1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường Mầm non

34 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Bởicâu hát ấy không chỉ nói lên tình yêu của các bé dành cho cô giáo, mà trong đó cònđặc tả được tài năng nghệ thuật của trẻ, sự tưởng tượng phong phú sáng tạo của trẻ.Chỉ một đường cong

Trang 1

11 II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 15

14 3 Một số tồn tại trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình

15 III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI

HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON 18

17 2 Một số giải pháp và biện pháp thực hiện 19

18 3 Kết quả đạt được và bài học rút kinh nghiệm 24

Trang 2

PHẦN IPHẦN MỞ ĐẦU

Mỗi lần câu hát ấy véo von vang lên, tôi lại cảm thấy lòng vui vui lạ Bởicâu hát ấy không chỉ nói lên tình yêu của các bé dành cho cô giáo, mà trong đó cònđặc tả được tài năng nghệ thuật của trẻ, sự tưởng tượng phong phú sáng tạo của trẻ.Chỉ một đường cong tròn khép kín, một mảng màu tươi sáng làm mây mà chứađựng bao nhiêu tình yêu thương của cô với trẻ, của trẻ với cô và của trẻ với thiênnhiên Trẻ hay bị cuốn hút bởi những sắc màu Ngay khi còn là trẻ sơ sinh, bà mẹ

đã treo trên đỉnh màn một chiếc khăn von màu đỏ, một quả bóng màu sắc sặc sỡ…

và trẻ đã say sưa nhìn ngắm, nằm chơi thích thú Lớn hơn một chút, trẻ bị cuốn hútbởi những bông hoa đẹp hay những đồ chơi ngộ nghĩnh nhiều màu sắc Đó chính làcách thể hiện năng khiếu nghệ thuật và cảm thụ cái đẹp của trẻ Bởi vậy cần giáodục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, đó chính là tuổi mầm non.Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫugiáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gìchúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ

và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực Hoạt động tạo hình

là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặtphát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩmchất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực,sáng tạo

Trang 3

Hoạt động tạo hình là một hoạt động được dạy xuyên suốt từ nhà trẻ đếnmẫu giáo Đối với trẻ, tạo hình chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng vàsuy nghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, “nói chuyện” bằng các hình thức,phương tiện mang tính vật thể Tạo hình giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ýtưởng sáng tạo Đây đồng thời còn là hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duythông qua các hình thức vật thể, trực quan.

Ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, khi nhận các bé từ 3 tuổi lên 4 tuổi, tôicảm nhận được rằng khả năng tạo hình của các bé còn hạn chế Các bé không thểhiện được những bức tranh có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, kỹ năng tô màu, xé, dán,nặn và sử dụng màu của nhiều cháu còn kém và không nhận xét được tác phẩm tạohình của mình và của bạn Bên cạnh đó, Ngành Giáo dục và đào tạo rất quan tâmđến lĩnhvực phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình, đã chỉ đạocho ngành học mầm non đi sâu vào chuyên đề này Mở các cuộc thi giáo viên giỏichuyên đề tạo hình và hội thi “Bé khéo tay” các cấp cho trẻ Xong việc thực hiệnchuyên đề của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả đạtđược trên trẻ còn thấp như trẻ không hứng thú với hoạt động tạo hình, sản phẩm trẻtạo ra còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo, tỷ lệ trẻ đạt bé khéo tay trong hộithi bé khéo tay cấp trường, cấp huyện còn thấp Chính vì điều đó là một giáo viêntrực tiếp giảng dạy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốtmôn tạo hình ở trường mầm non”, nhằm thực hiện mong muốn tìm ra được nhữngphương pháp, biện pháp hay, tích cực, giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn tạo hình

Đồng thời, thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non, giúp phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ 4 - 5 tuổi, từ đó trẻ biết yêu quý và thể hiệncái đẹp trong thế giới xung quanh

Trang 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường Mầm non

Phạm vi nghiên cứu

Trẻ lớp 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm Non Sơn Ca

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động tạo hình của trẻ 4 - 5 tuổi

Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng về cách tổ chức, thực hiệnhoạt động tạo hình của trẻ 4 - 5 tuổi ở lớp Chồi 1

Đề xuất các giải pháp, biện pháp

6 Phương pháp nghiên cứu.

6.1 Phương pháp dùng lời

6.2 Phương pháp quan sát

6.4 Phương pháp phân tích tài liệu

Trang 5

PHẦN IINỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Vài nét về nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật tạo hình là môn gọi chung cho một nhóm tạo hình sáng tác nghệthụât, nhằm tái hiện hiện thực cuộc sống, con người và thiên nhiên, được cảm thụbằng các giác quan và sự cảm nhận tinh tế bằng màu sắc, đường nét thông qua chủ

đề sáng tạo nhất định, cải tạo nó theo quy luật của sáng tạo, gửi gắm vào đó tâmhồn của người nghệ sỹ tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho xã hội Chúng được tồn tạitrong không gian và thời gian Là một trong những con đường làm phong phú sựtiếp xúc của con người với hiện thực nhằm tìm hiểu hiện thực thế giới khách quan

Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ Đã đượcxếp vào trong chương trình học tập của trẻ ở trường mầm non Đó là phương tiệnquan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thànhnhân cách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảmxúc thẩm mỹ Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành tình yêu với cái đẹp trongthiên nhiên, cuộc sống, con người và nghệ thuật, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng,sáng tạo của trẻ Có thể nói không có trẻ nào lại không thích ngắm nhìn những bứctranh, những đồ vật trang trí đẹp Đặc biệt trẻ thích tự ngắm nhìn những sản phẩm

do chính trẻ làm như vẽ hay nặn ra còn người, con vật hay những đồ vật và tự cho

là đẹp Chúng ta thường hay bắt gặp những “ Hoạ sỹ tí hon” say sưa ngồi hàng giờ,chúng vẽ la liệt khắp nơi như trên giấy, trên bảng, trên tường, trên nền nhà bằng cácphương tiện như phấn, than, bút chì, bút sáp Và qua những sản phẩm thể hiện tưduy còn đơn giản, nông cạn, đường nét nguệch ngoạc, méo mó, cho ta thấy nhậnthức tư duy của trẻ còn hạn chế Nhưng ta thấy trong các tác phẩm của trẻ đã bộc lộtính tư duy của trẻ và đem đến cho chúng ta sự bất ngờ thú vị bởi cái ngộ ngĩnh,ngây thơ đáng yêu trong những đường nét nguệch ngoạc màu sắc loè loẹt ấy chính

là bước khởi đầu của sự tạo ra cái đẹp

Nguồn cảm hứng vẽ đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và tình yêu cuộcsống đã giúp trẻ có được những xúc cảm, tình cảm tốt Trên cơ sở đó trẻ bộc lộ

Trang 6

những tư tưởng, tình cảm, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo bằng những đường néthình học đơn giản có tính khái quát cao Sản phẩm của trẻ được tạo ra bằng nguồncảm hứng say mê sáng tạo Tất cả những cảm xúc tình cảm ở trẻ đều được phảnánh, thể hiện rõ rệt qua các sản phẩm của mình Bởi trong tâm trí trẻ mọi sự vuibuồn, hờn giận, yêu gét, đều được thể hiện rõ ràng, vì thế sản phẩm của trẻ bộc lộ

rõ ấn tượng cảm xúc và cách nhìn nhận với lôgíc riêng của trẻ đối với vẻ đẹp đadạng, phong phú của thế giới xung quanh

Vì vậy hoạt động tạo hình trong trường mầm non có ý nghĩa hết sức quantrọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong hoạt động tạo hình là sự khai thácnhững mặt mạnh của loại hình nghệ thuật Để giáo dục cho học sinh đặc biệt làgiáo dục trẻ nhỏ về cách nhìn nhận đánh giá cái đẹp, sự say mê, sáng tạo ra cái đẹp,

có lẽ không một loại hình nghệ thuật nào mà kích thích được tính sáng tạo của trẻbằng hoạt động tạo hình Trẻ luôn say mê hứng thú nhưng chưa có ý thức đầy đủtrong việc sáng tạo ra cái đẹp trong sảm phẩm của mình một cách đầy đủ Do đó trẻcần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn nhỏ Mà việc đầu tiên làviệc tạo điều kiện để trẻ xem nhiều tác phẩm có giá trị Những bức tranh là biểuhiện tập trung vẻ đẹp cuộc sống quanh ta được người nghệ sỹ chắt lọc và thể hiệnmột cách tinh tế trong tác phẩm Xem tranh đẹp giúp cho việc hình thành trong tâmhồn trẻ nhỏ những tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên và con người

2 Đặc điểm và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi

Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệthuật thực thụ Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là sựbiến đổi, phát triển của chính bản thân chủ thể hoạt động

Một hoạt động rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy

kỷ Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: Trẻ

sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả.Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả bởi lẽ đối tượng đó thường làcái nó thích, nó muốn chứ không phải là cái dễ vẽ

Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ là sự thể hiện, biểucảm chứ chưa phải là “hình nghệ thuật” thực sự của tác phẩm Trẻ càng nhỏ càng ít

Trang 7

quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt đểnguời xem hiểu được những suy nghĩ thái độ, tình cảm của mình qua những gìđược miêu tả.

Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rấtđặc trưng tạo cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng Do tínhkhông chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lậpsuy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảysinh một cách tình cờ Để thực hiện ý định tạo hình trẻ cũng phác ra kế hoạchchung, song kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xảy ratrong quá trình quan sát, trong hoạt động của trí nhớ hay cảm xúc

Khi vẽ tranh trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biếtlàm cho chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồngsuy nghĩ còn chưa mạch lạc của trẻ

Đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét vớitính chất khác nhau khá phức tạp Trẻ đã có cảm nhận đựơc tính nguyên thể của cáchình ảnh đối tượng miêu tả và dùng đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển

để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của một vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thểhiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo Đặc biệt, trẻ đãkhá linh hoạt, trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình để thểhiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi sự vật, hình tượng cụ thể

Trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “màu không bắt chứơc”

và “ màu bắt chước” Điều này có nghĩa là trẻ có thể vẽ màu “ bắt chước” kiểuthuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mực hoặc trẻ vẽ “ màu không bắt chước”kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả

3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

3.1 Phát triển thể chất

Hoạt động tạo hình có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ, bởikhi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực, kết hợp giữa tính tích

Trang 8

cực của trí tuệ và thể chất Đó là sự vận dụng kĩ năng, kĩ xảo, sử dụng các dụng cụ

và các phương tiện tạo hình, với trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo và thông qua cáchoạt động đó các cơ bàn tay, ngón tay phát triển từ vụng về đến linh hoạt và khéoléo hơn

3.2 Phát triển nhận thức

Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu cácđối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xâydựng các biểu tượng Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, vị tríkhông gian của đồ vật Thông qua hoạt động tạo hình trẻ nhận biết được nhữngthuộc tính và khả năng biểu cảm khác nhau của vật liệu như giấy, bút, màu, đất,bảng, phấn, kéo, hồ, giấy màu, hột hạt Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt độngtạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạtđộng trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Nhờ hoạt động tạo hình

mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên

“giàu có” hơn cả về lượng và chất

3.3 Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả

và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượngtruyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc Khi quan sát trẻ nhận xét về đặcđiểm hình dáng, màu sắc đồ vật, khi nhận xét đánh giá kết quả, trẻ tự giới thiệu sảnphẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn, hoặc khi xem tranh hay thông quacác câu nói gợi mở giàu hình ảnh, bài thơ, câu đố miêu tả vẻ đẹp của đồ vật, hiệntượng trẻ được tiếp xúc với cái đẹp của ngôn ngữ Tất cả những cái đó đều gópphần phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng và giàu sức biểu cảm ở trẻ

3.4 Phát triển thẩm mĩ

Hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triểncủa cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúptrẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếpkhông gian,…) nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượngmiêu tả

Trang 9

Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trựcquan (đường nét, hình dạng, màu sắc,…) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mĩ của trẻngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngàycàng phong phú.

Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảmđặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bốcục, không gian,… chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm mĩrất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mĩsau này

3.5 Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội

Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cáitốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các

kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa - xã hội qua các hình tượng, các sựkiện, hiện tượng được miêu tả Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻnhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh

Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc biệtnhư tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác Đó chính làđiều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâmchăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội

Quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹnăng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân biệtđược cái thiện cái ác Trong quá trình tạo ra sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiêntrì bền bỉ, làm việc có mục đích, được hoà đồng trong tập thể trẻ em Điều đó hìnhthành tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và tính cởi mở thân ái với bạn

bè Lời khen của cô làm trẻ tự tin vui xướng, nhưng nếu luôn khen ngợi một trẻ nào

đó sẽ khiến trẻ quá tự tin, tự phụ, kiêu ngạo Ngược lại những lời chê bai khiểntrách làm cho trẻ bi quan, buồn chán nảy sinh ý nghĩ và hình thành thái độ tiêu cực

Vì vậy trong quá trình hướng dẫn trẻ tạo hình, cô giáo luôn động viên khuyến khíchtrẻ đúng mức và tạo cho trẻ niềm tin hứng thú tham gia hoạt động

Trang 10

Như vậy hoạt động tạo hình là một hoạt động giữ vị trí quan trọng trong cáchoạt động ở trường mầm non, nó có ýnghĩa, tác dụng lớn đối với sự phát triển toàndiện của trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ.

4 Các phương pháp hướng dẫn tạo hình trong trường mầm non

4.1 Phương pháp trực quan

Là phương pháp cho trẻ quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan nhưtri giác, xúc giác; giúp trẻ tri giác đầy đủ hoàn thiện khắc sâu trí nhớ về sự vật hiệntượng

4.1.1 Sử dụng tranh mẫu

Tranh mẫu được sử dụng nhiềutrong dạy vẽ, cắt, xé, dán, xé dùng tranh đểcho trẻ quan sát, tranh mẫu phải có kích thước phù hợp, đẹp và nội dung phù hợpvới yêu cầu giáo dục

Khi sử dụng tranh mẫu cô phải treo nửa tầm quan sát của trẻ, cô phải phântích tranh, nhân vật, hình thức thể hiện, bố cục, màu sắc Cô có thể cùng trẻ đàmthoại để tìm hiểu, khái quát cảm xúc của trẻ về bức tranh

4.1.2 Sử dụng mô hình mẫu

Thường được sử dụng nhiều nhất trong các tiết học nặn, thì những mẫu nặncho trẻ quan sát đó chính là mô hình Mô hình mẫu cũng có thể sử dụng cho cácloại hình tạo hình thù như xâu hạt, xếp hình, gấp, đan giấy, có thể dùng giới thiệucho bài vẽ mô hình mẫu là sự mô phỏng lại hình khối, màu sắc của vật thể bằngnhiều chất liệu khác nhau

Ví dụ: Đất nặn, gỗ, nhựa, vải, mô hình mẫu tùy theo yêu cầu của từng bài

và ở từng đối tượng mà chúng ta đơn giản cách điệu từ những hình khối cơ bảnghép lại hay giữ nguyên vật thật Không nên sử dụng mô hình quá nhỏ, khi sử dụngvật mẫu nơi có đủ ánh sáng và vừa tầm quan sát của trẻ

4.1.3 Thao tác mẫu của cô

Chủ yếu sử dụng trong thể loại hoạt động tạo hình theo đề tài

Mục đích giúp trẻ nắm được các chức năng để thể hiện, tạo hình và phươngpháp thể hiện sản phẩm Cô thao tác phải chính xác, rõ ràng, thuần thục, trong thể

Trang 11

hiện mẫu khi trình bày kỹ năng cô phải làm chậm, dứt khoát và phải có lời phântích diễn giải Những kỹ năng ôn cô có thể gọi trẻ trình bày lại thao tác nhanh hơn.

Một số kỹ năng khó hoặc mới, một số biểu tượng khi thấy cần thiết nhưng

cô phải thao tác nhanh và không cần phân tích kỹ Khi làm thao tác cô phải để trẻnhìn rõ, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý hoặc cô có thể dùng mặt bảng để làm thaotác

4.2 Phương pháp sử dụng lời nói

4.2.1 Phương pháp thuyết trình giảng giải

Là phương pháp dùng lời nói để gợi mở, dẫn dắt phân tích giải thích giúptrẻ nắm bắt được những vấn đề cần truyền đạt, ở phương pháp này thông tin đượctruyền đạt bằng lời nói đến người lĩnh hội thông tin Trong các tiết học ở trườngmầm non, phương pháp này được dùng để giới thiệu bài gợi cảm xúc, giải thíchtheo thiên nhiên hay giải thích theo các mẫu

4.2.2 Phương pháp vấn đáp

Là phương pháp một ngừoi đặt ra câu hỏi để người khác suy nghĩ trả lờitheo từng câu hỏi Phương pháp này sử dụng tìm hiểu khai thác hoặc kiểm tra đốitượng và được sử dụng trong các tiết dạy ở trường mầm non

Ví dụ: Khai thác khả năng quan sát, khả năng tư duy, nhận biết của mình

theo gợi ý của cô giáo, câu hỏi của cô phải ngắn gọn dễ hiểu, phù hợp với trẻ,không nên đặt ra những câu hỏi chung chung Khi đặt ra câu hỏi cô cần phải chuẩn

bị trước câu trả lời, khi trẻ trả lời chưa chính xác cô có thể giúp trẻ trả lời

4.2.3 Phương pháp đàm thoại

Trang 12

Cô cùng trẻ trao đổi nội dung đề tài, cần sắp xếp bố cục màu sắc để tạo ramột sản phẩm đẹp Cô có thể dùng hệ thống các câu hỏi có tính chất gợi ý cho trẻsuy nghĩ và tự trình bày ý tưởng của mình Trong quá trình đàm thoại, cô phải luôntôn trọng ý kiến của trẻ, khi trẻ chưa hiểu hết vấn đề cô có thể gợi ý cho trẻ Khi trẻđưa ra những ý tưởng vượt qua khả năng của trẻ thì cô giúp trẻ chuyển hướng sang

đề tài khác phù hợp với trẻ hơn Khi diễn ra quá trình trao đổi giữa cô và trẻ có thểđưa ra câu hỏi để cô giáo giải thích về những vấn đề mà trẻ chưa hiểu Với phươngpháp này sẽ giúp trẻ tư duy tốt hơn về môn tạo hình

4.3 Phương pháp luyện tập (Thực hành)

Là phương pháp hướng dẫn trẻ rèn luyện những kĩ năng thao tác, cảm xúc

tư duy để trẻ có thể hoàn thành tốt sản phẩm của mình

Phương pháp:

Rèn luyện kỹ năng quan sát: Trước hoặc trong khi học bao giờ cũng phải

quan sát các sự vật, hiện tượng, màu sắc nhằm giúp trẻ tri giác các đối tượngnhằm giúp trẻ có trí tưởng tượng về hoạt động tạo hình

Cô giáo hướng dẫn trẻ trong quá trình quan sát: Quan sát từ tổng thể đến

chi tiết về hình dạng, cấu tạo, màu sắc sau đó cô đưa ra câu hỏi nhằm giúp trẻ tưduy tốt hơn

Rèn luyện thao tác kỹ năng tạo hình: Để có sản phẩm đẹp cô giáo phải giúp

cho trẻ có thêm trí tưởng tượng về sản phẩm mình vẽ cả về kỹ năng, kỹ xảo

Trước hết thao tác mẫu của cô phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt làtrong thể loại tạo hình mẫu Trẻ nắm được trình tự công việc và các thao tac thểhiện trên cơ sở đó trẻ tự rèn luyện tìm ra cách thể hiện một cách sáng tạo độc lập.Trong quá trình trẻ luyện tập cô luôn gợi ý khuyến khích trẻ, tuyệt đối không làm

hộ trẻ Tạo điều kiện cho trẻ làm ở mọi lúc mọi nơi: trong giờ học, giờ vui chơi

4.4 Phương pháp đánh giá kết quả

Thường ở cuối giờ học cô giáo bao giờ cũng phải tiến hành nhận xét đánhgiá giờ học và sản phẩm của trẻ

4.4.1 Nhận xét sản phẩm

Trang 13

Đây là một bước rất quan trọng trong một tiết học tạo hình, vì nó thể hiệnbằng những sản phẩm ccụ thể Cô giáo cần lưu ý những vấn đề sau:

Hình thức tổ chức đánh giá nhận xét: Cô rèn cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm

của mình và nhận xét sản phẩm của bạn thông qua sự gợi ý của cô giáo Ở thể loạitheo mẫu không cần trẻ giới thiệu sản phẩm của mình, ở thể loại đề tài và đặc biệt ởthể theo ý thích cô nên khuyến khích cho trẻ tự giời thiệu sản phẩm của mình

Nội dung nhận xét đánh giá: Nội dung chủ đề tư tưởng của sản phẩm, hình

ảnh hình tượng thể hiện bố cục, màu sắc, kĩ năng, sự sáng tạo

4.4.2 Nhận xét đánh giá kết quả giờ học

Thường được thể hiện sau khi nhận xét sản phẩm của trẻ Cô cần nhận xétmột số mặt sau: ý thức học tập, kết quả sản phẩm của từng cá nhân và của cả lớp

II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ

4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1 Thực trạng

Trong năm học 2017 – 2018, lớp chồi 1 có sĩ số là 46 trẻ/lớp quá đông sovới quy định Trong đó có 25/46 trẻ lần đầu đến lớp vẫn còn hay khóc nhè, chưahòa nhập được cùng với các bạn gây khó khăn cho giáo viên trong việc ổn định nềnếp trẻ

Những trẻ lần đầu đến lớp vận động tinh còn yếu, chưa có kỹ năng tạo hìnhđơn giản như: cầm viết, di màu, bóp, nhào đất nặn

Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích thamgia vào các hoạt động tập thể

Khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng thamgia hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi hoạt động khi trẻ không cònhứng thú

Dựa trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động tạo hình và biểu hiện hoàn thànhsản phẩm tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Sơn Ca, tôi cho rằng mức

Trang 14

độ biểu hiện hoàn thành sản phẩm tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm nonSơn Ca trong giờ học tạo hình được chia theo ba mức độ, cụ thể như sau:

- Trẻ hứng thú trong khi

tham gia hoạt động tạo

hình, say sưa tìm hiểu và

khám phá hoạt động

- Trẻ có kỹ năng di màu, tô

màu, vẽ, nặn, dán, xếp hình

tốt, khéo léo, trẻ không

lúng túng khi thực hiện tạo

- Trẻ có kỹ năng di màu,

tô màu, vẽ, nặn, dán, xếphình nhưng trong quátrình thực hiện tạo hìnhcòn lúng túng, cần có sựtrợ giúp của cô hoặc cácbạn trong nhóm

- Trẻ hoàn thành được

sản phẩm tạo hình theoyêu cầu

- Trẻ không hoàn thành

được sản phẩm tạo hình

Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện hoàn thành sản phẩm tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Sơn Ca trong giờ học tạo hình vào đầu năm học:

Trang 15

Theo tôi một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên:

Trong công tác tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chứchoạt động tạo hình chưa được thường xuyên; Việc tạo môi trường và làm giàu cácbiểu tượng tạo hình cho trẻ chưa được giáo viên quan tâm một cách đúng mức

Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ hoạt động tạo hình trong giờ họcchưa thực sự tích cực, giáo viên chưa biết cách gợi mở, chưa có thủ thuật gây hứngthú để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học

Trong các giờ tổ chức cho trẻ làm quen với tạo hình, sự chuẩn bị đồ dùngchưa đa dạng, chưa hấp dẫn nên chưa tạo được sự hứng thú cho trẻ tham gia vàohoạt động tạo hình

Giáo viên chưa biết cách rèn luyện, củng cố và phát triển các kỹ năng tạohình cho trẻ thông qua các hoạt động khác

Một số trẻ mới đến lớp, chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, khả năngcầm bút vẽ và tô màu tranh còn hạn chế

Công tác tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh quan tâm đến trẻ

trong hoạt động tạo hình đôi khi chưa thực sự hiệu quả, một số phụ huynh không

có điều kiện kinh tế, nhận thức chưa đầy đủ, bận công việc ít có thời gian quantâm trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ

Sỉ số trẻ trong một lớp quá đông nên giáo viên chưa quan tâm được đầy đủđến từng trẻ, chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức giờ học tạo hình một cách đầy

đủ và kỹ lưỡng

Bản thân giáo viên chưa chủ động tìm kiếm nguồn đề tài tạo hình phongphú, đa dạng, vẫn chỉ hạn chế ở những đề tài tạo hình có sẵn trong chương trìnhnên khi tổ chức giờ học tạo hình bị lặp lại, cứng nhắc, thiếu sự đổi mới khiến trẻkhông tập trung, đầy nhàm chán

Kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy biểu hiện hoàn thành sản phẩm tạo hìnhcủa trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Sơn Ca trong hoạt động tạo hình chỉ ở mức độthấp

Trang 16

Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình ở mức độ cao chiếm 13%, chỉ có 6/46trẻ có biểu hiện hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ có kỹ năng di màu, tômàu, vẽ, nặn, dán, xếp hình tốt, khéo léo Điều này cũng chứng tỏ những trẻ này có

kỹ năng tạo hình bền vững

Số trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình ở mức trung bình là 15/46 trẻ chiếm tỷ

lệ là 33% Những trẻ này chỉ hứng thú ở giai đoạn đầu của hoạt động tạo hình,nhưng đến khi thực hiện hoạt động tạo hình cần vận dụng những kỹ năng tạo hìnhthì trẻ cảm thấy khó khăn, cần đến sự giúp đỡ, tác động của giáo viên

Số trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi ở mức độ thấp là 25/46 trẻ chiếm tỷ lệ rấtlớn là 54% Số trẻ này không hứng thú, thờ ơ khi tham gia hoạt động tạo hình Trẻkhông có kỹ năng di màu, tô màu, vẽ, nặn, dán, xếp hình cơ bản, thụ động dẫn đếnkhông hoàn thành được sản phẩm tạo hình

3 Một số tồn tại trong quá trình thực hiện một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường mầm non

Chưa thật sự tận dụng thời gian mọi lúc mọi nơi để lồng ghép hoạt động tạohình vào các hoạt động dưới hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học”

Nguồn tài liệu về hoạt động tạo hình còn hạn chế Các đề tài sử dụng phầnlớn có sẵn trong chương trình giáo dục mầm non

Số lượng trẻ quá đông gây khó khăn trong việc chuẩn bị đồ dùng và tổ chứchoạt động tạo hình

Các phụ huynh chỉ quan tâm đến việc con mình được học gì ở trường, màhạn chế trong việc dành thời gian ở nhà luyện tập cho con những kỹ năng cầm viết,

di màu, tô màu, vẽ, nặn, dán, xếp hình

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON

1 Mục tiêu chung

Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường mầm non, bản thân tôi

đã xác định được một số mục tiêu chung như sau:

Trang 17

Đối với giáo viên

Phải nhận thức được vai trò, sự cần thiết của hoạt động tạo hình trong quátrình giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện, đồ dùng trực quantrong khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Biết nắm bắt và hiểu biết về thời gian, không gian tổ chức hoạt động tạohình cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Khắc phục được những khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻmẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

2.1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

Tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên mạngcác nội dung liên quan đến chuyên đề tạo hình để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn

về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúctạo hình cho trẻ Thiết kế bài giảng (Mỗi thể loại một bài), lấy ý kiến tham gia củaban giám hiệu, của tổ chuyên môn Mời Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn

dự các hoạt động chung theo bài giảng đã thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thiện.Thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm để dạy tốt môn

Ngày đăng: 13/01/2019, 16:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động vẽ bằng thuốc màu, luận văn thạc sĩ giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi tronghoạt động vẽ bằng thuốc màu
2. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình Giáo dục học mầm non, nxb Đại học sư phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học mầm non
Nhà XB: nxb Đại học sư phạm
3. Lê Thị Ánh Tuyết, “Thực nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo hướngđổi mới phương pháp giáo dục mầm non”
4. Lê Hồng vân, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em, nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻem
Nhà XB: nxb Đại học quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Quốc Toản, Giáo trình hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, nxb Đại học sư phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻmầm non
Nhà XB: nxb Đại học sư phạm
6. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt động tạo hình, nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt độngtạo hình
Nhà XB: nxb Giáo dục

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w