1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hiện luật thuế xuất nhập khẩu tại công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera

90 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Hiện Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Kinh Doanh Và Xuất Nhập Khẩu Viglacera
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, ThS. Vũ Văn Ngọc
Trường học Công Ty Kinh Doanh Và Xuất Nhập Khẩu Viglacera
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 113,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (4)
    • I. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (4)
      • 1. Khái niệm và bản chất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu (4)
        • 1.1. Khái niệm (4)
          • 1.1.1. Thuế xuất khẩu (6)
          • 1.1.2. Thuế nhập khẩu (7)
        • 1.2. Tính chất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu (9)
        • 1.3. Mã số thuế (10)
        • 1.4. Tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu (12)
      • 2. Phạm vi điều chỉnh (13)
        • 2.1 Đối tượng chịu thuế (13)
        • 2.2. Đối tượng không chịu thuế (13)
        • 2.3. Đối tượng nộp thuế, đối tượng được uỷ quyền bảo lãnh và nộp thay thuế (14)
      • 3. Phương pháp tính thuế (14)
        • 3.1 Hàng hoá hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (14)
        • 3.2. Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối (17)
        • 3.3 Đồng tiền nộp thuế (17)
      • 4. Kê khai, nộp thuế (17)
        • 4.1 Kê khai thu thuế (17)
        • 4.2 Thời điểm tính thuế (18)
      • 5. Miễn thuế, xét miễn giảm thuế (20)
        • 5.1 Miễn thuế (20)
        • 5.2 Xét miễn thuế (22)
      • 6. Hoàn thuế (22)
        • 6.1 Các trường hợp đươc xét hoàn thuế (22)
        • 6.2 Thủ tục hồ sơ xét hoàn thuế (24)
        • 6.3 Trình tự giải quyết hoàn thuế (24)
        • 6.4 Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn xét hoàn thuế (25)
      • 7. Truy thu thuế (25)
        • 7.1. Các trường hợp phải truy thu thuế xuất nhập khẩu (25)
        • 7.2. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu (26)
        • 7.3. Thời hạn kê khai tiền thuế (26)
        • 7.4. Thời hạn phải nộp số tiền thuế, tiền phạt (26)
      • 8. Quản lý, thu nộp thuế (26)
        • 8.1 Nộp thuế (26)
        • 8.3. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan (28)
      • 9. Khiếu nại và xử lý vi phạm (29)
    • II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (29)
      • 1. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987 (29)
      • 2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 (30)
      • 3. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1993 (31)
      • 4. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1998 (31)
      • 5. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 (33)
    • III. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (36)
      • 1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam (36)
      • 2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO (38)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA (40)
    • I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY (40)
      • 4.1. Vốn kinh doanh (44)
      • 4.2. Về nguồn nhân lực (45)
      • 4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (46)
      • 4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật (47)
      • 4.5. Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan nhà nước (49)
        • 4.5.1. Mối quan hệ với Chính Phủ (49)
        • 4.5.2. Mối quan hệ với Bộ Tài chính (49)
        • 4.5.3. Mối quan hệ với Bộ Xây dựng (50)
      • 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (50)
      • 6. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 2006-2008 (52)
    • II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY (56)
      • 1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (56)
      • 1.2 Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế (56)
      • 1.3 Thuế suất (58)
        • 1.3.1 Thuế suất thuế xuất khẩu (58)
        • 1.3.2 Thuế suất thuế nhập khẩu (59)
      • 2. Kê khai nộp thuế (61)
      • 3. Hoàn thuế xuất nhập khẩu (68)
    • CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA (71)
      • 1. Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước (71)
      • 2. Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật thuế xuất nhập khẩu (72)
      • 3. Những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước (80)
        • 3.1 Đối với Bộ Tài Chính (80)
        • 3.2 Đối với Tổng cục Hải quan (81)
        • 3.3 Đối với cơ quan quản lý thuế (81)
        • 3.4 Đối với Bộ xây dựng (82)
      • 4. Những kiến đối với công ty (82)
  • KẾT LUẬN (83)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1 Khái niệm và bản chất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và khu vực nước ta đã và đang từng bước hoà mình để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú Mỗi quốc gia độc lập và có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới và cửa khẩu của quốc gia mình Thuế đánh vào hàng hoá trong các trường hợp này được gọi chung là thuế quan Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay thì pháp luật của các quốc gia về thuế quan ngày càng có khuynh hướng hội nhập với khu vực và thế giới.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam thì thuế quan được gọi với tên chung là thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới và cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Nhà nước ban hành vào năm 1951 Vào thời điểm này thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ chủ yếu giúp Nhà nước ta thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng kinh tế tự do và vùng bị địch tạm chiếm, bảo vệ và phát triển vùng kinh tế tự do, thúc đẩy việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân và phục vụ cho quân đội Phương châm đấu tranh kinh tế với địch mà chúng ta thực hiện vào giai đoạn đó là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trong nước Xuất phát từ chính sách kinh tế như vậy mà Nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng kinh tế tự do, đồng thời hạn chế nhập khẩu các hàng hoá từ vùng bị địch tạm chiếm Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ 30% trở lên.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch 1987 là luật thuế đầu tiên được Quốc hội khoá VIII thông qua thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương có từ trước đối với khu vực kinh tế quốc doanh Đây là thứ thuế đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành bằng hình thức luật khá hoàn chỉnh nhằm tăng cường quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lý, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước(NSNN) Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/1988.

Trong những năm tiếp theo do sự thay đổi của chính sách kinh tế và hoàn cảnh kinh tế- xã hội của đất nước mà Nhà nước ta đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế của từng giai đoạn vào các năm 1991, 1993, 1998, 2005.

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mậu dịch 1987 Theo đó Nhà nước đánh thuế xuất khẩu, nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch Đối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu vực phi thuế quan vào khu vực thuế quan như hàng hoá từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước và hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào các khu chế xuất.

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu,nhập khẩu đối với hàng hoá mậu dịch là thuế gián thu Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tuỳ theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc mang tính chất trực thu.

Thuế xuất khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đánh vào những mặt hàng xuất ra khỏi cửa khẩu, biên giới của quốc gia hoặc từ khu vực chế xuất ra thị trường bên ngoài dựa trên Biểu thuế xuất khẩu Theo nguyên tắc thì thuế xuất khẩu phải được nộp khi đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế xuất khẩu cũng như tất cả các loại thuế khác đều đựơc sử dụng vào mục đích tăng thu cho Ngân sách nhà nước Ngoài ra, nó còn mang những mục đích sau:

- Bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trong nước

- Khuyến khích sản xuất trong nước trên những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế bằng chính sách ưu đãi xuất khẩu

Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế xuất khẩu.

Các nhóm mặt hàng không được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu 0% (không phần trăm) Các nhóm mặt hàng được ghi rõ tên trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.

Riêng Biểu thuế xuất khẩu không xây dựng danh mục đầy đủ theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam mà chỉ chi tiết những nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu Biểu thuế xuất khẩu được chia thành 4 cột:

- Cột thứ 1, là cột số thứ tự của nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.

- Cột thứ 2, là cột mô tả hàng hoá.

- Cột thứ 3, là nhóm, mã số có chứa nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu

- Cột thứ 4, là cột thuế suất thuế xuất khẩ

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế nhập khẩu còn được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế Tại một số quốc gia, cơ quan chức năng khi tính thuế nhập khẩu cũng tính luôn cả thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng nhập khẩu đó, mặc dù thuế giá trị gia tăng về nguyên lý chỉ được đánh khi hàng hóa tham gia lưu thông Một số quốc gia có chính sách hoàn thuế nhập khẩu cùng thuế VAT khi các mặt hàng nhập khẩu được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan(trong đó có thuế nhập khẩu) thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư Các khối thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối.

Buôn lậu trong lĩnh vực nhập khẩu là hành vi mà một số tổ chức, cá nhân thực hiện trái luật để trốn thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng có thể để:

- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại

- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987:

Luật có hiệu lực thi hành từ 01/2/1988.

- Thuế được áp dụng với tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam (trừ hàng hoá xuất, nhập khẩu có sự thoả thuận riêng về thuế xuất nhập khẩu giữa Chính phủ Việt Nam với các nước khác)

- Tất cả các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu hàng hoá đều phải nộp thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch

- Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu đi, theo hợp đồng; đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp đồng Trong trường hợp mua hoặc bán theo các phương thức khác thì căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ Tỷ giá giữa đồng Việt nam với tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố

- Thuế suất đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu được áp dụng theo hai mức ghi trong hai cột: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông

- Thuế suất tối thiểu áp dụng với hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu liên quan đến các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và những trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quy định Thuế suất phổ thông áp dụng với hàng hoá xuất nhập khẩu qua các nước khác, ngoài những trường hợp ghi trên đây.

2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991:

- Danh mục các nhóm hàng, mặt hàng trong biểu thuế XNK được xây dựng dựa trên hệ thống danh mục hàng hoá và mã hoá thống nhất của Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (ký tại Bruxelles ngày 19-6-1983) gồm 97 chương và hơn hai nghìn nhóm ngành hàng Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ta từng bước hoà nhập vào quá trình hợp tác quốc tế về thuế quan và mậu dịch, khắc phục những tồn tại đã gặp khi áp dụng danh mục cũ theo khối SEV quá đơn giản.

- Biểu thuế gồm 2 cột: thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi, tương tự như cột thuế suất phổ thông và cột thuế suất tối thiểu trong biểu thuế XNK mậu dịch cũ Tuy nhiên, có điểm khác là ở luật cũ, 2 loại thuế suất này đều được ghi trong biểu thuế; ở Luật mới, trong biểu thuế chỉ ghi thuế suất thông thường,còn thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ mua bán với Việt nam và những trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quyết định (Ví dụ trường hợp không có ký kết nhưng Chính phủ ta đơn phương cho một nước nào đó được hưởng mức thuế ưu đãi này trong quan hệ buôn bán với ta) Theo Nghị định số 110-HĐBT ngày 31/3/1992 thì thuế suất ưu đãi được áp dụng thống nhất bằng 70% thuế suất thông thường ghi trong biểu thuế Các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi khác với quy định trên sẽ do Hội đồng Bộ trưởng quyết định cụ thể theo đề nghị của Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan.

3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1993:

Luật thuế xuất nhập khẩu 1993 không có những thay đổi lớn về mặt chính sách mà chỉ có những sửa đổi bổ sung một số điều

4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1998:

Việc áp dụng Luật thuế GTGT (bắt đầu từ 1/1/1999) cả đối với hàng nhập khẩu đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XNK) phải được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ trong các chính sách thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời phải phát huy tác dụng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Mặt khác, Việt nam đã là thành viên của ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA), đã ký Hiệp định thương mại với Liên hiệp Châu âu, chuẩn bị trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) và chuẩn bị điều kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)- Hoàn cảnh đó đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của ta phải có những sửa đổi, bổ sung để tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện những cam kết quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

- Thuế suất mới đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:

+ Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam: Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng, do Chính phủ quy định;

+ Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định biểu thuế theo danh mục, nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng Căn cứ vào Biểu thuế do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ quy định Biểu thuế theo danh mục mặt hàng và thuế suất cụ thể đối với từng mặt hàng;

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu Chính phủ quy định thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng theo thoả thuận đã được ký kết với các nước.

Ngoài việc nộp thuế theo quy định trên, đơn vị có hàng hoá được nhập khẩu vào Việt nam trong các trường hợp sau đây còn phải nộp thêm thuế nhập khẩu bổ sung theo tỷ lệ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định:

+ Giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt nam;

+ Giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt nam;

+ Có xuất xứ từ nước có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đôí xử khác đối với hàng hoá của Việt nam.

- Luật sửa đổi, bổ sung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn quy định thêm một số nguyên tắc, thẩm quyền của cơ quan thuế về kiểm tra, truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu nếu phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn trong việc tính thuế để có căn cứ pháp lý giải quyết trường hợp sau khi thu, nộp thuế xong mới phát hiện khai man, trốn thuế, nhầm lẫn về thuế, một vướng mắc thường phát sinh vì chưa có qui định rõ ràng, đầy đủ trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước đây.

5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1 Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam:

Trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam phải thay đổi rất nhiều các quy định về luật thuế, trong đó thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Việt nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế.

Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) thời gian thực hiện sau 5-7 năm.

Trong toàn bộ biểu cam kết, việt nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế hiện hành 3170 dòng thuế (chiếm

30% số dòng của Biểu thuế ), chủ yếu là đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất và một số phương tiện vận tải.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10% Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản) Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6% So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.

Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phám Urugoay (1994) như sau: trong lĩnh nông nghịêp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).

Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.

Những ngành mà Việt Nam rham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.

Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số…sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau

3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.

2 Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO:

Cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nước Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược về giá Một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, thuế nhập khẩu vẫn là biện pháp quan trong để bảo hộ sản xuất trong nước Nhưng theo các cam kết của WTO và hiệp định tự do hoá thương mại (AFTA ), thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm trong thời gian năm tới và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 – 12 năm Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, sẽ có 36% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu so với hiện hành Với mức cắt giảm như đã cam kết, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm thuế khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm Khi đó số thu thuế nhập khẩu sau khi thực hiện cắt giảm giai đoạn 5 năm gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4800 tỉ đồng Trung bình giảm khoảng 1000 tỉ đồng / năm, tương đương khoảng 6 -7 % số thu thuế nhập khẩu hàng năm

Gia nhập WTO, Vịêt Nam sẽ cạnh tranh với nhiều đối tác có lợi thế về công nghệ, về giá cả, vận chuyển và chủ động nguồn nguyên liệu … trong khi biện pháp bảo hộ bằng thuế không còn thì khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất trong nước

Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của WTO, Vịêt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo AFTA khu vực Theo cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0 – 5% Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có các biện pháp điều chỉnh, vì các nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu Vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25- 27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo tiêu chí để được miễn thuế mớí chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN Tuy nhiên, khi FTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn

Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước Việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu Bên cạnh đó, dưới tác động giản tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu thuế từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt Nếu xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.

Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tư, mở rộng sản xuất, hạn chế tối đa những tác động bất lợi về biến động của giá cả Không chỉ có vậy,chính sách ưu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bước mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ưu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ Đây cũng là một bước để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu:

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 – Hoàng Quốc Việt- Cầu giấy- Hà Nội Điện thoại: 04.7567712

Email: Viglacera- exim@fpt.vn

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu mà tiền thân là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng(Viglacera) được thành lập theo quyết định 217/ QĐ- BXD ngày 17/5/1998 có tên giao dịch quốc tế là: Business and Import Export Company nay có tên giao dịch mới là: Trading and Exporrt – Import Company, viết tắt là TRADIMEX.Trụ sở công ty lúc đăng ký kinh doanh đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công tyThuỷ tinh và Gốm xây dựng – 43B Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hố, Hà Nội.Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,HàNội Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quanTổng công ty, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng phê duyệt.

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước; Nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại gạch ngói, đát sét nung, gạch ốp lát ceramic, granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngàng xây dựng; Xuất khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.

2.Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có 2 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phâm do các công ty thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, giúp cho sản xuất của công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả cao.

- Chức năng xuất nhập khẩu: Xuất khẩu các loại gạch ngói, đất sét nung, gạch ốp lát các loại Ceramic, Granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngành xây dựng.

Nhập khấu vật tu, nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và phục vụ kinh doanh.

Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.

Nhiệm vụ của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: Để thực hiện các chức năng trên của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu phải thực hiện những nhiệm vụ ( có thay đổi theo thời gian) như sau:

- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các đơn vị thành viên bao gồm cả việc bảo đảm những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra qua đó thu được lơị nhuận Xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn để trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại.

3.Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:

Là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc do vậy cơ cấu quy mô, tổ chức biên chế nhân sự Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển của Công ty bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả cao Khi mới thành lập do mới chỉ chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chỉ bao gồm 4 phòng là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu nhưng hiện nay do sự phát triển của Công ty mà thực chất là sự mở rộng ngành nghề kinh doanh ( thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài Tổng công ty đi làm việc tại nước ngoài) nên Công ty có thêm phòng mới là phòng Xuất khẩu lao động.

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty: Bảng

Cũng giống như đại đa số các công ty ở Việt Nam hiện nay sơ đồ tổ chức của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu theo một mô hình trực tuyến, chức năng trong đó:

Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trứơc Tổng giam đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu được Chủ tịch HĐQT tại quyết định số 64/TCT- HĐQT ngày 11/7/2000 Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

Giúp việc cho Giám đốc:

- Phó giám đốc kiêm trưởng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

- Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh

Các phó giám đốc công ty là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ

PhòngTC-HC sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động,tiền lương ,đào tạo ,thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động.

Phòng xuất khẩu lao động: có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà công ty đang khai thác và ngày càng mở rộng các thị trường trên thế giới.

4.Các đặc điểm của Công ty:

- Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đ VNĐ, được chia thành các cổ phần và mỗi cổ phần có trị giá 10.000 đ VNĐ Trong đó vốn điều lệ phát hành ban đầu là : 500.000 cổ phần.

Cơ cấu vôn điều lệ:

- Cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư: 75%.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

1.Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu:

1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu

1.2 Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế:

Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam và được thực hiện như sau:

Các cán bộ của công ty có những nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá tính thuế đều được quán triệt tuân thủ theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

*Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà công ty ký theo hợp đồng mua bán hàng hoá trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: a Đối với hàng hoá xuất khẩu: là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F) Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá; b Đối với hàng hoá nhập khẩu: b1 Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên. b2 Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của

Bộ Tài chính thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hoá nhập khẩu Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc xác định giá tính thuế nêu tại điểm này Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc phù hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận thương mại qua giá

Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân hàng ngày Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân hàng ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá) hoặc thông tin không đến được cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó. Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la

Mỹ (USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường Quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Đồng tiền nộp thuế:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam Trường hợp đối tượng nộp thuế muốn nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

1.3.1 Thuế suất thuế xuất khẩu:

Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tạiBiểu thuế thuế xuất khẩu Hầu như các mặt hàng xuất khẩu của công ty đều chịu thuế xuất khẩu khá cao Thuế suất của các mặt hàng xuất khẩu của công ty được dẫn chiếu tại chương 69 và 70 của Quyết định 69/ 2003/QĐ- BTC.

1.3.2 Thuế suất thuế nhập khẩu:

Thuế suất thuế nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường, cụ thể như sau: a Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi. Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:

- Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. b Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quy định trong thỏa thuận. Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với ViệtNam Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong danh mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng nước hoặc khối nước do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền công bố.

- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước hoặc khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quy định khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan vẫn tính thuế theo mức thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết và kê khai của đối tượng nộp thuế Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình C/O theo đúng quy định cho cơ quan Hải quan Trường hợp không xuất trình được C/O theo đúng quy định thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. c Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.

Thuế suất thông thường cao hơn 50% (năm mươi phần trăm) so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi và được tính như sau:

+ Thuế suất ưu đãi x 50% d Hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu thuế bổ sung (theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 20/5/1998)

Thuế bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng.

NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA

1 Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước:

Cần phải tập trung phát triển những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn,chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, phát triển các mặt hàng mới.Chúng ta nên tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô Thực tế cho thấy rằng, mặc dù chúng ta xuất khẩu khối lượng hàng hoá lớn nhưng hầu như chỉ là những mặt hàng có giá trị thấp, ngược lại chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng có giá trị rất cao như các dây chuyến máy móc, thiết bị…hơn thế nữa do chính sách nhập khẩu hiện hành chưa có được những chế tài nghiêm minh nên trong quá trình nhập khẩu còn có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, Nhà nước hay doanh nghiệp thì cam chịu bỏ ra số tiền rất lớn để nhập khẩu các dây chuyền sản xuất mới nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành, doanh nghiệp nhưng các cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao lại làm không đúng như vậy Không hiểu họ không hiểu hay cố tình không hiểu mà lại đương nhiên ký những hợp đồng nhập những dây chuyền sản xuất được coi là những cổ máy lạc hậu khoảng vại chục năm về để rồi lại sửa chữa, lại xin kinh phí bảo dưỡng Như vậy, mặc nhiên các doanh nghiệp tự chôn chân mình Để khắc phục hiện tượng này, chính sách xuất nhập khẩu của chúng ta phải có những chế tại nghiêm minh quy định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đó Mặt khác phải tìm kiếm và đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, thâm nhập vào các thị trường mới, đối với mỗi thị trường, mỗi mặt hàng xuất khẩu phải có những nghiên cứu và đề ra những giải pháp thật cụ thể, rõ ràng Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và chú trọng công tác dự báo xu hướng thị trường, đặc biệt là thu thập và phân tích thông tin từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản để tránh hiện tượng bị ép giá, bị thụ động…

2 Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật thuế xuất nhập khẩu:

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành của Việt Nam tuy được đánh giá là đã có những tiến bộ song nó vẫn còn tồn tại những bất cập sau:

- Có thể nói, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác nhau; Ngoài ra còn áp dụng biện pháp bảo hộ có trọng điểm, có thời gian,phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ chưa cao,chưa chọn lọc, chưa xác định thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động, còn thiếu các công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối,trong khi các công cụ bảo hộ này hoàn toàn có thể thay thế cho biện pháp áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, chưa triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử theo quy định củaLuật thuế xuất - nhập khẩu, vẫn còn một số mặt hàng linh kiện chi tiết rời hoặc nguyên liệu để sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện - điện tử có mức thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm.

Theo ý kiến các nhà phân tích, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta hiện nay đang được xây dựng theo nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản xuất nội địa Mức độ bảo hộ không được phân biệt theo lợi thế cạnh tranh Việc phân tích các tỷ lệ bảo hộ thực tế cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu Như vậy, tác dụng bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu dùng trên thị trường trong nước mà không khuyến khích xuất khẩu Xuất khẩu chưa trở thành đích phục vụ chủ yếu của nhập khẩu nên càng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi Việt Nam tham gia vào thương mại khu vực và thế giới khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiễm lĩnh thị trường.

- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tương đồng với chính sách thuế trong khu vực và trên thế giới Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành có khá nhiều mức thuế suất (18 mức) kết hợp với một số khoản thu chênh lệch giá (bản chất vẫn là thuế nhập khẩu) đối với một số mặt hàng gây hiểu nhầm là có quá nhiều khoản thu đối với hàng nhập khẩu, không phù hợp với thông lệ chung Hơn thế nữa, chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn chưa bao quát hết nguồn thu, mức thuế suất bình quân của biểu thuế hiện hành còn thấp (xấp xỉ 8% kim ngạch), trong khi ở các nước trong khu vực như Thái Lan - 17%, Malaysia - 18%, Indonesia - 15% mà các nước này cũng đang chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam Đại đa số các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi có thể thu thuế nhập khẩu trên diện rộng ở một số nhóm mặt hàng.

- Mặc dù đã bắt đầu triển khai áp dụng việc xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, song thời gian đầu do hạn chế về đối tượng áp dụng và một số vấn đề trong công tác chuẩn bị nên trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu nói riêng còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa tuân thủ một cách chặt chẽ nội dung của Hiệp định Điều này khiến cho quá trình áp dụng rất phức tạp, cùng một lúc tồn tại nhiều quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu, do vậy không thể tránh khỏi gian lận thương mại qua giá Việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng và loại bỏ hoàn toàn bảng giá tối thiểu về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhưng với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, để kiểm tra được tính chính xác của giá thực thanh toán không đơn giản Giá tính thuế nhập khẩu là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, nó liên quan đến nhiều nội dung của Luật thuế xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là tâm điểm chú ý của các doanh nhân cũng như các tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với chúng ta. Hay nói một cách khác, giá tính thuế là một yếu tố hết sức nhạy cảm, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng các quan hệ thương mại, đòi hỏi phải có các giải pháp để công tác quản lý giá tính thuế ngày càng hoàn thiện hơn.

- Về cơ bản, những quy định của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đã tạo thực hiện cho công tác quản lý hành chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, hay thay đổi Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ những ngành sản xuất non trẻ, phù hợp với sự xuất hiện nhiều mặt hàng mới trên thị trường nhưng lại gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời các doanh nghiệp sẽ bị động trong tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương án thuế thay đổi. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm để đứng vững trên thị trường quốc tế.

- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành vẫn còn chứa đựng quá nhiều mục tiêu Việc theo đuổi các mục tiêu xã hội đã dẫn đến quy định chế độ miễn giảm thuế còn khá rộng (như miễn giảm thuế đối với hàng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, máy móc thiết bị, vật tư nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) đã làm cho chính sách thuế thêm phức tạp, thiếu minh bạch, mất đi tính trung lập của thuế.

Xuất phát từ những hạn chế đã nêu ở trên em xin đưa một số hướng giải quyết nhằm hoàn thiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu để góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp:

- Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ định hướng của các ngành kinh tế và yêu cầu của các tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia, chúng ta có thể chia các mức độ bảo hộ thành 5 cấp độ Cấp độ bảo hộ của một ngành sẽ được xác định dựa vào hệ số bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ danh nghĩa của ngành đó dự kiến trong tương lai.

Hệ số bảo hộ hiệu quả được xác định theo công thức sau:

Trong đó: - ERP là hệ số bảo hộ hiệu quả của một ngành hoặc một mặt hàng.

- t là mức thuế quan bình quân đơn giản đánh vào sản phẩm đầu ra của ngành đó.

- l là thuế quan bình quân gia quyền đánh vào đầu vào đối với ngành đó (tính theo giá thế giới).

- r là tỷ lệ nguyên vật liệu sử dụng trên tổng giá trị đầu ra của ngành đó (tính theo giá thế giới).

+ Đối với những ngành mà Việt Nam thực sự có thế mạnh về xuất khẩu,lượng nhập khẩu không đáng kể (đây là nhóm ít bị ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập và có cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế), dự kiến hệ số bảo hộ hiệu quả là 11%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 10%, đầu vào từ 0% - 3%/.

+ Đối với những ngành hàng là đầu vào của các ngành sản xuất và được định hướng đầu tư phát triển trong tương lai cần có sự bảo hộ thích đáng hoặc một số ngành tuy đã được đầu tư nhưng không có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp trong cả hiện tại và tương lai, số bảo hộ hiệu quả dự kiến là 50%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 20%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 0% - 5%.

+ Đối với những ngành hàng mà trong nước đã sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và những ngành hàng bước đầu đã có thế mạnh xuất khẩu nhưng vẫn cần có sự bảo hộ nhất định, hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến từ 55% - 80%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 30%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 5% - 10%.

+ Đối với những ngành hàng có triển vọng lợi thế cạnh tranh do tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động nhưng hiện tại đang bị đe doạ bởi hàng ngoại nhập nên cần phải có sự bảo hộ thích đáng (như ngành dệt may, giày dép ), hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến khoảng 85% - 120%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 40%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào là 10%.

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w