1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang

118 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 19,45 MB

Nội dung

Rất Rất Hay!

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. Giống Du Giống lợn Duroc H Giống lợn Hampshire Lr Giống lợn Landrace LW Giống lợn LargeWhite Pi Giống lợn Pietrain MC Giống lợn Móng Cái Yr Giống lợn Yorkshire PD hoặc PiDu Lợn lai giữa Pietrain Duroc PD×Lr Lợn lai giữa PiDu Landrace PD×Yr Lợn lai giữa PiDu Yorkshire LrYr hoặc (Lr×Yr) Lợn lai giữa Landrace Yorkshire YrLr hoặc (Yr×Lr) Lợn lai giữa Yorkshire Landrace ĐB×MC Lợn lai giữa Đại Bạch và Móng Cái Yr×MC Lợn lai giữa Yorkshire và Móng Cái B. Thức ăn TTTA Tiêu tốn thức ăn KL Khối lượng KLCS Khối lượng cai sữa KLSS Khối lượng sơ sinh Kg Kilogam Kg/cm 2 Kilogam/Centimet vuông G Gam Cm Centimet TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam SCĐRCS/ổ Số con đẻ ra còn sống/ổ Cs Cộng sự SCSS/ổ Số con sơ sinh/ổ ME Năng lượng trao đổi Kcal Kilocalo Pr Protein (P>0,05); (P<0,05) Độ tin cậy lớn hoặc nhỏ hơn 0,05 % Phần trăm ∑ Tổng i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ BIỂU ĐỒ iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong cung cấp thực phẩm tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê sơ bộ tính tại thời điểm 01/04/2012, tổng đàn lợn của cả nước là 26,7 triệu con. Trong đó đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.936,2 ngàn tấn. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất tiêu thụ khoảng 300 - 320 ngàn tấn thịt lợn hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2012 khoảng hơn 1,78 triệu tấn [13]. Trong đó, sản xuất thịt lợn từ nguồn giống lợn nhập ngoại, lợn lai theo quy mô công nghiệp ngày một tăng chiếm tỷ lệ cao. Điều đó cho thấy chăn nuôi lợn theo hình thức thâm canh có tốc độ tăng trưởng nhanh luôn giữ vai trò cực kỳ quan trong việc cung cấp thực phẩm cho người Việt Nam. Con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của con vật. Để nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn giống thương phẩm thì cùng với việc sử dụng các giống lợn thuần nổi tiếng thế giới làm nái, việc lai tạo luôn đem lại hiệu quả không nhỏ. Việc sử dụng các dòng lợn đực mới, có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao tiêu tốn thức ăn thấp cho lai tạo với các dòng lợn náinăng suất sinh sản cao sẽ tạo ra các con lai 3 - 4 máu ngoại có thừa hưởng di truyền tốt từ bố mẹ. Con lai thương phẩm sẽ có khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, sức đề kháng với bệnh tật cao đặc điểm nổi bật là con lai thương phẩm sẽ có tỷ lệ thịt nạc cao. Theo kết quả điều tra của Vũ Đình Tôn cs (2007) [47] ở các hộ chăn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy, việc sử dụng đực laikhá cao (chiếm 36%) trong cơ cấu đực giống. Các đực lai phối giống với lợn nái các giống ngoại (nái thuần Landrace (Lr) chiếm 15,60% Yorkshire (Yr) chiếm 18,9%) để tạo 1 ra con lai 3 máu có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh tiêu tốn thức ăn thấp (Phan Xuân Hảo Hoàng Thị Thúy, 2009 [20]). Tuyên Quang là một trong những tỉnh có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu. Đàn lợn nái nuôi vẫn chủ yếu là lợn nội lợn lai F 1 chiếm 80 - 85% tổng đàn nái. Theo số liệu của chi cục thống kê tỉnh năm 2011, tổng đàn lợn 427.500 con, trong đó lợn nái là 49.200 con. Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn ngoại ở Tuyên Quang vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác giống dẫn đến năng suất, chất lượng của đàn lợn không ổn định. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng đàn nái ngoại đang nuôi tại một số cơ sở để tìm ra tổ hợp lai thích hợp cho sản xuất lợn thịt chất lượng cao là một đòi hỏi mang tính cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái Landrace, Yorkshire con lai (♂PiDu x Landrace), (♂PiDu x ♀Yorkshire) nuôi tại Tỉnh Tuyên Quang" 2. Mục đích đề tài - Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái Landrace Yorkshire khi được phối giống với đực PiDu (Pietrain x Duroc). - Theo dõi khả năng sinh trưởng sản xuất thịt của con lai (♂PiDu x ♀Landrace) (♂PiDu x ♀Yorkshire) nuôi tại tỉnh Tuyên Quang. - Lựa chọn được tổ hợp lai phù hợp khi sử dụng nái Landrace Yorkshire phối giống với đực PiDu. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Ưu thế lai ứng dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi. Công tác giống là công tác kiến thiết cơ bản, trong đó phải đảm bảo phát triển cả hai mặt, tăng nhanh về số lượng đàn, đồng thời thường xuyên ổn định, nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn. Hai mặt này có liên quan chặt chẽ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong công tác giống gia súc thì nhân giống thuần chủng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo hoàn thiện giống. Tuy nhiên lai tạo giống là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó sẽ thúc đẩy hiệu quả trong chăn nuôi nhanh hơn (Nguyễn Thiện, 2006 [40]). Để có được những con giống tốt, các nhà làm công tác giống đều hướng vào việc chọn lọc, ghép đôi giao phối những con giống tốt theo định hướng sản xuất. Duy trì các đặc tính tốt của từng giống, loại bỏ các đặc tính di truyền xấu, bổ sung các đặc tính di truyền tốt thì cần áp dụng đồng thời các biện pháp chọn lọc thuần chủng lai tạo giống đặc biệt với những tính trạng có hệ số di truyền cao (h 2 > 0,5). Khác với gen quy định tính trạng chất lượng ở gia súc, các gen quy định tính trạng số lượng không biểu hiện như nhau trong các điều kiện khác nhau. Như cùng một giống lợn nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện giống nhau thì khả năng tăng trọng thành phần thịt xẻ của chúng tương đương nhau, nhưng khi nuôi dưỡng chúng trong những điều kiện khác nhau thì khả năng tăng trọng thành phần thịt xẻ của chúng rất khác nhau. Điều này có thể giải thích do các cá thể đều nhận từ bố, mẹ một hệ thống gen quy định 3 nào đó được xem như là nhận được khả năng di truyền. Tuy nhiên khả năng di truyền đó có thể được thể hiện hay không là tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Theo di truyền học, kiểu hình là kết quả tác dụng của kiểu gen với điều kiện ngoại cảnh. P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình G: Giá trị kiểu gen E: Điều kiện ngoại cảnh. Tuỳ theo phương hướng tác động của các gen alen mà giá trị kiểu gen có thể bao gồm các thành phần khác nhau. G = A + D+ I “A” Gọi là giá trị cộng gộp, thành phần quan trọng nhất cố định không thay đổi có thể di chuyển được còn được gọi là giá trị giống của cá thể (Breeding value) là cơ sở di truyền của việc chọn giống. “D” là tính trội (Dominance) là tác động trội của các cặp alen trong cùng 1 locus nên không có tính trội thì giá trị di truyền giá trị cộng gộp là trùng nhau. Khi xem xét 1 locus duy nhất sự khác nhau giữa giá trị kiểu gen giá trị giống A giá trị di truyền đó chính là sự sai lệch trội D. Do vậy G = A + D “I” là các gen của các cặp gen hoặc cùng alen sai lệch tương tác nên kiểu gen là do từ 2 locus trở lên cấu thành giá trị kiểu gen có thể thêm 1 sai lệch do sự tương tác giữa các gen trong các locus khác nhau. Ngày nay, qua các công trình nghiên cứu đều cho thấy, các tính trạng số lượng mà phần lớn là các tính trạng có ý nghĩa kinh tế như: mức tiêu tốn thức ăn, khả năng tăng trọng… đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Điều này là do các biến dị di truyền như biến dị di truyền cộng gộp, tương tác gen 4 đem lại. Những tính trạng di truyền thấp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [37]. Đối với các tính trạng số lượng như khả năng tích luỹ nạc, các gen đồng hợp tử quyết định tính trạng này tăng lên thì khả năng tích luỹ nạc cũng tăng lên. Theo lý thuyết, ở đàn lợn thuần chủng (chủ yếu ở lợn ngoại), hầu hết có các gen quyết định khả năng tích luỹ nạc. Khi ta chọn các dòng, giống lợnkhả năng tích luỹ nạc cao cho giao phối với nhau qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến tăng số gen tương đồng trong dòng. Đây chính là phương pháp mà các nhà chọn giống sử dụng để cải tiến nâng cao tỷ lệ nạc ở lợn trong công tác giống hiện nay. 1.1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai Ưu thế lai đã được Shull nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm 1914. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu ứng dụng khá rộng rãi ở động vật thực vật. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nước chăn nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai. Chính vì vậy, ưu thế lai đang được coi là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế có khi ưu thế lai bằng không khi năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ không phải bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền độ lớn của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền của tính trạng. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp sẽ có ưu thế lai cao những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ có ưu thế lai thấp. Để nhận được ưu thế lai tối đa, cần đảm bảo chắc chắn là con bố con mẹ là 2 giống thuần khác nhau. Nếu con bố con mẹ là con lai thì ưu thế lai sẽ bị giảm đi. Theo Dickerson (1974) [64], khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, 5 con lai có cả ưu thế lai cá thể ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F 1 . Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể ưu thế lai của bố, do bố là con lai F 1 . Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ ưu thế lai của bố. Để đạt được ưu thế lai tối đa thì nhà chọn tạo lai giống cần tối ưu hóa các yếu tố để tạo cơ sở khoa học cho tăng năng suất chăn nuôi. Thông thường ưu thế lai chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: * Tổ hợp lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Đình Miên cs (1994) [26], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000) [1], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con khối lượng cai sữa/con tăng được 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) [62]. * Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000) [91]. 6 * Sự khác biệt giữa bố mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Thông thường thì các giống có nguồn gốc càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu thế lai. 1.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn Trước đây, trong chăn nuôi quảng canh người ta thường nuôi lợn có tỷ lệ nạc thấp, tận dụng thức ăn thừa, phế phụ phẩm nông nghiệp. Khi nhu cầu về thịt nạc tăng thì các nhà chăn nuôi chú ý đến việc lai tạo với các giống lợn ngoại cao sản, nuôi thuần các giống lợn ngoại siêu nạc. Những năm gần đây, nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao đã được nhập nội vào Việt Nam. Đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả các chương trình giống tối ưu, việc nâng cao chất lượng lợn giống đã đang được tiến hành một cách tích cực. Đàn lợn cụ kỵ nhập nội này đã được nuôi thích nghi sử dụng trong nhiều năm qua nay được làm tươi máu nhằm nâng cao năng suất. Lai tạo là biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất phẩm chất sản phẩm thông qua ưu thế lai. Hiện nay, ở nhiều nước có chăn nuôi lợn phát triển 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó ưu thế lai được coi là môi trường nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi (Nguyễn Thiện, 2006) [40]. Tuy nhiên việc kết hợp giữa hai giống nào có ưu thế cao phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều chương trình lai tạo ra lợn nuôi thịt 4 và 5 giống do công ty PIC thực hiện. 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11 (giống Yorkshire chuyên hóa theo tăng khối lượng, tỷ lệ nạc), dòng L06 7 [...]... chăn nuôi lợn cái nuôi con, kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ cũng như khả năng tiết sữa của lợn mẹ sức đề kháng khả năng phòng chống bệnh của lợn con (Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành, (2006) [46] Mặt khác số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào số con để nuôi Người ta có thể tiêu chuẩn hoá số con để nuôi/ lứa là từ 8 - 10 con Nếu số con nhiều hoặc ít hơn cần có sự điều phối giữa các lợn nái phải... sinh sản của lợn nái 21 Theo Nguyễn Khắc Tích (2002) [44], khả năng sản xuất của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa /nái/ năm Từ đó cho thấy số lợn con cai sữa /nái/ năm phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con đẻ ra số lứa đẻ /nái/ năm Ngoài các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu về số con đẻ ra còn sống cũng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi lợn nái Chỉ... chuyển lợn từ ổ đông con sang ổ ít hơn 8 con, cần ghi rõ số hiệu của mẹ nuôi Khi lợn đạt 21 ngày tuổi cần ghi chép số con nuôi sống/ổ, khối lượng toàn ổ kể cả những con nuôi ghép Việc “chuẩn hoá” 22 số con cho mỗi nái có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lợn nái sinh sản Số lượng lợn con/ ổ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chính các con đó sau này Những lợn nái từng được nuôi trong ổ đông con. .. yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: di truyền ngoại cảnh Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau Yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại Mặt khác năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua... 0,27 Khoảng cách lứa đẻ 0,08 Như vậy các tác giả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái đều thống nhất rằng hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa (số lợn con khả năng chăn nuôi /nái/ năm) Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống Giữa các chỉ tiêu trên có mối quan hệ với... theo khả năng sinh sản) dòng L64 (giống Pietrain chuyên hóa theo tỷ lệ nạc cao) 2 dòng tổng hợp là L19 L95 hiện nay đang được sử dụng để tạo ra các dòng giống tốt có tiềm năng năng suất chất lượng cao Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 5 giống, người ta thường cho lợn đực giống dòng 402 lai với lợn nái CA C22 Lợn đực 402 được tạo ra từ việc cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 lợn nái. .. đàn lợn nái Yr hạt nhân của Anh có SCĐRCS là 10,82 con/ ổ Stoikov Vassilev (1996) [97] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ ổ, Yorkshire Ba lan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari 10 con, ... quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi Nghiên cứu của Brumm Miller (1996) [59] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56m2 /con thì lợn ăn ít hơn tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2 /con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích... hệ giữa năng lượng protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó Thức ăn giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất chất lượng thịt của con vật Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật Khi cho lợn ăn khẩu... đàn con cân được sau khi đỡ đẻ xong, chưa cho con bú sữa đầu Đây là khối lượng của tất cả lợn con đẻ ra còn sống, phát dục bình thường Chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển sau này của đàn con + Khối lượng 21 ngày toàn ổ: được sử dụng để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ khả năng tăng trọng của đàn con Tại 21 ngày sau đẻ khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt đỉnh cao về số lượng . tài: Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái Landrace, Yorkshire và con lai (♂PiDu x ♀ Landrace), (♂PiDu x Yorkshire) nuôi tại Tỉnh Tuyên Quang& quot; 2. Mục đích đề tài - Theo dõi năng suất. sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire khi được phối giống với đực PiDu (Pietrain x Duroc). - Theo dõi khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của con lai (♂PiDu x ♀Landrace) và (♂PiDu x Yorkshire) . lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật. Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2. Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Sơ đồ 1.2. Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại (Trang 12)
Bảng 1.1. Hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh sản  của lợn cái - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 1.1. Hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh sản của lợn cái (Trang 28)
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn thịt - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
a ̉ng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn thịt (Trang 45)
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn nái - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn nái (Trang 45)
Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire lứa đẻ 3 - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire lứa đẻ 3 (Trang 60)
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) (Trang 69)
Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của con lai qua các tháng tuổi (%) - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của con lai qua các tháng tuổi (%) (Trang 71)
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (Trang 72)
Bảng 3.12. Tiêu tốn TA, protein, ME cho 1 kg tăng khối lượng - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.12. Tiêu tốn TA, protein, ME cho 1 kg tăng khối lượng (Trang 76)
Bảng 3.13. Chi phớ thức ăn/kg tăng khụ́i lượng lợn lai (PiDu ì Landrace) và - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.13. Chi phớ thức ăn/kg tăng khụ́i lượng lợn lai (PiDu ì Landrace) và (Trang 77)
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm (Trang 78)
Bảng 3.15. Đánh giá chṍt lượng thịt của con lai (PiDu ì Landrace) và - Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái landrace, yorkshire và con lai (♂pidu  x ♀ landrace), (♂pidu x ♀yorkshire) nuôi tại tỉnh tuyên quang
Bảng 3.15. Đánh giá chṍt lượng thịt của con lai (PiDu ì Landrace) và (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w