1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình hiện hành

84 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 733,91 KB

Nội dung

Trong một số gia đình đã bắt đầu có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau, mà gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, l

Trang 1

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 30 (2004-2008)

QUAN HỆ CẤP DƯỠNG TRONG LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

LÊ THẠCH HƯƠNG Th.s: ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

Lớp:LK0464A1

Trang 2

có cơ sở để em hoàn thành tốt Luận Văn này

Cảm ơn cô : Đoàn Thị Phương Diệp - Bộ môn Tư Pháp

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn, giúp em làm quen với đề tài và còn góp ý giúp em hướng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện

Cảm ơn Các anh chị trong thư viện Khoa Luật đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tham khảo tài liệu, sách vỡ

Cảm ơn tất cả các bạn bè đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian qua

Cần thơ , Ngày 17 Tháng 4 Năm 2008

LÊ THẠCH HƯƠNG

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

› & ›

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xã hội ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã phần nào ảnh hưởng xấu đến lối sống, đạo đức gia đình, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật hôn nhân và gia đình ngày càng phổ biến Trong một số gia đình đã bắt đầu có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau, mà gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người, là tập hợp nhỏ của một số thành viên nhỏ xã hội nhưng

là tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoăc nuôi dưỡng Với tư cách là cha, mẹ, vợ chồng, con cái trong mối quan hệ của họ với nhau thì đều gắn bó trước hết là tình cảm Bình thường khi những người này sống chung thì họ nuôi dưỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo cuộc sống gia đình, nhưng khi vì lý do họ không cùng sống chung nên họ không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, chia sẻ Khi đó người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác

để bảo đàm nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng Như vây, việc nuôi dưỡng đã được thực hiện dưới một phương thức khác đó là nghĩa vụ cấp dưỡng

Nắm được vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội, “gia đình tốt thì

xã hội tốt” Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 đã ra đời xuất phát từ đánh giá

đúng về vai trò của gia đình trong giai đoạn hiện nay, kế thừa những quy định còn phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình trước đây, đồng thời pháp điển hoá bổ sung nhiều quy định đề cao trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình, quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong gia đình Điểm tiến bộ và hoàn thiện của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 là đã phát triển nghĩa vụ cấp dưỡng thành một chương độc lập, quy định đầy đủ, cụ thể tất cả nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong quan hệ gia đình

Trang 4

quả bất lợi trước mắt và lâu dài Do giá trị đạo đức trong gia đình dần bị lãng quên và mai một, do trách nhiệm của các bật làm cha làm mẹ (mà đặc biệt từ phía người cha) không được ý thức sâu sắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em về thể chất và nhân cách Với mong muốn góp phần tìm

ra những giải pháp cho những quy định về vấn đề cấp dưỡng, đặc biệt là “ Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành” Quan

hệ cấp dưỡng không chỉ là vấn đề được đề cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà nó mang tính phổ biến rộng rãi ở các nước và điển hình là pháp luật

nước Anh cũng coi trọng vấn đề này: “English law and policy also

emphasises this conservative approach to children's upbringing and support

” chính vì lẽ đó mà đề tài trở nên một vấn đề hết sức cần thiết trong cuộc

sống Trên cơ sở phân tích những điểm tồn tại, vướng mắc trong quá trình ban hành và áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể

2.Mục đích nghiên cứu đề tài:

Làm sáng tỏ vấn đề chung về cấp dưỡng, các quan hệ cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con Đồng thời, hiểu thêm một phần nào đó hệ thống pháp luật của một số nước khác về vấn đề này, từ đó đối chiếu với thực tiễn nhằm chỉ ra những tồn tại, vướng mắc nhất định Qua đó, mong muốn có thể đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề này giúp cho người có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cấp dưỡng tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình và làm cơ sở cho cơ quan nhà nước cũng như những người có nhiệm vụ thực thi pháp luật vào thực tiễn giải quyết vấn đề tốt hơn

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề về quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, đồng thời tìm hiểu sơ lược những quy định của một số nước về vấn đề này Từ đó, so sánh sự khác nhau về vấn đề cấp dưỡng của pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác- Lênin Trong đó, các phương pháp cụ thể vận dụng gồm: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,…và phương pháp nghiên cứu luật viết như: phân tích câu chữ, suy lý mạnh,…

Trang 5

Chương 1: Lý luận chung về cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Chương 2: Những quy định chung của pháp luật về quan hệ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Chương 3: Những vấn đề tồn tại, vướng mắt trong các quy định của Pháp luật

về chế định cấp dưỡng và hướng hoàn thiện

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 6

˜ & ™

LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP DƯỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1

1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG 1

1.1 Quan hệ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1

1.2 Quan hệ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đến nay 4

2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẤP DƯỠNG 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Đặc điểm của cấp dưỡng 10

3 CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CẤP DƯỠNG 14

3.1 Chủ thể phải cấp dưỡng 15

3.2 NgườI có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 16

4 CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG TRONG LUẬT MỘT SỐ NƯỚC SO VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM 18

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG 20

CHƯƠNG 2 23

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ CẤP DƯỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 23

1 CƠ CHẾ XÁC LẬP QUAN HỆ CẤP DƯỠNG 23

1.1 Xác lập quan hệ cấp dưỡng theo thoả thuận 23

1.2 Xác lập quan hệ cấp dưỡng bằng con đường Toà án 23

Trang 7

2.3 Phương thức thực hiện cấp dưỡng 30

3.CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẤP DƯỠNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP DƯỠNG CỤ THỂ 34

3.1 Các trường hợp đặc biệt 34

3.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình 38

3.3 Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 47

CHƯƠNG 3 57

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CẤP DƯỠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 57

1 NHỮNG ĐIỂM TỒN TẠI VÀ VƯỚNG MẮC TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CẤP DƯỠNG 57

2 NHỮNG KIẾN NGHỊ, HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CẤP DƯỠNG 63

KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Trang 9

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP DƯỠNG THEO LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG

Pháp luật về hôn nhân và gia đình là một bộ phận của pháp luật nói chung, nội dung của nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp thống trị trong mỗi chế độ xã hội Là sản phẩm của một chế độ xã hội tương ứng với từng thời kỳ lịch sử nhất định với những điều kiện xã hội nhất định, luật hôn nhân và gia đình có liên hệ mật thiết đến đời sống của tất cả mọi người trong

xã hội Chính vì vậy Luật hôn nhân và Gia đình gắn bó mật thiết với đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau có giai cấp bóc lột, Luật Hôn nhân và Gia đình là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp bóc lột thống trị, áp bức, nô dịch nhân dân lao động

1.1 Quan hệ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám

Trong mọi thời kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật điều có sự thay đổi cùng với sự biến đổi của xã hội Dưới thời kỳ phong kiến Pháp luật là bức tranh thời đại, ghi rõ tổ chức xã hội và gia đình trong mỗi giai đoạn

Ở thời kỳ phong kiến, quan hệ cấp dưỡng đã được quy định trong pháp luật Nhà Lê qua bộ Luật Hồng Đức; Nhà Nguyễn qua Bô Luật Gia Long Trong xã hội phong kiến, mô hình gia đình được pháp luật xây dựng là đại gia đình theo chế độ phụ hệ, trong đó quyền uy của người gia trưởng rất lớn

để đảm bảo nền tảng vững chắc của gia đình Vì ngay thời quân chủ phong kiến đại gia đình được coi là nền móng của quốc gia Do đó, quyền của người gia trưởng cũng như quy chế pháp lý của những người thân thiện cùng sống chung một đại gia đình đã được pháp luật quy định Tại Điều 161 Hồng Đức

Thiên Chính Thư đã quy định như sau: “Làm người phải coi trọng sự giáo

dưỡng, cha hiền, con hiếu làm đầu, làm cha mẹ người ta, phải cấp dưỡng cho cơm áo, không nên vì đứa con một buổi sớm dỗi không ăn, mà cha mẹ giận dỗi đổ bỏ đi”

Trang 11

Pháp luật thời Lê cũng như pháp luật thời phong kiến cho thấy chỉ duy nhất điều răn trên là nói về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc nuôi nấng con cái, bên cạnh lời răn đối với cha mẹ trong việc cấp dưỡng cho con là lời răn đối

với con trong việc phụng dưỡng cha mẹ: “Làm người con thì phải kính nuôi

cha mẹ, không được hiềm vì nỗi nghèo khó mà đển đến nỗi bội nghĩa cha mẹ Trái lệnh thì phải chiếu luật mà luận tội, để trọn thâm tình đối với hai thân”

(Điều 161) Chữ hiếu không chỉ dừng trong phạm vi hẹp là nghĩa vụ của con đối với cha mẹ và rộng hơn nữa là nghĩa vụ của con cháu đối với bề trên

Quốc triều hình luật quy định “Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng

dưỡng bề trên, mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì bị xử tội đồ làm khao đinh” (Điều 506) và “Con không hiếu thảo nuôi cha mẹ sẽ bị tội tám mươi trượng, biếm ba tư và đồ làm khao đinh” (Đoạn 43, Hồng Đức Chính Thư)

Như vậy, Pháp luật thời phong kiến quan tâm đặc biệt đối với nghĩa vụ phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con Bởi lẽ, pháp luật thời kỳ này quy định vợ chồng có nghĩa vụ đồng cư Khi người vợ sinh con, đứa con được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, các con được ở lại với cha, tất cả tài sản được coi là tài sản riêng của người mẹ được gọp vào tài sản của người chồng thành một khối do người cha nắm giữ và dùng để nuôi con Trong trường hợp hai vợ chồng chia nhau nuôi con thì thông thường họ thường chia nhau tài sản Vì vậy, vấn đề cấp dưỡng của cha,

mẹ cho con khi ly hôn không cần phải đặt ra Và pháp luật thời kỳ này không cho phép người con ngoài gia thú được quyền kiện tìm cha để hưởng quyền cấp dưỡng Dó đó, cấp dưỡng của cha đối với con ngoài giá thú không được pháp luật quy định

Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật quy định nghĩa vụ phù trợ, và pháp luật thời kỳ này không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn Nhưng trong trường hợp nếu người vợ không còn nơi nương tựa nào khác thì thuộc trường hợp tam bất khứ, người chồng không được bỏ vợ Sang thời kỳ Pháp thuộc, nước ta chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam Ở miền Bắc có Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 Ở miền Trung có Bộ dân luật Trung

Trang 12

giản yếu chịu nhiều ảnh hưởng của Bộ dân luật Pháp nên nhìn chung nội dung của nó khác hẳn với tinh thần luật pháp truyền thống của Việt Nam Vấn đề gia đình không được coi trọng, vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình hầu như không được ghi nhận trong bộ luật này nên quan hệ về gia đình nói chung và quan hệ về cấp dưỡng nói riêng chủ yếu dựa vào các quy định của hai bộ luật miền Bắc và miền Trung

Pháp luật thời kỳ này quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ - con, giữa vợ chồng và giữa các thành viên trong gia đình một cách rõ nét hơn so với pháp luật thời phong kiến

Trong quan hệ cha mẹ và con, pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng, cưu mang con Điều đó thể hiện trong quy định về nghĩa vụ vợ chồng

tại Điều 91 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ: “Vợ chồng phải

cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái” Xuất phát từ nghĩa vụ nuôi nấng con mà trong đó chứa đựng nghĩa vụ

cấp dưỡng cho con

Về quan hệ cha mẹ và con, xuất phát từ nghĩa vụ nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục cưu mang của cha mẹ đối với con mà pháp luật quy định trong trường hợp cha hoặc mẹ không chung sống với con để thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải cấp dưỡng cho con Điều 182 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 180

Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Khi toà án tuyên bố một người đàn ông là

cha của đứa con ngoài giá thú thì đồng thời toà án phải tuyên bố người đó phải cấp dưỡng cho đứa con đến khi nó 18 tuổi Nếu cha đón đứa con về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc như con chính thức thì không phải cấp dưỡng nữa”

Như vậy, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha đối với con ngoài gia thú Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng quy định vấn

đề nuôi con nuôi và khẳng định con nuôi có quyền được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc như con đẻ Vì vậy, cha mẹ nuôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi và đối đãi như con đẻ (Điều 193 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ)

Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng ly hôn Đồng thời, pháp luật thời kỳ này còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng đối với vợ trong thời gian đang giải quyết việc ly hôn Điều 139 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 137 Bộ

Trang 13

dân luật Trung Kỳ quy định: “Sau khi quan chánh án đã thụ lý đơn xin ly hôn

thì có thể truyền cho thi hành các phương pháp tạm thời như: định chổ ở cho

vợ chồng, việc trông nom con cái, việc quản trị tài sản và nếu cần thì định cả quyền cấp dưỡng”

Khi vợ chồng ly hôn, pháp luật quy định người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người vợ (Điều 144 Bộ dân luật Bắc kỳ 1931) Tuy nhiên, trong trường hợp người vợ tái giá, vô hạnh hoặc ăn ở tư tình với người khác thì không được lĩnh tiền cấp dưỡng (Điều 154 Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 và Điều

143 Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1036)

Trong quan hệ con đối với cha mẹ Điều 207 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân

luât Trung Kỳ quy định: “Làm con người phải suốt đời hiếu thuận, cung kính

đối với Ông bà cha mẹ, phải cấp dưỡng cho cha mẹ Ông bà Nghĩa vụ cấp dưỡng của con cháu đối với Ông bà, cha mẹ trong trường hợp này có thể hiểu

là bao gồm cả nghĩa vụ phụng dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng”

Tóm lại, pháp luật trước Cách mạng Tháng Tám đã quy định các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau Mặc dù chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng trong từng hoàn cảnh khác nhau đã cho ta thấy rõ nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định và tồn tại song song với nghĩa vụ nuôi dưỡng Do vậy, thời kỳ này án lệ được áp dụng khá rộng rãi trong quá trình giải quyết các quan hệ về hôn nhân

và gia đình Vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng bên cạnh áp dụng các quy định của pháp luật còn có sự vận dụng hợp lý các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam

1.2 Quan hệ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đến nay

Mọi nhà nước điều có cơ cấu tổ chức và được điều chỉnh bằng một hệ thống pháp luật khác nhau, trên cơ sở thừa kế chọn lọc và xoá bỏ cho phù hợp với xã hội trong chế độ nhà nước của mình

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (2/9/1945), tình hình xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự

và phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ đòi hỏi phải xoá bỏ một số chế định trong Bộ luật Dân sự cũ về các quan hệ hôn nhân và gia đình đang cản

Trang 14

nguyên tắc mới về hôn nhân và gia đình cho phù hợp với thực tế Năm 1950 nước ta ban hành Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Đó là Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 Sắc lệnh này có 15 Điều, nội dung chủ yếu của Sắc lệnh này quy định:

- Xoá bỏ tính phong kiến của quyền gia trưởng cũ, con đã thành niên lấy

vợ, lấy chồng không cần sự đồng ý của cha mẹ

- Xoá bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ gia đình có tang, thực hiện nam

nữ bình đẳng trong gia đình

Sắc lệnh thứ hai là Sắc lệnh số159 ngày 17/11/1950 quy định như sau:

“Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc

trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng; hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu việc phí tổn về việc nuôi dạy con, mọi người tuỳ theo khả năng của mình”

Như vậy, Sắc lệnh 159 chưa có quy định cụ thể về cấp dưỡng, chưa có hình

thức cấp dưỡng mà chỉ được xem là cấp dưỡng dưới hình thức là “góp phí tổn

để nuôi dạy con”

Những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình cũ còn tác động mạnh mẽ vào đời sống gia đình và xã hội cùng với sự tác động của chế độ kinh tế mới, gia đình Việt Nam thay đổi rất nhanh về quy mô tổ chức và nội dung của các quan hệ nội bộ Sắc lệnh số 97 - SL và Sắc lệnh 159 - SL, đã hoàn thành vai trò lịch sử, góp phần vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng được tình hình phát triển của cách mạng Mặt khác, hai Sắc lệnh này quá đơn giản và còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội mà hai Sắc lệnh này chưa quy định để điều chỉnh Với những lý do trên thì việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã

trở thành “một đòi hỏi cấp bách cho toàn thể xã hội - Đó là tất yếu khách

quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta”(tờ

trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo Luật hôn nhân và gia đình, công báo số 1/1960)

Đến ngày 31/12/1959 Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959, Điều 24 Hiến pháp ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặc kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình, là cơ sở pháp lý cho chế độ hôn nhân và gia đình Sau cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình,

Trang 15

lấy ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung của nhân dân ngày 29/12/1959 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 chính thức được thông qua

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 là công cụ pháp lý có tác dụng một mặt góp phần thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, xã hội chủ nghĩa, mặt khác góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 gồm 6 Chương chia thành 35 Điều quy định những vấn đề nguyên tắc chung không có quy định chính thức về cấp dưỡng cho con mà chỉ nhắc đến vấn đề đóng góp phí tổn nuôi con khi vợ chồng ly hôn quy định tại Điều 32 và Điều 33 Và quan

hệ giữa cha mẹ và con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom cũng chưa có quy định cụ thể về cấp dưỡng mà chỉ có thể xem nó đồng thời với hình thức nuôi dưỡng giống như hiểu theo pháp luật thời phong kiến về cấp

dưỡng, như Điều 17: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục

con cái Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”

Trước những thay đổi lớn lao đất nước ta trong giai đoạn này, việc xây dựng và ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc

Ngày 25/12/1986, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 chính thức được Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 12 thông qua và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/01/1987 Luật Hôn nhân và Gia đình năm1986 cũng đã có những quy định tương tự về cấp dưỡng tại các Điều 19, 20, 21 và 26 về nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con; Điều 27 về quan hệ giữa Ông bà - cháu, giữa anh, chị - em ruột thịt; Điều 43 quy định về cấp dưỡng của vợ chồng khi ly hôn; Điều 45 quy định về đóng góp phí tổn nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 và năm 1986 chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các bên đã từng là vợ, chồng sau khi ly hôn khi có bên lâm vào tình trạng túng thiếu Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 quy định khi ly hôn, nếu túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được

quy định dưới hình thức “đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” Việc cấp dưỡng

anh, chị em trong gia đình, giữa Ông bà và cháu chưa được quy định cụ thể

Trang 16

Tuy Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 và năm 1968 có nhắc đến cụm từ

“cấp dưỡng” nhưng thuật ngữ này vẫn chưa quy định cụ thể

Trong điều kiện hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến các quan hệ hôn nhân và gia đình Trong một số gia đình có biểu hiện xuống cấp về đạo đức thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau Điều đó đòi hỏi phải có những quy định cụ thể đề cao trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình đối với nhau, nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình - nền tảng của xã hội Với cách nhận nhìn gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt,

xã hội tốt thì gia đình càng tốt, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp mà pháp luật chưa điều chỉnh hoặc không còn phù hợp Quá trình vận dụng và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1968 đã nảy sinh nhiều điểm bất cập cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của Nhà nước ta được Quốc hội khoá X thông qua đã dành một chương riêng quy định về cấp dưỡng một cách

hệ thống, đầy đủ và cụ thể Tại Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình

đã định nghĩa về cấp dưỡng như sau: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa

vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định có tính khái quát, chung chung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm

1986, đặc biệt là các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản của các thành viên trong gia đình

Luật cũng tránh được những quy định có thể hiều theo nhiều nghĩa khác nhau trong quá trình áp dụng như Điều 8, 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm

1986, đồng thời ở mỗi điều luật điều có tiêu đề cụ thể tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu, tra cứu và áp dụng

Trang 17

Với những điểm mới quan trọng trên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm

2000 đã khắc phục được phần nào những thiếu sót của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 góp phần điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình theo hướng tốt đẹp, duy trì những quan hệ truyền thống, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình

Như vậy, quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tương ứng của các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, kinh tế, văn hoá ở mỗi thời kỳ cũng như tư tưởng, chính sách, thái độ của nhà nước và xã hội đối với vấn đề hôn nhân và gia đình, phụ nữ, trong đó sự bình đẳng về giới, tính dân chủ, nhân đạo trong các quan hệ gia đình được thể hiện đậm nét qua nội dung các quy định của pháp luật, là thước đo lường nền dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh của xã hội ta hiện nay Từ đó, cho thấy để có được một chế định về cấp dưỡng hoàn chỉnh, phù hợp với thực tế xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài, cả về không gian và thời gian để chọn lọc, nâng cao

Theo quy định của pháp luật “Các thành viên trong gia đình có quyền

được hưởng sự săn sóc, giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự

Trang 18

chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà” (Điều 64 Hiến pháp 1992)

Gia đình là một thực thể tồn tại trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Các quan hệ đó đóng vai trò quyết định cho sự hình thành những tình cảm của các thành viên trong gia đình như: sự gắn bó, tình thương yêu, tính quan tâm, lòng cao thượng, đức hi sinh v.v…Khi nhà nước xuất hiện những tình cảm cao đẹp đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình hay chỉ chịu sự chi phối của các thành viên trong gia đình đó Nói cách khác, chúng không chỉ mang tính đạo lý mà còn mang tính pháp lý cao, thông qua sự điều chỉnh của pháp luật Quan hệ cấp dưỡng là một trong những biểu hiện của tình cảm gia đình, là sự quan tâm, lo lắng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau - được nhà làm luật thể chế hoá

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về cấp dưỡng một cách hệ

thống và đầy đủ, theo Khoản 11 Điều 8 quy định: “Cấp dưỡng là việc một

người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,

là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản

để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”

Đây là định nghĩa chính thức đầu tiên được ghi nhận trong đạo luật Tuy nhiên, ở nước ta quan hệ cấp dưỡng được thừa nhân từ khá lâu Như đã trình bày ở phần lịch sử hình thành quan hệ cấp dưỡng thì cấp dưỡng xuất hiện ngay ở thời kỳ Phong kiến, sang thời kỳ Pháp thuộc thì quan hệ đó tiếp tục được điều chỉnh Khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, tư duy pháp

lý về gia đình và quyền gia trưởng của gia đình thay đổi Song, những giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc vẫn được duy trì và được pháp luật bảo hộ trong các văn bản pháp lý quan trọng như: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1959, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 và sau đó Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 Sau khi hai miền thống nhất, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 ra đời Quan

hệ cấp dưỡng được quy định cụ thể hơn, đa dạng hơn Có thể nói quan hệ cấp dưỡng là một chế định quan trọng trong pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Nếu như văn bản luật trước đó là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 và

Trang 19

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 vì những lý do khác nhau mà việc quy định còn mang tính chung chung, chưa cụ thể thì Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã khắc phục được những hạn chế này Những ghi nhận của nhà làm luật Việt Nam trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là một bước tiến dài trong quá trình bổ sung, hoàn thiện chế định cấp dưỡng cả về cơ sở pháp lý và lý luận Trong đó trước hết phải nói đến việc lần đầu tiên nhà làm luật đưa ra khái niệm về cấp dưỡng Hơn thế tầm quan trọng của chế định này cũng đã được đánh giá lại, lần đầu tiên nhà lập pháp dành hẳn một chương riêng bịêt để điều chỉnh Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước

ta cũng như khẳng định vai trò ảnh hưởng của quan hệ này trong cuộc sống Quan hệ cấp dưỡng một lần nữa không chỉ mang tính truyền thống đạo lý mà còn mang tính pháp lý rất rõ rệt Đó là sự thể chế hoá truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc, đó là sự điều chỉnh những quan hệ đạo đức thông qua những quy phạm pháp luật Chính vì thế, ở cả góc độ pháp lý và xã hội, cấp dưỡng mang một ý nghĩa rất lớn

2.2 Đặc điểm của cấp dưỡng

Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ nhân thân gắn liền với tài

sản trong pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Bởi vì nó liên quan đến những lợi ích về tài sản Điều đó thể hiện ở chổ: người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng Song, quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ tài sản

đặc biệt, “không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao

cho người khác”, vì nó gắn liền với nhân thân của chủ thể (người cấp dưỡng

và người được cấp dưỡng) và “nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ không được

bù trừ theo quy định của pháp luật” Phải thừa nhận rằng nghĩa vụ cấp dưỡng

chỉ được phát sinh khi các chủ thể trong quan hệ thoả những điều kiện nhất định Trong đó yếu tố về tình cảm chi phối khá lớn cho các quan hệ cấp dưỡng phát sinh Một khi nghĩa vụ này xuất hiện, người phải cấp dưỡng hay thậm chí người được cấp dưỡng cũng không được đơn phương hoặc thoả thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng bằng nghĩa vụ khác Có nghĩa là bên

Trang 20

bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm; hoặc cũng không thể sử dụng chúng để làm cơ sở bảo đảm cho những nghĩa vụ khác, đồng thời các chủ thể trên cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho bất cứ ai, nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác thì phải tự mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng của mình cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho mình ngay cả người được cấp dưỡng cũng không được chuyển giao quyền của mình cho người khác vì nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân của chủ thể trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

Tính không thể chuyển giao và tính không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dưỡng đã được ghi tại các Điều 385 và 387 Bộ Luật Dân Sự 1995 và tại Điều

381 và 379 Bộ Luật Dân Sự 2005 về việc không thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc thay thế nghĩa vụ khác và không thể bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ bù trừ là nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 315 Bộ luật dân sự

1995 và Điều 309 Bộ luật dân sự 2000 đã quy định: “Bên có quyền yêu cầu

thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây: a Quyền cấp dưỡng, quyền bồi thường thiệt hai…”

Thứ hai: Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia

đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng

Quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là những cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình Cũng chính quan hệ này là cơ sở cho những tình cảm cao đẹp giữa các thành viên trong gia đình Trong đó tinh thần tương trợ, đùm bọc lẫn nhau là vốn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, mô hình gia đình hiện nay chủ yếu được gắn kết bởi ba thế hệ liền nhau cùng sinh sống Các thành viên này tồn tại trong mối quan hệ gần gũi, gắn bó Họ có quyền và nghĩa vụ vừa mang tính đạo đức vừa mang tính pháp lý Trong phạm vi quan hệ cấp dưỡng,

họ có quyền và nghĩa vụ tương trợ chăm sóc lẫn nhau, đùm bọc cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho người cần được cấp dưỡng Chỉ trong phạm vi những quan hệ này, quan hệ cấp dưỡng mới được phát sinh và được pháp luật

bảo hộ “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị em với nhau,

Trang 21

giữa Ông bà nội, Ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng” (Điều 50 Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000)

Quan hệ khác giữa các thành viên trong gia đình theo pháp luật hôn nhân

có thể là quan hệ giữa cháu với cô, cậu, dì, chú, bác ruột Giữa những người này tuy có cùng huyết thống, cũng nằm trong hàng thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự (Điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005) song pháp luật không đặt

ra nghĩa vụ cấp dưỡng trong quan hệ này Điều này có lẽ là tuy có cùng huyết thống nhưng giữa họ không có sự liên hệ trực tiếp hoặc gắn bó mật thiết như những thành viên khác trong gia đình Hơn nữa, xét một cách toàn diện, việc đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng với họ là không khả thi bởi một cháu sẽ có quá nhiều cô, cậu, dì, chú, bác ruột và ngược lại Vậy thì một trong số người đó ai

là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cháu túng thiếu? v.v.? Do vậy,

về mặt pháp lý nghĩa vụ cấp dưỡng không phát sinh trong quan hệ này

Thứ ba: Quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không

có tính chất tuyệt đối cũng không diễn ra đồng thời

Chính vì quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân huyết thống, nuôi dưỡng nên sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người ruột thịt bên cạnh ý nghĩa vật chất còn là nhu cầu tình cảm cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự gắn bó với nhau Vì thế các chủ thể phải cấp dưỡng trong quan hệ này thực hiện nghĩa vụ chủ yếu trên cở sở tự nguyện Người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ trợ cấp xuất phát từ chính tình cảm của mình với người được cấp dưỡng, không mong muốn sẽ được đáp lại và ngược lại, người được cấp dưỡng cũng không buộc phải hoàn lại những gì đã nhận bằng một giá trị tương đương Đó là lý

do khiến quan hệ cấp dưỡng không mang tính tuyết đối, mặt khác theo quy định của pháp luật quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những trường hợp

và trong những quan hệ nhất định nên nó diễn ra không đồng thời Trường hợp đó có thể là do vợ chồng ly hôn, khi cha mẹ ốm đau, gia yếu hoặc khi không còn cha mẹ, cha mẹ không có khả năng lao động… Nói cách khác, tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh và chủ thể nhất định mà quan hệ cấp dưỡng mới phát sinh

Thứ tư: Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định

Trang 22

Xét về bản chất, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra nhằm mục đích tương

trợ Bản thân “tương trợ” bao hàm sự không đầy đủ của một bên về phương

diên vật chất, kinh tế Chính vì sự không đầy đủ hay thiếu thốn đó mà nghĩa

vụ tương trợ mới có cơ sở để phát sinh Do vậy, quan hệ cấp dưỡng gắn với yếu tố tài sản cũng chỉ phát sinh khi cần được cấp dưỡng rơi vào nhưng trường hợp khó khăn túng thiếu thật sự theo quy định của pháp luật Trong gia đình, các thành viên có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau Quyền và nghĩa vụ này không chỉ xuất phát từ phương diện đạo đức mà còn được pháp luật quy định Nếu như các thành viên nào đó trong gia đình cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì quyền và lợi ích của thành viên khác sẽ bị ảnh hưởng

Rõ ràng nhất là cuộc sống của người đó bị đe doạ do không nhận được sự chu

cấp đầy đủ Do vậy, nhất thiêt trong trường hợp này “người có nghĩa vụ cấp

dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” (Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) Trong thực tế, không chỉ

do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó mà nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh Bất kỳ thành viên trong gia đình cũng rơi vào hoàn cảnh không đầy đủ hoặc thiếu hụt về phương diện nào đó Song chỉ khi người đó có sự thiếu hụt về vật chất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới đặt ra Điều này biểu hiện ở chỗ, người đó gặp khó khăn túng thiếu hoặc không có khả năng lao động và tài sản

để tự nuôi mình Trong quan hệ cấp dưỡng này, chủ thể không chỉ là thành viên trong gia đình trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng mà còn phải thoả những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng nhân thân, tài sản… chẳng hạn con được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn Về nguyên tắc, con chưa thành niên luôn luôn được hưởng sự trợ cấp Trong trường hợp con đã

thành niên mà “bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng

lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” thì cũng được cấp dưỡng Hay

khi ly hôn cuộc sống của một bên mất đi sự ổn định, không được đảm bảo về vật chất để tồn tại như trước kia có thể được bên còn lại trợ cấp

Nói chung, trong phạm vi luật Hôn nhân và Gia đình đôi khi có người nhầm lẫn giữa cấp dưỡng và nuôi dưỡng Cả hai điều là những quan hệ cơ bản gắn liền với lợi ích tài sản trong pháp Luật hôn nhân và Gia đình Thực ra, luật không chính thức phân biệt nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng

Trang 23

Song, từ câu chữ của luật viết hiện hành liên quan đến từng loại nghĩa vụ, có thể nghĩ rằng khác với nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi dưỡng không lệ thuộc vào nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng và tiềm lực kinh tế kinh tế của người nuôi dưỡng, mà lệ thuộc vào mối quan hệ thân thuộc giữa các bên: một khi giữa một người và một người khác có mối quan hệ thân thuộc mà luật ghi nhận, thì quan hệ nuôi dưỡng hình thành một cách đương nhiên, dù một bên có thể không có khả năng vật chất để đáp ứng một cách thoả đáng các nhu cầu của bên kia Ví dụ, cha mẹ, dù túng thiếu, phải nuôi dưỡng con

Hơn nữa, nghĩa vụ nuôi dưỡng được thực hiện trong khuôn khổ thực hiện

kế hoạch chi tiêu ngân sách của hộ: có những khoản nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người có quyền được nuôi dưỡng, có những khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của một người có quyền được nuôi dưỡng hoặc một nhóm nhu cầu của người đó, phát sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt và trong một thời gian nhất định Nghĩa vụ cấp dưỡng, trái lại được thực hiện bằng cách trích và tách hẳn một khoản ngân sách của hộ, thành một phần tài sản riêng giao cho một người, để người này nhập phần đó vào ngân sách của riêng mình hoặc của hộ khác mà mình là thành viên, và được chỉ tiêu theo kế hoạch riêng của người đó hoặc của hộ khác đó, nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu bình thường của người đó hoặc của hộ khác đó trong một khoảng thời gian

Tóm lại, khi những người có quan hệ gia đình sống chung với nhau, mà một trong số họ là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên bị tàn tật không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng Trong trường hợp những người này không sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ trốn tránh nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải cấp dưỡng cho người được nuôi dưỡng Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng được thay thế bằng nghĩa vụ cấp dưỡng Ngược lại, khi nghĩa vụ cấp dưỡng đang được thực hiện mà người có nghĩa

vụ cấp dưỡng lại trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa họ chấm dứt, bởi vì nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thay thế bằng nghĩa vụ cấp dưỡng

Trang 24

Từ những phân tích trên và làm rõ khái niệm của cấp dưỡng, ta thấy quan

hệ cấp dưỡng với đặc thù về yếu tố tình cảm và tính truyền thống, đạo lý cao đẹp đã sớm được pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội với những biến động của nền kinh tế thì trường đem lại

Việc Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đưa ra khái niệm cấp dưỡng và theo đó những đặc điểm của quan hệ này được làm rõ đã giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về cấp dưỡng, nhận thức được vai trò và ý nghĩa của quan hệ này trong lý luận và thực tiễn

3 CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CẤP DƯỠNG

Nghĩa vụ cấp dưỡng một nghĩa vụ mang tính đặc thù phát sinh giữa những người có quan hệ thân thuộc trong gia đình, đó là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng Trong những điều kiện nhất định, quan

hệ cấp dưỡng có thể phát sinh giữa cha mẹ - con, giữa Ông bà cháu, giữa anh, chị em, giữa vợ - chồng Giữa các thành viên trong gia đình luôn tồn tại quan

hệ nuôi dưỡng lẫn nhau Khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ này thì pháp luật buộc họ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng Khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà con sống chung với cha mẹ thì phải cấp dưỡng, đảm bảo cuộc sống cho cha me Tương

tự như vậy, với quan hệ Ông bà - cháu, giữa anh, chị em Trường hợp, cha mẹ

ly hôn, không thể cùng nhau trực tiếp chăm lo cho con, thì người không trực tiếp nuôi phải trợ cấp nuôi con Hoặc nếu một bên khi ly hôn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu thì pháp luật có thể buộc bên còn lại có điều kiện trợ cấp cho người kia Những người có nghĩa vụ cấp dưỡng gọi là chủ thể phải cấp dưỡng; những người được hưởng sự trợ cấp đó gọi là chủ thể được cấp dưỡng

3.1 Chủ thể phải cấp dưỡng

Khoản 11, Điều 8 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2000 quy định: Chủ thể

phải cấp dưỡng là “người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản đáp ứng nhu

cầu thiết yếu cho người khác” Đây là những cá nhân cụ thể có đầy đủ năng

lực pháp luật và năng lực hành vi để tham gia vào quan hệ cấp dưỡng Phạm

vi cấp dưỡng của họ là “đóng góp tiền hoặc tài sản khác” Đó là những giá trị

vật chất đảm bảo cho cuộc sống của người được cấp dưỡng Tuỳ thuộc vào

Trang 25

từng trường hợp và từng quan hệ nhất định mà chủ thể phải cấp dưỡng có sự thay đổi Khi có người trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng được pháp luật quy định thì họ là chủ thể phải cấp dưỡng Theo đó, chủ thể phải cấp dưỡng là cha

mẹ khi họ trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chưa thành niên hoặc

đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi mình; là con khi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; là Ông bà khi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, … và ngược lại là cháu trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng Ông bà; là anh, chị em trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau

Đối với những trường hợp cấp dưỡng cụ thể được pháp luật Hôn nhân và Gia đình quy định thì chủ thể phải cấp dưỡng cũng là người trên, nhưng họ không sống chung với người được cấp dưỡng Cho đến nay, nhà làm luật

chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là không sống chung có thể hiều là “

không có điều kiện trực tiếp chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau, không có đời sống chung giữa các thành viên trong gia đình do phải sống xa nhau vì lý do chính đáng nào đó” Theo đó, chủ thể phải cấp dưỡng là cha mẹ không trực tiếp

nuôi con khi ly hôn, là con đã thành niên không sống chung với cha mẹ; là anh, chị đã thành niên không sống chung với em; là em đã thành niên không sống chung với anh, chị; là Ông bà nội, Ông bà ngoại không sống chung với cháu; là cháu đã thành niên không sống chung với Ông bà; là bên vợ hoặc bên chồng có khả năng cấp dưỡng khi ly hôn

Như vậy, chủ thể phải cấp dưỡng là những thành viên của gia đình trong phạm vi hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Để trở thành chủ thể phải cấp dưỡng thì người này phải đáp ứng điều kiện về tình trạng nhân thân và tài sản Trong đó, người phải cấp dưỡng bao giờ cũng là người đã thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên Ở độ tuổi ấy, họ có đầy đủ năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật, có khả năng lao động và chịu trách nhiệm hành vi của mình Về phương diện tài sản, muốn tương trợ cho người khác thì người đó phải có khả năng kinh tế đảm bảo cho cuộc sống của chính mình và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Nói cách khác, để có điều kiện trợ cấp cho người khác thì chủ thể phải có khả năng lao động và có tài sản, đó cũng là lý

Trang 26

do mà Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tất cả những người có nghĩa cấp dưỡng phải đạt độ tuổi đã thành niên

3.2 Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Chủ thể được cấp dưỡng là người được trợ cấp một khoản tiền hoặc tài sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống được duy trì lâu dài Việc trợ cấp này do những người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật thực hiện Đối với những trường hợp cấp dưỡng Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 từ Điều 56 đến Điều 60 thì chủ thể được cấp dưỡng bao gồm:

- Con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Cha mẹ không có khả năng lao động (do ốm đau, già yếu, tàn tật…) và không có tài sản để tự nuôi mình

- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định của luật

- Ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của luật

- Bên vợ hoặc bên chồng khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà

có lý do chính đáng

Ðã nói rằng người có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời cũng là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bởi vậy, để xác định những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng, chỉ cần đi tìm những người mà theo quy định của luật, có quyền được người khác nuôi dưỡng Suy cho cùng tất cả những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng đều là thành viên gia đình; nhưng không phải thành viên nào của gia đình cũng có quyền yêu cầu cấp dưỡng

Vợ và chồng, cha mẹ và con Vợ và chồng phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì mới xác lập được quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng: người chung sống như

vợ hoặc chồng với một người khác, không có quyền yêu cầu người cùng chung sống cấp dưỡng cho mình; cũng như vậy, trong trường hợp một người

Trang 27

chung sống với một người khác và có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân

bị hủy theo một quyết định của Tòa án

Trái lại, việc xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ: con ngoài giá thú, con ngoại tình, thậm chí con loạn luân đều có quyền yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng, như con từ hôn nhân hợp pháp, và ngược lại Quan hệ cha mẹ - con cũng có thể có nguồn gốc từ việc nhận con nuôi: giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng như giữa cha mẹ và con ruột

Ông bà nội (ngoại) và cháu Chỉ giữa ông bà và cháu trực hệ mới có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó, mới có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng Hơn nữa, quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống: Luật Việt Nam hiện hành không xây dựng khái niệm ông nuôi, cháu nuôi Luật còn giới hạn cấp độ thân thuộc trực hệ trong việc xác định chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng: ông cóc không có nghĩa vụ nuôi dưỡng chắt và ngược lại

Anh chị em Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em là nét đặc trưng của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện hành Sự đoàn kết giữa anh chị em

là mối quan hệ gắn liền với quan niệm về gia đình truyền thống gồm có Ông,

bà, cha, mẹ và con Dẫu sao, có thể tin rằng theo sự giảm dần của tỷ lệ gia đình đông con do hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em đến lúc nào đó sẽ chỉ còn có giá trị lý thuyết

Như vậy, so với chủ thể phải cấp dưỡng thì những điều kiện đối với chủ thể được cấp dưỡng có phần chặc chẽ hơn Theo đó, người được cấp dưỡng là người chưa đủ mười tám tuổi hoặc đủ thành niên nhưng bị tàn tật hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có người cấp dưỡng hay nuôi dưỡng cũng không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc người khó khăn, túng thiếu đến mức cần sự trợ cấp…Trong đó, về nguyên tắc, người chưa thành niên luôn được cấp dưỡng Bởi họ chưa có đầy đủ khả năng về tâm sinh lý và nhận thức để tham gia vào tất cả các quan hệ xã hội Về mặt pháp

lý, họ không có đầy đủ năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, rõ ràng họ không thể tự lao động để nuôi sống mình một cách đầy đủ như những người bình thường khác Về đạo đức xã hội và pháp luật, họ cần

Trang 28

kiện về tình trạng nhân thân và tài sản đối với người được cấp dưỡng được pháp luật đòi hỏi chặc chẽ so với chủ thể phải cấp dưỡng nhằm tránh trường hợp cá nhân lợi dụng những quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người có điều kiện cấp dưỡng

4 CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG TRONG LUẬT MỘT SỐ NƯỚC SO VỚI LUẬT VIỆT NAM

Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là vấn để cần thiết trong pháp luật Việt Nam mà nó còn là vấn đề mà trong hệ thống các nước phát triển khác không kém phần quan trọng

Trong hệ thống pháp luật của Anh thì chế định cấp dưỡng cũng được quy định khá rõ ràng Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy thế nào là cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật nước này mà cấp dưỡng ở đây được hình thành khi

có mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở của pháp luật, việc này đồng nghĩa là nếu như không có kết hôn thì cấp dưỡng không xảy ra (1) Việc kết hôn là cái làm cho người vợ hoặc người chồng có thể tìm thấy sự trợ cấp sau khi ly hôn Một

ý nghĩa xa hơn người độc thân chỉ có quyền khai báo mình sở hữu cái gì và không có quyền yêu cầu một ai khác cấp dưỡng cho mình Cái phân biệt giữa kết hôn và độc thân trong cấp dưỡng của Luật Anh có những nhân tố quan trọng sau đây:

- Trong luật hôn nhân và gia đình của Anh thì việc cấp dưỡng cho trẻ em luôn là vấn đề trên hết (2) Cấp dưỡng cho trẻ em được quy đinh ngay cả khi trẻ

em còn sống chung với cha mẹ thế nhưng hệ thống pháp luật này không xen vào nguồn tài chính trong gia đình của họ miễn là trẻ em được cung cấp ở một mức cơ bản và sẽ không phải chịu đựng những thiệt hại gì Khi cuộc sống vợ chồng có sự thay đổi như ly hôn thì đứa trẻ buộc phải sống chung với cha hoặc

mẹ thì lúc này pháp luật mới xen vào đòi quyền cấp dưỡng cho trẻ để đảm bảo được nhu cầu cơ bản Thế nhưng chỉ áp dụng cho việc đòi quyền lợi cho đứa trẻ mà không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của họ vì đây là một trong

(1)

“During the marriage it sefl each party can seek a court order requiring one spouse to pay maintenance

to the other, but one unmarried cohabitan cannot seek maintenance from another”- See subsection 4 in Family Law, second edition, Jonathan Herring, Exeter College Oxford University

(2)

“English law and policy also emphasises this conservative approach to children's upbringing and support”- Children and young persons Act 1933, Children’s Rights and the Developing Law, Jane Fortin LLB, Solicitor and Professor of Law, King’s College, London

Trang 29

khía cạnh pháp luật nước Anh đặt trên sự bảo hộ về cuộc sống riêng tư của gia đình họ

Hơn thế, mức cấp dưỡng cho trẻ em được chia ra nhiều khoản và quy định khá rõ ràng: những giá tồn tại, chi phí chấp nhận được, chờ đợi lối sống, chi phí thực tế, phần trăm thu nhập, mức lợi nhuận tối đa,…

- Cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng sau khi ly hôn Đây cũng là một vấn đề

mà Pháp luật nước Anh quan tâm và cũng là vấn đề gây bàn cải Một mặt sự cấp dưỡng sau khi ly hôn nhằm làm cho cuộc sống của vợ hoặc chồng ổn định nhưng mặt khác vấn đề cấp dưỡng lại là việc khó khăn đối với bên cấp dưỡng

vì họ có thể sẽ không đảm bảo được cuộc sống hiện tại một mặt còn phải trợ cấp cho cá nhân khác Còn người được cấp dưỡng cũng sẽ khó trở lại mức sống như lúc ban đầu Trong hệ thống pháp luật nước này thì quyền lợi của người phụ nữ được chú trọng hơn Đây là những điểm nổi bật trong Lụât Hôn nhân và Gia đình của nước Anh làm nổi bật quyền là lợi ích của phụ nữ và trẻ

em Tuy nhiên để được hưỡng quyền lợi đó phải áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình, sở dĩ nói như thế là bởi chúng ta không tìm thấy trong hệ thống pháp luật này việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú và vấn đề huyết thống ở đây cũng không coi trọng như pháp luật nước ta có nghĩa là quan hệ cấp dưỡng như giữa Ông bà- cháu; giữa anh chị- em Không tìm thấy có điều khoản nào quy định

Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước Anh so với hệ thống Pháp Luật Việt Nam về chế định cấp dưỡng có những điểm khác nhau Song, chế định cấp dưỡng ở hai hệ thống pháp luật điều có ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với tình hình kinh tế cũng như đời sống của người dân ở mỗi nước Có thể nói, chế định cấp dưỡng của pháp luật Việt Nam có phần chặc chẽ hơn so với pháp luật một số nước khác điển hình là nước Anh, mà tầm cấp dưỡng cũng bao quát

hơn Ở pháp luật nước Anh chỉ tìm thấy “Cấp dưỡng tài chính cho vợ chồng khi

ly hôn” hoặc “Cấp dưỡng tài chính cho trẻ em khi sống chung với cha mẹ” mà

những quy định đó theo Pháp luật Việt Nam thì đã được tồn tại từ rất lâu Cũng không phải như thế mà khẳng định pháp luật nước Anh quy định về phần cấp dưỡng không tiến bộ hơn mà tuỳ thuộc vào điều kiện sống của mỗi nước thì có những quy định khác nhau, có những quy định đảm bảo tuyệt đối

Trang 30

chung, ở mỗi nước đều có quy định về chế định cấp dưỡng khác nhau nhưng tất

cả đều bảo vệ quyền, lợi ích của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng, cũng như bảo vệ cho trẻ em được hưởng những quyền mà họ được hưởng cũng giống như những đứa trẻ được nuôi dưỡng khác

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG

Luật Hôn nhân và Gia đình nhằm mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hoà thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa và xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch của đời sống gia đình Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, do vậy các thành viên trong gia đình phải có sự quan tâm chăm sóc, lẫn nhau, khi những người này sống chung thì họ nuôi dưỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng chăm lo đời sống chung của gia đình Nhưng trong thực tế, có nhiều lý do dẫn đến việc người có nghĩa

vụ nuôi dưỡng không cùng sống chung với họ, không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng khi đó người có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của người được nuôi dưỡng, khi đó không còn là nghĩa vụ nuôi dưỡng mà là nghĩa vụ cấp dưỡng

Chế định cấp dưỡng đã có quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm

1959, năm 1986, nhưng chỉ điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng giữa các bên đã từng là vợ chồng Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đinh 1959, 1986 quy định:

“Khi ly hôn nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng

theo khả năng của mình” Việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được quy

định dưới hình thức “đóng góp phí tổn nuôi dưỡng” chứ không gọi là cấp

dưỡng, để làm rõ hơn quy định này Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng Tuy nhiên chế định cấp dương vẫn chưa được quy định cụ thể Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, chế định về cấp dưỡng được quy định cụ thể hơn, tương đối hoàn thiên

Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình góp phần quan trọng về việc củng cố bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, cấp dưỡng có thể được hiều như là một người chuyển giao không có đền bù một

Trang 31

số tài sản cho người khác hay là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình Việc cấp dưỡng mang một tính chất tương trợ giữa các thành viên trong gia đình Đây là một hoạt động được khuyến khích thực hiện không chỉ đối với các thành viên trong gia đình mà nhà nước và xã hội khuyến khích các

tổ chức, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt túng thiếu (Điều 62, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) Chế định cấp dưỡng thể hiện một giá trị tốt đẹp tình gắn bó, đoàn kết thương yêu trong gia đình, truyền thống tốt đẹp Khi các thành viên trong gia đình cùng sống chung cũng phải có nghĩa vụ đối với nhau, khi đó nghĩa vụ nuôi dưỡng được thay thể bằng nghĩa vụ cấp dưỡng, có thể nói nghĩa

vụ cấp dưỡng là một hình thức của nghĩa vụ nuôi dưỡng Nuôi dưỡng mang tính chất tự nhiên, một nghĩa vụ đạo đức còn nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ mang tính chất pháp lý, nó thể hiện sự quan tâm nhằm giúp cho người gặp khó khăn có thể trang trãi những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị em khi anh, chị có khả năng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên, em đã thành niên có khả năng thì cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự

nuôi mình, nghĩa vụ này thể hiện gắn bó đoàn kết, truyền thống đạo đức “Lá

lành đùm lá rách” góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội,

nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu đối với Ông bà, cha mẹ, nghĩa vụ này thể hiện

công ơn nuôi dưỡng chăm sóc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Đặc biệt là khi vợ chồng ly hôn, không còn quan hệ nhân thân hay tài sản nhưng nếu một bên túng thiếu có quyền yêu cầu cấp dưỡng, nghĩa vụ này

mang ý nghĩa tốt đẹp “Một ngày một nghĩa”

Chế định cấp dưỡng mang ý nghĩa tạo nên một sự ổn định đời sống, sự thương yêu đoàn kết của mọi người quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định

xã hội Để đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên, góp phần quy định chặt chẽ hơn với Nghị quyết 02 quy định về nghĩa vụ trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn Và bên cạnh đó để thực thi một cách nghiêm chỉnh nghĩa vụ cấp dưỡng trong thực tế điều này đã được quy định tại Nghị định 87/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và quy định trách nhiệm hình sự được quy định

Trang 32

ngày 25/09/2001 Điều này cũng cho thấy Nhà nước ta cũng coi trọng việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc để xử lý những cá nhân có hành vi vi pham, nhằm góp phần đảm bảo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ CẤP DƯỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trang 33

1.Cơ chế xác lập quan hệ cấp dưỡng 1.1.Xác lập quan hệ cấp dưỡng theo thoả thuận

Quan hệ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người đươc cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng (Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Khoản 1, Điều 53), các quy định vừa nêu chỉ mang tính hướng dẫn; các bên có thể tự do thoả thuận

về việc người được cấp dưỡng được bảo đảm nhiều hơn hoặc ích hơn so với nhu cầu thiết yếu của người này Sự thoả thuận có thể mặc nhiên; người có nghĩa vụ cấp dưỡng giao cho người có quyền yêu cầu cấp dưỡng một số tiền hoặc hiện vật và người sau này chấp nhận Tuy vậy, sự thoả thuận mặc nhiên chỉ có thể được ghi nhận trong trường hợp người có quyền yêu cầu cấp dưỡng

và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng chung sống dưới một mái nhà và giữa họ chỉ có quan hệ Ông bà - cháu; anh, chị em Thực vậy, nếu các đương

sự sống chung với nhau, thì làm thế nào để phân biệt ý chí cấp dưỡng và ý chí nuôi dưỡng thể hiện trong việc một người giao cho người kia một số tiền hoặc một hiện vật mà không thoả thuận gì đặc biệt? Còn nếu giữa các đương sự ở riêng đồng thời việc giao nhận các tài sản để phục vụ sinh hoạt vẫn là dấu hiệu của nghĩa vụ nuôi dưỡng (tự nhiên hoặc pháp lý) chứ không phải là dấu hiệu của cấp dưỡng

1.2.Xác lập quan hệ cấp dưỡng bằng con đường toà án

Trong trường hợp giữa các bên không có sự thoả thuận cần thiết thì một trong các bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu toà án giải quyết Tất nhiên, Toà

án cũng sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có có quyền được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định mức cấp dưỡng khả thi

Trong điều kiện luật không quy định riêng, các tranh chấp về mức cấp dưỡng được giải quyết theo luật chung về tố tụng dân sự, nghĩa là có thể được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể được xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Song, liệu có nên quy định rằng bản án sơ thẩm phải được thi hành ngay dù có kháng cáo? Sự chờ đợi có thể khiến cho tình trạng sống khó khăn của người yêu cầu cấp dưỡng trở nên nghiêm trọng hơn

Trang 34

2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP DƯỠNG 2.1 Điều kiện phát sinh trong quan hệ cấp dưỡng

Sự tồn tại của các quan hệ thân thuộc hoặc quan hệ vợ chồng là điều kiện phát sinh trong quan hệ cấp dưỡng Mối quan hệ đó là những mối quan hệ theo Khoản 11, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:

- Quan hệ hôn nhân: Là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn Quan hệ hôn nhân đó phải hợp pháp tức là phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn

và cấm kết hôn, có đăng ký kết hôn Hôn nhân hợp pháp mới phát sinh quan

hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng

- Quan hệ giữa cha mẹ và con được hình thành dựa trên sự kiện sinh con hoặc nuôi con Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con, do đó có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Ngược lại, các con cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ Khi không trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ

- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau Khi người nhận cấp dưỡng và người được cấp dưỡng cùng sống chung với nhau thì người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện những hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng người được cấp dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng không đặc ra Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có nghĩa vụ nuôi dưỡng vì những hoàn cảnh nhất định không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người kia, do đó người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định (lương thực, thực phâm, quần áo, thuốc men…) để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người cần được cấp dưỡng, bảo đảm sự sống còn của người đó

Tuy nhiên, cần xác định rõ thế nào là “ không sống chung” vì đây là điều

kiện quan trọng để xác định có hay không có quan hệ cấp dưỡng trong các trường hợp cụ thể Các quy định về cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 sử dụng cụm từ này nhưng chưa giải thích rõ ràng

Trong quan hệ cấp dưỡng, khái niêm “không sống chung” có thể hiểu là

không có điều kiện trực tiếp chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau, không có đời sống chung của các thành viên trong gia đình do phải sống xa nhau vì lý do chính đáng nào đó

Từ sự phân tích trên cho thấy giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng có mối quan

hệ với nhau Nuôi dưỡng bao hàm không chỉ việc chi phí tiền bạc, tài sản mà

Trang 35

còn chứa đựng cả hành vi chăm sóc, nuôi nấng trực tiếp Nuôi dưỡng là cơ sở của việc cấp dưỡng Nuôi dưỡng có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dưỡng

- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người túng thiếu khó khăn Việc cấp dưỡng nhằm cung cấp những thứ cần thiết như tiền bạc, tài sản để đáp ứng nhu cầu cuộc sống thiết yếu của người được cấp dưỡng, nên nó chỉ nảy sinh khi người được cấp dưỡng không có khả năng về kinh tế, không thể tự lo cho cuộc sống bình thường của mình Cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống với mức tối thiều của người được cấp dưỡng

Cần lưu ý là người chưa thành niên là người được cấp dưỡng Đối với người đã thành niên phải có điều kiện nhất định mới được cấp dưỡng Điều kiện đó là không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Không có khả năng lao động có thể do già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật,

mất năng lực hành vi dân sự… “ không có khả năng lao động” phải gắn với “

không có tài sản để tự nuôi mình”? Vấn đề này cần phải có sự giải thích,

hướng dẫn của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất về lý luận và thực tiễn xét xử

+ Không có khả năng lao động Thế nào là không có khả năng lao động tùy thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán Người thất nghiệp chưa chắc là không có khả năng lao động; người tật nguyền cũng có thể có khả năng lao động;… Có lẽ khả năng lao động nói trong các điều luật liên quan chủ yếu là khả năng về sức vóc, cơ bắp và cả kỷ năng cho phép đương sự thực hiên một công việc (thường xuyên hay không thường xuyên), hoặc với tư cách người lao động làm thuê, nhằm tạo thu nhập nuôi sống mình và gia đình mình Không thể nói là không có khả năng lao động Một người chỉ có thể được sử dụng tốt vào công việc lao động chân tay nhưng chỉ mơ tưởng đến công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình không đủ năng lực để chen chân vào và

do đó không được ai tuyển dụng, cuối cùng rơi vào cảnh sống bần cùng Trái lại, có thể coi là không có khả năng lao động một người chấp nhận làm bất cứ việc gì trong khuôn khổ pháp luật, để có thu nhập nhưng không ai chịu thuê + Không có tài sản để tự nuôi mình Không nhất thiết người yều cầu cấp

Trang 36

gốc, nhưng tài sản không sinh lợi (ví dụ: một căn nhà tranh, một ít đồ vật gia dụng,… không thể cho ai thuê) hoặc có sinh lợi và đã được khai thác theo khả năng của chủ sở hữu, nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mình Người có yêu cầu cấp dưỡng cũng có thể có thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên do lao động, thậm chí có hưởng trợ cấp (mất sức, thương tật, ) và đã huy động tất cả các nguồn thu nhập của mình mà vẫn không thoả mãn được yêu cầu chi tiêu tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày của mình và gia đình mình

- Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng Điều kiện đối với người

có nghĩa vụ là điều kiện quyết định có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng hay không, đó là khả năng kinh tế của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng Nếu tất cả những người có liên quan đều ở trong tình trạng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, thì mỗi người phải tự xoay sở Người được yêu cầu cấp dưỡng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một khi có khả năng vật chất và có điều kiện hổ trợ cho người yêu cầu

Nghị định số 70 đã dẫn Điều 16 Khoản 1 quy định rằng người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại điều 51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và Gia đình là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó Câu chữ của điều luật cho phép nghỉ rằng chỉ có thể coi là có khả năng cấp dưỡng người có thu nhập (dù là không thường xuyên) và đã có thể tự đảm bảo việc đáp ứng các nhu

cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình Luật chỉ nhắc đến “cuộc sống của

người đó” (người có nghĩa vụ cấp dưỡng), cũng như khi nói về người có

quyền được cấp dưỡng Trong đa số trường hợp, đương sự còn có vợ (chồng)

thậm chí có con phải nuôi dưỡng của riêng mình Một cách hợp lý, “ cuộc

sống của người đó” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất: không chỉ là cuộc

sống cá nhân của người đó mà còn là cuộc sống của gia đình hộ của người đó, nghĩa là của người mà người đó chịu trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng Không thể buộc một người hy sinh gia đình của mình để cứu lấy một gia đình của người khác

Trường hợp người cần được cấp dưỡng có lỗi Trong khung cảnh của luật thực định, chỉ cần người có quyền yêu cầu cấp dưỡng lâm vào cảnh túng thiếu

Trang 37

và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có đủ điều kiện để hỗ trợ, thì nghĩa vụ cấp dưỡng có cơ sở để được xác lập Thực ra, có trường hợp tình trạng túng thiếu của một bên và tình trạng đủ khả năng của bên kia đã từng xảy ra trước đó nhưng lại có chủ thể được đảo lộn: người hiện có khả năng đã từng lâm vào cảnh túng thiếu và người hiện túng thiếu lại đã từng có khả năng Giả sử thêm rằng người hiện có khả năng đã từng yêu cầu người hiện túng thiếu cấp dưỡng cho mình và người sau này đã từ chối Liệu nay người hiện có khả năng có quyền từ chối cấp dưỡng cho người hiện túng thiếu như một biện pháp trả đũa chính đáng? Có vẻ như từ câu chữ của luật viết, ta chỉ có thể trả lời phủ định đối với câu hỏi trên: khi một người túng thiếu có yêu cầu, thì người có đủ khả năng phải đáp ứng, dù có thể trước đó, người túng thiếu đã từng có đủ khả năng và đã từ chối cấp dưỡng cho người đủ khả năng lúc người sau này đang túng thiếu

Về nguyên tắc, giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi một bên gặp khó khăn, túng thiếu Song, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể được thực hiện được khi người có nghĩa vụ có khả năng kinh tế, đủ để bảo đảm cuộc sống của chính mình Do đó, việc cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của người cấp dưỡng Như vây, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể khi có đầy đủ các điều kiện trên

2.2 Mức cấp dưỡng

Khi có nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh thì việc đầu tiên để nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện đó là phải biết số tiền mình phải cấp dưỡng là bao nhiêu hay một tài sản nào đó và bên được cấp dưỡng biết mình sẽ nhận được

số tiền là bao nhiều và tài sản gì từ phía người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi các bên đã thoả thuận thống nhất hoăc bản án của Toà án quyết định căn cứ vào mức thu nhập thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, số tiền mà người được cấp dưỡng nhận được cũng như người cấp dưỡng phải giao nộp để thi hành nghĩa vụ của mình gọi là mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì “mức

cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc

Trang 38

của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không có thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết”

Như vậy mức cấp dưỡng sẽ do hai bên (người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng) thoả thuận, chỉ khi họ không thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết Việc quy định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:

Thứ nhất: Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ

cấp dưỡng Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương, tức là thu nhập thực tế của người cấp dưỡng Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó

Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người cấp dưỡng Khả năng thực tế của người cấp dưỡng phản ánh khả năng kinh tế cụ thể của người đó Khả năng kinh tế của người cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của người đó, tức là thu nhập do lao động của họ mà có Song, khả năng kinh tế của người cấp dưỡng còn bao gồm cả những thu nhập hợp pháp khác nhưng không do lao động của họ làm ra, như thu nhập do được thừa kế, do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày

03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “ Người

có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại các điều

51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và Gia đình là người có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”

Tại Khoản 3, Điều 16 NĐ - 70/2001/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp

nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”

Trang 39

Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng lao động thực tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền lợi của người được cấp dưỡng

Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là những nhu cầu cần thiết nhất, không thể thiếu để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng Với ý nghĩa đó việc cấp dưỡng là nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng Nhu cầu thiết yếu bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, măc, học tập, đi lại, chữa bệnh,… chi phí cần thiết cho các nhu cầu trên có thể rất khác nhau giữa các vùng; các miền như nông thôn, miền núi, đô thị, thành phố,… và giữa những người cần cấp dưỡng là trẻ em hay người lớn, người bị tàn tật hay người mất năng lực hành vi dân sự,… Do điều kiện kinh tế ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau mà mức chi phí cho các nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau Việc ấn định một mức cấp dưỡng chung là không phù hợp Để nghĩa vụ cấp dưỡng có tính khả thi, sát với thực

tế, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người được cấp dưỡng, pháp luật cho phép các bên có thể thoả thuận về mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

Theo Khoản 2, Điều 16 NĐ-70/2001/NĐ-CP thì “Nhu cầu thiết yếu của

người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng”

Điều 53 quy định: khi có lý do chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo thoả thuận của các bên Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết

Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tăng hoặc giảm mức cấp dưỡng, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng

Việc thay đổi mức cấp dưỡng phải trên cơ sở có lý do chính đáng để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể là ngưởi cấp dưỡng (hoặc người được cấp

Trang 40

dưỡng) lâm vào tình trạng khó khăn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm nên không có lương hoặc các thu nhập hợp pháp khác

2.3 Phương thức thực hiện cấp dưỡng

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể hiểu là hình thức, cách thức nhằm chuyển giao một số tiền hoặc một số hiện vật có số lượng đã được xác định theo thoả thuận hoặc theo một bản án, quyết định của Toà án từ người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua cơ quan thi hành án

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 54

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định

kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết” Từ Điều luật đã dẫn ta thấy các nhà làm

luật đã quy định rất linh hoạt, theo đó việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau như cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần, quy định này tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng các bên có thể lựa chọn trên cơ sở thoả thuận cách thức thực hiện việc cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình

2.3.1 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ

Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định: “Người có

nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người

đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ bằng tiền hoặc tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm” Theo quy định của Luật thì

dường như các nhà làm luật khuyết khích nên sử dụng phương thức cấp dưỡng theo hình thức cấp dưỡng theo định kỳ Cấp dưỡng theo định kỳ hay một lần và nếu cấp theo định kỳ, thì định kỳ nào sẽ được lựa chọn Trước hết, theo sự thoả thuận giữa các bên Toà án chỉ can thiệp một khi các bên không

có được sự thoả thuận cần thiết Trước khi Toà án xác định phương thức nào

sẽ được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, Toà án thường cân nhắc dựa trên cơ sở định kỳ thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và các nhu

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
26. Đinh Công Tráng. Bài “Một số vấn đề cấp dưỡng nuôi con trong thi hành án”. Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp dưỡng nuôi con trong thi hành án
27. Nguyễn Thị Tuyết. Bài “ Người chồng có phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hay không?”. Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người chồng có phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hay không
21. Ngô Thị Hường. Bài “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2005 Khác
22. Family Law.Second Edition. Jonathan Herring. Exeter College Oxford University Khác
23. Children’s Rights anh the Developing Law. Jan Fortin LLB, Solicitor Professor of Law, King’s College, London Khác
24. Nguyễn Phương Lan. “ Nghĩa vụ cấp dưỡng trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tạp chí Luật học số 1/ 2005 Khác
25. Phan Đặng Thanh, Trương Thị Hòa. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình xưa và nay, Nhà xuất bản Trẻ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w