1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò

78 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của bò
Tác giả Phạm Hồng Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Huế
Chuyên ngành Chăn nuôi
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu (10)
      • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Định (10)
      • 1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở tỉnh Bình Định (14)
      • 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình chăn nuôi bò ở xã Tây Giang, tỉnh Bình Định (17)
    • 1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở nước ta (20)
      • 1.2.1. Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò (20)
      • 1.2.2. Sự phân bố đàn bò (21)
      • 1.2.3. Quy mô chăn nuôi bò (22)
      • 1.2.4. Chất lượng đàn bò (23)
      • 1.2.5. Những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển trong chăn nuôi bò thịt ở Việt (23)
      • 1.2.6. Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới (25)
    • 1.3. Vai trò của chăn nuôi bò sinh sản trong hệ thống chăn nuôi của nông hộ (26)
    • 1.4. Đặc điểm sinh sản của bò cái (27)
      • 1.4.1. Các chỉ tiêu chính đánh giá sinh sản ở bò cái (27)
      • 1.4.2. Các nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh sản thấp (29)
      • 1.4.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với bò cái sinh sản (31)
      • 1.4.4. Một số nghiên cứu về kỹ thuật tác động dinh dưỡng để nâng cao năng suất bò (35)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (39)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (0)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (39)
    • 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (39)
      • 2.3.1. Điều tra cơ bản hệ thống chăn nuôi bò sinh sản (39)
      • 2.3.2. Khảo sát khả năng sinh sản của đàn bò cái và sinh trưởng của bê từ 0- 6 tháng tuổi trong nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (40)
      • 2.3.3. Thử nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò cái giai đoạn sau khi đẻ trong điều kiện nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (41)
    • 2.4. Xử lý số liệu (43)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 3.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở Tây Giang, tỉnh Bình Định (44)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu và diện tích đất ở các nông hộ khảo sát (44)
      • 3.1.2. Quy mô và cơ cấu tuổi, giống của đàn bò (45)
      • 3.1.3. Quản lý, chăm sóc, phương thức nuôi dưỡng và kinh nghiệm chăn nuôi bò cái (46)
      • 3.1.4. Loại và lượng thức ăn cho bò sinh sản trước và sau khi đẻ (48)
    • 3.2. Đặc điểm sinh sản của đàn bò cái nuôi trong điều kiện nông hộ (51)
      • 3.2.1. Thể trạng ở đàn bò cái sinh sản (51)
      • 3.2.2. Năng suất sinh sản của đàn bò cái (52)
    • 3.3. Diễn biến khối lượng của bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi và tuổi bán bê (54)
    • 3.4. Kết quả thử nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò cái sau đẻ (56)
      • 3.4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến lượng thức ăn ăn vào của bò mẹ (56)
      • 3.4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến khối lượng và điểm thể trạng của bò mẹ (57)
      • 3.4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến khối lượng và tăng khối lượng ở bê (58)
      • 3.4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến thời gian động dục lại sau đẻ của bò mẹ (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (64)
    • Hinh 3.5. Khoảng cách lứa đẻ của bò cái (0)
    • Hinh 3.7. Khối lượng bê (trung bình và độ lệch chuẩn) qua các ngày tuổi (0)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi bò sinh sản hệ thống bò-bê là công đoạn ban đầu của hệ thống sản xuất bò thịt và là một phần quan trọng trong hệ thống nông nghiệp Việt Na

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định có tọa độ địa lý từ 103 0 36’30” đến 109 0 018’15” kinh độ Đông và từ 13 0 30’45” đến 14 0 42’15” vĩ độ Bắc Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, và phía Đông giáp biển Đông

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không khá phát triển Bình Định là tỉnh nằm trong qui hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung, có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu trong nước và quốc tế Nhờ vậy mà đã tạo điều kiện cho sản phẩm chăn nuôi của Bình Định tiêu thụ dễ dàng ở các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh nơi có sức tiêu thụ thực phẩm (thịt, trứng, sữa) lớn nhất cả nước Địa hình Địa hình núi trung bình, núi thấp: Vùng này có diện tích 254.124ha, chiếm 42% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các huyện Vân Canh (75.932ha), Vĩnh Thạnh (78.249ha),

An Lão (63.367ha), ở Tây Sơn và Hoài Ân có 36.576ha Có độ cao trên 500m so với mặt nước biển, đại bộ phận sườn núi dốc hơn 200 Địa hình đồi gò, bát úp ở trung du: Vùng này có diện tích 157.315ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Tây Sơn (39.500ha), Hoài Ân (35.900ha), Phù Cát (19.150ha), Phù Mỹ (16.200), Hoài Nhơn (15.089ha), An Lão (5.058ha), Vân Canh (7.924ha)… Đồi gò ở đây có độ dốc 10 - 150, cấu tạo chủ yếu bởi đá granít Địa hình đồng bằng ven biển: Phân bố kéo dài theo hướng song song với bờ biển tạo nên vòng cung ôm lấy vùng trung du và vùng núi phía Tây của tỉnh Kiểu địa hình này phổ biến ở huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, vùng này có diện tích 193.619ha, chiếm 32% đất toàn tỉnh Cát ven biển là khu vực cồn cát, lác đác gặp các hòn núi đảo sườn dốc nằm ngang trên bờ biển, tiếp sau khu vực cồn cát là những vũng trũng hàng năm được sông ngòi mang phù sa tới bồi thêm Dải đồng bằng Duyên hải hẹp lại bị các nhánh núi đâm ngang ra biển cắt thành những đoạn riêng biệt, mỗi đoạn có hình một tam giác châu thổ nhỏ được tạo thành bởi các sông bắt nguồn từ các dãy núi phía trong chảy ra biển luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si Đặc điểm đất đai

Trong tổng số diện tích đất của tỉnh Bình Đinh thì nhóm đất đỏ vàng chiếm nhiều nhất với 66,41%, tiếp đến là nhóm đất xám và bạc màu, lượng đất phù sa cũng chiếm một diện tích đáng kể (bảng 1.1)

Bảng 1.1 Phân loại đất tỉnh Bình Định

Tên nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển 13.283 2,20

Nhóm đất xám và bạc màu 70.809 11,70

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 3.461 0,57

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 3.292 0,54

Tổng diện tích tự nhiên 605.058 100

Nguồn: Niêm giám thống kê Bình Định (2013)[14]

Bình Định mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt trung bình khá cao (bình quân 26,7 0 C) và tương đối ổn định trong năm; tháng 1, 2 có nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng bình quân từ 23,1 - 23,9 0 C Số giờ nắng biến động từ 6,0 - 9,3 giờ/ngày, các tháng mùa khô đạt trị số cao: 211 - 245 giờ/tháng Tuy không có mùa đông nhiệt độ thấp, nhưng hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng 1 đến 2 đợt gió mùa Đông Bắc

Mưa phân bố theo mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kết thúc tháng 12, chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa năm; mưa lớn thường xảy ra vào tháng 10, 11 thường luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si gây ra lũ lụt làm thiệt hại rất lớn về kinh tế và ô nhiễm môi trường Đối với các huyện miền núi mùa mưa đến sớm hơn (bắt đầu tháng 8) với lượng mưa và cường độ mưa lớn hơn vùng đồng bằng ven biển rất nhiều Mưa lớn kết hợp giông bão (tần suất 2 - 3 năm có 1 trận lũ lớn, 0,6 trận bão 1 năm) thường xảy ra tháng 10, 11 gây ra trên diện rộng Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mưa rất thấp, bằng 15 - 20% lượng mưa năm; tháng 5 - 7 khô kiệt nhất [10]

Hình 1.1 Yếu tố khí hậu tỉnh Bình Định [10]

Với điều kiện về đất đai, khí hậu kể trên khá thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển, phù hợp trồng các loại cây thức ăn gia súc và các giống cỏ cao sản; đồng thời, so sánh với điều kiện sinh lý của các loại vật nuôi nhiệt đới cho thấy thích hợp cho sinh trưởng phát triển Tuy nhiên, khí hậu nóng kết hợp với độ ẩm cao (71 - 83%) là yếu tố tạo ra môi trường thuận lợi để các mầm bệnh phát triển và lưu trú, khi có điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh Thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô và mùa khô sang mùa mưa là thời điểm thời tiết giao mùa cũng dễ làm cho gia súc - gia cầm mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật

Bình Định có thành phố loại I trực thuộc tỉnh (TP Quy Nhơn), một thị xã (An Nhơn), 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh), 2 huyện trung du (Hoài Ân và Tây Sơn), 4 huyện đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Tuy Phước)

Toàn tỉnh có 159 xã, phường và thị trấn Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Quy Nhơn

Dân số tỉnh đang có xu hướng giảm cơ học, theo kết quả điều tra chính thức năm

2014, dân số của tỉnh là 1.506.600 người; trong đó: thành thị 464.700 người chiếm 30,8%, nông thôn 1.041.900 người, chiếm 69,2% tổng dân số luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Theo phân loại về đồng cỏ Việt Nam, thảm cỏ tự nhiên ở tỉnh Bình Định (kể cả thảm cỏ dưới tán rừng) được xếp vào loại đồng cỏ chân đồi, ven suối, phát triển theo mùa Đây là đồng cỏ hòa thảo trên đất xám phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá granit Đặc điểm thảm cỏ tự nhiên được mô tả như sau:

Cỏ tự nhiên mọc trên gò đồi, trên bờ ruộng, ven kênh mương, trong vườn nhà,… là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo như: Cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ lá tre, cỏ mật,… và rất ít cỏ họ đậu Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động lớn, phụ thuộc vào mùa khô hay mùa mưa, cỏ non hay già, thành phần các giống cỏ trong thảm cỏ và nơi cỏ mọc (cỏ ở chân ruộng cao hay dưới đồng trũng, ven kênh mương,…)

Dọc theo các tuyến đường là loại cỏ sả dòng địa phương (Panicum maximum sp), dọc theo các kênh mương tưới, tiêu thoát nước là cỏ ống (Panicum repens) Đây là những loại cỏ có thể sử dụng làm thức ăn cho bò thịt

Thảm cỏ dưới tán rừng và các trảng đất dốc, những nơi thường được chăn thả bò không thấy các dòng cỏ sả do chăn thả quá mức, bị gặm sát nên không đủ thời gian tái sinh

Các giống cỏ tự nhiên mọc sát mặt đất, chịu giẫm đạp và gặm sát ở các bãi chăn thả chủ yếu là: cỏ mần trầu (Eleusin indica), cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ mật (Melinus minutifora), cỏ gấu (Cyperus rodundus), cỏ lá gừng (Paspalum conjugatum), cỏ Mỹ (Pennisetum polystrachyon), cỏ lá tre (Setaria palmifolis), cỏ dẹp (Setaris cephaselata),…

Tuy nhiên, các giống cỏ kể trên chỉ chiếm khoảng 20 - 35% diện tích các bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, phần còn lại là các giống cỏ dại trâu bò không ăn được như: Cỏ hôi, cỏ chổi và đại đa số là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ trinh nữ

Tình hình chăn nuôi bò ở nước ta

1.2.1 Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta nói chung và ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng có nhiều biến động do thời tiết bất thuận, tình hình thị trường, giá cả thức ăn chăn nuôi bất ổn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng, v.v

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò thịt vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực và phát triển mạnh ở nhiều địa phương và thu được những kết quả nhất định (bảng 1.3) Bảng 1.3 cho thấy từ 2007 đến năm 2014 đàn bò của nước ta có tốc độ tăng trưởng âm về số lượng (giảm từ 6,72 xuống còn 5,23 triệu con; tốc độ giảm đàn bình quân 3,84%/năm)

Bảng 1.3 Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò ở Việt Nam qua các năm

Số lượng (triệu con) 6,72 6,34 6,10 5,81 5,44 5,19 5,17 5,23 Tăng trưởng (%) -5,66 -3,79 -4,75 -6,37 -4,60 -0,39 +1,5

Thịt hơi xuất chuồng (ngàn tấn)

Nguồn: Niên giám thống kê (2014) [15]

Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do: 1) Tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lượng đàn bò phục vụ cho mục đích cày kéo giảm (số bò cày kéo năm 2010 giảm 15,6% so với năm 2009); 2) Trong những năm gần đây, do diện tích chăn thả bị thu hẹp, chăn nuôi hiệu quả thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô đàn; 3) Thời gian tái đàn chậm và do tập tục ăn thịt bê thui của người Việt Nam nên một số lượng lớn bê đã bị đưa vào các nhà hàng ở độ tuổi còn non Tuy nhiên do khâu giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi và tổ chức sản xuất ngày càng được cải thiện nên sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng hàng năm vẫn liên tục tăng lên (năm 2014 đạt 292,9 ngàn tấn; tăng 4,27% so với năm 2007) luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

1.2.2 Sự phân bố đàn bò

Phân bố của đàn bò nước ta theo các vùng sinh thái được trình bày ở bảng 1.4

Bảng 1.4 cho thấy, sự phân bố tự nhiên đàn bò là không đồng đều giữa các vùng sinh thái khác nhau Năm 2014, tổng đàn bò của cả nước là 5,23 triệu con, phân bố hầu khắp các vùng sinh thái trong cả nước Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung (chiếm 40,6% tổng đàn), đây là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp để chăn nuôi bò thịt, là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao với quy mô lớn sản xuất bò thịt ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, sản xuất bò thịt từ lâu là một phần quan trọng trong hệ thống nông nghiệp Sản xuất bò thịt tạo ra một cơ hội cho sự đa dạng nguồn thu nhập, cung cấp nguồn phân bón để bán và sử dụng cho trồng trọt

Bảng 1.4 Sự phân bố đàn bò theo vùng sinh thái năm 2014

Vùng sinh thái Số lượng (nghìn con) Tỷ lệ (%) Đồng bằng sông Hồng 496,3 9,6

Trung du và miền núi phía Bắc 896,6 17,4

Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung 2092,6 40,6

Tây Nguyên 662,6 12,8 Đông Nam Bộ 364,0 7 Đồng bằng sông Cửu Long 643,9 12,4

Nguồn: Bộ NN và PTNT (2015)[5]

Quy mô đàn bò trong nông hộ thường là nhỏ (khoảng 3 – 4 con/hộ) với hỗn hợp của giống bò vàng (chăn thả tự do), bò lai (bán chăn thả) (Parsons và cộng sự, 2013)

Hệ thống sản xuất phổ biến là chăn thả kết hợp với bổ sung thức ăn và nuôi nhốt hoàn toàn Khoảng 59,4% được phân bố trên 5 vùng còn lại, trong đó khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 896,6 nghìn con, chiếm 17,4% tổng đàn bò cả nước; Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn, có nhiều đất đai và đồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò, có 12,8% đàn bò tập trung ở đây; ở đồng bằng sông Cửu Long là 12,4%; Đồng bằng sông Hồng 9,6% và Đông Nam Bộ là 7% luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

1.2.3 Quy mô chăn nuôi bò

Phần lớn bò thịt (trên 90%) vẫn là chăn nuôi nhỏ, phân tán trong các nông hộ và vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên (Đỗ Kim Tuyên, 2009) [18] Chăn nuôi bò quy mô nông hộ 1 - 2 con ở đồng bằng là phổ biến, nhằm sử dụng sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và công lao động phụ, chỉ một số ít hộ có quy mô từ 10 - 20 con Chăn nuôi bò với quy mô vừa chủ yếu ở miền núi và trung du thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (Vũ Duy Giảng và cộng sự, 2008)

Chăn nuôi trang trại cũng đã được hình thành và đang ngày càng phát triển, năm 2010 cả nước có 2.774 trang trại bò sinh sản, chiếm 43,3% và 1.620 trang trại chăn nuôi bò thịt, chiếm 25,3% trong tổng số trang trại chăn nuôi bò (Bộ NN và PTNT, 2010) Các trang trại chăn nuôi bò thịt tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ: 811 trang trại, chiếm 50,1%; Tây Nguyên: 351 trang trại, chiếm 21,7%; Tây Bắc: 153 trang trại, chiếm 9,4%;

Duyên hải Nam Trung Bộ: 108 trang trại, chiếm 6,7%; Bắc Trung Bộ: 105 trang trại, chiếm 6,5%; còn lại là các vùng khác Một số tỉnh có trang trại bò thịt nhiều nhất là Bình Thuận: 528, Gia Lai: 155, Đắk Lắk: 134 (Bộ NN và PTNT, 2010)

Các trang trại chăn nuôi bò sinh sản phân bố khá đều ở các vùng, Bắc Trung Bộ: 684, chiếm 24,7%; Đồng bằng sông Cửu Long: 591, chiếm 21,7%; Tây Nguyên:

557, chiếm 20,1%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 446, chiếm 16,1%; Đồng bằng sông Hồng: 214, chiếm 7,7%; Đông Nam Bộ: 174, chiếm 6,3%; Đông Bắc: 108, chiếm 3,9%

Quy mô chăn nuôi ở các trang trại bò thịt phổ biến là 50 - 100 con/trang trại với số lượng là 1.269 trang trại, chiếm 78,3%; từ 100 - 150 con/trang trại là 230, chiếm 14,2%; từ 150 - 200 con/trang trại là 93, chiếm 5,7%; từ 200 - 500 con/trang trại là 23, chiếm 1,4% và trên 500 con/trang trại là 5, chiếm 0,3% Nơi có quy mô chăn nuôi bò thịt lớn nhất là Tây Nguyên, có 11 trang trại với số lượng 200 - 500 con/trang trại và 1 trang trại trên 500 con; Đông Nam Bộ có 5 trang trại với số lượng 200 - 500 con/trang trại và 3 trang trại với số lượng trên 500 con/trang trại(Bộ NN và PTNT, 2010) Quy mô chăn nuôi bò sinh sản: phổ biến là từ 10 - 20 con/trang trại với 2.459 trang trại, chiếm 88,6%; từ 20 - 50 con/trang trại là 283, chiếm 10,2%; từ 50 - 100 con/trang trại là 28, chiếm 1,0%; trên 100 con/trang trại có 4, chiếm 0,2% (Bộ NN và PTNT, 2010)

Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt Vì vậy, năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện Tuy vậy, việc tổ chức ngành hàng và quản lý công tác giống bò thịt của nước ta vẫn chưa có hệ thống, chưa đi vào quy cũ luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Tính đến năm 2008 đàn bò các giống địa phương chiếm khoảng 70% tổng đàn Đàn bò nội có năng suất thịt thấp do tăng trưởng chậm, khối lượng trưởng thành thấp, trung bình bò đực là 180 - 200 kg và bò cái từ 150 - 160 kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng

43 - 44 % (Đỗ Kim Tuyên, 2009) Theo công bố của Đinh Văn Cải (2007a), tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi của bò nội chỉ đạt 190 - 220 gam/ngày, tỷ lệ thịt tinh rất thấp từ 32 - 33% Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh chỉ đạt từ 50 - 60 kg/con (Đinh Văn Cải, 2007a) [7] Đàn bò lai cả nước chiếm trên 30%, chủ yếu là lai Zêbu (lai Sind, lai Sahiwal và Brahman), bò lai có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, khối lượng trưởng thành từ 230 - 270 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 49 - 50%, đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam và làm phong phú nguồn gen của bò thịt trong nước (Đỗ Kim Tuyên, 2009)[18]

Có một số cơ sở giống bò thịt của các địa phương được củng cố và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu về con giống và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao như Sơn La, Tuyên Quang, Bình Định, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, thành phố

Hồ Chí Minh, v.v Một số cơ sở chăn nuôi giống bò thịt Brahman như: thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Định là những mô hình tốt về phát triển chăn nuôi giống bò thịt cho các địa phương

1.2.5 Những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển trong chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

Vai trò của chăn nuôi bò sinh sản trong hệ thống chăn nuôi của nông hộ

Chăn nuôi bò sinh sản chính là khâu đầu trong hệ thống chăn nuôi bò Phát triển chăn nuôi bò bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất lượng đàn bò, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn bò, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, nhưng trong đó chủ thể chủ yếu là chăn nuôi bò cái và bê

Tăng quy mô tổng đàn bò trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng Trong những biện pháp đó chăn nuôi bò sinh sản là giải pháp bền vững nhất

Tăng năng suất, chất lượng bò bằng cách cải tạo đàn bò vàng trên cơ sở áp dụng giống mới có tầm vóc to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực Chăn nuôi bò cái nền và bê có chất lượng, đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn

Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số lượng và ngược lại Với những giống bò thịt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được Việc phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong chăn nuôi luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Năm 2001 tổng đàn bò đạt 3,9 triệu con, đến năm 2014 tăng 5,23 triệu con, đạt tốc độ tăng bình quân 2,36%/năm; sự tăng đàn này trong đó đóng góp không nhỏ của đàn cái nền

Tổng sản lượng thịt bò hơi từ 97,7 ngàn tấn năm 2001; tăng lên 292,9 ngàn tấn năm 2014, tăng trưởng bình quân 9,34%/năm Đây là kết quả quá trình thực hiện các chương trình dự án cải tạo đàn bò theo hướng Zebu trong những năm qua trên nền bò cái vàng, góp phần tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng cách áp dụng giống mới có tầm vóc to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, trong cơ cấu đàn bò nuôi ở các nông hộ, tỷ lệ bò cái sinh sản luôn chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 20-50% trong tổng đàn bò (Parsons và cộng sự, 2013; Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2015) [32;12] Điều đó nói lên rằng, nuôi bò sinh sản luôn có một vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi của các nông hộ Có hộ còn cho rằng nuôi bò sinh sản là “1 vốn bốn lời” Chăn nuôi bò sinh sản đã giúp cho các hộ thoát nghèo nhanh chóng Ví dụ ở xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò sinh sản Ông Võ Thanh – Chủ tịch hội nông dân xã Phổ Hòa cho biết: Toàn xã hiện có tổng đàn bò 1.900 con, trong đó bò lai sinh sản chiếm khoảng 70% tổng đàn, với hơn 75% hộ dân trong xã có chăn nuôi bò, trong đó có rất nhiều hộ nuôi bò cái sinh sản Nhờ giá bán bò luôn ổn định ở mức cao nên hầu hết người chăn nuôi bò đều có lãi, bình quân thu nhập 30-40 triệu đồng/hộ/năm, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và đã có nhiều hộ thoát nghèo cũng nhờ nuôi bò cái sinh sản Ông Thanh cho biết thêm:

Chăn nuôi bò sinh sản là một hướng đi đúng và có thật sự hiệu quả Năm 2014 xã Phổ Hòa đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi bò với 30 nông dân nuôi bò tham gia, đây là mô hình liên kết nhằm giúp nông dân nuôi bò trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi và mua bán bò hiệu quả hơn Trong thời gian tới, xã Phổ Hòa sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân áp dụng vào chăn nuôi có hiệu quả (Phạm Lệ Quyên, 2015) [16].

Đặc điểm sinh sản của bò cái

1.4.1 Các chỉ tiêu chính đánh giá sinh sản ở bò cái 1.4.1.1 Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu của bò tơ ảnh hưởng bởi các yếu tố giống, nuôi dưỡng và quản lí Giống bò Brahman có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn bò Vàng Nuôi dưỡng tốt bê đạt khối lượng lớn hơn và tuổi thành thục sinh dục cũng sớm hơn so với bê được nuôi dưỡng kém Quản lí tốt sẽ không bỏ lỡ những chu kì động dục lần đầu, bò tơ luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si trên, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất Bò tơ được nuôi dưỡng và quản lí tốt có thể phối giống lúc 16 - 17 tháng tuổi Kết quả bò sẽ đẻ lứa đầu sớm nhất lúc 25 - 27 tháng tuổi Ở vùng nóng, nuôi dưỡng kém bò tơ phối giống lần đầu thường muộn hơn

Tuổi phối giống lần đầu cho bò cái phụ thuộc vào khối lượng cơ thể hơn là tháng tuổi Bò tơ được phối giống lần đầu khi đạt 65 - 70% khối lượng trưởng thành

Thí dụ bò lai Sind khối lượng trưởng thành 250kg thì phối giống lần đầu cho bò cái tơ lai Sind khi đạt khối lượng 180kg

Với mục đích nghiên cứu, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tuổi và khối lượng bò tơ lên giống lần đầu Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất số liệu thường kém chính xác, vì chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện và ghi nhận của chúng ta về thời điểm lên giống lần đầu của gia súc

Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian giữa hai lần đẻ thành công Có thể chia thời gian này ra làm hai giai đoạn Thứ nhất là giai đoạn từ lúc sinh bê đến lúc đậu thai lại, đây là giai đoạn không mang thai, còn gọi giai đoạn “mở” hay giai đoạn chờ phối đậu Thứ hai là giai đoạn mang thai, giai đoạn mang thai là khoảng thời gian cố định, dao động từ 278 đến 285 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào giống Khi khoảng cách lứa đẻ kéo dài là do có vấn đề ở giai đoạn thứ nhất (giai đoạn mở)

Một bò cái sinh sản tốt thì khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng

Khoảng cách lứa đẻ trung bình của đàn được tính toán dễ dàng thông qua khoảng cách lứa đẻ của mỗi cá thể trong đàn Một đàn sinh sản tốt có trung bình khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn 13 tháng

Một đàn sinh sản tốt là rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu Hiệu quả kinh tế của đàn sinh sản tốt là có nhiều bê được sinh ra hơn Có nhiều cơ hội chọn lọc để giữ lại những con tốt thay thế cho những con chất lượng kém trong đàn Đạt được khả năng sinh sản cao và duy trì chỉ tiêu này không phải là điều dễ dàng ở các trại Nhiều vấn đề sinh sản tồn tại gây ra tỷ lệ đậu thai thấp và đây là lí do chính kéo dài khoảng cách lứa đẻ Quản lí tốt để phát hiện kịp thời những bò cái chậm lên giống, phát hiện đầy đủ và kịp thời những bò cái động dục và phối giống đúng thời điểm cho bò cái là những khâu công việc rất quan trọng để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

1.4.1.3 Phối giống lần đầu sau khi đẻ

Thông thường, bò cái khỏe mạnh sẽ động dục lại sau khi đẻ 40 ngày, ngay cả khi chúng đang cho con bú Tuy nhiên, động dục lần đầu có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 24 ngày sau đẻ), nhưng động dục lần đầu thường khó phát hiện vì dấu hiệu động dục yếu

Sau khi đẻ 40 ngày, thì chu kì động dục 21 ngày xuất hiện một cách rõ ràng luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si Để đạt được khoảng cách lứa đẻ 365 ngày thì cần chủ động phát hiện bò cái lên giống và phối giống lại cho bò sau khi đẻ Thông thường, bò khỏe mạnh có thể phối giống lại sau khi đẻ 40 ngày Tuy nhiên nếu phối giống sớm thì tỷ lệ đậu thai thấp

Phối giống cho bò sau khi đẻ 50 ngày thì tỷ lệ đậu thai cao hơn Theo kinh nghiệm thực tế, bò ở trạng thái bình thường có nuôi con thì phối giống sau khi đẻ 50-60 ngày

Phối giống trực tiếp cũng áp dụng tương tự.`

1.4.1.4 Khoảng cách giữa hai lần động dục

Khoảng cách giữa hai lần động dục bình thường là 21 ngày (dao động 18 – 24 ngày) Khi bò không đậu thai sau khi phối giống thì 21 ngày sau nó động dục lại Khi khoảng cách giữa hai lần động dục là 6 hoặc 9 tuần, có nghĩa là đã bỏ lỡ 1 hoặc 2 chu kì động dục Những trường hợp này thường được cho rằng, bò không động dục, nhưng thực tế không đúng như vậy Ở hầu hết những lần động dục mà người quản lí bỏ lỡ là do dấu hiệu động dục ngắn và yếu Trường hợp khoảng cách động dục dài và không theo qui luật (30, 50, 90 ngày) thì có thể là do chết phôi

1.4.2 Các nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh sản thấp 1.4.2.1 Phát hiện động dục kém

Những đàn mà sự phối giống tự nhiên nhờ bò đực (phối giống không có kiểm soát) thì phát hiện bò cái lên giống và thời điểm phối giống cho bò cái là “công việc” của bò đực thả chung đàn Ở những đàn phối giống cho bò cái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo hay dắt bò cái đến cho bò đực nhảy (phối giống tự nhiên có kiểm soát) thì phát hiện động dục và thời điểm phối giống cho bò cái là công việc của người quản lí và kỹ thuật viên Đây là khâu đầu tiên quyết định thành tích sinh sản của gia súc

Phát hiện bò động dục cần được tiến hành ít nhất ba lần trong một ngày, vào buổi sáng trước khi thả bò, vào buổi chiều khi bò về chuồng và vào buổi tối lúc khoảng 10 giờ Các nước nhiệt đới như nước ta, khí hậu nóng, thời gian động dục của bò ngắn hơn, dấu hiệu động dục thường không rõ ràng thì số lần phát hiện động dục cần nhiều hơn và thời gian cho mỗi lần phát hiện động dục cũng dài hơn

Hầu hết người ta phát hiện thấy bò động dục trong khoảng thời gian mát hơn trong ngày Buổi trưa là thời điểm nóng nhất trong ngày, dấu hiệu động dục yếu

Trong trường hợp phối giống có kiểm soát, nếu phát hiện động dục không tốt thì nhiều lần động dục bị bỏ lỡ vì vậy sẽ kéo dài khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách giữa các lần động dục, hoặc khoảng cách giữa hai lần phối giống 42 hoặc 63 ngày thì cho biết rằng có 1 hoặc 2 chu kì động dục đã bỏ lỡ Để không bỏ lỡ cần biết những biểu hiện của bò cái khi động dục luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

1.4.2.2 Phối giống cho bò không đúng thời điểm

Thời điểm phối giống hoặc gieo tinh thích hợp là từ nửa sau của chu kì động dục cho đến khoảng 8 giờ sau khi kết thúc giai đoạn bò cái chịu đực Cần phải kiểm tra thường xuyên để biết khi nào bò bắt đầu động dục Bò động dục vào sáng sớm có thể phối giống vào buổi chiều cùng ngày Bò được phối giống trong khoảng cuối của chu kì động dục hoặc trong khoảng 6 - 8 giờ sau khi kết thúc động dục

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Nông hộ: Các hộ có chăn nuôi bò sinh sản trong vùng nghiên cứu

- Động vật: Đàn bò cái sinh sản, bê trong nông hộ ở các địa điểm nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2014 đến tháng 7/2015 Điều tra đánh giá hiện trạng, đánh giá điểm thể trạng của bò cái được thực hiện từ tháng 1/2014 đến 3/2015 Nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh cho bò sau khi đẻ được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2015

- Địa điểm nghiên cứu: các nông hộ nuôi bò sinh sản tại xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Điều tra cơ bản hệ thống chăn nuôi bò sinh sản

Căn cứ vào số liệu về tổng số hộ nuôi bò sinh sản của xã Tây Giang được cung cấp bởi cán bộ địa phương, chúng tôi tiến hành chọn 12% số hộ để tiến hành điều tra

Tổng cộng 66 nông hộ có nuôi bò sinh sản được chọn ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát Số hộ được chọn nằm đều trong các thôn của xã Các nhóm chỉ tiêu khảo sát bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của nông hộ: gồm tuổi chủ hộ, số lao động, diện tích đất đai của nông hộ Nhóm chỉ tiêu này được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi chuẩn bị trước

Nhóm chỉ tiêu về đàn bò: gồm số lượng bò, cơ cấu giống, cơ cấu tuổi của bò Nhóm chỉ tiêu này được khảo sát thông qua quan sát và ghi chép theo bảng hỏi chuẩn bị sẵn

Nhóm chỉ tiêu về quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng: gồm phương thức nuôi, một số kỹ thuật áp dụng cho đàn bò Các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn

Nhóm chỉ tiêu về thức ăn sử dụng cho bò: Loại và lượng thức ăn sử dụng cho bò được khảo sát tại nông hộ thông qua quan sát và cân từng loại thức ăn mà nông hộ sử dụng cho bò Việc khảo sát này thực hiện ở một hộ 2 ngày Trên cơ sở loại và lượng thức ăn sử dụng cho bò ở các nông hộ, lượng thức ăn bổ sung cho bò (theo vật chất khô) cũng được ước lượng luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

2.3.2 Khảo sát khả năng sinh sản của đàn bò cái và sinh trưởng của bê từ 0- 6 tháng tuổi trong nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Căn cứ vào số lượng đàn bò cái đã đẻ trên địa bàn xã được cung cấp bởi cán bộ địa phương, tiến hành chọn 10% tổng số bò cái đẻ để khảo sát, việc lựa chọn bò mẹ cũng được chia đều cho các thôn trong xã Tổng cộng có 255 con bò cái đã đẻ nuôi trong các nông hộ ở xã Tây Giang được tiến hành thu thập các số liệu về các chỉ tiêu sinh sản như tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, thời gian đẻ của lứa đẻ gần nhất, thời gian từ khi đẻ đến động dục lại, thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công Các chỉ tiêu này được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ Các chỉ tiêu sinh sản được thu thập ở lứa đẻ gần nhất Khoảng cách lứa đẻ của bò được xác định bởi thời gian của hai lứa đẻ gần nhất, những bò không xác định được thời gian hai lứa đẻ gần nhất thì được xác định thông qua công thức (1)

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = Thời gian mang thai (ngày) + Thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công (ngày) (1)

Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh sản, điểm thể trạng của bò cũng được đánh giá thông qua chấm điểm bằng mắt thường Thang cho điểm đối với điểm thể trạng bò từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất gầy và 5 là rất béo, điểm thể trạng cho điểm lẻ đến 0,25 [24]

Việc đánh giá điểm thể trạng của bò được đánh giá tại hai thời điểm trong năm là thời điểm cuối mùa thiếu thức ăn vào tháng 3 và thời điểm cuối mùa nhiều (đủ) thức ăn là tháng 8

Về đánh giá khả năng sinh trưởng của bê từ 0-6 tháng tuổi Tổng cộng 163 con bê được cân xác định khối lượng Khối lượng bê được xác định thông qua cân ở các độ tuổi khác nhau, bê được cân bằng cân đồng hồ 100 kg, những bê có khối lượng lớn hơn được cân bằng cân điện tử chuyên dùng cho đại gia súc của hãng RudWeight (Newzealand) có độ chính xác đến 0,5kg Song song với xác định khối lượng, vòng ngực của bê cũng được xác định bằng thước dây Trên cơ sở khối lượng và ngày tuổi của bê, tiến hàng đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa ngày tuổi và khối lượng bê Từ phương trình tuyến tính giữa ngày tuổi và khối lượng bê dưới dạng Y= aX + b (trong đó a là hệ số hồi quy, b là hằng số, X ngày tuổi và Y là khối lượng bê tại ngày thứ X), tiến hành ước tính khối lượng của bê lúc sơ sinh (X=0), 30 (X0), 60 (X`), 90 (X), 120 (X0), 150 (X0) và 180 (X0) ngày tuổi Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành đánh giá khoảng tin cậy tại các thời điểm sơ sinh, 30, 60, 90, 120, 150 và 180 ngày tuổi nhằm xác định độ lệch chuẩn của khối lượng tại các thời điểm tương ứng.

Số lượng và tuổi bán bê được khảo sát thông qua phỏng vấn hộ trong một năm tính từ thời điểm phỏng vấn trở về trước. luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

2.3.3 Thử nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò cái giai đoạn sau khi đẻ trong điều kiện nông hộ ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Thí nghiệm được thực hiện trên 12 bò mẹ ở 12 hộ trên địa bàn xã Các bò mẹ có thời gian đẻ cách nhau 1-5 ngày, giống bò lai Brahman, lứa đẻ từ 2 đến lứa thứ 3

Mười hai bò mẹ được chia thành hai nghiệm thức, một nghiệm thức đối chứng (bổ sung theo hiện trạng của nông hộ - 0,18% khối lượng cơ thể) và một nghiệm thức thí nghiệm (bổ sung hỗn hợp thức ăn tinh cao hơn hiện trạng với mức 0,33% khối lượng cơ thể), một nghiệm thức 6 con Mức thức ăn tinh cho bò mẹ ở nghiệm thức đối chứng là dựa trên kết quả điều tra hiện trạng về thức ăn, qua đó thấy rằng thức ăn tinh mà bò mẹ được cung cấp khoảng 0,18% khối lượng cơ thể Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ

Chỉ tiêu Nghiệm thức Đối chứng Thí nghiệm

Giống bò cái Lai Brahman Lai Brahman

Khối lượng bò mẹ, kg 280,2±26,0 284,5±25,2

Khối lượng bê sơ sinh, kg 25,7±4,07 22,7±2,94

Thức ăn tinh, % KL 1 bò Hiện trạng (0,18) 2 0,33

Thức ăn xơ thô Hiện trạng Hiện trạng

Phương thức nuôi Bán chăn thả 3 Bán chăn thả 3

1 khối lượng; 2 theo mức nuôi dưỡng của nông hộ căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng (Nội dung 3.3.1); 3 trung bình bò mẹ chăn thả 3-4 giờ/ngày

Thức ăn cho bò ở cả hai nghiệm thức là hỗn hợp tự phối trộn từ các loại thức ăn sẵn có ở địa phương, thức ăn đậm đặc như là nguồn thức ăn giàu đạm Thành phần và tỷ lệ phối trộn được trình bày ở bảng 2.2 Thức ăn tinh cho ăn vào 2 lần là sáng sớm trước khi chăn thả và sau khi bò chăn thả về, thức ăn tinh cho ăn trước khi cho ăn thức ăn thô Thời gian theo dõi 4 tháng tính từ lúc bò đẻ luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Bảng 2.2 Thành phần và tỷ lệ phối trộn hỗn hợp thức ăn tinh

Loại thức ăn Tỉ lệ, %

Năng lượng trao đổi, MJ/kg vật chất khô 11,8

1 cám đậm đặc, sản phẩm của công ty thức ăn chăn nuôi Khánh Hòa, vật chất khô 86%, protein thô 48%, năng lượng trao đổi 2800 kcal/kg vật chất khô

Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Excel (2010) Số liệu đánh giá hiện trạng hệ thống chăn nuôi, các chỉ tiêu sinh sản của bò cái và sinh trưởng của bê được xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Excel (2010)

Trong thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh, số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm excel (2010) và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 So sánh các giá trị trung bình giữa hai nghiệm thức của thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0, theo phương pháp so sánh sai khác nhỏ nhất (LSD) Hai giá trị trung bình có sai khác thống kê khi giá trị P 0,05) Trong một nghiên cứu của Kanuya và Greve (2000) [25] thấy rằng, bò đẻ vào lúc bắt đầu mùa mưa có khoảng cách lứa đẻ thấp hơn bò đẻ vào lúc bắt đầu mùa khô, tuy vậy sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu này

Hình 3.6 Tháng đẻ của bò cái

Diễn biến khối lượng của bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi và tuổi bán bê

Kết quả cân 163 con bê giai đoạn 0-6 tháng tuổi ở Tây Giang được trình bày ở hình 3.7 Trung bình khối lượng của bê sơ sinh ở Tây Giang là 24,4 kg Kết quả về khối lượng bê sơ sinh trong nghiên cứu này có cao hơn chút ít so với đàn bê lai Sind nuôi ở Quảng Trị [20], và cũng cao hơn so với khuyến cáo chung về khối lượng sơ luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si sinh của bê lai Sind trong cả nước [8] Khối lượng bê sơ sinh của bê nuôi trong nông hộ ở Tây Giang là tương đương với khối lượng bê sơ sinh giống thuần nuôi ở trang trại

An Nhơn và Trại An Phú trong nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2005) [6]

Khối lượng bê nuôi lúc 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi lần lượt là 80 và 136 kg Khối lượng bê nuôi trong điều kiện nông hộ lúc 3 và 6 tháng tuổi ở Tây Giang cao hơn so với bê lai Sind nuôi trong điều kiện nông hộ ở Quảng Trị [20] và cũng cao hơn so với bê lai Sind nuôi tại Đắk Lắk có cùng độ tuổi [19] Khối lượng bê ở nuôi ở Tây Giang là tương đương với bờ lai ẵ Red Angus nuụi trong nụng hộ ở Đắk Lắk [19] Sinh trưởng của đàn bê sau khi sinh chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như sản lượng sữa mẹ, nuôi dưỡng đàn bê (loại, lượng thức ăn, cách cho ăn ), qua khảo sát trình độ chăn nuôi ở các nông hộ chưa được chú trọng đến nuôi dưỡng bê và theo hướng thâm canh

Sơ sinh 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày 180 ngày

Tháng tuổi Khối lượng, kg (tr ung bình +S d )

Hinh 3.7 Khối lượng bê (trung bình và độ lệch chuẩn) qua các ngày tuổi

Vòng ngực của bê cũng tăng theo ngày tuổi của bê, nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy răng vòng ngực có mối quan hệ chặt chẽ (R 2 =0,9465) với khối lượng của bò (Hình 3.8) luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Bên cạnh xác định khối lượng của bê, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát về độ tuổi bán bê của các nông hộ, kết quả được trình bày ở hình 3.9 Qua hình 3.9 cho thấy, ở Tây Giang 53,5% số bê được bán trong độ tuổi từ 4-8 tháng, số bê dưới 12 tháng tuổi bán chiếm 86%, chỉ có 6,3% số bê được bán trên 18 tháng tuổi Điều này cho thấy rằng, hệ thống chăn nuôi bò sinh sản ở Tây Giang có tính chuyên canh cao, bò mẹ đẻ bê và bê được bán khá sớm Rất ít hộ để bê lại để nuôi thịt Trong chăn nuôi bò sinh sản, sản phẩm mong đợi chính là những con bê, việc bán bê sẽ đem đến thu nhập cho người chăn nuôi

Hình 3.9 Tuổi bán bê ở các nông hộ

Kết quả thử nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bò cái sau đẻ

3.4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến lượng thức ăn ăn vào của bò mẹ

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò đến lượng thức ăn ăn vào được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Lượng thức ăn ăn vào của bò mẹ

Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm P

Thức ăn bổ sung ăn vào 1 Thức ăn tinh ăn vào, kgDM 2 /con/ngày 0,52±0,13 0,97±0,11 0,05) Trung bình điểm thể trạng của bò lúc đẻ là 3,54 ở nghiệm thức đối chứng, trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm là 3,58 Sau khi đẻ 4 tháng, điểm thể trạng của bò mẹ có xu hướng giảm xuống, ở nghiệm thức đối chứng đạt 3,17 và ở nghiệm thức thí nghiệm là 3,29 (bảng 3.8) Như vậy, điểm thể trạng của bò mẹ ở cả hai nghiệm thức là khá tốt, điểm thể trạng của bò ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn chút ít so với bò ở nghiệm thức đối chứng, tuy vậy sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

3.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh cho mẹ sau khi đẻ đến khối lượng và tăng khối lượng ở bê

Sự sinh trưởng của bê phụ thuộc rất lớn bởi lượng sữa bò mẹ tiết ra, do vậy để cho bê sinh trưởng tốt thì bò mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng đảm bảo Hay nói cách khác việc bổ sung thức ăn cho bò mẹ sau đẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bò mẹ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của bê Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau đẻ đến khối lượng của bê cho thấy, trong hai tháng sau khi đẻ khối lượng của bê không ảnh hưởng bởi bổ sung thức ăn tinh (P>0,05) (hình 4.9) Đến 3 tháng sau khi đẻ, khối lượng của bê ở nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với bê ở nghiệm thức đối chứng (P

Ngày đăng: 14/07/2023, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2009), Nghiên cứu khả năng tiết sữa của bò nội và ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn cho bê bú sữa đến tăng trọng của bê từ 0-12 tuần tuổi, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10, tr 59-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn
Năm: 2009
2. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển dạ cỏ của bê địa phương trong giai đoạn bú sữa từ 0-12 tuần tuổi.II. Sự phát triển của nhú lông niêm mạc dạ cỏ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4, tr, 63-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn
Năm: 2010
3. Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển dạ cỏ của bê địa phương trong giai đoạn bú sữa từ 0-12 tuần tuổi: I. Sự phát triển của khối lượng, dung tích, tầng cơ và độ dày thành dạ cỏ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1, tr, 75-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Tạ Nhân Ái, Nguyễn Tiến Vởn
Năm: 2010
8. Đinh Văn Cải (2007), Nuôi bò thịt, Kỹ thuật-Kinh nghiệm-Hiệu Quả, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.9. Cục Chăn nuôi (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Đinh Văn Cải
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2007
11. Trần Mạnh (2014), Nuôi bò, nhà đầu tư còn thận trọng, Báo tuổi trẻ online, http://www.tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140322/nuoi-bo-nha-dau-tu-con-than-trong/599232.html Link
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, thống kê chăn nuôi đến ngày 1/10/2014. Cập nhật ngày 30 tháng 1 năm 2015 Khác
6. Đinh Văn Cải (2005), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao sức sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam Khác
7. Đinh Văn Cải (2007), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam Khác
10. Cục Chăn nuôi (2007), Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2007 – 2020, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w