Hầu hết các trường học đều đã trang bị cho nhà trường chương trình quản lý điểm học sinh, nhưng nhiều giáo viên khó khăn trong việc sử dụng và nhất là vào cuối mỗi học kì trong năm học c
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để đổi mới chương trình trung học cơ sở cần tiến hành đồng bộ từ quản lý, việc dạy và học, nội dung, phương pháp … trong đó việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh
là rất quan trọng
Trong thời kỳ công nghệ thông tin đang phát triển đã tạo ra rất nhiều phần mền máy tính hữu ích trong lĩnh vực giáo dục trong đó có nhiều chương trình ứng dụng cho việc quản lý điểm, xếp loại thi đua học sinh Mỗi chương trình đều có những điểm mạnh cũng như nhược điểm riêng
Hầu hết các trường học đều đã trang bị cho nhà trường chương trình quản lý điểm học sinh, nhưng nhiều giáo viên khó khăn trong việc sử dụng và nhất là vào cuối mỗi học kì trong năm học công việc giáo viên phải thực hiện là khá nặng nề chiếm nhiều thời gian như chấm điểm, vào điểm,… tổng hợp các loại báo cáo nộp lên nhà trường
Bên cạnh đó việc tổng hợp điểm và xếp loại thi đua học sinh mất khá nhiều thời gian để
có kết quả đánh giá, kết quả học tập của học sinh cũng như các loại báo cáo một cách kịp thời
và chính xác tuyệt đối đã gây không ít khó khăn cho nhiều giáo viên
Ngày nay, hầu hết giáo viên đã tiếp cận được với tin học nhất là trong lĩnh vực văn phòng và sử dụng bộ chương trình Microsoft Office tương đối thành thạo như soạn thảo văn bản ( Microsoft Word ), Lập biểu mẫu thống kê tính toán (Microsoft Excel ), Soạn bài trình chiếu (Microsoft PowerPoint ),…
Chính tất cả các yếu tố trên, tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng vốn kiến thức tin học
khiêm tốn của mình để thiết lập Chương trình quản lý điểm trong Trường trung học cơ sở dành cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trên nền tảng phần mền Microsoft Excel
để có một chương trình đầy đủ các thông tin được hệ thống theo lập trình logic, khoa học và chính xác tuyệt đối.
2 Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngành giáo dục nói chung và nhu cầu của giáo viên nói riêng trong trường Trung học cơ sở
- Giảm tối đa thời gian cộng điểm và xếp loại thi đua, lập các danh sách có liên quan đến học sinh cũng như tổng hợp các số liệu giúp giáo viên hoàn thành các loại báo cáo
- Dễ phát hiện những lỗi sai khi ta nhập điểm và chỉnh sửa nhanh chóng
Trang 2- Thông qua chương trình này giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức nhất
là an tâm trong việc cộng điểm cũng như xếp loại thi đua cho học sinh
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Việc ghi, cộng điểm và xếp loại thi đua cho học sinh, số liệu báo cáo trong trường trung học cơ sở
- Phần mềm Microsoft Excel
- Hệ thống hóa quy trình cộng điểm, xếp loại thi đua và tổng hợp các số liệu báo cáo theo các công văn chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo bằng lập trình tự động thông qua phần mền Microsoft Excel
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu rõ các công văn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo cũng như Phòng giáo dục và đào tạo liên quan đến các môn học, cách ghi điểm và điều kiện xếp loại hạnh kiểm, học lực để tạo ra chương trình quản lý điểm trong trường trung học cơ sở một cách chuẩn xác về quy chế, bảo mật cho từng giáo viên bộ môn, dễ sử dụng, chính xác, khoa học và đầy đủ các thông tin
5 Phương pháp nghiên cứu
- Tự đọc và học hỏi phần mền Microsoft Excel từ các sách báo
- Tham khảo chương trình Emis của Bộ giáo dục và đào tạo
- Kết hợp các mẫu sổ điểm cùng các công văn về quy chế ghi, cộng điểm và xếp loại thi đua đối với học sinh trung học cơ sở
- Kết hợp các mẫu báo cáo của giáo viên vào cuối kì, cuối năm trong nhà trường
- Phối hợp kinh nghiệm ghi, cộng điểm và xếp loại thi đua đối với học sinh trung học cơ
sở được tích lũy trong quá trình dạy học
6 Nội dung của đề tài
Thiết kế Chương trình quản lý điểm trong Trường trung học cơ sở dành cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
7 Cơ sở pháp lý
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quyết định 51/2008/QĐ-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo
Trang 3Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo
- Sổ điểm cá nhân và Sổ gọi tên ghi điểm
- Phân phối chương trình trung học cơ sở của Bộ giáo dục ( Tài liệu chỉ đạo chuyên môn năm 2005 -2006).
8 Cơ sở lý luận
- Đây là một chương trình được hệ thống hóa bằng các lập trình một cách lôgic thông qua chương trình Microsoft Excel
- Dễ dàng sử dụng, đầy đủ thông tin, hiệu quả cao, chính xác tuyệt đối…
- Đáp ứng được nhu cầu vận dụng kiến thức tin học vào lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng
- Tạo điều kiện cho giáo viên có những thông tin hiệu quả cao và các thông số khác một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học mà giáo viên không cần mất nhiều thời gian
- Góp phần giảm tối đa thời gian cộng điểm cũng như xếp loại thi đua đối với học sinh
9 Cơ sở thực tiễn
- Nhà trường yên tâm sử dụng kết quả của giáo viên vì chương trình này cho ra kết quả chính xác theo điểm được nhập vào
- Các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm chủ động trong việc nhập điểm, cộng điểm kịp thời trong thời gian ngắn và yên tâm về kết quả xếp loại, biểu mẫu, số liệu thống kê của lớp
mà mình đang đảm nhiệm vì chương trình đã được dùng thử nghiệm trong hai năm qua
- Chương trình này được thể hiện trên bảng tính Excel rất dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí nên không phải lo lắng về bản quyền
Trang 4PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Khái quát phạm vi
- Tránh sai sót trong quá trình cộng điểm và xếp loại thi đua đối với học sinh trung học
cơ sở
- Áp dụng cho cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
- Có đầy đủ thông tin liên quan sau khi nhập đủ, đúng dữ liệu theo yêu cầu của chương trình
2 Thực trạng của đề tài nghiên cứu
- Như chúng ta đã biết, mỗi năm học có hai học kỳ nhưng mỗi khi đến kỳ thi học kỳ kết thúc thường có thời gian ngắn và gấp Trong thời gian này giáo viên phải làm rất nhiều công việc như chấm bài kiểm tra học kỳ, cộng điểm bộ môn, cộng điểm tổng hợp cho lớp chủ nhiệm Chính yếu tố này dễ gây ra kết quả không chính xác
- Ngoài ra do nhiều yếu tố khác (khách quan có , chủ quan có) dễ dẫn đến kết quả sai
làm ảnh hưởng đến kết quả chung của học sinh
- Mặt khác bắt đầu từ năm học 2005-2006, kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở không được
tổ chức và chuyển sang xét tốt nghiệp vì vậy việc cộng điểm cần đòi hỏi phải khách quan, chính xác và khoa học
- Thêm vào đó kết quả của các năm học trong trường trung học cơ sở sẽ được cộng vào điểm thi tuyển hoặc lấy làm điểm xét tuyển vào các trường phổ thông trung học chính điều này cần phải có kết quả đánh giá chính xác để khỏi ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển, tạo công bằng cho học sinh
- Mặt dù hầu hết nhà trường hiện nay đã trang bị phần mềm quản lí điểm học sinh hỗ trợ tất cả các công việc trên nhưng vì nhiều lí do đã không đáp ứng kịp thời cho công tác thống kê báo cáo của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm vào cuối kì, cuối năm
3 Nguyên nhân của thực trạng
- Thời gian quá ngắn so với yêu cầu công việc
- Không thể kiểm soát được kết quả cũng như thử lại kết quả vì số lượng quá nhiều
- Trạng thái làm việc căng thẳng dẫn đến kết quả không chính xác
- Một số giáo viên còn chủ quan trong việc ghi điểm, cộng điểm, xếp loại thi đua đối với học sinh
Trang 5PHẦN THỨ HAI
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Căn cứ vào các quy định, quy chế ghi và cộng điểm của Bộ giáo dục và đào tạo
- Hầu hết giáo viên đã tiếp cận được với tin học và đây cũng là một chương trình rất dễ
sử dụng
- Cách sử dụng chương trình dễ dàng, thao tác đơn giản
- Giảm thời gian tối đa trong việc cộng điểm, xếp loại và lập các danh sách có liên quan
2 Các giải pháp chủ yếu
- Lập trình sẵn các công thức để thực hiện được các phép tính, thống kê một cách chính xác và khoa học
- Tạo những liên kết để giáo viên sử dụng dễ dàng trong quá trình nhập điểm cho từng môn học, thống kê, báo cáo
- Chương trình này được khóa các công thức nên sự nhầm lẫn hay nhập không đúng phần quy định cho giáo viên sẽ được thông báo nhắc nhỡ giúp tránh sai sót
3 Tổ chức, triển khai thực hiện
- Chương trình là một bảng tính Excel nên dễ dàng sử dụng và sao chép cũng như lưu trữ Giáo viên có thể lưu trên đĩa di động (USB, thẻ nhớ…) nhập điểm, lý lịch học sinh trực tiếp vào chương trình hoặc dễ dàng sao chép điểm từ bảng điểm giáo viên bộ môn vào bảng điểm môn tương ứng của lớp chủ nhiệm
3.1 Cách sử dụng chương trình
3.1.1 Đối với giáo viên bộ môn
Bước 1 : Mở Mẫu GVBM 2010.
Hình 1 : Mở Mẫu GVBM 2010
Trang 6Bước 2 : Đọc hướng dẫn sử dụng chương trình.
Hình 2 : Hướng dẫn sử dụng chương trình
Bước 3 : Nhập thông tin học sinh và nhập điểm.
- Nhấn vào nút Add Class (thêm lớp) để tạo ra nhiều trang tính, mỗi trang là một lớp
thực dạy
- Nhấn vào nút Nhập điểm để bắt đầu việc nhập(hoặc sao chép) thông tin học sinh,
nhập điểm cho lớp đầu tiên
- Để nhập điểm hay thông tin các lớp khác nhấn vào danh mục các lớp đã được tạo sẵn (xem minh họa Hình 3)
Hình 3 : Chọn lớp để nhập điểm và thông tin học sinh
Trang 7- Lưu ý nhập điểm : Chỉ nhập vào những ô màu trắng, điểm thuộc hệ số 1 (kiểm tra
miệng, kiểm tra 15 phút) nhập vào phần Hệ số 1, điểm thuộc hệ số 2(kiểm tra 1 tiết trở lên) nhập vào phần Hệ số 2, điểm kiểm tra học kì nhập vào cột HK.
- Ở phần học kì 2 nhập tương tự, thông tin học sinh không nhập (đã được tự động) Sau khi nhập đầy đủ thông tin và các điểm thành phần, điểm học kì chương trình sẽ tự động tính toán và cho kết quả điểm trung bình môn, xếp loại và thống kê các số liệu liên quan
Hình 4 : Minh họa nhập điểm – thống kê
Bước 4 : In ấn
- Bảng điểm được thiết kế cho lớp có tối đa 50 học sinh, nếu học sinh ít hơn số trên sẽ còn các dòng trống không có dữ liệu Để rút ngắn bảng điểm theo danh sách học
sinh hiện có thực hiện như sau : Nhấn vào nút tam giác ở mục HỌ VÀ TÊN tìm chọn dòng cuối cùng ‘NonBlanks’ Để trở lại trang tính đầy đủ thực hiện tương tự
và chọn All.
- In ấn : Nhấn chọn menu File, chọn Print…,
- Để in trang điểm học kì 1 hãy chọn From [ 1 ] to [ 1 ], nhấn Ok.
- Để in trang điểm học kì 2, cả năm hãy chọn From [ 4 ] to [ 4 ], nhấn Ok.
Trang 8Hình 5 : Sử dụng lệnh in.
- Để in trang thống kê học kì 1 hãy chọn From [ 2 ] to [ 2 ], nhấn Ok.
- Để in trang thống kê học kì 2, cuối năm hãy chọn From [ 5 ] to [ 5 ], nhấn Ok.
Để đảm bảo tính bảo mật, người sử dụng có thể tạo mật khẩu riêng cho bảng điểm cá nhân của mình tránh trường hợp người dùng khác thay đổi thông tin hay sửa điểm.
Cách thực hiện như sau :
- Nhấn vào bảng chọn Tools, chọn Options…, chọn Security
Hình 6 : Minh họa mở bảng chọn Tools – Options…
Trang 9- Gõ mật khẩu vào ô trống sau dòng Password to open để tạo khóa khi mở bảng điểm Nhấn Enter trên bàn phím và gõ nhắc lại mật khẩu vừa gõ thêm lần nữa vào ô
trống trên bảng Confirm Password, nhấn Enter để kết thúc Hãy ghi nhớ mật khẩu này để mở được bảng điểm Và có thể thường xuyên thay bằng mật khẩu khác
dễ dàng để tăng tính bảo mật bằng cách lặp lại như trên (Xem Hình 7a, 7b)
Ví dụ : gõ mật khẩu là : abc123 nhấn Enter và gõ abc123 lần nữa.
Hình 7a : Security (bảomật) – Password to open(mật khẩu mở chương trình)
Hình 7b : Confirm Password (nhắc lại mật khẩu)
Trang 103.1.2 Đối với giáo viên chủ nhiệm
Bước 1 : Mở Mẫu GVCN-2010.
Hình 8 : Mở Mẫu GVCN-2010
Bước 2 : Xem hướng dẫn sử dụng chương trình – thông tin liên hệ (nếu cần thiết).
- Nhấn vào hình ảnh tác giả trên trang chính của chương trình để xem hướng dẫn cơ bản sử dụng chương trình, thông tin tác giả để có thể liên hệ nếu cần thiết
- Nhấn nút để trở về trang chính
Hình 9 : Hướng dẫn sử dụng chương trình – thông tin liên hệ
Bước 3 : Thực hiện công việc đầu năm học.
- Nhấn nút để nhập các thông tin cần thiết trong các ô màu trắng Như tên Phòng giáo dục và Đào tạo, tên Trường, và tên Lớp, năm học, tên giáo viên chủ nhiệm Cần nhập các chính xác thông tin trên vì có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình, các biểu mẫu
- Nhấn nút để trở về trang chính
Trang 11Hình 10 : Thông tin lớp học đầu năm.
- Nhấn nút để nhập thông tin về học sinh
- Nhấn nút để trở về trang chính
Trang 12Hình 11 : Nhập thông tin học sinh.
Bước 4 : Nhập điểm các bộ môn.
- Nhập điểm môn học nào thì nhấn vào tên môn học đó
Ví dụ : Để nhập điểm môn Âm nhạc, nhấn vào nút trên trang chính
Hình 12 : Nhập điểm môn Âm nhạc
- Khi đó trang điểm được mở ra, nhập điểm vào các ô màu trắng theo quy định Hệ số
1, Hệ số 2, Thi học kì vào các cột tương ứng Hoặc sao chép từ Sổ điểm cá nhân của
giáo viên bộ môn theo Mẫu GVBM 2010 đã giới thiệu ở phần trước.
- Các môn học khác thực hiện tương tự Môn nào không học thì để trống
- Riêng môn Âm nhạc lớp 9 chỉ học một kì thì chỉ nhập điểm vào học kì tương ứng
Bước 5 : Công việc cuối kì, cuối năm.
- Nhấn vào nhập xếp loại hạnh kiểm, số ngày nghỉ của học sinh kì 1
- Nhấn vào nhập xếp loại hạnh kiểm, số ngày nghỉ của học sinh kì 2 Hạnh kiểm học sinh ở học kì 2 cũng là hạnh kiểm của cả năm học
- Nhấn vào để xem kết quả cuối năm
Bước 6 : In ấn.
Trang 13- Muốn in bảng điểm hay biểu mẫu nào thì chọn trên trang chính để mở ra, sau đĩ nhấn vào nút máy in trên thanh cơng cụ
Ví dụ : In trang báo cáo chất lượng hai mặt học sinh học kì 1, thực hiện như sau :
- Nhấn vào nút để mở trang báo cáo
- Nhấn nút trên thanh cơng cụ để in
Hình 13 : In ấn
Một số chức năng khác của chương trình :
1 Nút trên tất cả các trang cĩ chức
năng chuyển về trang chính khi nhấn
vào
2 Thu gọn các loại bảng điểm, tổng hợp và
các biểu mẫu bằng cách nhấn vào nút
tam giác ngay trên tiêu đề cột và chọn
‘NonBlanks’ trước khi in ấn.
Sáng kiến kinh nghiệm 2010 Tr 13 Giáo viên : Đoàn Kiên Trung
Trang 14Ví dụ : In danh sách học sinh thi lại cuối năm, thực hiện như sau :
- Nhấn vào nút để mở trang danh sách học sinh thi lại
- Nhấn vào nút tam giác ở cột Thi lại chọn ‘NonBlanks’ để rút gọn danh sách.
Hình 14b : Rút gọn danh sách Hình 14c: Kết quả sau khi rút gọn
3 Nhiều biểu mẫu hổ trợ giáo viên chủ nhiệm có trên trang chính Như danh sách học sinh theo độ tuổi (cần nhập ngày tháng năm sinh của học sinh ở trang thông tin học sinh), In mẫu sổ điểm cá nhân cho giáo viên bộ môn, các loại danh sách học sinh phục vụ báo cáo cuối kì, cuối năm (học lực, hạnh kiểm, lên lớp, thi lại, ở lại, tốt nghiệp lớp 9)
4 In giấy mời Phụ huynh học sinh : Chỉ cần nhập ngày giờ, nội dung họp
Ví dụ : Tạo và in giấy mời phụ huynh đầu học kì 2, thực hiện như sau :
- Nhấn vào nút trên trang chính, nhập ngày giờ và nội dung họp
- Sau khi nhập xong, nhấn vào Xem trang in giấy mời PHHS để bắt đầu in.
Trang 15Hình 15 : Nhập ngày giờ, nội dung họp phụ huynh.
- Sau khi nhấn vào Xem trang in giấy mời PHHS có kết quả như sau : Mỗi trang giấy (khổ A4) có hai giấy mời, nếu lớp có 40 học sinh thì in 20 trang ( nhấn vào File chọn Print… From [ 1 ] to [ 20 ] ).
Hình 16 : Giấy mời họp phụ huynh
Trang 165 In phiếu điểm (thay cho Sổ liên lạc) : Nhập nhận xét cho từng học sinh(có mẫu sẵn chỉ chọn nhận xét phù hợp) Nhấn vào phiếu liên lạc trên trang chính để xem kết quả
và thực hiện lệnh in
Ví dụ : In phiếu điểm cuối năm, thực hiện như sau :
- Nhấn vào nút trên trang chính, nhập nhận xét cho từng học sinh theo mẫu
cung cấp sẵn
- Nhấn vào nút để trở lại trang chính
- Nhấn vào để xem bảng điểm từng học sinh và in ấn Bảng điểm mỗi học sinh là một trang khổ giấy A4 Nếu lớp có 40 học sinh thì in 40 trang ( nhấn vào
File chọn Print… From [ 1 ] to [ 40 ] ).