1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà.docx

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 102,44 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Thực trạng đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà (3)
    • I. Giới thiệu chung về Công ty CPXDHT Sông Đà (3)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 2. Cơ cấu tổ chức Công ty (5)
    • II. Vốn đầu tư tại Công ty (6)
      • 2. Cơ cấu vốn đầu tư phân bổ theo các đơn vị của Công ty (0)
      • 3. Nguồn vốn đầu tư tại Công ty (0)
    • III. Nội dung hoạt động đầu tư của Công ty trong một số năm qua (0)
      • 2. Đầu tư xây dựng cơ bản (18)
      • 3. Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý (20)
      • 4. Đầu tư vào nguồn nhân lực (24)
      • 5. Đánh giá hiệu quả đầu tư trong Công ty (30)
  • Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong Công ty (34)
    • I. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010 (34)
    • II. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty CPXDHT Sông Đà trong thời gian tới (0)
      • 1. Thuận lợi và khó khăn (36)
        • 1.1. Thuận lợi (36)
        • 1.2. Khó khăn (37)
      • 2. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian tới (38)
        • 2.1 Giải pháp chung (38)
        • 2.2. Các giải pháp cụ thể (39)
          • 2.2.1 Giải pháp về vốn (39)
            • 2.2.1.1 Giải pháp thu hút vốn (39)
            • 2.2.1.2. Sử dụng vốn (41)
          • 2.2.2. Giải pháp về nhân lực (42)
          • 2.2.3. Nâng cao năng lực của xe máy, thiết bị và công nghệ (43)
          • 2.2.4. Giải pháp về thị trường (44)
          • 2.2.5. Thực hiện đấu thầu khi mua sắm các máy móc thiết bị (47)
          • 2.2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án (49)
          • 2.2.7. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý (51)
          • 2.2.8. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu quả hơn (52)
      • 3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước (53)
  • Kết luận (57)

Nội dung

Mục lục LuËn v¨n tèt nghiÖp Bé m«n Kinh tÕ §Çu t LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế của đất nước ta đã có nhiều khởi sắc GDP liên tục tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày cà[.]

Thực trạng đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà

Giới thiệu chung về Công ty CPXDHT Sông Đà

1 Quá trình hình thành và phát triển

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 13/1998/QH10 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

Căn cứ quyết định số 1270/QĐ – BXD ngày 18/10/2002 và quyết định số 1653/QĐ- BXD ngày 9/12/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển trạm bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà 9 – doanh nghiệp nhà nước thuộc TCT Sông Đà thành công ty cổ phần.

Công ty CPXDHT Sông Đà là một doanh nghiệp hoạt động theo đúng Luật doanh nghiệp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2003, hạch toán độc lập trực thuộc TCT Sông Đà

Các cổ đông của Công ty bao gồm: Công ty Sông Đà 9 sở hữu 30,4%, Công ty Sông Đà 10 sở hữu 20,5%, Công ty cổ phần đầu tư phát triển khu đô thị và công nghiệp Sông Đà (Sudico) sở hữu 15%, cán bộ công nhân viên trong Công ty sở hữu 16%, ông Vũ Văn Bẩy- Giám đốc Công ty sở hữu 12,1%, Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Sông Đà sở hữu 6%.

Chức năng sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm các lĩnh vực:

 Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm

 Sản xuất và lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép

 Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.

 Sản xuất kinh doanh điện

 Tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế.

 Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông, đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế đến 110KV.

 Thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, lắp đặt các đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại.

 Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, vật tư thiết bị, phụ tùng máy xây dựng. Định hướng phát triển của Công ty các năm tiếp theo là:

1 Chú trọng đến công tác sản xuất công nghiệp, phát triển kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng và các dự án của Công ty

2 Xây dựng Công ty thành Công ty có tiềm năng kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống.

3 Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh,góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ĐẠI HỘI ĐỒNG ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÒNG QUẢN LÝ KINH TẾ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Ban QL các DAĐT Đội thi công xây lắp s 1-6

2 Cơ cấu tổ chức Công ty

Tính đến ngày 31/12/2005 toàn Công ty có 365 lao động trong đó số cán bộ quản lý kỹ thuật là 134 người và số công nhân là 231 người Số lao động trực tiếp là 323 người, số lao động gián tiếp là 42 người Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Vốn đầu tư tại Công ty

1 Cơ cấu vốn đầu tư

1.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo các năm

Trong quá trình thực tập tại Công ty CPXDHT Sông Đà tác giả đã cố gắng tìm hiểu những thông tin cần thiết nhưng do số liệu ở Công ty chỉ được công bố khi mà số liệu này đã được đơn vị chủ quản là TCT Sông Đà xem xét và phê duyệt do vậy mà quá trình này diễn ra rất lâu Ngay tại thời điểm thực tập thì số liệu của năm 2006 vẫn chưa được Công ty công bố, chính vì vậy mà tác giả chưa có được số liệu năm 2006.

Trong ba năm từ 2003 đến 2005 tổng số vốn đầu tư của Công ty là 21.338.589.453 VNĐ với cơ cấu vốn như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp vốn đầu tư theo các năm 2003 – 2005 (đơn vị: VNĐ)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu đầu tư theo các năm 2003 – 2005

Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư theo các năm chúng ta có thể thấy rằng:

N ă m 2005, 8% vốn đầu tư theo các năm không đồng đều nhau mà có năm Công ty đầu tư nhiều và cũng có năm đầu tư ít Nếu như trong năm 2003 Công ty chỉ đầu tư 5.259.124.288 VNĐ chiếm 25% thì đến năm 2004 Công ty đã đầu tư tới 14.426.268.198 VNĐ chiếm 67% Trong năm 2005 Công ty chỉ đầu tư 1.653.196.967 VNĐ chiếm 8% Nguyên nhân chính của việc đầu tư không đồng đều các năm là do nhu cầu thi công các công trình mà Công ty được TCT giao thực hiện, các công trình mà Công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng như: que hàn, bê tông thương phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các đơn vị thành viên trong TCT. Trong năm 2004 Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều nhất là do đã tiếp nhận được việc thi công một số hạng mục của công trình dự án cụm Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng tại số 2 - Nguyễn Tri Phương thành phố Huế, sản xuất bêtông thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thi công các hạng mục của khu đô thị Mỹ Đình của các đơn vị thành viên trong TCT.

1.2 Cơ cấu vốn đầu tư phân bổ theo các đơn vị của Công ty

Trong Công ty CPXDHT Sông Đà hiện nay, bên cạnh các phòng chức năng thì Công ty còn có các Xí nghiệp nằm ở các địa phương khác nhau như: đội thi công 1-6, Xí nghiệp hạ tầng và xây lắp số 2 ở Mỹ Đình, Nhà máy que hàn Sông Đà - Thượng Hải ở Hà Tây, Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1 ở Nghệ An, Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng ở

Hà Tây Do vậy mà hoạt động đầu tư ở Công ty còn có thể được phân chia theo các đơn vị Trong ba năm, từ năm 2003 cho đến năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 21.338.589.453 VNĐ Công ty đã thực hiện đầu tư ở các đơn vị, cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Tổng hợp vốn đầu tư cho các đơn vị của Công ty giai đoạn 2003 – 2005 (đơn vị: VNĐ)

Tên đơn vị được đầu tư Vốn đầu tư Đội thi công xây lắp 1- 6 2.430.116.081

Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2 3.399.254.830

Xí nghiệp bêtông và vật liệu xây dựng 4.423.732.291

Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1

Ban quản lý các dự án 2.477.568.038

(Nguồn: Tổng hợp từ bảo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu đầu tư theo các đơn vị từ năm 2003 đến năm 2005

Tại mỗi đơn vị được đầu tư thì số vốn đầu tư được phân bổ vào các hoạt động đầu tư chủ yếu là: đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư vào phương tiện vận tải và vật truyền dẫn

Cụ thể tại từng Xí nghiệp như sau:

Bảng 1.3: Tổng hợp vốn đầu tư tại từng đơn vị theo nội dung đầu tư

Tên Đội thi công Nhà máy Xí nghiệp XL Xí nghiệp Xí nghiệp XL Ban QLDA

Xí nghiệp XL và HT 24% số 2 16%

Xí nghiệp XL và SXVLXD số 116% đơn vị xây lắp 1-6 que hàn và HT số 2 SXBT và

VLXD và SXVLXD số 1 Đầu tư

PTVT và vật truyền dẫn

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)

2 Nguồn vốn đầu tư tại Công ty

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tại Công ty dựa vào hai nguồn chủ yếu là: đi thuê tài chính của các đơn vị khác (ngân hàng, các đơn vị thành viên trong TCT), các đơn vị mà Công ty hay thuê mua tài chính đó là: Công ty cho thuê tài chính – ngân hàng công thương Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính – ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty Sông Đà 9 Phần tự đầu tư từ chính nguồn vốn của Công ty (gồm vốn chủ sở hữu, lợi nhuận để lại và phần trích khấu hao), ngoài ra còn có phần vốn do Công ty huy động từ việc bán cổ phần để đầu tư Trong ba năm với tổng mức đầu tư là 21.338.589.453 VNĐ thì phần vốn mà Công ty đi thuê là 9.010.994.837 VNĐ chiếm 42%, phần do Công ty tự đầu tư là 9.848.875.493 VNĐ chiếm 46%, phần do Công ty tự đầu tư từ nguồn khác (huy động từ bán cổ phần và quỹ đầu tư phát triển của Công ty) là 2.478.719.123 VNĐ chiếm 12%.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty theo hình thức đầu tư

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty chúng ta có thể thấy rằng: nguồn vốn đầu tư từ thuê mua tài chính vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, chiếm tới 42%, nguồn vốn khác vẫn còn chiếm một tỉ lệ thấp, chỉ có 12% Đây chính là một hạn chế lớn mà cần phải khắc phục vì phần vốn đi thuê tài chính lớn sẽ làm cho Công ty không chủ động được trong hoạt động đầu tư và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do phải trả lãi lớn Tuy nhiên thuê mua còn có ưu điểm hơn so với đi vay hoàn toàn vốn để mua đó là sau khi sử dụng Công ty có thể mua lại với giá rẻ hơn, vốn bỏ ra ban đầu để có thể sử dụng thiết bị ít hơn so với vay hoàn toàn để mua.

II Nội dung hoạt động đầu tư của Công ty trong một số năm qua

Với tiền thân chỉ là một xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm của Công ty Sông Đà 9, chức năng nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất bê tông thương phẩm Từ khi thành lập năm 2002, Công ty CPXDHT Sông Đà đã không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề, lĩnh vực mới như: sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất lắp kết cấu thép; kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp; sản xuất kinh doanh que hàn;

Thuê mua tài chính42% sản xuất kinh doanh điện; nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện …

Trong những năm qua được sự giúp đỡ và chỉ đạo của TCT, sự giúp đỡ của các đơn vị thành viên TCT cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân Công ty, Công ty đã tiếp xúc và nhận thầu được rất nhiều các công trình như: công trình thuỷ điện Bản Vẽ, công trình thuỷ điện Nậm Chiến, các hạng mục của công trình thuỷ điện Sơn La, công trình thuỷ điện Bình Điền; dự án cụm Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng tại số

2 - Nguyễn Tri Phương thành phố Huế; các công trình tại khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì; các hạng mục của nhà máy xi măng Hạ Long … Để đáp ứng khả năng thi công các công trình trên và thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp đa dạng hoá các ngành nghề, bên cạnh các loại phương tiện máy móc thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn lực sẵn có Công ty đã không ngừng chú trọng mua sắm thêm các loại máy móc thiết bị mới, xây dựng các nhà máy mới, xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty.

1 Đầu tư vào máy móc thiết bị

Năm 2003: Công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị với tổng trị giá là

2.597.909.125 VNĐ trong đó Công ty đã lấy từ quỹ khấu hao năm 2002 và một phần vốn chủ sở hữu để mua mới với giá trị là 1.045.211.095 VNĐ phần còn lại là 1.551.698.030 VNĐ là phần mà Công ty đi thuê tài chính của các đơn vị khác Với số vốn trích ra từ quỹ khấu hao và lấy từ vốn chủ sở hữu Công ty đã tiến hành mua mới các loại máy móc phục vụ cho hoạt động thi công các công trình và hoạt động sản xuất như: máy xúc lật bánh lốp L-20-2, máy khoan cọc nhồi ED 4000 cho đội thi công xây lắp 1-6 và máy phát điện dự phòng 400 KVA cho nhà máy que hàn Phần máy móc thiết bị thuê mua tài chính được chia sẻ cho hai thiết bị chính là máy xúc lật V=2,2m3 của Nhật

Bản đầu tư cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2 và 3 xi lô 50 tấn đựng xi măng cho Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng.

Bảng 1.5: Tổng hợp thiết bị đầu tư năm 2003 (đơn vị: VNĐ)

TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư

Máy xúc lật bánh lốp L-20-2 250.000.000 Đội thi công xây lắp số 1- 6 Máy khoan cọc nhồi ED 4000 360.000.000 Đội thi công xây lắp số 1- 6 Máy phát điện dự phòng 40 KVA 436.211.095 Nhà máy que hàn

Máy xúc lật V=2,2m3 của Nhật Bản 1.251.698.030 Xí nghiệp XL và HT số 2

3 xi lô xi măng 50 tấn đựng xi măng 300.000.000 Xí nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)

Nhận xét: Trong tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị thì phần mua mới bằng chính nguồn vốn của Công ty chỉ chiếm khoảng 40% phần còn lại khoảng 60% là đi thuê mua tài chính của các đơn vị khác Điều này ảnh hưỏng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì phần trả lãi sẽ nhiều hơn so với việc Công ty mua bằng chính nguồn vốn của mình. Nguyên nhân chính của việc Công ty phải đi thuê mua tài chính nhiều như vậy là vì vốn chủ sở hữu của Công ty còn bị hạn chế, vốn chủ sở hữu của Công ty vào cuối năm 2002 mới chỉ có 2.000.000.000 VNĐ và vào ngày 31/12/2003 là 3.269.348.913 VNĐ So với nhu cầu đầu tư thì Công ty còn thiếu nhiều vốn

Năm 2004: Công ty đã nhận được nhiều công trình mới, đặc biệt là được sự giúp đỡ của TCT và các đơn vị thành viên, Công ty đã tiếp xúc được với dự án cụm công trình: Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng số 2 - Nguyễn Tri Phương – Thành phố Huế và rất nhiều dự án khác do Công ty tự tham gia dự thầu và trúng thầu Do đó trong năm

Nội dung hoạt động đầu tư của Công ty trong một số năm qua

Ưu điểm của hình thức tự mua mới bằng nguồn vốn của Công ty là: Công ty không phải trả lãi cho phần tài sản mà Công ty sử dụng vào hoạt động sản xuất, do đó không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Công ty.

Nhược điểm của hình thức mua mới là: Khi không có nhu cầu sử dụng các máy móc này nữa thì Công ty chỉ có thể chuyển nhượng cho các đơn vị khác chứ không thể trả lại như hình thức thuê mua tài chính Bên cạnh đó khi mua mới thì Công ty sẽ bị giảm một phần vốn tự có của mình và sẽ ảnh hưởng tới phần vốn dành cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh như vốn lưu động.

2 Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo cho khả năng cung ứng các sản phẩm cho chính hoạt động của Công ty cũng như của các đơn vị thành viên của TCT, các sản phẩm như: que hàn, các sản phẩm bê tông thương phẩm, đá dăm … nhằm tránh được sự phụ thuộc vào sự cung ứng của các đơn vị khác trên thị trường Chính vì vậy mà Công ty không ngừng đầu tư các dự án xây dựng các trạm bê tông ở Mỹ Đình - Mễ Trì – Từ Liêm, xây dựng nhà máy que hàn ở Quốc Oai – Hà Tây, xây dựng trạm nghiền sáng đá ở Bản Lả - Nghệ An Trong các năm 2003 - 2005, bên cạnh việc mua mới hay thuê mua tài chính các loại máy móc phục vụ cho các dự án này cũng như các hoạt động xây lắp của Công ty như đã trình bày ở phần 1 thì Công ty cũng đã tiến hành xây dựng cơ bản như sau:

Năm 2003: Công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản với tổng số vốn là

608.605.824 VNĐ, cho hai công trình chính là: công trình xây dựng nhà điều hành tại trạm bê tông Quốc Oai – Hà Tây, đây là công trình xây dựng khu vực làm việc và nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng, và xây dựng hệ thống thoát nước thải cho Nhà máy que hàn.

Bảng 1.10: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2003 (đơn vị: VNĐ)

Tên công trình Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản Đơn vị được đầu tư

Công trình XD nhà điều hành trạm bêtông Quốc Oai – Hà Tây

430.142.172 Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng

Nhà máy que hàn 178.463.352 Nhà máy que hàn

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)

Năm 2004: Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty là

4.209.011.139 VNĐ, toàn bộ số vốn này đều được thực hiện cho Nhà máy que hàn với các nội dung cụ thể sau:

Bảng 1.11: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Nhà máy que hàn năm 2004

(đơn vị: VNĐ) Đầu tư xây dựng cơ bản cho Nhà máy que hàn Giá trị đầu tư

Phần xây dựng của đội xây dựng số 1 304.866.395

Phần gia công lắp đặt khung nhà thép của nhà máy chế tạo cơ khí Đông Anh

Nhà xưởng nhận bàn giao của Xí nghiệp 254.695.487

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)

Năm 2005: Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 163.203.998 VNĐ và toàn bộ số vốn này được chi cho phần xây dựng của đội xây dựng số 1 thực hiện cho dự án Nhà máy que hàn

Xét chung về đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm của Công ty ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.12: Tổng hợp vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ba năm 2003 – 2005

TT Xây dựng cơ bản 2003 2004 2005 Tổng

1 Công trình XD nhà điều hành tại trạm BT Quốc

Phần xây dựng của đội

Phần GCLD khung nhà thép của NMCTCK Đông

Nhà xưởng nhận bàn giao của XN

Như vậy trong cả 3 năm tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty là 5.061.820.661 VNĐ, trong đó năm 2004 vẫn là năm có số vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất với số vốn lên tới 4.290.011.139 VNĐ Nguyên nhân chính của việc số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong năm 2004 lớn như vậy là vì trong năm 2004 Công ty đã triển khai thực hiện phần lớn các công việc của Nhà máy que hàn với tổng vốn đầu tư là 5.500.000.000 VNĐ Một đặc điểm nổi bật của đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong 3 năm là tất cả số vốn đầu tư xây dựng cơ bản đều là do Công ty tự bỏ ra từ vốn chủ sở hữu và không phải thuê mua tài chính như trong đầu tư vào máy móc thiết bị.

3 Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng là một trong những hoạt động được Công ty chú ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực quản lý

Năm 2003: Tổng giá trị các phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý do Công ty đầu tư tăng thêm là 2.053.609.639 VNĐ, trong đó phần giá trị mà Công ty tự mua mới là 705.152.184 VNĐ (bao gồm phương tiện vận tải truyền dẫn là 360.000.000 VNĐ và thiết bị dụng cụ quản lý là 345.152.184 VNĐ), toàn bộ số vốn mà Công ty tự mua mới đã được đầu tư cho máy phát điện DETROIT- American cho nhà máy que hàn và máy bơm JunJin cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2 Phần còn lại là do thuê mua tài chính có giá trị là 1.348.457.455 VNĐ, được đầu tư toàn bộ cho phương tiện vận tải truyền dẫn, cụ thể là 3 xe ôtô xe Ford Ranger, xe ôtô CamRy, xe Toyota 29T-7478, cho BQLDA phục vụ việc kiểm tra giám sát chất lượng và tiến độ thi công của các công trình với giá trị như sau:

Bảng 1.13: Vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2003

TT Tên phương tiện, thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư

Thiết bị dụng cụ quản lý 345.152.184 BQLDA

Máy bơm JunJin 245.000.000 Xí nghiệp XL và HT số 2

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng quản lý theo hình thức đầu tư trong năm 2003

Nhận xét: phần giá trị do Công ty tự đầu tư mua mới vẫn còn bị hạn chế, chỉ chiếm một tỉ lệ là 34% phần còn lại là thuê mua tài chính chiếm 66%.

Năm 2004: Toàn bộ số vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn là 4.087.826.589 VNĐ trong đó phần thuê mua tài chính là 698.501.511 VNĐ, chiếm 17% và phần do Công ty tự mua mới là 3.389.325.078 VNĐ chiếm 83%.

Bảng 1.14: Vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2004 (đơn vị: VNĐ)

TT Tên phương tiện, thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư

Xe ôtô Nubira 566.308.572 Ban quan lý dự án

3 xe vận chuyển bêtông hiệu

2.559.957.150 Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu x ây dựng

45.409.529 Đội thi công xây lắp 1-6

02 xe trộn bêtông HUYNDAI 340.000.000 Xí nghiệp XL và sản xuất

VLXD số 1 Máy phát điện DETROIT-

Máy bơm JunJin 243.501.511 Đội thi công xây lắp 1-6

(Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)

Như vậy trong năm 2004 Công ty đã đầu tư rất nhiều vào phương tiện vận tải đặc biệt là đầu tư mua mới 3 xe vận chuyển bê tông hiệu DAEWOO với giá trị là 2.559.957.150 VNĐ để phục vụ việc vận chuyển bê tông từ các nhà máy sản xuất bê tông tới các công trình do Công ty thì công đã làm giảm các chi phí và tạo được sự chủ động của Công ty trong thi công

Năm 2005: Công ty không đầu tư thêm vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý mà sử dụng những phương tiện và thiết bị mà Công ty đã đầu tư trong hai năm 2003 và 2004.

Bảng 1.15: Tổng hợp vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2004 - 2005

Mua mới Thuê mua tài chính Giá trị Tổng

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2003 và 2004

Như vậy: mặc dù trong năm 2003 phần mua mới của Công ty chỉ chiếm 34% nhưng đến năm 2004 phần mua mới đã chiếm 83% tổng vốn đầu tư điều đó cho thấy Công ty đã chú trọng tới việc mua mới, giảm việc thuê mua tài chính, từ đó giảm phần lãi mà Công ty phải trả, nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty Xét chung của cả hai năm thì phần mua mới vẫn chiếm tỉ lệ cao là 67% so với phần đi thuê mua tài chính là 33%.

4 Đầu tư vào nguồn nhân lực

Trong quá trình phát triển Công ty đã xác định: Xây dựng và phát triển nguồn lực về con người là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo Trong quá trình thực hiện Công ty đã bám sát vào Nghị quyết TW lần 3 và 7 khoá VII và các quy định của TCT về công tác quản lý cán bộ và tiền lương để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cho việc mở rộng quy mô về sản xuất, phát triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tính đến ngày 31/12/2005 trong toàn Công ty, tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật là 134 người trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là

81 người, cao đẳng các loại là 20 người, trung cấp các loại là 32 người và văn

Thuê mua tài chính 33% thư lưu trữ là 1 người.

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu cán bộ quản lý kỹ thuật theo trình độ tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người )

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong Công ty

Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010

Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới là chú trọng đến công tác sản xuất vật liệu, bê tông, phát triển kinh doanh nhà, xây lắp và xử lý nền móng, xây dựng dân dụng và các dự án của Công ty, cụ thể:

+ Sản xuất công nghiệp: chiếm 70%

+ Kinh doanh hạ tầng: chiếm 15%

+ Xây dựng dân dụng: chiếm 15%

- Nghiên cứu phương án đặt trạm nghiền sàng tại Xuân Mai hoặc Lương Sơn tỉnh Hoà Bình, sản xuất cung cấp đá cho các trạm bêtông.

- Xem xét phương án đầu tư nhà máy bêtông đúc sẵn theo công nghệ của các nước tiên tiến để phục vụ các công trình trong TCT, thị trường HàNội và các tỉnh lân cận, sản phẩm chủ yếu là các cấu kiện bêtông đúc sẵn thông dụng như tấm panel, cọc, cột ,… chủ yếu để phục vụ các công tác xây dựng dân dụng.

- Củng cố 3 nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm : Bản Lả, Mỹ Đình, nhà máy bêtông đúc sẵn Quốc Oai, Nhà máy sản xuất que hàn để đạt được tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm 70% sản lượng của Công ty.

- Giao cho Xí nghiệp bêtông với BQLDA tìm phương án mở rộng nhà máy đúc sẵn trên cơ sở vị trí sẵn có của Xí nghiệp bêtông.

- Phòng Tổ chức – Hành chính lên phương án về tổ chức nhân sự và bố trí cán bộ có đầy đủ năng lực phẩm chất vào các vị trí quản lý theo định hướng phát triển SXKD của Công ty tới năm 2010, chú trọng củng cố bộ máy các Xí nghiệp, nhà máy, tăng cường nâng cao năng lực quản lý của các phòng ban Công ty để đủ trình độ, năng lực phẩm chất quản lý đối với nhiệm vụ mới

Bảng 2.1: Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh 2007 - 2010.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2010)

Với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra như trên, trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư để nâng cao đổi mới máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, để phục vụ cho việc thi công các công trình và nhằm nâng cao năng lực của Công ty khi tham gia các hoạt động đấư thầu Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thì vẫn còn một số hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục Để thực hiện tốt mục

Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty CPXDHT Sông Đà trong thời gian tới

II Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư tại Công ty CPXDHT Sông Đà trong thời gian tới

1 Thuận lợi và khó khăn

1.1 Thuận lợi Để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế và thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách và cơ chế thuận lợi tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển đặc biệt là các doanh nghiệp đã và đang trong quá trình cổ phần hoá.

Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có Công ty CPXDHT Sông Đà nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các khu dân cư,

Kể từ khi thành lập năm 2002, sau 5 năm phát triển Công ty đã tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, chỉ đạo, điều hành quản lý SXKD, nâng cao được uy tín, tạo được vị thế quan trọng trong toàn TCT cũng như trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty.

Các cơ sở sản xuất, Xí nghiệp, đội thi công của Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, chất lượng và năng lực thi công các công trình cũng không ngừng được nâng cao, khẳng định thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường.

Trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư và đã tạo ra được một nguồn lực lớn về máy móc, thiết bị, xe máy, công nghệ mới và hiện đại đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đang được sắp xếp và ổn định phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2010.

TCT đã giao cho Công ty thực hiện một số hạng mục của các công trình lớn như: công trình thuỷ điện Sơn La, công trình khu đô thị mới Tiến Xuân – Hoà Bình…

Bên cạnh những thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển của Công ty thì trong thời gian tới vẫn còn một số khó khăn mà Công ty cần lưu ý và khắc phục nhằm thực hiện tốt mục tiêu và định hướng phát triển của mình như:

Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực xây lắp cũng như đầu tư, đặc biệt là các công trình xây dựng khu đô thị, các công trình thuỷ điện, các công trình dân dụng… Đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực thi công, năng lực sản xuất, trình độ đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu SXKD

Nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật còn thấp kém, cạnh tranh khốc liệt, năng lực tài chính của Công ty chưa đảm bảo so với yêu cầu phát triển làm ảnh hưởng đến công tác đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua tuy Công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực nhưng số lượng kỹ sư, công nhân lành nghề còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm thực tế, chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

Tình hình lãi suất trên thị trường biến động liên tục và có xu hướng tăng cao, gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động vốn.

2 Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian tới 2.1 Giải pháp chung

- Chấn chỉnh tình trạng yếu kém trong SXKD, kiên quyết đổi mới cơ chế và phương thức quản lý theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hoá các Chi nhánh, Xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị trực thuộc, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Công ty Trước mắt cần phải quán triệt Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Công ty tới toàn thể CBCNV, đồng thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề mà trong quá trình thực hiện không còn phù hợp.

- Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh mẽ về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

- Tăng cường chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở phát huy năng lực sở trường cũng như thế mạnh và tiềm năng sẵn có Không ngừng quảng bá thương hiệu Sông Đà trên thị trường xây dựng trong nước và quốc tế.

- Tăng cường hạch toán kinh doanh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng.

- Thực hiện tốt công tác đời sống, lao động, việc làm, chế độ cho người lao động Đồng thời thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, công tác xã hội, các hoạt động nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV.

2.2 Các giải pháp cụ thể

2.2.1.1 Giải pháp thu hút vốn

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt.TS Từ Quang Phương – NXB Thống kê, Hà Nội, 2004 Khác
2. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - NXB Thống kê, Hà Nội, 2004 Khác
3. Báo cáo tài chính năm 2003 của Công ty CPXDHT Sông Đà Khác
4. Báo cáo tài chính năm 2004 của Công ty CPXDHT Sông Đà Khác
5. Báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty CPXDHT Sông Đà Khác
6. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2004-2005 Khác
7. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 – 2010 Khác
8. Số liệu báo cáo tại một số phòng ban thuộc Công ty CPXDHT Sông Đà:- Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Phòng Tổ chức – Hành chính Khác
9. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương – NXB Thống kê, Hà Nội, 2003 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w