Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường tại công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường tại công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.
+ Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp.
+ Thu thập các dữ liệu, phân tích các khía cạnh thực tế về tình hình kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa, từ đó làm rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường tại công ty Chỉ ra những ưu điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường tại công ty CP xuất nhập khẩu thủy sảnThanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Để có số liệu nghiên cứu, đánh giá rút ra những kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa, luận văn sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu tài liệu: Khai thác các nguồn tài liệu, số liệu từ Internet, kế thừa kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp số liệu thu thập, tiến hành phân tích Bên cạnh đó số liệu trên báo cáo tài chính qua các năm 2016, 2017, 2018, tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiến để biết được sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu qua các năm.
- Phương pháp khảo sát: Để có những đánh giá khách quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như công tác bảo vệ môi trường tác giả tiến hành khảo sát công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản ThanhHóa.
Dự kiến kết quả đạt được
+ Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa những lý luận về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với công tác bảo vệ môi trường trong công ty.
+ Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường tại công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa. Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với công tác bảo vệ môi trường của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục đính kèm thì kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh gắn với công tác bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với công tác bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sảnThanh Hóa
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1 Hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong
Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả kinh doanh trong
1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều hướng tới mục tiêu mang tính dài hạn là gia tăng giá trị doanh nghiệp, phát triển bền vững Để đạt đến mục tiêu này doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh doanh Hoạt động kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường Kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường Kinh doanh là bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lại một lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy [8]
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện nhiệm vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lãi [7].
Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh doanh quan tâm và có cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên quan điểm hiệu quả là mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được đầu ra và nguồn lực bỏ ra ở đầu vào của quá trình kinh doanh là tổng hợp nhất bởi vì quan điểm này thể hiện kết quả thu được và nguồn lực bỏ ra trong một thời kỳ nhất định Trong đó nguồn lực bỏ ra có thể là lao động, tài sản, tiền vốn, tài nguyên, kể cả chi phí cơ hội Kết quả thu về có thể là doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp, giá trị văn hóa, năng lực cạnh tranh…
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các doanh nghiệp, phản ánh trình độ huy động và sử dụng nguồn lực vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh mà DN xác định Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới mục tiêu hiệu quả, như tăng khả năng sinh lời, gia tăng giá trị doanh nghiệp, hướng đến phát triển bền vững Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, khả năng sinh lời nhiều nhất Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu thời gian và không gian phân tích [8].
Như vậy, bản chất hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp nó phản ánh kết quả đầu ra so với đầu vào của doanh nghiệp được xem xét trong một kỳ nhất định.
* Khái niệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc doanh nghiệp thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình: gia tăng khả năng sinh lời, gia tăng giá trị doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững Biểu hiện cụ thể của việc nâng cao hiệu quả là
DN phải có chiến lược kinh doanh và phát triển, các kế hoạch làm thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh theo hướng tích cực để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trên Như vậy, nâng cao HQKD của doanh nghiệp là việc mà các doanh nghiệp đều luôn cố gắng thực hiện trong mọi giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của mình Để nâng cao được HQKD doanh nghiệp không thể thực hiện một cách riêng lẻ, rời rạc các hoạt động cụ thể nào đó mà doanh nghiệp phải cùng lúc thực hiện nhiều chiến lược, hành động, biện pháp để gia tăng được lợi nhuận trên vốn, giảm rủi ro, phát triển bền vững, tạo ra cả hiệu quả kinh tế tài chính cho đơn vị.
Từ những quan điểm trên, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là với một nguồn lực xác định phải sử dụng sao cho đạt hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp là lớn nhất hoặc giảm đến mức tối thiểu các chi phí bỏ ra để đạt được một kết quả định trước.
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bản chất hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, tiền vốn trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để làm rõ hơn bản chất, cần phân biệt Hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình sản xuất kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp, kết quả có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị [7] Kết quả còn có thể phản ánh mặt chất lượng của sản phẩm sản xuất kinh doanh như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
Hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất mà trình độ lợi dụng ở đây không thể đo bằng đơn vị hiện vật hay giá trị mà nó lại là một phạm trù tương đối Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó Khi phân tích hiệu quả kinh doanh cần xem xét hai chỉ tiêu là chi phí và kết quả, đó là mối quan hệ giữa tỷ số và kết quả hao phí nguồn lực
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh, nó hoàn toàn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào.
1.1.1.3 Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn Vì vậy, hiệu quả kinh doanh được xem như là công cụ của quản trị doanh nghiệp [10], do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách bền vững Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh [12].
Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu xã hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn đi kèm với sự phát triển mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng qui luật phát triển Như vậy để phát triển mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh.
Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
HQKD là một phạm trù kinh tế mang tính tổng hợp, vì vậy trong việc nghiên cứu có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Việc phân loại HQKD theo những tiêu thức khác nhau là cơ sở để xác định mức hiệu quả, các chỉ tiêu cũng như biện pháp nâng cao HQKD Có một số cách phân loại HQKD chủ yếu sau:
- Phân loại theo phạm vi tính toán
Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả thành phần.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực (chi phí hoặc yếu tố đầu vào) để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của toàn doanh nghiệp Do tính chất phản ánh trình độ sử dụng mọi nguồn lực nên HQKD tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả thành phần phản ánh trình độ sử dụng từng loại chi phí, nguồn lực riêng biệt như hiệu quả sử dụng các loại chi phí, các nguồn lực như vật tư, lao động, tiền vốn…để thực hiện một mục tiêu cụ thể nhất định Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể Phân tích hiệu quả thành phần để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và từ đó góp phần nâng cao HQKD tổng quát của doanh nghiệp.
- Phân loại theo tính chất lợi ích của hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả kinh tế tài chính là hiệu quả doanh nghiệp thu được về khía cạnh lợi ích tài chính cho bản thân doanh nghiệp, cụ thể như gia tăng được doanh thu và thị phần, gia tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn, giữ khả năng thanh toán tốt và rủi ro về tài chính thấp.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội thực hiện trách nhiệm chung như bảo vệ môi trường sống, phát triển bền vững.
Trong giai đoạn và thời kỳ phát triển khác nhau, doanh nghiệp có thể đạt đồng thời các lợi ích từ hoạt động kinh doanh hiệu quả trên khác nhau Ví dụ có thể có thời kỳ việc gia tăng doanh thu, lợi nhuận quan trọng hơn và được ưu tiên hơn việc nâng cao mức sống cho người lao động… Nhưng để tồn tại và phát triển hiệu quả lâu dài, các doanh nghiệp phải xem xét đầy đủ đến cả hai khía cạnh lợi ích này.
- Phân loại theo phạm vi đánh giá
Hiệu quả kinh doanh cá biệt của doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là doanh thu, lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp đạt được trong các thời kỳ khác nhau.
Hiệu quả kinh tế tổng thể của ngành, của nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh tế mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế ngành hay nền kinh tế có quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển.
- Phân loại theo thời gian
Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn hạn như tuần, tháng, quí hoặc năm…Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này chỉ là những lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời.
Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài và gắn với các kế hoạch dài hạn Khi nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn thường xác định hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm, gắn chiến lược phát triển trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, mỗi cách phân loại HQKD như trên đều có một ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét, đánh giá và nghiên cứu HQKD của doanh nghiệp.Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp một cách tổng hợp, trong dài hạn với phạm vi đánh giá là tổng thể hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
* Nhóm chỉ tiêu về vốn kinh doanh.
- Sức sản xuất của vốn kinh doanh:
Sức sản xuất của vốn = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
(1.1) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của vốn kinh doanh:
Sức sinh lời của vốn = Lợi nhuận trong kỳ
(1.2) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Sức sinh lời của vốn = Lợi nhuận trong kỳ
(1.3) Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu suất hao phí sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ
(1.4) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: để tạo ra 1 đồng doanh thu cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn kinh doanh trong kỳ.
* Nhóm chỉ tiêu về vốn cố định.
- Sức sản xuất vốn cố định:
Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của vốn cố định:
Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ
(1.6) Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu suất hao phí vốn cố định:
Hiệu suất hao phí vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ
(1.7) Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
* Nhóm chỉ tiêu về vốn ngắn hạn:
- Sức sản xuất của vốn ngắn hạn:
Sức sản xuất của vốn ngắn hạn = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn ngắn hạn trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lời của vốn ngắn hạn:
Sức sinh lời của vốn ngắn hạn = Lợi nhuận trong kỳ
(1.9) Vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận: một đồng vốn ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp:
Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kì và được xác định thông qua giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân.
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
(Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)
Hàng tồn kho bình quân t ưr ờn g i á t rị ht cì ác hc ỉ t êi u t hủ y s n ả
Số vòng quay hàng tồn kho
Thông thường, nếu số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành cho thấy việc tổ chức và quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Ngược lại, nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp thì điều này chứng tỏ hàng tồn kho chậm luân chuyển, vốn bị ứ đọng, sản phẩm chậm tiêu thụ… làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Vòng quay các nợ phải thu
Nợ phải thu bình quân = Nợ phải thu đầu kì + Nợ phải thu cuối kì
2 Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ Hệ số này lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng nhanh và ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, nếu quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ Chỉ tiêu này, do đó bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách bán chịu của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Nó phụ thuộc rất lớn vào chính sách bán chịu, công tác tổ chức thanh toán cũng như mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp Do vậy, khi xem xét chỉ tiêu này cần đặt trong mối liên hệ với sự tăng trưởng của doanh thu.
Vòng quay vốn lưu động:
VLĐ cuối kỳ + VLĐ đầu kỳ
360 ngày Vòng quay nợ phải thu
Vòng quay VLĐ Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ
Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng (có thuế)
Nợ phải thu bình quân trong kì
Kỳ thu tiền trung bình VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay VLĐ trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao Ngược lại, hệ số này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lượng các khoản phải thu lớn…
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố đinh của doanh nghiệp trong kì
Vòng quay tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn)
Vốn kinh doanh bình quân là trung bình của vốn kinh doanh đầu và cuối kỳ.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp Nó chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trinh độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp Việc tăng vòng quay vốn là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận và
Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân trong kỳ
Công tác bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp
1.3.1 Môi trường, ô nhiễm môi trường 1.3.1.1 Môi trường và vai trò của môi trường
Khái niệm môi trường được nêu rõ trong Luật BVMT năm 2014, Điều
3, chương I ghi: "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật"[11]. Song, mỗi vật thể, sinh vật hoặc sự kiện tồn tại và phát triển trong một môi trường nhất định Nên khi nghiên cứu về cơ thể sống người ta thường quan tâm đến "môi trường sống" Môi trường sống của con người nói một cách tổng quát là vũ trụ bao la Trong hệ mặt trời có trái đất là ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người.
* Vai trò của môi trường
Thứ nhất, môi trường không chỉ cung cấp "đầu vào" mà còn chứa đựng
"đầu ra" cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Các yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm: đất nước, không khí… sinh vật và các yếu tố vật chất khác là đầu vào của sản xuất và đời sống Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của các quá trình sản xuất và đời sống Quá trình sản xuất thải ra môi trường nhiều chất thải như: khí thải, nước thải, chất thải rắn Trong các chất thải này có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái hoặc gây ra sự cố môi trường Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải Những chất thải này nếu không được xử lý tốt đúng quy trình kỹ thuật thì cũng sẽ gây ô nhiễm MT nghiêm trọng.
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tính thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của toàn nhân loại trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ Môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm MT tự nhiên hay nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực.
Theo Điều 3, chương I Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, ghi " Ô nhiễm MT là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật" [11] Các dạng ô nhiễm:
+ Ô nhiễm không khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào không khí
+ Ô nhiễm nước, xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước thải, rác thải công nghiệp các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước nguồn Ô nhiễm nguồn nước bao gồm: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
+ Ô nhiễm đất, xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại do các hoạt động của con người như: khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều hoặc bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng Những biểu hiện của khủng hoảng môi trường, như: Tầng Ôzôn bị phá hủy: Ô nhiễm không khí (bụi, các khí SO2, CO2) vượt mức chuẩn cho phép ở các đô thị, khu công nghiệp; Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng tăng; Rác thải, chất thải… đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Nguyên nhân gây ô nhiễm từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể từ các chất thải rắn, lỏng, khí trong quá trình sản xuất Vậy doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là doanh nghiệp có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm [11]
BVMT đó là hoạt động có ý thức nhằm giữ gìn và BVMT trong sự phát triển KT-XH và nâng cao chất lượng cuộc sống Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc khẳng định sau sự cố môi trường biển FOMOSA: chúng ta khẳng định nhất quán quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Không vì phát triển kinh tế, vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, nhất là môi trường sống của người dân, không vì kinh tế mà hy sinh môi trường [17].
Theo Điều 3, chương I, Luật BVMT năm 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”[11]
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Như vậy, BVMT chính là giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững Dưới góc độ doanh nghiệp BVMT là cơ sở cho sự phát triển bền vững từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao hơn là nó có ý nghĩa cho tương lại Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt, mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường thì sự phát triển đó không có ý nghĩa, có ích gì
Nguyên tắc bảo vệ môi trường [11]
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
1.5.1 Kinh nghiệm từ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hạ Long
Công ty CP chế biến thuỷ sản XK Hạ Long kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến các mặt hàng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa: Cá, Tôm, Mực các loại, Nem Hải sản các loại, Chả cá, chả Mực các loại,các sản phẩm chế biến từ cá, tôm, mực các loại, cá File, mực File, tôm nõn, cáThu một nắng, cá tẩm gia vị Công ty có hệ thống xưởng sản xuất và hệ thốngKho lạnh bảo quản có sức chứa 1.000 tấn Sản lượng hàng hoá mỗi năm sản xuất và kinh doanh từ 3.000 – 6.000 tấn thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản chế biến các loại phục vụ xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa Đối với thị trường XNK doanh nghiệp đã có những bạn hàng truyền thống, tin cậy và gắn bó nhiều năm như các bạn hàng ở các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Các nước Châu A, Châu Mỹ và Châu Âu khác, Trong thời gian qua Công ty đã khẳng định thương hiệu, có uy tín trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao Bên cạnh đó việc đóng góp ngân sách cho nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng, không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt chính sách về tiền lương, thưởng cho người lao động Để đạt được hiệu quả kinh doanh trên, công ty đã thực hiện:
Công ty luôn chú trọng đổi mới và đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới và hệ thống kho lạnh 2.000 – 3.000 tấn hướng tới xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng để đáp ứng các thị trường đòi hỏi chất lượng ca.
Kiểm soát tốt chi phí đầu vào: Chi phí mua nguyên liệu từ nguồn cung cấp chính từ các hộ nuôi và đánh bắt thủy hải sản.Kiểm soát được các chi phí trong quá trình sản xuất.
Thực hiện tốt các khâu vệ sinh an toàn trong sản xuất cũng như bảo vệ môi trường: Chất thải từ quá trình sản xuất công ty chủ yếu là chất thải rắn (từ bã, vỏ của hải sản), chất thải lỏng (nước) được công ty thực hiện đầy đủ quy trình xử lý qua các bể lọc.
1.5.2 Kinh nghiệm từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Sản là doanh nghiệp chuyên xuất cá giống, nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thuốc thú ý thủy sản; Bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, kinh doanh thuốc thú y thủy sản Năm 2018 với doanh thu 398 tỷ đồng, tăng tương đối so với mức 386 tỷ đồng Giá vốn tăng với tỷ lệ thấp hơn khiến lãi gộp tăng gấp đôi lên 90 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt gần 67 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với thực hiện năm 2018 Để có được kết quả kinh doanh trên công ty thực hiện
Khai thác các thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU Đây là thị trường chủ lực của công ty, thị trường chính của công ty đến thời điểm hiện tại Trong các năm qua thị trường chuyển thể hai mảnh vỏ của Châu Âu trong đó có ngao đã phát triển khá mạnh Các sản phẩm của công ty xuất sang thị trường EU là cá tra, ngao, tôm được khách hàng đánh giá cao Công ty xác định đây là thị trường có uy tín cao, việc xuất hàng vào Châu Âu cũng có một ý nghĩa quan trọng đòi hỏi cao về sản phẩm, các chỉ tiêu chất lượng trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Đầu tư rất nhiều vào máy móc hiện đại để kiểm tra hàm lượng kháng sinh, nhằm đáp ứng được đơn đặt hàng Bên cạnh đó công ty xác định trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng luôn quan tâm đến an toàn thực phẩm, họ chú trọng đến các sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, trong đó có ngao Các sản phẩm ngao, sò chiếm ưu thế và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, vì vậy công ty đã đầu tư trang thiết bị công nghệ chế biến ngao hoàn chỉnh, công suất lớn, công nhân có tay nghề cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về vi sinh và về cảm quan, có mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại các thị trường nhập khẩu chính
Chủ động tối đa nguồn nguyên liệu từ khâu nuôi trồng, thu mua, chế biến để có nguồn nguyên liệu sạch Công ty có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với người nuôi trong chuỗi giá trị ngao
Chủ động thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường: Chất thải từ quá trình sản xuất công ty chủ yếu là chất thải rắn được phân loại: Nếu là bã của quá trình chế biến công ty tái sản xuất thức ăn gia súc, nếu là chất vở cứng công ty tiến hành khử bằng hóa chất trước khi tiêu hủy Thực hiện đầy đủ quy định và các báo cáo về môi trường.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công và những điểm hạn chế của các doanh nghiệp thủy sản, nhận thấy được số bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa:
Thứ nhất, công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cần nỗ lực đưa công nghệ mới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, giảm chi phí giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Thứ hai, Công nghệ tốt kèm theo việc thực hiện nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh trong chế biến là điều kiện tiên quyết để tồn tại trong thị trường cạnh tranh hiện nay cũng như đảm bảo môi trường xung quanh Công ty cần đăng ký áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, truy suất nguồn gốc để gắn trách nhiệm của mình trong kinh doanh
Thứ ba, công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chủ động tối đa nguồn nguyên liệu từ khâu thu mua, chế biến phải có mối quan hệ chặt chẽ tránh bị phụ thuộc vào bên ngoài, thực hiện liên kết dọc theo chuỗi giá trị theo định hướng thực phẩm sạch Với khách hàng trong và ngoài nước phải có nghiên cứu tâm lý tiêu dùng, định hướng tiêu dùng cụ thể thông qua tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin
Thứ tư, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của ngành phải là một ưu tiên mà các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa nói riêng phải cùng nhau cam kết thực hiện Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là vấn đề lợi nhuận trước mắt mà phải là vấn đề lâu dài Vấn đề giá trị của sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp và công tác bảo vệ môi trường phải được cân nhắc trong tất cả các chiến lược phát triển chung.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA
Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Công ty xuất nhập khẩu về thủy sản được thành lập năm 1980 Công ty được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, tổng nhân sự có khoảng 150 người và lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến thủy hải sản đông lạnh, trụ sở chính Công ty đặt tại Lô E, khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa Năm 1992 Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 388 UB/TH UBND tỉnh Thanh Hóa thành công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa.
Từ năm 1996 – 2002 Công ty đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình tại khu vực phía bắc Sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao bắt đầu chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…
Năm 2010 đánh dấu bước ngoặc của Công ty CP XNK thủy sản Thanh Hóa với một loạt thay đổi quan trọng, Công ty chính thức sát nhập vào tổng Công ty Thanh Hoa và trở thành công ty trực thuộc tổng công ty Thanh Hoa Tổng nhân sự của Công ty đã tăng lên 250 người
Trong suốt hơn 40 năm hoạt động, có nhà máy hiện đại với dây chuyền của Nhật Bản công suất đạt 2.500 tấn sản phẩm/năm, có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP và hệ thống làm đông IQF.
Sản phẩm của Công ty đã được các khách hàng khó tính trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU chấp nhận trong suốt những năm qua.
Cho đến nay, tổng số lao động chính thức khoảng 560 người, với tổng vốn đầu tư của công ty lên đến 301 tỷ đồng Công ty đã vươn lên trở thành 1 trong những lá cờ đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản của Tỉnh Thanh Hóa, và là doanh nghiệp có uy tín cao Thương hiệu của công ty đã chiều lòng được các khách hàng lớn khó tính trên thị trường quốc tế như: EU,
Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Hàn quốc…
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá là Công ty có truyền thống hơn 40 năm trong lĩnh vực thuỷ sản Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quy trình chặt chẽ đạt tiêu chuẩn HACCP, chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Trước đây Công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của thị trường và các khách hàng quen thuộc của Công ty, đồng thời nhằm đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, Công ty còn có thêm nhiều mặt hàng mới như Mực tuộc, Ngao, các loại cá như: Cá Man, cá Lưỡng, cá Hố… Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm a Ngành nghề kinh doanh:
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Nuôi trồng thủy sản biển (Chi tiết: Nuôi trồng thủy sản); Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thủy sản, súc sản, rau quả; Kinh doanh các loại vật tư ngành thủy sản); Sản xuất chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ súc sản, rau quả); Xuất khẩu thủy sản, rau quả và các sản phẩm khác; Xuất nhập khẩu các loại vật tư ngành thủy sản. b Các sản phẩm chính:
- Ngao: ngao nguyên con và ngao thịt, ngao hấp.
- Sản phẩm đông lạnh: cá phi-lê, tôm, mực các loại theo nhu cầu của khách hàng
- Sản phẩm khác: cá khô, cá đổng quéo, trứng cá trích.
2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức
* Tổ chức bộ máy quản lý
Chú thích: Mối quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty
(Nguồn: Công ty CP xuất nhập khẩu Thanh Hóa)
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn quyền, nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
Giám đốc: Là người điều hành chính mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Hội đồng quản trị về quyền và nhiệm vụ được giao.
Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc, PGĐ kinh doanh, PGĐ sản xuất, PGĐ kỹ thuật.
Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý Phòng kế toán,
Phòng kinh doanh và đồng nuôi nghêu.
Phó giám đốc sản xuất: là người có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong điều hành, và đảm bảo tiến độ cũng như khả năng vận hành của phân xưởng sản xuất của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý đồng nuôi tôm, phòng kỹ thuật nói chung và Phòng kỹ thuật sản xuất nói riêng.
Kế toán trưởng: Là trợ lý đắc lực cho Giám đốc Công ty trong việc ra quyết định kinh doanh, đồng thời trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ giám sát theo dõi các hoạt động của phòng kế toán tài chính Kế toán trưởng chịu trách
Trưởng KT PGĐ KT PGĐ SX
Phòn g kỹ thuật đông PX lạnh hàng PX khô
Phòn g trồng nuôiChủ tịch HĐQT nhiệm tổng hợp chứng từ lên sổ cái, lập báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và ban Giám đốc về các số liệu tháng, quý năm Đồng thời chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc Hội đồng quản trị và Pháp luật về tính hợp lý, hợp lệ, chính xác, kịp thời của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cùng với đó là hoạt động của các phòng ban, phân xưởng
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Quy trình sản xuất 1 số sản phẩm chủ yếu:
Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế HACCP (Hazard Analysisand Critical Control Points) là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Sơ đồ 2.2: Quy trình chế biến ngao luộc nguyên con đông lạnh
(Nguồn: Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa)
Phân loại, làm sạch vỏ (rửa 2)
Phân cỡ, rửa 3, kiểm tra BTP
Cân, bao gói, đóng thùng
Tiếp nhận nguyên liệu, rửa 1
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trang thiết bị hiện đại: Công ty liên tục đổi mới công nghệ máy móc để theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, đáp ứng sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng, cụ thể: Công ty có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP và hệ thống làm đông IQF, Dây chuyền hiện đại của Nhật Bản làm Surimi công suất 2.500 tấn sản phẩm/năm, Hệ thống làm lạnh trung tâm GA NH3, Hệ thống tủ đông tiếp xúc.
* Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty: Công ty thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng với những Thị trường tiêu thụ rông lớn, khó tính, đòi hỏi công ty phải có những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra công ty còn sản xuất tiêu thụ trong nước
Các kênh tiêu thụ chủ yếu:
Thực trạng về hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
2.2.1 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn 2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Về quy mô: tại thời điểm cuối năm 2017 nguồn vốn của công ty là 304.809 triệu đồng, tăng 3.137 triệu đồng, tương đương 1,04% so với thời điểm cuối năm trước chứng tỏ công ty đang duy trì quy mô hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng rất lớn và có dấu hiệu giảm đi Điều này thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp thấp tuy nhiên doanh nghiệp đang từng bước cải thiện nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính.
Nợ phải trả cuối năm 2018 là 221.900 triệu đồng, giảm 24.471 triệu đồng (giảm 9,93%) so với thời điểm cuối năm 2017 Trong đó chiếm hầu hết là nợ ngắn hạn, chiếm 93,58% thời điểm cuối năm.
Trong nợ ngắn hạn doanh nghiệp huy động chủ yếu là vay ngân hàng. Tại thời điểm cuối năm 2018 chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn xấp xỉ 195 tỷ đồng, chiếm 93,65% nợ ngắn hạn và đã tăng 9,95% so với thời điểm đầu năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và lập kế hoạch trả nợ chi tiết để đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín với các chủ nợ.
Phải trả người bán giảm đi nhưng vẫn ở tỉ trọng thấp Đây là nguồn vốn tín dụng, không phải trả chi phí, không cần thế chấp khi cần thiết có thể xin giãn nợ, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa nguồn vốn này để giảm chi phí sử dụng vốn Các nguồn vốn ngắn hạn còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2017 31/12/2016 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2017/2016
1 Vay và nợ ngắn hạn 194.406 93,65 176.817 90,27 214.225 93,74 17.589 9,95 3,38 (37.408) (17,46) (3,47)
3 Người mua trả tiền trước 2.043 0,98 2.043 0,98 - -
4 Thuế và các khoản phải nộp
5 Phải trả người lao động 835 0,40 938 0,48 846 0,37 (103) (10,98) (0,08) 92 10,87 0,11
6 Các khoản phải trả, phải nộp khác 5.589 2,69 5.687 2,90 5.127 2,24 (98) (1,72) (0,21)
7 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3 0,00 - (3) (100,00) 3 0,00
1.Vay và nợ dài hạn 14.313 100,00 50.501 100,00 27.684 100,00 (36.188) (71,66) - 22.817 82,42 -
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 48.000 57,89 48.000 86,80 48.000 74,09 (28,90) - - 12,71 2.Vốn khác của chủ sở hữu 28.000 33,77 2.845 5,14 12.000 18,52 25.155 884,18 28,63 (9.155) (76,29) (13,38)
3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.909 8,33 4.456 8,06 4.788 7,39 2.453 55,05 0,28 (332) (6,93) 0,67
Ngoài ra, công ty cần chú ý quản lý, bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi để kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong sản xuất, kinh doanh, vì giá trị quỹ còn tương đối nhỏ Năm 2017 nguồn quỹ này chỉ đạt 3 triệu, đến năm 2018 thì hoàn toàn không có.
Nợ dài hạn của công ty thời điểm cuối năm 2018 là 14.313 triệu đồng, giảm 36.118 triệu đồng (71,66%) so với năm 2017 Nợ dài hạn giảm mạnh chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty năm vừa qua rất tốt, làm giảm áp lực trả nợ trong dài hạn và tạo được niềm tin với các chủ nợ và nhà đầu tư.
Nguồn vốn này thời điểm cuối năm 2018 là 82.909 triệu đồng, tăng 27.608 triệu đồng (49,92%) so với năm 2017 Nguyên nhân Vốn chủ sở hữu tăng lên là do Vốn khác của chủ sở hữu năm vừa qua tăng mạnh (Tăng 25,155 triệu đồng, tương ứng 884,18%) so với năm trước đó, trong khi Vốn góp là nguồn vốn chủ yếu trong Vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi gì trong 3 năm gần đây (luôn là 48 tỷ đồng) Tuy được tăng thêm khá nhiều nhưng Vốn chủ sở hữu vẫn không chiến tỷ trọng đáng kể trong Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này được cho là hợp lý giữa quy mô nguồn vốn và quy trình sản xuất kinh doanh của công ty Công ty mua nguyên liệu, chế biến qua các công đoạn rồi đem xuất khẩu sau đó mới nhận được thanh toán, do quá trình vận chuyển lâu và qua thanh toán quốc tế nên phải vài tháng sau khi xuất khẩu mới thu được tiền về, chính vì thế nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn là nhiều nhất. Quá trình sản xuất ngắn, quay vòng vốn liên tục nên không cần quá nhiều nguồn vốn có tính ổn định lâu dài như vốn chủ sở hữu hay vốn vay dài hạn.
2.2.1.2 Phân tích mô hình tài trợ vốn
Bảng 2.2: Phân tích vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động Đơn vị: Triệu đồng
So sánh Tỷ lệ(%) So sánh Tỷ lệ(%)
1.Do nguồn vốn dài hạn 97.222 110.802 92.472 (13.580) (12,26) 18.330 19,82 a Nợ dài hạn 14.313 55.501 27.684 (41.188) (74,21) 27.817 100,48 b vốn chủ sở hữu 82.909 55.301 64.788 27.608 49,92 (9.487) (14,64)
2 Do tài sản dài hạn 80.288 70.799 78.587 9.489 13,40 (7.788) (9,91)
2.Do nợ phải thu ngắn hạn 31.725 61.001 64.051 (29.276) (47,99) (3.050) (4,76)
3.Do nợ phải trả ngắn hạn 13.181 19.053 14.307 (5.872) (30,82) 4.746 33,17 a Nợ ngắn hạn 207.587 195.869 228.532 11.718 5,98 (32.663) (14,29) b Vay và nợ ngắn hạn 194.406 176.816 214.225 17.590 9,95 (37.409) (17,46)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhận thấy mô hình tài trợ của công ty qua 2 năm 2017 và 2018 không có nhiều sự thay đổi Tỉ trọng nguồn vốn tạm thời tăng lên, nguồn vốn thường xuyên giảm đi nhưng không đáng kể Cùng với đó là tỉ trọng TSNH giảm, tỉ trọng TSDH tăng dẫn đến VLĐ thường xuyên giảm đi đáng kể Ta thấy NVLĐ thường xuyên >
0 cho thấy tình hình tài trợ của doanh nghiệp luôn được đảm bảo Tuy nhiên VLĐ thường xuyên nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu VLĐ trong thực tế chứng tỏ công ty cần có chính sách quản lý tốt hơn để giảm chi phí sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
- VLĐ thường xuyên của Công ty cuối năm 2018 đạt 16.934 triệu đồng đã giảm 23.069 triệu đồng tương ứng với 57,67% so với cuối năm 2017 Từ số liệu trên cho thấy Công ty đã huy động nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn điều này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Cuối năm 2018 tài sản dài hạn là 80.228 triệu đồng, trong đó được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu là 82.909 triệu đồng và một phần nợ dài hạn Phần còn lại của nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn So với cuối năm 2017 tài sản dài hạn tăng lên khá nhiều do vốn chủ tăng mạnh nhưng nợ dài hạn lại giảm đi đáng kể dẫn đến nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn giảm đi mà chủ yếu là đầu tư cho hàng tồn kho.
- Nhu cầu VLĐ cuối năm 2018 là gần 203.786 triệu đồng, giảm 2.132 triệu đồng so với cuối năm 2017 tương đương giảm 1,04% Việc này chủ yếu do hàng tồn kho tăng mạnh từ 163.970 triệu cuối năm 2017 thành 185.242 triệu đồng cuối năm 2018 Trong đó chủ yếu là sự tăng lên về thành phẩm, nguyên vật liệu,chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 29.276 triệu đồng Nợ phải trả ngắn hạn giảm 5.872 triệu đồng Ta có thể thấy được phần vốn đi chiếm dụng của công ty ít hơn nhiều so với nợ bị chiếm dụng Công ty phải đi vay để bù đắp cho khoản cho vay tín dụng này, làm tăng chi phí sử dụng vốn Công ty cần có chính sách hợp lý để tăng cường huy động sử dụng nguồn tài trợ từ nợ tín dụng để giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3: Xác định tình hình huy động, sử dụng nguồn tài trợ Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn tài trợ 68,737 100 91,949 100.00 (23,212) - 1.Các chỉ tiêu vốn tăng 39,326 57 91,949 100.00 (52,623) (42.79)
Nợ dài hạn 0 - 23,618 25.69 (23,618) (25.69) Vốn chủ sở hữu 27,608 70.20 1,548 1.68 26,060 68.52
2.Các chỉ tiêu tài sản giảm 29,411 42.79 - - 29,411 42.79
Các khoản phải thu ngắn hạn 29,276 99.54 0 29,276 99.54 Tài sản dài hạn khác 135 0.46 0 - 135 0.46
Sử dụng nguồn tài trợ 68,737 100 91,949 100.00 (23,212) - 1.Các chỉ tiêu tài sản tăng 32,549 47 91,949 100.00 (59,400) (52.65)
Tiền và các khoản tương đương tiền 1,065 3.27 80 0.09 985 3.18 Các khoản phải thu ngắn hạn 0 - 10,065 10.95 (10,065) (10.95) Hàng tồn kho 21,272 65.35 52,165 56.73 (30,893) 8.62 Tài sản ngắn hạn khác 588 1.81 2,566 2.79 (1,978) (0.98) Tài sản cố định 9,624 29.57 26,993 29.36 (17,369) 0.21 Tài sản dài hạn khác 0 - 80 0.09 (80) (0.09)
2.Các chỉ tiêu nguồn vốn giảm 36,188 53 - - 36,188 52.65
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Nguồn tài trợ của doanh nghiệp cuối năm 2018 là 68.737 triệu, giảm 23.212 triệu so với cuối năm 2017 Do các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm mạnh, điều này cho thấy công ty hạn chế phụ thuộc vào vốn vay Tất cả nguồn tài trợ có được trong năm chủ yếu là do tăng vốn chủ sở hữu và các khoản phải thu ngắn hạn.
Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả
Thông qua phân tích tổng thể, chi tiết về tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn, tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn và công tác bảo vệ môi trường nhằm đưa ra những đánh giá chung về thực trạng tài chính của Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa:
2.4.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, công ty vẫn duy trì được cơ cấu nguồn vốn tương đối hợp lý trong năm 2017, 2018 đảm bảo mức độ an toàn về mặt tài chính của công ty.
Thứ hai, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận trước và sau thuế của công ty đều có tăng trưởng so với năm trước Cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm qua tốt hơn năm trước, doanh nghiệp cần duy trì và tiếp tục có các chính sách phát triển hơn ở những năm tiếp theo.
Thứ ba, kỳ thu tiền trung bình cùng với kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm Chứng tỏ công ty đã làm tốt vấn đề thu hồi nợ, làm giảm áp lực thu hồi nợ, hạn chế vốn bị chiếm dụng, giúp cho dòng tiền tham gia lưu thông nhanh hơn, tạo tiền đề cho vòng quay vốn lưu động quay nhanh hơn, khả năng thanh toán của công ty trong năm vẫn được đảm bảo.
Thứ tư, công ty chú trọng đầu tư thêm vào tài sản cố định, nâng cấp quy trình công nghệ để đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm làm năng suất lao động, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Thứ năm, hiệu quả sử dụng vốn của công ty được cải thiện biểu hiện bằng sự tăng lên của các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời.
Thứ sáu, công ty luôn quan tâm đến vấn đề chăm lo đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đầy đủ để họ luôn an tâm gắn bó với công ty.
Thứ bảy, công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đã từng bước chủ động thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định về luật bảo vệ môi trường Góp phần nâng cao uy tín, tên tuổi của mình trên thị trường, giúp công ty thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh hướng đến việc phát triển bền vững.
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm mà Công ty đã đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới:
Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn: việc gia tăng qui mô khiến công ty luôn gặp áp lực về tài chính Nhu cầu vốn tăng cao khiến tỷ lệ nợ phải trả cũng vì vậy mà tăng theo Công ty bị phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản nợ Việc vay nợ đã khiến công ty đối mặt với rủi ro tài chính ở khía cạnh gia tăng chi phí trả lãi vay và giảm khả năng thanh toán Rủi ro tài chính là đáng kể, nên công ty vẫn cần phải thường xuyên theo sát việc vay nợ Cùng với rủi ro tài chính còn cao, các rủi ro về kinh doanh do đặc thù riêng khiến công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa phải đối mặt với nhiều vấn đề khó giải quyết liên quan đến liên kết chuỗi giá trị ngang và dọc, khiến cho bài toán vay nợ trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, về cơ cấu tài sản: Lượng hàng tồn kho của Công ty còn lớn.
Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp có các đơn hàng lớn ở thời điểm đầu năm sau Nên doanh nghiệp sản xuất trước và dự trữ trong kho để việc xuất khẩu hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời Nguyên nhân khác là do mặt hàng của doanh nghiệp ngày càng đa dạng nên phải dự trữ nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu của các thị trường Một phần do tình hình kinh tế thế giới khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Mặt khác các khách hàng chủ yếu của công ty là thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là các thị trường khó tính, luôn đặt ra yêu cầu rất gắt gao về chất lượng sản phẩm Dẫn đến có nhiều lô hàng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, không được tiêu thụ Hình thức chủ yếu của doanh nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng, nếu lô hàng không được thu mua thì rất khó chuyển đổi mục đích sử dụng
Thứ ba, về công tác quản lý công nợ, công tác thanh toán của công ty
Quản lý công nợ phải thu và công nợ phải trả tốt sẽ đem đến hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh Trong năm vừa qua công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chưa có chính sách phù hợp với tình hình công nợ khi các khoản phải thu tăng đột biến Bên cạnh đó trong thời gian qua, khả năng thanh toán của công ty còn thấp và giảm nhanh Nguyên nhân của việc khả năng thanh toán của Công ty bị giảm sút là do quy mô kinh doanh của Công ty trong năm 2018 tăng mạnh trong khi đó Công ty lại chủ yếu huy động bằng nợ ngắn hạn, công tác quản lý hàng tồn kho còn yếu kém, lượng tiền mặt dữ trữ thấp.
Thứ tư, công tác kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa khó thu hút được lượng vốn đầu tư lớn là hiệu khả năng sinh lời thấp và còn nhiều rủi ro tiềm ẩn Đây là đặc điểm riêng của công ty vì sản phẩm thủy sản thường phát sinh nhiều chi phí còn chưa kiểm soát tốt như chi phí sản phẩm hỏng, quá thời hạn, chi phí vận chuyển bảo quản cao Khi tham gia thị trường quốc tế còn gặp rủi ro về tỷ giá hối đoái, về việc hàng hóa bị trả lại do không đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu Khả năng sinh lời thấp so với tiềm năng của công ty. Chỉ tiêu tài chính này chỉ ra rất rõ hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu đến từ vấn đề quản trị chi phí, quản trị nội bộ và thiếu khả năng thích ứng với những biến động từ bên ngoài Khả năng sinh lời thấp như đã phân tích chủ yếu do khả năng kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh còn kém. Bài toán hiệu quả trong quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm còn chưa thực hiện được Vấn đề chi phí sản xuất kinh doanh cao, không kiểm soát được giá cả bán ra là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận
Thứ năm, việc thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa như là một yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển, mặc dù công ty đã tuân thủ các quy định về môi trường, tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa còn chưa chủ động thực hiện bảo vệ môi trường Thiếu hoạch định chiến lược và ngân sách công ty một cách rõ ràng dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường.Chưa có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp, nhất là khi việc hội nhập kinh tế của chúng ta ngày càng sâu rộng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa 78 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn từ 2018 - 2025, Công ty đã đề ra định hướng và mục tiêu phát triển để trở thành Công ty có tình hình tài chính vững mạnh và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thủy sản trong nước và quốc tế Phấn đấu sản phẩm của công ty sẽ xuất khẩu được vào tất cả các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật EU,… Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, Công ty cũng đề ra những chiến lược phát triển cụ thể hơn như sau:
Hiện nay, quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn, cơ cấu vốn và hầu hết là nợ phải trả đặc biệt là nợ ngắn hạn Trong năm tới doanh nghiệp hướng tới cơ cấu vốn hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Đi cùng với các chính sách tài trợ thì công ty cũng điều chỉnh để có chính sách đầu tư hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ,cụ thể là các chính sách về hàng tồn kho, nợ phải thu. Đối với TSCĐ, trong thời gian tới Công ty tiếp tục đầu tư đổi mới một số máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Công tác quản lý chi phí được chú trọng hơn để mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch chi phí cho bảo vệ môi trường.
Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch dòng tiền hợp lý để có thể huy động, xử lý kịp thời, hiệu quả các nguồn vốn.
- Chiến lược phát triển nhân sự và bộ máy:
Công ty đã tuyển dụng được đội ngũ nguồn nhân lực có năng lực, được đào tạo chất lượng cao nên trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung đào tạo nâng cao chất lượng lao động, tăng tỷ trọng công nhân có tay nghề kỹ thuật, giảm lao động phổ thông Công ty sẽ duy trì việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Triển khai thực hiện các biện pháp tối ưu nhất trong công tác An toàn lao động nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho con người, tài sản và thiết bị thi công tại các công trình, dự án; cải thiện điều kiện làm việc và không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên.
Về bộ máy hoạt động Công ty dự định cơ cấu lại bộ máy sao cho phù hợp, hiệu quả hơn
- Chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường:
Công ty cũng nâng cao chất lượng phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế, tiếp tục đảm bảo các hoạt động quản lý chất lượng HACCP, ISO… Đồng thời, quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí.
Về thị trường, công ty đang là một trong các công ty có doanh thu xuất khẩu ngao, tôm lớn nhất Việt Nam Công ty sẽ tiếp tục giữ vững vị thế của mình và mở rộng thi trường tiêu thụ.
Bảng 3.1: Phân tích SWOT của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản
- Khả năng mở rộng thị trường quốc tế tốt
- Công ty gia tăng qui mô tài sản, doanh thu có tác động tích cực HQKD
- Giá cả thị trường xuyên biến động
- Nguồn cung nguyên liệu đầu vào chưa thực sự ổn định, công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự hiệu quả
- Phát triển theo chuỗi giá trị thủy sản
- Xây dự, phát triển công ty theo hướng bền vững gắn kết với môi trường
Các kết hợp chiến lược SO
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản
- Gia tăng qui mô tài sản để chủ động nâng cao lợi thế cạnh tranh nhờ những áp lực bên ngoài
Các kết hợp chiến lược WO
- Xây dựng chuỗi giá trị thủy sản nội địa, tham gia chuỗi thủy sản tạo áp lực chuẩn hóa quy trình sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh
- Chủ động thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường để thu hút vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào nợ vay
- Lợi thế so sánh giảm, Công ty gặp khó khăn trong cạnh tranh, tại cả thị trường trong nước
- Phải đáp ứng các qui chuẩn quốc tế ngày càng cao về xuất xứ,chất lượng sản phẩm, thực hiện trách nhiệm xã hội với môi trường
Các kết hợp chiến lược ST
- Sử dụng điểm mạnh trong xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu
- Sử dụng vốn tăng qui mô tài sản cho những đầu tư chiều sâu nhằm gia tăng giá trị, đáp ứng qui chuẩn quốc tế
Các kết hợp chiến lược WT
- Khắc phục việc gia tăng chi phí nội bộ nhằm tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước
W-Kêu gọi đầu tư trong, ngoài nước để có điều kiện nâng cao khả năng đáp ứng qui chuẩn quốc tế, các cam kết về trách nhiệm xã hội với môi trường
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
* Xây dựng kế hoạch huy động vốn, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý
Chính sách huy động xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín của công ty Xây dựng được một chính sách tài trợ ổn định, linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn tài chính vừa đem lại hiệu quả tối đa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị tài chính.
Thực tế cho thấy, năm vừa qua với sự chuyển biến của nền kinh tế, công ty hoạt động tốt và đã mở rộng quy mô kinh doanh một cách đáng kể. Chính sách huy động vốn của công ty trong thời gian qua cho nguồn VKD chủ yếu là từ vốn đi vay đặc biệt là vay ngắn hạn, VCSH chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn cho nên Công ty chưa có sự độc lập cao tài chính, tài chính của Công ty còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài có thể dẫn đến rủi ro lớn trong thanh toán Việc tận dụng vốn vay và chiếm dụng sẽ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng vay nợ nhiều khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn sẽ khiến mức độ an toàn tài chính của công ty sụt giảm, ngoài ra còn làm giảm nhanh tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu nếu làm ăn không thuận lợi Để khắc phục tình trạng, đảm bảo an toàn thì công ty cần phải chú trọng các vấn đề sau:
Một là: Công ty cần xem xét nhu cầu vốn cần thiết đặc biệt là nhu cầu VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh để huy động vốn kịp thời và đầy đủ Qua đánh giá, so sánh giữa VLĐ TX cần thiết và nhu cầuVLĐ cần thiết để điều chỉnh và xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
Hai là: Hệ số nợ trung bình của Công ty đang ở ngưỡng cao sẽ đem đến rủi ro rất lớn cho công ty khi có những biến cố bất ngờ xảy ra, cần xây dựng lại cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong đó chú trọng vào huy động bằng nguồn vốn chủ sở hữu Qua phân tích cho thấy, nếu huy động nợ vay nhiều sẽ khiến chi phí lãi vay của Công ty lớn; ngoài ra, mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao sẽ khuếch đại nhanh tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong điều kiện kinh tế tốt nhưng cũng làm sụt giảm nhanh chóng hiệu quả hoạt động khi nền kinh tế có những yếu tố bất lợi Mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ phục hồi nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được quan tâm Đối với doanh nghiệp, cần tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, nâng cao khả năng độc lập tài chính, tạo sự an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuỗi giá trị tài chính cũng là một biện pháp mà công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cần nghiên cứu Như đã phân tích, chuỗi giá trị theo chiều dọc liên kết chặt chẽ sẽ hỗ trợ cho công ty tiết kiệm chi phí, khai thác được lợi thế của nhau và tận dụng được cả vấn đề về vốn kinh doanh Để tăng cường mối quan hệ hợp tác cũng như tăng nguồn vốn chủ sở hữu công ty công ty có thể huy động vốn từ chính những doanh nghiệp nuôi, hộ nuôi này. Khi doanh nghiệp nuôi, hộ nuôi cũng trở thành cổ đông của công ty họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc đáp ứng nguồn nguyên vật liệu.
* Xây dựng chính sách đầu tư và sử dụng vốn hợp lý
Nền kinh tế thị trường hội nhập mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang làm cho hoạt động kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa có thể tồn tại được thì buộc phải phát triển, cạnh tranh để dành được ưu thế trong kinh doanh Do đó, những quyết định đầu tư đúng đắn luôn là sức bật tạo nên sự phát triển của công ty. Đặc điểm ngành nghề chi phối hầu hết tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn Tuy nhiên, để hoạt động SXKD hiệu quả thì công ty cần chú ý đến tài sản với 3 trọng điểm cần đặc biệt quan tâm đó là:
Điều kiện thực hiện các giải pháp
Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý trong lĩnh thủy sản một cách toàn diện hơn Quy định rõ ràng hơn trong tất cả các khâu trong đó có chế biến thủy sản Trong thời gian tới thủy sản là ngành trọng điểm phát triển, quy hoạch theo vùng, theo lĩnh vực sản xuất, theo đối tượng chủ lực trên cơ sở Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (QĐ 1690/QĐ- TTg ngày 16/9/2010) và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm
2020, tầm nhìn 2030 (QĐ 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013).
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và định hướng phát triển cho ngành thủy sản theo đúng định hướng phát triển của nước nhà trong thời gian tới.
Nhà nước cần tập trung đầu tư vốn ngân sách vào hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản và hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản. Để giảm thiểu ô nhiễm, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thống nhất trong toàn quốc; có cơ chế chính sách đầu tư kinh phí, ưu đãi trong vay vốn về công tác bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.