1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trường mầm non

33 762 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 239 KB

Nội dung

Đặc biệt đối với trẻ mầmnon thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trongtrẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chotâm hồn trẻ thơ, qu

Trang 1

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Âm nhạc đi vào cõi sâu thẳm trong trái tim, tác động vào trái tim mỗicon người chúng ta, từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng ru ầu ơ của bà,của mẹ Chính cái bắt đầu ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âmnhạc với trẻ thơ là một thế giới kì diệu, đầy cảm xúc Tâm hồn trẻ thơ luôntrong sáng, luôn vui vẻ, do đó việc tiếp xúc với âm nhạc không thể thiếuđối với trẻ Bởi chính âm nhạc được coi như một công cụ giáo dục toàndiện nhân cách, tâm hồn trẻ thơ

Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại Nếu cuộc sống mà thiếu âmnhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời Đặc biệt đối với trẻ mầmnon thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trongtrẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chotâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.Thật đúng như vậy môn giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật luôngần gũi với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng rất yêu thích, âmnhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm nhận nghệ thuật Hoạt động này còn làphương tiện thiết thực, kết nối các môn học khác luôn sinh động

Do đặc điểm trường mầm non Cư Pang nằm trên địa bàn mà tôi đangcông tác, với đời sống kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa thật sự quan tâmđến việc học của trẻ em đặc biệt trong độ tuổi mầm non, đa số các cháu còntheo bố mẹ lên nương rẫy, trong quá trình dạy lớp chồi 2 năm học 2017-

2018 ở trường mầm non Cư Pang về các kĩ năng hoạt động giáo dục âmnhạc của trẻ còn chưa cao Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thể hiệnmình trong giờ học và giờ ngoại khóa Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻchưa được tốt hát chưa đúng giai điệu lời ca của bài hát, vận động theonhạc còn rụt rè, ngại với cô giáo và các bạn trong lớp

Nhận thấy những lí do bất cập trên với mục đích giúp trẻ học tốt môngiáo dục hoạt động âm nhạc, đem đến cho học sinh lớp mình những giờgiáo dục hoạt động âm nhạc thật hấp dẫn và thú vị Năm học 2018 – 2019

Trang 2

tôi tiếp tục nghiên nghiên cứu thêm những giải pháp mới và tiếp tục ápdụng tại lớp chồi 2 trường mầm non Cư Pang Dựa trên cơ sở chỉ đạo, triểnkhai, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các tiết dạy theo phương pháp lấy trẻlàm trung tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana, cụmchuyên môn số 2.

Tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt

bộ môn giáo dục hoạt động âm nhạc tại lớp chồi 2, tôi đã không ngừng suynghĩ và sáng tạo, việc học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, để tìm ra nhữnggiải pháp, biện pháp mới trong công tác giảng dạy và tạo ra môi trường họctập tốt nhất cho trẻ Bằng tất cả sự nỗ lực, truyền đạt thật nhiều kiến thứccho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có của mình nói chung và khảnăng cảm thụ âm nhạc nói riêng

Chính vì lí do đó mà tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và tiếp

tục nghiên cứu, áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn giáo dục hoạt động âm nhạc”tại lớp chồi 2 trường Mầm non Cư Pang.

II Mục đích nghiên cứu

Giúp trẻ phát triển giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần pháttriển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý trẻ

Giúp trẻ 4 -5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trườngmầm non Cư Pang, giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống Có khảnăng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc Để góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến các phương pháp học truyền thốngđàm thoại, luyện tập

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và hứng thú khi đượctham gia các hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận động theo nhạc, chơi tròchơi âm nhạc hay khi tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày hội,ngày lễ được tổ chức tại trường

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 3

1 Cơ sở lí luận của vấn đề

Theo module 5 về đặc điểm phát triển thẩm mỹ cho trẻ thì:

Giáo dục âm nhạc là một trong năm mặt giáo dục nhằm phát triểntoàn diện cho trẻ mầm non góp phần hình thành những yếu tốt đầu tiên củanhân cách, thẩm mỹ cho trẻ Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúpcho người giáo viên có được kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình

hỗ trợ trẻ phát triển thẩm mỹ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linh hoạt

để đạt được những mục tiêu

Theo tiêu chí 6 kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thựctiễn Chỉ số 14 kế hoạch có nội dung phản ánh các nét văn hóa, truyềnthống, tập quán, ngôn ngữ của gia đình và địa phương

- Khi trong lớp có trẻ đến từ các địa phương khác thì giáo viên cầnchú ý đến các nét văn hóa, truyền thống, tập quán và ngôn ngữ của trẻ đó

để trẻ có thể được tiếp cận thêm về một nền văn hóa, một truyền thống, mộtngôn ngữ khác

Về mặt sinh lý: Trẻ ở lứa tuổi này tim phát triển nhanh, Khi bước vàotuổi mẫu giáo nhất là từ lớp chồi trở lên trẻ đã cảm nhận những bài hátnhững điệu nhạc khác nhau tuy nhiên mỗi trẻ lại có một mức độ yêu thíchkhác nhau có trẻ say mê có trẻ lại thờ ơ vì mỗi trẻ có một môi trường sốngkhác nhau và sự giáo dục của người lớn cũng khác nhau Vì giáo dục âmnhạc là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ và có tác độnglớn đến sự phát triển tâm sinh lí cho trẻ

Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi, sẽ giúp trẻ chủ động,tích cực suy nghĩ, sáng tạo, phát triển ở trẻ về các mặt nhận thức, tình cảm

xã hội, tính tự lực, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình: mạnh dạn,

tự tin, trong giao tiếp với mọi người Từ đó trẻ sẽ có tác phong nhanh nhẹn,tinh thần vui vẻ, là động lực thôi thúc trẻ thi đua, cố gắng vươn lên Songsong với các hoạt động khác, trẻ sẽ rèn được nhiều kĩ năng trong sinh hoạthàng ngày, trong các hoạt động học và chơi như: biết nhún nhảy, vận độngsáng tạo theo nhạc, tự nghĩ, sáng tạo ra vận động, biểu cảm nét mặt, cử chỉ,

Trang 4

điệu bộ khi ca hát, biết nghe và cảm thụ được lời ca, bản nhạc chính xác vàtập tưởng tượng, lựa chọn các kĩ năng vận động đa dạng, chơi các trò chơi

âm nhạc nhanh, nhạy, tất cả đều bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày mà trẻ

đã biết

2 Thực trạng vấn đề:

Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị trường đóng trên địa bàn xã

Ea Bông thuộc xã đặc biệt khó khăn, là xã nằm trong khu vực đặc biệt khókhăn Tổng số học sinh là 26 cháu trong đó dân tộc thiểu số là 100% Donằm trong địa bàn khó khăn, điều kiện thiếu thốn nên sự quan tâm của phụhuynh đến trẻ chưa cao, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp

3 tuổi Vì vậy khi giáo viên giáo tiếp với trẻ đều rất khó khăn hầu hết trẻchưa nói rõ Tiếng Việt, giao tiếp với nhau chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻtiếng Êđê, rụt rè trước cô và các bạn cho nên hoạt động âm nhạc đối với trẻcòn khá xa lạ

Việc cho trẻ hoạt động âm nhạc hiện nay chưa mang lại kết quả nhưmong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường,tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao,các phương pháp còn mang nặng tính một chiều những yếu tố khách quanlàm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc cho trẻhoạt động với âm nhạc Phụ huynh còn chưa thực sự chú trọng việc học củacon em, chưa có kiến thức kĩ năng để hướng dẫn trẻ phát huy khả năng pháttriển thẫm mĩ của mình

Bản thân tôi đã áp dụng những giải pháp biện pháp đã nghiên cứuphù hợp sẽ giải quyết được một số vấn đề khó khăn trong quá trình trẻ thamgia hoạt động giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trường mầm non Cư Pangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâm Thời gian nghiên cứu năm học 2017 –

2018 và đến tháng 4 năm học 2018 – 2019 Qua kết quả của đề tài này màđồng nghiệp tôi đã thực hiện thì tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻcũng có bước cải tiến rõ rệt như: Trẻ hát đúng lời và giai điệu bài hát, trẻ đã

có sự hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc nhưng còn hạn chế còn gặp

Trang 5

phải đó là trẻ chủ động sáng tạo tham gia hoạt động âm nhạc, trẻ thể hiệncảm xúc trong âm nhạc thì trẻ thực hiện chưa tốt thể hiện kết quả của nămhọc 2017 – 2018, tôi chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ lớp chồi 2với sĩ số 30 trẻ, dân tộc thiểu số là 30, với kết quả như sau.

Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạtTrẻ hứng thú tham gia các hoạt

động âm nhạc

20/30

12/30 40%

Trẻ hát đúng lời và giai điệu bài hát 22/30

6,6%

8/30 3,4%

Trẻ thể hiện cảm xúc trong giai

điệu bài hát

16/30 4,8%

14/30 4,2%

- Nguyên nhân thuận lợi

Được sự đầu tư của công ty DakMan trường có cơ sở vật chất đầy

đủ Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục

vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ tương đối đầy đủ

Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, chính quyền địa phương, hộicha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ phận chuyênmôn Phòng giáo dục và đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đầu tư

về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các chị em bạn bè đồng nghiệp luôn sẵnsàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác của mình

Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham giachuyên đề do phòng, cụm chuyên môn, tổ chức tiết dạy mẫu, chuyên đề cấptrường phổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương trìnhmầm non lấy trẻ làm trung tâm

Từ khi sử dụng các biện pháp lên lớp một cách linh hoạt, sángtạo trong tiết dạy, đồ dùng trực quan sinh động với giọng hát nhuầnnhuyễn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạ bè, đồng nghiệp, không

Trang 6

ngừng sự rèn luyện bản thân và biết tìm ra những giải pháp hay nhấtnên tôi đã đem lại kết quả cao trong giờ dạy đặc biệt là môn “Giáodục âm nhạc”

Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻqua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và đồng nghiệp yêu mến

và tin giúp tôi có nghị lực trong công tác Đã tuyên truyền có hiệu quả củaviệc đưa trẻ đến trường

- Nguyên nhân khó khăn

Trường nằm trên địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, đời sống dân cưcòn nghèo nàn nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của trẻ Buôn Knul 100% là dân tộc Êđê trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảođược mức sống cho người dân nên quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gặpnhiều khó khăn trong giao tiếp, truyền đạt giữa cô và trẻ Vì thế trong tổchức hoạt động cũng có nhiều khó khăn

Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhucầu tiếp xúc với mọi người chưa nhiều khả năng giao tiếp kém nên cũngảnh hưởng một phần nào đó trong quá trình cảm thụ âm nhạc của trẻ

- Nguyên nhân của hạn chế

Đa số cha mẹ học sinh chưa xác định được tầm quan trọng của việccho con em đến trường mầm non theo đúng độ tuổi, chưa nhận thức đượctầm quan trọng của việc cho trẻ đến lớp Kiến thức về chăm sóc cũng như

kĩ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế

Cha mẹ trẻ thường cho trẻ lên rẫy cùng, không cho trẻ đến lớp theođúng độ tuổi, các hộ gia đình cách xa nhau làm hạn chế quá trình giao tiếpcủa trẻ với mọi người xung quanh, bên cạnh đó trẻ còn nhút nhát, chưamạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân

- Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực hànhquan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với ngườigiáo viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin Phát triển cho trẻ khả năng

Trang 7

cảm thụ âm nhạc cả về phần nghe, phần hát và biểu diễn Và nhiệm vụ đặt

ra đó là phải làm sao để trẻ phát triển lĩnh vực thẫm mĩ một cách có hiệuquả đúng với kết quả mong đợi mà độ tuổi trẻ cần đạt được đó là nhiệm vụ

mà giáo viên cần đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc diểm tình hình thực

tế của lớp cho nên tôi đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề như sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ, lập kếhoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ

- Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp và xây dựng môi trường vậtchất ngoài lớp học

- Nâng cao chất lượng, làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú

- Lập kế hoạt hoạt động chia lớp thành nhiều nhóm, dạy nhiều lần luânphiên nhóm

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọncác giải pháp, biện pháp phù hợp những giải pháp biện pháp đó nhằm mụcđích giúp trẻ học tốt môn hoạt động âm nhạc theo hướng lấy trẻ làm trungtâm Kích thích sự hứng thú, sáng tạo trong quá trình trẻ tham gia hoạtđộng âm nhạc

- Giải pháp1:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lập kế hoạchgiáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ lớp chồi 2 theo nguyên tắc lấy trẻ làmtrung tâm:

Khi nghiên cứu vào đề tài đầu tiên là phải hiểu được đặc điểm tâmsinh lý của trẻ, để biết trẻ cần gì và mong muốn gì Trong quá trình đi phổcập được trực tiếp trao đổi với phụ huynh, là cơ hội để tìm hiểu về môitrường sống, tính cách của trẻ từ đó lập kế hoạch hoạt động cho trẻ

Ngay từ đầu năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp chồi

2, học sinh đa số con em dân tộc thiểu số nên tôi đã đi sâu tìm hiểu đặcđiểm tâm sinh lý từng trẻ nhu cầu học của trẻ suy nghĩ hằng ngày qua biểuhiện của trẻ tại lớp

Trang 8

Từ những đặc điểm tâm sinh lý đó, bản thân nhận ra rằng: để trẻ yêuthích môn hoạt động âm nhạc thì việc lựa chọn biện pháp dạy xây dựngtheo hướng lấy trẻ làm trung tâm là rất quan trọng Tôi luôn cố gắng làmcho trẻ cảm thấy hoạt động giáo dục âm nhạc trở nên thú vị

Đặc điểm của trẻ dân tộc thiểu số là rất thích hát, múa, khả năng cảmthụ âm nhạc tốt Tận dụng được ưu điểm đó mà trong giờ hoạt động âmnhạc tôi đã đưa bài thơ, bài đồng dao lồng ghép vào hoạt động, các emtham gia một cách rất say mê, giáo viên dạy cho các em hát những bài háttheo chủ đề cũng như những bài hát trong chương trình mầm non

Dựa vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm

Cô lên kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần những công việc phải làm

để hoàn thành mục tiêu đề ra Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần,ngày

Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí như tiêu chí1: Mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ Tiêu chí 3 với chỉ số 3: Có dựkiến chủ đề Tiêu chí 2 chỉ số 3,5,6 về dự kiến chủ đề và mốc thời gian thựchiện các chủ đề

Ví dụ: Theo tiêu chí 1, chỉ số 1: trong năm học áp dụng biện pháp vàotrẻ mục tiêu đề ra cuối năm: 100% trẻ hứng thú khi học môn giáo dục âmnhạc, 90% trẻ hát đúng giai điệu vận động linh hoạt như: vỗ tay theo nhịp,vận động trên cơ thể, hát đúng lời, thể hiện đúng cảm xúc

Ví dụ: Kế hoạch tháng 8: Cô tìm hiểu, làm quen với trẻ giúp trẻ cócảm giác gần gũi, thân thiện hơn, Hát những bài hát “Lại đây với cô” để tạomối quan hệ mặt thiết với trẻ, để trẻ tự tin hơn, trao đổi với phụ huynh vềtính cách, sinh hoạt của trẻ để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí

Tháng 9, tháng 10: Cô tiến hành chọn những đề tài giúp trẻ học tốtmôn giáo dục âm nhạc phù hợp với tình hình của lớp

Ví dụ: Về lời ca: chọn các bài hát có nội dung giáo dục phù hợp vớichủ đề trong năm học, các bài hát nhẹ nhàng tình cảm, vui nhộn, dễ nhớ dễthuộc

Lập kế hoạch giáo dục 35 tuần/năm lấy trẻ làm trung tâm đảm bảomỗi trẻ đều được hoạt động với môn giáo dục âm nhạc tích cực sáng tạo:

Trang 9

Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở lớp tôi tự xây dựng

kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động âmnhạc nào với từng nhóm trẻ, tôi luôn vạch sẵn một loạt các hoạt động giúpcân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa động và tỉnh Nhận ra trạng thái củanhóm và sẽ sẵn có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phùhợp hơn

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt trẻ khác nhau về thể chất tình cảmtrí tuệ, hoàn cảnh gia đình Vì vậy đặc điểm tâm sinh lí cũng khác nhau Do

đó việc lựa chọn bài hát để dạy cho trẻ cũng khác nhau, kể cả trò chơi âmnhạc cũng vậy Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trẻ hát một cách tình cảm, âmthanh tuy vẫn chưa mềm mại, nhẹ nhàng ở từng âm vực biết giữ hơi trướclúc bắt đầu hát hoặc giữa các đoạn nhạc Hát rõ ràng, bắt đầu và kết thúcbài hát đúng lúc, bắt đầu vào giai điệu một cách chính xác Hát to dần, nhỏdần với các tốc độ khác nhau một cách tự tin khi có nhạc đệm hoặc không

có nhạc đệm cùng với người lớn Hát đơn ca những bài hát quen thuộc.Chính vì vậy giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát có chấtlượng nghệ thuật, phù hợp với tuổi đi sâu vào thế giới của trẻ, điều nàygiúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động âm nhạc và đạt kết quả tốthơn

Ví dụ: Như bài hát “Cô giáo em” – với giai điệu vui tươi nhộn nhịp,ngôn ngữ dễ hiểu và có nội dung giáo dục cao phù hợp chủ đề nói về côgiáo rất xinh sắn, dễ thương cũng như đề cao cảnh đẹp quê hương của mìnhđồng thời cũng phù hợp với chủ đề “Những nghề bé biết”

Về giai điệu: Các bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nhẹ nhàngthu hút trẻ Chọn những bài hát có giai điệu phù hợp với chủ đề nội dungbài hát cần truyền tải cho trẻ

Ví dụ: Bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” phù hợp với chủ đề:

“Bé đi đường an toàn” về giai điệu vui tươi hồn nhiên giúp trẻ hiểu đặcđiểm một số phương tiện giao thông

Về nội dung bài hát: Chọn những bài hát phù hợp với chủ đề trẻ đanghọc có tính nhân văn cao giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà cha mẹ

Trang 10

Ví dụ :bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” phù hợp với chủ đề:

“Những nghề bé biết” về giai điệu vui tươi hồn nhiên nội dung thì sâu sắcnhắc trẻ công việc hằng của cô chú công nhân yêu thương quý trọng côngviệc của mọi người trong cuộc sống giáo dục trẻ sâu sắc về nhân văn quahoạt động âm nhạc

Việc lựa chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảmnhận được âm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn

Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong lớp và xây dựng môitrường vật chất ngoài lớp học, để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động

âm nhạc

-Trong lớp:

Cô thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ởcác bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nộidung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh độnghơn

Vì thế việc tạo môi trường âm nhạc trong lớp rất cần thiết, môitrường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ Để trẻ đượchoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôntạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ đặc biệt là trẻ lớp Chồi 2 học sinhđồng bào dân tộc thiểu số 100% ngoài ra tôi còn chú trọng xây dựng môitrường Tiếng Việt cho trẻ

Tạo môi trường âm nhạc xung quanh trẻ tất cả các hoạt động hằngngày của trẻ là điều rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm vớinhững đồ dùng đồ chơi màu sắc sặc sỡ Do đó tạo môi trường đồ dùng đồchơi phong phú, đa dạng và ở trạng thái mở là giúp trẻ mạnh dạn thể hiệnkhả năng âm nhạc của mình cũng đồng thời giúp trẻ học hỏi nhau và sửacho nhau những câu hát chưa đúng lời, đúng giai điệu

Ví dụ: cho trẻ thực hiện các kỹ năng cần thiết như: vỗ, gõ múa vớinhững vận động cơ bản, trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn vàlinh hoạt qua việc thực hiện hoạt động âm nhạc

Trang 11

- Ngoài lớp:

Ở hoạt động ngoài trời buổi sáng cô cho trẻ dạo chơi hát những bài

về chủ đề Tìm hiểu một số âm thanh như: thìa, đủa, nắp vung, soong nồi,chén bát, cồng chiên các loại lon, thùng thiếc, hột hạt, gạo, các loại đá, cácdụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng nhôm bài trí thật đẹp và hấp dẫnngoài sân

Không gian trong lớp ở góc âm nhạc trang trí nhiều hình ảnh, đồ chơithật đẹp mắt thu hút trẻ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻvào góc chơi âm nhạc, phải luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo

âm thanh khác nhau định kỳ để trẻ không nhàm chán qua các chủ đề trongnăm, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động âm nhạc tốt nhất

Luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ đề đểgây sự thu hút với trẻ Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khảnăng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vậndụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat độngsáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Tại đây, trẻ tự hát hay tựvận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thíchthú và sáng tạo

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng, làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú

- Đồ dùng dạy học được sử dụng trong tiết học đóng vai trò quantrọng của việc thành công và hiệu quả giáo dục của tiết dạy Có đồ dùng đểtrẻ vừa quan sát vừa cảm nhận và được thực hành chắc chắn sẽ tạo hứngthú cho trẻ tham gia tích cực trong giờ học Bên cạnh đó trẻ còn khắc sâuđược kiến thức đã được học trong tiết dạy Chính vì vậy giáo viên luôn cốgắng tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài dạy Luôn tậndụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những phế phẩm nhưchai dầu gội đầu, tờ lịch cũ, bìa cứng, chai nhựa, xốp vụn, vải, len,… Trẻmẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm xúc với những sự vật, sự việcxung quanh Do đó, việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ phải tự nhiên

Trang 12

và lôi cuốn Đồ dùng đồ chơi âm nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vậtliệu khác nhau lôi cuốn trẻ rất hứng thú và thích được tham gia, giáo viên

có thể sử dụng nhạc baet để dạy cho trẻ qua trình chiếu màn hình ti vi hayPowerPoint

Đồ dùng tự tạo giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc, vìvậy, giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thảihay nguyên vật liệu có địa phương như tre, trúc, lon ,chai nhựa , vỏ dừa….Tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn xung quanh lớp như đàn, thanh gõ,dàn trống, trống lắc, … để thu hút trẻ vào góc chơi và thể hiện được khảnăng âm nhạc của mình Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụngphát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi và hoạt động sáng tạolàm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Do đó cần chú ý tận dụng diện tíchphòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng

cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ

Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âmnhạc như: Trống lắc, phách tre, trống tròn…

Ví dụ: Trống lắc có thể làm từ vỏ lon nước cắt đôi ra bỏ hạt đá haysỏi vào trong dán keo cẩn thận trẻ cầm không bị thương, hay cây tre trúccắt ra đoạn hai thanh đập vào nhau tạo ra tiếng kêu làm phách tre, trống từhộp bánh bằng nhôm hay sắt…

Có thể để giấy bao hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạođiều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo ý tưởng cá nhân, phục

vụ cho biểu diễn văn nghệ và nhảy múa tự do Tạo điều kiện cho trẻ tự làm

đồ dùng âm nhạc cho mình như: Làm hoa cầm tay để múa, làm nơ cài tóc

để biểu diễn, làm váy bằng giấy, váy bằng hoa, váy từ lá, áo mưa,

Tất cả những đồ dùng, đồ chơi bài trí ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy

và sử dụng Và bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn àotrẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yêntĩnh ở góc khác

Trang 13

Mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp

sẽ làm cho chúng ta tự tin hơn Do đó, để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âmnhạc thì ngoài phương pháp linh hoạt thì việc giáo viên kết hợp cho trẻđược sử dụng trang phục trong quá trình tham gia hoạt động cũng góp phầncho hoạt động sôi nổi, đạt kết quả hơn

Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc

Để khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn, thì điều đầu tiên giáoviên nên làm là giúp trẻ hứng thú, tích cực khi được tham gia vào các hoạtđộng âm nhạc Việc đưa âm nhạc đến với trẻ, giáo viên không nhất thiếtphải có biệt tài gì lớn lao, mà hơn hết là giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hộiđược cảm thụ âm nhạc và thể hiện năng khiếu của bản thân Bởi trẻ ở lứatuổi mầm non là "Học bằng chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dụcMầm non Do đó chúng ta cho trẻ cảm nhận âm nhạc bằng nhiều hình thứckhác nhau Cụ thể:

Lựa chọn một hoạt động âm nhạc, dựa vào mục đích yêu cầu để lựachọn kỹ năng cần thực hiện, tiến hành thiết kế hình thức đổi mới để đạtđược kĩ năng đã đề ra, đảm bảo “ học bằng chơi, chơi mà học – lấy trẻ làmtrung tâm”

- Bước1: Gợi ý cho trẻ cùng cô lựa chọn đề tài hoạt động âm nhạctrong phạm vi chủ đề đang học

- Bước 2: Cô chuẩn bị một số đạo cụ cho các cháu:

- Bước 3: Lựa chọn các kĩ năng dựa vào các hoạt động sinh hoạtnhư: tư thế, tác phong, thần thái nét mặt, … để gắn với các kĩ năng mà trẻsắp vận động trong bài hát

Trang 14

- Bước 4: Lập kế hoạt hoạt động chia lớp thành nhiều nhóm, dạynhiều lần luân phiên nhóm Cô đã nắm được khả năng của trẻ rồi, trong kếhoạt động cô tập trung vào khai thác các vận động đa dạng của trẻ

- Bước 5: Chọn hoạt động trọng tâm phù hợpvới trẻ của lớp mìnhTiến hành tổ chức thực hiện hoạt động âm nhạc

- Trong hoạt động trọng tâm là dạy hát:

Chọn phần trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháuhát thuộc, rõ lời bài hát và đúng nhịp Tuy nhiên phương pháp tổ chức chotrẻ cần được cô giáo lựa chọn phù hợp với khả năng của trẻ, không áp đặt,không gò ép trẻ mà cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt và tạo sự hứng thú chotrẻ

Nếu trẻ hoàn toàn chưa biết bài hát này thì giáo viên sẽ hát mẫu rồitập cho trẻ hát từng câu rõ lời và đúng giai điệu, còn như có một số trẻ đãbiết thì giáo viên nên đồng thời khuyến khích trẻ hát cùng và cần chú ýtrong khi trẻ hát đoạn nào chưa đúng lời hoặc giai điệu thì giáo viên sẽ sửacho trẻ ở đoạn đó bằng cách cô giáo hát trước trẻ hát sau được học mọi lúcmọi nơi nhất môn hoạt động âm nhạc, trẻ được học, ôn bài tìm hiểu bài háttrong mọi lúc mọi nơi tất cả các hoạt động Cô hướng trẻ tham gia hoạtđộng âm nhạc theo nhiều hình thức: vận động theo nhịp bài hát, vỗ tay theonhịp, vận động sáng tạo trên cơ thể trẻ… Cô giáo cần thay đổi hình thứcnhư sử dụng nhạc không lời từ mạng internet cùng hát với cô theo tiếngđàn, còn không cô có thể tải nhạc rồi mở cho trẻ hát cùng cô theo nhạc…Với trẻ khi có thêm âm thanh vui nhộn trẻ sẽ hứng thú hơn, không nên đểtrẻ trong một tư thế lâu là ngồi hát, đứng hát Mặt khác giáo viên cần tổchức thi đua, có khen thưởng để kích thích trẻ hứng thú hơn

Tuy nhiên việc làm này giáo viên không nên lặp đi lặp lại trong tất cảcác giờ hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ nhàm chán cho trẻ Dạy hát theo nhịp bàihát nhưng hôm sau giáo viên có thể không sử dụng đàn mà có thể cho trẻ

sử dụng thêm dụng cụ âm nhạc cho trẻ em như xắc xô, thanh gõ, trống lắc

Trang 15

… để kết hợp khi trẻ đã nhớ lời có thể hát cùng cô kết hợp sử dụng cácdụng cụ âm nhạc mà trẻ tự tạo ra.

Hay khi dạy trẻ hát giáo viên cũng phải linh hoạt Tùy theo nội dunglời ca và tính chất và tốc độ của bài để lựa chọn sao cho phù hợp Giáo viêncho trẻ đứng thành vòng tròn hay vòng cung hoặc đội hình thể dục và giữkhoảng cách nhất định giữa giáo viên và trẻ để có thể bao quát được và trẻcũng đễ theo dõi

sẽ hứng thú hơn, vừa được thể hiện theo sáng tạo đồng thời có thêm mộtcách thể hiện mới là cô chỉ dẫn

Khi trẻ đã thực hiện thành thạo rồi cô cho trẻ tự vận động theo sởthích của trẻ dưới hình thức tổ, nhóm hoặc dùng các dụng cụ gỗ đệm Bêncạnh đó cô có thể gợi ý cho trẻ cách thể hiện vận động theo nhạc trên các

bộ phận trên cơ thể

Ví dụ: Bài hát “Rửa mặt như mèo ” trẻ có thể vừa hát vừa mô phỏng

động tác méo rữa mặt Hoặc bài hát: “Đố bạn” trẻ vừa hát vừa mô phỏng

dáng điệu của các con vật phù hợp với nhịp điệu của bài hát

- Hoạt động trọng tâm là nghe hát:

Cô gợi ý cho trẻ nghe lời ca và tưởng tượng các động tác vận động,các điệu múa theo giai điệu, lời ca của bài hát Cho trẻ nghe ca sỹ trong đĩahát, tiếp đó, cô hát lần 2 , khuyến khích trẻ đứng lên múa, vận động minhhọa cho cô theo ý tưởng sáng tạo cuả trẻ Khuyến khích trẻ sử dụng đạo cụ

Trang 16

như Quạt múa, hoa, khăn, nón…, lá giao lưu cùng cô khi hát, để thể hiện,

sự gắn bó, thân thiết giữa cô và trẻ

Cô tập cho trẻ nêu cảm nhận của mình khi nghe lời ca và giai điệu bài hát,bản nhạc như: Hay, buồn, vui, êm dịu, vui nhộn, rộn ràng, lời bài hát tìnhcảm…để mỗi khi hỏi, trẻ có thể lựa chọn cách nêu cảm nhận của mình vềbài hát, bản nhạc vừa nghe chính xác, phù hợp

Ngoài các vận động trên giáo viên cần có thể gợi mở, sáng tạokhuyến khích trẻ những trò chơi như: nhảy rum ba, cha cha…để cho tiếtdạy được phong phú hơn

Ví dụ: Trò chơi “Tai nhanh hơn” Giáo viên xếp 4 cái ghế trẻ đứng

xung quanh chọn 6 trẻ lên chơi lần lượt trẻ đi vòng tròn hát bài hát chủ đềkhi nghe hiệu lệnh cảu cô vỗ tay hay lắc sắc xô trẻ chon cho mình một cáighế để ngồi bạn nào nhanh hơn sẽ có chỗ ngồi bạn nào chậm hơn sẽ mấtquyền chơi tiếp về chỗ cứ như vậy đến bạn cuối cùng

Tất cả các hoạt động đều phải được triển khai một cách liên hoàn nhịpnhàng và linh hoạt Giữa một hoạt động nhỏ cần có sự liên kết hợp lí tránhnhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt

Một trong những cách cho trẻ làm quen với âm nhạc là tổ chức cáctrò chơi âm nhạc cho trẻ tham gia.Thông qua trò chơi trẻ trực tiếp thực hiện

và cảm nhận sự nhanh chậm, cao thấp to nhỏ của âm thanh một cách tựnhiên nhất Bên cạnh đó tổ chức cho trẻ tham gia chơi không những giúptrẻ cảm nhận về âm thanh tốt mà còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vựckhác nhau Khi tổ chức chơi giáo viên giới thiệu trò chơi, phổ biến cáchchơi một cách ngắn gọn, rõ ràng

Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc để trẻ luôn hứng thúngười giáo viên phải hết sức linh hoạt, không nhất nhất là dạy hát hay dạyvận động chỉ đúng từng đó thời gian, mà tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ

để kéo dài hơn hay nên dừng tại đó hoặc đi đủ ba hoạt động dạy hát (hoặcvận động) rồi nghe hát, chơi trò chơi âm nhạc Tất cả tùy vào trẻ để giáoviên có thể linh hoạt lựa chọn hoạt động và phương pháp phù hợp

Ngày đăng: 10/05/2019, 18:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w