THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI YÊN VIÊN
Khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
Do nhu cầu phát triển của lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng, năm 2005 Công ty Cổ phần thương mại Yên viên ra đời nhằm đáp ứng và đón đầu thời cơ của sự phát triển đó Sự ra đời của Công ty đã đánh dấu một bước phát triển mới của kế hoạch kinh doanh của bốn thành viên sáng lập.
Công ty với tên chính thức là: Công ty Cổ phần thương mại Yên Viên
Tên giao dịch: Yên Viên Trading Join Stock Company Địa chỉ trụ sở: Số 89, ngõ 53, phố Đức Giang, Quận Long Biên, Hà Nội
Số đăng ký kinh doanh: 0103008183
Vốn điều lệ: 1.600.000.000 VNĐ Điện thoại: 04.38274832/ 04.22130833
Ngày nay, Công ty CP thương mại Yên Viên đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại,
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
Công ty CP thương mại Yên Viên là đơn vị chuyên kinh doanh thương mại, đầu tư sản xuất và dịch vụ du lịch, hàng hóa.
1.2.1 Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản xuất và thị trường
Công ty chuyên hoạt động trong những lĩnh vực sau sau:
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng.
- Mua bán, lắp ráp, mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng…
- Sản xuất, chế biến, mua bán hàng nông, lâm sản và thủy, hải sản.
- Sản xuất, mua bán các nguyên liệu, sản phẩm nhựa, hóa chất.
- Gia công, lắp dựng các sản phẩm cơ khí, chi tiết máy.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp…
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách.
- Đại lí mua, đại lí bán, kí gửi hàng hóa.
Trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh trên, công ty tập trung chủ yếu ở mảng kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng và vật tư ngành nước Đây cũng là ngành mũi nhọn chính và cũng là thế mạnh chính của Công ty.
Công ty có quan hệ đối tác với hầu hết các doanh nghiệp lớn trong nước thuộc lĩnh vực xây dựng và thương mại như: Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội, Vinaconex, Viet-Sec, Hoàng Anh, TVPlus… , các đối tác cung cấp có uy tín lâu năm như Công ty TNHH Tâm Dung, Công ty TNHH thương mại Đông Phong, Thiên Hoàng và một số đối tác cũng như nhà cung cấp nước ngoài như Công ty TNHH Ya-Beirut, Shandong GuoQuiang Hardware product Group…
Công ty CP TM Yên Viên Xưởng cơ khí
Các đối tác là Công ty Các đối tác là cá nhân nhỏ lẻ
Thị trường của Công ty khá rộng vì liên quan đến lĩnh vực xây dựng và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thị trường chính vẫn là thị trường trong nước, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc Ngoài kinh doanh thương mại trong nước, Công ty còn mở rộng hợp tác với đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu một số mặt hàng trọng điểm như Ximăng trắng, thép…, đồng thời xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản như bột sắn, dừa và sơ dừa…
1.2.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty CP thương mại Yên Viên.
Công ty CP thương mại Yên Viên tập trung chủ yếu ở mảng phân phối bán lẻ và gia công vật tư vật liệu cho các Công trình xây dựng Hai chủ lực chính là cửa hàng bán lẻ của Công ty và xưởng cơ khí.
Cửa hàng sẽ trực tiếp bán cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân nhỏ lẻ Xưởng cơ khí là nơi gia công những mặt hàng về điện, nước, xây dựng cho các dự án công trình của Công ty với các đối tác.
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình bán hàng, kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại
3 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
Kết quả kinh doanh một số năm gần đây
Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm 2006-2007-2008:
Sơ đồ 2: Một số chỉ tiêu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 439.382.742 7.704.458.666 12.089.766.148
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp
Doanh thu thuần 439.382.742 7.740.458.666 12.089.766.148 Giá vốn hàng bán 609.410.884 7.923.586.051 9.277.209.959 Lợi nhuận gộp (170.028.142) (183.127.384) 812.556.189
Chi phí quản lý doanh nghiệp 757.378.345 1.283.499.166 593.232.594
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (927.406.487) 877.015.673 3.054.394.464 Doanh thu hoạt động tài chính 786.968.719 2.449.911.863 4.786.749
Chi phí hoạt động tài chính 16.119.441 34.910.022 19.715.880
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 770.849.278 210.001.841 (14.929.131)
Tổng lợi nhuận trước thuế (156.557.209) 877.015.673 3.055.062.264 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - - -
4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí hoạt động Kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
* Mô hình tổ chức bộ máy
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến Hiện nay công ty có 30 cán bộ nhân viên, trong đó hơn 70% là các kỹ sư đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Xây dựng, kỹ thuật, Kinh tế, Kế toán… Trong số đó có những cán bộ của Công ty đã tham dự các khoá tu nghiệp ở nước ngoài.
Nhưng quan trọng hơn cả là các cán bộ nhân viên của Công ty đã thu được những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong quá trình phục vụ nhu cầu thị trường trong thời gian qua.
Ngoài lực lượng các cán bộ, chuyên viên nói trên, Công ty còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực và vô cùng hiệu quả của các đối tác và các cộng tác viên, đặc biệt là sự hỗ trợ của chuyên gia về xây dựng, thiết kế của các nhà cung cấp cho Công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Yên Viên
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty
+ Tháng hai hàng năm thông qua kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch sử dụng lao động, đơn giá tiền lương.
+ Thông qua định mức lao động, quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương để trả lương và thưởng.
+ Chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty.
+ Quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ máy tổ chức.
- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty: Bà Phạm Thị Kim Liên Điều hành chung mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm bộ máy của Công ty và chịu trách nhiệm về tư cách cũng như hành vi pháp nhân của Doanh nghiệp mình trước Nhà nước và Pháp luật.
Với chức năng chính là:
+ Tháng 1 hàng năm chỉ đạo và thông qua xây dựng kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương.
+ Chỉ đạo và thông qua việc Xác định quỹ tiền lương.
+ Chỉ đạo và thông qua việc xây dựng định mức lao động, quy chế nâng ngạch lương, nâng bậc lương và báo cáo HĐQT.
+ Chỉ đạo và thông qua việc ổn định đào tạo, thực hiện chuyên môn hóa, đơn giản công tác quản
+ Tháng 3 hàng năm: báo cáo HĐQT tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương, tiền thưởng kì trước
- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý cán bộ, tuyển chọn và ký kết hợp đồng theo yêu cầu phát triển kinh doanh của đơn vị Tổ chức và thực hiện công tác quản trị văn phòng Hướng dẫn thực hiện các chế độ, văn bản của Doanh nghiệp cũng như khen thưởng
Tiếp thị bán sản phẩm
Giới thiệu sản phẩm đến các cá nhân đơn vị quan tâm, tạo được ấn tượng tốt của khách hang.
Tìm kiếm phát hiện các nhu cầu mua hàng.
Đàm phán tiếp cận mua bán trực tiếp với chủ đầu tư.
Phân tích thông tin, cập nhật thông tin để tiếp cận, tạo dựng cơ hội đàm phán mua bán với khách hàng.
Lưu hố sơ: bản chào giá, hồ sơ công văn, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ khách hàng.
Quan hệ đối ngoại: với khách hàng tiếp cận các thông tin phục vụ công việc, quan hệ với đối tác cạnh tranh ( mục đích, hình thức, báo cáo lại kết quả)
- Phòng tài chính kế toán
Có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện hợp đồng với khách hàng, quản lý việc sử dụng vốn và tiền hàng, theo dõi công nợ của khách hàng và báo cáo cho cán bộ lãnh đạo để nắm bắt tình hình Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Tổ chức công tác kế toán là xương sống của một công ty Tổ chức công tác có tốt thì việc quản lý tài chính và kinh doanh mới hiệu quả Dưới đây là nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP thương mại Yên Viên.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở
Kế toán kinh doanh: doanh thu + công nợ Kế toán tổng hợp và kiểm tra Kế toán kho, quỹ phòngkế toán còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin (báo sổ) Chính vì sự tập trung của công tác kế toán này mà việc xử lý, cung cấp thông tin được thực hiện, kiểm tra, đánh giá kịp thời.
Phòng kế toán có nhiệm vụ quan trọng là: vận dụng hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước, ghi chép, tính toán phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời liên tục số liệu và tài liệu cho việc điều hành, kiểm tra phân tích các hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác thống kê và thông tin tình hình hoạt động của doanh nghiệp cuối kỳ, thực hiện lập báo cáo và quyết toán năm.
Hiện nay phòng kế toán – tài chính có 4 người nhưng vẫn đảm bảo những nhiệm vụ cần có trong một phòng kế toán và đảm bảo là một đơn vị kế toán hoàn chỉnh tuân theo các quy chế của Công ty quy định trong chế tài và các quy định về quản lý của Nhà nước
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP thương mại Yên Viên
Chức năng và nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ công tác như sau:
Kế toán trưởng: trước hết phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán có chức năng, giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra thực hiện toàn bộ công việc kế toán trong Công ty Kế toán trưởng có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp người làm kế toán trong Công ty; có ý kiến trong việc nâng bậc, khen thưởng và cho thôi việc người làm kế toán Yêu cầu các các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp tài liệu và thông tin có liên quan; toàn bộ các chứng từ, phiếu thu, phiếu chi, thanh toán nợ, thanh toán vay, trả và các báo cáo tài chính phải có ý kiến và chữ ký của Kế toán trưởng mới có hiệu lực thi hành
Bộ phận kế toán kinh doanh: Theo dõi xác định kết quả kinh doanh hàng hoá gồm: doanh thu, giá vốn hàng bán, theo dõi hàng tồn kho, theo dõi thuế suất GTGT của các mặt hàng kinh doanh Giám sát việc thanh quyết toán các phương án kinh doanh Theo dõi công nợ với khách hàng, định kỳ báo cáo kiểm kê hoạt động kinh doanh.
Bộ phận kế toán kho quỹ: giúp kế toán trưởng quản lý và theo dõi vốn bằng tiền bao gồm các khoản thanh toán nội bộ với khách hàng theo lệnh thực hiện từ các kế toán phần hành khác Đồng thời kết hợp với kế toán kinh doanh theo dõi khoản vốn vay ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty Kế toán chi tiết về tài sản cố định, công cụ dụng cụ đang sử dụng trong kho, cửa hang, xưởng cơ khí và ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, thông kê các chỉ tiêu thuộc tài sản cố định: nhập, xuất, tồn.
Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra: ghi chép kế toán tổng hợp, giám sát hạch toán chung các phần hành kế toán như lập báo cáo tài chính, thống kê…
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ theo quy định, lập báo cáo kế toán nội bộ phục vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty Bộ phận này kiêm nghiệm việc thực hiện về thanh toán nội bộ: tính tiền lương của nhân viên trong Công ty, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty phải trả.
Các công việc kế toán phân công cho các bộ phận, song toàn bộ công việc đều nằm trong quy trình kế toán thống nhất Vì vậy, các bộ phận kế toán đều có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách biệt được Các bộ phận này phải do
Kế toán trưởng chi phối, điều hành trong một thể thống nhất để cùng tiến hành công việc thu nhận, hệ thống hoá và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động, kinh tế, tài chính ở Công ty.
2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Công ty thực hiện chế độ hạch toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006.
+ Niên độ kế toán từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 trong năm + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam là theo tỷ giá ngày phát sinh nghiệp vụ
+ Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính giá xuất kho là trung bình tháng.
Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty CP thương mại Yên Viên là hình thức nhật ký chung và được áp dụng trên máy vi tính.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Tổ chức chứng từ là giai đoạn đầu tiên để thực hiện ghi sổ và lập báo cáo do đó tổ chức chứng từ nhằm mục đích giúp quản lý có được thông tin kịp thời chính xác đầy đủ để đưa ra quyết định kinh doanh Ngoài ra còn tạo điều kiên cho việc mã hoá thông tin và vi tính hoá thông tin và là căn cứ để xác minh nghiệp vụ, căn cứ để kiểm tra kế toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, như: Hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quỹ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Hợp đồng thanh lý TSCĐ, Hoá đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho Chứng từ phản ánh lao động như Bảng chấm công, phiếu hoàn thành sản phẩm, Giấy chứng nhận đau ốm thai sản Ngoài các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, Công ty còn sử dụng một số mẫu chứng từ do công ty tự thiết kế (Giấy đề nghị, bản đối chiếu, hợp đồng kinh tế…)
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, Kế toán Công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị.
Nội dung của việc tổ chức ghi sổ kế toán bao gồm:
- Phân loại chứng từ kế toán theo các phần hành theo đối tượng.
- Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ
- Ghi sổ các chứng từ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Trong năm tài chính, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành.
Khi báo cáo quyết toán được duyệt, các chứng từ được chuyển vào lưu trữ Nội dung lưu trữ bao gồm các công việc sau:
- Lựa chọn địa điểm lưu trữ chứng từ
- Lựa chọn các điều kiện để lưu trữ
- Xây dựng các yêu cầu về an toàn, bí mật tài liệu
- Xác định trách nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan đến việc lưu trữ chứng từ.
Khi có công việc cần sử dụng lại chứng từ sau khi đã đưa vào lưu trữ, kế toán công ty tuân thủ các yêu cầu:
- Nếu sử dụng cho các đối tượng trong doanh nghiệp phải xin phép Kế toán trưởng.
- Nếu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì phải được sự đồng ý của Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
Hủy chứng từ: Chứng từ được hủy sau một thời gian quy định cho từng loại.
Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
1 Kế toán giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá hàng xuất kho là trung bình tháng.
Theo phưng pháp này, giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức:
Xuất kho = Số lượng hàng hoá xuất kho x Giá đơn vị bình quân
Khi sử dụng giá đơn vị bình quân, Công ty sử dụng dưới dạng:
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn bởi vì cứ sau mỗi lần nhập kho, kế toán lại phải tiến hành tính toán.
Mặt hàng xi măng trắng Trung Quốc
Ngày Chi tiết Số lượng đơn giá thành tiền
01/03/2008 Nhập 100 tấn 1.580.000 vnđ 158.000.000vnđ 15/03/2008 Nhập 50 tấn 1.600.000 vnđ 80.000.000vnđ
Giá đơn vị bình quân = (1.580.000 + 1.600.000)/2 = 1.590.000vnđ
Giá thực tế hàng xuất kho ngày 20/03/2008 là: 60 x 1.590.000 = 95.400.000vnđ
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập cho các vật tư, hàng hoá tồn kho có giá gôc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”
TK 632 – Giá vốn hàng bán được theo dõi chi tiết cho từng nghiệp vụ phát sinh Khi có nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá phát sinh, kế toán sẽ ghi số liệu vào sổ Nhật ký Sổ này là căn cứ để ghi Sổ chi tiết của TK 632, Sổ cái TK 632 Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu phát sinh trong kỳ trên Sổ tổng hợp TK 632 về giá vốn hàng bán vào TK 911.
Căn cứ vào số liệu, kế toán vào “Sổ chi tiết giá vốn hàng bán” và sổ cái
CÔNG TY CP TM YÊN VIÊN
89/53 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
BẢNG KÊ HÀNG XUẤT BÁN (GIÁ VỐN)
Tháng 01/2008 Đơn vị tính: VNĐ
Tên hàng đơn vị Số lượng Giá bán Thành tiền
Xi măng trắng TQ tấn 15 1.750.000 26.250.000
Quí I Năm 2008 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Diễn giải TK đối ứng
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyến sang ………….
02/01 PN035 Việt Séc trả lại hàng nhập kho
05/3 PN023 Công ty TNHH Tâm
2 Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận trên cơ sở hàng đã giao, dịch vụ đã hoàn thành, hoá đơn đã phát hành và người mua chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Công ty cổ phần thương mại Yên Viên áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phưng pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “hoá đơn GTGT”.
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm
- Doanh thu xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm
- Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng
TK 511 – Doanh thu bán hàng
Bên Nợ : Phản ánh doanh thu bán hàng theo hoá đơn và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu bán hàng Kết chuyển doanh thu thuần.
Bên có : Phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh thuộc kỳ báo cáo (ghi theo hoá đơn bán hàng)
TK này không có số dư.
Kế toán chi tiết hàng hoá sử dụng “sổ chi tiết bán hàng” Sổ này được mở cho từng loại hàng hoá theo từng tháng do kế toán kinh doanh lập nhằm theo dõi tiêu thụ hàng hoá trong tháng đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Cách ghi sổ chi tiết bán hàng: Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng kế toán phản ánh trên sổ chi tiết bán hàng mỗi hoá đơn một dòng của cột qua các chỉ tiêu chứng từ, khách hàng, khoản đã thanh toán, chưa thanh toán, doanh thu thuế.
Bảng kê hoá đơn bán hàng và sổ nhật ký chung cũng được phản ánh đồng thời Cuối tháng kế toán vào sổ chi tiết TK 511, sổ cái TK 511
Mẫu biểu Hoá đơn giá trị gia tăng:
Hóa đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 01 tháng 03 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần thương mại Yên Viên Địa chỉ: số 89, ngõ 53, phường Đức Giang, Q Long Biên, Hà Nội
Số tài Khoản: Điện thoại: 04 8274832
Họ và tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty TNHH Quốc tế Việt Séc Địa chỉ: Km22, thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 0900215093
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xi măng trắng TQ tấn 10 1.750.000 17.500.000
Thuế suất thuế GTGT10%, tiền thuế GTGT 2.090.000
Tổng cộng tiền thanh toán 22.990.000
Số tiền bằng chữ: Hai mươi hai triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn
Ký, ghi rõ họ tên
Ký, ghi rõ họ tên
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên
Họ tên người nhận: Công ty TNHH Quốc tế Việt Séc liên 2
Lý do xuất hàng: Hàng bán số: 1416
Xuất tại kho: Kho công ty
STT Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Bằng chữ: : Hai mươi triệu chín trăm nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị TL Kế toán trưởng Người nhận hàng Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng trắng TQ Đơn vị: cái
Số lượng Xác nhận của kế toán
Số hiệu Ngày Nhập Xuất Tồn
THNN Quốc tế Việt Séc
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyển sang 02/01 PN035 Mua hàng nhập kho
Doanh thu dịch vụ VAT 10%
12/02 PC091 Nộp tiền mặt (VND) vào tài khoản
Năm 2008 Tên tài khoản: Tiền mặt
Diễn giải TK đối ứng
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyến sang 4.536.611.205
12/02 PT085 Doanh thu dịch vụ 511 136000
12/05 PC091 Nộp tiền mặt (VND) vào tài khoản 1121 150.000.000
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tên hàng hoá: Xi măng trắng TQ Đơn vị: tấn
Chứng từ Khách hàng Khoản đã
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày Số
Khách lẻ xi măng trắng tấn 1 1.750.000 1.750.000 oxit titan kg 10 34.000 340.000
V10 cây 2 210.000 420.000 ống kẽm ỉ 27 cõy 1 100.000 100.000 ống kẽm ỉ 27 cõy 1 132.000 132.000
Quý I Năm 2008 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Diễn giải TK đối ứng
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyến sang 12/02 PT085 Doanh thu dịch vụ 111 136.000
01/03 PT096 Doanh thu bán hàng 112 45.000.550
08/03 PT105 Doanh thu bán hàng 111 8.900.000
3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong thương nghiệp bán buôn, thường phát sinh các nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thưng mại (bớt giá, hồi khấu) cho khách hàng mua trong các trường hợp khách hàng trả nợ sớm (chiết khấu thanh toán), khách hàng mua nhiều, mua thường xuyên hàng hoá của doanh nghiệp chiết khấu thưng mại
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ nghiệp vụ trả lại hàng đã bán một phần hoặc toàn bộ lô hàng để đảm bảo lợi ích của khách hàng và giữ uy tín với khách trên thị trường hàng hoá kinh doanh
• Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúg thời gian địa điểm trong hợp đồng
• Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết.
• Chiết khấu thưng mại là khỏan doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
Công ty áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt Mọi thoả thuận về thanh toán tiền hàng đều được thống nhất trước khi viết hoá đơn bán hàng Do đó, sau khi viết hoá đơn bán hàng, sẽ không thực hiện giảm trừ tiền hàng cho khách hàng trường hợp hàng bán bị trả lại Như vậy, công ty chỉ có khoản giảm trừ doanh thu duy nhất là doanh thu của hàng xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Quy định của công ty nêu rõ: Hàng hoá chuyển cho khách đã xác định là tiêu thụ nhưng công ty vi phạm hợp đồng đã ký kết về số lượng, phẩm chất, quy cách mẫu mã, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng Nếu những lỗi này là lỗi chủ quan của công ty thì khách hàng có quyền trả lại một phần hoặc toàn bộ số hàng đã mua.
Trị giá hàng bị trả lại được tính đúng giá trị trên hoá đơn và được trừ trực tiếp trên TK 511 Khi nghiệp vụ trả lại hàng phát sinh, phòng kinh doanh lập Phiếu nhập kho cho số hàng này Thủ kho sẽ theo dõi số hàng nhập trên Thẻ kho.Sau đó, khách hàng có thể sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc trừ vào số nợ
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ khách hàng chưa thanh toán Cuối tháng vào sổ chi tiết và sổ cái TK 156, TK 511
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng trắng TQ Đơn vị: cái
Số lượng Xác nhận của kế toán
Số hiệu Ngày Nhập Xuất Tồn
THNN Quốc tế Việt Séc
Người giao dịch: Vũ Mạnh Duy Đơn vị: Nhân viên phòng kinh doanh Địa chỉ:
Diễn giải: Nhập hàng khách trả
Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Bằng chữ: Sáu trăm mười nghìn đồng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tên tài khoản: Hàng hoá
Diễn giải TK đối ứng
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyển sang 18.920.650
05/3 PN023 Mua hàng nhập kho 331 52.650.000
12/3 PN056 Nhập hàng khách trả 111 610.000
Quí I Năm 2008 Tên tài khoản: Hàng hoá
Ngày Số PS Nợ PS Có
Số trang trước chuyến sang 902.650.000
PN035 Mua hàng nhập kho
05/3 PN023 Mua hàng nhập kho 331 52.650.000
12/3 PN056 Nhập hàng khách trả 111 900.800
4 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí Quản lí doanh nghiệp và xác định kết quả bán hàng
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI YÊN VIÊN
Đánh giá khái quát về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần thương mại Yên Viên đã trải qua những giai đoạn thuận lợi và khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động của thị trường Tuy nhiên, Công ty vẫn gặt hái được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá Doanh thu về tiêu thụ tăng đều qua các năm.
Có được những thành tích như trên, Công ty cổ phần thương mại Yên Viên đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ trường tiềm năng, đồng thời có các biện pháp thỏa đáng đối với các khách hàng quen thuộc nhằm tạo ra sự gắn bó hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào và một thị trường tiêu thụ hàng hoá luôn ổn định Ngoài ra, để có thể đạt được kết quả như trên phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tất c các thành viên của Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính kế toán Với cách bố trí công việc khoa học hợp lý như hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty cổ phần thương mại Yên Viên đi vào nề nếp và đã được những kết quả nhất định
1 Ưu điểm của kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Yên Viên
Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty cổ phần thương mại Yên Viên được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
- Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu:
+ Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ.
+ Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
+ Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.
+ Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi vào lưu trữ.
- Đối với công tác hạch toán tổng hợp
+ Công ty đã áp dụng đầy đủ chế độ tài chính, kế toán của Bộ tài chính ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động của các loại tài sản của công ty và giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn gin, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán.
+ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý, vì công ty cổ phần thương mại Yên Viên là công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan nhiều đến hàng hoá, do đó không thể định kỳ mới kiểm tra hạch toán được.
- Đối với hệ thống sổ sách sử dụng:
+ Về công tác tổ chức sổ sách kế toán thì ngoài sổ sách theo yêu cầu, Công ty còn mở thêm các sổ chi tiết, bảng kê phù hợp để theo dõi một cách chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý
+ Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là “Nhật kí chung” Tuy nhiên hình thức này cũng được kế toán công ty thay đổi , cải tiến cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập đúng thời hạn quy định của bộ tài chính, số lượng của báo cáo, biểu mẫu báo cáo của công ty là đầy đủ số liệu phản ánh đúng thực tế tài chính của đơn vị
Nói tóm lại, tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết qu tiêu thụ là nội dung quan trọng trong công tác kế toán hàng hoá của công ty Nó liên quan đến các khoản thu nhập thực tế và nộp cho ngân sách nhà nước, đồng thời nó phn ánh sự vận động của tài sn, tiền vốn của Công ty trong lưu thông.
2 Các tồn tại chủ yếu của kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Yên Viên
Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ mà kế toán công ty đã đạt được, còn có những tồn tại mà công ty cổ phần thương mại Yên Viên có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty.
Mặc dù về cơ bản, Công ty đã tổ chức tốt việc hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nhưng vẫn còn một số nhược điểm sau:
*Công ty phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho toàn bộ hàng tiêu thụ vào cuối mỗi tháng, tuy nhiên không phân bổ chi phí này cho từng mặt hàng tiêu thụ, vì vậy không xác định chính xác được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng để từ đó có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Yên Viên
cổ phần thương mại Yên Viên
Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, doanh nghiệp thương mại sẽ phải phát triển mạnh để mở rộng quan hệ buôn bán, phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thực sự là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Để đạt được điều đó thì cần thiết phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi là một công cụ đắc lực nhất.
Hoàn thiện kế toán bán hàng, ngoài hiệu quả mang lại đối với nghiệp vụ doanh thu, chi phí và xác định kết quả, nó còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kế toán toàn Công ty Đối với cơ quan quản lý cấp trên, việc hoàn thiện còn cung cấp cho họ những thông tin, số liệu chính xác, phản ánh đúng tình hình tiêu thụ của Công ty và hiệu quả kinh doanh, giúp cho lãnh đạo có thể quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty được tốt hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công tác kế toán bán hàng, với mục đích hoàn thiện hơn nữa kế toán, đảm bảo tuân thủ hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản trị của công ty, trên cơ sở kiến thức được đào tạo trong quá trình học tập kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng tại công ty.
2 Phương hướng, nguyên tắc hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện
2.1 Cập nhật kịp thời thông tin. Ở công ty, khi nhập xuất hàng hoá, kế toán không ghi ngay vào thẻ kho mà đến cuối tháng mới ghi số lượng vật liệu nhập - xuất vào thẻ kho Để đảm bảo tính chính xác cho việc quản lý hàng hoá cũng như cơ sở cho việc đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp ghi
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ thẻ song song Hàng ngày căn cứ vào các Phiếu nhập, Phiếu xuất kho hàng hoá, sau khi đối chiếu với số thực nhập, thực xuất, thủ kho nên phản ánh luôn vào thẻ kho và tính ra số tồn kho của từng loại hàng hoá Cuối tháng, thực hiện đối chiếu giữa thẻ kho và biên bản kiểm kê để đảm bảo tính chính xác của số liệu.
2.2 Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí qun lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết qu tiêu thụ của từng mặt hàng
Hàng hoá công ty kinh doanh gồm nhiều chủng loại, mỗi loại mang lại mức lợi nhuận khác nhau Một trong những biện pháp tăng lợi nhuận là phi chú trọng nâng cao doanh thu của mặt hàng cho mức lãi cao Vì vậy ta cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện được điều đó ta sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí qun lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ sau mỗi kỳ báo cáo.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng và chi phí qun lý doanh nghiệp là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học Bởi vì , mỗi mặt hàng có tính thưng phẩm khác nhau,dung lượng chi phí qun lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm hàng cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phi tuỳ thuộc vào tính chất của từng khon mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp.
- Đối với các khoản chi phí bán hàng có thể phân bổ theo doanh số bán.
- Tương tự ta sẽ có tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh theo doanh số bán như sau:
Chi phí QLKD phân bổ
= Chi phí QLDN cần phân bổ
Khi phân bổ được chi phí qun lý kinh doanh cho từng nhóm hàng, lô hàng tiêu thụ, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng đó.
Ví dụ: Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí qun lý doanh nghiệp cho mặt hàng là Oxit titan
Biết: + Doanh số bán oxit titan là: 99.600.500 VNĐ
+ Tổng doanh số bán hàng: 2.600.560.500 VNĐ
+ Doanh thu thuần oxit titan: 109.506.000 VNĐ
+ Giá vốn của oxit titan: 99.600.5000 VNĐ
+ Chi phí qun lý kinh doanh: 265 300 095 VNĐ
Ta tiến hành phân bổ CPQLKD theo doanh số bán.
Chi phí qun lý KD phân bổ cho oxit titan
Biểu số 18: Bảng xác định kết quả kinh doanh mặt hàng Oxit titan
Công ty CP TM Yên Viên Bảng xác đinh KQKD
Bộ phận kinh doanh số 1 Tháng 03 năm 2008
Tên mặt hàng: Oxit titan Đơn vị tính: VN đồng
Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng
Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Qua việc phân bổ trên, ta tính được lợi nhuận thuần của từng mặt hàng cụ thể là đối với oxit titan, lợi nhuận thuần chiếm khoảng 6% so với lợị nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp.Qua đó, ta thấy oxit titan là mặt hàng góp một phần nhỏ vào lợi nhuận của công ty từ đó công ty có những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ ,tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Bên cạnh đó ta có thể biết được mặt hàng nào của công ty kinh doanh không có hiệu quả để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó nữa không.
2.3 Lập dự phòng phải thu khó đòi
Do phương thức bán hàng thực tế tại công ty cổ phần thương mại Yên Viên có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng Bên cạnh đó việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên c sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xoá khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.