1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội

60 996 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 515 KB

Nội dung

Các chỉ tiêu được dùng trong quá trình đánh giá hiệu quả các dự án...15 Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và sự cần thiết của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí

Trang 1

Mục lục

Mục lục 1

Danh mục hình 3

Danh mục bảng 4

Lời nói đầu 5

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường 8

1 Dự án đầu tư môi trường 8

1.1 Các khái niệm liên quan 8

1.2 Đặc điểm và vai trò của các dự án đầu tư môi trường 10

2 Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường 11

2.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường 11

2.2 Phân tích tài chính, phân tích kinh tế - cơ sở của việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 13

2.3 Các chỉ tiêu được dùng trong quá trình đánh giá hiệu quả các dự án 15

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và sự cần thiết của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội 21

1 Thực trạng lao động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng 21

1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội 21

1.1.1 Phạm vi, quy mô và hiện trạng hoạt động kịnh doanh của Công ty 21

1.1.2 Nguồn chất thải chính của Công ty 23

1.2 Quá trình hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3, Công ty cổ phẩn Cao Su Sao Vàng – Hà Nội 24

1.2.1 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3 26

1.2.2 Tác động từ nguồn chất thải chính do hoạt đông sản xuất của Xí nghiệp cao su số 3 27

1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng 28

1.3.1 Quy trình hoạt động sản xuất của xí nghiệp năng lượng 29

1.3.2 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng 30

2 Sự cần thiết thực hiện giải pháp tái sử dụng nước làm mát tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng 31

2.1 Đặc điểm của quá trình sản xuất lốp và sản xuất hơi 31

2.1.1 Phân tích các bước trong quy trình sản xuất lốp 31

2.1.2 Quy trình hoạt động của lò hơi 33

2.2 Phân tích một số nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng 34

2.3 Lựa chọn giải pháp 34

Chương 3: Hiệu quả thu được từ giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cồ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội 35

1 Giải pháp thu hồi nước làm mát 35

1.1 Mô tả giải pháp 35

1.2 Tính khả thi về kĩ thuật của giải pháp thu hồi nước làm mát 37

2 Hiệu quả của việc thực hiện giải pháp 37

2.1 Những vấn đề chung 37

2.1.1 Mục đích đánh giá 37

2.1.2 Phương pháp đánh giá 38

2.1.3 Một vài yếu tố để đánh giá 38

2.2 Xác định chi phí - lợi ích của giải pháp thu hồi nước thải 39

2.2.1 Xác định chi phí 39

2.2.2 Xác định lợi ích 40

Trang 2

2.3 Tổng hợp chi phí - lợi ích 48

3 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp 50

3.1 Hiệu quả về kinh tế 50

3.1.1 Thời gian hoàn vốn (PB) 51

3.1.2 Giá trị hiện tại ròng (NPV) 52

3.1.3 Tỉ suất lợi ích/chi phí (BCR) 53

3.1.4 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR ) 54

3.1.5 Tổng hợp các kết quả 55

3.2 Hiệu quả về xã hội và môi trường 55

3.3 Tính ưu việt của giải pháp 56

Kiến nghị 58

Kết luận 59

Trang 3

Danh mục hình

Hình 1: Sơ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp 25

Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng 29

Hình 3: Sơ đồ dòng chi tiết công đoạn sản xuất lốp 32

Hình 4: Sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát 36

Hình 5: Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước trước đây: 57

Trang 4

Danh mục bảng

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng

phát triển thể hiện qua một số tiêu chí sau: 23

Bảng 2: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3 27

Bảng 3: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng 30

Bảng 4: Chi phí đầu tư cho thực hiện giải pháp 40

Bảng 5: Tiết kiệm nhiệt lượng 42

Bảng 6: Tiết kiệ chi phí sử dụng dầu FO 43

Bảng 7:Tiết kiệm chi phí sử dụng than 44

Bảng 8: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải 44

Bảng 9: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò dầu 45

Bảng 10: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò than 46

Bảng 11: Tiết kiệm chí phí sử dụng điện vận hành các lò hơi hàng năm 47

Bảng 12: Tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp 49

Bảng 13: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu 52

Bảng 14: Kết quả tính chỉ tiêu NPV 53

Bảng 15: Bảng tổng kết các kết quả 55

Trang 5

Lời nói đầu

Lý do chọn đề tài:

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng trong đờisống Kinh tế - Xã hội Nước cung cấp sự sống cho con người và cả trái đất.Trên thực tế hiện nay vấn đề ô nhiễm nước đang ngày càng trở nên nghiêmtrọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nộithành, nội thị Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh

mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, trong khi nguồn tài nguyênnước không thay đổi, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng đốivới tài nguyên nước Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải đô thị, nước thải côngnghiệp, nước thải bệnh viện và nước thải nông nghiệp chưa hiệu quả gây ônhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng hơn Tình trạng ô nhiễmnước ngày càng nghiêm trọng đồng nghĩa với việc khan hiếm nước sạch.Nước sạch không đủ cung cấp cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của conngười Theo báo cáo hiện trạng mội trường quốc gia năm 2005, hiện nay cókhoảng 60% đô thị được cấp nước sạch Các đô thị nhỏ và trung bình đượccấp ở mức 75 – 80 lít/người/ngày, các đô thị lớn được cấp ở mức 100 – 150lít/người/ngày, trong khi đó dịch vụ cấp nước sạch này còn nhiều hạn chế vàhoạt động chưa thật hiệu quả Còn ở vùng nông thôn tỷ lệ dân được cấp nướcsạch, an toàn còn rất thấp và gặp nhiều khó khăn Việc khan hiếm nước sạch

đã gây rất nhiều khó khăn cho đời sống và hoạt động của con người

Trong năm vừa qua do tình trạng khan hiếm nước nên hoạt động thủyđiện gặp nhiều khó khăn, việc cung cấp điện năng không đủ, tình trạng cắtđiện liên tục trong thời gian dài gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến đờisống con người Một số con sông lớn như Sông Hồng rơi vào tình trạng cạnkiệt, nước không đủ cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, nước vừa cạn vừa ônhiễm nặng nề, nhiều khúc bị cạn trơ đáy Thực tế đó tạo nên sức ép lớn đốivới các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn tàinguyên nước sao cho hợp lý và hiệu quả Không những thế nước ta giờ đã là

Trang 6

thành viên trong tổ chức thương mại thế giới (WTO), trước sức ép cạnh tranh

từ các doanh nghiệp của các nước và người tiêu dùng, các doanh nghiệp nước

ta muốn tồn tại và phát triển thì phải quan tâm đến môi trường, đầu tư chomôi trường

Với thực trạng trên, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp, các nhà sảnxuất là làm sao để giảm tối đa lượng nước thải, sử dụng và tiết kiệm tối ưunguồn nước sạch, góp phần cải thiện môi trường tốt hơn mang lại lợi ích cho

xã hội mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, không làmgiảm đi lợi nhuận của mình

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần Cao Su Sao

Vàng – Hà Nội tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Công

ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội” để áp dụng những kiến thức đã

được đào tạo tại chuyên ngành Kinh tế - Quản lý môi trường, trường Đại họcKinh tế Quốc dân nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên

Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp thu hồi nước làm mát sau quá trình lưu hoá để cấp cho lò hơitại Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Saovàng – Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu sâu về quá trình sản xuất, hoạt động và các vấn đềliên quan đến việc tái sử dụng nước thải trong phạm vi Phân xưởng số 3 và Xínghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội

Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nhằm chỉ ra những lợi ích Kinh tế - Xã hội và môi trường có được khithực hiện giải pháp thu hồi, tái sử dụng nước thải tại Phân xưởng số 3 và Xínghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng

- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thảinày sẽ làm sáng tỏ những dự đoán, biện pháp nhằm bảo vệ môi trường không

Trang 7

những mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanhnghiệp và xã hội.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện chuyên đề này tôi đã áp dụng phương pháp phân tích hiệuquả và phương pháp phân tích kinh tế Ngoài ra tôi còn sử dụng phương phápphỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu, tài liệu và sử dụng một số kết quả củacác nghiên cứu liên quan

Kết cấu chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư

môi trường

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môi

trường - Sự cần thiết của việc thực hiện tái sử dụng nước thải tại Phân xưởng

số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội

Chương 3: Hiệu quả thu được từ giải pháp tái sử dụng nước thải tại

Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng– Hà Nội

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá hiệu quả các

dự án đầu tư môi trường.

1 Dự án đầu tư môi trường

1.1 Các khái niệm liên quan

Đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tạinhằm đem lại cho nên Kinh tê – Xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơnnhững nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó Trong phạm vi quốcgia hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tàisản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động các tàisản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồnlực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa vàcấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bộ, bồidưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với

sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồntại và tạo tiềm lực mới cho nên Kinh tế - Xã hội, tạo việc làm và nâng cao đờisống của mọi thành viên trong xã hội Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện

kế hoạch chi tiêu của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh phát triểnKinh tế - Xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Nó là mộttập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt cácmục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhấtđịnh, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định Trong dự án đầu tư phảithể hiện được những lợi ích Kinh tế - Xã hội do thực hiện dự án đem lại đây

là mục tiêu lâu dài của dự án còn mục tiêu trước mắt là các mục địch cụ thểcần đạt được của việc thực hiện dự án Dự án đầu tư được phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau Nếu xét theo tiêu thức cơ cấu tái sản xuật thì dự ánđầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư theochiêu sâu, còn theo lĩnh vực hoạt động trong Xã hội của dự án đầu tư thì lại

Trang 9

được phân thành dự án đầu tư phát triến sản xuất kinh doanh, dự án đầu tưphát triến khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…dự án đầu

tư cho bảo vệ môi trường

Khi ngày nay môi trường càng được quan tâm và có cách hiểu rộng rãihơn thì các dự án đầu tư cho môi trường được hiểu là tất cả các dự án liênquan đến xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm… Nhằm mục tiêu cài thiện môitrường giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động phát triển đối với môitrường, khôi phục lại trang thái ban đầu cho môi trường sau khi đã bị biến đổihoặc đầu tư các công nghệ, kỹ thuật cho quá trình sản xuất nhằm sử dụng tiếtkiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải phát sinh, tiết kiệmnguyên nhiên vật liệu trong quá trính sản xuất góp phần làm môi trường trongsạch hơn

Trước đây vấn đề môi trường chưa được quan tâm, mọi người hiểu biết

ít về tầm quan trọng của môi trường Họ cho rằng việc đầu tư cho môi trườngvừa ít khả thi về tài chính, vừa mất nhiều thời gian và kinh phí thực hiện, khóthu hồi được vốn ban đầu, kết quả dự án khó lượng hóa được thành tiền… Vìnhững suy nghĩ đó các doanh nghiệp luôn tìm cách né tránh việc thực hiệncác dự án đầu tư cho môi trường, mà nếu có cũng chỉ mang tính chất hìnhthức, làm có lệ không thực sự quan tâm đến chất lượng của dự án môi trường.Trong khi đó việc quản lý môi trương của các cấp chính quyền còn lỏng lẻochưa có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao vai trò của môi trường.Nhưng thực tế cho thấy môi trường ngày càng suy giảm, tác động trực tiếpđến con người như hạn hán, lũ lụt, lũ quét, biến đổi khi hậu, nóng lên toàncầu, suy giảm đa dạng sinh học, …Sự suy giảm về chất lượng môi trường gây

ra các tác động tiêu cực cho đới sống con người, đe dọa sự sinh tồn của conngười và nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, toàn

xã hội Vì vậy môi trường ngày được quan tâm hơn, con người nhận thức vềmôi trường đầy đủ hơn Thêm vào đó sức ép từ người tiêu dùng, sức ép từpháp luật, việc quản lý môi trường ngày càng được thắt chặt hơn, các loạihàng hóa và dịch vụ làm ảnh hưởng tới môi trường sống của cộng đồng không

Trang 10

được xã hội chấp nhận Vì lợi nhuận, danh tiếng, uy tín và sự tồn tại cácdoanh nghiệp và các nhà sản xuất phải xem xét lại và có cái nhìn toàn diệnhơn về vấn đề môi trường Việc thực hiện các dự án đầu tư môi trường, lồngghép các yếu tố môi trường vào trong sản xuất giờ đây tạo ra thế cạnh tranhcho những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trên thị trường.

1.2 Đặc điểm và vai trò của các dự án đầu tư môi trường.

Theo quan niệm truyền thống, dự án đầu tư môi trường là những dự ánđầu tư cho việc xử lý, khắc phục hiện trạng ô nhiễm, nâng cao chất lượng môitrường nên có đặc điểm: thời giàn hoàn vốn lâu, ít có lãi và thường là lỗ.Những dự án này thường do nhà nước cấp vốn từ ngân sách thực hiện hoặc là

do các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các nước phát triển đầu tư, tài trợ thựchiện

Theo cách hiểu về môi trường hiện nay, dự án đầu tư môi trường đượchiểu rộng hơn, nó không nhất thiết phải là dự án lớn ở tầm cỡ quốc gia, mà cóthể là những dự án nhỏ thực hiện trong các doanh nghiệp, thậm chí chỉ là mộtcái tiến nhỏ trong dây truyền sản xuất, hay là dự án đầu tư sản xuất sạch hơnthì thời gian thu hồi vốn rất nhanh và là hoạt động đầu tư có lợi

Mặc dù theo các cách tiếp cận khác nhau, dự án đầu tư môi trườngcũng như các dự án đầu tư khác đều nhằm mục đích thu lợi nhưng lợi ích màcác dự án đầu tư môi trường đạt được có sự khác nhau với các dự án đầu tưkhác Đối với các dự án đầu tư khác như đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh, phát triển cơ sở hạ tầng… thì lợi ích hướng tới là lợi ích kinh tế Vậynên chủ đầu tư thực hiện chỉ quan tâm đến lợi nhuận, các lợi ích trước mặt cóthể đạt được ngay từ dự án và thường bỏ qua các vấn đề môi trường khi việcthực hiện dự án nêu ra Còn các dự án đầu tư môi trường, lợi ích đạt đượchướng tới là lợi ích xã hội bao gồm cả lợi ích về kinh tế và lợi ích về môitrường; cả lợi ích trước mắt và lâu dài Do đó khi xem xét hiệu quả dự ántrong thời gian ngắn thì các dự án đầu tư môi trường không mang hiệu quả

Trang 11

kinh tế nhưng khi xem xét về lâu dài thì nó mang lại lợi ích rất cao nhất là khinhững lợi ích về môi trường được lượng hóa thành tiền.

Ngày nay khi vấn đề môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, mối quantâm của tất cả mọi người thì các dự án đầu tư môi trường có vai trò rất quantrọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia cũng như chiến lượcbảo vệ môi trường toàn cầu Việc thực hiện các dự án đầu tư cho bảo vệ môitrường hay đầu tư làm giảm chi phí môi trường đem lại nhiều lợi nhuận chodoanh nghiệp và xã hội như: tăng hiệu suất sản xuất, tăng chất lượng sảnphẩm, giảm được ô nhiễm môi trường, giảm được nguồn nguyên nhiên liệuđầu vào, hạn chế cạn kiệt tài nguyên,…Đầu tư cho bảo vệ môi trường chính làđầu tư cho phát triển bền vững vì vậy việc thực hiện các dự án đầu tư môitrường là thực sự cần thiết

2 Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.

2.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.

Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường là đánh giá những đónggóp của dự án vào mục tiêu phát triển bền vững, được thể hiện trong sự giatăng của thu nhập quốc dân hay sự tăng trường của nền kinh tế, ổn định của

xã hội cũng như những cải thiện về mặt môi trường Cũng như các dự ánkhác, dự án đầu tư môi trường cũng được xem xét để quyết định dựa trên haikhía cạnh: thứ nhất, dự án có lợi về kinh tế hay không; thứ hai, dự án có tácđộng như thế nào đến môi trường Để biết được thì phải đánh giá hiệu quả của

Trang 12

phải đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kếcận, mức độ nhậy cảm và sức chịu tải của môi trường Các văn bản pháp luậtnày yêu cầu phải mô tả chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy rakhi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố Kinh tế - Xãhội chịu tác động của dự án, dự bảo rủi ro về sự cố môi trường do việc thựchiện dự án gây ra Các văn bản pháp luật này cũng yêu cầu phải cân nhắc cácbiện pháo giảm thiểu ô nhiễm nhằm hạn chế các tác động xấu đối với môitrường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do việc thực hiên dự án đầu tưgây ra.

Cho đến nay mặc dù việc quản lý môi trường bằng pháp luật đã đượcthắt chặt hơn nhưng các yêu cầu của nó thường được hiểu đơn giản là mô tảcác tác động môi trường mang tính chất định tính và chỉ chủ trọng các tácđộng xảy ra tại địa điểm thực hiện dự án Thực tế đã chứng minh rằng việc

mô tả tác động môi trường vật chất một cách định tính có thể cung cấp cácthông tin cần thiết nhưng chưa đủ để làm cơ sở tin cậy cho các nhà đầu tư raquyết định Bởi vì tác động môi trường không chỉ đơn như việc chất lượngnước, chất lượng không khí sẽ bị suy giảm ra sao, rác thải phát thải ra nhiềuhay ít, có gây ảnh hường nhiều quá không,… mà những tác động xấu đến môitrường là các khoản chi phí xã hội phải gánh chịu vì những mất mát hay tổnthất đối với các nguồn tài nguyên khan hiếm như nước do các tác động nàygây ra Còn tác động môi trường tích cực của dự án là lợi ích kinh tế đối vớiquốc gia Do đó chi phí bảo vệ môi trường, đầu tư cho môi trường không phải

là chi phí bị mất đi mà là nguồn vốn đầu tư cho môi trường, và sẽ có lợinhuận được sinh ra từ nguồn vốn đầu tư này Vì vậy đánh giá hiệu quả củacác dự án đầu tư môi trường là rất quan trọng và cần thiết Việc đánh giá hiệuquả sẽ chỉ ra cho các chủ đầu tư thấy được những lợi ích thực tế có giá trịbằng tiền của dự án đầu tư môi trường để dựa vào đó những chủ đầu tư, cácnhà sản xuất kinh doanh có những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình

Trang 13

2.2 Phân tích tài chính, phân tích kinh tế - cơ sở của việc đánh giá hiệu

quả dự án đầu tư môi trường

Phân tích tài chính là phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án dưới góc

độ của nhà đầu tư Mối quan tâm chủ yếu của các nhà đầu tư là việc đầu tưvào dự án có mạng lại lợi nhuận thích đáng hay không? Do đó nhứng chi phí

và lợi ích trong phân tích tài chính thường là nhứng chi phí – lợi ích trức tiếp,không bao gồm những chi phí và lợi ích môi trường, không phản ánh đượcnhững tổn thất của môi trường và những giá trị môi trường nhận được

Phân tích tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về thờigian phải đầu tư và thời gian thu hồi vốn để các chủ đầu tư đưa ra quyết địnhđúng đắn

Mục tiêu của phân tích tài chính là xác định chi phí và lợi ích của dự

án, tính toán các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá tính hấp dẫn của dự án

Giá cả được sử dụng trong phân tích tài chính là giá cả thị trường thực

tế Đây là giá được áp dụng để quy đổi các chi phí và lợi ích của dự án thànhtiền

Phân tích kinh tế là một sự mở rộng của phân tích tài chính nhưng chủthể là toàn xã hội chứ không phải là một hay nhiều cá thể riêng biệt trong xãhội đó

Phân tích kinh tế dùng để mô tả “tính sinh lợi” xét theo quan điểm xãhội Vì vậy ngoài những hiệu quả trong phân tích tài chính người ta phải côngthêm hiệu quả gián tiếp, tức là hiệu quả không được mua bán và trao đổi trênthị trường

Chi phí được thể hiện bằng các giá trị sử dụng mà xã hội mất đi khi đưacác tài nguyền vào dự án Chi phí trong phân tích kinh tế là chi phí cơ hội haychi phí sử dụng Lợi ích Kinh tế - Xã hội chính là kết quả so sánh giữa lợi do

dự án tạo ra và cái giá mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lựcsẵn có của mình một cách tốt nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 14

Phương pháp phân tích kinh tế thường được dùng để đánh giá hiệu quả

và lựa chọn thực hiện các dự án do Nhà nước tài trợ, cấp kinh phí, đặc biệt làcác dự án nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường

Mục tiêu của phân tích kinh tế là đánh giá những đóng góp thực sự của

dự án cho nền kinh tế Vì vậy, giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế phảiphản ánh được giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ Tức là phải phản ánhđược những chi phí hay lợi ích của chúng đối với nền kinh tế Giá cả đó phải

là giá thị trường đã được hiệu chỉnh, cụ thể hơn là giá mà tại đó lợi ích biêncủa người tiêu dùng bằng chi phí biên của người sản xuất ra hàng hóa

Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế về mặt hình thức không có

sự khác nhau Cả hai loại phân tích đều bằng mọi cách chỉ ra các khoản chiphí, lợi ích và thông qua việc so sánh để đánh giá hiệu quả của dự án

Tuy vậy phân tích kinh tế và phân tích tài chính khác nhau ở nhiềuphương diện: như khác nhau về quan điểm đánh giá, từ đó cách tiếp cận, xácđịnh và đánh giá chi phí - lợi ích khác nhau Cụ thẻ:

Mục tiêu của phân tích tài chính là đánh giá kết quả tài chính thực của

dự án, trong khi đó phân tích kinh tế chỉ ra sự đóng góp thực sự của dự án vàocác mục tiêu phân tích (kinh tế và không kinh tế) của đất nước, vào các lợi íchchung của toàn xã hội Phân tích tài chính xem xét trên tầm vi mô còn phântích kinh tế xem xét trên tầm vĩ mô

- Phân tích tài chính chỉ xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ đầu

tư còn phân tích kinh tế xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ toàn xã hội Lợiích và chi phí trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi ích và chi phí cục bộ,còn lợi ích và chi phí trong phân tích hiệu quả kinh tế là lợi ích và chi phí toàn

bộ, tổng thể Vì vậy, chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích tài chính là lợi nhuậncon phân tích kinh tế là giá trị gia tăng

- Việc phân tích tài chính chỉ tính toán những hiệu quả trực tiếpbằng tiền của dự án, phân tích kinh tế còn xem cả hiệu quả gián tiếp, bao gồmhiệu qủ có thể đo được và không thể đo được Việc phân tích tài chính giúpcho các nhà đầu tư tìm đến những dự án đầu tư cho phép tối đa lợi nhuận, còn

Trang 15

phân tích kinh tế giúp cho các nhà quản lý vĩ mô lựa chọn những dự án đầu tư

có thể tối đa hóa được phúc lợi xã hội

- Vì mục tiêu và nhiệm vụ phân tích khác nhau nên phương diện

để phân tích cũng khác nhau nhất đinh: phân tích tài chính dựa vào giá thịtrường còn phân tích kinh tế dựa vào giá điều chính và được coi là tiệm cậnvới xã hội Với hiệu quả tài chính, ảnh hưởng của yếu tố thời gian được giảiquyết bằng việc áp dụng lãi suất hiện hành trên thị trường vốn, còn trong phântích kinh tế lại dùng tỷ suất triết khấu xã hội

- Hiệu quả tài chính được xem xét dưới góc độ sử dụng đồng tiền(vốn) nên gọi là hiệu quả vốn đầu tư, còn hiệu quả Kinh tế - Xã hội được xemxét dước góc độ sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước

2.3 Các chỉ tiêu được dùng trong quá trình đánh giá hiệu quả các dự án.

Trong quá trình đánh giá các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu

tư môi trường nói riêng chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu NPV, IRR, PB,BCR Để vận dụng được các chỉ tiêu này chúng ta phải xác định được chi phícũng như lợi ích của dự án đầu tư môi trường mang lại khi thực hiện Trênthực tế để quyết định làm một việc gì đó bao giờ chúng ta cũng xem xét liệuviệc đó có mang lại lợi ích cho mình hay không? Ở các doanh nghiệp cũngvậy họ luôn tính toán nghiên cứu, phân tích từng bước để tìm kiếm câu trả lờicho câu hỏi: việc thực hiện dự án đầu tư môi trường này có tôt không? Có thuđược lợi ích gì không? Phải có phương án như thế nào thì sẽ đạt hiệu quả tốtnhất… Mà có xác định được chi phí và lợi ích của việc thực hiện dự án thìchủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất mới đầu tư cho dự án môi trường đóđược

Việc xác định các chi phí và lợi ích được xác định theo nguyên tắc: tất

cả những gì làm tăng mục tiêu là lợi ích, giảm mục tiêu là chi phí

Để xác định được chi phí, lợi ích chúng ta phải xác định được một sốnội dung cơ bản sau:

Trang 16

Thứ nhất chi phí đầu tư ban đầu, chi phí mua trang thiết bị, lắp đặttrang thiết bị, đào tạo Đối với các doanh nghiệp để xác định chi phí đầu tưban đầu tốt hơn hết là xác định chi phí vận hành hàng năm Bởi vì việc xácđịnh chi phí đầu tư ban đầu nhiều khi không phải là vấn đề dễ dàng và dễ địnhlượng.

Thứ hai chi phí vận hành, tiết kiệm và thu nhập hàng năm gồm: chi phícho nguyên nhiên liệu, năng lượng, lao động Chi phí vận hành hàng năm phảiđược xem xét trên cơ sở hoạt động hiện tại trước khi có dự án và sau khi tiếnhành dự án Bởi hai con số này là cơ sở để chúng ta xem xét sự khác biệt giữatrước và sau khi có dự án, xác định được khoản tiền chi phí cho doanh nghiệp.Điều quan trọng là trong khi xem xét chi phí vận hành hàng năm cần phải đưavào tất cả các yếu tố chịu tác động của dự án Nếu làm được việc thì quá trìnhphân tích đầu tư để tính khả năng sinh lời của dự án sẽ đàm bảo càng chínhxác

Thứ ba cần xác định, đánh giá tất cả các khoàn mục thích hợp và quantrọng mà dự án tác động đến Đối với dự án đầu tư môi trường đây là vấn đềcần được xem xét hết sức cẩn thận bởi lẽ các khoản chi phí như chi phínguyên liệu, chi phí quản lý chất thải hay chi phí ít hữu hình hơn thường rấtkhõ xác định và dễ bị phân bổ sai hoặc ẩn trong sổ sách kế toán Trong nhiềutrường hợp khác, có những loại chi phí có thể thiếu trong sổ sách kế toán màkhi xác định chi phí chúng ta không thể có số liệu, thường những chi phí này

là chi phí ít hữu hình hơn như lợi nhuận mất đi do sản lượng giảm, chi phíthuần túy quy chế trong tương lai, những trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý tiềmtàng, hình ảnh có tính tiêu cực của doanh nghiệp

Kết quả của việc xác định chi phí - lợi ích nên được thể hiện qua bảng theo thơi gian

Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm

Trang 17

Lập bảng chi phí lợi ích là một bước đơn giản thậm chí máy móc.Nhưng trong quá trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh và tính toán lợiích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được dòng lợi ích và chi phítheo thời gian Từ đó chúng ta có thể đánh giá chi phí lợi ích của dự án dễdàng hơn

Đánh giá chi phí - lợi ích của dự án đầu tư phải thể hiện được kết quảcủa hoạt động đầu tư, là một căn cứ tin cậy cho việc thẩm định dự án đầu tư.Chính vì vậy việc đánh giá chi phí - lợi ích một cách đầy đủ lài điều hết sứccần thiết Chỉ cần một sự sai lệch trong việc xác định chi phí - lợi ích cũng sẽảnh hưởng đến kết quả phân tích

Việc quy đổi lượng hóa quy đổi tất cả các chi phí - lợi ích thành tiền sẽ

là cơ sở để tính toán xác định hiệu quả đầu tư Tuy nhiên trong thực tế cónhững chi phí - lợi ích mang tính ít hữu hình như hình ảnh của công ty, chiphí do phải đóng cửa doanh nghiệp… là những chi phí - lợi ích rất khó lượnghóa thành tiền Do đó, việc đánh giá thường không toàn diện và làm ảnhhưởng đến kết quả phân tích hiệu quả đầu tư

Ngoài việc xác định lợi ích - chi phí của dự án để đánh giá hiệu quả củacác dự án đầu tư qua các chỉ tiêu chúng ta phải lựa chọn những thông số đểtính toán

Chọn thời gian thích hợp: về mặt lý thuyết phân tích kinh tế các dự ánphải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọilợi ích và chi phí của dự án Trong việc lựa chọn biến thời gian cần lưa ý hainhân tố quan trọng sau:

- Thời gian hoạt động hữu ích của dự án để tạo ra các sản phẩmđầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế.Khi lợi ích đầu ra trở nên rất nhỏ thì thời gian sống của dự án được xemnhư đã kết thúc

- Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án.Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là hết sức quan trọng vì tỷ lệ chiết khấu có

Trang 18

mối quan hệ tỷ lệ nghịch với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp Tỷ

lệ chiết khấu cảng lớn thì thời gian sống tích cực của dự án càng nhỏ, bởi

vì nó làm giảm đi giá trị hiện tại lợi ích của dự án theo thời gian tương lai

Tỷ lệ chiết khấu Để chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cần chú ý các điềukiện sau:

- Tỷ lệ chiết khấu không phản ánh lạm phat, mọi giả cả sử dụngtrong phân tích là thực hoặc không đổi

- Để xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cần căn cứ vào chi phí

cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thông xã hội về ưutiên thời gian

Đánh giá chỉ tiêu:

Thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn là số thời gian cân thiết đểdòng tiền lại ròng (CF) công dồn lại chính bằng khoản đầu tư ban đầu Đây làchỉ tiêu quan trọng cho chúng ta có được cái nhìn đầu tiên về chi phí và lợinhuận của dự án đầu tư Giúp chúng ta cân nhắc được mức độ rủi ro trong đầu

tư Cụ thể là nếu thời gian hoàn vốn càng dài mức độ rủi ro càng lớn

- Thời gian hoàn vốn đơn Thời gian hoàn vốn đơn là thời gian hoàn vốnchưa tính đến chiết khấu, được tính theo công thức:

PB = 01

CF C

Trong đó: C0 là vồn đầu tư ban đâu

CF1 là tiết kiệm ròng năm đầu tiên

- Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu Đây là những dòng tiền đã đượcchiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểmkhác nhau trong kỳ phân tích đã được tính chuyển về một mặt bằng thờigian Nếu CF1 # CF2 #… # CFn (CFi đã tính chiết khấu) thì khi tính thờigian hoàn vốn được sử dụng phưong pháp công dồn, đến khi tổng cácdòng tiền băng số tiền đầu tư ban đầu Hoặc sử dụng phưng pháp trừ dầncho đến khi vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn hoặc băng 0

Trang 19

Cung một múc vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càngngắn càng tốt vì thời gian hoàn vốn ngắn sẽ thu hồi vốn đầu tư nhanh và rủi

ro thấp

Giá trị hiện tại ròng (NPV) Giá trị hiện tại ròng là mức lãi cả đời dự

án quy về thời điểm hiện tại hoặc là hiệu số hiện của các khoản tiền thu vàcác khoản tiền chi đầu vào từ khi được chiết khấu với lãi suất thích hợp

r

C B

Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích tài chính

dự án đầu tư, nó phản ánh chính xác khái niệm giá trị thời gian của đồng tiền.Chỉ tiêu NPV chỉ ra cho nhà đầu tư thấy sự khác nhau giữa giá trị hiện tại đầuvào (tiết kiệm) và giá trị hiện tại đầu ra (đầu tư cơ bản)

Giá trị NPV phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu Sử dụng tỷ lệ chiết khấu đểtính NPV cho chúng ta dự báo tương lai trong quá trình đầu tư Nếu giá trịNPV dương thì dự án có khả năng được chập nhận và ngước lại nếnu giá trịNPV âm thì dự án có thể không được chập nhận

Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR)

Tỷ suất lợi ích - chi phí là tổng giá trị hiện tại của các lợi ích so vớitổng giá trị hiện tại của chi phí

t t

r C r B

0

0

) 1 (

) 1 (

Trang 20

Nếu BCR > 1: dự án có lại và làm tăng giá trị của doanh nghiệp

BCR = 1: dự án hòa vốn

BCR < 1 dự án không khả thi về mặt tài chính

Tỷ suất vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị NPV = 0, hệ sốIRR có thể tính được trên cơ sở cân bằng giá trị hiện tại của dòng thu nhập vàdòng chi phí của dự án

n t

t

C

0 ( 1 IRR)t(NPV = 0)IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất nhà đầu tư có thể chấp nhận được

để vay vốn thự hiện dự án mà không sợ thua lỗ Lại suất tiền vay càng nhởhơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án cang cao

Tóm lại, tất cả các chỉ tiêu trên là những tiêu chuẩn làm căn cứ đểchúng ta có thể thấy được hiệu quả của dự án về mặt tài chính

Trang 21

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và sự cần thiết của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công

ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội

1 Thực trạng lao động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng

1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội

1.1.1 Phạm vi, quy mô và hiện trạng hoạt động kịnh doanh của Công ty

Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng có tiền thân là nhà máy Cao Su SaoVàng Hà Nội Nhà máy Cao Su Sao Vàng được thành lập vào ngày23/05/1960, đến ngày 27/08/1992 theo quyết định số 645/CNNG của BộCông nghiệp nặng nhà máy đổi tên thành Công ty Cao Su Sao Vàng Đếnngày 07/03/2006 căn cứ vào công văn số 1069/BCN-TCCB ngày 01/03/2006

và công văn số 180/HCVN-HDQT ngày 01/03/2006 của Hội Đồng Quản trịtổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổphần Cao Su Sao Vàng

Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng có địa chỉ 231 NGuyễn Trãi, QuậnThanh Xuân – Hà Nội nằm cạnh Công ty Xà phòng và Công ty cổ phần thuốc

lá Ngoài cơ sở ở 231 Nguyễn Trãi Công ty còn có ba nhà máy thành viên: XíNghiệp luyện cao su Xuân Hòa, Vĩnh Phúc; Chi nhánh Cao su Thái Bình,Thái Bình; Nhà máy Cao su Nghệ An, Nghệ An Tại địa chỉ 231 Nguyễn Trãi,Công ty có 5 Xí nghệp tham gia hoạt động sản xuất với tổng diện tích cơ sở là7.3ha Các xí nghiệp đó là:

- Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy, xe đạp, băngtải gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su

- Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp các loại, ngoài

ra có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp

Trang 22

- Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô, lốp máy bay

- Xí nghiệp năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắp đặt chế tạokhuôn mậu, sửa chữa về điện, cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước chocác đơn vị sản xuất kinh doanh chính cho toàn bộ Công ty

- Xí nghiệp cao su kỹ thuật: Phụ trách về kỹ thuậ, các sản phẩm cao su

- Đến này đã hơn 46 năm Công ty Cao Su Sao Vàng vẫn duy trì vàphát triển sản xuất Công ty sắp xếp tổ chức sản xuất, cải tạo mặt bằngnhà xưởng dần ổn định theo mô hình chuyên môn hóa, tập trung hóa, vừasắp xếp chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm

Đặc biệt uy tín và sức mạnh của Công ty đã được nâng cao với thànhcông của việc nghiên cứu sản xuất lốp máy bay IL-18, TU-134, MIG-21.Trong những năm qua Công ty đã cung cấp trên 4000 bộ cho quốc phòng.Chất lượng đảm bảo, giá rẻ, tiết kiệm chi phí ngoại tệ Những năm tới sẽ tiếptục nghiên cứu sản xuất thêm nhiều chủng loại mới

Thời kỳ đổi mới đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữasản xuất trong nước và nhập ngoại, Công ty xác định phải phấn đấu nâng caochất lượng sản phẩm bằng con đường đầy mạnh đầu tư chiều sâu, đổi mớicông nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, Công ty có định hướng đúngtrong việc đầu từ có trọng điểm, có chọn lọc Đầu tư máy móc thiết bị tiêntiến hiện đại như máy cắt vải, máy thành hình, máy nén khí, máy định hìnhlưu hóa, máy cán tráng bốn trục, máy luyện… Đổi mới từ khâu nguyên liệu:chọn sợi mành nylon thay thế vải bông, chọn cao su tổng hợp kết hợp với cao

su thiên nhiên, chọn hóa chất mới chất lượng cao Đổi mới công nghệ sảnxuất cốt hơi butyl, công nghệ lưu hóa màng, công nghệ thành hình cắt vải gấpmép, công nghệ lưu hóa tự động nội áp hơi nóng cao Đầu tư lò hơi đốt dầuthay đốt than

Trang 23

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển

thể hiện qua một số tiêu chí sau:

Các chỉ

tiêu

Đơn vịtính

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các năm trong giai đoạn 2003 –

2006 của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng– Hà Nội

1.1.2 Nguồn chất thải chính của Công ty

Giống như hầu hết các cơ sở sản xuất khác, Công ty Cổ phần Cao SuSao Vàng cũng thải ra môi trường các loại chất thải khác nhau ở cả ba dạngrắn, lỏng và khí

Chất thải rắn sinh ra chủ yếu từ các nguồn: cáu cặn của lò hơi, cao su

kẽ máy, cau su vựa, cao su vụn… Hàng năm Công ty thải ra môi trườngkhoảng 3840m3 chất thải rắn, lượng chất thải này do Sở môi trường Hà Nộichuyên chở

Trang 24

Khí thải trong quá trình sản xuất của Công ty gồm: bụi vải, bụi than vàkhí thải từ lò hơi đốt dầu, lò hơi đốt than, ép suất mặt lốp, nhiệt luyện… như

CO2, SO2, NO2, xăng,, hóa chất …

Nước thải của Công ty gồm: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt vànước mưa

Với chi phí cải thiện môi trường đã đầu tư năm tỷ, hàng năm bổ sung

100 triệu, môi trường làm việc của công ty tương đối ổn định với các chỉ tiêu

độ PH, COD, BOD… tiếng ồn… không vượt quá giới hạn cho phép thải ramôi trường Nhìn chung môi trường làm việc cũng như môi trường các vùnglân cận công ty tương đối tốt và ổn định

1.2 Quá trình hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3, Công ty cổ phẩn Cao Su Sao Vàng – Hà Nội.

1 2.1 Nhiệm vụ hoạt động của Xí nghiệp cao su số 3

Xí nghiệp cao su số 3 là một trong các xí nghiệp tham gia trực tiếp vàohoạt động sản xuất của Công ty cố phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội Nhiệm

vụ chính của Xí nghiệp là chuyên sản xuất săm lốp ôtô và lốp máy bay vớinhiều kích cỡ khác nhau, có chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng

và thị trường Diện tích mặt bằng cơ sở của Xí nghiệp là 2,3 ha, Xí nghiệp có

350 lao động, có công nghệ phong phú từ các nước như Italia, Liên Xô, Đức,

…Việc sản xuất săm lốp ô tô và lốp máy bay của Xí nghiệp được coi là mặthàng mang tính chiến lược của Công ty

Quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồsau

Hình 1: Sơ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp

Trang 25

phìn xát cáo su

Nhập kho

Trang 26

Dựa vào sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp cao su số 3

ta thấy nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cao su bán thành phẩm, vảimành, vải phin và dây thép tanh Để thành hình một chiếc lốp ô tô các nguyênliệu chủ yếu được đưa vào 3 quy trình nhỏ:

Quy trình 1: Nhập cao su bán thành phẩm từ Xí nghiệp luyện XuânHoà, đưa qua công đoạn nhiệt luyện, qua ép suất mặt lốp, sau đó định dài vàcắt cao su thành chiều dài mặt lốp

Quy trình 2: nhập cao su bán thành phẩm từ Xí nghiệp luyện XuânHoà, đưa cao su bán thành phẩm vào công đoạn nhiệt luyện, sau nhiệt luyệncao su được đưa vào công đoạn cán tráng cùng với vải phin và vài mành, đểtạo ra vải phin xát cao su và vải mành cán tráng Vải phin xát cao su được đưasang công đoạn chế tạo vòng tanh còn vải mành cán tráng được đem đi cắt vàdán ống cho phù hợp với kích cỡ của lốp

Quy trình 3: vải phin xát cao su và dây thép tanh được đưa vào côngđoạn chế tạo vòng tanh

Sau ba quy trình nhỏ đó các sản phẩm được đưa vào công đoạn thànhhình để tạo thành lốp bán thành phẩm Cùng với màng lưu hoá lốp bán thànhphẩm sẽ được đưa vài công đoạn định hình lưu hoá để tạo ra sản phẩm sau khi

đã được làm nguội và ổn định Sản phẩm sẽ được kiểm tra và đem đi đóng góinếu đạt tiêu chuẩn

1.2.1 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3

Sản phẩm chính của Xí nghiệp là lốp ôtô các loại Để tạo một lượng sảnphẩm lớn (412.915 chiếc lốp ôtô – Năm 2006), mỗi năm Xí nghiệp cần sửdụng rất nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào

Về nguyên liệu gồm: cao su bán thành phẩm, vải mành, vải phin, dâythép tanh, dung mội cao su và một số chất phụ gia khác

Về nhiên liệu gồm: khí nén, điện, hơi nước, nước, dầu FO

Cụ thể về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau

Trang 27

Bảng 2: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3

Thứ tự Loại đầu vào Đơn vị Năm 2006 Tháng

1/2007

Tháng2/2007

Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ nguyên nhiên liệu năm 2006

Sổ theo dõi sản xuất của xí nghiệp cao su số 3.

1.2.2 Tác động từ nguồn chất thải chính do hoạt đông sản xuất của Xí

nghiệp cao su số 3.

Hoạt động chính của xí nghiệp là thành hình, cán tráng, ép suất mặt lốp,chế tạo vòng tanh để tạo ra lốp thành phẩm Bởi vậy nguồn chất thải mà xínghiệp thải ra ở cả ba dạng đó là nước thải, khí thải và chất thải rắn

- Nước thải là nguồn chất thải chính chiếm đa số trong thành phần chấtthải của Xí nghiệp Tổng lượng nước thải của Xí nghiệp khoảng 1700

m3/ngày, chiếm khoảng 54.49% tổng lượng nước thải của toàn công ty(3120 m3 /ngày) Nước thải của xí nghiệp chủ yếu là nước làm mát cácmáy và hơi nước ngưng tụ nên nước này có nhiệt độ rất cao khoảng từ45-600C Với nhiệt độ này khi thải ra môi trường nước thải sẽ làm chếtcác động thực vật như tôm, cá, các loại rong tảo, các đồng lúa, …

- Khí thải: Trong quá trình sản xuất tại Xí nghiệp khí thải được tạo ra chủyếu từ máy ép suất mặt lốp, và trong quá trình lưu hoá như SO2, CO2,

CO… Mặt khác sang công đoạn ép suất mặt lốp và định hình lưu hoá

Trang 28

được thực hiện ở nhiệt độ cao nên hoá chất bốc hơi cùng với hơi nướctạo ra mùi rất khó chịu Hơi nước bay ra thường chứa các chất ở dạnghợp chất của lưu huỳnh như SO2, H2S, SO3… Lượng khí thải do Xínghiệp thải ra không nhiều nhưng nó gây ảnh hưởng đến môi trường,góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí Các loại khí thải như SO2,

H2S, …có mùi rất khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhâncũng như người dân xung quanh Ngoài ra ở nồng độ thấp thì các thànhphần khí thải này cũng làm chậm quá trình phát triển của cây chồng, còn

ở nồng độ cao thì nó cũng làm chết cây hoặc làm vàng lá, thui hoa, lépquả

- Chất thải rắn: chất thải rắn của Xí nghiệp bao gồm: vải vụn, vụn thép,cao su kẽ máy, cao su ba via, … được thải ra trong quá trình sản xuất,ngoài ra còn có cặn dầu, các loại bao bì, …Nhìn chung chất thải rắn của

Xí nghiệp thải ra không nhiều, tuy nhiên nếu không được thu gom, xử lýthì sẽ gây tác động xấu đến môi trường làm việc của Xí nghiệp cũng nhưmôi trường chung của toàn Công ty

1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng

Xí nghiệp năng lượng cũng là một trong những Xí nghiệp tham gia vàohoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng - Hà Nội Nhiệm

vụ chính của Xí nghiệp là cung cấp hơi nóng va nước cho các đơn vị sản xuấtkinh doanh chính và cho toàn bộ Công ty Xí nghiệp có tổng diện tích mặtbằng là 0,4 ha và 80 lao động Với diện tích nhỏ hẹp, việc lắp đặt hệ thốngtrang thiết bị của xí nghiệp là tương đối phù hợp và tiện lợi Xí nghiệp có 3 lòthan được nhập từ Trung Quốc từ năm 1960 – 1980; 5 lò dầu với hiệu suất sửdụng cao được nhập về từ Đức trong những năm gần đây

1.3.1 Quy trình hoạt động sản xuất của xí nghiệp năng lượng

Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng

Trang 29

Giếng khai thác

Dàn mưa bể lắng lọc

Trạm bơm nguồn

Hệ thống xử lý nước

Hơi đi sản xuất

Lò hơi đốt dầu

Lò hơi đốt than

Bãi than

Nước cấp cho lò hơi

Bồn chưa dầu Bình khủ khí gia nhiệt

nước

Trang 30

Dựa vào sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng,

ta thấy Xí nghiệp sử dụng cả hai loại lò đốt dầu và đốt than để cung cấp hơinóng cho quá trình sản xuất của Công ty Nước được bơm từ giếng khoan quadàn mưa, bể lắng lọc để giảm bớt bùn và các loại cặn bần trong nước, sau đónước sẽ được xử lý ở hệ thống xử lý nước để loại bỏ cáu cặn và biến nướccứng thành nước mềm Nước sau khi đã được xử lý được sử dụng vơi ba mụcđích:

- Nước cấp cho sinh hoạt

- Nước cấp cho lò hơi

- Nước làm mát máy

1.3.2 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng

Để cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, sản xuất và nước làm mát ở các Xínghiệp, Xí nghiệp năng lượng cần sử dụng rất nhiều nguyên nhiên liệu khácnhau Các nguyên nhiên liệu chính bao gồm: nước giếng, muối, dầu, than,điện

Các thông số cụ thể về tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu của Xínghiệp được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 3: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng

Ngày đăng: 30/05/2014, 13:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển  thể hiện qua một số tiêu chí sau: - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển thể hiện qua một số tiêu chí sau: (Trang 23)
Bảng 2: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3 - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 2 Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3 (Trang 27)
Hình 3: Sơ đồ dòng chi tiết công đoạn sản xuất lốp - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Hình 3 Sơ đồ dòng chi tiết công đoạn sản xuất lốp (Trang 32)
Sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Sơ đồ h ệ thống thu hồi nước làm mát (Trang 36)
Bảng 6: Tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch Danh mục Đơn giá - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 6 Tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch Danh mục Đơn giá (Trang 41)
Bảng 5: Tiết kiệm nhiệt lượng - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 5 Tiết kiệm nhiệt lượng (Trang 42)
Bảng 6: Tiết kiệ chi phí sử dụng dầu FO - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 6 Tiết kiệ chi phí sử dụng dầu FO (Trang 43)
Bảng 11: Tiết kiệm chí phí sử dụng điện vận hành các lò hơi hàng năm - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 11 Tiết kiệm chí phí sử dụng điện vận hành các lò hơi hàng năm (Trang 47)
Bảng 12: Tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 12 Tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp (Trang 49)
Bảng 14: Kết quả tính chỉ tiêu NPV - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Bảng 14 Kết quả tính chỉ tiêu NPV (Trang 53)
Hình 5: Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước trước đây: - đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại công ty cổ phần cao su sao vàng – hà nội
Hình 5 Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước trước đây: (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w