệu chính: Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tiến hành tập hợp các phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính, tổng cộng trị giá xuất dùng của từng loại nguyên vật liệu để ghi vào “ Báo cáo vật liệu chính
3 6 liệu chính, được lập ra với mục đích theo dõi tổng số nguyên vật liệu chính xuất dùng vào trong sản xuất là bao nhiêu.
Sau đó, cũng từ các phiếu xuất kho nguyện vật liệu chính này, kế toán tổng cộng số lượng và giá trị hạch toán xuất dùng của từng loại nguyên vật liệu chính theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để lập “ Bảng tổng hợp vật liệu chính xuất dùng “
Căn cứ vào giá trị thực tế NVL, CCDC xuất dùng của từng xí nghiệp, kế toán lập "Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ" (Bảng phân bổ số 02-Biểu số 02) Đồng thời căn cứ vào hệ số giá đã được tính trên bảng kê số 03- “ Bảng tính giá thành thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ “ ( biểu số
CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8- 3
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ= x Đơn giá hạch toán
Trước khi một hợp đồng được kí kết, phòng kế hoạch trên cơ sở yêu cầu đặt hàng của khách hàng sẽ tiến hành tính toán xác định định mức chi phí về vật liệu, nhân công cho sản phẩm đó Sau khi tính toán phòng kế hoạch sẽ lập một phiếu bảo giá giao cho khách hàng Nếu khách hàng chấp nhận hai bên sẽ cùng ký kết hợp đồng kinh tế.
2.Đối tương tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty được xác định là từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm có phẩm chất giống nhau ( nhưng có thể khác nhau về kích cỡ ) Sản phẩm ở đây được hiểu là cả thành phẩm và bán thành phẩm, bởi các bán thành phẩm của Công ty ( như sợi, vải ) đều có thể được bán ra ngoài tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là 1 tháng Điều này rất phù hợp với sự biến động của giá vật tư và đem lại thông tin kịp thời, thường xuyên cho Doanh nghiệp về giá của sản phẩm.
3 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ
Công ty Dệt 8-3 áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch, tức là căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu, các bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Dựa vào biên bản kiểm kê cuối kỳ và công thức trên đây có thể tính được sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng loại sản phẩm Sau đây là ví dụ biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tại XN Sợi I ( Biểu số 14)
4 Phương pháp tình giá thành sản phẩm
Công ty Dệt 8-3 có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất mới trở thành thành phẩm Tuy nhiên các bán thành phẩm của Công ty ở mọi công đoạn sản xuất đều có thể được bán ra ngoài, do đó để giảm bớt khối lượng ghi chép, kế toán đã tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại và căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm Đối với 2 XN Sợi, kế toán kết hợp phương pháp trực tiếp và phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm, các XN còn lại như Dệt, Nhuộm, kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính bán thành phẩm và kết chuyển tuần tự theo từng khoản mục chi phí.
Công việc tính giá thành diễn ra rất phức tạp vì phải tính giá thành ở từng công đoạn nhưng việc tính giá thành ở mỗi công đoạn đều diễn ra tương tự nhau : Căn cứ vào định mức tiêu hao chi phí lập bảng tính giá thành kế hoạch sản phẩm Sau đó cuối tháng kế toán tập hợp lên “Bảng phí tổn sản xuất “, từ đó tiến hành tính giá thành sản phẩm cho ra “ Bảng giá thành thực tế sản phẩm “ Việc tính toán dựa trên các công thức :
- Trước hết căn cứ vào “ Bảng phí tổn sản xuất sản phẩm “ để biết hệ số chi phí của từng khoản mục chi phí, hệ số này được tính như sau :
Tổng giá thành định mức = Giá thành định mức của sản phẩm dở +
Giá thành định mức (KH) của sản phẩm nhập kho
Số lượng sản phẩm dở
Giá thành định mức(KH) của sản phẩm nhập kho
Số lượng sản phẩm nhập kho x Đơn giá
Tổng giá thành thực tế ( hiện thực) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ =
Các chi phí phát sinh trong kỳ +
Hệ số thực hiện/ định mức
Tổng giá thành thực hiện Tổng giá thành định mức
Hệ số thực hiện/định mức =
Giá thành thực hiện của sản phẩm nhập kho
Giá trị sản phẩm dở đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
- Giá trị sản phẩm dở cuối kỳ
Hệ số = Giá thành thực tế
Giá thành định mức của sản phẩm dở Giá thành thực hiện của sản phẩm dở x
Sau đó áp dụng công thức để tính giá thành thưc tế sản phẩm theo từng khoản mục chi phí và giá thành toàn bộ sản phẩm.
Giá thành định mức của sản phẩm dở
Z đơn vị thực tế = Hệ số x
Z đơn vị kế hoạch từng mặt hàng (trích trước cho từng khoản mục)
Tổng giá thành đơn vị thực tế Tổng giá thành đơn vị của toàn bộ các khoản mục =
* Tính giá thành bán thành phẩm tại Xí nghiệp Sợi I :
Sản phẩm của Công ty Dệt 8-3 rất phong phú, trong đó sản phẩm sợi (các XN Sợi I, sợi Ý ) là nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất sản phẩm Bởi vậy, em xin đề cập đến phương pháp tính giá thành của XN Sợi I, còn các XN còn lại ( Xí nghiệp Sợi Ý, Xí nghiệp Dệt, Xí nghiệp Nhuộm ) cũng áp dụng các phương pháp tính giá thành tương tự. Đầu năm, Công ty đã xây dựng “ Bảng giá thành kế hoạch “ của toàn bộ các mặt hàng mà Công ty có dự kiến là sẽ sản xuất trong năm, đó chính là các chi phí định mức từng khoảng mục cụ thể cho từng mặt hàng Hàng tháng, khi xây dựng xong kế hoạch là sẽ sản xuất mặt hàng gì với số lượng bao nhiêu thì kế toán tiến hành lập “Bảng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế “ Đến cuối tháng, sau khi công việc sản xuất hoàn thành, kế toán tập hợp lên “ Bảng phí tổn sản xuất “ Trên bảng này có chỉ rõ hệ số thực hiện đối với từng khoản mục, tiếp đó kế toán sẽ tiến hành tính giá thành thực tế bằng cách: lấy đơn giá kế hoạch của từng khoản mục đối với từng mặt hàng nhân với hệ số để tính ra đơn giá thực tế từng mặt hàng theo từng khoản mục, sau đó cộng tổng toàn bộ các khoản mục để tính ra giá thành đơn vị sản phẩm của từng mặt hàng.
Cụ thể, ở đây ta đi tính giá thành của Sợi Ne 21 như sau :
Dựa vào “ Bảng giá thành kế hoạch “ của Xí nghiệp Sọi I :
- Về nguyên vật liệu chính : Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất ra 1kg Sợi Ne 21 là 27,982 đ/kg.
- Vật liệu phụ : Chi phí vật liệu phụ như thoi, ống giấy, dầu tra máy … cho sợi Ne 21 là 512 đ/kg.
- Chi phí điện cho Sợi Ne 21 là 1,092 đ/kg.
- Chi phí nhân công là 1,342 đ/kg.
- Chi phí BHXH tính cho Sợi Ne 21 là 256 đ/kg.
- Chi phí Khấu hao là 32 đ/kg.
- Chi phí sản xuất chung khác tính cho Sợi Ne 21 là 1,171 đ/kg.
Vậy tổng đơn giá kế hoạch cho 1kg Sợi Ne 21 là
Dựa vào “ Bảng phí tổn sản xuất Sợi “ ta có :
Giá thành TH = Giá thành TH nhập kho + Giá thành TH giao Dệt
Giá thành KH = Giá thành KH sợi nhập kho + Giá thành KH sợi giao Dệt
- Tổng Giá thành Kế hoạch = 3,848,825,718
Từ các kết quả tính được ở trên ta đi xác định Hệ số ( chi tiết cho từng khoản mục ) như sau :
Tương tự như vậy, ta tính được hệ số cho từng khoản mục Khi tính được hệ số rồi ta sẽ tính giá thành thực tế của Sợi bằng cách lấy Hệ số nhân với giá thành kế hoạch ( chi tiết cho từng khoản mục) như sau : Đơn giá Nguyên liệu : 27,982 x 0,948 = 26,535 Đơn giá Vật liệu : 512 x 0,915 = 468 Đơn giá Điện : 1,092 x 0,902 = 985 Đơn giá Lương : 1,342 x 1,143 = 1533 Đơn giá BHXH : 256 x 1,031 = 264 Đơn giá Khấu hao : 32 x 0,951 = 30 Đơn giá SXC khác : 1,171 x 0,925 = 1,083
Vậy tổng đơn giá thực tế cho 1kg Sợi Ne 21 là : 30,898
Các kết quả trên được thể hiện trên “Bảng giá thành kế hoạch Sợi “ ( Biểu số
15) ,“ Bảng phí tổn sản xuất Sợi “ ( Biểu số 16 ), “ Bảng giá thành thực hiện Sợi “ ( Biểu số 17 )
* Tính giá thành sản phẩmMay :
Việc tính giá thành sản phẩm may được thực hiện một cách trực tiếp không qua việc xây dựng đơn giá kế hoạch như các công đoạn trước Cụ thể, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí phát sinh ở công đoạn may trên bảng kê số 4, chi tiết TK 154.8 – TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang may. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán kế chuyển trực tiếp vào giá thành sản phẩm Đối với chi phí nhân công trực tiếp cũng được kết chuyển trực tiếp vào giá thành sản phẩm Chi phí nhân công được xây dưng cụ thể cho từng mặt hàng, ví dụ để may một bộ đồ nữ mã số CH BN 3104 thì tiền công phải trả là 11,411 đ. Đối với chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng mặt hàng theo công thức
Chi phí sxc Tổng chi phí sxc tập hợp được Tiền công cả phân bổ cho = x lô của từng từng mặt hàng Tổng tiền công của toàn bộ các mặt hàng mặt hàng
Sau đó, tính đơn giá sản xuất chung cho từng mặt hàng theo công thức sau : Đơn giá chi phí Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mặt hàng sản xuất chung = _ từng mặt hàng Số lượng sản xuất từng mặt hàng
6 0 Ở đây ta sẽ đi tính giá cụ thể cho sản phẩm may là Bộ đồ Nữ CH BN 3104 :
- Nguyên liệu chính : Chi phí NLC để may 1 bộ đồ này là 49,642.59 đ
- Chi phí vật liệu phụ như chỉ, cúc tính cho 1 bộ đồ CH BN 3104 là 1,914 đ.
- Tiền công tính cho 1 bộ đồ là 11,411đ.
Tổng chi phí sxc tập hợp được :
- Chi phí khấu hao : 1,083,770đ, theo công thức trên được phân bổ cho mặt hàng CH BN 3104 sẽ là :
Như vậy đơn giá khấu hao tính cho 1 bộ đồ nữa là 216,072.81/39 5540 đ/1bộ
Tương tự như vậy ta tính được Chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục cho 1 bộ đồ nữ CH BN 3104 là :
- Chi phí sản xuất chung khác : 1,524đ/1bộ.
Như vậy đơn giá cho bộ đồ nữ CH BN 3104 là :
Biểu số 19 Bảng kê 4/tháng 12/2005
Nợ TK 627.8 có các TK 199,358,255
Nợ TK622.8 có các TK 608,843,354
Nợ TK154.8 có các TK 900,051,002
Có TK 154.8 nợ các TK 943,527,479
GT may XK, gia công 411,605,354 Thành phẩm nh.kho may TK 155KA 512,760,279 152.5 9,848,285
Kế toán trưởng Người lập biểu
MỘT SỐ ĐỀ XUÂT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY DỆT 8-3
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8-3
Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt 8-3 em nhận thấy trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thì hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có những biến đổi thích hợp Từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, khi chuyển sang cơ chế thị trường bước đầu cũng có những khó khăn bỡ ngỡ ; cùng với sự nỗ lực cố gắng cả đoàn thể cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo, Công ty đã từ bước vượt qua khó khăn và đã đạt được những thành tựu nhất đinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cùng với quá trình chuyển đổi ấy thì hệ thống công tác kế toán tài chính ở công ty cũng không ngừng đổi mới và hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương thức hoạt động, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy rõ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp Sau đây em xin đề cập đến một số những thành tựu mà Công ty đã đạt được cũng như những ưu điểm trong bộ máy và công tác kế toán của Công ty
1.1.Về tổ chức bộ máy kế toán :
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhất là trong cơ chế thị trường, công ty đã tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán thực sự được coi là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung và với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực của từng nhân viên Do có sự phân chia trách nhiệm và sự bất kiêm nhiệm trong công tác kế toán, nên đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán Điều đó chứng tỏ khả năng tổ chức công tác kế toán tại công ty là đảm bảo thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty.
1.2.Về tổ chức công tác kế toán:
Nhìn chung các chứng từ ban đầu đều được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ Cách thức hạch toán của Công ty nói chung là khá hữu hiệu, phù hợp với chề độ kế toán cải cách.
Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, tình chất kinh doanh đa dạng, phức tạp nên Công ty có quan hệ rộng rãi với khách hàng, đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý và lao dộng kế toán cao Thấy rõ được điều này, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ Bên cạnh đó, Công ty đã sự dụng hệ thống chứng từ và sổ sách tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán, đảm bảo phù hợp với hoạt động của Công ty Việc sử dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên là phù hợp trong điều kiện thông tin hiện nay, hơn nữa nó cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất liên tục, khép kín với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá nhiều và thường xuyên Phương pháp kế toán kê khai thường xuyên đảm bảo cho Công ty phản ánh kịp thời các khoản phát sinh này.
1.3.Phương tiện hỗ trợ công tác kế toán
Công ty Dệt 8-3 có quy mô tương đối lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều đòi hỏi phai ghi chép tỉ mỉ ,thường xuyên đối chiếu kiểm tra và lên báo cáo định kỳ hàng tháng Do đó khối lượng công tác kế toán là rất lớn, vì
6 4 một vấn đề cần thiết Việc áp dụng kế toán máy giúp gọn nhẹ hóa quá trình xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, đảm bảo tính chính xác cao.
1.4.Hệ thống TK sử dụng, hệ thống sổ sách chứng từ
Hệ thống TK công ty sử dụng phù hiẹp với chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty, đáp ứng được yêu cầu hạch toán, theo dõi đói với tong phần hành kế toán.
Hình thức sổ kế toán mà Công ty chọn là hình thức Nhật ký chứng từ và Công ty có sử dụng đầy đủ hệ thống sổ, hệ thống chứng từ thuộc hình thức này theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
1.5 Về công tác hạch toán dưới các xí nghiệp
Hiện nay, dưới các Xí nghiệp của Công ty không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế Xí nghiệp với nhiệm vụ là kết hợp với thủ kho và phòng vật tư cung cấp vật liệu cho sản xuất, cuối tháng thực hiện tính lương cho công nhân và các bộ phận Quản lý của Xí nghiệp Đây là một hướng giảI quyết hoàn toàn hợp lý vì nó tăng cường khả năng hạch toán nội bộ của Công ty.
1.6.Về tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty có những ưu điểm
- Thứ nhất, công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm mà cụ thể là từng xí nghiệp thành viên.
- Thứ hai, việc tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho công tác tính giá thành diễn ra thường xuyên, định kỳ hàng tháng rất phù hợp với đặc điểm hay biến động về giá cả của nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm sản xuất ra của Công ty do ảnh hưởng của thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết Chính vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo định kỳ hàng tháng là rất hợp lý.
- Thứ ba, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân trong việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho Cách tính này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, tuy nhiên cũng cần lưu ý công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung.
- Thứ tư, đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty hiện đang áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp là rất hợp lý vì tác động đến lợi ích vật chất trực tiếp đối với người lao động, vì vậy có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái lao động, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
- Thứ năm, đối với chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đều được tập hợp đầy đủ và phân bổ hợp lý cho các đối tượng tập hợp chi phí Công tác tính khấu hao tài sản cố định được theo dõi và tính toán cụ thể theo từng tài sản trên thẻ tài sản cố định, góp phần đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng tài sản.
- Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sau khi phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện tại công ty Dệt 8-3, vấn đề đặt ra là phải dựa vào những điều kiện thuận lợi, phát huy được tiềm năng vốn có để đề ra những giải pháp nhằm hạn chế nhược điểm và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX Với tư cách là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Dệt 8-3, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Về sổ sách chứng từ
Công ty Dệt 8-3 là một công ty dệt may lớn ở nước ta, khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều và phát sinh ở các địa điểm khác nhau Do đó đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải đảm đương một khối lượng công việc khá lớn Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất cần phải gọn nhẹ, hợp lý và khoa học ở tất cả các khâu.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán trong công ty, em thấy hệ thống sổ sách của công ty đôi khi còn trùng lặp nhau Chẳng hạn như :
- Trên các sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 621,TK 622, TK 627, TK 154
Ta thấy về bản chất các sổ này giống với các sổ cái các TK 621,TK 622, TK
627, TK 154, chỉ có điều khác là nó chi tiết hơn, nhưng các số liệu chi tiết đều đã được phản ánh ở các bảng phân bổ Theo ý kiến em quy trình ghi sổ hạch toán chi phí sản xuất công ty nên gọn lại như sau : Từ bảng phân bổ số 1,2,3 kế toán ghi luôn vào bảng kê số 4, từ bảng kê số 4 và các nhật ký chứng từ khác tiền hành ghi NKCT số 7, từ các NKCT liên quan lập sổ cái TK 621,TK
622, TK 627, TK 154 Như vậy gọn nhẹ hơn và cũng dễ theo dõi hơn.
- Ở công ty lập 2 bảng kê số 4: Một bảng kê số 4 lập cho toàn Công ty, một bảng kê số 4 lập riêng cho Xí nghiệp Cơ Điện, hai bảng kê này hoàn toàn trùng nhau, Bảng kê số 4 toàn Công ty đã bao gồm đầy đủ số liệu bảng kê số
4 Cơ Điện Theo em kế toán không cần lập bảng kê cho Xí nghiệp mà chỉ cần lập bảng kê cho toàn Công ty và lập bảng “ Phí tổn sản xuất Xí nghiệp Cơ Điện” để phục vụ cho công tác tính giá thành.
2.Áp dụng tin học trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hoà nhập với sự tiến bộ khoa học trên toàn thế giới, việc áp dụng công nghệ tin học vào trong hạch toán kế toán là rất cần thiết.
Tại Công ty Dệt 8-3 hiện nay, việc trang bị máy vi tính cho phòng kế toán còn thiếu Do công việc hạch toán kế toán nhiều mà máy vi tính còn ít nên nhiều công việc kế toán còn làm bằng tay nên công việc kế toán còn chưa đạt năng suất và hiệu quả cao Mặt khác, việc làm kế toán bằng tay thường khó tránh khỏi sai sót, khó đảm bảo tính chính xác trong công tác hạch toán.
Vì vậy, để thuận tiện cho việc hạch toán, Công ty nên đầu tư thêm máy vi tính cho các phòng kế toán Chi phí đầu tư cho máy tính lúc đầu có thể cao nhưng việc sử dụng công nghệ tin học vào hạch toán kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của quản lý của công ty.
Riêng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất của công ty, việc trang bị thêm máy vi tính sẽ làm giảm bớt khối lượng ghi chép, khả năng chính xác được nâng cao, cung cấp đầy đủ và kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán công nợ với khách hàng
3 Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
Việc đầu tư, xây dựng mới máy móc thiết bị và cải tiến, thay thế thiết bị cũ đang là vấn đề lớn được quan tâm nhiều trong các doanh nghiệp Máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của công ty không đạt chất lượng tốt và giá thành sản phẩm cao Do đó, công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa, có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, lập dự toán mua sắm hoặc nâng cấp, cải tạo tài sản cố định cân đối với khả năng của công ty và quỹ khấu hao.
4 Khuyến khích tăng năng suất lao động
Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhất Sử dụng hợp lý nguồn lao động là yếu tố quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, trong đó yếu tố năng suất lao động là sự tổng hợp của các chỉ tiêu: công nghệ đang sử dụng, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, trình độ người lao động và khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Vì vậy để tăng năng suất lao động, một mặt công ty nên có sự đầu tư trang thiết bị thay thế các thiết bị đã cũ, đảm bảo tình hình cung ứng vật tư cho sản xuất, mặt khác bản thân người lao động phải không ngừng tự rèn luyện nâng cao tay nghề của mình nhằm đáp ứng cho yêu cầu sản xuất mới.
Trong khối công nhân sản xuất, công ty nên thường xuyên tổ chức hội thi thợ giỏi để phát huy sáng kiến và khen thưởng đối với những cá nhân đạt thành tích cao và duy trì không khí thi đua sản xuất trong toàn công ty, xây dựng tinh thần tự giác giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ giữa các cán bộ công nhân viên để nâng dần chất lượng nguồn lực của công ty.
5 Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất có thể phát sinh đột biến vào một tháng nào đó trong năm tài chính nếu doanh nghiệp không tính và trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm.