Thực trạng sử dụng vốn ngân sách của nhà nước i Danh mục các từ viết tắt CNXH Chủ nghĩa xã hội DNNN Doanh nghiệp nhà nước GTVT Giao thông vận tải KHĐT Kế hoạch đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTKT Tăn[.]
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Nguồn thu của nguồn vốn ngân sách nhà nước
Thu trong cân đối ngân sách nhà nước
Thu trong cân đối ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu chính sau:
Bán cho thuê các tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu lợi tức cổ phần của nhà nước.
Các khoản thu khác theo luật định.
Trong các khoản thu trên thì thuế luôn luôn là nguồn thu căn bản và quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia phát triển Đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp là những nguồn thu không thể thiếu và không thể thay thế đối với các quốc gia phát triển như tây Âu, Nhật Bản,
Mỹ Các loại thuế này đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng thu của ngân sách nhà nước Nhìn chung , đứng trên góc độ luật pháp, mỗi sắc thuế đều được cấu tạo bởi các yếu tố sau:
đối tượng nộp thuế: đối tượng nộp thuế xác định chủ thể nộp thuế là ai? Dù chủ thể là ai đi nữa thì người nộp thuế cũng là những người dân của đất nước đó đã chi một phần tiền của công sức của họ cho ngân sách nhà nước Bất kể một sự chi tiêu phung phí, tham nhũng thiếu hiệu quả đối với các khoản tiền lấy từ dân là một điều không thể chấp nhận được và mỗi công dân của đất nước đó là người gánh chịu hậu quả từ những khoản chi thiếu hiệu quả của các cơ quan nhà nước.
Đối tượng tính thuế: đối tượng tính thuế xác định thuế được tính trên cái gì? Thông thường thuế được tính trên giá trị tài sản, thu nhập hoặc phần giá trị gia tăng
thuế suất, thuế biểu Trong các luật thuế hiện hành, các hình thức thuế suất được sử dụng phổ biến là thuế suất tỷ lệ và thuế suất lũy tiến.
Yếu tố miễn giảm thuế: việc quy định các yếu tố miễn giảm thuế nhằm thực hiện các vấn đề chính sách xã hội Đối với nhiều quốc gia đang phát triển hoặc chưa phát triển, nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nhiều khi không đến từ các khoản thuế như các nước phát triển mà đến từ các tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, tài nguyên: rừng, dầu mỏ, kim loại quý, cũng có khi các khoản thu đó đến từ chính các doanh nghiệp nhà nước độc quyền Và ViệtNam của chúng ta là một trong ít những nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu đến từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên và đến tư các doanh nghiệp nhà nước Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn điều này trong nguồn gốc của sự tăng trưởng ở Việt Nam.
Thu bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước
Khi người ta chi tiêu vượt quá những gì người ta có thì người ta cũng phải tìm cách bù đắp sự thiếu hụt Để bù đắp sự thiếu hụt không thể tự nhiên mà có cũng không thể đi ăn cướp , sự bù đắp này đến từ các khoản đi vay Đối với ngân sách nhà nước cũng vậy, khi có sự thâm hụt ngân sách, nhà nước phải đi vay và phải có các khoản hoàn trả đi kèm với lãi suất hoặc các điều kiện kèm theo Không có cái gì tự nhiên mà đến, cũng không có cái gì người ta đi cho không người khác Các khoản đi vay này đến từ hai nguồn chính:1) vay trong nước 2)vay ngoài nước.
Vay trong nước : vay trong nước là các khoản vay đến từ các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội trong nước Việc vay này được thực hiện dưới hình thức các công cụ nợ của chính phủ(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) như các tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu chính phủ Việc vay trong nước cho phép nhà nước ổn định và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, ít phụ thuộc vào bên ngoài nhưng nguồn vốn vay và hỗ trợ là tương đối nhỏ Vì vậy nhà nước sẽ đến với nguồn vốn vay thứ hai: vay nước ngoài.
Vay nước ngoài : vay nước ngoài là một nguồn vốn vay quan trọng đối với việc bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước Vay nước ngoài có thể đến từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng toàn cầu Đối với hình thức vay này, nhà nước cũng không khác gì các chủ thể đi vay khác, cũng phải có các tài sản để đảm bảo, hoàn thành các thủ tục của các tổ chức cho vay, không có một ưu đãi nào khác so với các tổ chức cá nhân khác Vì vậy hình thức này là ít phổ biên với các nước đang phát triển Đối với các nước này hình thức vay phổ biến là vay ODA(official development assistance: vốn hỗ trợ phát triển chính thức) Nguồn vốn ODA là các khoản cho vay mà các nước phát triển giành cho các nước đang phát triển thông thường giành cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và môi trường Nguồn vốn này có thể bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp và các ưu đãi khác Trong cuộc sống không có gì chỉ diễn ra theo một chiều, việc gì có đi thì cũng phải có lại, các nước khác cho mình vay ưu đãi vậy, họ sẽ nhận được điều gì? Bất cứ một khoản vay ODA nào cũng sẽ gắn với các điều kiện Thông thường, với các khoản vay ưu đãi hiện nay sẽ đi kèm với các điều kiện kinh tế tức là hàng hóa, dịch vụ chúng ta mua để thực hiện dự án phải đến từ nước cho vay, nếu không được toàn bộ thì nó cũng phải chiếm một phần đáng kể Nếu không phải gắn với điều kiện kinh tế thì cũng gắn với điều kiện chính trị tức người ta cho mình vay không hoàn lại nhưng nước đi vay phải cho nước cho vay đặt căn cứ quân sự tại nước mình.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các khoản đi vay khi đến hạn thì phải trả Vậy ai là người phải trả ? Tất nhiên là nhà nước Nhà nước lấy tiền từ đâu? Nhà nước lấy tiền từ các dự án đầu tư có sử dụng vốn vay? Nhưng nếu các dự án hoạt động không có hiệu quả, họ sẽ lấy tiền từ đâu? Tất nhiên là các thế hệ về sau của đất nước đó phải gánh chịu những khoản vay tệ hại kia Sự kém hiệu quả của những con người phía trước sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho những con người phía sau Vậy thực sự nhà nước dùng các khoản tiền mình có được để dùng vào đâu? Chúng ta sẽ xem xét các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.2.1 Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc các lĩnh vực chủ yếu sau:
Các dự án về giao thông , thủy lợi, bưu chính viễn thông, điện lực
Các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên.
Các trạm trại thú y, động thực vật để nghiên cứu giống mới và cải tạo giống.
Các dự án xây dựng công trình văn hóa xã hội , thể dục thể thao , y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội.
Dự án quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật.
Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực vùng lãnh thổ
Dự án an ninh quốc phòng.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi chủ yếu và lớn nhất trong chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước Hàng năm ngân sách nhà nước phải dành một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư xây dựng những công trình, dự án theo kế hoạch đầu tư được duyệt của nhà nước.
Một dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng như các dự án đầu tư thông thường khác bao gồm 3 bước chính: 1) chuẩn bị đầu tư 2) thực hiện đầu tư.
3) vận hành kết quả đầu tư.
Tuy nhiên có sự khác biệt quan trọng giữa các dự án đầu tư thông thường với các dự án đầu tư cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước Các dự án đầu tư thông thường , chủ đầu tư và chủ sở hữu vốn thường là một, trong khi các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chủ sở hữu vốn và chủ đầu tư là hai chủ thể khác nhau
Khi hai chủ thể là khác nhau, người sở hữu vốn là người có tiền và có quyền quyết định, còn chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trước công việc của mình Vấn đề ở đây là khi có sự tách biệt giữa hai chủ thể này, vấn đề cấp phát vốn và quyết toán luôn gặp rất nhiều khó khăn Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện luôn luôn khát vốn trong khi chủ sở hữu vốn hoặc hữu ý hay vô tình lại không cấp phát vốn kịp thời cho nhà đầu tư làm cho tiến trình thi công thường kéo dài gây tổn hại cho cả nhà đầu tư lẫn chủ sở hữu vốn Mặt khác khi dự án được hoàn thành vấn đề quyết toán cũng không phải đơn giản Thông thường, các thủ tục, giấy tờ là tương đối cồng kềnh và phức tạp Tất cả những điều này làm các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong mắt các nhà đầu tư trở nên kém hấp dẫn
1.2.2.Chi cho việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần.
Một trong những khoản chi quan trọng và gây nhiều tranh cãi nhất trong các khoản chi đầu tư phát triển của nhà nước là chi cho việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần Điều gì làm cho việc chi này trở nên tranh cãi và có nhiều điểu phải bàn? Đầu tiên ta có định nghĩa doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2005:”Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” Doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 2005 cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động theo sân chơi chung là luật doanh nghiệp nhưng điều đáng nói ở đây là chủ thể góp vốn là nhà nước, không phải là một cá nhân hay tổ chức, nó là người ra luật chơi đồng thời cũng là một “dân chơi cự phách” Mọi vấn đề phát sinh từ doanh nghiệp nhà nước đến từ chính chủ thể góp vốn quan trọng là nhà nước và những vấn đề này sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong phần “Thực trạng”.
Nhìn chung khối các doanh nghiệp nhà nước được chia ra làm hai loại: doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh Việc doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình nào kể trên có thể xác định bằng cách kiểm tra:"quyết định thành lập" Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là thuộc doanh nghiệp kinh doanh Doanh nghiệp công ích có đặc điểm là không độc lập tài chính và không hoạt động theo luật doanh nghiệp chịu sự chi phối, kiểm soát chặt chẽ của bộ ngành thuộc chính phủ Do đó nó sẽ không được phép tham gia sâu vào các hoạt động kinh tế thị trường. Chủ thể của chúng ta xét trong bài viết này là các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh, chủ thể có khả năng tham gia sâu vào các hoạt động kinh tế thị trường. Đặc điểm quan trọng nhất của các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh là tính phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước vào cơ quan thực hiện. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước dường như độc lập về mặt tài chính, quản lý và pháp lý, chúng vẫn nằm trong phạm vi của cơ quan thực hiện. Trong một số ngành như năng lượng , giao thông, hoặc phát triển tài nguyên nước, chính phủ hoạt động độc quyền thông qua một số ít công ty dưới sự điều hành của các bộ chuyên ngành liên quan hoặc tổng công ty với các quy định về phí và tiền công Vì vậy khu vực tư nhân non nớt trong những ngành này sẽ bị loại ra.
Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành này được tổ chức như các công ty mẹ, công ty con, những công ty này đi vay để mua trang thiết bị của mình với sự ủng hộ của công ty mẹ Theo luật doanh nghiệp một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó.
Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó.
Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.
Các công ty con này có nhân viên riêng của mình và thuê thêm lao động khi cần Do vậy, khi doanh nghiệp nhà nước được trao một hợp đồng, doanh nghiệp nhà nước này sẽ chia công việc ra cho nhiều công ty con nhỏ hơn sao cho đạt được đầu ra của hợp đồng và kỹ sư giám sát trong thực tế không làm việc với một nhà thầu duy nhất như dự định mà với nhiều nhà thầu Các công ty mẹ, công ty con này được thành lập có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau rất chặt chẽ Nhưng mối quan hệ này không phải được xây dựng trên cơ sở hợp tác cùng phát triển mà được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ quen biết là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam Ở Việt Nam quan hệ vẫn được đặt trên luật pháp và luân lý.
Hình thức tín dụng là một hình thức cho vay, cho mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau Tín dụng là một hoạt động rất phổ biến và đã phát triển trong nền kinh tế trong một thời gian khá dài Các hình thức tín dụng cơ bản mà chúng ta thường gặp bao gồm: tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay cho mượn diễn ra qua trung gian tài chính là ngân hàng: tín dụng thương mại là hoạt động cho vay, cho mượn diễn ra giữa các đối tác làm ăn với nhau và cuối cùng là tín dụng nhà nước Tín dụng nhà nước cho đầu tư là một hình thức chi từ ngân sách của nhà nước cho đầu tư nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh thực hiện đầu tư theo yêu cầu phát triển kinh tế của nhà nước, đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ tiết kiệm, thúc đẩy các đơn vị sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả Tín dụng nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt có 3 đặc điểm chính sau:
Quy mô vốn vay: quy mô vốn vay của các hoạt động tín dụng nhà nước thường có quy mô lớn trong nền kinh tế được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Lãi suất: lãi suất thấp là một trong những ưu đãi cực kỳ quan trọng của nhà nước giành cho các doanh nghiệp khi vay tín dụng nhà nước cho các hoạt động đầu tư của mình.
Thời gian vay kéo dài Đã nói đến đầu tư, chúng ta không thể cho kết quả chỉ trong ngày một, ngày hai, nó cần có thời gian Tín dụng nhà nước chính là một hình thức cho vay dài hạn.
Thực chất của tín dụng nhà nước ở Việt Nam là bước quá độ từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường Thời kì kinh tế tập trung bao cấp, mọi nguồn vốn được phân bổ từ một nguồn duy nhất theo kế hoạch của nhà nước Các doanh nghiệp trong thời kì này không phải lo đến vấn đề vốn và phát triển vốn, sự quan tâm duy nhất của họ trong thời kì này chỉ là được cấp bao nhiêu vốn Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại phải tự đi tìm nguồn vốn cho riêng mình Mọi hoạt động đều diễn ra trên thị trường vốn có sự điều tiết của lãi suất Để cho các doanh nghiệp nhà nước, những đứa con được sinh ra và trợ cấp hoàn toàn từ bàn tay của bà mẹ nhà nước từ khi sinh ra khỏi bị choáng ngợp vì sự thay đổi đột ngột khi bước ra một sân chơi mới, tín dụng nhà nước được ra đời là con đường trung gian để chuyển các doanh nghiệp0 nhà nước trong bàn tay ấm áp của bà mẹ sang một thế giới đời thực đầy khắc nghiệt.
Cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước…
Trong bất cứ một ngành , lĩnh vực nào trong cuộc sống để có được năng suất cao , hiệu quả tốt chúng ta phải cần quản lý Vậy quản lý là gì? Quản lý không phải là một từ mà để thể hiện sự quyền uy của người ở phía trên đối với người ở phía dưới, nó không phải là một từ mà chỉ mang tính lý luận mà thiếu tính thực tế Quản lý là một ngành học học cách tạo ra môi trường chung để cho những cá nhân tổ chức rời rạc trở thành một thể thống nhất hướng tới một mục tiêu chung Trong quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, để có được sự hiệu quả cần thiết, người ta phải quản lý dự án bằng hình thức đấu thầu và kiểm toán nhà nước Đấu thầu là cách thức để thực hiện quản lý có hiệu quả; kiểm toán là phương tiện để kiểm tra tính hiệu quả đó.
1.3.1.Đấu thầu 1 Đấu thầu có thể được hiểu là một cách thức lựa chọn nhà cung cấp(hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó bên mua và bên bán phải tuân thủ theo các quy định của các tổ chức quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này Như vậy đấu thầu có thể hiểu là một phương pháp mua sắm mà người mua yêu cầu những nhà cung cấp có năng lực nộp cho mình những bản chào hàng cho các hàng hóa dịch vụ hay công trình và trên cơ sở đó người mua sẽ lựa chọn được người bán thích hợp nhất Cũng có thể hiểu theo luật đấu thầu Việt Nam:” đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu”.
Hình thức đấu thầu đã được sinh ra từ rất lâu trên thế giới Một chủ thể đã được sinh ra thì nó phải có mục đích và hướng tới những mục tiêu rõ ràng Và đấu thầu cũng không phải là một ngoại lệ, nó được sinh ra để đảm bảo rằng công việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị có thể được đáp ứng một cách tốt nhất bao gồm cả những đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật cũng như tiến độ thực hiện Hoạt động đấu thầu tốt có thể tiết kiệm chi phí và hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc phương hại uy tín của các bên hữu quan Đấu thầu là một cuộc thi giành cho các nhà cung cấp với những mục đích rất rõ ràng, kèm theo đó là những nguyên tắc chung để đảm bảo cuộc thi đó được diễn ra một cách hiệu quả tốt đẹp Những nguyên tắc sau đã được hầu hết các tổ chức đấu thầu quốc tế công nhận:
Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham dự của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết , rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu , chất lượng của công trình hay hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện.
Nguyên tắc đánh giá công bằng: các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất Lý do để được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực.
Nguyên tắc trách nhiệm phân minh : không chỉ các nghĩa vụ, quyền, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hóa trong hợp đồng, mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định trách nhiệm rõ ràng để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm Mỗi bên có liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
Nguyên tắc ba chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn Trong đó, kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng luôn luôn được thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc tiến độ được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc.
Ngoài ra, chúng ta còn có một số nguyên tắc khác: nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng. Đấu thầu là một cuộc thi mà cấu trúc đề thi cũng là tương đối rõ ràng Trong đấu thầu có nhiều cách phân loại gói thầu, trong đó cách phân loại phổ biến là phân thành 5 gói thầu:
Gói thầu dịch vụ tư vấn.
Gói thầu xây lắp: xây lắp là những công việc liên quan đến xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình.
Gói thầu cung cấp hàng hóa: hàng hóa trong dự án đầu tư có thể là phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
Gói thầu EPC( gói thầu tư vấn thiết kế-xây dựng-cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị) Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm các công việc có tính chất hoàn toàn khác nhau song lại có liên quan chặt chẽ với nhau.
Gói thầu lựa chọn đối tác thực hiền dự án: được áp dụng đối với các dự án BOT, BTO, BT.
Cũng tương tự cách phân loại trên các tổ chức đấu thầu quốc tế phân loại như sau:
Đấu thầu cung ứng hàng hóa( sách tím ).
Đấu thầu xây dựng(sách đỏ).
Đấu thầu công trình điện và cơ khí (sách vàng).
Mẫu hợp đồng tư vấn(sách trắng).
Trong đấu thầu, thể thức trình tự đấu thầu được chia làm 3 giai đoạn.
Thể thức dự sơ tuyển cho người ứng thầu.
- Mời các nhà thầu dự sơ tuyển.
- Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển.
- Phân tích các số liệu dự sơ tuyển, lựa chọn và thông báo danh sách các ứng thầu 4
Thể thức để nhận đơn thầu.
- Soạn thảo tài liệu đấu thầu.
- Phát tài liệu đấu thầu.
- Các ứng thầu đi thăm công trường.
- Sửa đổi, bổ sung tài liệu đấu thầu.
- Thắc mắc của các ứng thầu , cách xử lý.
- Nộp và nhận đơn thầu.
Thể thức mở và đánh giá các đơn thầu.
- Ký hợp đồng giao thầu.
Trong cuộc đời chỉ có những con người ngây thơ tin tưởng sự việc ngay lần đầu tiên Chúng ta sống để nghi ngờ lúc đầu, tin tưởng về sau còn hơn là tin tưởng lúc đầu,nghi ngờ về sau Sự tin tưởng đến sau những lần kiểm tra và hoạt động kiểm toán được sinh ra là sợi dây liên kết sự tin tưởng giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau từ cá nhân, tổ chức đến nhà nước Về kiểm toán chúng ta phân chia ra làm 3 loại:
Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các công ty, văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp Kiểm toán độc lập thực chất là một hoạt động cung cấp dịch vụ, trong đó công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty cần được kiểm toán để thu phí dịch vụ.5
Kiểm toán nội bộ: Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.
Kiểm toán nhà nước là công việc do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành và không thực hiện thu phí.
Kiểm toán nhà nước là một loại hình kiểm toán phức tạp và không dễ gì để điều tra vì nó liên quan đến nhiều chủ thể Theo luật kiểm toán nhà nước:” Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.” Như vậy ta có thể hiểu hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
Trong hoạt động kiểm toán hiện nay các cơ quan kiểm toán nhà nước đang áp dụng ba hình thức kiểm toán đó là:
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.
Vai trò của đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
sự phát triển kinh tế 7
1.4.1 Tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, người ta biết đến học thuyết kinh tế của Keynes qua tác phẩm vĩ đại nhất của ông :” the general theory of employment, interest and money”( lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) Trong tác phẩm đó, Keynes đã phê phán trường phái cổ điển và tân cổ điển về vai trò tự điều tiết của thị trường trong kinh tế tư bản chủ nghĩa cho rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự tăng trưởng và không hề có thất nghiệp, khủng hoảng(họ cho rằng thất nghiệp và khủng hoảng chỉ là hiện tượng tạm thời và không có gì đáng nghiêm trọng, thị trường theo thời gian sẽ tự điều tiết về điểm cân bằng) Nhưng trong thời đại của Keynes các cuộc khủng hoảng, thất nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng và trên quy mô lớn, buộc ông phải đưa ra một lý thuyết kinh tế mới để giải quyết các vấn đề phát sinh của thực tế Theo Keynes nguồn gốc sâu sa của khủng hoảng và thất nghiệp đến từ sự sụt giảm của tổng cầu Khi cầu giảm các doanh nghiệp sản xuất ít hơn dẫn đến dư thừa lao động, tạo ra tình trạng thất nghiệp Khi tổng cầu giảm , sản xuất ít hơn dẫn đến thu nhập của người dân giảm qua đó tiêu dùng trong dân giảm,nền kinh tế lưu thông chậm chạp, sản phẩm không phân phối được dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Để giải quyết vấn đề trên, theo lý thuyết Keynes, nhà nước cần phải thực hiện kích cầu mà không để cho thị trường tự điều tiết Trong các biện pháp kích cấu có kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư Để thực hiện được kích cầu có hiệu quả, Keynes cho rằng để thực hiện khuyến khích đầu tư nên chủ trương sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển nền kinh tế, kích thích kinh tế tăng trưởng Theo ông nhà nước nên theo đuổi các chương trình đầu tư trên quy mô lớn để kích thích thị trưởng phát triển thông qua các đơn đặt hàng của chính phủ, thông qua các dự án đầu tư và thông qua8 hệ thống thu mua công. Để làm rõ thêm về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế, Keynes đưa ra khái niệm về số nhân đầu tư Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu đơn vị khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Trong đó ∆Y là mức gia tăng sản lượng.
∆I là mức gia tăng đầu tư. k là số nhân đầu tư.
Giả sử trong một nền kinh tế đóng ta có I=S Khi đó ta có thể tính k như sau:
Trong đó MPC: khuynh hướng tiêu dùng biên.
MPS: khuynh hướng tiết kiệm biên.
Vì MPS 1 Do đó khi tăng 1 đơn vị đầu tư ta sẽ có nhiều9 hơn 1 đơn vị gia tăng sản lượng Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của số nhân đầu tư.
Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế theo mô hình số nhân đầu tư của Keynes là một cách Trong kinh tế học các nhà kinh tế có thể giải thích bằng nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Trong đó có các nhà kinh tế giải thích mối quan hệ này dựa vào tổng cung- tổng cầu.
Trong đó AD: tổng cầu.
G: tiêu dùng của chính phủ.
Nhìn vào công thức trên chúng ta có thể thấy rõ tổng cầu chịu tác động mạnh mẽ từ yếu tố đầu tư trong ngắn hạn Theo số liệu của ngân hàng thế giới đầu tư thường chiếm từ 24% đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước trên toàn thế giới
Nhìn vào công thức trên ta có thể thấy một trong những yếu tố tác động đến tổng cung chính là vốn đầu tư, để có sản lượng tăng nhanh khi các yếu tố khác không thay đổi ta cần tăng lượng vốn đầu tư.
Như vậy ta thấy yếu tố đầu tư là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào tăng trưởng phát triển kinh tế Nhưng còn có một yếu tố khác làm người ta phải nhấn mạnh đến vai trò của đầu tư công là để khắc phục những thất bại của thị trường Trong một nền kinh tế thị trường, khi mà cạnh tranh là yếu tố sống còn của các cá thể, nhiều nhà kinh tế cho rắng nhà nước phải đứng ra cung cấp các hàng hóa công cộng đảm bảo những lợi ích và quyền sống căn bản cho người dân bao gồm giáo dục y tế và các trợ cấp xã hội Ngoài ra trong một nền kinh tế mà mọi người chạy theo cái lợi trước mắt nhiều hơn, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ không đầu tư vào những ngành quan trọng nhưng khả năng sinh lời không cao như xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học căn bản Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư từ phía nhà nước Ngoài ra nhà nước còn phải đầu tư vào những lĩnh vực mà không thể có sự tham gia của tư nhân như quốc phòng, quân sự để đảm bảo cho một đất nước hòa bình và ổn định.
Vai trò to lớn của đầu tư công là vậy nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều điều băn khoăn về những khoản đầu tư công.
1.4.2 Những điều nghi vấn đối với đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Mỗi người trong chúng ta không khỏi nghi ngờ trước những khoản đầu tư công dài hạn, quy mô lớn được trích từ ngân sách nhà nước Việc1 đầu tư công quá giới hạn của nó có thể biến ích lợi thành tác hại , biến tăng trưởng thành kìm hãm, biến tự do thành ngục tù Vì vậy chúng ta cần xem xét lại những nghi vấn này Đầu tiên đầu tư công trên quy mô lớn và trong dài hạn có thể gây tác hại rõ rệt nhât là thâm hụt ngân sách nhà nước Việc đầu tư quá những gì mình có thể thu tất yếu dẫn đến việc thâm hụt ngân sách nhà nước Khi thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài thì những ích lợi mà khu vực đầu tư công tạo ra là không đủ để bù lại những thiệt hại to lớn mà thâm hụt ngân sách tạo ra Khi chúng ta có thâm hụt ngân sách thì một điều chắc chắc là phải phát hành nợ để bù đắp lại các khoản thiếu hụt đó.
Và mọi rủi ro, tác hại có thể đến từ các khoản thâm hụt và đi vay này Một điều thấy rõ trong việc đầu tư công dài hạn mà không có chiến lược quản lý rủi ro thích đáng là tình trạng lạm phát cao Lạm phát luôn luôn chỉ là một hiện tượng tiền tệ trong đó đồng tiền bị mất giá kéo dài Lạm phát cao và kéo dài là một “con quỷ hút máu” làm cho nền kinh tế kiệt quệ và đối với bất kỳ nền kinh tế nào nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ không có một sự phát triển tăng trưởng ổn định ở hiện tại và trong tương lai Trong thời kỳ lạm phát cao, người dân thay vì tập trung vào phát triển kinh tế, sản xuất vật chất, họ chỉ để ý xem là hôm nay các mặt hàng có tăng giá không và luôn luôn câu trả lời trong thời kỳ này là có Trong thời kỳ này bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào cũng trở nên bất khả thi, khi mọi dư đoán tính toán của nhà kinh doanh đều trở nên sai lệch trong ngày mai và chỉ có những kẻ có máu liều, làm ăn kiểu “lướt sóng” mới có thể thích thú và kiếm lời trong thời kì lạm phát cao Điều gì làm cho việc thâm hụt ngân sách tạo ra lạm phát? Khi chính phủ thiếu tiền có hai cách để chính phủ có thể bù đắp lại sự thiếu hụt đó Cách đầu tiên và cũng là cách đơn giản hơn là phát hành tiền để bù đắp lại Khi phát hành tiền, cung tiền trong nền kinh tế tăng và lạm phát là một kết quả tất yếu của việc cung tiền vượt quá nhứng gì thị trường cần Cách thứ hai là phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp sự thiếu hụt Đối với các nước đang phát triển, khi sự tin tưởng của2 các nhà đầu tư giành cho các loại trái phiếu này là không cao và để thu hút các nhà đầu tư, chính phủ thông thường phải đặt ra một mức lãi suất cao. Điều này trong ngắn hạn có thể không tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát, nhưng khi kéo dài để giữ cho mức lãi suất không tăng quá cao, ngân hàng trung ương buộc phải mua các trái phiếu chính phủ, điều này một lần nữa làm tăng cung ứng tiền tệ và tạo ra lạm phát.
Vấn đề lạm phát không phải là vấn đề duy nhất của đầu tư công Một vấn đề quan trọng và gây nhiều tranh cãi đối với các nhà kinh tế là :”hiệu ứng lấn át khu vực tư nhân của các khoản đầu tư công” Trong nền kinh tế, các nguồn lực là có giới hạn, khi người ta giành các nguồn lực để tập trung vào các khoản đầu tư công, thì các nguồn lực còn lại giành cho khu vực tư nhân sẽ ít và khan hiếm đi Chúng ta có thể tưởng tượng nền kinh tế là một miếng bánh to, khi khu vực đầu tư công chiếm giữ một khoảng trời bao la của chiếc bánh, tất yếu chỉ còn lại một không gian bé nhỏ giành cho khu vực tư nhân Việc đầu tư công chiếm giữ quá nhiều nguồn lực của nền kinh tế sẽ không gây ra mâu thuẫn nếu những khoản đầu tư này có hiệu quả lớn lao mà khu vực tư nhân không thể làm được Nhưng thực tế cho thấy, khu vực tư nhân chính là khu vực sử dụng các nguồn lực một cách triệt để và hiệu quả nhất thông qua thị trường và cơ chế cạnh tranh mãnh liệt mà khu vực đầu tư công không thể nào có được Muốn cho nền kinh tế phát triển,nhà nước chỉ đầu tư vào nhứng khu vực mà khu vực tư nhân không hoặc chưa đủ năng lực để làm Còn sau đó các khoản đầu tư của nhà nước phải rút dần để cho khu vực tư nhân có thể tham gia.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1 Các kết quả đạt được từ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đối với nước ta, đóng góp của đầu tư đặc biệt là đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế là rất lớn Điểu này đã được chứng minh trong thực tế những năm đổi mới của đất nước Chúng ta hãy nhìn lại các kết quả đạt được qua các con số thống kê sau
Kể từ khi thực hiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, Việt Nam (VN) đã đạt được những thành tựu lớn lao về kinh tế Giai đoạn 1991-
95 tốc độ TTKT đạt trung bình 8,2%/năm; 1996-2000: 6,7%; 2001-05: 7,5%; năm 2006: 8,17%; 2007: 8,48%; 2008: 6,23%; 2009 là 5,32% thấp hơn dự kiến là 6,5% Đây là những tốc độ tăng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực và thế giới trong cùng khoảng thời gian Năm 2008, tốc độ TTKT của VN thấp hơn so với các năm trước, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính thì đây lại là mức tăng trưởng cao Nhờ tốc độ TTKT cao, quy mô GDP của
VN tăng lên nhanh chóng, năm 2005 đã gấp 3 lần năm 1990 Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 195 USD năm 1990 lên 729 USD năm 2006,năm 2007 đạt 820 USD TTKT tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội Tỷ lệ dân sống dưới mức 1 USD/ngày và 2 USD/ngày(tính theo PPP) lần lượt giảm từ 50,8% và 87,0% vào năm 1990 xuống còn10,6% và 53,4% vào năm 2004 WB đã khẳng định tỷ lệ TTKT tăng thêm1% kéo theo giảm 1,3% số hộ nghèo của VN là rất ấn tượng Ngoài ra, các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường cũng đạt được nhiều thành tựu mà các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế như VN khó có thể đạt được Rõ ràng đây là những kết quả rất đáng mừng đối với đất nước ta nhưng nói như tiến sỹ Lê Đăng Doanh:” Những lời khen của ngân hàng thế giới giành cho Việt Nam giống như việc cô giáo thưởng phiếu bé ngoan cho những đứa trẻ mới chập chững bước vào cổng trường4 mẫu giáo.” Vì vậy những con người Việt Nam đừng có chỉ nhìn vào những con số thống kê về tăng trưởng mà vỗ ngực giương oai Hãy nhìn lại mình và xem các nước bên cạnh đã làm được gì Nhật Bản, một đất nước có diện tích lớn hơn chúng ta một ít có một thời kỳ tăng trưởng thần kỳ Trung Quốc, một đất nước to lớn hơn chúng ta rất nhiều, đang tăng trưởng kinh tế mãnh liệt trong 30 năm liền Singapore, một đất nước bé nhỏ với tốc độ tăng trưởng nhanh trở thành con rồng châu Á.
Nhật Bản: một đất nước phi thường với những con người kiên cường Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh( 1952-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “ thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản Từ một nước đứng dậy từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ Tử 1952 đến
1973, tốc độ tăng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản Cụ thể, tốc độ tăng trưởng trong từng giai đoạn như sau: 1951-55 là 8,7% ; 1955-61 là 10,6%; 1961-65 là 8,3%; 1965-70 là 12,1%; 1970-73 là 7,8% Như vậy trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng cao nhất mà Nhật Bản đạt được là 12,1% là một con số rất ấn tượng Đến năm 1968, tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản đã vượt các nước Đức, Anh, Pháp và Italia Đúng một trăm năm sau cải cách Minh Trị(1868-1869), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt Với một tốc độ tăng trưởng “thần kỳ” như vậy cũng thật dễ hiểu tại sao người dân Nhật Bản cảm thấy giàu lên từng ngày trong giai đoạn này mà không phải là từng quý và từng năm.
Trung Quốc: một đất nước rộng lớn, chiếm gần một phần năm dân số thế giới( năm 2010 Trung Quốc: 1,3 tỷ dân; thế giới: 6,9 tỷ dân) có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua.5
Quá trình cải cách và mở cửa đã tạo nên sự phát triển sống động của nền kinh tế Trung Quốc Từ 1979 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,5% trong đó năm cao nhất đạt 15,2% vào năm 1984 và thấp nhất là 3,8% vào năm 1990 Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục được giữ vững Năm 2006:11,1%; 2007:11,4%; 2008:9,6%; 2009:8,7%; 2010:10,3% Với tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài như vậy, Trung Quốc đã đạt được những thành quả hết sức to lớn. Tnh đến cuối tháng 3/2010, dự trữ ngoại tệ của nước này đã đạt mức kỷ lục mới, 2.447,1 tỷ USD, tăng 25,25% so với mức 1.953,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước tiếp tục dẫn đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ chiếm trên 30% tổng dự trữ ngoại tệ của thế giới Về sức mạnh thương mại của Trung quốc. Cách đây 1 thập kỷ, Trung Quốc chưa phải là đối tác thương mại hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G- 20).Ngày nay, nước này đã trở thành đối tác thương mại số 1 của 6 quốc gia trong nhóm này, gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn thế chân Mỹ ở vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Brazil, đồng thời ngày càng xuất khẩu ngày càng nhiều hơn vào các nước còn lại trong G20.
Singapore: đảo quốc sư tử là quốc gia bé nhất ở Đông Nam Á nhưng là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới và được coi là con rồng của châu Á Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19 Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa nước này là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai Khi Singapore giành được độc lập, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, đây là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế Nhưng sau đó, hãy xem đất nước này đã làm được gì Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm của đảo quốc sư tử là ấn tượng Giai đoạn 1971-80 là 9,0%;6
1980-1990 là 6.7%; 1990-1999 là 8% Trong những năm tiếp theo, nền kinh tế Singapore là một nền kinh tế mở cửa phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới Họ có những thời kỳ tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm
2001 là -1,2% và 2009 là -0,8% nhưng họ có những năm tăng trưởng thuộc loại nhanh nhất thế giới 2000 là 9,1% và 2010 là 14,5% Rõ ràng đất nước này là một đất nước biến động nhưng rất phát triển Mặc dù nhỏ bé nhưng đất nước này đạt được những kết quả mà nhiều quốc gia phải ghen tỵ. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nhìn lại những đất nước mà có xuất phát điểm cũng gặp vô vàn khó khăn, trở ngại nhưng đã đạt những kết quả thật đáng ngưỡng mỗ mà chúng ta cảm thấy hổ thẹn khi tự hào về những kết quả nhỏ bé mà mình đã đạt được Chúng ta đã để những kết quả nhỏ bé làm mờ mắt mà quên đi những thành tựu phi thường mà các nước bạn đã làm được Đây là chúng ta chỉ nói đến tốc độ tăng trưởng kinh tế còn về chất lượng tăng trưởng kinh tế là thế nào?
Chất lượng tăng trưởng kinh tế
Đầu năm 2011 người ta cảm thấy thú vị trước một hiện tượng kỳ lạ trên Amazon.com, Amazon.com là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất trên thế giới Một người đàn ông có tên là Sheridan Simove viết một cuốn sách có7 nhan đề:” đàn ông nghĩ gì ngoài chuyện ấy” Với duy nhất bìa sách có chữ, cuốn sách giá 4.69 USD đã chứng minh nó là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon.com Thậm chí, có tuần , cuốn sách này đã bán chạy hơn cả những cuốn sách nổi đình nổi đám như Harry Potter của JK Rowling hay Mật mã Da Vinci của Brown Dan Tác giả cuốn sách cho biết anh đã đưa ra ý tưởng về một cuốn sách trống rỗng sau khi mất nhiều giờ liền nghĩ về một cuốn sách thú vị nhưng thất bại Tác giả cuốn sách chỉ mất có 9 ngày để hoàn thành từ khâu sản xuất ý tưởng tới khâu xuất bản Đây là sự khác biệt giữa một cuốn sách trống rỗng nhưng bán chạy với một cuốn sách ý nghĩa nhưng bán chậm Hãy nhìn lại lịch sử, bộ tư bản, Mac phải mất gần cả đời để hoàn thiện tác phẩm nhưng những người mua và đọc nó ngay lúc đầu thì không nhiều Về mặt tốc độ tăng trưởng, người ta sẽ không phân biệt giữa một cuốn sách ý nghĩa và một cuốn sách trống rỗng, người ta chỉ quan tâm số lượng các cuốn sách là bao nhiêu trong khi chất lượng một cuốn sách mới là điều quan trọng Một cuốn sách hay có thể thay đổi và làm biến chuyển một con người trong khi muôn ngàn cuốn sách dở ra đời cũng chỉ làm cho xã hội này thêm thối nát Đây chính là sự khác biệt giữa số lượng và chất lượng.
Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity) Hàm sản xuất có dạng:
Y = F (K,L,TFP) , trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP)
Tại mô hình này, tăng trưởng kinh tế (TTKT) được phân thành 28 loại: TTKT theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và TTKT theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển thì 3 nhân tố:K,L,TFP đóng góp thế nào vào tăng trưởng kinh tế? chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này dựa vào bảng sau: Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)
Giai đoạn (năm) 1993 – 1997 1998 – 2002 2003 – nay Đóng góp của L 16,02 20,00 19,07 Đóng góp của K 68,98 57,42 52,73 Đóng góp của
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về thực chất mô hình TTKT của VN thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở VN thấp tương đối so với các nước trong khu vực Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2008-2009 đã xếp năng lực cạnh tranh của
VN thứ 70 trong tổng số 134 quốc gia, với 4,1 điểm Nếu coi năng suất lao động xã hội của VN = 1, thì Trung Quốc = 1,73, Thái Lan = 3,63 và Singa-9 pore = 39,05.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá cao, nhưng đang có chiều hướng giảm thấp vào những năm gần đây, khi hệ số ICOR tăng liên tục thời gian qua thuộc loại cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
Thứ ba, lao động VN còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo
Nhìn từ khía cạnh vĩ mô chúng ta thấy sự tăng trưởng của đất nước là chưa bền vững, trong khi nhin từ góc độ vi mô chúng ta hiểu được nguyên nhân tại sao tăng trưởng của chúng ta là thiếu bền vững và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Những hạn chế bất cập trong đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 1 Nợ trong đầu tư từ ngân sách nhà nước lớn
2.2.1 Nợ trong đầu tư từ ngân sách nhà nước lớn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp cũng như quốc gia nào, nhiều khi phải đi vay nợ là một điều không thể tránh khỏi Những nước vay nợ nhiều nhất cũng là những nước phát triển nhất bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản Tuy nhiên việc vay nợ về thực chất không khác gì con dao hai lưỡi Vay nợ để đầu tư sản xuất là một chiến lược đúng đắn tạo tiền đề cho doanh nghiệp và đất nước phát triển; vay nợ mà sử dụng sai mục đích, thiếu hiệu quả không khác gì tự kề dao vào cổ tự kết liễu bản thân mình Đối với đất nước ta việc sử dụng các khoản nợ từ các doanh nghiệp nhà nước đang đặt ra một dấu hỏi lớn cần giải quyết.
Theo bộ tài chính và ủy ban thường vụ quốc hội, nợ của doanh0 nghiệp nhà nước và nợ của chính phủ trong 2 năm 2008 và 2009 như sau:
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.
Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1- 11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009 Rõ ràng là nợ của cả DNNN và Chính phủ đều tăng rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, trong đó mức tăng nợ của khu vực DNNN thật sự đáng lo ngại.
Mặt khác nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế Đây là bằng chứng cho thấy các DNNN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình hỗ trợ lãi suất và kích cầu1 của Chính phủ năm 2009.
Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt trong năm 2010, Các doanh nghiệp nhà nước trong 8 ngành được nghiên cứu thường có chỉ số nợ cao nhất so với khu vực ngoài nhà nước và FDI ( 8 ngành này bao gồm sản xuất trang phục, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa khí, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, xây dựng, vận tải đường thủy, viễn thông, bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) Trong đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước thường có chỉ số thanh khoản cao nhất và luôn thỏa mãn giá trị kỳ vọng, điều mà không phải lúc nào cũng đạt được ở các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nhà nước Đặc biệt trong ngành vận tải đường thủy, các doanh nghiệp nhà nước có chỉ số thanh khoản và chỉ số bao phủ lãi vay thấp nhất Điều này cho thấy mức độ báo động về khả năng thanh toán các khoản vay, đồng thời cảnh báo những khó khăn cho việc tìm kiếm các nguồn vốn vay trong tương lai của các doanh nghiệp trong ngành này.
Việc các doanh nghiệp nhà nước được vay vốn với số lượng lớn một cách dễ dàng trong quá khứ nhưng không sử dụng hiệu quả và không có khả năng trả nợ ở hiện tại tạo ra những thách thức và khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như chính phủ Việt Nam có thể vay vốn trong tương lai Điển hình là việc Vinashin khất nợ 60 triệu đối với các chủ nợ quốc tế có thể làm cho các doanh nghiệp nhà nước khác khó đi vay trên thị trường tài chính quốc tế trong tương lai Chi phí cho các khoản vay về sau sẽ là đắt đỏ cho các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam.
Hệ quả đầu tiên là lãi suất cho vay sẽ gia tăng Con người có tâm lý đánh đồng lỗi lầm một người cho cả một nhóm tương đồng Vì vậy, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài khi thấy Vinashin không có khả năng trả nợ ít nhất là trong ngắn hạn sẽ cho rằng các doanh nghiệp nhà nước khác cũng2 sẽ ít có khả năng trả nợ đúng hạn Điều này làm cho các chủ nợ không muốn cho các doanh nghiệp nhà nước vay Một điều nữa là khi Vinashin thất hứa, tức quyền lực và quyền ra quyết định đã nghiêng về phía các chủ nợ và phần yếu thế đang thuộc về các doanh nghiệp đi vay Khi không có quyền quyết định trong đàm phán, chính là lúc chúng ta phải trả chi phí cho các khoản vay bằng một lãi suất đắt đỏ.
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp nhà nước và chính phủ sẽ không thể chứng minh và nói được bất cứ điều gì với các chủ nợ khi họ có vô số những lý lẽ hợp lý được đưa ra Họ muốn có thêm lãi suất bởi vì các khoản cho vay đó là rủi ro, hệ số tín nhiệm của các tập đoàn là thấp Sai lầm trong hành động của nhà nước chính là cơ hội để người khác có quyền lực trong tay làm khó, đưa mình vào chỗ chết Hệ quả là tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Vinacomin phải dời việc bán ra 500 triệu đô la trái phiếu thời hạn 10 năm vì điều kiện thị trường không phù hợp Chính là lúc này đây, các doanh nghiệp đang thấm thía nỗi đau cho những khoản nợ tồi của mình.
2.2.2 Đầu tư dàn trải , thiếu tập trung.
Kinh tế học ra đời để học cách sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả nhất Nếu trên thế giới này tất cả các nguồn lực đều là vô hạn thì kinh tế học đã không ra đời và chúng ta có thể đầu tư vào tất cả những gì mà chúng ta muốn Nhưng thực tế các nguồn lực thì luôn luôn hữu hạn mà ham muốn của con người thì luôn luôn là vô hạn Đối với ViệtNam, một nước đang phát triển, các nguồn lực lại càng trở nên khan hiếm nhưng việc chính phủ và các địa phương đều muốn mình giỏi và xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực, không chịu thua kém ai buộc chúng ta phải chia nhỏ các nguồn lực khan hiếm thành trăm ngàn mảnh để mỗi người đều có phần nhưng chẳng ai có thể phát triển thực sự chỉ nhờ những mẩu bánh bé3 tí tẹo được chia như vậy.
Việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung đã được nói đến nhiều nhưng để có được một con số thống kê chính xác để hình dung và tưởng tượng ra vấn đề thì không dễ chút nào Chúng ta có thể hình dung như sau tổng số dự án đầu tư trong cả nước năm 2001 có 6942 dự án; năm 2002 có 7614 dự án; năm 2003 có 10596 dự án; năm 2004 có 12355 dự án Rõ ràng, tổng số dự án đầu tư trong các năm có xu hướng tăng nhanh nhưng lại có một nghịch lý là vốn đầu tư cho 1 dự án lại có xu hướng giảm dần năm 2001 là 5,33 tỷ đồng/1 dự án; năm 2002 là 5,3 tỷ đồng/1 dự án; năm 2003 là 4,43 tỷ đồng/1 dự án; năm 2004 là 4,33 tỷ đồng/1 dự án Các con số thống kê ở đây là hơi cũ nhưng nó giúp chúng ta hình dung được điều gì đang diễn ra Còn theo thông báo mới nhất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về cắt giảm đầu tư công thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ có 1387 dự án với tổng số vốn
3400 tỷ đồng đình hoãn và giãn triển khai Chúng ta có thể hình dung như sau, Đầu tư bằng vốn nhà nước hàng năm vào khoảng 16 – 17 tỉ USD trong ba năm gần đây Con số cắt giảm đầu tư công 3.400 tỉ đồng, tức hơn 160 triệu USD như bộ Kế hoạch và đầu tư công bố chỉ chiếm vỏn vẹn khoảng 1% đầu tư bằng vốn nhà nước hàng năm Mặc dù các dự án đầu tư thuộc diện đình hoãn và giãn triển khai có quy mô nhỏ hơn so với các dự án khác, nhưng nếu ta làm một phép so sánh như sau Nếu các dự án đầu tư đang được triển khai có số vôn lớn gấp 5 lần so với các dự án ngừng triển khai thì số dự án của chúng ta cũng đã nên đến 1387*20'740 dự án, một con số rất lớn Việc đầu tư dàn trải thể hiện rõ nhất ở đầu tư cảng biển và danh mục đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất, đầu tư cảng biển dàn trải Theo Bộ KH-ĐT, “khu vực tập trung nhiều cảng biển cả nước là vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miềnTrung, nhưng lượng hàng hóa đa số các cảng đều ở mức rất khiêm tốn, vài triệu tấn/năm” trong khi phần lớn hàng hóa đến và đi của các tỉnh miền4
Bắc, thậm chí một lượng hàng hóa của phía nam Trung Quốc có nhu cầu được vận chuyển thông qua cảng biển Hải Phòng còn cảng TP.HCM đang là cửa ngõ chính của cả vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Vị thế của các cảng ở hai thành phố này là đặc biệt quan trọng trong hệ thống cảng biển VN, cũng như nền kinh tế đất nước và chắc chắn chưa thể thay đổi trong tương lai gần Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế cho thấy lượng hàng hóa qua cảng ở hai cửa ngõ quan trọng này vượt xa dự báo, trong khi đầu tư phát triển hạ tầng thiếu đồng bộ, không đáp ứng kịp tốc độ gia tăng khối lượng hàng hóa qua cảng dẫn đến quá tải giao thông Thực tế, các tuyến đường kết nối với cảng biển đều nhỏ hẹp, xe chở container phải chạy chung với xe khác, trong khi hệ thống đường sắt hiện có không hỗ trợ được nhiều cho vận chuyển hàng hóa thông qua cảng, chỉ đáp ứng được khoảng 10-15% nhu cầu.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao, không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân Điển hình Vinashin là một tập đoàn kinh doanh chuyên về hoạt động đóng tàu nhưng hoạt động của tập đoàn đã lan sang hầu hết tất cả các lĩnh vực khác đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư tài chính Tính đến hết tháng 12-2007 tổng số tiền đầu tư tài chính dài hạn của Tập đoàn lên đến 4.103 tỷ đồng Trong đó góp vốn liên doanh, liên kết 615 tỷ đồng; mua cổ phần, cổ phiếu 3.488 tỷ đồng
Nguồn gốc sâu sa của những hạn chế bất cập trong đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.3.1 Vấn đề lý luận, tư tưởng trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Việc nhà nước Việt Nam đang theo đuổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều thành phần kinh tế trong đó nhấn mạnh vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ tư tưởng của V.I.Lênin được cụ thể hóa trong chính sách kinh tế mới của Liên
Xô Nhìn lại lịch sử, ta thấy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang theo đuổi không khác gì nhiều với tư tưởng của Lê Nin cách đây 90 năm về chủ nghĩa tư bản nhà nước Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy hai điểm tương đồng một cách kỳ lạ giữa Liên Xô 90 năm trước và Việt Nam bây giờ giống như hai người anh em sinh đôi nhưng được sinh cách nhau 90 năm.
* Đối với Liên Xô, Cách đây chín thập niên, sau bước thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng “con đường trực tiếp” (Chính sách Cộng sản thời chiến, chỉ sử dụng các quan hệ phi hàng hoá, quan hệ xã hội hoá trực tiếp) không đem lại kết quả, V.I.Lênin đã chủ trương chuyển sang phát triển Chính sách kinh tế mới (NEP), trong đó coi việc phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, phát triển các quan hệ thương mại… như là một bước ngoặt cách mạng để không những cứu vãn tình thế của nước Nga lúc đó do chiến tranh để lại hậu quả nặng nề, thiếu đói diễn ra trên diện rộng, mà còn dẫn dắt cách mạng đi đến thắng lợi một cách chắc chắn hơn(chính sách kinh tế mới bắt đầu năm 1921 kết thúc năm 1929)
* Đối với Việt Nam, trước cải cách năm 1986, Việt Nam muốn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội theo đuổi một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp Kết quả là, từ cuối những năm 70 các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm8
1976 - 1980 đều không thực hiện được, sản xuất nông nghiệp trì trệ Nạn thiếu lương thực diễn ra triền miên Phần lớn nhà máy, xí nghiệp ở trong tình trạng “lời giả, lỗ thật” Lưu thông phân phối ách tắc, thị trường rối ren. Lạm phát đạt tới tốc độ “phí mã” với chỉ số tăng giá bán lẻ cả năm 1986 là 774,7% Riêng giá nông sản tăng từ 0% năm 1976 lên 2.000% năm 1986. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút nghiêm trọng Lương tháng của công nhân viên chức chỉ đủ sống 10 đến 15 ngày Ở nông thôn đến lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình thiếu ăn Tiêu cực xã hội lan rộng Lòng dân không yên Để thoát khỏi tình trạng này, cứu nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam không tan theo mây khói, nhà nước Việt Nam buộc phải nhìn thẳng vào sự thật, tiến hành cải cách năm 1986 theo hướng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lý luận , tư tưởng và các chính sách thực hiện
* Đối với Liên Xô: các chính sách và tư tưởng chính trong chính sách kinh tế mới được bao gồm trong những nội dung sau:
Một là, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.
Thực hiện chế độ thuế, tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, sử dụng quan hệ hàng - tiền trong xây dựng chủ nghĩa xã hội để phát triển kinh tế
Hai là, phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước là mắt xích “trung gian quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ba là, phải học tập và sử dụng những cái giá trị của chủ nghĩa tư bản, không được “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội” Lênin chỉ rõ: “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt đẹp của nước ngoài: Chính quyền xô viết + trật tự nước Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơrớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc = chủ nghĩa xã9 hội”.
Bốn là, củng cố Chính quyền Xô viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ hành chính, tổ chức và kinh tế là biện pháp tốt nhất để xúc tiến CNXH “Cần thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm’’ của nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên minh công nông về chính trị.
* Đối với Việt Nam: các chính sách và tư tưởng chính thời kỳ sau cải cách năm 1986 bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, chuyển đổi nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN, có nghĩa là tôn trọng quy luật thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Thứ hai, thừa nhận tồn tại và phát triển khách quan các thành phần với sự đan xen các loại hình sở hữu, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước
Thứ ba, về học chủ nghĩa tư bản, mở rộng nội dung, hình thức học chủ nghĩa tư bản bằng cách gửi hàng nghìn cán bộ trung cao cấp đi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn ở trường của các nước tư bản tiên tiến như ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc để hiểu và ứng dụng các phạm trù, khái niệm, lý thuyết kinh tế chính trị hiện đại của các nhà kinh tế học ở các nước tư bản như Joseph Alois Schumpeter (1883- 1950), John Maynard Keynes, David Begg, Paul A Samuelson vào trong thực tiễn.
Sau cải cách đất nước đang tiến những bước đi đầu tiên trên con đường mình đã chọn nhưng đất nước đang đi trên một lối mòn đã được vạch sẵn cách đây 90 năm mà đích đến là một ngõ cụt được đánh dấu bằng sự sụp đổ của Liên Xô Vì vậy , chúng ta cần những ngã rẽ để đi tìm một0 con đường mới hướng tới giải phóng con người hơn là chỉ biết hoàn toàn đi theo một con đường cũ Để giải phóng loài người chúng ta cần làm việc chăm chỉ nhưng quan trọng hơn là cần làm việc thông minh; cần biết cách bắt chước nhưng quan trọng hơn là biết cách sáng tạo.
2.3.2 Vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc.
Người Việt Nam chúng ta trong chiến tranh, vó ngựa Mông Cổ không làm ta sợ, súng đạn quân thù không giết được ta, trăm khó nghìn khổ không hề kêu ca, trăm năm đánh giặc vẫn luôn hy vọng Vì vậy mà chúng ta có những chiến thắng oanh liệt đại diện cho một dân tộc Việt đoàn kết, yêu nước Chúng ta không thể quên được tinh thần anh hùng của quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đạo quân thiện chiến mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã xâm lược thống trị nhiều nước trên thế giới từ châu Âu sang châu Á và thực sự trở thành mối hiểm họa của nhân loại vào đầu thế kỷ thứ 13 Chúng ta vô cùng biết ơn những người con đất Việt đã chiến đấu quên mình vì độc lập tự do tổ quốc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của 2 đế quốc Pháp và Mỹ Để rồi kết thúc chiến tranh vào trong thời bình, thế giới tôn vinh Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp là 2 trong 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên những kết quả đạt được trong thời chiến sẽ mất đi những ý nghĩa thực sự, khi trong thời bình đó là một đất nước Việt Nam kém phát triển với những con người bạc nhược đầy tính vị kỷ cá nhân được che đậy kín đáo dưới lớp áo của tinh thần hào hùng dân tộc trong các cuộc chiến tranh Đối với nhân dân ta , chiến tranh đã quá dai dẳng, cực khổ Người ta chịu được gian nan, nguy hiểm bởi người ta tin và hy vọng vào một thời bình tươi sáng tốt đẹp giống như những giấc mơ mà họ mơ ước Nhưng khi thời bình được lặp lại, giữa sự thật và ước mơ vẫn là một khoảng cách xa vời giữa trời và đất Người ta không thể một phút có một cuộc sống thần1 tiên trên thiên đường Người ta vẫn phải sống và tồn tại ở thực tại, vẫn phải ăn mặc ngủ ở Nhưng cuộc sống chuyển từ thời chiến bao cấp sang thời bình thị trường không dễ dàng gì đối với bất cứ ai Người ta có quyền lực nhưng vẫn chưa đủ sống, người ta có tinh thần yêu nước nhưng không chỉ sống mãi bằng tinh thần, người ta phải tự tìm ra một con đường sống cho bản thân, nhưng người ta phải làm gì bây giờ Đói khổ quá, túng quá làm liều dẫn đến một loạt các hiên tượng tiêu cực trong đầu tư công của Việt Nam như tham nhũng, thất thoát lãng phí.
Trong thực tế, khi một cá nhân, giai cấp đang nắm quyền lực trong tay và có được những lợi ích, “món hời” thực sự từ quyền lực đang nắm giữ, họ sẽ dùng quyền lực đó để giữ những khoản lợi ích đó cho riêng họ mặc dù việc nới lỏng có thể mang lại cho xã hội những giá trị to lớn hơn. Điển hình là đa số các doanh nghiệp nhà nước đang được vô số các ưu đãi, đặc quyền đều thuộc quyên quản lý của các bộ và cơ quan ngang bộ mà chưa được cổ phần hóa ra dân chúng nhiều Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một điều khó khăn, khi việc cổ phần đánh mất quyền lực và lợi ích của các cấp lãnh đạo bộ và cơ quan ngang bộ Không dễ gì để cho một cá nhân, tổ chức có thể hy sinh quyền lực của bản thân cho một sự phát triển chung của nhân dân Thông thường, lợi ích cá nhân vẫn phải được đặt trên lợi ích chung Các lợi ích cá nhân khi người ta có được quyền lực thường đi kèm với tiền tài và danh vọng, nó thu hút và cuốn hút người ta đến nỗi người ta không thể nào tách rời được cái cảm giác có được quyền lực , tiền tài , danh vọng hòa quyện với nhau đê rồi quên mất ý nghĩa mục tiêu ban đầu của bản thân Nếu coi mỗi người dân có quyền chính tri như nhau,Quyền lực của bản thân giai cấp lãnh đạo có được là nhờ sự hy sinh một phần quyền chính trị của mỗi người dân để họ lãnh đạo phục vụ sự phát triển của toàn dân, nhưng khi họ có quyền lực thay vì làm vậy, họ dùng nó để phục vụ cho lợi ích của bản thân và một nhóm người Đó là2 điều tệ hại của chính trị bằng phương pháp “mị dân”.
2.3.3 Công tác quy hoạch hạn chế.
GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1 Giải pháp cho vấn đề con người
Giải phóng tư tưởng
Người ta chỉ cần một bà đỡ về mặt tư tưởng trong giai đoạn sơ khai, khi người ta chưa thực sự trưởng thành và cần một điểm tựa để người ta dựa vào trong thời kì này khi người ta chưa đủ sức mạnh để đứng vững chưa đủ dũng cảm để đương đầu Người ta chỉ cần một bà đỡ khi người ta đang tuổi vị thành niên khi người ta chưa đủ trí lực và hành động để có thể tồn tại một cách độc lập Việc duy trì một bà đỡ về mặt tư tưởng sau khi người ta đã qua tuổi vị thành niên, không những không giúp gì cho sự phát triển mà còn kìm kẹp về mặt tư tưởng, tiêu diệt hết sự sáng tạo, đánh mất khả năng tư duy độc lập giải quyết vấn đề
Dân tộc Việt Nam hiện nay không khác gì một người trưởng thành về mặt thể xác nhưng chưa trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm hồn Người ta có một thể xác độc lập nhưng không có một tư duy độc lập vẫn luôn cần một bà đỡ về mặt tư tưởng quyết định cho mình Nhìn lại cải cách kinh tế của Việt Nam, người ta vẫn đang theo đuổi một nền kinh tế lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo dựa theo học thuyết chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lênin cùng với đó là tư tưởng Hồ Chí Minh và học thuyết chủ nghĩa Mác. Theo John Stuart Mill trong cuốn :”bàn về tự do” một đất nước được coi là trong thời kỳ sơ khai khi đất nước áp đặt ý kiến lên dân chúng và quyết định học thuyết hoặc lý lẽ nào mà họ được phép nghe theo Đất nước chúng ta đang duy trì một giai đoạn vị thành niên quá lâu khi lấy trọng tâm tư tưởng vào một học thuyết, một lý tưởng trong khi mỗi một dân tộc trưởng thành lấy sự sáng tạo, phát triển tư duy của mỗi một cá nhân làm mục tiêu, mỗi một tư tưởng là một bước nhảy để ta hoàn thành mục tiêu.2
Chúng ta cần dũng cảm hơn nữa để thoát khỏi sự ấm áp của những bà đỡ về mặt tư tưởng, cần một phong trào khai sáng mới vào Việt Nam theo đúng phương châm của phong trào khai sáng:”Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình” Trong số đó chúng ta cần phải nắm rõ 3 luận điểm cơ bản của phong trào khai sáng:
1 Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn.
2 Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy và chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống.
3 Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân, hoàn toàn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác hay nhà nước) và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân.
Việt Nam, một đất nước tự giới hạn năng lực trong một vài tư tưởng với việc nhà nước can thiệp quá sâu vào đời sống tự do cá nhân làm cho người dân di chuyển lê thê,khó nhọc trong tình trạng thiếu sức sống dưới gông cùm của tư tưởng Chúng ta thực sự cần phải cải cách.
Thứ nhất,Tư tưởng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo cần phải xem xét lại, khi vô số những bất cập đang diễn ra Theo GS MICHAEL PORTER Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng Cách tiếp cận chính sách mới cần tách biệt vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu với vai trò quản lý điều tiết và ra quy định, cùng với đó phải xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại3 đối với các DNNN.
Thứ hai, thuộc vấn đề quyền lực nhà nước Người ta xây dựng các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi và giành nhiều nguồn lực cho nó để trực thuộc vào các bộ Các bộ này vừa là người ra luật chơi vừa là người chơi, sự công bằng và cạnh tranh nằm ở đâu Những con người làm cho nhà nước, họ không thoát ra được cái tư tưởng: họ làm cho nhà nước hướng tới giành lấy quyền lực để phục vụ lợi ích riêng của bản thân thay vì phục vụ cho sự phát triển chung của nhân dân Vấn đề của chúng ta ở đây là cần gắn liền quyền lực với nghĩa vụ không phải là quyền lực với lợi ích.
Hành động ngay, dứt khoát
Không thể phủ định các dự án đầu tư công thường kéo dài và hoàn thành không đúng thời hạn Sự kéo dài thời gian của dự án đầu tư nếu nó đi kèm với một chất lượng hoàn hảo người ta sẽ không bàn đến làm gì nhưng điều đáng nói là thời gian kéo dài nhưng hiệu quả đạt được lại thấp.
Các công trình đầu tư công thường kéo dài do chính sự trì hoãn của những người trong cuộc Rất nhiều người trong chúng ta khi thời gian dư dả, người ta không bắt tay vào làm ngay, đợi đến khi thời gian đã gấp gáp và không còn người ta mới làm vội làm vàng với chất lượng tồi để hoàn thành công việc Điều này diễn ra phổ biến trong công tác đấu thầu củaViệt Nam hiện nay Khi thời gian còn rộng rãi và có thể thực hiện đấu thầu cạnh tranh rộng rãi lại không làm đến khi thời gian đã không còn người ta chuyển sang hình thức chỉ định thầu Hoặc là các dự án đầu tư đầu năm không lên kế hoạch đến cuối năm quyết toán, nguồn vốn là không đủ cho tất cả mọi người và cho tất cả các dự án Do đó, phải chuyển các dự án từ năm này qua năm khác, mà vẫn không thực hiện được.
Giải pháp cho chúng ta bây giờ là những dự án nào có khả năng thực4 hiện được một cách có hiệu quả thì phải làm ngay làm gọn còn đối với những dự án không khả thi phải kiên quyết, dứt khoát không thực hiện. Một dự án hoàn thành và có hiệu quả giúp mọi người có thêm niềm vui tạo thêm động lực để hoàn thành các dự án tiếp theo Khi sự nỗ lực cố gắng của họ dàn trải để theo năm tháng vẫn không thấy được kết quả đã đánh mất niềm tin và nội lực bên trong mỗi con người Phương châm thực hiện của chúng ta là:” hoàn thành xuất sắc từng dự án nhỏ ở hiện tại để có được một tổng thể các dự án lớn trong tương lai được hình thành qua muôn ngàn dự án nhỏ ở hiện tại.” Để xóa bỏ sự trì hoãn trong tính cách giúp mọi người bắt đầu vào hành động ngay để tạo kết quả, nhà nước cần xây dựng các bước làm cụ thể với thời gian biểu rõ ràng cho mỗi dự án để những người trong cuộc không có lý do gì để bấu víu khi dự án kéo dài Với một thời gian biểu rõ ràng, sẽ buộc mỗi người phải bắt tay vào hành động để hoàn thành thật tốt từng công việc trong mỗi giai đoạn, tránh tình trạng thời gian đầu dư dả không làm, giai đoạn cuối vội vã , nóng vội làm công việc gì cũng dở cũng tệ như những dự án đang diễn ra hiện nay. Điều cấp thiết lúc này cho việc chúng ta phải hành động ngay, dứt khoát không trì hoãn chính là người ta đã biết được thực trạng, đưa ra được rất nhiều giải pháp nhưng dường như không có một giải pháp nào đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tế Người ta đã viết rất nhiều , đã nói rất nhiều, nhưng tất cả những điều đó chỉ là những điều dông dài vô ích. Người ta viết, người ta nói, sau đó người ta cho đống bản thảo đó vào kho, lãng quên dần theo năm tháng Người ta sống lấy hành động làm mục tiêu, hướng đi để sống không phải lấy lời nói và bút viết để tồn tại và phát triển. Người ta nói hay, viết nhiều nhưng hành động thì tối thiểu trong những con số giới hạn Vì vậy:” hãy tạm thời biết ngậm cái mồm , cho bộ óc được tư duy, đôi tay được hành động sau đó kết quả sẽ đến như một điều tất yếu”.5
Một con người có trách nhiệm với bản thân
Thất thoát lãng phí đã trở thành một quốc nạn đối với nước ta xuất phát từ chính sự vô trách nhiệm của những người trong cuộc, một sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống và đã thấm vào máu của cả một thế hệ cán bộ nói riêng cũng như người dân nói chung Người ta thấy sai mà vẫn làm đúng cái việc làm sai; thấy đúng mà vẫn làm sai cái việc làm đúng; sống một cuộc sống hời hợt để dòng chảy cuộc đời cuốn trôi đi không một dấu vết để lại Đây chính là thời điểm chúng ta cần phải nhìn lại bản thân và xây dựng lại tinh thần trách nhiệm cho chính chúng ta. Đối với mỗi người làm việc trong nhà nước, tinh thần trách nhiệm phải được coi là một trong những chuẩn mực, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá đạo đức và khả năng của người đó Việc xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá tinh thần trách nhiệm của một người có thể được thông qua các công cụ như dữ liệu, chi tiết, các chỉ dẫn, phương pháp đo đạc, phân tích, các biểu đồ, các bài thử nghiệm, đánh giá kết quả công việc tuy nhiên các công cụ đó được xây dựng phải đảm bảo nó có thể đánh giá đúng tinh thần trách nhiệm của mỗi người nhằm mục đích nâng cao giúp đỡ và phát triển tinh thần trách nhiệm của mỗi người lên, không phải sử dụng những công cụ đó để bới móc, xoáy sâu vào những lỗi lầm của người khác nhằm triệt hạ lẫn nhau Mục tiêu của chúng ta là đánh giá đúng để phát triển khả năng không phải để tiêu diệt niềm tin.
Sau đây là bốn nguyên tắc để duy trì và phát triển tinh thần trách nhiệm trong tổ chức như sau: Đặt câu hỏi, nhấn mạnh yêu cầu thu lượm thông tin Người ta sẽ có trách nhiệm với công việc của mình hơn khi người ta có được đầy đủ thông tin về công việc Chính là lúc này đây, tất cả các tổ chức cần khuyến6 khích đặt câu hỏi để mỗi người trong tổ chức có thể hiểu và làm đúng trách nhiệm công việc của mình.
Tránh tạo bầu không khí uy hiếp Sự uy hiếp của cấp trên đối với cấp dưới, không tạo ra giá trị nhiều trong dài hạn chỉ phát triển tinh thần đối phó trong ngắn hạn và một tinh thần bạc nhược trong dài hạn Để có được tinh thần trách nhiệm, cuộc thảo luận phải dựa trên dữ liệu thực tế, những sự việc khách quan, tránh để cảm xúc cá nhân xen vào
Phân tách mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu cụ thể Người ta dễ rơi vào tình trạng chán nản và không thiết làm việc gì khi mà luôn nói đến những mục tiêu lớn lao nhưng không có những mục tiêu cụ thể để theo đuổi Chính là những mục tiêu nhỏ trong một mục tiêu lớn sẽ gắn trách nhiệm với công việc của họ.
Tinh thần trách nhiệm điển hình Một tổ chức có tinh thần trách nhiệm, khi người lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức Trong tổ chức đó, trách nhiệm phải gắn liền với các chủ thể xác định tức nó phải gắn liền với tên tuổi, công việc và thời gian cụ thể.
Giải pháp cho vấn đề vốn
3.2.1 Thiếu vốn nên cần tập trung.
Vấn đề về vốn của đất nước trở thành phức tạp ở trong một cái vòng luẩn quẩn khi cùng một lúc phải đối mặt với những mục đích và thực trạng khác nhau Chúng ta vốn thiếu nằm trong những giới hạn nhất định nhưng dự án của chúng ta nhiều đòi hỏi những nguồn vốn lớn Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để, chúng ta buộc phải lựa chọn thứ tự ưu tiên và phương án thực hiện trong nguồn lực có giới hạn, không thể nào thực hiện tất cả dự án cùng một lúc trong khi vốn là hữu hạn không đủ đáp ứng nhu7 cầu. Để vừa có thể thực hiện các dự án nhất định , vừa có thể tăng vốn đầu tư theo thời gian, chúng ta cần ưu tiên tập trung vốn cho một vài dự án đầu tư quan trọng nhất để đưa vào hoạt động tạo tiền đề cho sự phát triển của các dự án khác Khi làm như vậy, chúng ta mới đảm bảo mục tiêu cuối cùng của mỗi dự án là tạo ra sản phẩm, và giá trị của nó tạo ra phải lớn hơn chi phí người ta đã bỏ ra Thực chất của giải pháp này là tập trung vốn và hoàn thành dự án trong thời gian ngắn để tạo ra giá trị tăng thêm cho mỗi đồng vốn đã bỏ ra trong một thời gian nhất định Sau đó lại dùng chính đồng vốn vừa tạo ra và đồng vốn ban đầu đầu tư cho các dự án khác sinh ra các giá trị tăng thêm khác Đây chính là hình thức gia tăng vốn theo cấp số nhân không phải theo phương thức cấp số cộng mà người ta đang áp dụng phổ biến hiện tại Thay vì đầu tư cho một dự án sau 1 năm bắt đầu đưa vào sử dụng tạo ra giá trị(phương án 1) người ta đầu tư vào 2 dự án với số vốn như vậy người ta cần 2 năm để bắt đầu đưa vào sử dung(phương án 2), giá trị tăng thêm trong năm thứ hai đối với phương án 2 là con số không trong khi phương án một đã thực sự tạo ra giá trị tăng thêm Mặt khác điều này chỉ được thực hiện khi mỗi năm chúng ta đều có một số vốn như nhau. Nhưng giả sử trong năm thứ hai, đất nước rơi vào suy thoái và nguồn vốn cấp cho các dự án là không nhiều Như vậy, ở phương án 1, chúng ta vẫn đang có một dự án hoạt động và tiếp tục tạo ra giá trị tăng thêm Trong khi ở phương án 2 khi nguồn vốn không được cấp cả hai dự án đều không thể hoàn thành và vẫn nằm đấy, không tạo ra bất kỳ giá trị nào cho đồng vốn đã bỏ ra Nếu tình trạng này diễn ra mãi mãi, chúng ta có các dự án treo hoàn toàn đối với những dự án đó Thực tế, đã xảy ra rất nhiều trường hợp như vây, các dự án đã không thể đưa vào hoạt động và đồng vốn của chúng ta ban đầu biến mất không tạo ra một giá trị nào Việc theo đuổi các dự án8 như vậy không khác gì hành động trong câu tục ngữ sau:
Dã Tràng xe cát biển Đông.
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Nhà nước sẽ không thể tập trung vốn vào những dự án quan trọng mà mình theo đuổi khi đằng sau các bộ, các ngành, các địa phương luôn yêu cầu đòi hỏi được cung cấp và hỗ trợ vốn Vấn đề này sẽ được giải quyết khi các bộ, ngành, địa phương tự tạo ra các nguồn thu từ thuế phí, lệ phí để đầu tư cho chính những dự án mà mình theo đuổi Nhà nước cần phải tạo cho các địa phương đủ không khí của tự do để họ có thể tự chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân, không thể nào cứ trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn của nhà nước Nhà nước cần khuyến khích các địa phương tự tìm tòi đề xuất các giải pháp để huy động và tập trung vốn Đặc biệt có thể khuyến khích huy động và hợp tác giữa địa phương với tư nhân vì một sự phát triển chung.
3.2.2 Cắt giảm nguồn vốn đầu tư công.
Chỉ tập trung vốn của nhà nước vào các dự án quan trọng là chưa đủ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn đầu tư công Bên cạnh việc tập trung chúng ta cần phải biết cắt bỏ những dự án dư thừa vô dụng Cũng giống như việc chữa bệnh phổi, mọi loại thuốc đều trở thành vô tác dụng khi mỗi ngày bệnh nhân vẫn hút hai bao thuốc lá hoặc giống như việc rèn luyện bản thân Tạo ra một nhân tố tích cực sẽ không đủ để nâng đỡ một nhân tố tiêu cực Cách tốt nhất để rèn luyện bản thân là phát triển một nhân tố tích cực đồng thời phải tiêu diệt một nhân tố tiêu cực.Trong đầu tư công cũng vậy, muốn tập trung nâng cao chất lượng các dự án người ta phải cắt bỏ hết những dự án rườm rà, không cần thiết. Để cắt giảm đầu tư công một cách có hiệu quả, không tạo gánh nặng9 lên ngân sách nhà nước điều đầu tiên phải đảm bảo nguyên tắc:”nhà nước chỉ đầu tư vào những dự án mà tư nhân không thể làm, tập trung vào những dự án mà có khả năng tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế” Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc này, nhà nước nên tập trung vào nghiên cứu khoa học, thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, tham gia góp vốn vào những ngành quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là năng lượng còn lại những dự án thuộc các ngành lĩnh vực khác như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh tài sản, thương mại, tiêu dùng phải để cho tư nhân tham gia mới đảm bảo một sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Nhưng có một điều đáng nói, các quan chức của chúng ta luôn muốn mở rộng quy mô,lĩnh vực hoạt động của đầu tư công sang càng nhiều lĩnh vực càng tốt làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước ngày càng phình to theo năm tháng Trong quá trình đắc cử vào vị trí lãnh đạo, hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn mình có thể kiếm chác thêm được điều gì đó Vì vậy, họ ra sức mở rộng quy mô sang các lĩnh vực dự án khác dẫu các lĩnh vực này thực sự chưa hiệu quả Khi họ tăng quy mô về vốn lên, đồng nghĩa với việc quyền ra quyết định và quyền lực trong tay được củng cố kèm theo đó là cơ hội nhận các khoản tiền chui một cách dễ dàng hơn Đối với bất kỳ, một quan chức nào, sự hấp dẫn của quyền lực và tiền tài là một niềm đam mê khó có thê cưỡng lại, nó cứ ăn mòn, ăn mòn dần đạo đức của chính họ Rất nhiều người khi họ có quyền lực thì muốn thể hiện và biểu hiện cái quyền lực của họ ra bên ngoài, muốn thể hiện quyền uy của bản thân trước mọi người Vì vậy, họ can thiệp và mở rộng vào mọi thứ, mọi việc chi để thể hiện cái quyền lực đáng khinh của bản thân tạo nên một sự bừa mứa, lộn xộn trong quy hoạch Nhà nước với vai trò quan trọng là điều tiết nền kinh tế, giải pháp để ta có thể điều tiết nền kinh tế một cách thực sư có hiệu quả theo phương châm:” nhà nước chỉ thực sự can thiệp vào nền kinh tế khi các vấn đề của nền kinh tế đang tồn tại và thực sự gia tăng” Đây là một nguyên0 tắc quan trọng trong điều hành nhưng thực tế, nhiều khi người ta lại làm ngược lại hoàn toàn Khi không có vấn đề, người ta tự tạo ra vấn đề bằng cách can thiệp và tạo ra vô số các kế hoạch vô bổ làm cho mọi việc rối như tơ vò.
Nhà nước không thể chỉ can thiệp vào cắt giảm đầu tư công bằng các biện pháp hành chính tạm thời Thực tế là mỗi lần, lại có chuyện cử các đoàn đi xem xét, sau đó, về tính toán sẽ cắt bao nhiêu Nhưng qua đợt cao điểm, mọi chuyện lại đâu vào đó Sau các cuộc rà soát, người ta vẫn thấy,năm sau, lại thấy đầu tư vẫn tăng vọt lên và hiệu quả thì vẫn bị đánh giá là kém Dường như, bằng cách này hay cách khác, bệnh đầu tư công vẫn không "bãi bỏ" được Để có thể khắc phục được tình trạng này trong ngắn hạn cần tổ chức các đoàn thường xuyên hơn nữa và điều quan trọng là phải duy trì nó trong một thời gian đủ dài để nó có thể đi vào tâm thức những người có trách nhiệm Trong dài hạn, chúng ta cần xây dựng các nguyên tắc , tiêu chí đánh giá để cho người ta có thể tự đánh giá bản thân mà không cần nhiều đến sự giám sát của các đoàn thanh tra.
Giải pháp cho vấn đề thể chế chính sách
3.3.1 Luật, văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ứng dụng được trong thực tế. Đất nước đang khẩn trương ban hành các bộ luật,nghị định từng ngày từng tháng nhưng người dân gần như không quan tâm để ý nhiều khi khi các bộ luật nghị định thay đổi như cơm bữa Đối với người dân Việt Nam, dường như pháp luật vẫn còn là một điều xa vời với thực tế đời thường. Nhìn vào hệ thống luật pháp của Việt Nam, chúng ta nhận thấy một phần sự thực trớ trêu trong nó Hệ thống lập pháp đang mơ mộng trên trời; trong khi hệ thống hành pháp đang chìm nghỉm dưới biển Trong khi mục tiêu cuối cùng của chúng ta là đưa hệ thống lập pháp, hành pháp trở lại với mặt1 đất nơi mà người dân đang sống Đúng là một công việc khó khăn, khi ta phải đưa mọi thứ về với thực tại để mà sống.
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam thiếu vô số những điều luật và nghị định hướng dẫn nhưng điều đáng nói là trong những bộ luật, nghị định đã được ban hành, người ta thấy sự chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau giữa luật với luật, luật với nghị định Phải chăng là chúng ta đang là những người biết rât ít nhưng muốn thể hiện nhiều đã tạo ra sự lố bịch Để tìm giải pháp cho việc ban hành luật cần có một hệ thống lập pháp chuẩn và một hệ thống hành pháp đáng tin cậy. Đối với hệ thống đầu tư công những vấn đề của nó là những vấn đề tế nhị và ảnh hưởng đến quyền lực và lợi ích của nhiều nhóm người Do đó,việc ban hành một bộ luật chuẩn cho hoạt động đầu tư công là một điều cần thiết và hết sức quan trọng tại thời điểm hiện tại đảm bảo rằng hệ thống đầu tư công vận hành một cách trơn tru, hạn chế những con người đục khoét của công Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót khi ta chỉ ban hành luật đầu tư công,nó sẽ không thể tồn tại được trong sự quỷ quái, giả dối của nhiều người Vì vậy, bộ luật cần được hỗ trợ từ những bộ luật khác bao gồm Luật về Quyền Tiếp cận thông tin, Luật về Giám sát và vai trò của các tổ chức quần chúng… Tức là phải thật đồng bộ về khung pháp lý.
Các bộ luật của chúng ta sẽ không đáng tin cậy và không áp dụng được trong thực tế khi giữa chúng có sự chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau.Vấn đề này sẽ được giải quyết khi chúng ta thành lập một cơ quan riêng có mục tiêu nghiên cứu và tra cứu cẩn thận tất cả các điều luật, nghị định nhằm mục đích cuối cùng tư vấn, hỗ trợ cho quốc hội Công việc tư vấn này đảm bảo rằng quốc hội sẽ ban hành những bộ luật mà không có những điều luật mâu thuẫn nghiêm trọng với những điều luật khác trong các bộ luật khác Hoặc giả sử khi các điều luật giữa các bộ luật khác nhau đã có2 mâu thuẫn, cơ quan này phải có trách nhiệm phát hiện và đề nghị trước quốc hội để sửa đổi.
Sau khi, người ta có được một bộ luật chuẩn, để đảm bảo sự tồn tại của bộ luật đó trong thực tê người ta cần đến sự giúp đỡ của chính phủ, cơ quan cao nhất trong hệ thống hành pháp ở Việt Nam Nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ là hướng dẫn thi hành luật pháp, mang pháp luật đến cho những người cần nó Trong tình huống này để đảm bảo pháp luật là công bằng đối với tất cả mọi người dân, đảm bảo không có sự thiên vị, bất cập trong các cán bộ công chức, khi dùng kiến thức về pháp luật của bản thân để uy hiếp người và tổ chức khác nhằm mục đích kiếm lời cho bản thân và nhóm người khác, nhà nước cần xây dựng bộ máy hành pháp theo nguyên tắc sau Đảm bảo rằng chúng ta có những phần thưởng xứng đáng giành cho những con người thẳng thắn, với công sức mà họ đã bỏ ra bao gồm tiền lương, môi trường làm việc và những ưu đãi khác và sẽ có những hình phạt nghiêm khắc đối với những lỗi trong thẩm quyền trách nhiệm của họ như đuổi việc, bồi thường thiệt hại đã gây ra Khi người ta thấy được những phần thưởng từ sự nỗ lực của bản thân và sẽ chẳng có gì từ sự hời hợt, vô trách nhiệm của bản thân, buộc mỗi một con người phải phấn đấu để sống tôt hơn Đây chính là cách tốt nhât để đưa pháp luật vào đời sống nhân dân, loại bỏ những tiêu cực trong đầu tư công từ gốc rễ.
3.3.2 Tinh giản doanh nghiệp nhà nước, mở rộng doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng như những điều đang xảy ra với quá trình đầu tư công đang được ôm ấp, vỗ về một cách hư hỏng dưới sự hậu thuẫn sâu sắc từ chính những điều quy định trong hiến pháp năm 1992,văn bản pháp luật cao nhất của nhà nước Việt Nam Việc cần làm bây giờ chính là cần nhìn nhận và sửa đổi lại hiến pháp để cho những con người3 bảo thủ không thể tiếp tục dựa vào những điều hạn chế trong hiến pháp mà tiếp tục làm liều và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân.
Như chúng ta đã nói trong phần :” Vấn đề lý luận, tư tưởng trong Đảng Cộng Sản Việt Nam” nhà nước đang theo đuổi một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước do Lenin đề xuất nhằm hướng tới một xã hội do Marx đề xướng, một xã hội trong đó không có chính phủ và sở hữu là sở hữu toàn dân Điều này được củng cố và hậu thuận sâu sắc trong các điều luật của hiến pháp Cụ thể ngay trong lời nói đầu của hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh:” Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Thêm vào đó, điều
4 khẳng định thêm:” Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Nói như vậy,nếu không phải trong tư tưởng của chúng ta dường như chỉ có chủ nghĩa Mac- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là chân lý, là duy nhất và không còn tư tưởng nào có thể hay và hoàn thiện hơn được nữa thì cũng gây ra một sự hiểu lầm nghiêm trọng đối với bất kỳ một người nào đọc hiến pháp Việc chỉ có một tư tưởng học thuyết thống trị một đất nước là trái hẳn với tinh thần của chủ nghĩa khai sáng Thêm vào đó, nếu hiến pháp nói là đang theo đuổi con đường dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì ánh sáng đó là gì? Mục tiêu và ánh sáng mà ta hướng đến là giải phóng và phát triển con người như mơ ước4 của chính những con người vĩ đại trong đó bao gồm cả Marx, Lenin và Hồ Chí Minh Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử bất kỳ một con người vĩ đại nào có cống hiến cho nhân loại cũng đều mong và lấy việc giải phóng và phát triển loài người làm mục tiêu để hướng tới Chính từ mục tiêu cháy bỏng này mà mỗi một con người trong họ gắng đi tìm một con đường riêng để đến đích. Trong cuốn :”ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối” của Todd G.Buchholz chỉ ra những cống hiến to lớn của các kinh tế gia tiền bối cho kinh tế học nhân loại nhưng cũng không ngần ngại chỉ ra những khuyết điểm hạn chế của từng nhà kinh tế một Trong cuốn sách, tác giả đề cập đên Adam Smith, Mathus, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfresh Mashall, Marx, Keynes và một vài trường phái kinh tế học hiện đại khác. Nếu đất nước chúng ta chọn kinh tế chính trị học của Marx làm ánh sáng dẫn đường có thể là một điều hợp lý nhưng hãy chỉ cho tôi tại sao lại không chọn các tác giả được đặt ngang hàng với Marx trong quá trình cống hiến vào sự phát triển của kinh tế học bao gồm Adam Smith và Keynes Bởi vì có một điều chắc chắn rằng, bất kỳ một học thuyết , tư tưởng nào cũng không đủ vĩ đại và đồ sộ để có thể giải quyết tất cả các vấn đề của loài người, ngay cả khi chúng ta có gộp tất cả các tư tưởng của tất cả các nhà kinh tế vĩ đại lại nó cũng chỉ giải quyết được một phần các vấn đề của loài người Đọc lại hiến pháp của Hoa Kỳ và của Pháp và có lẽ của hầu hết các nước trên thế giới người ta sẽ không thấy bất kỳ một tư tưởng, tên tuổi nào được phép có trong hiến pháp Vì vậy, thay vì có các điều luật hướng dẫn một cách ngây thơ như vậy, chúng ta cần phải thay thế những điều trên bằng một tư tưởng xuyên suôt của tất cả các nhà cải cách từ khi con người bắt đầu biết tư duy thực sự Thay vì lấy tư tưởng của một con người hay nhóm người làm ánh sáng chỉ đường, hiến pháp cần lấy việc giải phóng và phát triển loài người làm ánh sáng chỉ đường và mục tiêu hướng tới.
Khi đã không còn những bà đỡ về mặt tư tưởng, đây chính là lúc5 chúng ta thực hiện cải cách một cách triệt để đối với doanh nghiệp nhà nước Một lần nữa chúng ta phải sửa đổi các điều luật của hiến pháp Theo điều 19 của Hiến pháp 1992 quy định:” Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.” Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc danh cần phải được sửa đổi thực sự trong một môi trường toàn cầu đã có nhiều thay đổi Người ta không thể nhấn mạnh vai trò chủ đạo của nhà nước khi đóng góp của nó ngày càng teo tóp so với khu vực khác đặc biệt là khu vực tư nhân Chính là lúc này và ngay bây giờ, đất nước cần sửa đổi hiến pháp theo hướng:” tinh giản doanh nghiệp nhà nước và mở rộng doanh nghiệp tư nhân”.
3.3.3.Đấu thầu, kiểm toán. Đấu thầu Đấu thầu là một hình thức phát triển rộng rãi trong mua sắm công, là điều kiện cần thiết để đảm bảo nguồn vốn nhà nước được sử dụng một cách có hiệu quả Nhưng ngay cả khi đấu thầu được sử dụng một cách rộng rãi, nhiều người vẫn luôn tìm được những kẽ hở để gian lận và làm lợi cho bản thân gây thiệt hại cho đầu tư công Thay vì đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, người ta tìm đủ mọi cách để chuyển sang đấu thầu cạnh tranh hạn chế và chỉ định thầu. Đã đến lúc nhà nước phải xiết chặt kỷ luật đối với những đứa con hư hỏng do chính mình tạo ra, những đứa con không coi trọng sự tôn nghiêm của luật pháp luôn luôn trì hoãn và kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu để lấy lý do cấp bách chuyển từ hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi sang hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế Để đảm bảo rằng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi phải được yêu cầu là một phương pháp mua sắm chính, nhà nước cần phải làm những việc sau để đảm bảo những đứa con hư không6 còn tự kiêu mà làm sai nữa.
- Đầu tiên, cần soạn thảo định nghĩa về các loại hình vi phạm và mức xử lý cho từng mức vi phạm Khi đã có những định nghĩa rõ ràng về loại vi phạm và hình thức xử lý, thì bất kể một ai trước khi có ý định vi phạm cũng phải cẩn thận mà suy nghĩ lại.
- Thứ hai, những điều trên vẫn chưa làm những con người vi phạm tỉnh ngộ Nhà nước cần xây dựng cơ chế lập “danh sách đen” các nhà thầu có hành vi gian lận và tham nhũng Đây chính là biện pháp trừng phạt những hành vi xấu xa có chủ đích bằng việc phải trả giá bằng sự thiếu tin tưởng của mọi người giành cho cuộc đời còn lại của họ.
- Thứ ba, để đảm bảo cho công việc đấu thầu diễn ra một cách công bằng, không có bất kỳ một sự thiên vị nào, các nhà thầu khi tham gia phải hoàn toàn độc lập và tự chủ dự thầu. kiểm toán
Quốc hội đã ban hành luật kiểm toán nhà nước năm 2005, nhưng với chỉ một bộ luật vẫn còn rất sơ sài không có các nghị định hướng dẫn cụ thể cũng chưa ban hành luật kiểm toán độc lập để hỗ trợ thì công tác kiểm toán thực tế tại Việt Nam với chất lượng và quy mô kiểm toán còn rất hạn chế vẫn chưa được cải thiện nhiều Trong thực tế để đảm bảo công tác kiểm toán thực sự có hiệu quả, quốc hội và chính phủ cần tập trung quan tâm vào hai hướng sau: