hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ việt nam

110 336 16
hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1- NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 5 1.1.Đấu thầuTổ chức đấu thầu 5 1.1.1. Đấu thầu - những vấn đề chung 5 1.1.1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu 5 1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam 7 1.2. Nội dung cơ bản của công tác đấu thầu xây lắp 9 1.2.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng đấu thầu 9 1.2.1.1 Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu 9 1.2.1.2. Phương thức áp dụng đấu thầu 11 1.2.2.Quy trình của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp 13 1.2.2.1. Xác định điều kiện mời thầu và dự thầu xây lắp 13 1.1.2.2. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp 14 1.3. Vai trò của công tác đấu thầu xây lắp 23 1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp 25 PHẦN 2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TỔNG CÔNG TY CNTT VIỆT NAM 27 2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty CNTT Việt Nam 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam 27 2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 28 2.2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT VN 30 2.2.1. Sự cần thiết phải tiến hành công tác tổ chức đấu thầu xây lắp 1 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C Tổng công ty CNTT Việt Nam 30 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty CNTT Việt Nam 31 2.2.2.1. Về phía các nhà thầu 31 2.2.2.2. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam 31 2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT Việt Nam 33 2.2.3.1. Thực trạng quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT Việt Nam 34 2.2.3.2. Kết quả công tác tổ chức đấu thầu Tổng công ty CNTT Việt Nam 48 2.2.3.3. Đánh giá kết quả công tác tổ chức đấu thầu Tổng công ty CNTT Việt Nam 56 PHẦN 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TỔNG CÔNG TY CNTT VIỆT NAM 67 1. Định hướng phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam trong thời gian tới 67 2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT Việt Nam 69 2.1. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam 70 2.1.1. Nâng cao chất lượng của tư vấn thiết kế 70 2.1.2. Chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu 71 2.1.3. Xem xét áp dụng biện pháp xét thầu mới 74 2 4. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác đấu thầu 76 2.2. Về phía Nhà nước 77 2 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C 2.2.1. Sửa đổi bổ sung một số nội dung trong hành lang pháp luật về đấu thầu 77 (1) Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu 78 (2) Cần khắc phục khâu yếu nhất hiện nay là chất lượng hồ sơ mời thầu 80 (3) Nghiên cứu bổ sung những quy định về giá cho công tác đấu thầu 81 (4) Cần sớm cho ra đời những hướng dẫn cụ thể trong một số bước của quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu 82 (5) Cần thay đổi bổ sung cách chọn nhà thầu trong bước cuối cùng của quá trình đánh giá sao cho có hiệu quả nhất 84 (6) Quy chế đấu thầu cần ngày càng hoàn thiện hơn 87 2.2.2. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan 88 2.2.3. Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý nhà thầu một cách hiệu quả 89 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 93 3 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C MỞ ĐẦU Đất nước ta đang cùng với các quốc gia khác trên thế giới đang trên con đường chinh phục thế kỷ mới - thế kỷ XXI với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hoá trở nên phổ biến rộng khắp - đặt ra cho tất cả chúng ta rất nhiều khó khăn thách thức lớn cần phải giải quyết, đặc biệt là đối với một đất nước còn đang trên con đường phát triển để khẳng định mình như Việt Nam. Trong những năm đầu của thế kỷ mới này đất nước ta đã có những bước chuyển mình rất lớn, nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc biểu hiện nhu cầu đầu tư cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngày càng tăng. Cùng với sự hỗ trợ đáng kể của nước ngoài (vốn đầu tư FDI, ODA ) đòi hỏi Chính phủ ta nhất thiết phải tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế. Bởi lẽ "không có sự cạnh tranh thì không có sự phát triển"- Đó là một chân lý. Một sinh vật không tự cạnh tranh để tự vươn lên thích nghi với điều kiện sống thì sẽ bị đào thải. Một nền kinh tế của một đất nước cũng vậy, nếu nền kinh tế đó không tạo ra yếu tố cần thiết cho môi trường cạnh tranh lành mạnh thì nền kinh tế đó cũng nhanh chóng trở nên trì trệ, kém phát triển và bị tụt hậu so với các nền kinh tế khác. Thực tế trong những năm gần đây nước ta, đấu thầu đã và đang vươn lên để tự khẳng định là một phương thức hữu hiệu trong việc góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ra đời khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát triển không ngừng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho nền kinh tế cũng như cho toàn xã hội. Ra đời cũng vào thời gian này, với sự nhạy bén, năng động của mình, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng đã áp dụng rộng rãi phương thức này trong hoạt động của mình với hai lĩnh vực chính là đấu thầu mua sắm hàng hoá và đấu thầu xây lắp. Tuy nhiên do đây là hoạt động còn khá mới, nên những 4 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C hiểu biết và việc áp dụng chế độ đấu thầu vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết về cả phương diện lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Để công tác đấu thầu ngày càng hoàn thiện, phát huy được bản tính ưu việt và để góp phần mang lại hiệu quả cao cho các gói thầu được tiến hành tại các đơn vị thành viên trong Tổng công ty CNTT Việt Nam, sau một thời gian thực tập tại Ban Quản lý các dự án thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tế, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo - TS.Ngô Thị Hoài Lam và các cán bộ trong Ban, tôi đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam". Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của chuyên đề gồm ba phần: Phần 1- Nội dung và yêu cầu đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp. Phần 2 - Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT Việt Nam. Phần 3 - Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổng công ty CNTT Việt Nam. Do thời gian có hạn và khả năng nhận thức còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện chuyên đề.Vì vậy kính mong các thầy cô giáo, các cô chú trong Ban QLCDA đóng góp, bổ sung ý kiến để tôi rút kinh nghiệm để bài viết này được hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa QTKD công nghiệp và XDCB đặc biệt là Cô giáo - TS.Ngô Thị Hoài Lam. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú trong Ban QLCDA- Tổng công ty CNTT Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp cho tôi các tài liệu cũng như giúp tôi tiếp cận với thực tiễn, điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong sự nhận biết mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp tôi hoàn thành được chuyên đề này. 5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C PHẦN I : NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 1.1. Đấu thầutổ chức đấu thầu 1.1.1.Đấu thầu - những vấn đề chung 1.1.1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu Để thực hiện các quá trình cơ bản của quá trình xây dựng chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương thức: tự làm, chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Mỗi phương thức có những đặc trưng và điều kiện áp dụng riêng. Trong phương thức tự làm, chính tự bản thân chủ đầu tư sẽ tự mình làm tất cả các công việc của quá trình xây dựng từ khảo sát thiết kế đến xây lắp.Trong phương thức chỉ định thầu, chủ đầu tư giao việc xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình cho một tổ chức chuyên xây dựng cơ bản đảm nhận. Còn đấu thầu thì khác, đó là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn một đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của dự án đầu tư. Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/CP ngày 01/ 09 / 1999 thì "Đấu thầu" là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Trong đó "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. 6 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C Hình1.1: Quy trình tóm tắt của hoạt động đấu thầu: Như vậy, thực chất của chế độ đấu thầu được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, tổ chức đấu thầu là một phương thức để tổ chức sự cạnh tranh trên hai phương diện: - Cạnh tranh giữa chủ đầu tư (Bên mời thầu) với các đơn vị xây dựng (Bên dự thầu). Quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu"). Đó là sự cạnh tranh về lợi ích giữa người mua và người bán. Theo lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thì trong một cuộc mua bán, bao giờ người mua cũng cố gắng để mua được hàng với giá thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo; trong khi đó người bán lại cố gắng để bán được cũng mặt hàng đó với giá cao nhất có thể. Do đó nảy sinh sự cạnh tranh giữa người bán và người mua. - Cạnh tranh giữa các nhà thầu (Các đơn vị xây dựng) với nhau. Quan hệ cạnh tranh này khá khốc liệt mà vũ khí cạnh tranh chính là các nhân tố cấu thành nên khả năng thắng thầu. Bởi lẽ trong hoạt động mua bán này, chỉ có một người bán mà có nhiều người mua nên người mua phải cạnh tranh với nhau để mua được hàng hoá đó. Muốn vậy, các đơn vị xây dựng phải cải tiến, đổi mới toàn diện các hoạt động, tăng cường thực lực của mình và giữ uy tín với chủ đầu tư thì mới có thể thắng thầu. Kết quả của sự cạnh tranh này là có lợi cho chủ đầu tư. Thứ hai, Đấu thầu thực chất là hoạt động thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng. Chủ đầu tư ( Bên mời thầu) Các nh thà ầu (Bên dự thầu) Chọn nh thà ầu Hợp đồng Đưa ra yêu cầu Minh chứng năng lực v à đề xuất giải pháp thực hiện Ký kết Đánh giá lựa chọn 7 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C Đấu thầu mang tính chất của quan hệ mua bán. Song so với mua bán thông thường quan hệ mua bán đây có những nét đặc thù riêng. Đó là: - Việc mua bán không hoàn toàn tự do mà tuân thủ theo các cơ sở, thể chế cụ thể. - Trong quan hệ mua bán này, chủ đầu tư bán việc nhưng phải trả tiền còn các đơn vị xây dựng mua việc nhưng lại được nhận tiền; người bán muốn bán việc với giá rẻ nhất còn người mua chấp nhận mua với giá đó tức là chấp nhận mức lợi nhuận không cao. - Đấu thầu là hoạt động thương mại mà mua bán hàng hoá đặc biệt: nhiệm vụ kinh doanh xây dựng nhưng tính chất hàng hoá biểu hiện không rõ ràng do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo giá dự toán chứ không theo giá thực tế. Thứ ba , Đấu thầu là một phương thức lựa chọn Trên cơ sở ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện, phương thức này tiến hành so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như kỹ thuật, tài chính để từ đó chọn được một nhà thầu có đủ khả năng. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư. 1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam nước ta, có thể nói rằng hoạt động đấu thầu chính thức ra đời vào thời điểm năm 1986 khi Chính phủ có chủ trương chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường vận hành theo xu hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước.Trước thời điểm năm 1986, nền kinh tế có sự cạnh tranh, mọi hoạt động sản xuất đều được thực hiện theo phương thức giao nhận giữa một bên là các cơ quan kế hoạch các cấp Nhà nước với một bên là các đơn vị xây dựng theo kiểu hành chính mệnh lệnh. Điều này được quy định rõ 8 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 232-CP ngày 06/06/1981 của Hội Đồng Chính Phủ, sau đó được cụ thể hoá trong "Quy chế giao thầu và nhận thầu xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 217- HĐBT ngày 08/08/1985 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Do là phương thức dựa trên nền tảng cơ chế hành chính bao cấp nên có nhiều hạn chế. Cụ thể là: Các tổ chức xây dựng và chủ đầu tư luôn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cấp đến đâu, làm đến đó, làm tốt hay làm xấu, cẩn thận hay ẩu cuối cùng cũng được nghiệm thu, bàn giao công trình, thanh quyết toán. Điều này dẫn tới chất lượng công trình không được bảo đảm. Từ sau năm 1986, với sự chuyển đổi đường lối phát triển kinh tế, hoạt động xây dựng cũng như nhiều hoạt động khác trở nên sôi động và hình thành nên thị trường rộng lớn với những đòi hỏi rất khắt khe về cả trình độ khoa học kỹ thuật, con người cũng như tài chính. Đứng trước những đòi hỏi của cơ chế mới, đồng thời để khắc phục những tồn tại của các phương thức xây dựng trước đây, ngày 09/05/1988, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định số 80-HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản. Trong đó, điều 7 của Quyết định có ghi: "Từng bước thực hiện đấu thầu trong xây dựng, trước mắt tổ chức đấu thầu thí điểm công tác xây lắp đối với công tác khảo sát thiết kế công trình. Tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tư cách pháp nhân, có đủ cán bộ thành thạo nghề nghiệp và có cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện khuyến khích việc thi tuyển phương án thiết kế xây dựng. Nhằm đáp ứng yêu cầu quy định của Hội Đồng Bộ Trưởng, ngày 10/01/1989 Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03/BXD-VKT đã ra đời. Như vậy có thể nói chế độ đấu thầu đã bắt đầu từ đây và có cơ sở pháp lý để hoạt động và phát triển. Ngày 12/02/1999 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành bản hướng dẫn cụ thể thực hiện chế độ đấu thầu số 24/BXD-VKT. Ngày 30/03/1999, Bộ trưởng Bộ xây dựng một lần nữa ban hành "Quy chế đấu thầu xây lắp " số 60/BXD-VKT. Theo đó, tất cả các công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (Bao gồm các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp Nhà nước) đều phải thực hiện theo 9 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp c«ng nghiÖp 40C chế độ đấu thầu. Tuy nhiên, các quy định liên quan tới đấu thầu nói trên mới chỉ đề cập đến hai lĩnh vực là mua sắm và xây lắp. Đến năm 1994 với quyết định 183 TTg ngày 16/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ thì Quy chế đấu thầu mới cơ bản được hoàn thiện và có thể coi đây là Quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa bao quát và đầy đủ các lĩnh vực mua sắm) của Việt Nam. Ngày 16/07/1999 Chính phủ đã ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 42/CP, ban hành Quy chế đấu thầu theo Nghị định 43/CP. Và đến ngày 23/08/1997, Chính phủ lại ban hành Nghị định 92/CP và Nghị định 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định 42 và 43/CP. Đây được coi là Quy chế đấu thầu lần 2. Và từ đây, gói thầu trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu. Qua thực hiện Quy chế đấu thầu lần 2, một số vướng mắc trong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã đòi hỏi phải có những quy định tiến bộ và phù hợp hơn trong quy chế đấu thầu. Do vậy, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và được bổ sung bởi Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ đã được ban hành và được coi là Quy chế đấu thầu lần 3. Đây chính là những văn bản có tác dụng tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp có thể tiến hành tổ chức đấu thầu và cũng chính là những căn cứ để Nhà nước quản lý hoạt động đấu thầu. Như vậy so với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, công tác đấu thầu Việt Nam vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Tuy nhiên đó cũng là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi hoạt động đều không thể thiếu yếu tố cạnh tranh - Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành, mọi đơn vị kinh tế. Mà đấu thầu chính là sự biểu hiện về mặt nội dung của cạnh tranh. Do vậy đấu thầu cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện cùng với sự chuyển đổi và đi lên với các ngành kinh tế khác của cả nước. 10 [...]... Tổng giám đốc Tổng công ty CNTT Việt Nam Viện NCTK cơ khí GTVT Công ty tài chính Cụm CNTT M.Bắc Cụm CNT T Cụm CNTT Miền Trung Miền Nam Các N M Cơ khí & Điện tử Các Cty dịch vụ KHKT 34 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp c«ng nghiÖp 40C §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp 2.2.Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu Tổng công ty CNTT Việt Nam 2.2.1 Sự cần thiết phải tiến hành công tác tổ chức đấu thầu Tổng công ty CNTT Việt Nam. .. thì công tác tổ chức đấu thầu còn phải đảm bảo được hiệu quẩ về mặt xã hội, thể hiện việc lựa chọn được nhà thầu thực hiện công trình với chất lượng, mỹ thuật, tiến độ theo đúng yêu cầu đặt ra 30 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp c«ng nghiÖp 40C §Æng ThÞ Thu H»ng - Líp PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ. .. Quy trình tổ chức đấu thầu Chuẩn bị đấu thầu Mời thầu Nộp và nhận HSDT Mở thầu Đánh giá HSDT Trình duyệt kết quả đấu thầu Công bố kết quả đấu thầu Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng 1.3.Vai trò của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Qua vài năm tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu trong xây dựng nước ta đã cho thấy so với các phương thức tự làm và phương thức giao thầu thì đấu thầu là... của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Tổ chức đấu thầu xây lắp gồm 2 nội dung cơ bản là: - Xác định hình thức và phương thức áp dụng - Thực hiện quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp 1.2.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng đấu thầu 1.2.1.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu Theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ thì đầu thầu. .. công ty CNTT Việt Nam được xây dựng với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh Vì thế ngoài việc đầu tư phát triển thì Tổng công ty CNTT Việt Nam còn là một trong ba Tổng công ty được thử nghiệm xây dựng và phát triển theo mô hình tập đoàn mẹ - con Hình2.1 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty CNTT Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc... chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) Việt Nam 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam Ngành công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp lớn, một ngành công nghiệp tổng hợp sử dụng sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác nhau Do đó CNTT là một ngành công nghiệp quan trọng, tạo thị trường cho các ngành công nghiệp khác phát triển Mấy năm qua, trong cơ chế... sinh lời cho chủ đầuĐấu thầu đã thể hiện và được xem như là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay (trên cơ sở chống độc quyền và tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu) do vai trò của nó thì đấu thầu không thể không có mặt trong các dự án đang được tiến hành Tổng công ty CNTT Việt Nam Để thực hiện tốt Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 1996-2000... 1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp Như đã biết, mục đích lớn nhất của công tác tổ chức đấu thầu là tìm và lựa chọn được nhà thầu có đủ khả năng thực hiện đúng các yêu cầu của chủ đầu tư với chi phí thấp nhất Điều này đòi hỏi công tác tổ chức đấu thầu phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Đảm bảo tính cạnh tranh Qua những phần đã trình bày trên ta thấy toát lên một điểm... vấn Hàng hoá & xây lắp & xây lắp Bộ Kế hoạch & đầu tư Từ 20 trở lên Đơn vị giúp việc Tất cả các gói thầu dưới 20 Gói thầu thuộc ngành III ( tỷ đồng ) Tư Hàng hoá vấn & xây lắp Từ 100 trở lên Từ 15 trở lên Từ 75 trở lên Từ 10 trở lên Từ 50 trở lên Tất cả các gói thầu dưới 100 Tất cả các gói thầu dưới 15 Tất cả các gói thầu dưới 75 Tất cả các gói thầu dưới 10 Tất cả các gói thầu dưới 50 Sở Kế hoạch & đầu... mời thầu và dự thầu xây lắp Như đã đề cập trên, tham gia vào quá trình đấu thầu có hai loại chủ thể: chủ đầu tư - Bên mời thầu và các tổ chức kinh tế tham gia dự thầu - Các nhà thầu Tuy nhiên để tổ chức đấu thầu xây lắp được thì các chủ thể này phải thoả mãn những điều kiện nhất định  Những điều kiện đối với bên mời thầu Thông thường, Bên mời thầu là các chủ đầuxây dựng công trình Trong một . với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp. Phần 2 - Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam. Phần 3 - Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu. ty CNTT Việt Nam 31 2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam 33 2.2.3.1. Thực trạng quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam 34 2.2.3.2 quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam 48 2.2.3.3. Đánh giá kết quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam 56 PHẦN 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan