1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế rủi ro ttqt theo phương thức tín dụng chứng từ tại sở giao dịch iii ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro TTQT Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Sở Giao Dịch III Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Tác giả Đào Thị Tuyết Nhung
Người hướng dẫn THS. Hoàng Hương Giang
Trường học Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại chuyên đề cuối khóa
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 106,53 KB

Cấu trúc

  • SGD III-BIDV (0)
  • SGD III BIDV giai đoạn 2007-2009 (0)
  • CHƯƠNG I PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ (0)
    • 1. Tổng quan về Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch III- (7)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (8)
    • 2. Một số hoạt động chính của SGD III- BIDV (11)
      • 2.1. Hoạt động huy động vốn (11)
      • 2.2. Hoạt động tín dụng (13)
      • 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 2.4. Các hoạt động khác tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
    • 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD III- BIDV trong những năm qua (16)
    • 4. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở (17)
      • 4.1. Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (17)
      • 4.2. Kết quả hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 4.3. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 4.4. Phát hành và thanh toán L/C xuất khẩu của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (33)
      • 5.1. Rủi ro kỹ thuật( Rủi ro tác nghiệp) (38)
      • 5.2. Rủi ro tín dụng (43)
      • 5.3. Rủi ro ngoại hối (44)
      • 5.4. Rủi ro ngân hàng đại lý (45)
      • 5.5. Rủi ro pháp lý (46)
      • 5.6. Rủi ro chính trị (47)
      • 5.7. Rủi ro đạo đức (49)
    • 6. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 6.1. Nguyên nhân khách quan (52)
      • 6.2. Nguyên nhân chủ quan (54)
  • CHƯƠNG II GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH III- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 5 (54)
    • 1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 1.1. Mục tiêu chiến lược của SGD III trong giai đoạn 2010- 2015 (55)
      • 1.2. Phương hướng phát triển hoạt động TTQT tại SG III đến 2015 (0)
    • 2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (57)
      • 2.1. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro nội bộ Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 2.2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ các đối tác của Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 2.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan (76)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Tổng quan về Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch III-

1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SGD III- BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam

Do đòi hỏi của việc mở rộng hoạt động,hội đồng quản trị của công ty đã ra quyết định về việc thành lập Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Tên gọi tắt: Sở Giao dịch III Tên viết tắt: SGD III Tên giao dịch quốc tế: BIDV Transaction Center III Viết tắt: BTC III Trụ sở chính: Hà Nội Tung Shing Square - Q Hoàn Kiếm, HN.

Sở được thành lập căn cứ vào các quyết định sau:

Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v Đầu tư dự án "Tài chính Nông thôn giai đoạn II" Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành theo Quyết định số 349/QĐ - NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định số 617/QĐ - NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Dự án tài chính nông thôn I thuộc Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Văn bản số 645/NHNN-CNH ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được mở Sở giao dịch III.

Nghị quyết số 34/NQ-HĐQT ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Hội đồng quản trị về việc thành lập Sở giao dịch III.

Sở Giao dịch III có nhiệm vụ chủ yếu sau:

Trực tiếp làm nhiệm vụ là chủ dự án (Ngân hàng bán buôn), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính, các tổ chức vi mô

Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, theo Điều lệ và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thực hiện dịch vụ ngân hàng Đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng và các nghiệp vụ khác theo uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Sở Giao dịch III là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản Hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.

Phòng kế toán tài chínhPhòng tổ chức hành chínhPhòng điện toánPhòng dịch vụ khách hàngPhòng quản lí rủi roPhòng quan hệ khách hàngPhòng thanh toán quốc tếPhòng quản tri tín dụng

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức SGD III - BIDV

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

1.2.1 Phòng kế toán tài chính

Quản lý thực hiện công tác hoạch toán kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp, kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh, quản lý giám sát tài chính, hướng dẫn thực hiện các chế độ kế toán tài chính được áp dụng.

1.2.2 Phòng tổ chức hành chính

Các nhiệm vụ chính là thực hiện công tác tổ chức nhận sự trong chi nhánh Triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự, phát triên nguồn nhân lực,các công tác thi đua khen thưởng và các vấn đề liên quan, thực hiện công tác tài chính, xây dựng chương trình làm việc cho giám đốc với các đơn vị liên quan.

Vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quản trị mạng, hệ thống chương trình ứng dụng, triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng đảm bảo hệ thống vận hành liên tục thông suốt.

1.2.4 Phòng dịch vụ khách hàng

Có trách nhiệm quản lý tài khoản và các giao dịch với khách hàng đảm bảo tính chính xác và bảo mật thông tin cho khách hàng Ngoài ra còn chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ đúng đắn của bộ hồ sơ chứng từ.

1.2.5 Phòng quản lí rủi ro

Một số hoạt động chính của SGD III- BIDV

2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một mảng rất quan trọng của SGD III Sở huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam và bằng ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức.

Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2006-2009 tại SGD III – BIDV Đơn vị: Triệu USD

2 Tình trạng huy động vốn

- Tiền gửi không kỳ hạn 632.25 2,195.51

- Tiền gửi có kỳ hạn

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

+ Sở nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư.

- Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND liên tục tăng qua các năm, từ 98.05 (Triệu USD) năm 2006 lên đến 112.40 (Triệu USD) năm 2007 tương đương tăng 14.36% Năm 2008 tăng lên 238.26 (Triệu USD) tức là tăng tới 112.06%, hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi không kỳ hạn năm này rất khả quan vì đây đang là thời điểm phát triển kinh tế nóng của Việt Nam Sang năm 2009, tốc độ tăng có giảm xuống 37.05% tức là tương đương với 326.55 (Triệu USD) nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng cao và ổn định.

- Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ đã có kết quả tăng trưởng rất tốt trong các năm 2006, 2007, 2008 Đây là thời kỳ đang phát triển kinh tế nóng, các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động tốt, lượng ngoại tệ tiết kiệm dồi dào hơn.

Cụ thể, năm 2007 lượng ngoại tệ tăng từ 534.20 (Triệu USD) lên đến 2083.11 (Triệu USD) tương đương tăng trưởng 281.52 % Sang năm 2008, lượng ngoại tệ này tăng lên 3820.88 (Triệu USD) tức là tăng trưởng 83.42 % Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lượng ngoại tệ đột ngột giảm sút còn 2946.35 (Triệu USD) tức là giảm tới 22.89%

- Tiền gửi có kỳ hạn cũng có những bước tăng trưởng rất vững chắc.Doanh số liên tục tăng lên qua các năm từ 1774.88 (Triệu USD) năm 2006 lên2063.66 (Triệu USD), 2932.22 (Triệu USD) , 5335.29 (Triệu USD) trong các năm tiếp theo Tức là tương đương tăng 16.27 %, 42.09 %, 81.95 % qua các năm Đây là tỉ lệ tăng lớn và ổn định Có được điều này là do sở đã làm tốt việc khuyến khích hoạt động gửi tiết kiệm từ khách hàng đồng thời đưa ra được nhiều khuyến mãi thu hút khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm cũng tăng từ 82.22 (Triệu USD) năm 2008 lên 114.17 (Triệu USD) trong năm 2009 tương đương tăng 38.86 %.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn luôn có những tăng trưởng vượt bậc qua các năm, năm 2006 doanh số là 2407.13 (Triệu USD), và các năm sau tăng lên 4259.17 (Triệu USD), 7073.58 (Triệu USD), 8722.56 (Triệu USD), tương đương với tỉ lệ tăng rất cao và bền vững qua các năm 76.93% so với năm 2006, 66.07 % so với năm 2007 và 23.3 % so với năm 2008 Mức tăng trưởng tuy có hơi suy giảm vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn khá cao khi kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Ngoài việc huy động tiền gửi trực tiếp, sở còn huy động vốn qua các kênh gián tiếp như:

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kỳ phiếu và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác: Nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân khác cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.

Cho vay chính là hoạt động chính thứ hai của Sở Sở cho vay dài hạn,trung hạn đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Việt nam đồng đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế Sau đây là kết quả hoạt động tín dụng tại SGD III thời gian gần đây:

Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng tại SGD III-BIDV giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Hoạt động tín dụng qua các năm liên tục tăng trưởng và đạt được những kết quả rất triển vọng Năm 2007, tổng các thành phần kinh tế mới chỉ đạt 450 triệu USD thì sang năm 2008 sở đã cho vay tới 1200 triệu USD Có kết quả tốt như trên là do năm 2008, kinh tế phát triển rất nóng, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn để đẩy nhanh sản xuất, mức tăng trưởng tương đương là 166.67% Năm

2009, Sở cho vay tăng lên 1830 triệu USD, tương đương tăng đến 52.5 %.

Có thể thấy rằng hoạt động tín dụng đã được hoạt động rất hiệu quả với mức tăng trưởng bền vững Điều này cho thấy chất lượng hoạt động của Sở là tốt và mức độ tin cậy của khách hàng dành cho ngân hàng rất cao.

Ngoài việc cho vay, Sở còn đa dạng hóa thêm một số loại hình tín dụng khác như đồng tài trợi cho các dự án đầu tư phát triển, chiết khấu các loại chứng từ có giá.

2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD III – BIDV

Hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD III - BIDV thời gian qua chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới Tuy nhiên SGD III thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả khả quan nhất định Ta có thể theo dõi ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD III- BIDV giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Triệu USD

Bộ chứng từ NK được xử lý 82.90 132.00 85.40 185.47 59.54 -35.41

L/C xuất khẩu 8.03 45.10 32.10 100.00 461.90 -28.90 bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất 0.81 38.50 32.10 100.00 4658.00 -16.76 Nhờ thu hàng nhập 0.00 0.00 0.53 0.00 0.00 100.00

Doanh số thanh toán XK 0.81 38.54 33.39 100.00 4658.02 -13.36

Doanh số thanh toán NK 82.9 132.26 85.96 185.47 59.54 -35.01

Doanh số thanh toán quốc tế 249.79 289.97 221.97 137.25 16.09 -23.45 Thu phí(Triệu

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Kết quả các hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 đều rất khả quan Cụ thể: L/C nhập khẩu 158.1 triệu USD tăng đến 117.94% so với năm 2006 Các hoạt động khác như bộ chứng từ nhập khẩu được xử lý, L/C xuất khẩu, bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất … đều có kết quả rất tốt và tỉ lệ tăng doanh số cao.

Có được kết quả đó là do năm 2007 nền kinh tế đang phát triển sôi động và hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, sang năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đà tăng này bắt đầu chững lại và sang năm 2009 tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế đều giảm Cụ thể doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2008 giảm từ 38.54 triệu USD xuống còn 33.39 Triệu USD vào năm 2009 tức là giảm 13.36% so với năm 2008 Doanh số thanh toán nhập khẩu cũng giảm từ 132.26 triệu USD năm 2008 xuống còn 85.96 triệu USD năm 2009, tức là giảm tới 35.01%. Tổng lại, doanh số thanh toán quốc tế đã giảm từ 289.97 triệu USD vào năm

2008 xuống còn 221.97 triệu USD vào năm 2009 tương đương giảm 23.45%. Qua các năm trên, thu phí của sở liên tục tăng trưởng lớn và ổn định Năm 2007 thu phí đạt 1,433.38 triệu VND, sang năm 2008 thu phí đã tăng lên 2735.42 triệu VND tức là tăng 90.84%, năm 2009 thu phí đạt 3417.55 triệu VND tăng 24.94%.

Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD III- BIDV trong những năm qua

Một số năm qua SGD III đã có kết quả hoạt động tốt và ổn định, mặc dù có ảnh hưởng một phần do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng mức độ tăng

Bảng 4.1: Hoạt động kinh doanh của SGD III- BIDV giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Triệu USD

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận (%) lãi

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Doanh thu năm 2007 đạt 1534.23 triệu USD, và lợi nhuận đem lại được cho sở đạt 187.33 triệu USD tức là lãi 12.21%.

Năm 2008, doanh thu tăng lên đến 1964.52 triệu USD, chi phí bỏ ra là 1567.29 triệu USD, và lợi nhuận còn lại lên đến 297.23 triệu USD, lãi của sở lên đến 15.13% Đây là một năm hoạt động rất tốt của sở do tình hình phát triển kinh tế khá thuận lợi và uy tín của sở được tăng cao.

Sang năm 2009, do tăng trưởng của nền kinh tế chững lại, doanh thu của sở giảm xuống còn 1743.17 triệu USD sau khi chi trả chi phí 1542.53b triệu USD sở còn lại lợi nhuận là 200.64 triệu USD tương đương lãi 11.51%.

Tựu chung lại qua các năm gần đây, sở đã có kết quả hoạt động rất khả quan, uy tín được tăng cao và lợi nhuận qua các năm đều cao hơn trung bình ngành.

Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở

Những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SDG III ngày càng được mở rộng cả về doanh thu và tỉ trọng Có được điều đó là do ngân hàng ngoài việc chăm sóc tốt những khách hàng truyền thống còn mở rộng thêm nhiều khách hàng mới Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế năm 2009, cả doanh thu và số lượng hợp đồng đều giảm nghiêm trọng.

4.1 Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phương thức sử dụng thư tín dụng chứng từ để thanh toán là phương thức phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán mà khách hàng hay áp dụng tại

Sở Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm:

Bảng 5.1: Hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2009 tại SGD III-BIDV Đơn vị: Triệu USD

Số món Doanh số (Triệu USD)

Số món Doanh số (Triệu USD)

Số món Doanh số (Triệu USD)

- 28.90 bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất

Doanh số thanh toán XK 0.81 38.54 33.39 100.00 4658.02 -13.36

Doanh số thanh toán NK

Doanh số thanh toán quốc tế

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Doanh thu L/C nhập khẩu của năm 2006 đạt 72.52 (Tr USD) trên tổng doanh thu thanh toán quốc tế là 101.56 (tr USD) tức là chiếm 71,43% Đây là một tỉ lệ lớn do đặc thù kinh doanh của SGD III, các khách hàng truyền thống và quan trọng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nhập khẩu Hơn nữa,

Viêt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu về nhập khẩu là lớn. Cuối năm 2006, nguồn thu do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại đạt 895 (triệu USD).

Doanh thu L/C nhập khẩu năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006, đạt 158.05 (triệu USD) tăng đến 117.94% so với năm 2006 và chiếm 63.27% trên tổng doanh thu thanh toán quốc tế là 240.04 (tr USD) Doanh thu L/C xuất khẩu cũng đạt 8.03(triệu USD) Và cuối năm tài khóa 2007, doanh thu đem lại đã lên tới 1.433.38 (triệu USD) tăng 60.15% so với năm 2006.

Sang năm 2008, doanh số L/C nhập khẩu đã giảm một cách đáng lo ngại từ 158.05 (triệu USD) xuống còn 74.05 (triệu USD) tức là giảm 53.15% so với năm 2007 Tỉ trọng của L/C nhập khẩu trên tổng doanh thu thanh toán quốc tế cũng giảm từ 63.27% xuống 25.54% Doanh số L/C có tăng đáng kể so với năm

2007 từ 8.03 (triệu USD) lên tới 45.12 (triệu USD) tức là tăng 461.89% so với năm 2007 Tuy nhiên doanh thu này đang còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong doanh thu thanh toán quốc tế Tỉ trọng này tăng từ 3.2% năm 2007 lên 15.56% năm 2008.

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Các hợp đồng xuất nhập khẩu đề giảm mạnh cả về số lượng và doanh thu Doanh thu từ L/C nhập khẩu giảm từ 74.05 (triệu USD) xuống còn 70.54 (triệu USD) tức là giảm 4.74% so với năm 2008 Tỉ lệ doanh thu từ L/C nhập khẩu trên tổng doanh thu thanh toán quốc tế tăng, tuy nhiên tăng không nhiều và tỉ lệ này tăng do tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế giảm xuống Tỉ trọng tăng từ 25.54% lên 31.78 %.

Doanh thu từ L/C xuất khẩu cũng giảm mạnh từ 45.12 (triệu USD) xuống còn 32.08 (triệu USD) tức là giảm tới 28.9% Tỉ trọng của L/C xuất khẩu theo đó cũng giảm từ 15.56% xuống còn 14.45% Thanh toán nhờ thu hàng xuất nhập khẩu là phương thức ít được áp dụng cũng như doanh thu qua hoạt động này thường nhỏ Nhờ thu hàng nhập khẩu năm 2009 mới chỉ có 9 món và đạt 0.53 triệu USD Doanh thu hàng xuất khả quan hơn, có 21 món, tuy nhiên giá trị của các món cũng không lớn, tổng doanh thu cũng chỉ đạt 1.31 triệu USD Có thực trạng này là do phương thức này khá rủi ro cho người xuất khẩu, vì thế đa phần nó được áp dụng với những bạn hàng tin cậy và giá trị hợp đồng nhỏ.

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu được xử lí

- Doanh thu từ bộ chứng từ nhập khẩu được xử lí năm 2008 có tốc độ tăng trưởng khá lớn và vững chắc, tăng từ 82.9 triệu USD năm 2007 lên đến 132.26 triệu USD năm 2008, tức là tăng 59.54%.

Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, doanh số có giảm sút, tuy nhiên doanh số vẫn đang còn giữ được ở mức khá lớn 85.43 triệu USD.

- Doanh thu từ bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất mặc dù các năm về trước khá ít và giá trị cũng nhỏ, năm 2007 mới là 0.81 triệu USD, nhưng sang đến năm 2008, doanh thu của hoạt động này tăng vọt lên đến 38.54 triệu USD, có được điều này là do năm 2008 khách hàng đã có rất nhiều hợp đồng xuất khẩu Sang năm 2009, doanh thu có giảm đi do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng không giảm quá nhiều và vẫn đang giữ ở mức ổn định, chỉ giảm từ 38.54 triệu USD xuống còn 32.08 triệu USD.

Tóm lại, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn là phương thức quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD III do những đặc trưng ưu việt của nó so với các phương thức thanh toán khác Không những hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng mà phương thức này còn đem lại nguồn thu lớn hơn cho ngân hàng Trong tương lai, phương thức tín dụng chứng từ vẫn là mảng quan trọng nhất được chú ý và hoàn thiện.

4.2 Kết quả thanh toán hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của SGD III- BIDV

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành công Doanh thu qua các năm tăng trưởng khá bền vững và ổn định Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng tổng hợp số liệu một số năm gần đây:

Bảng 6.1: Tổng hợp số liệu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ qua các năm 2007-2009 Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Từ đây ta có thể thấy tỉ trọng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là rất lớn trên doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế của SGD III. Tuy nhiên một số năm gần đây do ảnh hưởng của sự đi xuống của nền kinh tế, cũng như khả năng mở rộng khách hàng của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả, tỉ trọng của thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có phần suy giảm, năm

2007 là 66.48% và giảm xuống còn 41.09% ở năm 2008 Năm 2009 tỉ trọng có tăng lên tuy nhiên không nhiều, chỉ chiếm 46,23% Tuy nhiên, xét trên tổng thể tỉ trọng trung bình vẫn rất cao, chiếm trên 50% Trong thực tế thanh toán tạiSGD III lại đặc trưng chủ yếu là các hợp đồng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ về nhập khẩu Các L/C xuất khẩu còn rất ít và giá trị cũng nhỏ Ta có thể thấy phương thức thanh toán quốc tế chiếm một vị trí rất quan trọng trong các phương thức thanh toán quốc tế tại SGD III Đây cũng là điều phù hợp với thức tế khách quan Do phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức có sự cân bằng về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người thanh toán cũng như bên xuất khẩu Đồng thời nó được sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng, vì thế khả năng an toàn của hợp đồng tăng lên rất nhiều Có thể nói đây là phương thức dung hòa được quyền lợi của tất cả các bên Vì vậy, ngân hàng phải có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và hoàn thiện giúp hoạt động này được thực hiện tốt hơn.

4.3 Hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu của SGD III - BIDV 4.3.1 Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu

*Quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu chuẩn tắc

Thứ nhất: tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C từ phía khách hàng

Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

tế (ICC) để giải quyết Việc giải quyết tranh chấp trong việc kiểm tra chứng từ thường là rất phức tạp, mất thời gian, và tốn kém Nó phụ thuộc khá nhiều vào tương quan lực lượng giữa hai ngân hàng liên quan Do vậy, cho dù có được phân xử là đúng thì ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu cũng phải mất rất nhiều thời gian, chi phí, mất cơ hội kinh doanh và đặc biệt là bị đọng vốn

Tóm lại, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức khá an toàn cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu, nó cân bằng rủi ro cho hai bên Trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức này cũng cao hơn, đồng nghĩa với rủi ro dành cho ngân hàng cũng lớn hơn Trong thực tế có nhiều tình huống phát sinh có thể khiến ngân hàng phải chịu những rủi ro lớn hoặc mất uy tín Nắm rõ những rủi ro này là điều rất quan trọng để giảm thiểu nhất những bất lợi có thể xảy ra Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại SGD III.

6 Những nguyên nhân dấn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh bên ngoài có thể đem đến nhiều rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng phải có chọn lựa và nghiên cứu kĩ thuật tốt ngay từ đầu để giảm thiểu đến mức tối đa những rủi ro này.

Khách hàng trong nước gặp khó khăn kinh doanh và tài chính nên không có khả năng thực hiện những cam kết thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở, buông lỏng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng để ràng buộc ngân hàng vào những hoạt động sai mục đích, phi pháp. Đối tác nước ngoài không có khả năng thực hiện hợp đồng, không có thiện chí hoặc cố tình lợi dụng lừa đảo khách hàng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng

Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng khi tham gia thương mại quốc tế còn thấp, nhiều khách hàng chưa có kinh nghiệm, chấp nhận ký kết những hợp đồng có những điều kiện thanh toán bất lợi kéo theo rủi ro cho ngân hàng

Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình hoặc vì các lý do chính trị, kinh tế … mà không thực hiện được, gây tổn thất cho khách hàng và BIDV

Rủi ro do đặc điểm của bản thân phương thức thanh toán được sử dụng đem lại

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập Hiện nay chưa có một văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế Ví dụ: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hiện tại, các bên tham gia vẫn vận dụng UCP 500 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn, nhưng đây chỉ là thông lệ quốc tế, trong đó không quy định rõ mức xử lý như thế nào khi có vi phạm Trong khi đó các nước trên thế giới đều có những luật hoặc văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế, có tính đến đặc thù quốc gia

Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chưa ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế

Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, tỷ giá các ngoại tệ mạnh không ổn định, các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và khách hàng, đồng thời làm tăng rủi ro về ngoại hối của ngân hàng Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay (sport), các giao dịch mua bán kỳ hạn còn rất hạn chế Điều này tạo khó khăn cho việc tính toán hiệu quả kinh doanh và tránh rủi ro do biến động tỷ giá cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế

Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính môi trường bên trong của sở Mặc dù đây là những nguyên nhân có thể kiểm soát được, nhưng nếu không chú ý sẽ gây ra những rủi ro rất lớn

Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, nhiều khi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, không nắm chắc và tuân thủ quy trình thanh toán quốc tế

Chưa có các cơ chế thống nhất, đồng bộ để đảm bảo khả năng thanh toán như cơ chế thành lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán quốc tế, cơ chế phối hợp giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và quản lý tín dụng xuất nhập khẩu.

Các hình thức dịch vụ còn đơn điệu, một chiều, chưa đa dạng hoá để giảm thiểu, phân tán rủi ro và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh.

Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chưa đồng bộ và phát triển kịp thời so với xu thế phát triển và nhu cầu thanh toán quốc tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán, gây rủi ro cho ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thiếu tính chủ động, mới chỉ dừng lại ở việc mua bán phục vụ từng giao dịch cụ thể, chưa thực sự kinh doanh để thu lợi nhuận và tăng cường tính chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho các khách hàng khi phát sinh nhu cầu về ngoại tệ.

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH III- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 5

Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch III- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh Nhưng do đặc thù của hoạt động thanh toán quốc tế là những giao dịch buôn bán với nước ngoài, giá trị giao dịch lớn, có khoảng cách địa lý xa và nhiều sự khác biệt về văn hóa cũng như luật pháp, vì thế rủi ro khi tham gia là rất cao Vì vậy vai trò của việc phòng ngừa rủi ro là rất quan trọng, nhằm tránh được những sai lầm đáng tiếc gây ra thiệt hại lớn cả về tài sản và uy tín của ngân hàng.

2.1 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong nội bộ SGD III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Xây dựng mô hình hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống

Tại SGD III, doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ thấp, ít giao dịch phát sinh nên các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu Các cán bộ này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế vốn rất phức tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV đã xây dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống, trong đó đứng đầu là Trung tâm tài trợ thương mại (TFC – Trade Finance Center) có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, còn tại SGD III đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế

TFC được đặt tại hội sở chính tập trung một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện … Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này đều phát sinh tại các chi nhánh đầu mối, được chuyển tới TFC bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh

SGD III là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình Các chứng từ sau khi được chuyển về TFC bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại TFC

Theo mô hình TFC, nếu SGD III có doanh số lớn, trình độ cán bộ đáp ứng yêu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế sẽ được trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế trong hạn mức Các giao dịch vượt hạn mức sẽ được thực hiện tại TFC

Các hạn mức được xây dựng trên cơ sở năng lực, trình độ trong hoạt độngTTQT và mức phán quyết cho vay của từng chi nhánh Việc quản ly và phê duyệt giao dịch theo hạn mức vừa nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp, đẩy nhanh được tốc độ xử ly giao dịch tại sở, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch có trị giá lớn, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra

SGD III là chi nhánh nguồn, không được phép thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế trực tiếp mà chỉ có chức năng quản lý khách hàng và làm đầu mối giao dịch với khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, bao gồm các nhiệm vụ:

Tiếp xúc, mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế.

Xây dựng hạn mức cho các sản phẩm liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của các khách hàng tại chi nhánh.

Trực tiếp nhận hồ sơ, chứng từ từ khách hàng Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo quy định của từng nghiệp vụ cụ thể và tư vấn cho khách hàng trước khi nhận hồ sơ chứng từ.

Làm cầu nối trung gian giữa Trung tâm tài trợ thương mại và khách hàng.

Việc thành lập và đưa vào vận hành mô hình TFC sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.

2.1.2 Xây dựng quy chế, quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Hiện nay, khung pháp lý về TTQT của Việt Nam vẫn chưa được hình thành là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTQT Ta mới chỉ có luật về thương phiếu mà chưa có các luật điều chỉnh một cách toàn diện phương thức thanh toán như Tín dụng chứng từ Các văn bản pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể, ví dụ như: Quyết định số 263 ngày 19/09/1995 về việc ban hành Qui chế trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại, Quyết định 207/QĐ-NH7 ngày 01/07/1997 về Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, Công văn số 931/1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức ký quỹ tối thiểu cho L/

C trả chậm … Việc áp dụng UCP 500, URC 522, URR 525 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước. Để khắc phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của cả hệ thống, cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như qui chế về hoạt động thanh toán quốc tế, Qui trình TTQT, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như: Hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, hướng dẫn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới

Quy chế thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế tại BIDV và các điều kiện cơ bản để thực hiện giao dịch đó

Quy trình thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể các bước giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, các chứng từ cần thiết trong từng loại nghiệp vụ Quy trình thanh toán quốc tế như một văn bản hướng dẫn trình tự tiến hành các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp

Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giúp cho sở khi có phát sinh giao dịchTTQT có cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế Tất cả các văn bản này bổ sung vào hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT tại SGD III.

2.1.3 Nâng cao trình độ của cán bộ TTQT

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w