1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Tác giả Nguyễn Trung Dũng
Trường học Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 94,63 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I....................................................................................................3 (3)
    • I. Giới thiệu tổng quan về công ty (3)
      • 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty (3)
      • 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh (7)
      • 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (9)
      • 4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty (11)
      • 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán (15)
    • II. Hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu (28)
      • 1. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của công ty (28)
      • 2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (30)
      • 3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (31)
      • 4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (42)
      • 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung (49)
      • 6. Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (53)
    • III. Hạch toán giá thành sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu (58)
      • 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm (58)
      • 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (60)
  • CHƯƠNG II................................................................................................61 (63)
    • I. Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty (63)
      • 1. Nhận xét chung (63)
      • 2. Ưu điểm (64)
      • 3. Nhược điểm (66)
    • II. Giải pháp hoàn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty (68)
      • 1. Yêu cầu cơ bản (68)
      • 2. Nội dung (69)
  • KẾT LUẬN (78)

Nội dung

Giới thiệu tổng quan về công ty

1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất trực thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp Công ty có một quá trình lịch sử tương đối lâu dài, trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước công ty vẫn tồn tại và đứng vững trên thị trường

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội được thành lập ngày 18/11/1960 với tên ban đầu là “ Xưởng Y cụ” trực thuộc Bộ Y tế Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Xưởng Y cụ là sản xuất các dụng cụ y tế: kẹp mạch máu, kẹp bông băng…, đa số những sản phẩm này được dùng để phục vụ quân đội trong thời chiến Tổng số lao động khoảng 100 người, diện tích khoảng 600 m 2 , trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất mang tính chất thủ công. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý Ngày 27/12/1962, Bộ Y tế ra quyết định hợp nhất “ Xưởng Y cụ” với “ Xưởng Chân tay giả” thành “ Công ty Y cụ và Chân tay giả” nhưng có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt ở hai địa điểm khác nhau để phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ.

Ngày 14/07/1964, Bộ Y tế đã tách ra và thành lập “ Nhà máy Y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế: ghế nha khoa, máy thủy lực, X quang Đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu vào nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn như kìm điện, mỏ lết và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo tiền đề để phát triển nhanh về sản xuất. Ngày 06/01/1971, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB bàn giao cơ sở vật chất của nhà máy cho Bộ Cơ khí luyện kim quản lý Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất một số thiết bị dụng cụ y tế và ngày càng được mở rộng hơn về số lao động, trang thiết bị máy móc, mặt bằng sản xuất, và đi sâu vào nghiên cứu các thiết bị bệnh viện có kĩ thuật phức tạp hơn… Giá trị sản xuất lên đến 2.800.000đ gấp 3,8 lần so với năm 1964 Cũng trong thời kì này Nhà máy sản xuất được máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh.

Năm 1977 những nỗ lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị sản lượng xuất khẩu là 4.800.000đ chiếm 8,9% giá trị tổng sản lượng Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm theo nhu cầu thị trường, vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa Ngày 01/01/1985, Bộ Cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “ Nhà máy Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy đã tự chủ các mặt hàng sản xuất, tìm kiếm thị trường mới Chính vì vậy đến cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như các nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc…

Năm 1991, hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng, thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nhà nước từ chế độ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa, thời gian này nhà máy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Trước tình hình đó, nhà máy chủ động tìm kiếm những bạn hàng mới trong và ngoài nước Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm dụng cụ cầm tay, mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan…

Ngày 01/01/1996, nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” trực thuộc Bộ Công nghiệp và được phép mua, bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp với nước ngoài Công ty vẫn duy trì được việc sản xuất các dụng cụ cầm tay truyền thống như: kìm điện, cờ lê… Mặt khác, nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan… để sản xuất các hàng hóa gia dụng bằng Inox.

Ngày 01/01/2001, theo quyết định số 62/2000/QĐ- BTC “ Công ty Dụng cụ

Cơ khí Xuất khẩu” thực hiện cổ phần hóa 100% chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là: “ Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” với số vốn điều lệ 1,2 tỉ đồng trong đó tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và tỉ lệ cổ phần hóa cho các đối tượng ở ngoài là 8,3% với giá trị cổ phần là 100 triệu đồng Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty chiếm 20% giá trị vốn nhà nước tại công ty Tất cả các cán bộ, công nhân trong công ty đều tham gia mua cổ phần và họ đều là cổ đông chính của công ty, người mua ít nhất là 30 cổ phần, người mua nhiều nhất là

600 cổ phần với giá trị mỗi cổ phiếu là 100.000 đồng.

Kể từ ngày chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động của công ty đã có những chuyển bến tích cực, điều đó được thể hiện thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận Có kết quả như vậy là do sự cố gắng của lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hóa mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm hướng tới xuất khẩu Sự chuyển biến tích cực đó thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị sản lượng, doanh thu cũng như lợi nhuận, Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây: (trang bên)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

14.Tổng lợi nhuận trước thuế

15.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

17 Thu nhập bình quân 1 lao động / tháng

Bảng khái quát tình hình hoạt động của công ty

Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển công ty đã có những định hướng Đơn vị: 1000đ không những trụ lại được mà còn đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Vốn, thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất, lợi nhuận tăng nhanh, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước Chính về những kết quả và thành tích đạt được trong cả chặng đường phát triển nên vừa qua công ty đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty nói chung, đặc biệt là sự lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hóa mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm hướng tới xuất khẩu.

- Trụ sở của Công ty đặt tại: Khu Công nghiệp Quang Minh- huyện Mê Linh- Vĩnh Phúc.

- Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool Stock Company.

- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: EMTSC.

2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp quốc doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất chế tạo hàng hóa, dụng cụ cầm tay như: kìm điện, cờ lê, mỏ lết, … đến đồ gia dụng bằng Inox và các chi tiết phụ tùng xe máy, xe đạp Công ty sản xuất nhiều loại sản sản phẩm nên nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm có rất nhiều loại với các tính năng, công dụng khác nhau Các loại nguyên vật liệu mà công ty sử dụng bao gồm:

- NVL chính: thép các loại, Inox, đồng dương cực, Ni ken.

- NVL phụ: dầu mỡ, đinh, cao lanh…

Một số sản phẩm chính của công ty:

TT Tên sản phẩm Vật liệu Bề mặt sản phẩm

1 Kìm chết điều chỉnh Thép rèn Mạ Ni- Cr

2 Kìm điện Thép rèn Đánh bóng- Mạ Ni- Cr

3 Kìm nguội Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr

4 Kìm điều chỉnh Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr

5 Kìm mỏ quạ Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr

6 Kìm tuốt dây Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr

7 Bộ cờ lê dẹt Thép rèn Mạ Ni- Cr- Zn

8 Kìm cắt Thép rèn Mạ Ni- Cr

9 Kìm thông tin Thép rèn Mạ Ni- Cr

10 Cờ lê đặc biệt Thép rèn Nhuộm đen

11 Bộ cờ lê tròng Thép rèn Mạ Ni- Cr- Zn

12 Đùi đĩa xe đạp Thép rèn Mạ Ni- Cr

13 Cần khởi động Thép rèn Mạ Ni- Cr

14 Dầm đất Thép rèn Nhuộm bóng- Sơn

Quy mô sản xuất sản phẩm của công ty tương đối lớn, sản xuất sản phẩm hàng loạt, chu kì sản xuất ngắn (trong phạm vi một tháng).

Trong những năm đầu mới thành lập nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất bông băng, thuốc diệt muỗi, nước cất,… Trong những năm gần đây để bắt kịp nhịp độ nền kinh tế cạnh tranh, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra được thị trường tiếp nhận, nhiệm vụ sản xuất của công ty được mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường mới.

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu có đặc điểm sản xuất chế tạo đa dạng hóa sản phẩm Toàn công ty được tổ chức thành 8 phân xưởng với chức năng và nhiệm vụ sản xuất khác nhau Nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất ra các loại sản phẩm:

- Dụng cụ y tế: Máy hút ẩm, tủ sấy, máy bao viên, máy dập viên, máy lạp mỡ thuốc,…

- Dụng cụ cơ khí: Kìm điện, mỏ lết, cờ lê, kéo cắt, dập đất,…

- Phụ tùng xe máy: Cần khởi động, cần số, chân chống, tay vịn, và các bộ phận cho xe máy và ô tô khác.

- Đồ gia dụng Inox: Chạn bát, giá dép, giá treo, giá dao, giá xà phòng,… Đồng thời công ty còn sản xuất bia và nước giải khát, vật tư, thiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng.

Nói tóm lại, hoạt động sản xuất của công ty là tạo ra các sản phẩm có thể theo thị hiếu của người tiêu dùng và xã hội.

3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Hiện nay, công ty có khoảng trên 200 các mặt hàng, trong đó mỗi loại có một quy trình công nghệ sản xuất riêng, nhưng nhìn chung đều trải qua các công đoạn sau:

Nguyên vật liệu Nhập kho bán thành phẩm

Mạ sản phẩm Nhập kho thành phẩm

Gia công nguội hoàn thành sản phẩm

Gia công cơ khí: Tiện, phay, bào Chế tạo phôi, cắt đoạn, rèn

Sơ đồ: Quy trình sản xuất sản phẩm.

Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau :

Bước 1: Từ các kim loại màu, sắt thép được đưa vào phân xưởng rèn dập để tạo phôi.

- Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 74- 150 kg.

- Dập hình (máy dập trên) sản phẩm trên máy dập 160- 220- 340 tấn.

- Dập cắt bavia trên máy 100- 125 tấn.

- Nắn thẳng trên máy 63 tấn.

Sản xuất phụ trợ Sản xuất chính Phục vụ sản xuất

- Ủ non phôi phẩm trên là X75, sau đó làm sạch phôi và nhập kho bán thành phẩm.

Bước 2: Chuyển phôi từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí để tiến hành các bước khoan, tiện, phay, bào rồi nhập kho bán thành phẩm Sau khi gia công cơ khí chuyển sang nhiệt luyện rồi gia công lắp ráp.

Hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu

1 Đặc điểm và các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của công ty

Chi phí sản xuất ở công ty bao gồm nhiều loại với nhiều nội dung và tính chất khác nhau Khi phát sinh, trước hết chi phí phải biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành Các yếu tố chi phí bao gồm:

- Chi phí NVL: chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,phế liệu thu hồi cho sản xuất.

- Chi phí nhân công: Là chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp của công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng.

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất.

- Chi phí dịch vụ mua sắm ngoài: gồm toàn bộ chi phí mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí…

- Chi phí bằng tiền khác bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố nói trên.

Chi phí sản xuất sau khi tập hợp các yếu tố được phân theo khoản mục giá thành: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.

- CPNVLTT: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- CPNCTT: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.

- CPSXC: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền ăn ca giữa ca của công nhân, chi phí ca ba, độc hại, chi phí khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua sắm ngoài và chi phí bằng tiền khác. Ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, kế toán chi tiết theo từng sản phẩm đối với CPNVLTT, CPNCTT còn CPSXC kế toán tập hợp cho toàn phân xưởng sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức tiền lương định mức.

Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất nên công ty rất quan trọng tới công tác quản lý chi phí Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty đã xây dựng mức tiêu hao vật tư cho từng loại sản phẩm Với khoản mục CPNVLTT công ty đã xây dựng được đơn giá lương sản phẩm, CPSXC cũng được quản lý chặt chẽ Với việc quản lý chặt chẽ như vậy đã giúp công ty hạn chế được những lãng phí, tiết kiệm được những chi phí đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiêu thị, tăng lợi nhuận của công ty.

2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất là tính đúng, tính đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành Do vậy việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng

Công ty có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, mỗi sản phẩm đều qua nhiều khâu chế biến, nhiều công đoạn sản xuất, sau khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng mới trở thành thành phẩm hoàn chỉnh và được nhập kho thành phẩm Vì vậy mà việc tập hợp chi phí sản xuất phải liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn Bên cạnh đó mỗi phân xưởng lại sản xuất nhiều loại sản phẩm nên việc xác định chi phí sản xuất chung là phức tạp Để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc hoạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành phẩm, các phân xưởng sản xuất ở công ty được phân chia làm 4 nhóm:

- Phân xưởng dụng cụ cơ điện.

Xuất phát từ đặc điểm kể trên, kế toán đã được xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, chi tiết theo từng sản phẩm đối với CPNVLTT và CPNCTT còn đối với CPSXC kế toán tập hợp cho toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức tiền lương định mức.

3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí về nguyên vật chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty và là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm Do đó vấn đề quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu là rất quan trọng, tránh lãng phí nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

 Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trực tiếp cho sản xuất bao gồm:

- Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép các loại, Inox, đồng dương cực, niken. Nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Nguyên vật liệu phụ: dầu, mỡ đinh, xút, cao lanh.

- Nhiên liệu được dùng để vận hành máy móc: xăng A78, xăng A92, dầu diezel, than…

- Phụ tùng thay thế: Các loại vòng bi, bánh răng, đồ điện, dây đai…

- Phế liệu thu hồi: chủ yếu là sản phẩm hỏng, sắt thép, Inox,

 Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ công ty sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK này được mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2.

- TK 6211: CPNVLTT ở phân xưởng rèn dập

- TK 6212: CPNVLTT ở phân xưởng cơ khí.

- TK6213: CPNVLTT ở phân xưởng dụng cụ cơ điện.

- TK 6214: CPNVLTT ở phân xưởng gia công.

CPNVLTT được kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Trường hợp không thể tập hợp trực tiếp được thì kế toán theo dõi chung trên

TK 621 của phân xưởng rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp Ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, CPNVLTT được quản lý theo hệ thống chi phí định mức đã được xác định cho mỗi loại sản phẩm cụ thể Để phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, công ty đã quy định khung giá hạch toán cho từng khoản mục nguyên vật liệu.

Theo nguyên tắc, nguyên vật liệu mua về đều được tiến hành làm thủ tục kiểm nghiệm rồi nhập kho, sau đó nguyên vật liệu sẽ được xuất cho các phân xưởng theo yêu cầu và mục đích chế tạo sản phẩm Tuy nhiên nếu trong tháng có phát sinh đơn đặt hàng đột xuất mà trong kho không có đủ nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất thì nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho.

Việc xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng phải tuân thủ theo trình tự sau: Căn cứ yêu cầu của từng phân xưởng, và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm do phòng kỹ thuật điều tra, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng Sau khi kiểm tra, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng.

Theo quy định phiếu xuất kho được chia thành ba liên: Một liên giao cho thủ kho giữ là cơ sở ghi thẻ kho sau đó nộp lên cho kế toán nguyên vật liệu, một liên giao cho kế toán phân xưởng và một liên được lưu tại phòng kế hoạch để theo dõi.

Ví dụ: Ngày 27/10/2007 thủ kho nhận được phiếu xuất kho với nội dung sau: (Phụ biểu 01)

Phụ biểu 01: Đơn vị :Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Mẫu sổ: 02-TT

Bộ phận:……… Ban hành theo QĐ số :15/2006/QĐ

BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính

PHIẾU XUẤT KHO Ngày 27 tháng 10 năm 2007 Số:

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Mạnh Thắng. Địa chỉ : Phân xưởng rèn dập

Lý do xuất kho : Sản xuất kìm điện 210.

Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư sản phẩm, hàng hoá

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc biểu hàng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật tư Sổ chi tiết vật tư được dùng để theo dõi chi tiết những biến động của nguyên vật liệu sau mỗi lần xuất nhập Thủ kho có trách nhiệm giữ và ghi chép hàng ngày những biến động của nguyên vật liệu theo trình tự thời gian.

Hạch toán giá thành sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu

1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được chia làm 3 bước Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí định mức cũng như để đơn giản cho quá trình tính toán, kế toán thực hiện phân đoạn quá trình sản xuất làm 2 bước đó là bước tạo phôi và bước hoàn chỉnh sản phẩm Tương ứng với 2 bước này, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là nửa sản phẩm (giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm).

Kế toán công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho việc định giá bán sản phẩm và đưa ra quyết định quản lý của ban lãnh đạo công ty.

2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm cả nửa thành phẩm và thành phẩm Việc đánh giá sản phẩm dở dang cũng được thực hiện cho 2 giai đoạn: giai đoạn tạo phôi và giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm.

Sản phẩm dở dang của công ty được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính Cuối mỗi tháng căn cứ vào số lượng phôi làm dở được kiểm kê và bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang Giai đoạn tạo phôi và giai đoạn tạo thành phẩm được đánh giá theo cùng một phương pháp.

- Giai đoạn tạo phôi: Ở giai đoạn này, giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh để sản xuất phôi trong tháng.

Chi phí sản xuất Chi phí nguyên vật liệu chính Số Chi phí sản xuất dở đầu kỳ + phát sinh trong kỳ lượng dở dang cuối kỳ = x phôi

Số lượng phôi phẩm Số lượng phôi phẩm dở dở dang cuối kỳ + hoàn thành trong kỳ dang CK Công ty không tính giá trị sản phẩm dở dang cho toàn công ty mà tính cho từng sản phẩm riêng biệt sau đó tập hợp lại.

Ví dụ: sản phẩm CKĐ5VT nội.

Trị giá phôi hoàn thành trong thời kỳ chuyển sang PX cơ khí là 42.695.000. Trị giá phôi dở dang đầu kỳ là 14.909.000 (phản ánh trên phiếu tính giá thành sản phẩm tháng trước).

Số lượng phôi dở dang cuối kỳ là 1.000 tương ứng với số tiền là 10.917.000.

CPSXDD cuối kỳ CFSXDD đầu kỳ + CPNVLC PS trong kỳ x SLDDCK

SL phôi hoàn thành+SL phôi đ ck

- Giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm (tương tự như phương pháp tính trị giá sản phẩm dở như phân xưởng rèn dập).

Quá trình tạo phôi được thực hiện ở phân xưởng rèn dập Sau khi hoàn thành,số lượng phôi này được nhập kho bán thành phẩm, sau đó được chuyển xuống phân xưởng cơ khí để tiếp tục chế tạo Chính vì vậy giá trị của phôi dùng để chế tạo sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang trong giai đoạn này theo chi phí nguyên vật liệu chính.

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu chính:

Chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong giai đoạn này bao gồm cả phần chi phí nằm trong phôi phẩm (bán thành phẩm) chuyển từ phân xưởng rèn dập sang và phần chi phí tiếp tục bỏ vào giai đoạn này Kế toán phải căn cứ vào “ phiếu tính giá thành sản phẩm” của giai đoạn 1 (phân xưởng rèn dập) để xác định chi phí nguyên vật liệu chính chuyển sang giai đoạn 2, căn cứ vào

“ bảng phân bố vật liệu sử dụng” của phân xưởng cơ khí để xác định phần chi phí phát sinh ở giai đoạn 2,cộng với chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang (phản ánh trên phiếu tính giá thành của kỳ trước) Từ đó, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. + Đối với chi phí nguyên vật liệu khác: đánh giá theo chuyển từ phân xưởng rèn dập sang.

Giá trị sản phẩm dở dang của mỗi phân xưởng (chi tiết cho từng loại sản phẩm) được phản ánh trực tiếp trên phiếu tính giá thành sản phẩm.

3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm nên kế toán công ty áp dụng phương pháp tính giá phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.Mỗi loại thành phẩm hay nửa thành phẩm nhập kho của từng phân xưởng được kế toán lập cho một phiếu tính giá thành riêng Phiếu tính giá thành được thiết kế mở chi tiết cho từng loại sản phẩm cụ thể nhưng không theo các khoản mục chi phí đã tập hợp trên bảng phân bổ.

Căn cứ vào “ bảng phân bổ vật liệu sử dụng” của mỗi phân xưởng (chi tiết cho từng loại sản phẩm) kế toán vào số liệu chi cho yếu tố chi phí: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, than dầu sản phẩm. Đối với các yếu tố thuộc chi phí sản xuất chính (khuôn-dao tự chế, dụng cụ cắt-đá mài, điện nước sản xuất, khấu hao…) kế toán căn cứ vào “ bảng phân bổ và tổng hợp chi phí sản xuất chung” để vào số liệu.

Số liệu cột chi phí dở dang đầu kỳ được chuyển từ phiếu tính giá thành của kỳ trước sang (cột CPSXDD cuối kỳ).

Sau khi đã tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ,kế toán tính giá thành cho số thành phẩm và nửa thành phẩm nhập kho theo chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Ví dụ: phiếu tính giá thành sản phẩm CKĐ5VT nội (Phụ biểu 15)

Phụ biểu 15: Phiếu tính giá thành sản phẩm HT: 2500sp CKĐ5VT

Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty

Từ khi thành lập tới nay, công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Đi lên từ cơ chế bao cấp, trải qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thời kì mà rất nhiều doanh nghiệp nhà nước bị giải thể do không thích ứng được với cơ chế mới nhưng công ty vẫn đứng vững và đã tự khẳng định mình, đóng góp một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.

Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn

Khoản mục SHTK Phát sinh trong kỳ Cộng PS Dở dang Tổng giá thành Giá thành đơn vị

Khuôn, dao tự chế dụng cụ cắt, đá mài 5.335.000 1.429.000 6.764.000 6.764.000

Phụ tùng, thiết bị 2.930.000 405.000 3.335.000 3.335.000 Điện nước sx 3.550.000 354.000 3.904.000 3.904.000

Ca ba độc hại 1.532.000 825.000 2.357.000 2.357.000 Ăn ca

Giá thành sp 79.231.260 24.537.240 103.768.500 14.909.000 10.917.000 107.760.500 43.104,2 việc làm và thu nhập đều đặn cho công nhân, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

Có được kết quả như vậy là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong công ty.

Nhận thức được vai trò to lớn của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán, trong kế toán chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm một trọng tâm cần hoàn thiện.

* Về tổ chức bộ máy quản lý:

Hệ thống quản lý của công ty nhìn chung khá khoa học, gọn nhẹ và có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng Các phòng ban chức năng được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất.

* Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán:

Nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế của công ty cả về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh.Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, các nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể, phù hợp với năng lực từng người Các thành phần kế toán có trình độ tương đối đồng đều, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình đảm nhiệm tốt công tác quản lý và hạch toán kinh tế của công ty.

* Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán mà công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ và đúng với chế độ, nhưng cũng có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của công ty Việc luân chuyển hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận kế toán, thúc đẩy quá trình

Hiện nay, phòng kế toán của công ty đang áp dụng dần dần vi tính vào một số công việc như lập bảng biểu, tính toán… nên phần công việc có phần giảm bớt, tính đối chiếu kiểm tra giúp cho việc phát hiện sai sót có hiệu quả hơn.

* Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã tập hợp và phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí phát sinh (chi tiết cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm), giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi phù hợp Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm tương đối phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo được tính gọn nhẹ và hiệu quả Việc áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức “ nhật ký chứng từ” là phù hợp với tình hình thực tế của công ty Xuất phát từ đặc điểm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và sản phẩm dở dang ít nên công ty đã xác định mức tiêu hao từng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm Do vậy, công ty đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm, từ đó góp phần thực hiện tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất Điều này không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra cho người lao động ý thức tiết kiệm hơn Bên cạnh đó còn giúp cho nhân viên thống kê phân xưởng và kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được nhanh và chính xác.

Hiện nay công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là tháng phù hợp với kỳ kế toán, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho ban lãnh đạo ra các quyết định quản lý, giúp cho kế toán phát huy được các chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.

Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán còn có những hạn chế, chưa thực sự phù hợp với quy định của chế độ và yêu cầu của công ty nhất là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần được khắc phục và hoàn thiện.

* Đối với kế hoạch tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Sản phẩm của công ty sản xuất rất đa dạng vối khối lượng lớn nên công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Để thuận tiện cho công việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty đã xây dựng một hệ thống định mức về chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, tương ứng với nó là hệ thống giá hạch toán của từng loại nguyên vật liệu. Nhưng công ty lại không sử dụng hệ số giá để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho mà lại sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất.

* Đối với kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán tính gộp cả chi phí về tiền lương của bộ phận sản xuất trực tiếp và tiền lương của bộ phận sản xuất gián tiếp (nhân viên quản lý phân xưởng, thống kê phân xưởng…) vào chi phí nhân công trực tiếp.

Mặt khác tiền lương của bộ phận sản xuất cũng được tính trả như công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng tức là tính lương theo sản phẩm Điều này không những không đúng với chế độ kế toán hiện hành mà có thể gây ra thắc mắc giữa các công nhân trong phân xưởng, làm hạn chế tăng năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty.

Bên cạnh đó kế toán không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân Số tiền này được giao cho quản đốc phân xưởng giữ, khi công nhân nghỉ phép thì quản đốc phân xưởng trực tiếp thanh toán với công nhân Điều này làm cho việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm thiếu chính xác làm ảnh hưởng tới giá thành giữa các tháng (do số lượng công nhân trục tiếp sản xuất của công ty nhiều, thời gian nghỉ phép không đồng đều)

* Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:

Các yếu tố chi phí nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp chung trên TK 627 của mỗi phân xưởng nhưng không theo dõi chi tiết đến từng yếu tố chi phí Trong các báo cáo sản xuất, nhân viên kế toán của phân xưởng có phản ánh cụ thể chi phí sản xuất ở phân xưởng theo từng yếu tố nhưng không phản ánh vào các tài khoản tập hợp chi phí Điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra theo dõi.

Giải pháp hoàn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, nó đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên liên tục, cập nhật theo những thay đổi của pháp luật và chuẩn mực kế toán tiến hành.

Tùy theo từng giai đoạn về mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mà đề ra phương hướng điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo thực sự hữu ích cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải thực hiện được những yêu cầu sau:

- Phù hợp với cơ chế quản lý tài chính và chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành của Nhà nước Chế độ, chuẩn mực kế toán là những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, thủ tục kế toán một cách cơ bản,chung nhất làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính Nó chính là hành lang pháp pháp lý của các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên có thể áp dụng hình thức,phương pháp kinh doanh khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đúng chế độ, đúng chuẩn mực kế toán của Nhà nước Vậy mới đảm bảo tính đúng đắn hợp pháp của thông tin kế toán.

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau nên tổ chức kế toán cũng vì vậy mà khác nhau Nên các doanh nghiệp phải dựa trên đặc điểm thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để vận dụng hình thức, phương pháp kế toán cho phù hợp Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý đơn vị mình.

- Tạo ra dòng vận động liền mạch của các chứng từ giữa các bộ phận, hạn chế tối đa hiện tượng trùng lặp, chồng chéo đương đi của các chứng từ và các bút toán ghi sổ.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí giá thành, phục vụ cho công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý giá thành nói riêng.

- Việc hoàn thiện phải trong mối quan hệ thống nhất với các thành phần kế toán khác, phải kết hợp được giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị.

Nếu thực hiện được các yêu cầu này thì quá trình hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mới thực sự mang tính khả thi và trở thành công cụ đắc lực của mỗi doanh nghiệp.

2 Nội dung Ở Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của Công ty hơn.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Kế toán tài vụ và dựa trên cơ sở những kiến thức đã được các dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm ở Công ty như sau: Ý kiến thứ nhất: theo chế độ kế toán hiện hành thì nội dung chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp khác, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và được hạch toán vào TK 622 Nhưng thực tế ở Công ty tiền lương của bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như: quản đốc phân xưởng, thống kê phân xưởng… cũng được hạch toán vào TK 622 Điều này là không đúng với chế độ kế toán hiện hành làm sai lệch tính chất của chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm Theo chủ ý của em kế toán nên tách biệt chi phí nhân viên gián tiếp tại phân xưởng ra khỏi chi phí nhân công trực tiếp rồi sau đó đưa sang chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu chí thích hợp Như vậy không những kế toán sẽ đảm bảo đúng được quy định quy định của chế độ kế toán hiện hành mà còn góp phần củng cố sự cân bằng trong phân phối thu nhập, khuyến khích việc tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Việc phân bổ chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp tại phân xưởng có thế tiến hành như sau: căn cứ vào bảng chấm công của từng phân xưởng và bảng kê sản phẩm nhập kho, kế toán tính riêng được tiền lương sản phẩm phải trả cho từng công nhân trực tiếp sản xuất Tiền lương nhân viên gián tiếp phân xưởng được tính theo thời gian còn các khoản thu nhập khác như tiền thưởng năng suất được tính theo hệ số lương của từng người Cuối tháng phân bổ chi phí cho nhân viên gián tiếp theo công thức:

Tổng tiền lương của nhân viên gián tiếp PX

Hệ số phân bổ Tổng tiền lương định mức của các sản phẩm

CPSXC (khoản mục CPNC) = Chi phí tiền lương định x Hệ số phân bổ cho từng sản phẩm mức sản phẩm đó phân bổ

Công ty thực hiện việc trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân đồng thời xuất quỹ tiền mặt để giao cho quản đốc phân xưởng giữ (nhập quỹ phân xưởng) Như vậy công ty đã lãng phí một khoản tiền nhàn rỗi nằm trong quỹ của phân xưởng, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình Mặt khác tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ nhưng đã được tính vào sổ chi phí, mà số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty nhiều, thời gian nghỉ phép lại không đồng đều nên sẽ ảnh hưởng đến giá thành giữa các tháng. Theo em hàng tháng Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo một tỷ lệ nhất định trên tông tiền lương. Như vậy sẽ đảm bảo một tỷ lệ ổn định về chi phí nhân công trực tiếp trên giá thành sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến giá thành giữa các tháng Khi có phát sinh thực tế thì mới xuất quỹ tiền mạt trả cho công nhân. Để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán cần lập kế hoạch trích trước theo công thức sau:

Mức tính tiền lương: tiền lương cơ bản thực tế phải trả cho CNTTSX trong tháng X tỷ lệ trích trước.

Tổng tiền lương kế hoạch năm của CNTTSX

Tỷ lệ trích trước = - x 100 Tổng tiền lương kế hoạch năm của CNTTSX

Kế toán sử dụng TK 335 : là chi phí phải trả để hạch toán tiền lương nghỉ phép trích trước của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán chi:

Nợ TK 622: - chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: - chi phí trả.

- Số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Nghỉ phép phải trả:

Nợ TK 335:- chi phí trả

Có TK 334: - phải trả công nhân viên. Ý kiến thứ hai: hoàn thiện kế toán sản xuất chung.

Kế toán Công ty hạch toán toàn bộ các yếu tố chi phí thuộc chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên TK627 (chi tiết theo từng phân xưởng) Nhưng lại không chi tiết cho từng yếu tố sản xuất chung như: chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác điều này đã gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý các yếu tố sản xuất chung Do vậy, kế toán Công ty mở thêm TK cấp 3 để quản lý chi phí sản xuất chung, chi tiết cho từng khoản mục.

TK 6272: chi phí sản xuất chung ở phân xưởng cơ khí có thể mở thêm các

- TK 62721: chi phí vật liệu thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí

- TK 62722: chi phí nhân công thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí

- TK 62723: chi phí công cụ, dụng cụ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí

- TK 62724: chi phí khấu hao TSCĐ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí

- TK 62725: chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí

- TK 62726: chi phí bằng tiền thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý chi phí sản xuất chung Công ty nên lập cho mỗi phân xưởng một sổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở các biểu khoản đã được mở từ đó tiến hành tổng hợp số liệu để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng thành phẩm.

- Thực tế Công ty hạch toán toàn bộ chi phí dịch vụ mua vào (tiền điện,nước, điện thoại…) vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung và tính chất chi phí vì chi phí này ngoài việc phục vụ cho sản xuất còn phục vụ cho các phòng ban( các bộ phân ngoài sản xuất) Việc hạch toán chi phí như vậy làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm phần chi phí của bộ phận khác Theo em, kế toán nê tách riêng từng chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất để tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung Còn phần chi phí phục vụ cho các phục vụ phòng ban nên tập hợp vào TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Ý kiến thứ ba: hoàn thiện kế hoạch tính giá thành sản phẩm.

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Khác
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2 quyển. (ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Khác
3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính_ PGS. TS Nguyễn Văn Công, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006 Khác
4. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính Khác
5. Các báo cáo, luận văn của sinh viên khoá trên Khác
6. Sách báo, các trang web về kế toán… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w