HS đứng hát và vận động theo nhạc hoặc làm động

Một phần của tài liệu Giáo án nhạc lớp 3 (cả năm) (Trang 38 - 42)

tác phụ hoạ.( đã hướng dẫn ở tiết 26).

2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài Tiếng hát bạn bè mình.

- GV cho cả lớp hát lại bài Tiếng hát bạn bè mình 1 lần.

- Từng nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ ( như đã hướng dẫn ở tiết 28).

3/ Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc.

- GV dùng “khuông nhạc bàn tay” cho HS luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si - (Đô).

- GV viết 1 số nốt nhạc trên khuông.

- HS tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt gồm cao độ (vị trí nốt) và trường độ (hình nốt).

- GV hướng dẫn HS tập kẻ khuông và viết 1 số nốt nhạc hoàn chỉnh, GV đọc chậm tên từng nốt. HS đọc lại tên các nốt đã chép.

4/ Hoạt động 4: Dặn dò.

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò tiết học sau.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện theo dãy. - HS trình bày.

-Mỗi tổ hát nối tiếp 1 câu, vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - 1 HS nữ hát lĩnh xưởng đoạn 1(Chị ong...chị bay). Đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng. Lời 2 tương tự.

- HS ôn động tác phụ hoạ.

- HS thực hiện.

- HS trình bày theo nhóm.

- HS tham gia ôn tập các nốt nhạc.

- HS thực hiện. - HS thực hiện.

TIẾT THỨ : 62 . TUẦN: 31 .

ÔN LUYỆN 2 BÀI HÁT : CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ;

TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.

Ngày dạy: 22 - 4-2010. Người soạn: Phạm Văn Khôi. Nội dung: HS thuộc 2 bài hát đã học, hát đúng giai điệu và tập hát diễn cảm.

Ôn tập bài hát Chị ong nâu và em bé.- GV cho cả lớp luyện tập thuộc lời ca, hát đều và đúng nhạc (2 lần).- HS đứng hát và vận động theo nhạc hoặc làm động tác phụ hoạ.

Ôn tập bài Tiếng hát bạn bè mình.- GV cho cả lớp hát lại bài Tiếng hát bạn bè mình 1 lần.

Ôn tập các nốt nhạc.- GV dùng “khuông nhạc bàn tay” cho HS luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si - (Đô).- GV nhận xét tiết học.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3. TIẾT THỨ: 63 TUẦN: 32

BÀI DẠY: HỌC HÁT: BÀI DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN.

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.

Ngày dạy: 27 - 4-2010. Người soạn: Phạm Văn Khôi.

I/ MỤC TIÊU: HS biết được và học thêm 1 số bài hát thiếu nhi hoặc 1 bài dân ca của địa phương. - Hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện được tình cảm của bài.

- Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục HS tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.

II/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm 1 số bài hát về thiếu nhi hoặc 1 số bài dân ca của địa phương. Đàn Organ, thanh phách, song loan.. GV hát chuẩn xác bài Em là bông lúa Điện Biên.

- Trò chơi âm nhạc: Hát những bài hát có tên các con vật. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

ĐỘNG CỦA HOẠT GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy bài hát do địa phương tự chọn. "Em là bông lúa Điện Biên".

- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - Cho HS đọc đồng thanh lời ca.

- GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết lời 1 của bài hát. Dựa vào lời 1 HS hát lời 2 và 3.

+ Dặn HS hát đúng những tiếng luyến, láy có độ dài bằng 2 phách hoặc những tiếng có độ ngân dài bằng 2 phách.

- Cho HS luyện tập theo nhóm và cá nhân.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.

Em là lá là cành hoa.

- Theo nhịp. x x x x - Theo phách. x x xx x x x + Cho HS hát thi đua theo nhóm hoặc theo cá nhân. GV nhận xét và tuyên dương những nhóm hoặc cá nhân hát tốt.

2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.

- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi thi hát những bài có tên các con vật.

+ Kể tên các con vật trong những bài hát đã học ở lớp 3. - Con gà trong bài Gà gáy.

- Con chim trong bài Con chim non.

- Con Thỏ, Hươu, Nai, Sóc trong bài Cùng múa hát dưới trăng.

- Con ong trong bài Chi ong nâu và em bé.

GV cho mỗi tổ 4 em đóng vai con gà, con thỏ, con chim, con ong. Các em lên trước lớp, mỗi em trình bày bài hát mà mình đang đóng vai.

- GV đánh giá cho điểm tượng trưng từng tổ. 3/ Hoạt động 3: Dặn dò.

Về nhà tập biểu diễn các bài hát đã học bằng các hình thức hát hòa giọng, đối đáp, lĩnh xướng, song ca, tam ca, tốp ca.

- HS lăng nghe.

- HS đọc lời ca theo tiết tấu.

- HS hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

- Hát đúng các tiếng: lá, mới. - Ngân dài 2 phách: ca, ràng.

- HS luyện tập theo nhóm, cá nhân.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.

- HS hát thi đua theo nhóm hoặc theo cá nhân.

- HS kể tên các con vật có trong bài hát và hát bài hát đó.

- HS tham gia trình bày bài hát theo vai.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3. TIẾT THỨ: 33 TUẦN: 33 BÀI DẠY: ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.

TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT. NGHE NHẠC.

Ngày dạy: 24 - 11-2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.

I/ MỤC TIÊU: HS biết cách gọi tên nốt nhạc hoàn chỉnh gồm cao độ (tên nốt), và trường độ (hình nốt). HS tập viết hoàn chỉnh 1 số nốt nhạc.

HS tập trình bày hoàn chỉnh 1 vài bài hát đã học qua cách hát hòa giọng, đối đáp, lĩnh xướng, nối tiếp và trình bày theo hình thức song ca, tam ca, tốp ca.

Rèn luyện sự tập trung chú ý nghe âm nhạc.

II/ CHUẨN BỊ: Đàn và hát thuần thục các bài hát. Nhạc cụ gõ thường dùng. Tranh vẽ khuông nhạc và các nốt nhạc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

ĐỘNG CỦA HOẠT GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc.

- Hãy kể tên 7 nốt nhạc em đã được học. (Đô; Rê; Mi; Fa; Son; La; Si).

- Hãy kể tên các hình nốt nhạc mà em biết. (hình nốt trắng; hình nốt đen; hình nốt móc đơn; hình nốt móc kép).

- Nêu vị trí từng nốt nhạc trên khuông nhạc.

- Nhìn trên khuông nhạc, gọi tên các nốt kết hợp với hình nốt

Son nốt trắng; La móc đơn; Son móc đơn...

- HS tập kể khuông và viết 1 số nốt nhạc hoàn chỉnh. GV đọc chậm tên từng nốt. HS đọc lại tên các nốt đã chép. + GV đánh giá và cho điểm.

2/ Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học, từ 2-3 bài hát để tạo thành 1 liên khúc (nếu có thể được).

- GV chọn 3 bài hát đã học: Chị ong nâu và em bé; Tiếng hát bạn bè mình và bài hát của địa phương để các tổ, các nhóm lên trình bày.

- Từng nhóm lên trước lớp trình bày bài hát theo các hình thức sau: hòa giọng, đối đáp, lĩnh xướng, song ca, tốp ca, tam ca hoặc vận động phụ họa.

+ GV đánh giá và cho điểm. 3/ Hoạt động 3: Nghe nhạc.

- GV đệm đàn và hát cho các em nghe 1 bài hát thiếu nhi. - Nêu cảm nhận của em khi nghe bài nhạc trên.

4/ Hoạt động 4: Dặn dò.

Về nhà hát lại tất cả các bài hát đã được học của chương trình lớp 3 để tiết sau kiểm tra.

- HS kể tên 7 nốt nhạc. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS viết nốt nhạc vào vở. - HS thực hiện theo tổ, nhóm. - Từng nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - HS tự nêu cảm nhận. - HS lắng nghe và ghi nhớ.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3.

TIẾT THỨ: 34 - 35. TUẦN: 34 - 35. BÀI DẠY: KIỂM TRA CUỐI NĂM.

Ngày dạy: 24 - 11-2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.

I/ MỤC TIÊU: Trong 2 tiết học này, GV giúp các em lần lượt ôn lại các bài hát đã học trong năm, sau đó kiểm tra theo từng nhóm hoặc cá nhân.

HS trình báy những kiến thức đã học trong năm.

Khuyến khích HS tự tin trình bài hát .Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.

- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS. II/ CHUẨN BỊ :

- Sổ điểm cá nhân.

- Những tài liệu phục vịệc cho việc kiểm tra. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

ĐỘNG CỦA HOẠT GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV hướng dẫn mỗi HS sẽ trình bày 2 bài hát, một bài đơn ca, một bài hát theo nhóm

- Hình thức đơn ca, mỗi em tự chọn 1 bài hát đã học và lên trình bày trước lớp.

- GV căn dặn khi trình bày bài hát, các em có thể vận dụng phụ hoạhoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.

- Hướng dẫn trình bày theo nhóm, các em thể chọn nhóm 3-5 em và lên trình bày một bài hát tự chọn (nếu HS không tự chọn được nhóm, GV xếp nhóm cho các em).

- GV căn dặn : Khi trình bày bài hát, các em có thể vận dụng phụ hoạhoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.

- GV đánh giá và cho điểm.

Cách cho điểm: A+: Hát thuộc , đúng nhạc , hay, kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.

A: Hát thuộc ; đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp.

B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.

- GV khuyến khích học sinh nhiệt tình trong âm nhạc.

- HS nghi nhớ. - HS thục hiện. - HS ghi nhớ. - HS thực hiện - HS chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ

Một phần của tài liệu Giáo án nhạc lớp 3 (cả năm) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w