1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao

24 11,7K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 658,5 KB

Nội dung

trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện,cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về cáchiện tượng sự vật xung quanh.. Đây thực chất

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỌC MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ĐẠT KẾT QUẢ

CAO

Tác giả sáng kiến: ………

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non ………

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

I Giải pháp cũ thường làm

Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm noncho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học vàhọc bằng chơi” thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất

cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vìsao thế nhỉ?”…luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luônkhao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá!

Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắmcác vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiêncủa cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh? Quả thực! Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi

Trang 2

trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện,

cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về cáchiện tượng sự vật xung quanh Đây thực chất là quá trình tạo ra môitrường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻtiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xungquanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sựthay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát,phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt vấn đề, chuyểntải ý kiến của mình và đưa ra kêt luận về các sự vât hiện tượng đã quansát, tiếp xúc Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trườngxung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường

xã hội, trẻ lình hội những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinhnghiệm để trẻ học cách làm người chính vì thế khi hướng dẫn cho trẻ làmquen với bất kỳ một đối tượng nào của môi trường xung quanh tôi luôncho trẻ quan sát, tiếp xúc vào các hoạt động đối tượng nhiều lần bằngnhiều giác quan ( nhìn, nghe, ngửi sờ, nếm ).Trên cơ sở đó trẻ mới hiểubiết đúng đắn về đối tượng.Cho trẻ tự nói lên những hiểu biếi về đốitượng Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xáchơn ngôn ngữ được phát triển

Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có vềđối tượng và các hoạt động hàng ngày ,vui chơi lao động và các hoạtđộng khác Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đốitượng đã làm quen

Trang 3

Do đó cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽphát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời giáo dục thái

độ ứng xử và thái độ khoa học , trẻ biết cách học, cách nghĩ cách hànhđộng khám phá môi trường xung quanh

Trên thực tiễn hiện nay các tiết học “ Khám phá khoa học môitrường xung quanh ” cho trẻ 4-5 tuổi còn nhiều hạn chế các tiết dạy phầnlớn còn thụ động, dập khuôn theo gợi ý hướng dẫn của chương trình nêntrẻ chưa hứng thú học tập.Vì thế, là một giáo trực tiếp giảng dạy, tôi luônsuy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp tôi học mônkhám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao

Chẳng hạn như khi dạy trẻ tiết khám phá khoa học đề tài: Một sốloại quả

Chủ điểm: Thế giới thực vật

Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi

Tôi thường tiến hành

* Chuẩn bị: Vẽ tranh, làm mô hình vườn cây ăn quả

+ Một số loại quả thật: Táo, cam, mít, chuối

+ Một số tranh ảnh các loại quả khác

(+ Thiết kế trò chơi tìm quả cho cây:

* Tiến hành

- Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú

Trang 4

- Cho trẻ thăm quan vườn cây ăn quả trong đó có các quả như quả táo,quả dưa hấu, quả cam, quả mít, quả chuối,…(khoảng 3 phút), trò chuyệncùng trẻ về các loại quả

- Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại quả: Cam, táo, chuối, mít+ Cô chia lớp thành 4 nhóm nhỏ cô tặng cho mỗi nóm 1 loại quả (Nhóm

1 quả táo, nhóm 2 quả cam, nhóm 3 quả mít, nhóm 4 nải chuối) cho trẻtìm hiểu khoảng 3 phút

+ Lần lượt cho từng nhóm trình bày sự hiểu biết của mình về loại quảcủa đội mình (Tên gọi, đặc điểm, màu sắc, hình dạng, ích lợi…) chocác bạn nhóm khác biết, khi trẻ trình bày xong cô gợi ý để trẻ trongnhóm, hay nhóm khác bổ sung

+ Cô khái quát lại

+ Cho trẻ so sánh quả cam và quả táo, quả mít và quả chuối

+ Mở rộng cho trẻ kể tên các loại quả khác mà trẻ biết Khi trẻ kể cô chotrẻ xem hình ảnh của một số loại quả khác

+ Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, biết cách ăn các loại quả, biết trồng

và chăm sóc cây

- Hoạt động 3: Củng cố

+ Trò chơi 1: Hái quả

-Tìm và hái đúng các lọai quả theo yêu cầu của cô Chơi theo luật tiếpsức

+ Trò chơi 2: Tìm quả cho cây ( hoạt động nhóm)

Trang 5

- Cho trẻ lên tìm quả và treo lên trên cây, trong thời gian 1 bài hát độinào chọn đúng và treo được nhiều qủa hơn sẽ chiến thắng

- Với những tiết học khác tôi cũng tìm tòi tương tự và tiến hành dạy trẻBằng cách tiến hành các tiết học như trên tôi thấy có những ưu và khuyếtđiểm sau:

* Ưu điểm:

+ Giờ học tiến hành nhẹ nhàng và đạt kết quả

+ Trẻ thu nhận kiến thức, kỹ năng cần đạt

+ Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ

+ Cô giáo có kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

* Khuyết điểm:

+ Trẻ chưa thực sựhứng thú tham gia các hoạt động,

+ Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học đã có songchưa phong phú về chủng loại, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động vàhấp dẫn trẻ quan sát Môi trường không gian cho trẻ hoạt động còn hẹp

II Giải pháp mới cải tiến

Trang 6

Là một giáo viên đã có thâm niên nhiều năm công tác, trực tiếpchăm sóc và giảng dạy trẻ, nắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi luôntrăn trở làm thế nào để tìm ra các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp tôi họcmôn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao Để giúptrẻ khám phá khoa học đạt kết quả, tôi nhận thấy trước hết cần phải:

1 Xây dựng môi trường học tập cho trẻ.

Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 4-5tuổi nói chung, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thứccủa trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ.Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lêntrẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám pháthế giới xung quanh trẻ Từ đó giúp trẻ học tốt

Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi song vẫncòn thiếu một số đồ dùng như: ti vi, đàn, các mẫu đồ chơi chưa hấp dẫntrẻ góc thiên nhiên còn nghèo số cây ít, các loại cây chưa phong phú nhất

là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ thựchành còn chật hẹp…Trước yêu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy mônkhám phá khoa học môi trường tôi luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ họcđạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có đầy đủ đồ dùng học tập vàtạo ra môi trường học tập của trẻ phải thật tốt từ đó tôi đã đặt ra cho mình

kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện phápsau:

Trang 7

Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhàtrường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi,bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạyhọc Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo ra môi trườngđẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề căn cứ vàocấu trúc phòng học của lớp mình đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 4-5tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ Để gây ấn tượng cho trẻ tôisưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cụchợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.

Ví dụ: Mảng chủ đề tôi trang trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy,nội dung của các mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ nhưchủ đề thế giơi động vật có động vật nuôi trong gia đình, có động sốngtrong rừng, các con vật sống dưới nước…

Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tuỳ theo từng chủ điểm màtôi có thể chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phùhợp để trang trí các góc phù hợp với nội dung của góc đó Ví dụ: Giấymàu, tranh ảnh cũ, báo, tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, lensợi, lá cây, vỏ hạt dưa… Những nguyên vật liệu này tôi sắp xếp ở góc tạohình và luôn để ở các trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vàohoạt động… Hay góc học tập, góc sách tôi bố trí trên giá chủ yếu là sách

vẽ về các con vật, cây cối, hoa, lá, quả và các loại tranh ảnh vừa tầm vớitrẻ để trẻ dễ xem, với các đồ dùng dưới các dạng hột hạt, sỏi, vỏ hến …

Trang 8

tôi đều đựng vào các hộp và mỗi hộp đều gắn mác bằng các hình ảnh rõràng để trẻ dẽ nhìn thấy và dễ lấy khi chơi, các tranh lô tô được phân loại

để vào các ô giá vừa dễ lấy vừa dễ tìm như lô tô con vật vào một ô, lô tôcác loại hoa quả vào một ô, đối với tranh đều có các ký hiêụ tương ứng

để trẻ dễ nhận biết

Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vậthiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng gócthiên nhiên cho trẻ Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây , nhặt cỏ, tướinước, làm các thí nghiệm… Tôi đã sưu tầm các vỏ cóng xà phòng, hộpbia, hộp kem, và mua các chậu gốm bé, để trẻ trồng các loại cây xanh,cây hoa, rau, …và lớp tôi đã trồng được giàn cây leo bằng các cây vạnliên thanh, cây hoa thiên lý… Hàng ngày trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau

lá cây … Để giúp trẻ làm các thí nghiệm tôi sưu tầm các hòn bi, hòn sỏi,các miếng gỗ, các ống thổi, các màu nước… bằng công tác xã hội hoágiáo dục lớp tôi đã có được một bể cá cảnh, chậu cây cảnh…

Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp với các sự vậttrẻ hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng

Ngoài việc trang trí xắp xếp lại lớp học những lúc rảnh dỗi tôi cùngcác đồng nghiệp còn làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có củađịa phương như từ các sợi rơm bện thành các con tôm, hay từ các vải vụntạo ra các con vật, quấn các loại cây… Sau một thời gian làm đồ dùng đồ

Trang 9

chơi đến nay lớp tôi đã có thêm nhiều các đồ dùng đồ chơi và đã phong phú

về chủng loại

Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quảlớp học khang trang sắp xếp bố cục ở các góc gọn gàng trẻ hứng thútham gia hoạt động có đồ dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiếthọc đã giúp trẻ được quan sát tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đótrẻ hiểu biết nhiều , quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa ra,

so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát triển tốt, tư duy của trẻnhanh nhậy và chính xác hơn

Bên cạnh việc tạo ra môi trường học tập tích cực đối với trẻ, tôi luônquan tâm đến việc:

Hình ảnh: Góc thiên nhiên

Trang 10

2 Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ giúp trẻ mở rộng hiểu biết kích thích ham học ở trẻ

Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiệntượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượngxung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nắn, ngửi ,nếm, nghe, chơivới chúng…Trong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa đượchình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượngxung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài ngườichứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con người trẻ họcđược cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc tính, mốiquan hệ của các sự vật hiện tượng rộng phát triển mở mở rộng vốn từcủa trẻ Xuất phát từ đặc điểm trên trong quá trình giảng dậy hàng ngàytôi luôn tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiệntượng một cách tốt nhất thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ nhưgiờ đón trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạtđộng khác bằng các hình thức cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, bănghình, hoặc thăm quan trưc tiếp như trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi tròchuyện với trẻ về các công viêc hàng ngày của trẻ ở nhà, những ngườithân trong gia đình, công việc của bố mẹ của cô giáo, các phương tiệnhàng ngày bố mẹ đưa trẻ đến lớp hàng tháng tôi tôi tổ chức cho trẻ thămquan các công việc của bác cấp dưỡng của cô giáo Tổ chức cô trẻ cùngnhau lao động lau chùi dồ dùng đồ chơi,chăm sóc góc thiên nhiên trẻ

Trang 11

biết tác dụng của đất và nước đối với cây, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khókhăn Qua các công việc này trẻ rất hứng thú tham gia qua đó giúp trẻhiểu sâu sắc về con người lao động: Đó là ai? làm gì? ở đâu? Trẻ phải cóthái độ như thế nào với người đó và sản phẩm của họ trong hoạt độngngoài tròi đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng vàđược trải nghiệm nhiều nhất ở hoạt động này tôi luôn chuẩn bị tốt các đồdùng cho trẻ quan sát trực tiếp hoặc qua tranh ảnh

Ví dụ: Khi thực hiện về chủ điểm thực vật tôi cho trẻ đi thăm quankhu vườn trường tạo cơ hội cho trẻ được quan sát và tri giác các loại cây,hoa, rau trong vườn trường qua các buổi học tôi đều đặt ra cho trẻ cácnhiệm vụ và yêu cầu cho trẻ như trẻ phải nêu được tên gọi, đặc điểm củacác, sự giống và khác nhau của các cây, hoa… Sau khi giao nhiệm vụ tôithấy các cháu chú ý nhìn quan sát và sờ, ngửi sau đó trả lời các câu hỏimột cách tích cực và hứng thú học tập giờ học đạt kết quả cao Trong cácbuổi chơi cũng là cơ hội giúp trẻ tiếp xúc và quan sát, tri giác rất nhiềucác sự vật các công việc làm, mối quan hệ của con người trong xã hộinhư thông qua trò chơi phân vai, hoăc trò chơi học tập như chiếc túi kỳ lạhoặc trò chơi “ Hoa nào quả ấy ” trẻ quan sát và đoán tên hoặc chọn quảtương ứng hay trò chơi " tôi là ai " tập cho trẻ tả bạn trai hay bạn gái dựavào việc quan sát và trả lời của bạn…

Mặt khác, tôi luôn tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể diền rahàng ngày cho trẻ quan sát và nhận biết các hiện tượng thời tiết như “

Trang 12

nắng, mưa, gió, mây” và cảnh vật xung quanh trẻ, nhận xét các dấu hiệuđặc trưng của các mùa qua hình thức giải câu đố về các mùa hay các tròchơi “ hãy nói nhanh hay trò chơi đúng thứ tự của các mùa” để củng cốhiểu biết của trẻ về các mùa hoặc qua các buổi làm thí nghiệm như làmthí nghiệm về nẩy mầm của các hạt đậu, ngô… hoặc thí nghiệm về vậtnổi vật chìn dưới nước…

Ví dụ : Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước

-Chuẩn bị:

+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ hình chữ nhật mỏng, dày khác nhau.

Bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, sắt nam châm, một miếng xốp, giấy,chậu đựng nước sạch

+Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.

-Tiến hành : Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước ,

và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?

Kết quả: Đồ vật nặng như bi sắt chìm rất nhanh, Bát thìa inox chìm

từ từ Miếng gỗ có diện tích hẹp, dầy hơn chìm nhanh hơn miếng gỗmỏng bề mặt rộng, bóng xốp, giấy nổi trên mặt nước

Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được những vật có tính chât kimloại như săt rế chìm những vật nhẹ, mỏng, xốp khó chìm trong nước.Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môitrường xunh quanh trẻ tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính

Trang 13

tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ranhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn

Hình ảnh: Cô và trẻ quan sát cây vườn trường

Từ đó tôi lại tiếp tục linh hoạt để:

3 Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học MTXQ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học” Trẻ 4-5 tuổi tư duycủa trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật quacác hình ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vậtdưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bàihọc tôt hơn, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu mộttiết học đơn thuần cô chỉ cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quansát, đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn

Ngày đăng: 31/05/2014, 17:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh: Góc thiên nhiên - một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao
nh ảnh: Góc thiên nhiên (Trang 9)
Hình ảnh: Cô và trẻ quan sát cây vườn trường - một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao
nh ảnh: Cô và trẻ quan sát cây vườn trường (Trang 13)
Hình ảnh: Cô đóng vai nữ  cảnh sát giao thông trong giờ học - một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao
nh ảnh: Cô đóng vai nữ cảnh sát giao thông trong giờ học (Trang 17)
Hình ảnh: Cô và trẻ trong giờ học - một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao
nh ảnh: Cô và trẻ trong giờ học (Trang 18)
Hình ảnh các bậc phụ huynh và giáo viên - một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học môn khám phá khoa học môi trường xung quanh đạt kết quả cao
nh ảnh các bậc phụ huynh và giáo viên (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w