1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thương mại và sản xuất thành công trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 84,54 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (5)
    • 1.1. Đặc điểm và nội dung yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại (5)
      • 1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng (5)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (5)
        • 1.1.1.2. Các phương thức bán hàng (5)
        • 1.1.1.3. Giá bán hàng hóa (6)
        • 1.1.1.4 Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán (7)
        • 1.1.1.5. Phương thức thanh toán có hai phương thức là bán hàng thu tiền (10)
      • 1.1.2. Nội dung yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng (10)
        • 1.1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ (10)
        • 1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng (11)
    • 1.2. Nội dung chuẩn mực kế toán số 14 và phương pháp kế toán bán hàng (12)
      • 1.2.1. Nội dung chuẩn mức kế toán số 14 (12)
        • 1.2.1.1 Điều kiện ghi nhận doanh thu (12)
        • 1.2.1.2 Xác định doanh thu (14)
      • 1.2.2. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại (15)
        • 1.2.2.1. Hạch toán ban đầu (15)
        • 1.2.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản (15)
        • 1.2.2.3. Trình tự hạch toán (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THÀNH CÔNG (37)
    • 2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công (37)
      • 2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công................................................32 1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. .32 (37)
      • 2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công (40)
        • 2.1.2.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty (40)
        • 2.1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty (41)
    • 2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công (42)
      • 2.2.1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công (42)
        • 2.2.1.1. Đặc điểm hàng hóa và nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công (42)
      • 2.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Thành Công (42)
        • 2.2.2.1. Hạch toán ban đầu (42)
        • 2.2.2.3 Trình tự hạch toán (48)
      • 2.2.3. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH TM & SX Thành Công (64)
        • 2.2.3.1. Ưu điểm (64)
        • 2.2.3.2. Nhược điểm (66)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÀNH CÔNG. 61 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng (67)
    • 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện nghiệp vụ bán hàng (67)
    • 3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty (67)
    • 3.1.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng (67)
    • 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty (68)
      • 3.2.1 Về hạch toán ban đầu (68)
      • 3.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản (68)
      • 3.2.4 Sổ sách kế toán (69)
      • 3.2.4 Các giải pháp khác (70)
  • KẾT LUẬN (73)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Đặc điểm và nội dung yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại

1.1.1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng.

Bán hàng là khâu cuối cùng của họat động kinh doanh thương mại là quá trình vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi tiền và mất quyền sở hữu về hàng hóa.

1.1.1.2 Các phương thức bán hàng.

- Bán buôn: Là bán hàng hóa cho các tổ chức đơn vị khác với mục đích chuyển bán hoặc xản xuất ra rồi bán Trong bán buôn khối lượng hàng hóa bán ra một lần lớn Nó là quan hệ giữa các tổ chức đơn vị kinh tế với nhau do đó nó phải lập chứng từ cho từng lượt bán Hàng hóa vẫn nằm trong lưu thông hoặc trong sản xuất chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng Nó là cơ sở để bán lẻ, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện.

Bán buôn được tiến hành theo hai hình thức:

Là phương thức bán buôn mà hàng hóa được xuất ra từ kho của doanh nghiệp được thực hiện bởi hai hình thức:

Bán buôn qua kho theo hình thức nhận hàng: là hình thức bán buôn mà hàng hóa được giao trực tiếp cho đại diện của bên mua.

Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: là hình thức bán buôn qua kho mà hàng hóa được gửi tới cho bên mua tại kho hoặc tại địa điểm do bên mua quy định.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

- Bán buôn vận chuyển thẳng: là phương thức bán buôn mà hàng hóa được chuyển thẳng từ đơn vị cung cấp tới khách hàng của mình, được thực hiện bởi hai hình thức

Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng.

Bán buôn vận chuyển theo hình thức chuyển hàng

- Bán lẻ: là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán cho các cơ quan đơn vị để tiêu dùng mang tính chất tập thể không có tính chất sản xuất Do vậy bán lẻ thường không lập chứng từ cho từng nghiệp vụ bán.

+ Bán lẻ thu tiền trực tiếp: là hình thức bán lẻ mà mậu dịch viên vừa là người thu tiền, vừa là người giao hàng.

+ Bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán lẻ mà tách dời trách nhiệm vật chất giữa người thu tiền và người giao hàng theo hình thức này mỗi cửa hàng hoặc mỗi quầy hàng phải bố trí một nhân viên thu ngân riêng chuyên làm nhiệm vụ thu tiền, còn nhân viên bán hàng thì chịu trách nhiệm vật chất về hàng hóa.

+ Bán hàng tự phục vụ: là hình thức người mua tự chọn hàng hóa, trước khi ra khỏi cửa hàng mang đến quyền thu ngân để thanh toán Nhân viên thu ngân thu tiền và lập hóa đơn bán hàng.

- Các phương thức bán khác.

+ Giao đại lý: mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người giao nhận đại lý được thiết lập thông qua một văn bản pháp lý là hợp đồng đại lý.

+ Bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng mà tiền hàng thu làm nhiều lần Tổng số tiền thu bao gồm số tiền thu tính theo giá bán thu tiền ngay và số tiền lãi người mua phải chịu do người mua trả tiền nhiền lần.

Giá bán được thực hiện theo cơ chế giá thỏa thuận.

Giá bán = Giá mua + thặng số tiêu thụ

Thặng số là chênh lệch giữa giá mua và giá bán đủ để bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thặng số = Tỷ lệ thặng số x giá mua

Gái bán = Giá mua ( 1 + % tỷ lệ thặng số)

Theo quy định của chuẩn mực hiện hành thì doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của hàng hóa

1.1.1.4 Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán.

* Phương pháp xác định giá gốc hàng bán

+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở điạ điểm và trạng thái hiện tại.

- Chi phí mua của hàng tồn kho: bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chí phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

- Chi phí chế biến hàng tồn kho: là những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biển đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

- Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.

- Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.

Chi phí bàn hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38 Đơn giá mua bình quân từng mặt hàng

Tổng giá trị thực tế của hàng hóa sẵn có để bán của từng mặt hàng Tổng khối lượng hàng hóa sẵn có để bán của từng mặt hàng

Giá vốn hàng hóa xuất bán Số lượng hàng hóa xuất bán từng mặt hàng Đơn giá mua bình quân từng mặt hàng

* Theo chuẩn mực kế toán 02 thì việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp theo giá đích danh.

- Phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp nhập trước, xuất trước.

- Phương pháp nhập sau, xuất trước. a Phương pháp theo giá đích danh.

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Ưu điểm: Đảm bảo tính chính xác.

Nhược điểm: Khó thực hiện đòi hỏi phải tổ chức bảo quản theo từng lần mua và kế toán phải theo dõi chi tiết từng lần từ khi mua tới khi bán. b Phương pháp bình quân gia quyền.

Nội dung chuẩn mực kế toán số 14 và phương pháp kế toán bán hàng

1.2.1.1 Điều kiện ghi nhận doanh thu.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

* Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Theo chuẩn mực số 14 dựa trên quyết định số 158/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì chỉ ghi doanh thu bán hàng khi thỏa mãn 5 điều kiện sau: a Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

Nghĩa là khi đó người mua nắm được quyền sở hữu hàng hóa và quyền định đoạt số phận của hàng hóa đó, cũng như là chịu trách nhiệm về những rủi ro xẩy ra với sản phẩm hàng hóa đó chẳng hạn như mất mát, trượt giá, hư hỏng Doanh nghiệp có thể phải chịu một phần rủi ro gắn với quyền sở hữu hàng hóa. b Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hoán hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

Khi hàng hóa được xác định là bán và doanh thu được ghi nhận thì quản lý hàng hóa như thế nào là do bên mua quyết định còn người bán không có quyền gì về hàng hóa đó thì khi ấy doanh thu được ghi nhận. c Giá trị của khoản doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Nếu lợi ích kinh tế giao dịch bán hàng phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã được xử lý xong Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn nên khi các khoản nợ phải thu là không thu được thì ghi và giá sản xuất, kinh doanh không ghi vào doanh thu hoặc nếu không chắc chắn thu được thì lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không ghi doanh thu. d Doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. Khi một nghiệp vụ bán hàng phát sinh doanh nghiệp bên bán sau khi chuyển rủi ro, lợi ích gắn với quyền sở hữu cho người mua thì người mua sẽ trả tiền cho người bán hoặc chấp nhận nợ Như vậy, doanh nghiệp sẽ thu được tiền (nếu trả ngay) hoặc sẽ thu (nếu mới chỉ chấp nhận nợ) được lợi ích kinh tế từ nghiệp vụ đó. e Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu và chi phí liên quan tới bán hàng phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Trong giao dịch bán hàng phát sinh rất nhiều

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

1 chi phí như giá gốc hàng bán, chi phí bốc xếp, vận chuyển và phải được xác định tất cả các chi phí liên quan đến bán hàng khi đó mới được phép ghi nhận doanh thu.

1.2.1.2 Xác định doanh thu a Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. b Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuạn giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. c Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghiã của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. d Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương đương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

Khi hàng hóa dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trương hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điểu chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

1.2.2 Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

- Hóa đơn giá trị gia tăng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)

- Hóa đơn bán hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trực tiếp).

- Hóa đơn đặc thù, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, biên bản thừa thiếu hàng không đúng hợp đồng, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy nộp tiền, Báo cáo bán hàng, Hóa đơn bán lẻ, Các chứng từ liên quan.

1.2.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản.

Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ bán hàng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tài khoản sử dụng

TK 632: Giá vốn hàng bán

TK 131: Phải thu của khách

TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh

TK 635: Chi phí tài chính a Kết cấu tài khoản

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng.

- Số thế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.

+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.

+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ.

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Doanh nghiệp phải mở tài khoản cấp 2 để hạch toán chi tiết doanh thu

+ TK5111: doanh thu bán hàng hóa.

+TK5112:doanh thu bán thành phẩm.

+ TK5113: doanh thu cung cấp dịch vụ.

+ TK511: Chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.

+ Doanh thu phản ánh trên TK511 là doanh thu tính theo giá bán trên hóa đơn hoặc hợp đồng bán hàng là doanh thu chưa thuế.

+ Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả góp thì doanh thu phản ánh

- Trị giá hàng hóa gửi bán đã được xác định

- Giá trị thực tế của hàng hóa gửi cho khách hàng, người gửi bán đại lý, ký gửi

SDCK: Giá trị hàng hóa gửi bán chưa được xác định là tiêu thụ đến cuối kỳ.

+ Hàng gửi bán chưa đến doanh nghiệp kia.

+ Người mua chưa nhận được hàng.

+ Chuyển cơ sở đại lý nhưng chưa bán được

+ Bên mua từ chối đang bảo quản hộ

TK157 trả góp và giá bán thu tiền ngay được hạch toán vào TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện phù hợp thời điểm doanh thu được xác định, cuối kỳ kết chuyển sang TK511.

+ TK 157 chỉ dùng trong trường hợp bán buôn áp dụng hình thức gửi hàng và trường hợp giao hàng cho cơ sở đại lý.

+ Trường hợp hàng gửi đi bán có bao bì đi kèm tính giá riêng thì giá trị của bao bì không phản ánh trên TK157 mà phản ánh trên tài khoản 138.

- TK632: Giá vốn hàng bán.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Chí phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THÀNH CÔNG

Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công

2.1.1.1 Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp Công ty TNHH Thương Mại và SX Thành Công là một đơn vị kinh tế, được thành lập vào ngày 17 tháng 12 năm 1998 Trụ sở của Công ty đặt tại thôn Yên Xá - Xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội Công ty có đủ tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh với tổng số vốn của mình Bên cạnh đó tự Công ty chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn theo các quy định của nhà nước Công ty được phép kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời gian qua Công ty luôn sản xuất theo đúng chức năng của mình, Công ty không chỉ chú trọng đến sản xuất mà còn chú trọng đến việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty là thông qua các cửa hàng và các đại lý bán hàng.

Qua 7 năm xây dựng và phát triển với độ ngũ cán bộ kỹ thuật công nhân lành nghề các trình độ cao và được trang bị phương tiện tiên tiến Công ty đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường và tạo được uy tín với khách hàng về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là sản xuất bia như bia hơi, bia đỏ, bia đen, bia chai.

Hiện nay Công ty có 4 dây chuyền sản xuất bia nhằm phục vụ đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: Malt, hoa viên, hoa Hublon, gạo, đường và các loại ngũ cốc Đặc tính của các loại sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm uống, trải qua quá trình lên men, chất chưng cất, độ tinh khiết cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.

Trong thời gian qua bằng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường cũng như diễn biến của nó Nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Công ty luôn hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, tăng tích lũy, phát triển sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, đúng quy định Trong sản xuất Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí, giá thành sản phẩm., nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm trên thị trường và đặc biệt là đảm bảo mức thu nhập phù hợp cho cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.

Nói chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào thế ổn định có chiều hướng phát triển thuận lợi

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đã thành lập bộ máy quản lý sản xuất theo cơ cấu trực tuyến chức năng.

Số cấp quản lý của Công ty là 2 cấp.

Cấp 2 Các phân xưởng sản xuất trực thuộc.

+ Ban giám đốc: Gồm một giám đốc.

Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, có quyền hành cao nhất của Công ty và có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý chịu trách

Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng thí nghiệm

Phòng tổ chức hành chính Các phân xưởng sản xuất trực thuộc nhiệm trước cấp trên về tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc chỉ huy mọi hoạt động thông qua các phòng.

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công việc có liên quan đến tổ chức lao động, các vấn đề nhân sự của Công ty và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành tổ chức lao động hoặc chỉ thị mệnh lệnh của Giám đốc, lập tiền lương, tiền thưởng.

- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, vốn tiền lương của cán bộ viên chức trong toàn Công ty.

- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất máy móc thiết bị, chủng loại vật tư sản xuất.

- Phòng kinh doanh: Thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh và xây dựng các định mức - tìm hiểu nghiên cứu thị trường đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Phòng thí nghiệm: Có nhiệm vụ nghiêm cứu về hóa học và công nghệ sinh học để chế biến các sản phẩm của Công ty.

- Các phân xưởng sản xuất bia

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

KT nguyên vật liệu, CCDC KT vốn bằng tiền và thuếKT thành phẩm tiêu thụ thành phẩm, công nợ

Nhân viên kế toán phân xưởng

KT tiền lương kiêm thủ quỹ

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công.

2.1.2.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty.

* Hình thức bộ máy kế toán của Công ty là tập chung.

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty gồm có 6 người trong đó có một Kế toán trưởng và 5 kế toán viên có trình độ đại học và cao đẳng, kế toán PX đều có trình độ trung cấp.

Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM và SX Thành Công

- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động tài chính, chịu trách nhiệm về nguyên tắc tài chính đối với cơ quan tài chính cấp trên, với thanh tra, kiểm toán Nhà nước Kiểm tra phản ánh công tác hoạch toán kế toán của Công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành.

- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Thường xuyên theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho vật tư công cụ, dụng cụ.

- Kế toán vốn bằng tiền và thuế: Có trách nhiệm căn cứ vào chứng từ hợp lệ đề lập các phiếu thu, phiếu chi, bảng kê chứng từ ngân hàng, các thủ tục tạm ứng và thanh toán tạm ứng của cán bộ công nhân viên Đồng thời làm nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Kế toán thành phẩm tiêu thụ và công nợ: Theo dõi hạch toán kho thành phẩm tình hình xuất, nhập, tồn kho, theo dõi công nợ phải thu, phải trả, phản ánh kết quả tiêu thụ theo tháng, quý, năm và lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty

Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công

Thương mại và Sản xuất Thành Công.

2.2.1 Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công.

2.2.1.1 Đặc điểm hàng hóa và nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công.

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Thành Công là: Sản xuất Bia và tiêu thụ thành phẩm do Công ty Sản xuất ra đó là các loại bia như bia hơi, bia tươi (bia đỏ, bia đen). Để quản lý chặt chẽ và hạch toán chính xác thì cần phải tiến hàng phân loại hàng hóa ra các thùng bia đã được đánh số để tránh nhầm lẫn khi xuất hàng cho khách Đồng thời giảm được thời gian xem xét trước khi xuất hàng.

Tại Công ty Thành Công, để quản lý hàng hóa trên sổ sách kế toán, do còn phải làm việc thủ công trên giấy tờ nên kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng mặt hàng để theo dõi tình hình bán hàng tại Công ty.

* Đặc điểm tiêu thụ hàng hóa.

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công chủ yếu bán sản phẩn Công ty sản xuất ra

2.2.2 Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Thành Công

Các chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng tại Công ty bao gồm:

- Hóa đơn giá trị gia tăng: là hóa đơn bán hàng đối với các mặt hàng chịu thuế GTGT với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Là chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh dùng theo dõi, giám sát số lượng chất lượng, giá trị hàng hóa xuất bán Căn cứ yêu cầu khách hàng nhân viên bán

40 hàng viết hóa đơn GTGT bao gồm 3 liên (liên tím - lưu nội bộ, liên đỏ - giao cho khách hàng, liên xanh - gửi kế toán thanh toán để thanh toán) Là căn cứ để lập phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, phiếu thu.

Ngày 1 tháng 3 năm 2007 xuất bán bia hơi và bia tươi cho khách hàng Trần Văn Tước với số lượng là bia hơi 500lít với giá 2.727đ/lít và 100lít bia tươi với giá 5.454đ/lít (phiếu xuất kho số 15) thuế GTGT 10% hoá đơn GTGT 14125 Tiền hàng đã thu bằng tiền mặt, phiếu thu số 20 Giá vốn hàng bán bia hơi là: 1.370đ/lít và bia tươi là: 3.270đ/lít.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

HÓA ĐƠN (GTGT) Ký hiệu: AA/2007B Liên1:(Lưu) Số: 0014125

Ngày 1 tháng 3 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thành Công Địa chỉ: Yên xá - Tân Triều - Thanh trì - Hà Nội.

Họ tên người mua hàng: Trần Văn Tước

Tên đơn vị: Địa chỉ: 112 Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: TM/CK Mã số:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 190.890

Tổng cộng tiền thanh toán: 2.099.790

Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu, không trăm chín mươi chín nghìn bẩy trăm chín mươi đồng

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ, tên)

- Phiếu thu: Là chứng từ thanh toán khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt Kế toán thanh toán viết phiếu thu chuyển cho kế toán trưởng duyệt và chuyển cho thủ quỹ là thủ tục nhập quỹ Lập 3 liên, liên - lưu nội bộ, liên 2 - giao cho người nộp, liên 3 - chuyển cho thủ quỹ. Đơn vị: Cty Thành công PHIẾU THU Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Yên Xá, Tân Triều, HN Ngày 01 tháng 03 năm 2007

Họ và tên người nộp tiền: Trần Văn Tước Địa chỉ: 112 Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây

Lý do nộp: Thanh toán tiền hàng

Số tiền(*): 2.099.790 đ (Viết bằng chữ: Hai triệu, không trăm chín mươi chín nghìn bẩy trăm chín mươi đồng.)

Kèm theo 01 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Hai triệu, không trăm chín mươi chín nghìn bẩy trăm chín mươi đồng )

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Người lập phiếu (Ký, họ tên)

Người nộp (Ký, họ tên)

Thủ quỹ (Ký, họ tên)

- Phiếu xuất kho: Dùng trong trường hợp xuất kho theo các hóa đơn giá trị gia tăng Thủ kho dựa vào hóa đơn giá trị gia tăng viết phiến xuất kho đưa lên cho kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị ký duyệt lập 3 liên: , liên - lưu nội bộ, liên 2 - giao cho người nộp, liên 3 - chuyển cho kế toán ghi sổ.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

3 Đơn vị: Công ty TM&SX Thành Công Mẫu số: 02 - VT Địa chỉ: Yên Xá-Tân Triều- Thanh Trì PHIẾU XUẤT KHO

Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Tước Địa chỉ: 112 Chúc Sơn

Lý do xuất kho: Xuất bán

Xuất tại kho: Yên Xá - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội

STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư

Mãsố Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất

Tổng số tiền (viết bằng chữ: Một triệu không trăm mười hai nghìn đồng.)

Phụ trách bộ phận sử dụng

Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên)

Người nhận (Ký, họ tên)

Thủ kho (Ký, họ tên)

- Thẻ kho: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn , của các mặt hàng do các nhân viên bán hàng giữ và ghi hàng ngày Dùng theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán hàng Là căn cứ lập báo cáo bán hàng.

44 Đơn vị: Công ty TM&SX Thành Công Mẫu số: 06 - VT Địa chỉ: Yên Xá-Tân Triều- Thanh Trì THẺ KHO

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bia hơi Đơn vị tính: lít

Chứng từ Diễn giải Ngày Số lượng Ký xác của kếnhận

T nhập, xuất Nhập Xuất Tồn

Sổ chi tiết bán hàng: Do nhân viên bán hàng lập vào cuối tháng nộp cho kế toán bán hàng làm căn cứ ghi sổ.

- TK 5112 - Doanh thu thành phẩm

- TK 131 - Phải thu của khách

- TK 632 - Giá vốn hàng bán

- TK 642 - Chi phí kinh doanh

- TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

- TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

- TK 5211 - Chiết khấu thương mại

- TK 5213 - Hàng bán bị trả lại

- Các tài khoản có liên quan: TK111,112

2.2.2.3 Trình tự hạch toán a Bán buôn qua kho

Sau khi hoàn tất giá trị gia tăng, nhân viên bán hàng chuyển hóa đơn xuống thu kho để xuất hàng và ghi phiếu xuất kho nếu khách hàng trả tiền ngay, kế toán thanh toán viết phiếu thu và thủ quỹ thu tiền.

Kế toán dựa vào chứng từ đó ghi nhận doanh thu bán hàng.

Ví dụ:Ngày 05/03/2007 bán buôn cho đại lý Huy Hùng 500lít bia với giá bán 2.727đ/lít (PXK số 42), hoá đơn GTGT sô 14130 Đại lý đã thanh toán bằng tiền mặt, phiếu thu số 37 giá vốn hàng bán là 1.370đ/lít Biết rằng thuế GTGT 10% và thuế tiêu thụ đặc biệt là 30%.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

Ví dụ : Ngày 10/03/2007 đại lý Lê Quyên mua hàng với khối lượng là 1.000lít với giá bán là 2.727đ/lít (PXK số 47) Thuế GTGT 10%, giá vốn hàng bán là 1.370đ/lít, hoá đơn GTGT số 14135 Thuế tiêu thụ đặc biệt là 30% đại lý nhận nợ.

Phản ánh trị giá vốn

Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

* Kế toán các trường hợp phát sinh trong bán buôn:

- Kế toán chiết khấu thương mại, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều.

Ví dụ: Ngày 11/03/2007 Nhập 10.000lít bia thành phẩm bán thẳng cho đại lý Nguyễn Trung, giá bán 2.727đ/lít (PXK số 52), hoá đơn GTGT 14140, giá gốc hàng bán là 1.370đ/lít thuế GTGT 10% Do mua với khối lượng lớn công ty chiết khấu cho khách với giá 100đ/lít Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt, phiếu thu số 45 Biết rằng thuế tiêu thụ đặc biệt là 30% Tiền vận chuyển 2.000.000đ (phiếu chi số 20) thuế GTGT 10% do công ty chịu.

Căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu thu kế toán ghi sổ

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

Căn cứ vào phiếu chi, kế toán ghi sổ

- Kế toán hàng bán bị trả lại.

Ví dụ: Ngày 6 tháng 3 năm 2007, đại lý Huy Hùng khi bán đại lý phát hiện ra 200lít bia bị vẩn đục nên mang trả lại Công ty thấy hiện tượng trên là do lỗi kỹ thuật nên đồng ý nhận lại và thanh toán tiền cho khách Công ty đã thanh toán số tiền bia trả cho khách bằng tiền mặt (phiếu chi số 36) Biết rằng hàng về nhập kho đủ (PNK số 40), Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm số 15 ngày 6 tháng 3 năm 2007. Đơn vị: Cty TNHH Thành Công Mẫu số:05-VT

Bộ phận: Vi sinh BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

(Vật tư sản phẩm, hàng hoá)

- Căn cứ theo quyết định số 1141/TC/QĐ- CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính

- Ban kiểm nghiệm gồm: Ông, bà: Nguyễn Văn Hải trưởng ban Ông, bà: Nguyễn Giang Thu uỷ viên Ông, bà: Đỗ Thị Xuân uỷ viên

- Đã kiểm nghiệm các loại:

TT Số Tên nhãn hiệu qui cách vật tư

Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính

Số lượng chứng từ theo

Kết quả kiểm nghiệm Ghi

SL đúng quy chú cách kiểm nghiệm

SL không đúng quy cách kiểm nghiệm

1 Bia hơi lấy mẫu lít 200 200 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số hàng hoá trên bị vẩn đục là do lỗi kỹ thuật của Công ty. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban

48 Đơn vị: Cty TNHH Thành Công Mẫu số:01-VT Địa chỉ: Yên Xá - Tân Triều PHIẾU NHẬP KHO

- Họ tên người giao hàng: Anh Huy Hùng

- Theo quyết định số 1141/TC/QĐ- CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính

- Nhập tại kho: Công ty TNHH Thành Công

TT Số Tên nhãn hiệu qui cách vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Ghi

Theo chứng từ Thực chú nhập

Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

HÓA ĐƠN (GTGT) Ký hiệu: DE/2007B Liên1:(Lưu) Số: 0022085

Ngày 6 tháng 3 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Huy Hùng Địa chỉ: Sơn Tây - Hà Tây.

Họ tên người mua hàng: Nguyền Văn Hải

Tên đơn vị: Công ty TNHH TM & SX Thành Công Địa chỉ: Yên Xá - Tân Triều - Thanh Trì Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: TM/CK Mã số: 0100882718

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 54.540

Tổng cộng tiền thanh toán: 599.940

Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm chín mươi chín nghìn chín trăm bốn mươi đồng.

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ, tên)

50 Địa chỉ: Yên Xá, Tân Triều, HN Ngày 06 tháng 03 năm 2007

Họ và tên người nhận tiền: Huy Hùng Địa chỉ: Sơn Tây - Hà Tây

Lý do chi: Thanh toán tiền hàng

Số tiền(*): 599.940 đ (Viết bằng chữ: Năm trăm chín mươi chín nghìn chín trăm bốn mươi đồng.)

Kèm theo 01 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Năm trăm chín mươi chín nghìn chín trăm bốn mươi đồng )

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký,kê đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Phản ánh doanh thu hàng trả lại

Có TK111: 599.940 đ + Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 25257 và phiếu nhập kho số 40 kế toán ghi sổ:

Có TK632: 274.000 đ + Kết chuyển hàng bán bị trả lại

Có TK5212: 545.400 đ + Kết chuyển thuế TTĐB

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

Có TK511: 125.860 đ b Bán lẻ trực tiếp

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÀNH CÔNG 61 3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng

Sự cần thiết của việc hoàn thiện nghiệp vụ bán hàng

Bán hàng là giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, và đưa ra các chính sách phù hợp để cải tiến sản phẩm ngày càng tốt hơn Qua đó cũng hiểu được các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Cần những chiến lược gì để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Để tăng thị phần khách hàng của công ty ngày càng nhiều hơn.

Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty

ty TNHH TM & SX Thành Công.

Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra, xác định, so sánh doanh thu giữa các thời kỳ, giữa các mặt hàng khác nhau Từ đó, nhà quản lý nắm được sự thay đổi biến động về doanh thu giữa các mặt hàng, giữa các thời kỳ Hay nói chính xác họ có thể biết được sự thay đổi nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng sản phẩm là như thế nào để có các biện pháp điều chỉnh các hoạt động của công ty sao cho phù hợp.

Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng

- Đối với doanh nghiệp: Bán hàng là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên họ luôn tìm mọi cách để nâng cao lợi nhuận, tăng thị phần Do vậy, việc hoàn thiện công tác bán hàng rất có ý nghĩa và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

- Đối với nền kinh tế quốc dân: Bán hàng là tạo nên một dòng thu quan trọng là cơ sở để đầu tư phát triển sản xuất Do đó, việc hoàn thiện nghiệp vụ bán hàng tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất xã hội, thúc đẩy quá trính tái sản xuất phát triển

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty

3.2.1 Về hạch toán ban đầu.

Khi bán lẻ hàng hóa nhân viên bán hàng thu được tiền nộp cho thủ quỹ thì thủ quỹ viết biên lai thu tiền Trên biên lai không thể hiện rõ nội dung của việc nộp tiền, số lượng các loại tiền chỉ chung về tổng số tiền và nội dung là tiền bán hàng Theo em công ty nên lập một giấy nộp tiền trên đó thể hiện rõ số lượng từng loại tiền cụ thể.

Với trình tự luân chuyển như trên thì việc ký phiếu thu có thể do kế toán vốn quỹ tiền mặt, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký nên sẽ tiện lợi và nhanh chóng Phiếu xuất kho của công ty có trình tự luân chuyển phức tạp qua nhiều khâu, nhiều trung gian - Các biểu mẫu chứng từ kế toán do Nhà Nước ban hành ngày càng phù hợp với các doanh nghiệp và tạo thuận tiện cho việc quản lý của Doanh nghiệp Giúp kế toán giảm bớt được khối lượng công việc.

- Thẻ kho công ty ghi gộp cho toàn bộ các mặt hàng bán ra trong cùng một kỳ kế toán Công ty nên ghi thẻ kho cho mỗi mặt hàng khác nhau Nhằm quản lý các mặt hàng được dễ dàng không bị sai sót trong quá trình đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách kế toán.

3.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản.

- Hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành được sửa đổi bổ xung nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng và quản lý dễ dàng phù hợp hơn với từng loại hình doanh nghiệp

Trong quá trình bán hàng của công ty có phát sinh trường hợp hàng bán bị trả lại và có khi hàng chưa về nhập kho mà gửi lại doanh nghiệp mua nhưng người mua đã thông báo về số hàng này Kế toán không sử dụng TK

157 đề phản ánh mà ghi luôn vào TK156.

Hiện nay, doanh nghiệp chưa đa dạng hình thức bán hàng, làm cho hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp còn hạn chế Như doanh nghiệp chưa áp dụng hình thức bán hàng ký gửi đại lý Hình thức này có trong chế độ kế toán, ngay nay đã được thay đổi nhiều giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình bán rất hiệu quả Vì doanh nghiệp có thể tận dụng được cửa hàng của khách nên tốn ít chi phí hơn khi tìm một của hàng để làm giới thiệu sản phẩm của mình.

Khi phát sinh bán hàng ký gửi kế toán ghi:

Nợ TK157: Hàng gửi bán

Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nếu hàng hoá, dịch vụ được xác định bán thì kế toán phản anh doanh thu bán theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi

Nợ TK131: Phải thu của khách

Có TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, thành phẩm đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK632: Giá vốn hàng bán

Có TK157: Hàng gửi đi bán Phản ánh hoa hồng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi:

Nợ TK6421: Chí phí bán hàng

Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK131: Phải thu của khách 3.2.4 Sổ sách kế toán

Chế độ kế toán do nhà nước ban hành ngày càng phù hợp với thực tế.

Về sổ sách kế toán ngày càng được đơn giản hoá và chế độ kế toán cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán nhằm giảm bớt thời gian của kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ và việc theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được kịp thời.

SV: Phạm Thị Việt Hà Lớp: Kế toán 5 - K38

Cuối tháng kế toán trưởng tập hợp các chứng từ và sổ chi tiết vào sổ tổng hợp của các bộ phận để lập báo cáo tài chính, nên khối lượng công việc vào cuối tháng nhiều Dẫn đến việc lập báo cáo tài chính với giám đốc thường chậm dẫn đến việc lập kế hoạch bán của công ty nhiều khi bị gián đoạn Theo em công ty nên áp dụng hệ thống kế toán máy vì khi áp dụng phầm mềm kế toán vì có đủ chứng từ của các bộ phận khác chuyển nên kế toán trưởng vào số lượng hàng bán và thu tiền hàng máy sẽ hoạt động tự động đến các tài khoản có liên quan giúp giảm bớt thời gian vào sổ, qua đó việc đối chiếu sổ sách về số lượng sản phẩm, tiền mặt của doanh nghiệp cuối tháng với thực tế được nhanh chóng kịp thời Giúp doanh nghiệp có kế hoạch nhập, xuất hàng hoá phù hợp với tình hình thực tế Ngoài ra, còn giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan nhà nước được nhanh chóng.

Mục tiêu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng là để quản lý tốt hơn nữa về tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty giúp công ty ngày một phát triển Vì vậy, công ty nên cừ các kế toán viên đi học các kiến thức kế toán mới, nghe phổ biến về các chủ trương chính sách các chế độ kế toán, luật kế toán để kịp thười nắm bắt thông tin về kế toán sao cho phù hợp với chính sách của nhà nước có như vậy công ty mới kinh doanh đúng luật được Nhưng một trong những nhân tố làm tiền để, cơ bản là công ty phải bán được hàng, doanh số sẽ không ngừng tăng Để làm được điều này thì cần phải thực hiện tổng hợp về các biện pháp Marketing như: quản cáo, giới thiệu sản phẩm Không ngừng nâng cao hình ảnh của các doanh nghiệp với các đối tác như sau:

- Hoàn thiện kế toán bán hàng giúp công ty quản lý chặt chẽ hơn tình hình tiêu thụ hàng hóa, phản ánh kịp thời đúng đắn, chính xác hơn doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ Đẩy nhanh khả năng thu hồi vốn, tăng vòng quay của vốn, tăng khả năng luân chuyển vốn giúp việc sử dụng vốn hiệu quả hơn Quản lý tốt hơn việc xác định giá linh hoạt, chính xác, quản lý chặt chẽ việc xác định giá vốn hàng bán.

- Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra, xác định, so sánh doanh thu giữa các thời kỳ, giữa các mặt hàng khác nhau Từ đó, nhà quản lý nắm được sự thay đổi biến động về doanh thu giữa các mặt hàng, giữa các thời kỳ Hay nói chính xác họ có thể biết được sự thay đỏi nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng sản phẩm là như thế nào để có các biện pháp điều chỉnh các hoạt động của công ty sao cho phù hợp.

- Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng giúp nhà quản trị, quản lý đưa ra các chính sách phù hợp với công ty Ban giám đốc của công ty sẽ tiếp cận được gần hơn với tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty do các số liệu về bán hàng rõ ràng hơn, hữu ích hơn.

- Hoàn thiện kế toán bán hàng sẽ giúp hoàn thiện việc tổ chức kế toán từ việc hạch toán bán hàng, vận dụng chứng từ tài khoản kế toán và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán Giúp sổ sách chứng từ đồng bộ hơn để đối chiếu kiểm tra cho các cơ quan nhà nước.

- Kế toán bán hàng là một bộ phận của hệ thống kế toán công ty khi hoàn thiện được nó nghĩa là góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung Bộ máy kế toán của công ty sẽ hoàn chỉnh hơn, tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất lao động của các kế toán viên Việc quản lý của công ty sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Hoàn thiện kế toán bán hàng giúp cho số liệu tài liệu kế toán chính xác hơn, đảm bảo có cơ sở pháp lý hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát đối chiếu.

Ngày đăng: 13/07/2023, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w