Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn

Một phần của tài liệu VL 6 cả năm (chuẩn) (Trang 25 - 28)

thực hiện công việc dễ dàng hơn

- Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc

III.Vận dụng:

C5: Trọng lượng của ống bê tông: P = 10.m = 10. 200 = 2000 (N) Tổng lực kéo của 4 người: F = 4.400 = 1600 (N) Không kéo được vì F < P

C6: Dùng ván đẩy xe máy lên nhà, ròng rọc ở đỉnh cột cờ, cái mở vỏ chai, cần kéo nước,...

4. Củng cố:

- GV: Hệ thống lại nội dung bài - Gọi HS đọc phần ghi nhớ

5. Dặn dò:

- Học thuộc bài và làm các bài tập 13.1 - 13.4 ở sách bài tập - Đọc “Có thể em chưa biết”

Tiết 15 MẶT PHẲNG NGHIÊNGA. MỤC TIÊU: A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.

- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lực kế để đo lực

- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào chiều dài, độ cao của mặt phẳng nghiêng

3. Thái độ:

- Hợp tác trong các hoạt động

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Phát vấn , trực quan , nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

GV: 1 lực kế lò xo, 1 xe lăn, 2 quả nặng HS: Nghiên cứu trước bài mới

D. TIẾN TRÌNHBÀI DẠY:

1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

GV: Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc lại cách đo lực ?

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: GV treo tranh 14.1 và 13.2 lên bảng: Những người trong hình 14.1 đang làm gì ? Họ khắc phục những khó khăn so với kéo theo phương thẳng đứng như đang làm gì ? Họ khắc phục những khó khăn so với kéo theo phương thẳng đứng như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Kéo vật lên theo phương thẳng đứng

GV:Gọi HS đọc phần đặt vấn đề

? Hãy cho biết vấn đề nghiên cứu trong bài học hôm nay là gì ?

? Muốn giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng ?

Để kiểm tra dự đoán chúng ta cùng làm thí nghiệm.

Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm

+ Giới thiệu dụng cụ và cách lắp ráp dụng cụ theo hình 14.2

? Em hãy nêu cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?

HS: Giảm độ nghiêng: giảm chiều cao và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng

+ Phát dụng cụ cho từng nhóm , hướng

I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng:1. Đặt vấn đề: 1. Đặt vấn đề:

dẫn HS đo theo các bước

Dùng lực kế để đo trọng lượng của vật, lực kéo vật lên.

Ghi kết quả vào bảng 14.1.

Đại diện 1 só nhóm đọc kết quả của nhóm mình

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Hoạt động 3: Rút ra kết luận:

GV:Yêu cầu HS quan sát kĩ bảng kết quả thí nghiệm của toàn lớp và dựa vào đó để trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài, rút ra kết luận

Hoạt động 4: Vận dụng:

+ Gọi HS đọc C3, trả lời. GV có thể bổ sung thêm 1 số ví dụ ở câu C3

C4 : Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn ?

Gọi HS lên bảng giải C5 GV nhận xét, bổ sung

3.Rút ra kết luận:

- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

- Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo vật lên càng nhỏ

II.Vận dụng:

C3: Tấm ván đặt nghiêng để đẩy xe lên nhà, để kéo thùng phi lên xe

C4: Dốc càng thoải thì mặt phẳng nghiêng càng ít nên cần dùng lực nhỏ hơn C5: Chọn câu C. Vì: tấm ván dài hơn thì mặt phẳng nghiêng nghiêng càng ít, lực cần dùng càng nhỏ

4. Củng cố:

GV: Hệ thống lại nội dung bài

- Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì?

- Lực kéo có liên quan như thế nào với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?

5. Dặn dò:

- Học thuộc bài và làm các bài tập 14.1 - 14.4 ở sách bài tập - Đọc “Có thể em chưa biết”

- Chuẩn bị trước bài : Đòn bẩy.

Ngày soạn :

A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng. - Xác định điểm tựa và các lực tác dụng lên đòn bẩy đó.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp - Sử dụng lực kế để đo lực

- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào chiều dài của cánh tay đòn.

3. Thái độ:

- Hợp tác trong các hoạt động

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Phát vấn , trực quan , nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

GV: 1 lực kế lò xo, 1 giá đỡ, 1 thanh ngang, 1 quả nặng HS: Nghiên cứu trước bài mới

D. TIẾN TRÌNHBÀI DẠY:

1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

GV: Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì ?

BT : 14.1, 14.2

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: GV giới thiệu hình 15.1: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu qua bài học hôm nay.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy

GV:Giới thiệu 3 hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 + Yêu cầu HS đọc phần thông tin ở SGK ? Hãy điền các chữ O, O1, O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3 ?

HS: Làm việc theo nhóm trả lời

GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét.

? Những vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào ?

+ Gợi ý cho HS nhận xét 1 số đặc điểm của đòn bẩy ở 3 hình vẽ giúp HS không lúng túng khi lấy ví dụ khác về đòn bẩy trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu VL 6 cả năm (chuẩn) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w