CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH
Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐHH
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình trong từng giai đoạn.
* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. – Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
– Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
– Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
* Theo quyết định 206/2003/ QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng
Bộ tài chính, tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định :
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
– Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
– Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
* Theo kế toán Mỹ : TSCĐ bao gồm đất đai nhà cửa, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác được sử dụng trên 1 năm để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp TSCĐ hữu hình (tangible fixed assets) bao gồm nhà cửa máy móc , thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai và nguồn lực tự nhiên (mỏ than, khí đốt …)
TSCĐHH có những đặc điểm sau:
– Tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất;
– TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh trong kỳ;
– Giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.
Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm, từng loại khác nhau theo những đặc trưng nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ Việc phân loại TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ vào mục đích như: phân loại theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo mục đích sử dụng,….Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu mà kế toán tài chính thường vận dụng.
1.1.2.1 Phân loại theo kết cấu Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay Phân loại theo cách này thì TSCĐHH của doanh nghiệp bao gồm những loại sau:
– Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc : bao gồm những TSCĐHH được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, bến cảng…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Loại 2: Máy móc, thiết bị : Toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghê…
– Loại 3: Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn : Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải, thông tin…
– Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ, phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, Fax…
– Loại 5: Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm ( chè, cao su, cà phê, cam…), súc vật làm việc ( trâu, bò, ngựa, voi,…cày kéo) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản,…)
– Loại 6: Tài sản cố định hữu hình khác: bao gồm toàn bộ những TSCĐHH chưa phản ánh vào các loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…
1.1.2.2 Phân loại theo quyền sở hữu
Theo cách phân chia này, TSCĐHH được chia thành : TSCĐHH tự có và TSCĐHH thuê ngoài.
* TSCĐHH tự có : là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quyến sử dụng, quản lý và định đoạt Đây là những tài sản được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn ngân sách, nhà nước cấp, vốn vay…
* TSCĐHH thuê ngoà i : là những tài sản mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, định đoạt Những tài sản này bao gồm:
– TSCĐHH thuê tài chính : là TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Nội dung của hợp đồng có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
– TSCĐHH thuê hoạt động : là TSCĐ thuê không thoả mãn tiêu chuẩn thuê tài chính Nội dung của hợp đồng không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
1.1.2.3 Phân loại theo nguồn hình thành
– TSCĐHH do Ngân sách ( cấp trên) cấp
– TSCĐHH được trang bị bằng nguồn vốn tự bổ sung
– TSCĐHH được trang bị từ nguồn vốn vay
– TSCĐHH được trang bị từ các nguồn khác như : tặng thưởng, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh liên kết…
1.1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng
– TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
– TSCĐHH sử dụng cho nhu cầu phúc lợi, cho hoạt động hành chính sự nghiệp, an ninh quốc phòng…
– TSCĐHH bảo quản hộ, cất giữ hộ đơn vị khác hoặc cơ quan nhà nước.
– TSCĐHH chờ xử lý: những tài sản bị hư hỏng chờ thanh lý…
1.1.3 Đánh giá tài sản cố định hữu hình
Là việc xác định giá trị của TSCĐ hữu hình ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung Trong mọi trường hợp TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
1.1.3.1 Đánh giá TSCĐHH theo nguyên giá
Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Tổ chức chứng từ kế toán tài sản cố định
Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng của việc ghi sổ và kiểm tra kế toán Tại doanh nghiệp căn cứ vào quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về danh mục chứng từ áp dụng tại đơn vị, căn cứ vào tình hình của đơn vị kế toán tiến hành lập danh mục chứng từ sử dụng tại đơn vị mình Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ kế toán dựa vào các chứng từ sau:
– Chứng từ tăng, giảm : các quyết định tăng, giảm TSCĐ của chủ sở hữu
– Chứng từ tài sản cố định: Theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính, chứng từ TSCĐ bao gồm 6 loại.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ ( 01- TSCĐ )
+ Biên bản thanh lý TSCĐ (02- TSCĐ )
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (03 -TSCĐ)
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04- TSCĐ)
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ ( 05-TSCĐ)
+ Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ (06- TSCĐ)
– Một số chứng từ khác như: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường,Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính….
Kế toán Ban giao TSCĐ nhận, thanh lý
Lập, huỷ thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, tổng hợp
Giao nhận, thanh lý và lập biên bản
Quyết định tăng giảm TSCĐ
Lưu hồ sơ kế toán
1.2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 1: Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán TSCĐHH
1.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH
Tại phòng kế toán: Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ trường hợp tăng và huỷ thẻ TSCĐ trường hợp giảm và phản ánh vào sổ chi tiết TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ của doanh nghiệp theo dõi từng loại, nhóm TSCĐ cho toàn doanh nghiệp Từ các sổ chi tiết TSCĐ, cuối kỳ kế toán dựa vào đó để lập bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ. Dựa vào bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ để kế toán lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ.
Tại bộ phận sử dụng: Căn cứ vào các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh kế toán tiến hành phản ánh vào sổ chi tiết TSCĐ dùng cho từng bộ phận sử dụng.
1.2.3 Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐHH
1.2.3.1 Hạch toán biến động TSCĐHH a Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản : 211 – “ Tài sản cố định hữu hình” phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
+ Bên nợ : ã Phản ỏnh nguyờn giỏ của TSCĐHH tăng lờn trong kỳ do xõy dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, … ã Điều chỉnh tăng nguyờn giỏ TSCĐHH do nõng cấp, trang bị thờm một số bộ phận… ã Điều chỉnh tăng nguyờn giỏ do đỏnh giỏ lại.
+ Bên có : ã Phản ỏnh nguyờn giỏ của TSCĐ hữu hỡnh giảm trong kỳ do thanh lý nhượng bán, do điều chuyển đến đơn vị khác… ã Nguyờn giỏ TSCĐHH giảm do thỏo bớt một số bộ phận. ã Điều chỉnh giảm nguyờn giỏ TSCĐHH do đỏnh giỏ lại.
+ Số dư cuối kỳ (dư nợ): Phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình hiện có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Tài khoản 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:
TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112- Máy móc thiết bị
TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118- Tài sản cố định hữu hình khác b Phương pháp hạch toán tình hình biến động TSCĐ
* Hạch toán biến động tăng TSCĐHH
Nguyên giá tài sản ghi theo giá mua trả tiền ngay
1 lần Định kỳ thanh toán tiền cho người bán TK242
Số chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay( lãi trả chậm)
TK 635 Định kỳ phân bổ lãi trả chậm vào chi phí tài chính
Tổng số tiền thanh toán
Mua TSCĐHH bằng quỹ phúc lợi
Mua TSCĐHH bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển
TSCĐHH của doanh nghiệp tăng rất nhiều các nguyên nhân như mua sắm, xây dựng, cấp phát, viện trợ,…Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp Dưới đây em xin trình bày một số sơ đồ hạch toán kế toán tăng chủ yếu:
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐHH do mua TSCĐHH theo hình thức trả chậm, trả góp Đồng thời kết chuyển nguồn vốn hình thành TSCĐHH:
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Chiết khấu thương mại giảm giá TSCĐHH mua vào
Mua TSCĐHH phải qua lắp đặt chạy thử
Khi TSCĐHH đưa vào sử dụng
Thuế GTGT (nếu có) Thuế nhập khẩu phải nộp
Thuế GTGT của hàng nhập (nếu được khấu trừ) khẩu
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
(nếu không được khấu trừ)
Lệ phí trước bạ nếu có
Giá mua, chi phí liên quan trực tiếp
Sơ đồ 3: hạch toán kế toán tăng TSCĐHH do mua ngoài dùng cho hoạt động SXKD Đồng thời kế toán ghi các bút toán kết chuyển nguồn vốn như trường hợp trên.
Nguyên giá TSCĐ theo tổng giá thanh toán Đồng thời kết chuyển tăng quỹ phúc lợi hình thành TSCĐHH
Ghi giảm quỹ phúc lợi
TSCĐHH tăng do phát hiện thừa để ngoài sổ sách , chưa ghi sổ
Nếu TSCĐHH thừa đang sử dụng kế toán đồng thời ghi:
Trích bổ sung khấu hao TSCĐHH vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Phần chênh lệch tăng hao mòn (nều có)
Phần chênh lệch tăng nguyên giá
Sơ đồ 4:hạch toán tăng TSCĐHH do mua sắm dùng cho hoạt động phúc lợi,công cộng
Sơ đồ5: hạch toán tăng TSCĐHH do phát hiện thừa
Sơ đồ 6:Hạch toán tăng TSCĐHH do đánh giá lại
Giá trị TSCĐHH được biếu tặng, viện trợ TK111,112,331
Chi phí khác có liên quan
Tập hợp chi phí XDCB thực tế phát sinh
Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH khi công trình xây dựng hoàn thành
TK 1332 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Sơ đồ 7: hạch toán TSCĐHH tăng do được tài trợ, biếu tặng
Sơ đồ 8: hạch toán tăng TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành Đồng thời kết chuyển nguồn vốn giống như các trường hợp trên.
Sơ đồ 9: Hạch toán tăng TSCĐHH do nhận góp vốn, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết
Tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá trị vốn góp Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có)
Ghi giảm vốn góp liên doanh, liên kết Nguyên giá TSCĐHH
Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
Giá thành sản phẩm sản xuất không qua nhập kho chuyển thành TSCĐHH sử dụng cho sản xuất kinh doanh
Giá thành sản phẩm nhập kho
Xuất kho sản phẩm chuyển thành TSCĐHH
Doanh thu bán hàng nội bộ do sử dụng sản phẩm chuyển thành TSCĐHH sử dụng cho SXKD
Chi phí khác có liên quan (lắp đặt, chạy thử…)
Sơ đồ 10: Hạch toán tăng TSCĐHH do doanh nghiệp tự chế tạo Đồng thời ghi :
Sơ đồ 11: Hạch toán tăng TSCĐHH do chuyển từ công cụ dụng cụ
Nguyên giá TSCĐHH tăng do chuyển công cụ dụng cụ mới thành TSCĐHH
Giá trị đã phân bổ
Giá trị còn lại chưa phân bổ
Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH đem đi trao đổi
Nguyên giá TSCĐHH nhận về (giá trị còn lại của tài sản đem trao đổi)
Giảm nguyên giá TSCĐHH đem đi trao đổi
Sơ đồ 12: Hạch toán tăng TSCĐHH do mua dưới hình thức trao đổi
+Trường hợp trao đổi ngang giá: (trao đổi TSCĐHH tương tự, không tạo ra doanh thu)
+ Trường hợp mua TSCĐHH dưới hình thức trao đổi không tương tự:
Giá trị còn lại của TSCĐHH đem đi trao đổi
Ghi giảm nguyên giá TSCĐHH đem đi trao đổi
Giá trị hao mòn của TSCĐHH đem đi trao đổi Đồng thời ghi:
Nguyên giá TSCĐ nhận về
TK 133(1332) Thuế giá trị GTGT đầu vào
Giá trao đổi theo thỏa thuận
Thuế GTGT phải nộp tương ứng
Tổng giá thanh toán của TSCĐHH đem trao đổi TK 11,112
Nhận số tiền phải thu thêm
Thanh toán số tiền phải trả thêm
* Kế toán tình hình biến động giảm TSCĐHH
TSCĐHH của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thanh lý nhượng bán, góp vốn liên doanh…Theo từng trường hợp kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp Dưới đây em xin trình bày một số sơ đồ hạch toán kế toán giảm TSCĐHH chủ yếu:
Sơ đồ 13: Hạch toán kế toán giảm TSCĐHH do thanh lý, nhượng bán
Chi phí thanh lý nhượng bán Kết chuyển chi phí thanh lý nhượng bán
Kết chuyển thu về thanh lý nhượng bán
Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐHH TK1331
Giá trị còn lại của TSCĐHH
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
TSCĐHH chuyển thành CC,DCgiá trị còn lại
(nếu giá trị còn lại nhỏ)
TSCĐHH chuyển thành CC, giá trị còn lại
DC (nếu giá trị còn lại lớn)
Giá trị hao mòn Định kỳ phânbổ dần
Sơ đồ 14: Hạch toán giảm TSCĐHH do chuyển thành công cụ dụng cụ
Sơ đồ 15: Hạch toán giảm TSCĐHH do phát hiện thiếu
Nguyên giá phần giá TSCĐHH trị hao mòn
Giá trị còn lại (Giá trị thiếu chờ xử lý)
Người có lỗi phải bồi thường
Nếu được phép ghi giảm vốn
Doanh nghiệp chịu tổn thất
Khi có quyết định xử lý Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán biến động TSCĐ cũng tiến hành tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác số thuế GTGT đầu vào không tách riêng mà phản ánh vào nguyên giá TSCĐ và các khoản thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp
1.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐHH a Khấu hao và hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ kĩ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán, phân bổ có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản Khấu hao là một thuật ngữ kế toán sử dụng để chỉ việc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của TSCĐ trong thời gian phục vụ của nó.
Hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ Còn khấu hao là biện pháp chủ quan của các nhà quản lý nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn Việc tính khấu hao có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ( số 03) có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ là : Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm. b Các phương pháp tính khấu hao TSCĐHH
* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Những TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau :
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hay
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ Nguyên giá của
TSCĐ x Tỷ lệ % khấu hao cơ bản
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = Số khấu hao phải trích cả năm
12 Trường hợp nguyên giá hay thời gian sử dụng của TSCĐ thay đổi, DN phải xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại của TSCĐ.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
1.3.1 Phân tích tình hình biến động tài sản cố định Để phân tích tình hình biến động TSCĐ trong kỳ, kế toán sử dụng các chỉ tiêu sau:
(1) Hệ số tăng( giảm ) TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ
Hệ số tăng (giảm) TSCĐ phản ánh mức độ tăng (giảm) thuần tuý về quy mô củaTSCĐ Nếu hệ số này lớn chứng tỏ giá trị TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ có sự biến động lớn và ngược lại.
(2) Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
(3) Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị của TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có lúc đầu kỳ Hai hệ số này ngoài việc phản ánh tăng, giảm thuần tuý về TSCĐ, còn phản ánh về trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp Nếu giá trị của hai hệ số này lớn chứng tỏ TSCĐ trong kỳ có biến động lớn và doanh nghiệp đã tích cực trong việc đầu tư, đổi mới tài sản.
TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ Nếu hệ số này càng gần đến 1, chứng tỏ TSCĐ tại doanh nghiệp càng cũ doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ Và ngược lại nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới Việc phân tích hệ số hao mòn của TSCĐ là hết sức quan trọng vì nó phản ánh tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Từ việc đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, các nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ cũ mới của TSCĐ và từ đó có biện pháp đúng đắn trong việc đầu tư, đổi mới và quản lý TSCĐ.
1.3.2 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đầu tư trang bị kỹ thuật cho công nhân trực tiếp sản xuất chứng tỏ trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp Trên cơ sở đó doanh nghiệp cần có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Chỉ tiêu thường dùng là :
(5) Mức trang bị TSCĐ cho một lao động = Nguyên giá TSCĐ
Số lao động bình quân
1.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Việc phân tích các chỉ tiêu về tình hình biến động TSCĐ, tình hình trang bị, loại bỏ TSCĐ để có các chính sách phù hợp trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị trong doanh nghiệp thực chất là nhằm tới mục tiêu cuối cùng là vấn đề “ Hiệu quả sử dụng TSCĐ” Sử dụng hiệu quả TSCĐ chính là một biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
TSCĐ = Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng)
Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay giá trị tổng sản lượng.
(7) Hệ số sinh lời TSCĐ = Lợi nhuần thuần ( hay lãi gộp)
Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.
TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần ( hoặc giá trị tổng sản lượng)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần hoặc giá trị tổng sản lượng có chứa bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ Các chỉ tiêu (6), (7) càng cao, chỉ tiêu (8) càng thấp càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSCĐ.
Việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ góp phần quan trọng cung cấp thông tin về tình hình sử dụng TSCĐ một cách đầy đủ, chính xác giúp cho việc ra quyết định đầu tư, quản lý TSCĐ một cách hợp lý.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH
Giới thiệu tổng quan về công ty CP chè Kim Anh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chè Kim Anh
Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Lý Văn Thiện
Chủ tịch hội đồng quản trị : Nguyễn Quang Hùng Địa chỉ của công ty.Trụ sở của công ty tại :
Km số 2 - Quốc lộ 2A – Phủ Lỗ - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội Điện thoại (tel) : 844 – 8443222/8443265
Tài khoản : 2141000003484 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông
Công ty cổ phần Chè Kim Anh là một thành viên trực thuộc trong tổng công ty chè Việt Nam Thực hiện hạch toán độc lập so với tổng công ty Công ty đã có bề dày trên
40 năm hình thành và phát triển, là một đơn vị đi đầu của ngành chè Việt Nam Nhà máy chè Vĩnh Long được thành lập năm 1959 Nhà máy chè Kim Anh thành lập năm1960.Ngày 15/05/1980 Bộ Lương thực quyết định sát nhập hai nhà máy chè : nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy chè Kim Anh thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh đặt trụ sở tại Mai Đình – Sóc Sơn – Hà Nội Tuy nhiên với cái tên “ nhà nước “ thì nó chỉ bao hàm ý nghĩa sản xuất và chế biến chè với quy mô nhỏ.
Ngày 03/07/1999 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số 99/QĐ
- BNN – TCCB chính thức chuyển công ty chè Kim Anh thành công ty cổ phần chè Kim Anh Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với công ty Quá trình cổ phần hoá làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty tạo điều kiện cho công ty phát triển Hiện nay nhiệm vụ của công ty là sản xuất và chế biến chè hương tiêu dùng nội tiêu và chè xanh, chè đen xuất khẩu Sản phẩm của công ty đã có mặt tại khắp các tỉnh thành trong cả nuớc và nhiều nước trên thế giới từ Châu Âu, Châu á đến châu Mỹ…Thương hiệu chè Kim Anh ngày càng được khẳng định.
2.1.2 Khái quát tình hình sản xuất của công ty
2.1.2.1 Cơ cấu vốn trong công ty
Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%)
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 10.120.456.190 26 11.465.320.889 29
Tính đến ngày 31/12/ 2008 công ty CP chè Kim Anh có 236 nhân viên lao động. Trong đó :
+ Số lao động trình độ đại học là 30 người chiếm 13%
+ Số lao động có trình độ Cao đẳng là 42 người chiếm 18%
+ Số lao động có trình độ trung cấp là 40 người chiếm 17%
+ Số lao động có trình độ phổ thông là 124 người chiếm 52%
2.1.2.3 Một số thông tin về tình hình tài chính của công ty Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập bình quân tháng 774.580 1.134.400 1.250.000
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP chè Kim Anh
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Bộ máy quản lý của công ty CP chè Kim Anh được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng bao gồm : Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, các phòng ban và các nhà máy thành viên.
Sơ đồ18 : Tổ chức bộ máy của công ty CP chè Kim Anh
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Đại hội cổ đông (ĐHCĐ ): Đại hội cổ đông
Phòng tài chính kế toán
Phòng kĩ thuật công nghệ
Nhà máy chè Đại Từ
Nhà máy chè Định Hoá xưởng chế biến Ngọc Thanh
Là cơ quan quyết định cao nhất ĐHCĐ bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS), đồng thời có nhiệm vụ theo dõi và giám sát hoạt động của HĐQT và BKS ĐHCĐ có 216 cổ đông, có quyền quyết định mức cổ tức hàng năm, sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, thông qua báo cáo tài chính của công ty và thông qua định hướng phát triển của công ty ĐHCĐ được triệu tập ít nhất một năm 1 lần.
Gồm 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 thành viên khác HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty HĐQT có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định phương án đầu tư, tổ chức đưa ra các giải pháp phát triển thị trường; có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác.
Gồm có 3 người, trong đó có 1 trưởng ban kiểm soát Trong ban kiểm soát phải có người am hiểu về kế toán Nhiệm vụ của BKS là : Kiểm tra tính hợp pháp trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, kết quả thu được báo cáo cho HĐQT Thành viên của BKS do HĐQT bầu ra và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của HĐQT.
Có nhiệm vụ trực tiếp điều hành quản lý hoạt động công ty thông qua các phòng ban và các nhà máy thành viên.
Tổ chức việc thu mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất chè và tìm hiểu nghiên cứu thị trường để thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
* Phòng kế toán – tài chính : Phòng này có nhiệm vụ :
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp cho các đối tượng có yêu cầu sử dụng thông tin một cách chính xác, kịp thời; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành công ty.
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất, lập các định mức kinh tế…
- Tổ chức công tác kế toán trong công ty một cách khoa học, hợp lý, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
* Phòng hành chính : Quản lý nhân sự trong công ty, tổ chức tuyển sinh đào tạo công nhân viên làm trong công ty Đồng thời giải quyết các chính sách về tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên.
* Phòng kĩ thuật – công nghệ : có nhiệm vụ thiết kế hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu Mặt khác Phòng kĩ thuật – công nghệ còn có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của sản phẩm sản xuất.
* Phòng sản xuất : thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm từ chè búp tươi do hai nhà máy Đại Từ và Định Hoá chuyển về cùng các hương liệu Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quy định.
* Nhà máy thành viên : nhà máy chè Đại Từ và nhà máy chè Định Hoá có nhiệm vụ thu mua chè búp của người dân, sau đó sơ chế rồi chuyển về công ty để tiếp tục chế biến chè thành phẩm Xưởng chế biến Ngọc Thanh có nhiệm vụ sản xuất chè xanh.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP chè Kim Anh
2.1.4.1 Đặc điểm và sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Công ty CP chè Kim Anh là công ty có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung, do đó công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Theo hình thức này,toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và thống kê được thực hiện tại phòng kế toán của công ty, từ việc thu nhận kiểm tra chứng từ ban đầu đến việc ghi sổ và lập
Kế toán trưởng kế toán giá thành kế toán vật tư, TSCĐ và công nợ kế toán thanh toán và tiền lương
Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán, dễ phân công công tác, kiểm tra xử lý, cung cấp thông tin kế toán kịp thời.
Bộ máy kế toán của công ty CP chè Kim Anh tổ chức theo hình thức tập trung được chia thành các bộ phận theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 19: sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần chè Kim Anh
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng : là người tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty Nhiệm vụ của kế toán trưởng là :
Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty CP chè Kim Anh
2.2.1 Kế toán chi tiết TSCĐHH tại công ty CP chè Kim Anh
2.2.1.1 Phân loại TSCĐHH tại công ty CP chè Kim Anh
Tại công ty CP chè Kim Anh có sử dụng nhiều TSCĐHH và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Cụ thể:
* Theo nguồn hình thành : TSCĐHH hiện có của doanh nghiệp được chia thành ba loại như sau:
Chỉ tiêu Nguyên giá (đồng ) Tỷ trọng (%)
TSCĐHH của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu do nguồn tự bổ sung của doanh nghiệp Phân loại TSCĐHH theo tiêu thức này cung cấp thông tin về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐHH Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách hợp lý và có hiệu quả.
* Phân loại theo kết cấu : TSCĐHH tại công ty bao gồm 4 loại và tỷ trọng của từng loại được thể hiện thông qua bảng số liệu ( năm 2008) sau :
TT Chỉ tiêu Nguyên giá(VNĐ) Tỷ trọng (%)
2 Nhà cửa, vật kiến trúc 9.821.440.639 42,43
5 Thiết bị dụng cụ quản lý 333.347.051 1,44
Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên máy móc thiết bị và nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị TSCĐHH tại doanh nghiệp.
Việc phân loại TSCĐHH theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý và trích khấu hao TSCĐHH phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
TSCĐHH của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản tự có thuộc sở hữu của doanh nghiệp Công ty không có loại tài sản thuê ngoài Như vậy doanh nghiệp có quyền sử dụng, định đoạt toàn bộ TSCĐHH của mình.
Tình hình tài sản của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị hao mòn
1 Nhà cửa,vật kiến trúc
4 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2.2.1.2 Đánh giá nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Trong năm 2008, tại công ty CP chè Kim Anh có một số nghiệp vụ phát sinh làm tăng TSCĐHH tại công ty do mua sắm và xây dựng cơ bản bàn giao Sau đây em xin trình bày một số nghiệp vụ:
* Tài sản cố định hữu hình hình thành do mua sắm
Do yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, ngày01/11/2008 công ty tiến hành mua một ô tô tải Huyndai với giá mua xe là 253.000.000 đồng Lệ phí trước bạ 2% giá trị xe , chi phí đăng ký xe là 3% giá trị xe , chi phí dầu mỡ chạy thử là 352.000 đồng.
Do vậy nguyên giá của xe ô tô Huyndai được xác định như sau:
2 Lệ phí trước bạ 2% x 253.000.000 5.060.000 đồng
3 Chi phí đăng ký xe 3% x 253.000.000 7.790.000 đồng
4 Chi phí dầu mỡ chạy thử 352.000 352.000 đồng
Vậy nguyên giá của xe ô tô Huyndai là 266.202.000 đồng.
* Tài sản cố định hữu hình hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Ngày 10/11/2008 công ty nhận bàn giao công trình xây dựng nhà sao sấy chè từ công ty Xây lắp và đầu tư thương mại với giá quyết toán toàn bộ công trình là 315.120.000 đồng Do vậy nguyên giá của nhà sao sấy chè là 315.120.000 đồng.
2.2.1.3 Chứng từ và thủ tục kế toán ban đầu
* Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐHH
– Đối với trường hợp tăng TSCĐHH do mua sắm
Căn cứ vào nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có kế hoạch mua sắm cho từng năm Sau khi kế hoạch được duyệt công ty tiến hành ký hợp đồng mua sắm với người cung cấp Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi làm căn cứ để thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền Sau khi nhận được TSCĐHH mua, công ty tiến hành lập các biên bản, giấy tờ cần thiết để chứng nhận quyền sở hữu của công ty Các chứng từ được sử dụng tại công ty khi mua sắm TSCĐHH bao gồm :
– Biên bản giao nhận tài sản
– Hoá đơn giá trị gia tăng
Các chứng từ này sẽ được lưu tại hồ sơ TSCĐ ở phòng kế toán và được sử dụng làm căn cứ lập thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ Đồng thời còn là căn cứ để kế toán tổng hợp ghi vào các Bảng kê và các Nhật ký - chứng từ có liên quan.
Dưới đây em xin trình bày cụ thể mẫu chứng từ sử dụng để minh họa cho trường hợp này:
Ngày 01/11/2008 công ty tiến hành mua một ô tô tải Huyndai của Công ty sản xuất dịch vụ XNK khoa học và kĩ thuật với giá mua xe là 253.000.000 đồng Lệ phí trước bạ 2% giá trị xe , chi phí đăng ký xe là 3% giá trị xe , chi phí dầu mỡ chạy thử là 352.000 đồng, thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.Khi công việc mua bán hoàn thành tập hợp chứng từ để lập hồ sơ với những mẫu chứng từ như sau:
CÔNG TY CP CHÈ KIM ANH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 18 ngày 20/09/2008
Bên nhận tài sản gồm có :
Chức vụ : Giám đốc công ty CP chè Kim Anh
Chức vụ : Trưởng phòng kỹ thuật công nghệ
Bên giao tài sản gồm :
+ Ông : Trịnh Xuân Đức Địa điểm giao nhận : Công ty CP chè Kim Anh
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Tên TSCĐ: xe ô tô hiệu Huyndai
Chất lượng : Thân xe, vỏ xe, gương, máy móc hoạt động bình thường.
Nơi sản xuất : Hàn quốc
Nơi nhập khẩu: Công ty sản xuất dịch vụ XNK khoa học và kĩ thuật
Nguồn gốc nhập khẩu số : 600005
Năm sản xuất: 2007 Màu: xanh Giá trị : 253.000.000 đồng (hai trăm năm mươi ba triệu đồng chẵn)
Ban kiểm nhận (ký tên)
Kế toán trưởng (ký tên)
Ngày 01/11/2008 Liên 2: (giao cho khách hàng) Đơn vị bán : Công ty sản xuất dịch vụ XNK công nghệ và kĩ thuật Địa điểm : Tập thể xí nghiệp đường bộ 116- Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân –
Số TK: 2200311.020013 tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Đơn vị mua: công ty CP chè Kim Anh Địa chỉ : Km số 2- Quốc Lộ 2A- Phủ Lỗ- Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Hình thức thanh toán : Bằng tiền gửi ngân hàng
Tên hàng hoá ĐVT số lượng Đơn giá Thành tiền
Số tiền viết bằng chữ: hai trăm bảy mươi tám triệu ba trăm nghìn đồng chẵn
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Giám đốc (ký,họ tên)
– Đối với trường hợp tăng TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Để tiến hành xây dựng các công trình, trước hết công ty phải có kế hoạch cho từng năm Sau khi có quyết định xây dựng công trình, công ty sẽ liên hệ và ký kết hợp đồng xây lắp với các công ty xây dựng đảm nhận việc thi công Trong quá trình thi công công ty sẽ tiến hành giám sát công trình về hạng mục thi công, chất lượng công trình, thời gian thi công…Sau khi công trình hoàn thành công ty sẽ nhiệm thu đánh giá chất lượng công trình Hai bên tiến hành bàn giao công trình Các chứng từ chủ yếu trong trường hợp này là :
– Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng
– Biên bản thanh lý hợp đồng
– Hóa đơn giá trị gia tăng
Dưới đây em xin trình bày cụ thể những mẫu chứng từ sử dụng để minh họa cho trường hợp này:
Ngày 10/11/2008, công ty CP chè Kim Anh nhận bàn giao công trình xây dựng nhà sao sấy chè ( sử dụng cho phòng sản xuất ) và đưa vào sử dụng với giá trị quyết toán của toàn bộ công trình là 315.120.000 đồng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Các chứng từ được sử dụng trong trường hợp này là :
CÔNG TY CP CHÈ KIM ANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chủ đầu tư công trình: Công ty CP chè Kim Anh Đơn vị nhận thầu công trình: Công ty xây lắp và đầu tư thương mại Thuận An
Tên công trình: Nhà sao sấy chè
Tiến hành nghiệm thu tại công ty CP chè Kim Anh
I CÁC BÊN THAM GIA GỒM
1 Đại diện chủ đầu tư Ông : Lý Văn Thiện chức vụ: giám đốc Ông : Nguyễn Bá Đệ chức vụ: trưởng phòng kỹ thuật công nghệ
2 Đại diện đơn vị nhận thầu: Ông : Lưu Đức Trung chức vụ: giám đốc
II Nội dung nghiệm thu
Các bên đã tiến hành xem xét và đưa ra nhận xét:
1 công trình đảm bảo chất lượng, thi công đúng bản vẽ, đúng thời gian thi công.
Chấp nhận nhiệm thu Đại diện chủ đầu tư
(ký, ghi rõ họ tên) Đại diện nhà thầu (ký, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 12/HĐKT giữa công ty CP chè Kim Anh và công ty xây lắp và thương mại Thuận An ký ngày 15/02/2008 về việc thi công công trình xây dựng nhà sao sấy chè.
Căn cứ vào khối lượng thực tế đã hiện
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình xây dựng
Hôm nay, ngày 10 tháng 11 năm 2008 tại công ty CP chè Kim Anh chúng tôi gồm có:
1 Đại diện bên A : Công ty CP chè Kim Anh Ông : Lý Văn Thiện chức vụ : Giám đốc
2 Đại diện bên B : công ty xây lắp và thương mại Thuận An Ông : Lưu Đức Trung chức vụ: Giám đốc
Sau khi kiểm tra đối chiếu kết quả khối lượng thực tế đã thực hiện với nội dung Hợp đồng kinh tế hai bên đã thống nhất : a Bên B đã hoàn thành hợp đồng và bàn giao công trình đúng thời hạn và được bên A đồng ý nghiệm thu, đưa vào sử dụng. b Về chất lượng: đảm bảo yêu cầu của bên A c Về thời gian: đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng d Về giá trị quyết toán công trình: 315.120.000 đồng
Bằng chữ: Ba trăm mười năm triệu một trăm hai mươi nghìn đồng
Phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH tại công ty cổ phần chè .79 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
Là việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định như điều chỉnh quy mô, cơ cấu TSCĐ, đầu tư và đổi mới TSCĐ…nhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Tại công ty cổ phần chè Kim Anh, định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính kế toán tiến hành phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong năm của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc và Hội đồng quản trị để họ có những căn cứ ra quyết định hợp lý, đúng đắn.
Việc tình hình sử dụng hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng được thực hiện qua bảng phân tích sau:
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
3 Nguyên giá TSCĐ bình quân
4 Số lao động bình quân (người ) 236 236 0
6 Hệ số sinh lời TSCĐ = (2) : (3) 0,04 0,03 - 0,01
8 Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động =(3) : (4)
Bảng phân tích trên cho ta thấy:
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2008 doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2007 Doanh thu thuần năm 2008 giảm 323.923.000 đồng so với năm 2007 Lợi nhuận thuần năm 2008 giảm so với năm
2007 là 149.549.505 đồng Tuy nhiên nguyên giá bình quân của TSCĐ của doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007 là 830.092.510 đồng Do vâyh ta thấy doanh nghiệp sử dụng TSCĐ vẫn chưa thật có hiệu quả Điều này còn được thể hiện rõ qua việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ sau:
– Sức sản xuất của TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007 Năm 2007, cứ bỏ
2008 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ thì tạo ra 1,18 đồng doanh thu giảm 0,06 đồng so với năm 2007.
– Hệ số sinh lời năm 2008 giảm so với năm 2007 Năm 2007, cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận thuần Năm 2008 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận thuần giảm 0,01 đồng so với năm 2007.
– Suất hao phí TSCĐ năm 2008 tăng so với năm 2007 Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải mất 0,81 đồng nguyên giá TSCĐ Sang năm
2008 để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần có 0,85 đồng nguyên giá TSCĐ, tăng 0,04 đồng so với năm 2007.
– Mức trang bị TSCĐ cho một công nhân năm 2008 tăng so với năm 2007. Năm 2007, một công nhân được trang bị 93.963.850 đồng nguyên giá TSCĐ. Năm 2008, một công nhân được trang bị 97.481.191 đồng nguyên giá TSCĐ, tăng 3.517.341 đồng so với năm 2007.
Từ những phân tích trên ta thấy tại công ty cổ phần chè Kim Anh việc sử dụngTSCĐ vẫn chưa thực sự có hiệu quả Đồng thời hiệu quả sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm Tuy nhiên xu hướng giảm này có thể giải thích được là do tình hình khủng hoảng của nền kinh tế thế giới vào năm 2008 Chính cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty Đồng thời việc đầu tư, quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả Do vậy công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và cũng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH
3.1 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH tại công ty
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, công ty CP chè Kim Anh ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước Cơ sở vật chất của công ty cũng được trang bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Với sự phát triển của công ty thì công tác kế toán và đặc biệt là kế toán TSCĐHH đóng một vai trò rất quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em có dịp được tìm hiểu về thực tế công tác kế toán tại công ty trong đó có công tác kế toán TSCĐHH Qua đó em đã thấy được một số ưu, nhược điểm của công tác kế toán của công ty Cụ thể:
3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐHH tại công ty CP chè
3.1.1.1 Về hệ thống sổ sách kế toán
Hệ thống sổ sách của công ty được thực hiện tuân thủ theo quy định của nhà nước Công ty thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký – chứng từ đảm bảo có tính khoa học cao, giảm được khối lượng ghi chép thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra số liệu. Đồng thời việc ghi chép sổ sách kế toán tại công ty cũng được hỗ trợ bằng kế toán máy làm cho công việc ghi chép của kế toán được giảm bớt.
3.1.1.2 Về hệ thống chứng từ kế toán TSCĐHH
Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty cổ phần chè Kim Anh dựa vào hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của Bộ tài chính.
Mọi nghiệp vụ liên quan đến việc tăng,giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐHH… đều đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ theo đúng quy định của Bộ tài chính.
3.1.1.3 Về cách thức hạch toán
Kế toán TSCĐ tại công ty đã ghi chép đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý.
3.1.1.4 Về việc phân loại TSCĐHH
Tại công ty có sử dụng nhiều cách phân loại TSCĐHH theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo nguồn hình thành, kết cấu, sở hữu Thông qua các cách phân loại này kế toán có thể cung cấp thông tin về tình hình tài sản của doanh nghiệp.
3.1.1.5 Về công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung, TSCĐHH nói riêng
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng Nhưng tại công ty CP chè Kim Anh, kế toán đã thực tương đối quan tâm đến việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Vào cuối mỗi năm tài chính kế toán trưởng tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung, TSCĐHH nói riêng với các chỉ tiêu như : sức sản xuất TSCĐ, mức trang bị TSCĐ cho một lao động, Suất hao phí của TSCĐ, sức sinh lợi của TSCĐ Bên cạnh đó kế toán còn phân tích một số các chỉ tiêu liên quan đên việc sử dụng máy móc như hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị, năng suất sản xuất… Qua đó các nhà quản lý sẽ có được những thông tin cần thiết về hiệu quả sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp là hiệu quả hay lãng phí để có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, thanh lý TSCĐ.
3.1.2 Những nhược điểm về công tác kế toán TSCĐHH tại công ty
Bên cạnh một số ưu điểm ở trên thì công tác kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần chè Kim Anh vẫn tồn tại một số nhược điểm cần phải khắc phục trong thời gian tới là :
3.1.2.1 Về sổ sách kế toán
Công ty cổ phần chè Kim Anh ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – chứng từ Mặc dù có ưu điểm là kiểm tra đối chiếu sổ rất chặt chẽ, hạn chế tới mức tối đa sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, song lại có nhược điểm là số lượng sổ sách rất lớn, cho dù có sự trợ giúp của máy tính nhưng công việc của kế toán viên vẫn rất phức tạp Kế toán phải mất nhiều thời gian, công sức để đối chiếu, kiểm tra sổ Mặt khác, với hình thức sổ nhật ký chứng từ, việc áp dụng kế toán máy sẽ khó khăn hơn các hình thức sổ khác vì số lượng sổ sách theo hình thức này là rất lớn, một phần mềm máy tính không thể thiết kế được tất cả các loại sổ sử dụng được, có nhiều loại sổ sách kế toán đòi hỏi kế toán viên phải tự tập hợp, kết chuyển số liệu và tự chuyển sổ giống như thực hiện kế toán thủ công.
3.1.2.2 Về kế toán chi tiết TSCĐHH tại bộ phận sử dụng
Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần chè Kim Anh
công ty cổ phần chè Kim Anh
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kế toán tại công ty cổ phần chè Kim Anh vẫn còn một số tồn tại Sau đây em xin đưa ra một số ý kiến nhằm làm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty.
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty
3.2.1.1 Về sổ sách kế toán
Công ty có thể đặt riêng một chương trình kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình hoặc chuyển đổi hình thức sổ theo hình thức nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ Vì hai hình thức sổ trên, khi áp dụng kế toán máy có thể phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp
3.2.1.2 Về kế toán chi tiết TSCĐHH tại bộ phận sử dụng
Cần phải theo dõi TSCĐHH tại nơi sử dụng, bảo quản Đồng thời gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận góp phần nâng cao trách nhiệm Qua đó sẽ hạn chế được tình trạng hỏng hóc trước thời hạn sử dụng, mất mát thiếu hụt,… và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH.
Do vậy, tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐHH (phòng ban, phân xưởng…) phải sử dụng Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng để theo dõi tình hình tăn giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý Mẫu sổ như sau :
SỔ TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Năm : Đơn vị sử dụng:
Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Chứng từ
Tên, nhãn hiệu,quy cách tài sản ĐVT Số lượng Đơn giá
Ngày …tháng…năm… Người ghi sổ
Kế toán trưởng (ký, họ tên)
3.2.1.3 Về kế toán chi tiết TSCĐHH tại phòng kế toán
Việc đánh số thẻ TSCĐHH tại doanh nghiệp phải đảm bảo khoa học, hợp lý, giúp cho việc quản lý hạch toán TSCĐHH một cách thuận tiện Nhất là khi công ty áp dụng chương trình kế toán máy kế toán phải mã hoá “ danh mụcTSCĐ” để đánh số TSCĐ thống nhất trong công ty Sau đây em xin đề nghị một cách đánh số TSCĐ như sau:
Trước tiên cần phải quy ước các ký hiệu cho từng nhóm tài sản:
STT Nhóm TSCĐ Ký hiệu
1 Nhà cửa, vật kiến trúc A
Ví dụ : ngày 01/11/2008 công ty mua sắm một chiếc xe ô tô Huyndai biển số 29L – 4681 Tháng 11 công ty bắt đầu đưa xe vào hoạt động Khi đó kế toán tiến hành đánh số thẻ như sau
Nhóm TSCĐ Số thứ tự tài sản đưa vào sd
Tháng đưa vào sử dụng
Năm đưa vào sử dụng
3.2.1.4 Về phương pháp khấu hao TSCĐHH
Việc sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐHH tại công ty CP chè Kim Anh là chưa hợp lý Mỗi loại tài sản có công dụng, mức độ suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng cũng như lợi ích thu được từ việc sử dụng cũng khác nhau Do vậy kế toán cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp đối với từng nhóm TSCĐHH Cụ thể:
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc có hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm thì có thể tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, có hao mòn hữu hình nhanh; một số máy móc thiết bị sản xuất công nghệ kĩ thuật hiện đại, thiết bị điện tử, máy vi tính có hao mòn vô hình nhanh thì nên lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh để sớm thu hồi vốn đầu tư.
TK 2413 TK 335 – chi phí phải trả TK 627,641,642
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH phát sinh
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH hàng kỳ
3.2.1.5 Về công tác sửa chữa lớn TSCĐHH
Theo em công ty cổ phần chè Kim Anh không nên thực hiện phân bổ trực tiếp chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH vào các bộ phận chịu chi phí trong kỳ mà nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH vào chi phí sản xuất trong kỳ của các bộ phận sử dụng Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH phải dựa trên cơ sở tính toán, dự kiến, lập kế hoạch sữa chữa lớn cho TSCĐHH của công ty.
Công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn được thực hiện theo sơ đồ: Đến cuối kỳ, căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và số đã trích trước kế toán có nhiệm vụ điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế sửa chữa phát sinh, kế toán tiến hành trích bổ sung, tính vào chi phí của đối tượng sử dụng:
Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế sửa chữa phát sinh, thì khoản trích thừa phải hoàn nhập để ghi giảm chi phí của đối tượng sử dụng:
Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH góp phần ổn định giá thành sản phẩm trong kỳ có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐHH.
3.2.1.6 Về kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH Để phản ánh lệ phí trước bạ kế toán phải sử dụng tài khoản 3339 - “ phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Kế toán phản ánh:
Khi nộp thuế trước bạ kế toán ghi :
Việc phản ánh lệ phí trước bạ qua tài khoản 3339 sẽ phản ánh chính xác số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước.
3.2.1.7 Về phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nói chung, TSCĐHH nói riêng
Việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng để đưa ra các quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu TSCĐ, đầu tư mới và các biện pháp nhằm khai thác năng lực sản xuất hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một nội dung quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.