1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ tỉnh bắc ninh

127 827 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

RẤT RẤT HAY !!!!!!!!!!

Trang 2

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn huyện 34

Bảng số 2.2: Chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh 36

Bảng 2.3 : Qui mô trường, lớp, trẻ mầm non 39

Bảng 2.4 Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 41

Bảng 2 5: Chất lượng giáo dục trẻ mầm non 41

Bảng 2.6 Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non 43

Bảng 2.7: Trình độ đào tạo của đội ngũ GVMN 44

Bảng 2.8: Thống kê đội ngũ CBQL trường MN 48

Bảng 2.9 : Ý kiên đánh giá về nghiệp vụ quản lý của HT trường mầm non 50

Bảng 2.10 : Những khó khăn mà HT các trường MN thường gặp trong công tác QL nhà trường 54

Bảng 2.11: Nguyên nhân của những khó khăn mà HT trường MN gặp phải trong quản lý nhà trường 55

Bảng 2.12 : Quan niệm về việc bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN của CBQL phòng GD & ĐT và CBQL trường MN 57

Bảng: 2.13: Thực trạng công tác bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN 61

Bảng 2.14 : Nhu cầu cần tổ chức bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN 65

Bảng 2.15: Nhu cầu của CBQL về hình thức tổ chức bồi dưỡng 65

Bảng 2.16: Nhu cầu về thời điểm tổ chức bồi dưỡng của CBQL trường MN 66

Bảng 2.17: Nhu cầu về địa điểm tổ chức bồi dưỡng HT trường MN 67

Bảng 2.18: Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng của HT 67

Bảng 2.19 : Nhu cầu về chế độ sau khi bồi dưỡng HT trường MN 68

Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm biện pháp bồi dưỡng NVQL 101

cho HT trường MN 101

Trang 3

Biểu đồ 2 1: í kiờn đỏnh giỏ về nghiệp vụ quản lý của HT trường MN 53

Biểu đồ 3.1: Tớnh cần thiết và tớnh khả thi của 6 biện phỏp ( BP) 104

Sơ đồ 1: Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục 14

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa cỏc biện phỏp 100

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời đại ngày nay, sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tiềmnăng, trí tuệ của con người ở quốc gia đó Vai trò của giáo dục là phát triểntiềm năng của con người, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai, làđiều kiện tiên quyết để thực hiện công cuộc phát triển con người, phát triển đấtnước trong thời đại mới

Việt Nam đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế,muốn thực hiện thành công CNH – HĐH trước hết cần phát huy yếu tố nội lực,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ nói chung và cán bộ quản lý nói riêng là hết sức quan trọng Nói đến

công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”,

“Có cán bộ tốt việc gì cũng xong”

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định chấtlượng của GD&ĐT Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục là một vấn đề cấp thiếtđược nhấn mạnh trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá

IX: Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về

việc “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đào tạo nguồn nhân lực

có đủ trình độ năng lực đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”[41] Đặc biệt, ngày 14 tháng 4 năm 2011 tại Thông tư số

Trang 5

17/2011/TT-BGDĐT Bộ Giáo dục và đào tạo đã “BAN HÀNH QUY ĐỊNHCHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON”, bao gồm: Chuẩn hiệutrưởng và đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn Đây là cơ sở quan trọngnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non trong giai đoạnmới.

Có thể nói, phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH là điều kiện để phát huy nguồnlực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo vàđội ngũ CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng Nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụđáp ứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thànhcông chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ nay đến năm 2020

Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT đã đạt được những thành tựu quantrọng về mọi mặt rất đáng ghi nhận Hệ thống giáo dục quốc dân ngày một hoànchỉnh hơn, mạng lưới trường học các cấp từ Mầm non đến Đại học ngày càng mởrộng, đội ngũ nhà giáo được tăng cường về số lượng và chất lượng Nhìn lại 20năm đổi mới và phát triển, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:

“Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển và đầu tư nhiều hơn; cơ sở vật chất được tăng cường; quy mô đào tạo mở rộng…”

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, với nhiệm

vụ “thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi” nhằm “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”[5] Để đạt được mục tiêu, GDMN phải phụ thuộc rất nhiều ở đội ngũ

CBQL tại các cơ sở giáo dục mầm non Do đó, việc bồi dưỡng nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL các trường mầm non là rất cần thiết, góp phần nâng caochất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng, đápứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Tuy nhiên,

Trang 6

việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung đến nay vẫnchưa được nghiên cứu nhiều, chưa nghiên cứu đầy đủ và chưa có hệ thống, bởivậy việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLgiáo dục, đặc biệt là đội cán bộ quản lý GDMN trong giai đoạn hiện nay là vôcùng cần thiết.

Giáo dục mầm non Bắc Ninh nói chung và giáo dục mầm non huyện Quế

Võ nói riêng trong những năm qua đã có chuyển biến rõ rệt cả về quy mô lẫnchất lượng Mạng lưới các trường mầm non đã rộng khắp, đội ngũ cán bộ quản

lý và giáo viên nhiệt tình, yêu nghề có trách nhiệm nên đã đạt được những kếtquả đáng kể Tuy nhiên, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trong trườngmầm non vẫn còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau Một trongnguyên nhân cơ bản đó là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầmnon còn hạn chế Thực tế cho thấy đại đa số hiệu trưởng trường mầm nonhuyện Quế Võ đều chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý một cách đầy

đủ, hệ thống Họ làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm do bản thân tự học hỏi,kết hợp với những kiến thức được bồi dưỡng theo từng chuyên đề hoặc theo vụviệc Đặc biệt, từ khi UBND Tỉnh có Quyết định chuyển đối 100% trường MNbán công của huyện sang công lập (tháng 4/2011) thì công tác quản lý của HTcàng gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế bất cập Do đó, chất lượnghoạt động quản lý trong các nhà trường MN còn kém hiệu quả, khi cần giảiquyết các tình huống đặt ra còn lúng túng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển của nhà trường nói riêng, của bậc học nói chung Chính vì vậy, làmột cán bộ đang công tác tại phòng GD&ĐT Quế võ Tỉnh Bắc ninh, đã có thờigian khá dài làm cán bộ quản lý trường mầm non, em đã chọn và nghiên cứu đề

tài:“Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường Mầm non Huyện Quế võ - Tỉnh Bắc Ninh” với hy vọng góp phần nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non và nâng cao chất lượng giáo dụcmầm non tại địa phương

Trang 7

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng nghiệp vụquản lý cho Hiệu trưởng trường mầm non, đề xuất biện pháp tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trườngmầm non Huyện Quế võ - tỉnh Bắc Ninh

3 Giả thuyết khoa học

Trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng các trường mầm HuyệnQuế Võ còn những hạn chế nhất định, nếu đề xuất được biện pháp tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ quản lý phù hợp và được thực hiện một cách đồng bộ thìtrình độ NVQL của HT các trường MN huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh sẽđược nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý đội ngũ CBQL trường mầm non của Huyện Quế Võ –Tỉnh Bắc Ninh

4.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng cáctrường mầm non Huyện Quế Võ - Tỉnh bắc Ninh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu :

5.1 Xác định cơ sở lý luận về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệutrưởng trường mầm non

5.2 Nghiên cứu thực trạng trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng cáctrường mầm non và công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ này ởcác trường mầm non của huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệutrưởng các trường mầm non huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

Trang 8

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được khảo sát tại một số Trường mầm non thuộc địa bàn huyệnQuế Võ - Tỉnh Bắc Ninh Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tậptrung nghiên cứu biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệutrưởng các trường mầm non Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh trên bình diện tổchức quản lý công tác bồi dưỡng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, hồi cứu, tổng kết, hệ thống hóa lý luận các công trình nghiêncứu, các tài liệu lý luận được chọn lọc liên quan đến đề tài nghiên cứu để làmluận cứ khoa học cho các biện pháp

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra:

Sử dụng các mẫu phiếu điều tra đối với GVMN, CBQL để thu nhập nhữngthông tin về thực trạng công tác bồi dưỡng và trình độ nghiệp vụ quản lý của

HT các trường mầm non huyện Quế Võ

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lí có

kinh nghiệm để xin ý kiến đề xuất biện pháp và xác định tính hiệu quả, tính khảthi của các biện pháp đề xuất

- Phương pháp quan sát:

Quan sát, tìm hiểu hoạt động dạy và học của GV và trẻ Tìm hiểu công tácchỉ đạo của Sở Giáo dục, phòng Giáo dục về tổ chức bồi dưỡng NVQL choHiệu trưởng trường mầm non

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tổng kết kinh nghiệm quản lý công tác bồi dưỡng NVQL

- Phương pháp khảo nghiệm:

Trang 9

Sử dụng nhằm minh chứng tính hiệu quả và tính khả thi của những biệnpháp đã đề xuất…

7.3 Nhóm phương pháp thống kê và sử dụng toán học

Chủ yếu dùng để thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu thuthập được

8 Đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc bồidưỡng NVQL cho Hiệu trường trường Mầm non và làm rõ thực trạng công tác

tổ chức bồi dưỡng NVQL cho Hiệu trưởng trường mầm non huyện Quế võ Tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản

-lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện Quế Võ - Tỉnh bắc Ninh, gópphần nâng cao năng lực QL cho đội ngũ này, từ đó nâng cao chất lượng GDMNtrên địa bàn

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu

tham khảo, các phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về bồi dưỡng NVQL cho Hiệu trưởng trường

Mầm non

Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho Hiệu

trưởng trường mầm non huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

Chương 3 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho Hiệu trưởng trường

mầm non huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

Trang 10

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Nói đến quản lý nói chung và nghiệp vụ quản lý trường mầm non nóiriêng đã có nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu

Ở nước ngoài, tác phẩm của Hayden J (1996) về “Quản lý trường mầmnon” (Management of Early Childhood Services) - Wentworth Falls NSW,Social Sciences Press và tác phẩm cùng tên ( Management in Pre -schools ) doPre - schools Learning Alliance ( PLA) ấn hành tại London năm 2000 là nhữngtác phẩm tiêu biểu Bên cạnh đó, còn một số nghiên cứu khác tìm hiểu rộnghơn đến vai trò của người lãnh đạo ở nhà trường mầm non như nghiên cứu củaCushla Scrivens (1990) ( Professional Leadership in Early Childhood - theNew Zealand Kindergarten Experience); Stamopoulos E ( 2003) ( Leadershipand Change Management in Early Childhood ); và Rodd J ( 2006)( Leadership in Early Childhood)

Ở Việt Nam, từ trước tới nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiều chủ trương và nghị quyết về pháttriển GDMN được triển khai Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về quản

-lý GDMN trong những năm tháng chiến tranh chưa được nghiên cứu một cách

hệ thống và sâu rộng Những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực quản lýtrường mầm non và đặc biệt là nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường mầmnon chỉ mới được quan tâm nhiều những năm gần đây, cụ thể là:

Tác giả Đinh Văn Vang (1996) đã tổng kết và phân tích những vấn đề cơbản trong lý luận quản lý nhà trường Mầm non Những nghiên cứu của ôngđược trình bầy trong tác phẩm “ Một số vấn đề quản lý trường mầm non” Nộidung của tác phẩm nêu rõ: mục đích, ý nghĩa của công tác quản lý trường mầm

Trang 11

non; cơ cấu tổ chức - quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, những yêu cầu

về phẩm chất và năng lực của nhân cách tham gia vào công tác quản lý nhàtrường, đặc biệt là hiệu trưởng và giáo viên mầm non; nội dung công tác củangười hiệu trưởng trường mầm non…

Tác giả Trần Thị Bích Liễu ( 2001) cũng đã nghiên cứu và ra mắt tácphẩm “ Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường MN của HT” Nội dungtác phẩm cung cấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường MN vàmột số bài tập thực hành xử lý tình huống quản lý hay những công việc quản lý

mà HT trường MN phải giải quyết trong thực tiễn

Sau các nghiên cứu trên, Phạm Thị Châu ( 2002) cũng đã nghiên cứu vấn

đề về công tác quản lý của hiệu trưởng trường mầm non trong tác phẩm “ Một

số vấn đề quản lý giáo dục mầm non” Nội dung của tác phẩm nêu một số kháiniệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường mầm non; chức năng quản

lý và quản lý giáo dục; hệ thống mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp quản lýtrường mầm non; vị trí, tính chất,nhiệm vụ của trường mầm non; tổ chức bộmáy trường mầm non; vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý trườngmầm non…

Gần đây, một số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến công tác quản lý vànghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường mầm non, tiêu biểu là đề tài “Biệnpháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh BắcNinh” của Lương Thị Biển Luận văn đã nói lên vai trò của hiệu trưởng trongcông tác quản lý trường mầm non, những khó khăn mà hiệu trưởng các trườngthường gặp phải trong công tác quản lý hiện nay và một số biện pháp bồidưỡng năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao hơn chấtlượng giáo dục mầm non

Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ khác có liên quan đến vấn đề bồi

dưỡng năng lực quản lý, như: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi

dưỡng đội ngũ CBQL trường Mầm non ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục

Trang 12

Hà Nội” của Hồ Nguyệt Ánh (2000); “Thực trạng và các biện pháp góp phầnnâng cao năng lực QL của HT các trường mầm non quận Cầu Giấy” của Lê ThịĐức (2000); “Một số biện pháp nâng cao năng lực QL cho CBQL các trường

MN huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên” của Đặng Thị Bích Thủy (2001); “Cácbiện pháp nâng cao năng lực QL chuyên môn của HT các trường MN Hà Nội”của Nguyễn Thị Bích Thủy (2002); “Những giải pháp đào tạo bồi dưỡng độingũ CBQL bậc học mầm non tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Mai Loan(2002); “Một số biện pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụcho CBQL mầm non Hà Nội” của Đỗ Thúy Hảo V.v…

Các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đếnhoạt động của HT trường MN và đưa ra một số biện pháp giúp họ nâng cao khảnăng quản lý nhà trường Các biện pháp đó bao gồm cả các biện pháp đào tạo

và bồi dưỡng Đồng thời cũng gợi ra một số nội dung trong NVQL của HTtrường MN Mỗi công trình nghiên cứu đều có góc nhìn riêng về quản lýGDMN và QL của Hiệu trưởng trường mầm non, song chưa có đề tài nàonghiên cứu sâu về tổ chức bồi dưỡng NVQL cho hiệu trưởng các trường mầmnon huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh Vì vậy, tôi muốn được nghiên cứu theohướng này, tìm ra những biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho hiệu trưởngcác trường mầm non huyện Quế Võ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển GDMNtrên địa bàn

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Bản chất của quản lý là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lêncác đối tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định Quản lý vừa là một nghệthuật, vừa là một khoa học Đó là nghệ thuật làm cho người khác làm việc hiệuquả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có sự quản lý Cònkhoa học chính là cách làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý Lên

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều căn bản trong khoa học đó

Trang 13

Từ thời cổ đại, ở các nước phương Đông, tiêu biểu là Trung Hoa và Ấn

Độ đã xuất hiện những tư tưởng về quản lý Đó là những tư tưởng về “Đức trị”của Khổng Tử (551-479 TCN), Mạnh Tử (372-289TCN); theo học thuyết củaKhổng Tử để trị quốc, quản lý đất nước phải lấy chữ “Nhân” làm cốt lõi Tưtưởng về “Pháp trị” (trị quốc bằng pháp luật) của Hàn Phi Tử (280-233TCN),Thương Ưởng (390-338TCN)… Ngày nay, theo đánh giá của nhiều nhà nghiêncứu, những tư tưởng này vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và đậm nét trong phongcách quản lý và văn hóa của nhiều nước Châu Á, nhất là Trung Hoa, Nhật Bản,Việt Nam, Singapore… và là bài học quý cho việc nghiên cứu hoạt động quảnlý

Ở các nước phương Tây, vào thế kỷ thứ IV, III trước Công nguyên, điểnhình có Soocrat (469-399 TCN) và Platôn (427-347 TCN) với quan niệm vềngười đứng đầu trong việc cai trị dân Theo tư tưởng này, những người nào biếtcách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân hoặc tập thể mộtcách sáng suốt, trong khi những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầmtrong điều hành cả hai công việc này…

Theo sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, từ thế kỷ XIX đã xuấthiện nhiều nhà nghiên cứu quản lý tiêu biểu như Robert Owen (1771-1858),Charles Babbage (1792-1871), Frederick Winslow Taylor (1856-1915) vớiquản lý theo khoa học, Henry Fayol (1841-1925) với các nguyên tắc quản lý,Max Weber (1856-1920) với quản lý hành chính và các trường phái quản lýquan tâm đến con người trong tổ chức của Elton Mayo (1890-1948)…

Nói đến khái niệm “quản lý” là một khái niệm rất tổng quát và có nhiềuquan niệm khác nhau Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu:

Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạtđộng theo những yêu cầu nhất định”;[36]

Trang 14

F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốnngười khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cáchtốt nhất và rẻ nhất”;[15]

Harol Koontz thì khẳng định: “Quản lý là hoạt động thiết yếu bảo đảm

sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”;[15]

Thomas J Robbins – Wayned Morrison cho rằng: “Quản lý là một nghềnhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học”;[15]

Ở nước ta, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:

Theo Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối tượng bị quản lý trong tổ chức đểvận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”;[20]

Theo Mai Hữu Khuê: “Quản lý là sự tác động có mục đích tới tập thểnhững người LĐ nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã địnhtrước”;[18]

Theo Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình có địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệthống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưngcho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” ;[16]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người LĐ (khách thể quản lý)nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”;[26]

Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, nhưng điểmchung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằmđạt tới mục tiêu xác định Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý,khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Từ những ýchung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể

định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản

lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra Hay nói cách khác, Quản lý

Trang 15

là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.2.2 Qu¶n lý gi¸o dôc

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là hoạt

động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệmlịch sử – xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sự phát triển

xã hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chứcthành các cơ sở, tạo nên một hệ thống nhất Điều này dẫn đến một tất yếu làphải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó làhoạt động quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được xem như là một hoạt độngchuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục

* Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêuđiểm là hội tụ của quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [26]

Thực chất, quản lý giáo dục là một khoa học về quản lý Chính vì lẽ đóquản lý giáo dục có đầy đủ các nguyên tắc chung của một khoa học quảnlý.Tuy nhiên, do tính đặc thù của quản lý giáo dục, sản phẩm của giáo dục lànhân cách con người Quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng làtình cảm, tâm lý, ý thức con người (học sinh, giáo viên) Bởi thế, quá trình giáodục phải diễn ra trong một thời gian dài và huy động nhiều lực lượng tham giacùng một lúc Cho nên, quản lý giáo dục không chỉ có đầy đủ các nguyên tắcchung về quản lý mà nó còn chứa đựng những nguyên tắc đặc thù riêng:

+ Thứ nhất đó là tính kế thừa

Trang 16

+ Thứ hai đó là nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sựnghiệp giáo dục Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân

+ Thứ ba đó là nguyên tắc kết hợp thuyết phục với công tác tổ chức,động viên tinh thần với khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống giáo viên vàcán bộ giáo dục

Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là quản lý hệ thốnggiáo dục, là sự tác động có mục đích có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưahoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả

1.2.3 Quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước- xã hội là nơitrực tiếp làm công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ Nó là tế bào cơ sở, chủ chốtcủa bất cứ hệ thống giáo dục ở cấp nào (từ trung ương đến địa phương)

“Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục,vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội Do đó quản lý nhà trường nhất thiếtphải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã hội (nhà nước và xã hội cộng đồng vàhợp tác trong việc quản lý nhà trường”

Về quản lý nhà trường, GS Phạm Minh Hạc đã đưa ra định nghĩa: “Quản

lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, đểtiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệtrẻ và từng học sinh” [13] Trên cơ sở quan niệm ấy, có thể thấy: Quản lýtrường học là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên, học sinh và các bộ phận khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ donhà nước đầu tư cũng như do lực lượng các xã hội đóng góp, hoặc vốn tự cócủa nhà trường, hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trường mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ Tất cả nhằm thực hiện cóchất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái

Trang 17

mới Cốt lừi của quản lý nhà trường là quản lý quỏ trỡnh dạy học và giỏo dục.Bản chất quỏ trỡnh dạy học quyết định tớnh đặc thự của quản lý nhà trường Dạyhọc và giỏo dục trong sự thống nhất là trung tõm của nhà trường Mỗi hoạtđộng đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào đú.

Như vậy, nhà trường là hoạt động của cỏc cơ quan quản lý nhằm tập hợp

và tổ chức cỏc hoạt động của giỏo viờn, học sinh và cỏc lực lượng giỏo dụckhỏc, cũng như huy động tối đa cỏc nguồn lực giỏo dục để nõng cao chất lượnggiỏo dục và đào tạo trong nhà trường Đõy thực chất là quản lý quỏ trỡnh laođộng sư phạm của thầy, hoạt động học tập và tự giỏo dục của trũ diễn ra chủyếu trong quỏ trỡnh dạy học Tuy nhiờn, do tớnh quản lý nhà trường vừa mangtớnh nhà nước vừa mang tớnh xó hội nờn trong quản lý nhà trường cũn bao hàmquản lý đội ngũ, CSVC, tài chớnh, hành chớnh - quản trị và quản lý cỏc hoạtđộng phối kết hợp với cỏc lực lượng xó hội để thực hiện mục tiờu giỏo dục

Sơ đồ 1: Các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục

1.2.4 Quản lý trường mầm non

Giỏo dục mầm non là một bộ phận cấu thành khụng thể tỏch rời của hệthống giỏo dục, là bậc học đầu tiờn đặt nền múng cho sự hỡnh thành và phỏt

MT

CSVC Quản lý

Trang 18

triển nhân cách trẻ Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất,nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một Trường MN

là đơn vị cơ sở của ngành GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

do ngành GD quản lý Trường MN tiếp nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 buổi (trướckhi trẻ vào lớp 1) để CS, ND và GD Trường MN có vị trí rất quan trọng bởi nó

là cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ

và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để trẻ bước vào trường phổ thông.[5]

- Mục tiêu đào tạo của trường MN là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối

+ Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn gần gũi mọi người,thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên

+ Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ởxung quanh

+ Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng

sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận ) cần thiết để vàotrường phổ thông, thích đi học

- Nhiệm vụ của trường mầm non:

+ Tổ chức và nuôi dưỡng, CS, GD trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theochương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành

+ Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.+ Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặctheo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

Trang 19

+ Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

+ Tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia cáchoạt động xã hội trong cộng đồng

+Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

em theo đúng quy định

+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

- Tính chất của trường mầm non:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm hình thành, phát triểnnhân cách trẻ em một cách toàn diện

+ CS, GD trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình, giữa cô và trẻ là quan

hệ tình cảm mẹ - con, trẻ thông qua chơi mà học, học bằng chơi

+ Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính chất tự nguyện; Nhà nước

và nhân dân cùng chăm lo

- Nội dung của công tác quản lý trường MN là quản lý quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, bao gồm:

+ Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ CS, GD trẻ

+ Quản lý nội dung CS, GD trẻ

+ Quản lý phương pháp, phương tiện CS, GD trẻ

+ Quản lý giáo viên (lực lượng giáo dục)

+ Quản lý trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi (đối tượng giáo dục)

+ Quản lý kết quả CS, GD trẻ

Các nội dung của quá trình CS, GD trẻ có quan hệ gắn bó với nhau, trong

đó mục tiêu, nhiệm vụ CS, GD giữ vai trò định hướng cho sự vận động pháttriển của toàn bộ quá trình và cho từng nội dung

- Bộ máy quản lý của trường MN bao gồm:

+ Ban giám hiệu nhà trường

+Tổ chức Đảng và các đoàn thể

Trang 20

+ Hội đồng sư phạm.

+Tổ chuyên môn

+ Các tổ chức khác

Như vậy, quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

1.2.5 Nghiệp vụ quản lý:

Từ điển tiếng Việt định nghĩa : Nghiệp vụ là công viêc chuyên môn củamột nghề Nghiệp vụ là những công việc mà mỗi người phải thực hiện để hoànthành chức trách của mình Muốn hoàn thành chức trách của mình, họ phải hiểu

rõ nội dung và cách thức thực hiên công việc và phải có một trình độ chuyênmôn nhất định.[36]

Như vậy, nghiệp vụ quản lý là công việc mà nhà quản lý phải làm đểthực hiện chức trách của mình Tùy theo yêu cầu của từng ngành, từng cấpquản lý mà nhà quản lý có những công việc khác nhau Tuy nhiên để thực hiệntốt chức trách của mình, các nhà quản lý phải tuân thủ theo các nguyên tắc,

phương pháp, và thực hiện các chức năng quản lý nhất định Do đó, nghiệp vụ quản lý thực chất là những công việc, những cách thức mà nhà quản lý phải làm để thực hiện các chức năng quản lý, nội dung quản lý trong một bộ máy Nói cách khác nghiệp vụ quản lý là công việc chuyên môn của người quản lý.

1.2.6 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Trong giáo dục và đào tạo có các quá trình nối tiếp và xen kẽ: Đào tạo,bồi dưỡng và đào tạo lại Các quá trình này gắn liền với sự hình thành và pháttriển nghề nghiệp của người cán bộ quản lý, giáo viên theo xu thế học tậpthường xuyên, suốt đời

Trang 21

Đào tạo là hình thành ở người học một trình độ mới, cao hơn trình độtrước đó của họ Người được đào tạo sẽ được nâng từ trình độ thấp lên trình độcao hơn và điều đó được khẳng định bằng một văn bằng tương ứng.

Đào tạo lại là một dạng của đào tạo, là quá trình tạo cho người lao động (

đã được đào tạo) có cơ hội được học tập và được đào tạo chuyên sâu một lĩnhvực chuyên môn mới một cách cơ bản, có hệ thống cả về tri thức, kỹ năng, kỹxảo và thái độ nhằm mục đích có trình độ tay nghề cao hơn hoặc có thể chuyểnđổi được công việc Như vây, đào tạo lại cũng có nội dung gần với đào tạo.Đào tạo lại được tiến hành trong trường hợp người lao động không đáp ứngđược yêu cầu của công việc hiện tại Họ cần được chuyên môn hoá cao hơnhoặc chuyển đổi sang một công việc khác mà cần có những kiến thức, kỹ năng

để đáp ững yêu cầu công việc

Theo từ điển tiếng Việt: Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩmchất.Theo tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu như sau:

- Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ đểnâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vựchoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhấtđịnh qua một hình thức đào tạo nào đó

- Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn rakhi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn,nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp.Theo Nguyễn Minh Đường: “ Bồi dưỡng có thể là một quá trình cập nhật kiếnthức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học vàthường được xác nhận bằng một chứng chỉ”.[12]

Từ quan niệm trên, cho ta thấy:

- Chủ thể của quá trình bồi dưỡng đã được đào tạo để có một trình độchuyên môn nhất định

Trang 22

- Thực chất của quá trình bồi dưỡng là bổ sung cập nhật kiến thức và kỹnăng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng trình độ, phát triển thêm năng lựctrongmột lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp.

- Mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyênmôn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạthiệu quả tốt hơn

Như vậy, bồi dưỡng NVQL là: Bổ sung và cập nhật các kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực

để người quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý, qua đó hoàn thành chức trách của mình được giao.

1.3 Lý luận về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng trường MN

1.3.1 Giáo dục Mầm non trong bối cảnh mới

Đất nước đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, lực lượngsản xuất phát triển, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, tăngtrưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện về mọi mặt Quá trìnhgiao lưu, hợp tác và cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càngmạnh mẽ

Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ phát triển với qui mô ngày càng rộnglớn và mức độ ngày càng cao

Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - Công nghệ vì nó đóngvai trò phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội Trước sự đổi mớigiáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, bản thân hệ thống GD&ĐT đangthay đổi hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, nền giáodục ngày càng có tính chất đại chúng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và đội

Trang 23

ngũ cán bộ quản lý là khâu then chốt” và “ Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”; [41] Chiến lược phát triển KT - XH 2011 – 2020 đã định hướng: “ phát triển

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược”[9].Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI,

ngày 13 tháng 6 năm 2012 Thủ tường chính phủ đã ký Quyết định số TTg phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục vàđào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc vàChiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của đất nước

Mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 là: Đến năm 2020, nềngiáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dụcđược nâng cao một cách toàn diện, gồm: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống,năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ tin học, đáp ứng nhucầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng

xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bướchình thành xã hội học tập.[9]

Trước yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, giáo dục mầm nonđược chỉ đạo bởi các quan điểm:

- GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nềnmóng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ

em Việt Nam Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của cáccấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạocủa Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Trang 24

- GDMN gắn với nhu cầu phát triển KT - XH và những tiến bộ khoa họccông nghệ.

- Thực hiện công bằng trong GDMN

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã xác định mục tiêu cụ thểđối với giáo dục mầm non là: Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổinhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sởgiáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầmnon giảm xuống dưới 10%.[9]

Tóm lại: Trước những yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, với xu

thế hội nhập cùng với những thời cơ và thách thức hiện nay, đòi hỏi ngànhGD&ĐT cần có những biện pháp cụ thể để phát triển giáo dục nói chung vàGDMN nói riêng với mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và các cơchế chính sách thích hợp

1.3.2 Nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non:

1.3.2.1.Vị trí vai trò của hiệu trưởng trường mầm non

Hiệu trưởng trường MN là người đứng đầu đơn vị, cơ sở của ngànhGDM, là người chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền địa phương vàcấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em trong nhà trường theo đúng đường lối giáo dục của Đảng,phương hướng, nhiệm vụ của ngành

Hiệu trưởng phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặccông nhận Hiệu trưởng trường MN phải có trình độ từ trung học sư phạm trởlên và có thời gian công tác GDMN ít nhất là 5 năm, được tín nhiệm về chínhtrị đạo đức và chuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học Vai tròcủa HT trường MN đã được nêu rõ trong Quyết định 55 quy định mục tiêu, kếhoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo: Cán bộ quản lý và giáo viên MN

là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng GDMN Nói cụ thể hơn, HT trường

Trang 25

MN có vị trí quyết định trong việc đưa nhà trường tiến tới các mục tiêu về CS,

GD trẻ em trong độ tuổi quy định Hiệu trưởng trường MN là người chịu tráchnhiệm cao nhất về hành chính và về chuyên môn trong nhà trường

1.3.2.2 Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

*Hiệu trưởng trường mầm non có những nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Đảm bảo yêu cầu CS, GD trẻ theo yêu cầu mục tiêu đào tạo.

Đây là nhiệm vụ chủ yếu của trường MN và cũng là nhiệm vụ trọng tâm trongcông tác chỉ đạo của HT Vì thế mọi hoạt động trong trường MN đều phục vụcho việc thực hiện nhiệm vụ này Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng CS,

GD trẻ trở thành điều kiện quan trọng để duy trì và phát triển số lượng trẻ đếntrường; là yếu tố có tính thuyết phục cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiếnthức nuôi dạy trẻ và huy động các nguồn lực từ cộng đồng xã hội để xây dựng,phát triển nhà trường Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng trường MNphải chỉ đạo mọi lực lượng trong trường làm tốt các chức năng, nhiệm vụ củamình; chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình CS, GD; đảm bảocho trẻ được học tập trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất(trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi ); được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ,

an toàn, được sinh hoạt điều độ, có nề nếp; tạo môi trường thuận lợi cho trẻhoạt động tích cực dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp trẻphát triển hài hoà về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ

Thứ hai: Bảo đảm chỉ tiêu số lượng trẻ đến trường Duy trì và phát triển

số lượng trẻ đến lớp là điều kiện sống còn của nhà trường MN Đảm bảo chỉtiêu số lượng là cơ sở để nâng cao chất lượng CS,GD trẻ Vì thế bằng nhiềubiện pháp tích cực, phù hợp, hàng năm HT trườngMN phải có kế hoạch thunhận trẻ vào trường trên cơ sở khả năng thực tế củanhà trường và nhu cầu gửitrẻ của các bậc cha mẹ

Thứ ba: Xây dựng tập thể sư phạm trong trường vững mạnh.Đội ngũ

giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng CS, GD trẻ của trường Vì thế, xây

Trang 26

dựng tập thể sư phạm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,không ngừng nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm,phẩm chất nghề nghiệp

là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi HT phải duy trì thường xuyên, có kế hoạch

và hiệu quả

Thứ tư: Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu

cầu CS, GD trẻ theo tiêu chuẩn những trường, lớp có đủ diều kiện Chỉ đạoviệc bảo quản và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị của trường

Thứ năm: Tham mưu cho lãnh đạo và tăng cường kết hợp với các lực

lượng xã hội để làm tốt công tác xã hội hoá GDMN Thực hiện tốt nhiệm vụnày, trường MN mới tranh thủ được sự lãnh đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng vàchính quyền địa phương, đồng thời sẽ vận động, huy động được các nguồn lực

từ cộng đồng xã hội để xây dựng và phát triển nhà trường

Thứ sáu: Thường xuyên rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý để

nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong trường

* Đ ặc đ iểm lao đ ộng của Hiệu tr ư ởng tr ư ờng mầm non:

- Tính chất lao động sư phạm của hiệu trưởng trường MN:

Lao động của hiệu trưởng trường MN là một loại lao động đặc biệt, đó làloại lao động trí óc mà đối tượng tác động của nó là con người Lao động củangười HT trường MN là lao động vừa có tính hành chính nhà nước, vừa có tínhnghệ thuật Đối tượng quản lý của hiệu trưởng vừa là đội ngũ CBGV vừa là trẻ

em đồng thời có sự tác động nhất định đến cha mẹ trẻ em Các hoạt động quản

lý rất đa dạng, các mục tiêu quản lý vừa là chung cho tập thể vừa là riêng chogiáo viên và trẻ em Lao động sư phạm của người HT trường MN diễn ra trongmôi trường sư phạm Người HT trường MN thường bị nhiều tác động căngthẳng do các áp lực từ nhiều phía: Giáo viên, trẻ em, cha mẹ của trẻ, nhân dântrong cộng đồng, cấp trên, chính quyền, địa phương Trong trường MN, người

HT còn giữ vai trò như một người chị cả, người trụ cột trong gia đình Vì vậy,hiệu trưởng trường MN cần biết tổ chức lao động một cách hợp lý, khoa học

Trang 27

- Tổ chức lao động của người hiệu trưởng trường MN:

+ Xây dựng nội quy hoạt động cho mọi hoạt động của trường thật khoahọc, đưa nhà trường vào nề nếp chặt chẽ Có như vậy chất lượng CS, GD trẻmới được tăng lên Việc thực hiện các nề nếp phải được làm một cách hàohứng, tự nguyện, tự giác

+ Biết chỉ đạo bằng kế hoạch, xây dựng kế hoạch trên cơ sở thực tiễn.Không thoát ly hiện thực, cần đề ra những chỉ tiêu biện pháp cụ thể vừa sức,tạo ra niềm tin ở mọi thành viên để thực hiện các mục tiêu đã đề ra

+ Cố gắng đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào nhà trường, làm giảmnhẹ sự căng thẳng của hoạt động quản lý đối với HT và những người giúp việc

+ Tạo một môi trường sư phạm văn minh, sạch đẹp Giáo viên yêu trẻ.Trẻ yêu thương, gắn bó với trường, lớp Trẻ yêu cô, mến bạn, thích đi học

+ Thực hiện sự phân cấp hợp lý, tạo ra đủ quyền hạn và ý thức tráchnhiệm cho cán bộ, giáo viên trong trường

+ Xây dựng văn phòng hiệu trưởng gọn gàng sạch đẹp giản dị, trang nhã,khoa học, biết áp dụng tin học vào việc quản lý lao động của giáo viên và kếtquả giáo dục của trẻ

+ Biết động viên xây dựng được các nhân tố điển hình tích cực trong nội

bộ cán bộ, giáo viên, biết dựa vào họ để quản lý nhà trường

+ Bản thân HT phải có sự mẫu mực trong công tác, trong việc đối xử vớicán bộ, giáo viên, học sinh thể hiện sự tôn trọng và có niềm tin ở con người,luôn khẳng định mình Trên đây là những tiêu chuẩn cơ bản của một ngườiCBQL trường MN Khi nói đến yêu cầu chất lượng của đội ngũ CBQL giáodục, trước tiên phải nói đến các tiêu chuẩn mà họ cần đạt đến Trong vấn đềnày, vai trò của công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN có một ý nghĩahết sức quan trọng

1.3.2.3 Nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non:

Trang 28

Trường MN là nơi thực hiện mục tiêu GDMN, quản lý trường MN là mộtkhâu quan trọng của hệ thống quản lý ngành học Chất lượng quản lý trường

MN có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng CS, GD trẻ, góp phầntạo nên chất lượng quản lý của ngành Vì thế trường MN trở thành khách thể cơbản nhất, chủ yếu nhất của các cấp quản lý GDMN Mọi hoạt động chỉ đạo củangành đều nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành và phát triển các cơ sởGDMN Người hiệu trưởng phải phấn đấu thực hiện tốt quy định về Chuẩn

Hiệu trưởng trường mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011 BGDĐT- ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 6 – Tiêu chuẩn 3) về “Năng lực quản lý trường mầm non” [4] cụ thể:

/TT-1 Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lýtrong lãnh đạo, quản lý nhà trường

2 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường

a) Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựngquy hoạch và kế hoạch;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàndiện và phù hợp;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học

3 Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

a) Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lýtheo quy định; Quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảmbảo chất lượng giáo dục;

b) Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thựchiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;

Trang 29

c) Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiệnmục tiêu giáo dục, được cha mẹ trẻ tín nhiệm.

4 Quản lý trẻ em của nhà trường

a) Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đếntrường theo quy định, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; b) Tổ chức quản lý trẻ em trong trường mầm non theo quy định;

c) Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ emkhuyết tật trong nhà trường;

d) Thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ em

5 Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo antoàn và sức khỏe cho trẻ;

b) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàndiện, hài hòa

c) Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻtheo quy định

6 Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

a) Huy động và sử dụng đúng quy định của pháp luật các nguồn tài chínhphục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Quản lý sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và theo quy định củapháp luật;

c) Xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồdùng, đồ chơi, tài liệu của nhà trường theo quy định

7 Quản lý hành chính và hệ thống thông tin

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chínhtrong nhà trường;

Trang 30

b) Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định;

c) Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý,hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thực hiện chế

độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định;

d) Tổ chức sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý vàthực hiện chương trình giáo dục mầm non

8 Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ và quản lý nhà trường theo quy định;

b) Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý theo quy định;

c) Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

em theo quy định

9 Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

a) Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;

b) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoànthể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Như vậy, mỗi tiêu chí thể hiện một nhiệm vụ đặc trưng của hoạt độngquản lý và giữa các nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau tạo thànhmột hệ thống mục tiêu toàn diện Trách nhiệm của người HT là không chỉ xácđịnh đúng đắn các tiêu chí mà phải thực hiện các tiêu chí thông qua các nộidung cơ bản, như: Công tác lập kế hoạch; công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu

QL trường MN: quản lý việc phát triển số lượng trẻ; quản lý chất lượng CS,

GD trẻ; quản lý đội ngũ; quản lý cơ sở vật chất, tài chính; quản lý mối quan hệgiữa cộng đồng; quản lý chính bản thân chủ thể quản lý; quản lý công tácthanh, kiểm tra…

1.3.3 Néi dung båi dìng NVQL cho hiÖu trëng trêng mÇm non:

Trang 31

Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ sở GDMN do vậy HT phải phấn đấuthực hiện tốt những mục tiêu QL cơ bản , mỗi mục tiêu thể hiện một nhiệm vụđặc trưng của hoạt động quản lý và giữa các nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết,

hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ thống mục tiêu toàn diện Trách nhiệm củangười HT là không chỉ xác định đúng đắn các mục tiêu mà phải thực hiện cácmục tiêu thông qua các nội dung cơ bản như : Công tác lập kế hoạch; Công tác

tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu QL trường MN; Công tác thanh, kiểm tra…Chính vì vậy, nội dung bồi dưỡng NVQL cho Hiệu trưởng trường mầm nonbao gồm:

*Bồi dưỡng năng lực thực hiện chức năng kế hoạch hóa:

Kế hoạch hoá trong giáo dục, với nghĩa rộng nhất là áp dụng sự phân tích

hệ thống và hợp lý các quá trình phát triển giáo dục với mục đích làm cho giáodục đạt được kết quả và có hiệu quả hơn phù hợp với những yêu cầu và nhiệm

vụ của người học và xã hội đặt ra Kế hoạch hoá là một chức năng quan trọngcủa công tác QL nhà trường nói chung và quản lý trường MN nói riêng Trongchu trình quản lý, kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của một chu trình Mọi hoạtđộng quản lý đều được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch Kế hoạch được thểhiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, xã hội Việc xây dựng kếhoạch có tác dụng phối hợp các hoạt động trong nhà trường nhằm thực hiệnmục tiêu của nhà trường; xây dựng kế hoạch để khẳng định sự phát triển củanhà trường trong tương lai; đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhàtrường và tạo khả năng thực hiện các hoạt động một cách kinh tế; kế hoạch cótác dụng tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cáchoạt động của cá nhân, tập thể trong tổ chức nhà trường

* Bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra

Sau khi lập được kế hoạch cho năm học và cho từng tháng, người hiệutrưởng phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã vạch ra Chỉ đạo thực hiện

kế hoạch trong trường MN là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được

Trang 32

tiến hành trong suốt năm học Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạtđộng QL Người hiệu trưởng thực hiện tốt công tác này sẽ biến kế hoạch thànhhiện thực, biến mục tiêu thành kết quả Công việc này đòi hỏi cao ở người HT

về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn Đểphân phối và sắp xếp nguồn nhân lực trong nhà trường, đòi hỏi người hiệutrưởng phải xác định được những nội dung chủ yếu sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nhà trường từ cấp quản lý cao nhất chi

bộ, ban giám hiệu đến các phòng ban, tổ chuyên môn và các đoàn thể, tươngứng mỗi bộ phận phải có người đứng đầu phụ trách và hướng dẫn; đồng thờixây dựng và phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.Việc xác định cơchế hoạt động và xây dựng mối quan hệ tốt trong nhà trường là hết sức cầnthiết để duy trì mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ do đó HT phải tổ chứctốt lao động của mình với tư cách là nhà quản lý HT trường MN là người cóthẩm quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý Quyếtđịnh của hiệu trưởng tác động đến lợi ích của nhiều người trong tập thể nhàtrường Để có những quyết định sáng suốt, đảm bảo tính hiệu quả, HT với tưcách là người đứng đầu một bộ máy phải biết sử dụng đúng đắn quyền lực cánhân kết hợp với việc phát huy quyền làm chủ của mọi CBGV trong trường đểđạt được mục tiêu CS, GD trẻ Phải biết tổ chức một cách khoa học các côngviệc và bản thân phải thực sự gương mẫu, nghiêm túc thực hiện các quy địnhchung của nhà trường cũng như các chuẩn mực xã hội Hiệu trưởng phảithường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý để không ngừng nângcao chất lượng các hoạt động trong nhà trường

* Bồi dưỡng năng lực chỉ đạo thực hiện mục tiêu QL trong trường MN:

- Quản lý phát triển số lượng trẻ

- Quản lý công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, như

+ Quản lý việc thực hiện chế độ sinh hoạt;

Trang 33

+ Quản lý việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bao gồm: Chế độ dinh dưỡnghàng ngày của trẻ ở từng độ tuổi; Nguyên tắc xây dựng thực đơn, tính khẩuphần ăn cho trẻ; Các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ;Một số biện pháp chăm súc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ( một số bệnh truyềnnhiễm, lịch tiêm chủng, cách phòng tránh, sử lý 1 số tai nạn thương tích cho trẻtrong trường MN; theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng ); Tổ chức,chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn ; Tuyên truyền hướng dẫnkiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ cho các bậc phụ huynh để giảm tỷ

lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường ở trường MN…

- Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ;

- Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, bao gồm: Sắp xếp tổ chức và phâncông đội ngũ CBGV vào các lớp, các công việc cụ thể; Thúc đẩy hoạt động củacác đoàn thể trong nhà trường; Phân công trong các tổ chuyên môn; đặc biệt làcông tác bồi dưỡng đội ngũ CBGV trường MN nhằm nâng cao trình độ đội ngũCBGV là một yêu cầu cấp bách trong các nhà trường Người HT cần tạo điềukiện cho đội ngũ CBGV vận dụng tốt những lý luận đã học vào thực tiễn, tíchluỹ và tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiên tiến, rút ra những bài học quýbáu, qua đó nâng cao trình độ về mọi mặt

Hiệu trưởng phải làm các công việc:

+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm của mình cho CBGV + Xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường

+ Chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho CBGV

+ Nâng cao nghiệp vụ và rèn tay nghề cho CBGV: Thực hiện các yêucầu chuyên môn: thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp; áp đụng các sáng kiến,kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường; giúp đỡ CBGV yếu kém

Hình thức quản lý đội ngũ CBGV trong trường MN:

Quản lý đội ngũ CBGV là điều hành tập thể những người lao động nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra Người HT quản lý CBGV bằng các hình thức sau:

Trang 34

+ Quản lý CBGV bằng kế hoạch cụng tỏc cỏ nhõn của họ;

+ Quản lý CBGV thụng qua tập thể tổ và phong trào thi đua của cỏc cấp; + Quản lý CBGV bằng cỏc văn bản, thể chế của Nhà nước

- Quản lý sự tỏc động của mụi trường vào nhà trường:

Hiệu trưởng phải biết khai thỏc cỏc nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợcho việc thực hiện chương trỡnh CS, GD trẻ của nhà trường; thấy được nhữngkhú khăn của cộng đồng để cú phương ỏn hỗ trợ nếu nhà trường cú khả nănghoặc cú phương ỏn phũng ngừa những tỏc động tiờu cực ngoài xó hội vào nhàtrường Biết cạnh tranh lành mạnh, nắm bắt được thời cơ thuận lợi, hành độngkịp thời, khụng để nhà trường lạc điệu và lạc hậu

- Quản lý cơ sở vật chất, tài chớnh:

Nhà trường MN phải đạt được cỏc mục tiờu cơ bản là xõy dựng được hệthống cơ sở vật chất đỏp ứng yờu cầu CS, GD trẻ; sử dụng cú hiệu quả và bảoquản tốt hệ thống cơ sở vật chất của trường Do vậy HT nhà trờng phải cónghiệp vụ về công tác quản lý tài chính thực hiện tốt công tác tham mu, tuyêntruyền xã hội hoá giáo dục để từng bớc tăng cờng nguồn kinh phí, cơ sở vật chấtphục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trờng

* Bồi dưỡng thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đỏnh giỏ

Trong quỏ trỡnh quản lý trường MN, HT cú quyền và trỏch nhiệm kiểmtra, đỏnh giỏ mọi hoạt động trong trường và tự kiểm tra, đỏnh giỏ hoạt động

QL của mỡnh Qua kiểm tra, HT nắm được cỏc thụng tin cần thiết về mọi mặtcủa trường; phỏt hiện những sai sút để điều chỉnh kịp thời

1.4 Tớnh tất yếu của cụng tỏc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng trường MN giai đoạn hiện nay:

Tớnh tất yếu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng cỏctrường MN xuất phỏt từ những yờu cầu chung về nõng cao chất lượng đội ngũ

cỏn bộ quản lý cỏc trường MN Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Núi tới giỏo dục là núi tới triển vọng viễn cảnh, nếu làm giỏo dục mà chỉ nghĩ đến trước mắt, khụng nghĩ đến phạm trự tương lai, chắc chắn là khụng cú thành cụng,

Trang 35

hay ít nhất là không có thành tựu”[14] Yêu cầu chung về việc xây dựng đội

ngũ CBQL GDMN trong giai đoạn hiện nay:

- Trước hết, phải xây dựng đội ngũ CBQL có đủ số lượng theo qui định

và tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương, dân số, đặc thù (dântộc, nam, nữ ) Mỗi trường có một Hiệu trưởng và có từ 1 đến 2 Phó Hiệutrưởng

- Xây dựng, phát triển đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống trong sáng, tâm huyết vì sự nghiệp phát triển giáo dục

- Đội ngũ CBQL phải là những người có trình độ chuyên môn từ loạikhá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khoẻ, có khả năng chỉ đạo, tổ chứcthực hiện và kiểm tra đánh giá, thực sự là những nhà giáo vì học sinh thân yêu,

vì sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của sự nghiệpgiáo dục nói riêng

- Cùng với những thành tựu mới của cách mạng khoa học và công

nghệ, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, không khí dân chủ phát triển

đã và đang tạo ra những bước chuyển về chất trong tư duy, tầm nhìn, độ hiểubiết CBQL hiện nay ở nước ta vừa là người lãnh đạo, vừa là nhà tổ chức, nhàchuyên môn, đồng thời còn là nhà giáo dục Người CBQL giáo dục phải cónăng lực và phẩm chất cần thiết để tiến hành có hiệu quả những nhiệm vụ vàtrách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay GDMN đang thực hiện hàng loạt các chương trình, đề án mớinhằm từng bước thực hiện chiến lược phát triển GD&ĐT đến 2020 như: Đề ánđổi mới nội dung chương trình GDMN; đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; thựchiện đánh giá chất lượng giáo dục trường MN; đánh giá chuẩn GVMN; Đánhgiá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn;

Chính vì vậy, người HT các trường mầm non nói chung và HT các trường

MN Quế Võ nói riêng cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để có đầy đủnhững phẩm chất và năng lực chung theo quy định trên các lĩnh vực đó là:

Trang 36

Thứ nhất : Phẩm chất chớnh trị, đạo đức nghề nghiệp

Thứ hai : Năng lực chuyờn mụn, nghiệp vụ sư phạ

Thứ ba : Năng lực quản lý trường mầm non

Thứ tư : Năng lực tổ chức phối hợp với gia đỡnh trẻ và xó hội

Với những yờu cầu trờn, việc nõng cao năng lực quản lý cho đội ngũCBQL trường mầm non là cực kỳ cần thiết và phải được thực hiện thườngxuyờn liờn tục dưới sự chỉ đạo, kiểm tra sỏt sao của cỏc cấp quản lý

Tiểu kết chương 1:

- Để nõng cao chất lượng giỏo dục đỏp ứng với tỡnh hỡnh mới, một trongnhững việc làm cấp thiết hiện nay là quan tõm đỳng mức đến cụng tỏc bồidưỡng đội ngũ CBQL, đặc biệt là bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ HT, nhữngngười trực tiếp quản lý nhà trường Họ khụng thể chỉ làm việc bằng kinhnghiệm mà cần phải được bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹnăng quản lý cần thiết để cú thể hoàn thành chức trỏch và nhiệm vụ được giao

- Quản lý nhà trường MN cú nhiều đặc trưng khỏc với quản lý cỏc loạihỡnh nhà trường khỏc Việc phõn tớch cỏc nội dung cụng việc mà HT phải thựchiện cho thấy: Hiệu trưởng khụng những cần phải cú trỡnh độ chuyờn mụn giỏi

mà cũn phải cú năng lực quản lý tốt mọi hoạt động, từng bước xõy dựng, củng

cố và phỏt triển nhà trường

- Bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN là cập nhật, bổ sung kiến thức,

kỹ năng nõng cao trỡnh độ quản lý, giỳp họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ quản

lý nhà trường Nội dung trọng tâm trong quản lý nhà trờng MN là quản lý hoạt

động chăm súc, nuụi dưỡng giỏo dục trẻ, bên cạnh đó là các nội dung quản lýtài chính, xây dựng tập thể s phạm vững mạnh… Đây chính là cơ sở để xác Đây chính là cơ sở để xác

định các nhu cầu bồi dỡng cho HT trờng MN Đồng thời cũng là cơ sở để xác

định phơng pháp, lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dỡng thích hợp Đa việcbồi dỡng NVQL cho HT ngày càng hiệu quả cao hơn

Trang 37

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH 2.1 Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

Quế võ là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đất cổKinh Bắc, nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc khu vực cửangõ phía đông của thủ đô Hà Nội và cách thủ đô Hà Nội 40 km ; tổng diện tích tựnhiên là 154,848 km2, dân số 141285 người, với 21 đơn vị hành chính trựcthuộc Quế Võ có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, học hành khoa cử từ rấtsớm Con người Quế Võ cần cù, chịu khó, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoạixâm, rất giàu lòng nhân ái và có đời sống tinh thần phong phú, biết chắt lọc,phát huy truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Theo xu thế đổi mới và hội nhập,dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền, sự đồnglòng quyết tâm của các tầng lớp nhân dân, trong những năm qua, nhất là qua 15năm từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh (năm 1997) đến nay huyện Quế Võ đã đạtđược những thành tựu quan trọng Kinh tế Quế Võ tăng trưởng liên tục với tốc

độ cao, theo hướng bền vững Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 12,5%.Tính đến năm 2012, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế là 57,7%; côngnghiệp ,TTCN, xây dựng là 19%; thương mại dịch vụ là 23,3%

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn huyện

DVT (%).

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ)

Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở kĩ thuật kết cấu hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến

đời sống KT- XH và phát triển GD- ĐT của huyện Quế Võ đó là: Toàn huyện

Trang 38

có 73,5 km đê, trong đó đê Trung ương dài 46,5 km, đê địa phương dài 27 km.Với 9 kè trên đê,103 cống, 46 trạm bơm và 146,5 km kênh mương Do đónhiều năm trở lại đây, nhà nước đã đầu tư bình quân 2,15 tỉ đồng / năm, cùngvới vốn của các địa phương (xã, hợp tác xã) đã xây dựng mới và nâng cấp hệthống đê, kè, kênh mương và trạm bơm, đặc biệt là cứng hoá kè đê, kênh tưới,hiện đại hoá trạm bơm tưới, tiêu và cống tiêu Để đảm bảo an toàn, phục vụsản xuất và phát triển KT- XH, làm cơ sở vững chắc cho phát triển văn hoá,giáo dục

Về xây dựng cơ bản: Xây dựng cơ bản còn là kết quả của phát triển

KT-XH và là điều kiện trực tiếp để phát triển văn hoá, giáo dục Hiện nay 100%các xã đều có trụ sở làm việc, có hội trường là nơi hội họp của nhân dân, cóđiểm bưu điện văn hoá xã, có trạm y tế xã, có trường Mầm non, trường Tiểuhọc, trường THCS và Trung tâm học tập cộng đồng Cho đến nay đã có 100%các hộ gia đình có nhà bê tông và ngói hoá Trung tâm huyện đã phát triểnthành thị trấn với quy mô lớn, các cơ quan huyện đã có trụ sở làm việc khangtrang Toàn huyện có 5 trường THPT, trong đó có hai trường dân lập, một trungtâm giáo dục thường xuyên và một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 22trường THCS trong đó có 1 trường chất lượng cao toàn diện, 22 trường tiểuhọc, 22 trường mầm non Có 1 trung tâm y tế huyện với 122 giường bệnh, 22trạm y tế xã, thị trấn Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được ổn định

và ngày càng nâng cao

Tình hình văn hoá xã hội của huyện: Quế Võ có 20 xã và 1 thị trấn, trong

đó có 111 thôn, trên địa bàn huyện đã hình thành 4 thị tứ và được phân bố mộtcách hợp lí Cộng đồng làng xã Quế Võ là nơi có truyền thống văn hoá lâu đời,với 14 di tích lịch sử, 1 khu di tích văn hoá được xếp hạng, nhiều ngày lễ hộidân gian và nhiều hoạt động văn hóa phong phú Trong vòng 10 năm trở lại đâyphong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá được thực hiện mạnh mẽ:Đến tháng 12/ 2012 có 111/111 làng xây dựng quy ước làng văn hoá mới và đã

Trang 39

có 72/111 làng đã được tỉnh, huyện phê duyệt công nhận là làng văn hoá;85,3% số hộ của 111 làng đã đạt danh hiệu gia đình văn hoá mới

Trước mắt nền KT- XH chưa phát triển đã hạn chế việc đầu tư tài chính cho sựphát triển GD- ĐT của huyện Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng số 2.2: Chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh

1 530,0 17,01

1 791,0 16,65

2 082,0 13,23

2 220,0 13,89

2 Chi sự nghiệp GD, Ytế và

Văn hoá:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

1 403,0 17,10

1 892,0 21,04

2 485,0 23,11

3 230,0 20,53

3900,0 24,41

3 Chi quản lí hành chính:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

1 300,0 15,84

1 762,0 19,59

1 756,0 16,33

3 044,0 19,35

2 750,0 17,21

4 Chi ngân sách xã:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

2 800,0 34,13

2 801,0 31,14

3 205,0 29,80

5 786,0 36,78

5 550,0 34,74

5 Chi an ninh, quốc phòng:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

200,0 2,43

200,0 2,22

308,0 2,86

373,0 2,37

460,0 2,87

6 Chi bảo trợ xã hội:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

200,0 2,43

270,0 3,0

600,0 5,58

525,0 3,33

745,0 4,66

7 Chi khác:

- Số lượng ( Triệu đồng)

- Tỉ lệ (%)

400,0 4,86

573,0 6,37

707,0 6,57

690,0 4,38

350,0 2,19

( Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh)

Như vậy: Vị trí địa lí tự nhiên huyện Quế Võ có nhiều thuận lợi cho

sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp đời sống nhân dân ổnđịnh Hệ thống điện, đường, trường, trạm được phát triển khá đồng bộ Nguồn

Trang 40

đối cao, có truyền thống văn hoá lịch sử và cách mạng, hệ thống chính trị ổnđịnh và vững vàng Mặc dù vậy, Quế Võ là huyện kinh tế thuần nông, tàinguyên khoáng sản không có, mật độ dân cư cao, lao động kĩ thuật còn ít.Huyện bao bọc bởi ba con sông, hàng năm phải tiêu tốn một lượng ngân sáchđáng kể, để đầu tư củng cố đê kè chống bão lụt Huyện còn 3 xã nghèo (cấptỉnh), dân đi làm ăn kinh tế xa khó quản lí về nhân khẩu cũng như việc học tậpcủa học sinh

Đây là thách thức lớn trong việc giải quyết các vấn đề về lao động, việclàm, đào tạo nguồn nhân lực, huy động học sinh đi học Những vấn đề này đãtạo ra một sức ép lớn cho sự nghiệp GD - ĐT

2.2.Tình hình giáo dục và giáo dục mầm non huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

2.2.1 Tình hình giáo dục huyện Quế võ

Quế Võ là huyện có phong trào GD những năm gần đây phát triển mạnh

mẽ Với sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, HĐND,UBNDhuyện, sự nghiệp GD&ĐT của huyện đã đạt được những kết quả đáng kể Tỉ lệhuy động học sinh đến lớp ngày một cao hơn Tính đến cuối học kỳ I năm học2012-2013 toàn huyện có 22 trường MN với tỉ lệ huy động ở nhà trẻ là1582cháu, đạt 35,5% số trẻ trong độ tuổi; mẫu giáo là 7036 cháu, đạt 99,3% sốtrẻ trong độ tuổi Số trường Tiểu học là 22 trường; số học sinh huy động là

10145 học sinh, 22 trường THCS; huy động 8334 học sinh 5 trường THTP,trong đó 3 trường Công lập, 2 trường Dân lập; Huyện có 1 Trung tâm hướngnghiệp dạy nghề và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên 21/21 xã thị trấn cóTrung tâm học tập cộng đồng

Chất lượng giáo dục được quan tâm và nâng lên rõ rệt; 100% các trường

MN công lập thực hiện chương trình GDMN mới; kết quả khảo sát trên các lĩnhvực theo từng chủ đề đạt trên 90%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ1.5 đến 2%; Số lượng học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi ở cấp phổ thôngngày càng cao, Cấp TH năm 2012 có 69 học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp

Ngày đăng: 01/06/2014, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 1999
5. Bộ giáo dục và đào tạo (1990). Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ, trường mẫu giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ, trường mẫu giáo
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 1990
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
8. Chiến lược giáo dục MN từ năm 1998 đến năm 2020, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược giáo dục MN từ năm 1998 đến năm 2020
Nhà XB: NXB Hà Nội
9. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 20011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 20011 - 2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2011
10.Dorothy Woolfson (2008). Phát triển trí lực cho trẻ từ 16-36 tháng, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển trí lực cho trẻ từ 16-36 tháng
Tác giả: Dorothy Woolfson
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
11.Nguyễn Hữu Dũng (1989), Những vấn đề đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các nước trên thế giới - Dự báo giáo dục, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các nước trên thế giới - Dự báo giáo dục
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 1989
12.Nguyễn Minh Đường( 1986) Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình KHCN cấp nhà nước K07, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình KHCN cấp nhà nước K07
13.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
14.Phạm Minh Hạc, Phan Huy Lê, Vũ Văn Tảo, Lê Hữu Tầng, Mạc Văn Trang, Thái Duy Tuyên (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH – HĐH, NXBCTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH – HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Phan Huy Lê, Vũ Văn Tảo, Lê Hữu Tầng, Mạc Văn Trang, Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXBCTQG
Năm: 1996
15.Harold Koontz; (1992),Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa Học Kĩ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz
Nhà XB: NXB Khoa Học Kĩ Thuật
Năm: 1992
16.Đặng vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tậpI tập II, NXB Giáo Dục . 17.Huyện Ủy Quế Võ (2012), Nghi quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tậpI tập II", NXB Giáo Dục .17.Huyện Ủy Quế Võ (2012)
Tác giả: Đặng vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tậpI tập II, NXB Giáo Dục . 17.Huyện Ủy Quế Võ
Nhà XB: NXB Giáo Dục .17.Huyện Ủy Quế Võ (2012)
Năm: 2012
18.Mai Hữu Khuê (1986), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý
Tác giả: Mai Hữu Khuê
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1986
19.Trần Kiểm (2003), Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục HN
Năm: 2003
22.Bùi Thị Kim Loan (2009), Các biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại quận 3, Tp. HCM. Luận văn thạc sĩ giáo dục, Viện KHGDVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại quận 3
Tác giả: Bùi Thị Kim Loan
Năm: 2009
24.Michel Develay (1999), Một số vấn đề đào tạo giáo viên (Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Phạm Hữu Châu dịch), NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đào tạo giáo viên
Tác giả: Michel Develay
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
27.Sáu mươi năm giáo dục mầm non Việt Nam (2006), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu mươi năm giáo dục mầm non Việt Nam
Tác giả: Sáu mươi năm giáo dục mầm non Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
28.Trần Thị Thanh (2002), Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, TC Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
Tác giả: Trần Thị Thanh
Năm: 2002
30.Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 239/QĐ-TTg về Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 239/QĐ-TTg về Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
31.Nguyễn Trọng Thuyết (2009). Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Luận văn thạc sĩ, Viện KHGDVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Trọng Thuyết
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2.2: Chi ngõn sỏch trờn địa bàn huyện Quế Vừ- tỉnh Bắc Ninh - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng s ố 2.2: Chi ngõn sỏch trờn địa bàn huyện Quế Vừ- tỉnh Bắc Ninh (Trang 40)
Bảng 2. 3 : Qui mô trường, lớp, trẻ mầm non. - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2. 3 : Qui mô trường, lớp, trẻ mầm non (Trang 43)
Bảng 2.6. Số lượng cán bộ quản lý  và giáo viên mầm non. - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.6. Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (Trang 47)
Bảng 2.7: Trình độ đào tạo của đội ngũ GVMN TT Trình độ - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.7 Trình độ đào tạo của đội ngũ GVMN TT Trình độ (Trang 48)
Bảng 2.8: Thống kê đội ngũ CBQL trường MN - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.8 Thống kê đội ngũ CBQL trường MN (Trang 52)
Bảng 2.11: Nguyên nhân của những khó khăn mà HT trường MN gặp phải  trong quản lý nhà trường . - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.11 Nguyên nhân của những khó khăn mà HT trường MN gặp phải trong quản lý nhà trường (Trang 59)
Bảng 2.12 : Quan niệm về việc bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN của  CBQL phòng GD & ĐT và CBQL trường MN - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.12 Quan niệm về việc bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN của CBQL phòng GD & ĐT và CBQL trường MN (Trang 61)
Bảng 2.14 : Nhu cầu cần tổ chức bồi dưỡng NVQL cho  HT trường MN Nhu cầu bồi dưỡng - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.14 Nhu cầu cần tổ chức bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN Nhu cầu bồi dưỡng (Trang 69)
Bảng 2.18: Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng của HT Kinh phí tổ chức bồi dưỡng Số ý - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.18 Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng của HT Kinh phí tổ chức bồi dưỡng Số ý (Trang 71)
Bảng 2.17:  Nhu cầu về địa điểm tổ chức bồi dưỡng HT trường MN Các địa điểm tổ chức bồi dưỡng - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.17 Nhu cầu về địa điểm tổ chức bồi dưỡng HT trường MN Các địa điểm tổ chức bồi dưỡng (Trang 71)
Bảng 2.19  :  Nhu  cầu về chế độ sau khi bồi  dưỡng HT trường MN TT Chế độ sau khi bồi dưỡng Số ý - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.19 : Nhu cầu về chế độ sau khi bồi dưỡng HT trường MN TT Chế độ sau khi bồi dưỡng Số ý (Trang 72)
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (Trang 104)
Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm biện pháp bồi dưỡng NVQL  cho HT trường MN - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 3 Kết quả khảo nghiệm biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w