MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu VL 6 cả năm (chuẩn) (Trang 36 - 42)

II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Nắm được thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

2. Kĩ năng:Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận

3. Thái độ: Hợp tác trong các hoạt động của nhóm, lớp

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn , trực quan , nêu vấn đề C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

GV: 1quả cầu kim loại, 1 vòng kim loại, 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn lau

HS: Đọc trước bài mới, kẻ bảng 1,2 vào vở D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: GV: Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề:Thápép phen ở Pa ri làm bằng thép. Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10 cm. Tại sao lại có hiện tượng đó. Chẳng lẽ 1 cái tháp bằng thép lại có thể "lớn lên" được hay sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

b.Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nở vì

nhiệt của chất rắn:

GV: Yêu cầu HS đọc SGK

? Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV

GV: Nhắc lại các bước tiến hành, yêu cầu HS chú ý quan sát một số yếu tố cần thiết, chỉnh sửa ,bổ sung nếu có sai sót

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:

GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C1; C2

? Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu không lọt qua vòng kim loại ?

? Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại

Hoạt động 3: Rút ra kết luận:

GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phần kết luận

HS:Từ bảng ghi kết quả độ nở dài của các chất, so sánh để rút ra kết luận

1./ Làm thí nghiệm:

Tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng Trước khi hơ nóng

quả cầu, thả cho lọt qua vòng Lọt qua Đốt nóng quả cầu, thả cho lọt qua vòng Không lọt qua Nhúng quả cầu bị đốt nóng vào nước lạnh rồi cho lọt Lọt qua

2./ Trả lời câu hỏi:

C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi

3./Rút ra kết luận:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV nhận xét và chốt lại

? Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, vậy các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau không ?

Hoạt động 4: Vận dụng:

GV: Gọi cá nhân HS trả lời C5, C6, C7 HS: trả lời, lớp nhận xét, bổ sung

GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức

nhau

4./Vận dụng:

C5: Để khi tra vào, để nguội, vòng khâu giữ chặt hơn

C6: Nung nóng vòng kim loại

C7: Vì tháng 1 đến tháng 7 nhiệt độ tăng, thép nở ra và cao lên

4. Củng cố:

GV: Hệ thống lại nội dung bài học GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 5. Dặn dò:

Học thuộc bài và làm các bài tập 18.1 - 18.5 ở sách bài tập Đọc “Có thể em chưa biết”

Tự giải thích 1 số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất rắn Đọc trước bài 19

Ngày soạn :

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhauTìm ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm, chứng minh sự nở vì nhiệt của chất ỏng

3. Thái độ: Hợp tác trong các hoạt động của nhóm, lớp

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn , trực quan , nêu vấn đề C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

GV: 3 bình thuỷ tinh đáy bằng, 3 ống thuỷ tinh thẳng trong nút cao su, 1 chậu nước có pha màu

HS:Đọc trước bài mới D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. BT 18.1SBT 3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: Gọi HS đọc đoạn hội thoại ở đầu bài. Gọi HS trả lời đúng hay sai Để biết được chắc chắn đúng hay sai, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

b.Triển khai bài dạy

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Thí nghiệm xem nước có

nở ra không

GV: Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm ? Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm + Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm, hướng dẫn HS làm đúng yêu cầu và cẩn thận với nước nóng

HS: Nhận dụng cụ, nghe hướng dẫn của GV, tiến hành thí nghiệm và nêu hiện tượng: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng cao hơn ban đầu

GV: Gọi 2 nhóm nêu kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Chỉnh sửa, bổ sung

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:

GV: Yêu cầu HS trả lời C1

? Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích.

? Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh ?

C3: mô tả và nhận xét

Hoạt động 3: Rút ra kết luận:

+ Sau khi trả lời câu hỏi, yêu cầu HS làm

1./ Làm thí nghiệm:

2./ Trả lời câu hỏi:

C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra

C2: HS nêu dự đoán

Làm thí nghiệm, nêu hiện tượng: mực nước hạ xuống

C3: các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

3./Rút ra kết luận:

kết luận: Từ các thí nghiệm trên, các em dùng từ trong khung điền vào chỗ trống + Gọi 2 HS đọc câu kết luận của mình , lớp nhận xét ,GV chốt lại

Hoạt động 4: Vận dụng:

GV: Gọi cá nhân HS trả lời C5, C6, C7 C5: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?

C6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?

C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm 2 ống có tiết diện khác nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng 1 lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của 2 bình lên như nhau, mực chất lỏng trong 2 ống có dâng cao như nhau hay không ? Tại sao ?

nóng lên, giảm khi lạnh đi

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

4./Vận dụng:

C5: Để khi nước nóng lên nở ra không bị tràn

C6: Để khi trời nóng, nước nở ra không bị bật nắp

C7: Ở ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích của chất lỏng 2 bình tăng như nhau, ở ống có tiết diện nhỏ thì chiều cao phải lớn

4. Củng cố:

GV: Hệ thống lại nội dung bài học Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK

Trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài: Bình trả lời sai. Vì khi nước nóng lên sẽ nở ra làm tràn ra khỏi bình

5. Dặn dò: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học thuộc bài và làm các bài tập 19.1 - 19.6 ở sách bài tập Đọc “Có thể em chưa biết”

Đọc trước bài 20 : "Sự nở vì nhiệt của chất khí "

Ngày soạn :

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

2.Kĩ năng: Làm được thí nghiệm, chứng minh sự nở vì nhiệt của chất khí. Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.Tìm ví dụ và giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

3. Thái độ:Hợp tác trong các Hoạt động của nhóm, lớp

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn , trực quan , nêu vấn đề C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, ống thuỷ tinh L trong nút cao su, 1 chậu nước có pha màu, 1 chậu nước lạnh, khăn lau.

HS:Học bài cũ,đọc trước bài mới D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. BT 19.2 BT 19.1, 19.3, 19.4, 19.5,19.6

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: Gọi HS đọc đoạn mở bài, làm thí nghiệm với quả bóng bàn, cho HS dự đoán nguyên nhân.

GV: Nguyên nhân làm cho quả bóng bàn trở về bình thường là do không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. Để kiểm tra dự đoán này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

b.Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Thí nghiệm xem nước có

nở ra không

GV: Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm ? Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm ? Trong thí nghiệm, giọt nước màu có tác dụng gì ?

GV: Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm, hướng dẫn HS làm đúng yêu cầu và cẩn thận với nước nóng.

HS: Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

GV: Gọi các nhóm nêu kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét

GV: Chỉnh sửa bổ sung

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:

? Giọt nước màu chạy ra ngoài chứng tỏ điều gì ?

? Khi không áp tay, giọt nước tụt xuống chứng tỏ điều gì ?

C3: mô tả và nhận xét

1./ Làm thí nghiệm:

2./ Trả lời câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C1: Chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, đẩy giọt nước đi lên

C2: Thể tích không khí trong bình giảm khi lạnh đi

Hoạt động 3: Rút ra kết luận:

+ Sau khi trả lời câu hỏi, yêu cầu HS làm kết luận: Từ các thí nghiệm trên, các em dùng từ trong khung điền vào chỗ trống + Gọi 2 HS đọc câu kết luận của mình , lớp nhận xét ,GV chốt lại

Hoạt động 4: Vận dụng:

GV: Gọi cá nhân HS trả lời C7, C8, C9 C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

C8: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?

C9: Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê (1564-1642) sáng chế. Nó gồm 1 bình cầu có gắn 1 ống thuỷ tinh.Hơ nóng bình rồi nhúng đầu thuỷ tinh vào 1 bình đựng nước. Khi bình nguội đi, nước dâng lên trong ống thuỷ tinh

Bây giờ dựa theo mức nước trong ống thuỷ tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?

3./Rút ra kết luận:

- Thể tích của khí trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi

- Các chất khi khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

4./Vận dụng:

C7: Khi nhúng vào nước nóng, không khí trong quả bóng bàn nở ra, đẩy phần vỏ quả bóng bàn về như cũ

C8: Không khí nóng có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí lạnh nên nó sẽ nhẹ hơn

C9: Khi trời nóng chất khí trong bình nóng lên, nở ra sẽ đẩy nước trong ống xuống và ngược lại

4. Củng cố:

GV: Hệ thống lại nội dung bài học

Trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài: Bình trả lời sai. Vì khi nước nóng lên sẽ nở ra làm tràn ra khỏi bình

5. Dặn dò:

Học thuộc bài và làm các bài tập 20.1 - 20.6 ở sách bài tập Đọc “Có thể em chưa biết”

Đọc trước bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Ngày soạn : 28/12/2010

Một phần của tài liệu VL 6 cả năm (chuẩn) (Trang 36 - 42)