1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hà tây

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hà tây
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thuận
Trường học Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hà tây
Thể loại báo cáo chuyên đề
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 147,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY (3)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU (3)
      • 1.1.1. Mặt hàng xuất khẩu (3)
      • 1.1.2. Nguồn hàng xuất khẩu (4)
      • 1.1.3. Thị trường xuất khẩu (5)
      • 1.1.4. Phương thức xuất khẩu (7)
      • 1.1.5. Phương thức thanh toán (9)
    • 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA (10)
      • 1.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu (10)
      • 1.2.2. Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hoá (12)
      • 1.2.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá (14)
      • 1.2.4. Triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY (20)
    • 2.1. Xuất khẩu trực tiếp (20)
    • B- PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA CỦA HẢI QUAN (43)
      • 1.2.2 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác (62)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG (34)
    • 3.1.1. Đánh giá về bộ máy kế toán (76)
    • 3.1.2. Về công tác kế toán tại Công ty (77)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại Công ty… (79)
      • 3.2.3. Về sổ kế toán chi tiết (83)
      • 3.2.3. Về sổ kế toán tổng hợp (83)
      • 3.2.4. Về báo cáo kế toán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa (83)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là một trong những yêu cầu đầu tiên trong việc đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Đặc điểm của mặt hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tây là mặt hàng truyền thống và có thế mạnh trong nước bao gồm:

2 Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ các loại

3 Hàng may mặc, dệt kim, tơ tằm và lụa tơ tằm

4 Hàng nông, lâm, thủy sản, hàng chè các loại.

Theo đó, mặt hàng xuất khẩu của Công ty được chia làm 3 nhóm theo định hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cụ thể như sau:

1 Nhóm 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hay mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty bao gồm hàng giày dép, hàng mặc dệt kim, hàng nông lâm sản, hàng thuỷ sản Các mặt hàng này có đặc điểm là những mặt hàng có chiến lược phát triển lâu dài, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty

2 Nhóm 2: Các mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng gồm có: hàng lụa tơ tằm, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, hàng nhựa Một vài năm gần đây các mặt hàng này đã được ban Giám đốc Công ty xác định hướng phát triển Các mặt hàng này có đặc điểm là đang được ưa chuộng trên các thị trường mục tiêu của Công ty.

3 Nhóm 3: Các mặt hàng xuất khẩu mới: chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm chế biến Đây là các mặt hàng theo hướng phát triển mới theo định hướng đa dạng hoá chủng loại hàng xuất khẩu của Công ty Là mặt hàng mới nên Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng và thâm nhập thị trường.

Chiến lược định hướng phát triển kinh doanh của Công ty là hướng tới đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là mặt hàng mây tre đan Hàng mây tre đan thực chất thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nhưng do kim ngạch xuất khẩu trong Công ty lớn nên trong danh mục hàng xuất khẩu của Công ty, hàng mây tre được xếp riêng ngoài nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Tại công ty, mặt hàng mây tre đan được phân loại ở mức tương đối như sau:

 Thứ 1 là các sản phẩm nội thất: bàn, ghế , giường, tủ được làm chủ yếu từ các nguyên liệu như song, mây, guộc có phối kết hợp với gỗ để tăng độ bền và tính thẩm mỹ Loại này chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan.

 Thứ 2 là các sản phẩm trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, làn, giỏ, khay, túi du lịch,…có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau được kết hợp từ nhiều nguyên liệu hay đơn thuần chỉ dùng 1 loại vật liệu Sản phẩm này chủ yếu làm từ các cây có sợi như mây, song, guộc, giang và rất đa dạng về chủng loại và hình thức Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu nhóm hàng này rất cao, chiếm khoảng 75 % trong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan.

 Thứ 3 là các sản phẩm khác như mành trúc, mành tre buông các loại, cụ thể là mảnh thô, mành bè, mảnh khuyên… Các sản phẩm thuộc nhóm này chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan.

Tính trong 3 năm trở lại đây (từ 2007 đến 2009) , trong doanh thu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu, mặt hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối Tuy nhiên, doanh thu tiêu thụ mặt hàng này lại đang có xu hướng giảm Điều này dẫn tới một nghịch lý là tuy hoạt động xuất khẩu tại Công ty được coi là hoạt động chủ yếu với khá nhiều nghiệp vụ đa dạng nhưng doanh thu thu về lại khá nhỏ lẻ Hoạt động của Công ty vì thế vẫn thiên về hướng nhập siêu.

Nguồn hàng xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đến việc duy trì doanh thu tiêu thụ cho Công ty Vì vậy, việc tổ chức thu mua tạo nguồn hàng được đặc biệt chú trọng Hiện nay, công ty tổ chức thu mua hàng hóa xuất khẩu từ các địa phương, các cơ sở sản xuất nằm rải rác trên cả nước Địa bàn thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của Công ty được phân bố trên các chi nhánh trực thuộc

1 Tại khu vực phía Bắc: do chi nhánh Ba Vì và trụ sở chính của Công ty tổ chức. Các mặt hàng chủ yếu thu mua là hàng mây tre đan, rau quả, thảm len, thảm cói…

2 Tại khu vực phía Nam: do chi nhánh Hồ Chí Minh tổ chức Các mặt hàng chủ yếu thu mua là hàng nhẹ da thuộc, mành trúc…

Hàng hóa thu mua phục vụ cho xuất khẩu của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn ở khu vực phía Bắc Do đặc điểm kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống nên Công ty chủ yếu tổ chức thu mua hàng tại các hợp tác xã (HTX Vạn Phúc - mặt hàng lụa tơ tằm), các làng nghề truyền thống

Như vậy, việc thu mua hàng hóa xuất khẩu của Công ty được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hộ gia đình, nhà buôn hoặc cơ sở sản xuất…

Song song với việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, Công ty Cổ phần Xuất khẩu Hà Tây cũng hướng tới việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Bên cạnh các thị trường truyền thống như Nga và Đông Âu, thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng với đặc điểm, thị hiếu khách hàng khác biệt rõ nét

Tính đến thời điểm 2009, thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tây bao gồm: a) Các nước ASIAN

Các nước ASEAN là thị trường gần, Việt Nam không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển Đây là thị trường có nhu cầu, thị hiếu về chất lượng, chủng loại, giá cả khá tương đồng với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Các nước ASEAN cũng là thị trường thuộc loại sớm nhất khi Việt Nam tiến hành mở cửa hội nhập sau chuyển đổi cơ chế, lại không bị hạn chế bằng những hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch,kiện bán phá giá như các thị trường khác Đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây, thị trường các nước ASIAN là thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao. b) Hồng Kông, Trung Quốc

TỔ CHỨC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một khâu vô cùng quan trọng trong công tác quản lý xuất khẩu hàng hóa Nghiên cứu thị trường một mặt cho phép đánh giá được tiềm năng của thị trường mục tiêu Công ty hướng tới, mặt khác cho phép xác định một cách tương đối cụ thể nhu cầu cùng đặc tính thiết yếu của hàng hóa cùng khả năng của Công ty trong việc xuất khẩu hàng hóa đó Nghiên cứu thị trường xuất khẩu vì thế ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng, phong tục tập quán,

… Công ty còn phải biết xuất khẩu đặc tính hàng hóa ra sao, dung lượng thị trường là bao nhiêu Trong Công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây, phòng Kế hoạch – Thị trường sẽ thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu Phòng Kế hoạch – Thị trường tại trụ sở chính sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng và Phó giám đốc Kinh doanh

Phòng Kế hoạch – Thị trường nghiên cứu thị trường xuất khẩu theo các khía cạnh chủ yếu:

 Tổ chức thu thập thông tin: Hoạt động này thu thập thông tin có liên quan đến thị trường, đến mặt hàng quan tâm Nguồn thu thập thông tin thường từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu thị trường hoặc thông qua bảng điều tra do nhân viên trong phòng thực hiện…Công ty thường thu thập thông tin liên quan tới: +Đặc tính hàng hóa (quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ, thị hiếu của khách hàng) nhằm trả lời cho câu hỏi “Thị trường cần những hàng hóa gì”

+Dung lượng thị trường: Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên phạm vi thị trường trong thời gian nhất định (thường là một năm). Việc nghiên cứu dung lượng thị trường cho phép Công ty nắm được khối lượng nhu cầu của khách hàng và lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm… Cùng với việc nắm vững nhu cầu của khách hàng, Công ty nắm vững khả năng cung cấp của đối thủ cạnh tranh và các mặt hàng thay thế, lựa chọn của khách hàng.

 Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin

+Phân tích thông tin về môi trường: phân tích thông tin về tình hình kinh tế, thời vụ

+Phân tích thông tin về giá cả: Giá cả hàng hóa được coi là tổng hợp của giá vốn hàng bán, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác.Chính sách giá của Công ty được xây dựng dựa trên những phân tích tổng hợp về môi trường, nhu cầu tiêu dùng… bởi giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (như nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cung cầu, nhân tố lạm phát, nhân tố thời vụ…)

+Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng

Mục đích: Việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp Công ty bước đầu đánh giá, xác định và lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nguồn lực của Công ty.

1.2.2 Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hoá

Phòng Kế hoạch – thị trường sẽ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hóa dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng và Giám đốc kinh doanh.

Lập kế hoạch cụ thể về tiến hành hoạt động giao dịch chủ yếu là các hoạt động sau:

 Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng: Công ty cần phải trang bị phương tiện, nhân lực để thu gom tạo nguồn hàng xuất khẩu Kế hoạch tổ chức mua hàng được chi tiết hóa, hạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng Việc lựa chọn đối tượng giao dịch của Công ty dựa trên một số chỉ tiêu như sau:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khối lượng hàng hóa có thể cung cấp

+ Quy cách, chủng loại và chất lượng hàng hóa

+ Đơn giá ứng với từng loại hàng hóa và phương thức mua

+ Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật

Khả năng cung cấp hàng của Công ty được xác định bằng nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Trong đó nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và sẵn sàng đưa vào lưu thông Nguồn hàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện, đòi hỏi Công ty phải có đầu từ, có đặt hàng hợp đồng kinh tế thì người sản xuất mới tiến hành sản xuất

Việc nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu có mục đích:

+ Xác định mặt hàng dự định kinh doanh xuất khẩu có phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu như vệ sinh, tiệt trùng… Trên cơ sở đó, Công ty có thể hướng dẫn cho nhà cung cấp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài.

+ Xác định giá cả của hàng hóa trong nước so với giá cả quốc tế như thế nào.

Từ đó đánh giá được lợi nhuận dự kiến của Công ty để đưa ra chiến lược kinh doanh xuất khẩu.

+ Biết được chính sách quản lý của Nhà nước về mặt hàng đó như thế nào?, mặt hàng đó có được phép xuất khẩu không?, có thuộc hạn ngạch xuất khẩu không?, có được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu không?

Vậy thực chất của việc nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là Công ty đi vào nghiên cứu thị trường đầu vào của hàng hóa xuất khẩu (thị trường trong nước) Từ đó, xác định và lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phù hợp với nguồn lực và đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Công ty

 Lập phương án kinh doanh: Đó là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh Phương án kinh doanh sẽ tổng kết những phân tích trước đó của Công ty về thị trường, nguồn hàng và đề ra kế hoạch thực hiện Nhìn chung, tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, lập phương án kinh doanh bao gồm những bước sau:

+ Đánh giá tình hình thị trường

+ Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và phương thức kinh doanh

+ Đề ra mục tiêu: bán được bao nhiêu hàng hóa, với giá cả bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào?

+ Đề ra biện pháp thực hiện: như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký kết các hợp đồng kinh tế, đẩy mạnh quảng cáo…

+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu: qua các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận, thời gian hoàn vốn…

Sau khi phương án kinh doanh được đề ra, phương án kinh doanh sẽ được trình lên Phó giám đốc kinh doanh và Giám đốc để đánh giá, phê chuẩn Phương án kinh doanh được phê chuẩn sẽ được chuyển tới phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kinh doanh để tổ chức thực hiện phương án đề ra thông qua việc quảng cáo, bắt đầu chào hàng…

1.2.3 Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá

Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh thực hiện toàn bộ các bước công việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa Thông thường, mỗi một thương vụ sẽ do một nhân viên thương vụ trong phòng phụ trách chính Tuy nhiên, hợp đồng xuất khẩu lập ra sẽ được chuyển tới phòng Kế hoạch – Thị trường kiểm tra, xem xét trước khi chính thức ký kết để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đề ra.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

Xuất khẩu trực tiếp

Minh hoạ thực hiện một nghiệp vụ xuất khẩu hàng mây tre, hàng guột đan các loại sang thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây năm 2009 2.1.1 Thủ tục chứng từ

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Ký kết hợp đồng ngoại thương với bên mua

- Kinh doanh có trách nhiệm lập

- Giám đốc ký tên và đóng dấu

 Đàm phán, lập hợp đồng xuất khẩu theo mẫu.

 Giám đốc và bên nhập khẩu ký kết, hợp đồng sẽ được in làm 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản

 Nội dung hợp đồng: giao hàng theo giá CIF, cảng đi là cảng Hải Phòng, Việt Nam; cảng đến là cảng Hồng Kông

Số: 03/HK-XK/2009 Ngày: 10/7/2009 Hợp đồng này được lập vào tháng 7 năm 2009 giữa 2 bên chúng tôi là:

NGƯỜI BÁN (BÊN A): CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY Địa chỉ: 210 Quang Trung, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84-34-824077 hoặc 84-34-866037

Tài khoản : 10205 0000000 147 tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.

Người đại diện: Ông TONG HONG NHA - Giám đốc

NGƯỜI MUA (BÊN B): AHOO BAMBOO COMMODITY Co.

Address: Wing Yue Bldg.,60-64 Des Voeux Road West, Hong Kong TEL: +852-82088943

Represented by : Bà Lê Mai Linh – Giám đốc

Sau khi bàn bạc hai bên thoả thuận cam kết thi hành các điều khoản sau: ĐIỀU 1 Tên hàng, Phẩm chất, Giá cả

1.1 Tên hàng: - Mây tre, guột đan các loại (Tên hàng, ký mã hiệu và đặc điểm được chi tiết ở phần phụ lục của hợp đồng)

- Phẩm chất: Phẩm chất của mỗi mặt hàng được quy định trong phụ lục hợp đồng với chênh lệch +/- 10%)

- Giá cả: Giá CIF tại cảng Hồng Kông như Incoterms 2000 Giá cả mỗi mặt hàng được chi tiết tại phụ lục hợp đồng.

1.3 Tổng giá trị hợp đồng: 14386.13 USD (cảng Hồng Kông). ĐIỀU 2 Đặc điểm chi tiết

- Các mặt hàng được cung cấp đúng như mẫu theo sự cam kết giữa 2 bên.

- Các mặt hàng không được phép hỏng và sai mẫu mã.

- Chênh lệch cho phép: +/ -3% ĐIỀU 3 TÀU VẬN CHUYỂN VÀ ĐÓNG GÓI

- Hàng hóa phải được đóng gói trong túi P.P sạch hoặc hộp bìa cứng với lớp bảo vệ bên ngoài phù hợp cho vận chuyển bằng đường biển.

- Hàng hóa phải được vận chuyển bằng đường biển bởi container 20 feet hoặc 40 feet. ĐIỀU 4 THỜI GIAN VẬN CHUYỂN

- Giao hàng từng phần được quy định tại phụ lục của hợp đồng. ĐIỀU 5 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

5.1 Bên B thanh toán cho bên A bằng phương thức chuyển tiền điện tử (T/T) từ tài khoản của bên B qua tài khoản của bên A.

5.2 Dựa tên tổng giá trị hợp đồng, bên B phải trả làm 3 lần:

Lần 1: 30% giá trị hợp đồng được thanh toán ngay sau khi ký phụ lục hợp đồng này.

Lần 2: 35% giá trị hợp đồng được thanh toán chậm nhất 3 ngày trước khi hàng được chuyển vào container xuất xưởng.

Lần 3: 35% còn lại được thanh toán ngay khi bên B nhận được yêu cầu, nhưng không chậm hơn 40 ngày kể từ ngày tàu rời cảng Hải Phòng (ngày tàu rời cảng ghi trên Vận đơn).

5.3 Bộ chứng từ vận chuyển:

- Bộ vận đơn đường biển: 03 bản chính

- Hóa đơn thương mại: 02 bản chính

- Phiếu đóng gói: 02 bản chính

- Giấy chứng nhận chất lượng cung cấp bởi bên A: 02 bản chính

- Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A: 01 bản chính

- Giấy chứng nhận nguồn gốc: 02 bản chính

- Giấy chứng nhận kiểm dịch: 02 bản chính ĐIỀU 6 NGƯỜI NHẬN

- Bên B có thể chỉ định người nhận hàng bằng văn bản, fax hoặc quy định trong phụ lục hợp đồng này Bên A chịu trách nhiệm lập bộ chứng từ vận chuyển cho người nhận hàng theo sự chi định của bên B Tuy nhiên, nhiệm vụ thanh toán hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của bên B. ĐIỀU 7 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Hai bên cam kết tuân thủ tất cả các điều khoản được quy định trong hợp đồng Tất cả các tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện HỢP ĐỒNG này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán thỏa thuận giữa hai bên trước khi đưa ra Hội đồng trọng tài Việt Nam.

Phí sẽ do bên thua trả.

Bất kỳ một sự thay đổi và điều chỉnh nào đối với HỢP ĐỒNG này chỉ có hiệu lực sau khi được cam kết bằng văn bản giữa 2 bên.

Hợp đồng này phát huy hiệu lực từ ngày ký kết và hết hiệu lực đến cuối ngày

Hợp đồng này và các phụ lục kèm theo được lập làm 04 bản copy bằng tiếng Anh Mỗi bên giữ 02 bản.

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

1 của Hợp đồng số 03/HK-XK

- Kinh doanh có trách nhiệm lập

- Giám đốc ký tên và đóng dấu

 Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh lập phụ lục 01 bổ sung những điều khoản trong hợp đồng

+ Tên hàng: hàng mây tre đan, hàng guột đan các loại

+ Số lượng: 19500 chiếc, bộ + Trị giá: 14386.13 USD +Thời hạn giao hàng từ ngày 21/09 đến ngày 30/09/2009

10/7 Giấy báo có của Ngân hàng

Hà Tây về việc khách hàng

30% giá trị hợp đồng là

Kế toán vốn bằng tiền

 Kế toán vốn bằng tiền, căn cứ theo giấy báo có của Ngân hàng, hạch toán:

VNĐ/USD, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo thu phí tiền hàng mà khách hàng trả về số tiền

Ký kết phụ lục số 01 của hợp đồng số 02/XK

GD/2009 đã ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh hàng guột đan Bá

Kinh doanh có trách nhiệm lập

- Giám đốc ký tên và đóng dấu

 Nội dung hợp đồng +Tên hàng: hàng guột đan các loại +Số lượng: 6500 chiếc, bộ

+Trị giá: 97 500 000 đồng +Thời gian giao hàng từ 11/8 đến

+Địa điểm giao hàng: Km 24 +200 quốc lộ 6, Chương Mĩ, Hà Nội

-Hợp đồng kinh tế số02/XK-GD/ 2009

Bảng 2.2 Hợp đồng kinh tế số 02/XK-GD/ 2009

Công ty XNK Hà Tây CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

210 Quang Trung, Hà Nội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày 06 tháng 04 năm 2009 -Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 của Hội đồng Nhà Nước

-Căn cứ vào Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành về chế độ hợp đồng kinh tế.

-Căn cứ chức năng nhiệm vụ và khả năng hàng hoá của hai bên:

Hôm nay: Ngày 06 Tháng 04 năm 2009.

BÊN A : Công ty XNK Hà Tây Ông: TỐNG HỒNG NHÃ Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: 210 Quang Trung- Hà Nội. Điện thoại: 84 34 824293 Fax: 84 34 824 998

Tại: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.

BÊN B: Cơ sở sản xuất mây tre Bá Thực Ông: Nguyễn Bá Thực Chức vụ: Chủ cơ sở Địa chỉ: Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà Nội Điện thoại: 0433 811 641 Fax: 0433 811 641

Sau khi bàn bạc hai bên thoả thuận cam kết thi hành các điều khoản sau: ĐIỀU I: - Bên A đặt mua loại hàng:

Số TT TÊN- QUY CÁCH SẢN

LƯỢNG ĐƠN GIÁ TRỊ GIÁ

1 Hàng guột đan các loại Chiếc/ bộ 6500 15 000 đồng 97 500 000đ

Tổng trị giá: Chín bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn ĐIÊU II: - Quy cách phẩm chất:

- Hàng sản xuất theo mẫu xác nhận, ảnh và catalog.

- Hàng là sản phảm chưa hoàn thiện, công đoạn cuối bên A thực hiện hoàn chỉnh. ĐIỀU III: - Giá cả và phương thức thanh toán:

1 Giá cả: Giá hàng rời tại kho Công ty XNK Hà Tây

2 Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản theo hoá đơn bán hàng ĐIỀU IV: - Địa điểm, thời gian giao nhận, vận chuyển bốc xếp.

1 Địa điểm và thời hạn giao nhận: Tại khu vực sản xuất của Công ty XNK Hà Tây ( Km 24 +200 quốc lộ 6, Chương Mĩ, Hà Nội).

2 Vận chuyển: Bên bán thực hiện.

3 Bốc xếp: Bên bán thực hiện. ĐIỀu V: - Điều khoản bổ sung:

- Bên bán chịu trách nhiệm hàng hoá đến tay khách nước ngoài.

- Từng chuyến hàng có phụ lục kèm theo. ĐIỀU VI: - Điều khoản chung:

- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

- Không được đơn phương huỷ hợp đồng Nếu bên nào vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường tổn thất do mình gây ra cho phía bên kia.

- Nếu có khó khăn trở ngại phải báo trước 07 ngày để hai bên cùng bàn bạc giải quyết.

- Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009 Được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. ĐẠi DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Ông Tống Hồng Nhã Ông Nguyễn Bá Thực

(đã ký và đóng dấu) (đã ký và đóng dấu)

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Phụ lục số 01 thuộc hợp đồng số 03/XK-

06/04/2009 với cơ sở Mây tre Đoàn Kết

- Kinh doanh có trách nhiệm lập

- Giám đốc ký tên và đóng dấu

 Nội dung hợp đồng +Tên hàng: hàng guột đan các loại +Số lượng: 13.000 chiếc, bộ +Trị giá: 93 600 000 đồng +Thời gian giao hàng từ 11/8 đến

+Địa điểm giao hàng: Km 24, 200 quốc lộ 6, Chương Mĩ, Hà Nội

Lập phiếu nhập kho số 06 nhập guột đan của cơ sở sản xuất mây tre Bá

- Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế

 Thủ kho nhập hàng vào kho, ghi vào Thẻ kho

 Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế căn cứ vào hóa đơn mua hàng số 008031, phiếu nhập kho hạch toán (ĐV: Đ)

Bảng 2.3 Phiếu nhập kho số 06 Đơn vị: CT CP XNK Hà Tây Địa chỉ : 210 Q.Trung- HN

Họ tên người giao hàng:……… Nguyễn Bá Thực ………

Theo … HĐ GTGT …số 008031 ng ày 17 th áng 8 n ăm… 2009 … của……… …

Nhập tại kho:… Mây tre Chương Mỹ … Địa điểm:… Xã Phú Nghĩa-Chương Mỹ -

TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Hàng guột đan các loại… (Theo bảng kê chi tiết )……

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn

Số chứng từ gốc kèm theo ………

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Lập phiếu nhập kho số 09 nhập hàng mây tre

- Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế

- Thủ kho nhập hàng vào kho, ghi vào Thẻ kho

- Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ thuế căn cứ vào hóa đơn mua hàng 0070065, phiếu nhập kho hạch toán (ĐV: Đ)

Bảng 2.4 Phiếu nhập kho số 09 Đơn vị: CT CP XNK Hà Tây Địa chỉ : 210 Q.Trung- HN

Họ tên người giao hàng:…… Hoàng Lê Minh ……… Theo HĐ GTGT số 0070065 ngày 20 tháng 8 năm 2009 … của……… Nhập tại kho:… Mây tre Chương Mỹ … Địa điểm:… Xã Phú Nghĩa-Chương

Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Hàng mây tre các loại…

(Theo bảng kê chi tiết )……

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín mươi ba triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn

Số chứng từ gốc kèm theo:………

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Phiếu Xuất kho NVL để sơ chế, đóng gói, hoàn thiện hàng xuất khẩu

- Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế

 Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh lập phiếu đề xuất NVL, Giám đốc ký tên, đóng dấu.

 Thủ kho căn cứ theo phiếu đề xuất đã có đóng dấu, xuất kho NVL.

 Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế hạch toán:

Bảng 2.5 Phiếu xuất kho số 06 Đơn vị: CT CP XNK Hà Tây Địa chỉ : 210 Q.Trung- HN PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng: xưởng gia công …Địa chỉ(bộ phận): Kho mây tre

Lý do xuất: đóng gói hàng mây tre, xử lý và hoàn thiện hàng ……

Xuất tại kho:… Mây tre Chương Mỹ … Địa điểm:… Xã Phú Nghĩa-Chương

Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba triệu không trăm chín ba nghìn bốn trăm đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo:……….

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Giấy báo có của Ngân hàng

Hà Tây về việc khách hàng

Hồng Kông trả tiền hàng là

VNĐ/USD, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo thu phí tiền hàng mà khách hàng trả về số tiền

Kế toán vốn bằng tiền

 Kế toán vốn bằng tiền, căn cứ theo giấy báo có của Ngân hàng, hạch toán:

Kế toán mua bán hàng hóa, công nợ, thuế

- Căn cứ nội dung trên phiếu xuất kho, kế toán ghi nhận giá vốn hàng xuất:

- Kế toán lập hóa đơn giá trị gia

- Hóa đơnGTGT tăng cho lô hàng xuất khẩu với nội dung:

+ Hàng tre: 13000 (chiếc, bộ) ; trị giá 7016,43 USD

+ Hàng guột: 6500 (chiếc, bộ); trị giá 7369,7 USD

+ Tỷ giá thực tế: 16.968 VNĐ/USD

Bảng 2.6 Phiếu xuất kho số 07 Đơn vị: CT CP XNK Hà Tây Địa chỉ : 210 Q.Trung- HN PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng: Thị trường Hồng Kông …Địa chỉ (bộ phận):

Lý do xuất : … xuất giá vốn hàng bán theo hoá đơn GTGT số

Xuất tại kho:… Mây tre Chương Mỹ … Địa điểm:… Xã Phú Nghĩa-Chương

Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Hàng guột đan các loại

(kèm theo bảng kê chi tiết)

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn

Số chứng từ gốc kèm theo:……….

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Bảng 2.7 Phiếu xuất kho số 08 Đơn vị: CT CP XNK Hà Tây Địa chỉ : 210 Q.Trung- HN PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng: Thị trường Hồng Kông …Địa chỉ(bộ phận):

Lý do xuất : … xuất giá vốn hàng bán theo hoá đơn GTGT số

Xuất tại kho:… Mây tre Chương Mỹ … Địa điểm:… Xã Phú Nghĩa-Chương

Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Hàng mây tre đan các loại

(kèm theo bảng kê chi tiết)

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín mươi ba triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn

Số chứng từ gốc kèm theo:………

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Bảng 2.8 Hóa đơn Giá trị gia tăng

0092342 Đơn vị bán hàng:… Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây

……… Địa chỉ: …… 210 đường Quang Trung - Hà Nội

Số tài khoản: Điện thoại:……… MST: 050023390 ………

Họ tên người mua hàng: AHOO BAMBOO COMMODITY Co.

Tên đơn vị:……… Địa chỉ: Wing Yue Bldg.,60-64 Des Voeux Road West, Hong Kong ….

Số tài khoản: 1435-32649……… Hình thức thanh toán:………….MST:

……… stt Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

(Kèm theo TKHQ số880/XK/KD/HT ngày 20 tháng 6 năm2006 )………

Thuế suất GTGT: % tiền thuế GTGT ……….

Tổng số tiền thanh toán: … 244.103.854……

Số tiền viết bằng chữ: … Hai trăm bốn mưoi bốn triệu một trăm linh ba nghìn tám trăm năm tư đồng chẵn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

TRÁCH NHIỆM MÔ TẢ QUÁ TRÌNH

Làm thủ tục hải quan để đưa hàng lên tàu

 Làm thủ tục xuất khẩu căn cứ vào các chứng từ sau:

+ Xin giấy chứng nhận xuất khẩu + Hoá đơn thương mại (Commercial)

+ Bảng mô tả chi tiết + Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu

+ Packing list + Giấy chứng nhận xuất xứ + Giấy xác nhận khử trùng + ……….

- Tờ khai hải quan xuất khẩu

- Giấy xác nhận khử trùng

Bảng 2.9 Hóa đơn thương mại

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY Địa chỉ: 210 Quang Trung Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84 34 824077/ 84 34 866037

No : 01/2009 Tại Việt Nam ngày 26/8/2009 Cho tài khoản và rủi ro thuộc về:

Wing Yue Bldg.,60-64 Des Voeux Road West, Hong Kong

HỢP ĐỒNG Số: 03/HK-XK/2009 (Ngày 10/7/2009)

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG Số: 01/2009

NGƯỜI NHẬN HÀNG: THEO YÊU CẦU CỦA AHOO BAMBOO COMMODITY Co.

Wing Yue Bldg.,60-64 Des Voeux Road West, Hong Kong

THÔNG BÁO: AHOO BAMBOO COMMODITY Co.

Wing Yue Bldg.,60-64 Des Voeux Road West, Hong Kong

VẬN ĐƠN Số: DSLSHPH 004675601X60DC

CONTAINER Số/ NIÊM PHONG Số: MAEU 6754554/mlvn 5344321

VẬN CHUYỂN TỪ: HAIPHONG, VIETNAM ĐẾN: HỒNG KÔNG

STT Hàng hóa Số lượng ĐƠN GIÁ

Tổng giá trị bằng chữ: Mười bốn nghìn ba trăm tám sáu đô la và mười ba cent chẵn

Bảng 2.10 Tờ khai hải quan

Cục Hải quan: Hà Nội Tờ khai số:… 980 … /XK/… KD /… HN

Số lượng phụ lục tờ khai: 04

Cán bộ đăng ký ( Ký, ghi rõ họ tên)

A- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HAI QUAN KÊ KHAI

1 Người xuất khẩu 0 5 0 0 2 3 9 0 1 5 Loại hình: 6 Giấy phép (nếu có)

Cty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây

Số : 0303000480 Ngày:02/08/2009 Ngày hết hạn:

2.Người nhập khẩu 7 hợp đồng 8 Nước nhập khẩu

3.Người uỷ thác 9 Cửa khẩu xuất hàng 10 Điều kiện giao hàng

4 Đại lý làm thủ tục hải quan Đồng tiền thanh toán 12 Phương thức thanh toán

Sè TT 13 Tên hàng, quy cách phẩm chất 14 Mã số hàng hóa 15 LƯỢNG 16 Đơn vị tính 17 Đơn giá nguyên tệ 18 Trị giá nguyên tệ

19Chứng từ đi kèm Bản chính bản sao

20 Tôi xin cam đoan, ch ịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo trên tờ khai này.

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG

Đánh giá về bộ máy kế toán

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tây tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nhằm đảm bảo chất lượng hạch toán kế toán Toàn bộ công tác kế toán trong tại trụ sở chính và các chi nhánh được tiến hành tập trung tại phòng kế toán tại trụ sở chính và các chi nhánh Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán Kế toán viên ở các chi nhánh (khoảng 2 kế toán viên) có nhiệm vụ định kỳ lập các báo cáo kế toán gửi về văn phòng kế toán tại trụ sở chính của Công ty để lập báo cáo tổng hợp. Ưu điểm:

 Thống nhất được sự chỉ đạo tập trung về nghiệp vụ kế toán, về hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, như vậy sẽ làm gia tăng công việc và áp lực cho phòng kế toán ở Công ty.

 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty là mô hình gắn kết kế toán quản trị và kế toán tài chính, thông tin kế toán quản trị chủ yếu lấy từ thông tin của mảng kế toán tài chính mà chưa có sự liên hệ với các phòng ban khác Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về báo cáo quản trị, phục vụ cho yêu cầu quản lý

 Đòi hỏi Công ty phải luôn chú ý đảm bảo hệ thống thông tin hiện đại để tránh trường hợp ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo Trong khi đó, Công ty vẫn chưa chú trọng đến việc áp dụng, cập nhập công nghệ thông tin trong công tác kế toán dẫn đến việc tổng hợp báo cáo số liệu của các chi nhánh và lập quyết toán chung của toàn Công ty còn chậm chạp.

 Bộ máy kế toán ở các chi nhánh còn quá mỏng (chỉ 1 đến 2 nhân viên), có thể dẫn đến công tác kế toán ở các chi nhánh sơ sài, gây sự thiếu chính xác trong việc tổng hợp số liệu Điều đó càng tăng thêm áp lực cho bộ máy kế toán tại Trụ sở chính của Công ty.

Về công tác kế toán tại Công ty

a) Về chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tây áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 48/2009/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của BTC là phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty và quy định của Bộ Tài Chính. b) Về tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây được lập và luân chuyển theo đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành Ngoài hệ thống chứng từ bắt buộc, Công ty cũng tự xây dựng cho mình một số chứng từ riêng phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin về nội dung kinh tế và nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác và hầu hết các chứng từ được lập đều có chữ ký của người có liên quan và đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Việc tiếp nhận các chứng từ bên ngoài vào hoặc từ bên trong Công ty xuất ra đều được giám sát, kiểm tra chặt chẽ và xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, với đặc điểm là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu,các quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhìn chung khá phức tạp Do đó đòi hỏiCông ty phải có những quy định thống nhất trong việc lập và luân chuyển chứng từ,đảm bảo cho việc kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả Nhưng hiện nay, các quy định liên quan trong nội bộ Công ty còn lỗi thời, lạc hậu Việc lập và luân chuyển chứng từ trong Công ty còn mang tính kinh nghiệm, dẫn đến gây khó khăn trong công tác tổng hợp cuối kỳ Chứng từ lưu chuyển chậm, dồn nhiều vào cuối kỳ, dễ dẫn đến nhầm lẫn Công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ không tốt, dẫn đến việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn Đặc biệt khi Công ty không hề có quyết định hủy bất kỳ một chứng từ nào từ trước khi cổ phần hóa đến giờ, điều đó dẫn đến tốn kém chi phí, tốn diện tích lưu trữ những chứng từ cũ. c) Về tổ chức vận dụng tài khoản kế toán

Nhìn chung, hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng tuân thủ theo hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của BTC. Công ty cũng có hướng mở chi tiết các tài khoản theo hướng phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình Nhìn chung, các loại tài khoản chi tiết được Công ty xây dựng một cách có quy củ, có hệ thống, dễ hiểu, dễ áp dụng tạo điều kiện thuận lợi cho tổng hợp, phân tích và kiểm tra trong quản lý.

Tuy nhiên hệ thống tài khoản của Công ty còn ẩn chứa những nhược điểm như sau:

 Hướng mở chi tiết các tài khoản 1561, 1562 còn khá rắc rối và không cần thiết Công ty muốn phản ánh giá mua hàng hóa và chi phí mua hàng tại Trụ sở chính của Công ty và các chi nhánh, do đó Công ty đã mở tài khoản chi tiết phục vụ cho yêu cầu đó Ví dụ như tài khoản 1561 được chi tiết thành 15611 “Giá mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty” và 15612 “Giá mua hàng hóa tại các chi nhánh”. Tuy nhiên tài khoản 15612 lại được chi tiết thành 156121 “Giá mua hàng hóa tại trụ sở chính của Công ty” Như vậy, trong hệ thống tài khoản của Công ty tồn tại 2 tài khoản cùng phản ánh “Giá mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty” Điều này không dẫn gây thừa thãi mà còn khiến hệ thống tài khoản trở nên phức tạp, lẫn lộn, gây khó khăn trong công tác kế toán d) Về tổ chức vận dụng hình thức kế toán Ưu điểm

 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tây tổ chức và vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết phục vụ công tác xuất khẩu theo các nguyên tắc, quy định chung mà BTC đã ban hành

 Công ty mở chi tiết cho từng chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu và tổng hợp số liệu sổ sách kế toán.

 Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung để tổ chức ghi chép sổ sách Hình thức này có ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng.

 Công ty không có sổ theo dõi số nguyên tệ tồn quỹ hay phát sinh Cụ thể là các sổ chi tiết cũng như sổ tổng hợp về các khoản phải thu, phải trả hay sổ Ngân hàng trong các nghiệp vụ xuất khẩu Công ty không biết được số lượng nguyên tệ từng loại tồn đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tồn cuối kỳ Các khoản này Công ty mới chỉ phản ánh bằng VNĐ.

 Trong quá trình sử dụng hình thức Nhật ký chung để tổ chức ghi chép sổ sách, Công ty không mở thêm các loại sổ Nhật ký đặc biệt, do vậy có thể làm công tác theo dõi quá trình mua bán xuất khẩu gặp nhiều khó khăn e) Về tổ chức vận dụng báo cáo liên quan đến xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay, ở Công ty chưa có quy định cụ thể về các báo cáo bắt buộc phải lập phục vụ công tác xuất khẩu hàng hóa Do nhiệm vụ của phòng Kế toán – Tài chính của Công ty là điều hòa, phân phối, tổ chức sử dụng nguồn vốn kinh doanh gắn với việc bảo toàn phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên yêu cầu kế toán lập những báo cáo phản ánh tình hình sử dụng nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết.

Các giải pháp hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại Công ty…

3.2.1- Về công tác quản lý xuất khẩu

Công tác quản lý hàng xuất khẩu của Công ty của Công ty tập trung chủ yếu ở 2 phòng Kế hoạch – Thị trường và Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh Do vây, tại

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Tây chưa tồn tại mối liên kết chặt chẽ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn.

Chính sách của Công ty hướng tới đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tuy nhiên thực tế là mới chỉ xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng mây tre đan Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lại đang có xu hướng giảm Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn của Công ty vốn đã mỏng, nay lại phải phân tán cho việc đầu tư nghiên cứu xuất khẩu quá nhiều mặt hàng để xuất khẩu sang nhiều thị trường khách nhau Thực tế, là một Công ty vừa và nhỏ, Công ty nên hướng tới tập trung vào một mặt hàng chủ lực và một vài thị trường mục tiêu chủ yếu Việc phân tán hoàn toàn sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, trong khi việc tập trung vốn và chiếm thị phần của các thị trường tiềm năng lại là một hướng đi hiệu quả trong tương lai

Vì vậy, để hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại Công ty cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu, yêu cầu cấp thiết là công tác quản lý xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với phòng Kế toán - Tài Chính Công tác lập kế hoạch xuất khẩu, nghiên cứu thị trường… cần kết hợp với việc lập các báo cáo kế toán Đây là một biện pháp khiến thông tin kế toán thực sự phục vụ cho yêu cầu quản lý

3.2.2- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán a) Hướng mở chi tiết các tài khoản

Hướng mở chi tiết tài khoản 156 “Hàng hóa”: Công ty nên có hướng mở chi tiết tài khoản trong đó không nên mở tài khoản 156121 “Giá mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty”, tài khoản 156221 “Chi phí thu mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty” để tránh sự trùng lặp Cụ thể tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa” sẽ được mở chi tiết thành các tài khoản sau:

 TK 15611: Giá mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty

 Tk 15612: Giá mua hàng hóa tại các chi nhánh của Công ty Trong đó chi tiết thêm: + TK 156121: Tại chi nhánh Ba Vì

+ TK 156122: Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Tương tự, tài khoản 1562 “ Chi phí thu mua hàng hóa”cũng sẽ được mở chi tiết như vậy Cụ thể

 TK 15621: Giá mua hàng hóa tại Trụ sở chính của Công ty

 TK 15622: Giá mua hàng hóa tại các chi nhánh của Công ty Trong đó chi tiết thêm: + TK 156221: Tại chi nhánh Ba Vì

+ TK 156222: Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Tài khoản 1112, 1122 nên được mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết các loại ngoại tệ Cụ thể, tài khoản 1112 được mở chi tiết thành các tài khoản phản ánh từng loại nguyên tệ mà Công ty sử dụng (ví dụ như USD, AUD…) Tài khoản 1122 được mở chi tiết thành các tài khoản sau

 TK 11223: Tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại

Thương chi nhánh Hà Tây Tài khoản này sẽ lại được chi tiết thành các tài khoản phản ánh từng loại ngoại tệ

 TK 11222: Tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông

Nghiệp chi nhánh Hà Tây Tài khoản này sẽ lại được chi tiết thành các tài khoản phản ánh từng loại ngoại tệ

 TK 11223: Tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Tây Tài khoản này sẽ lại được chi tiết thành các tài khoản phản ánh từng loại ngoại tệ b) Bổ sung các bút toán

 Trong kế toán xuất khẩu trực tiếp, khi hàng hóa xuất kho, làm thủ tục xuất khẩu thì kế toán không được ghi nhận giá vốn mà phải thông qua tài khoản 157

“Hàng gửi đi bán” Hiện nay, Công ty không hề sử dụng tài khoản này trong việc hạch toán Thực chất của việc ghi nhận qua tài khoản này là để đảm bảo nguyên tắc thận trọng Giá vốn được ghi nhận đồng thời với doanh thu Vậy việc ghi nhận giá vốn chỉ được phép khi đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Vậy khi hàng hóa mới chỉ xuất kho làm thủ tục hải quan thì chưa thể thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu ở trên Chỉ khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu thì mới có thể ghi nhận giá vốn và lập hóa đơn để phản ánh doanh thu.

 Với các bút toán liên quan đến việc nhập hay xuất ngoại tệ, ngoài việc ghi các tài khoản thích hợp thì kế toán còn phải ghi Nợ (hoặc có) TK 007 “Ngoại tệ các loại” để theo dõi ngoại tệ các loại.

 Trong trường hợp xuất khẩu ủy thác, việc theo dõi hàng hóa nhận bán hộ cần được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”

 Trong trường hợp xuất kho nguyên vật liệu để sơ chế, đóng gói hàng hóa, gia công…, kế toán không được phép ghi nhận ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán” Việc ghi nhận này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc thận trọng vì chưa đủ điều kiện để ghi nhận giá vốn Thêm vào đó, ghi nhận giá vốn cần phải song song với việc ghi nhận doanh thu Do vậy, trong trường hợp này, khi xuất NVL để sơ chế, kế toán nên ghi thông qua tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Cụ thể, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 154: Giá trị NVL xuất kho

Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho

Khi hàng hóa xác định là tiêu thụ, kế toán ghi

Nợ TK 632: Giá trị hàng hóa

Có TK 154: Giá trị hàng hóa

3.2.3 Về sổ kế toán chi tiết

Song song với hướng chi tiết các tài khoản đã nói ở trên, kế toán mở thêm các sổ kế toán chi tiết của các tài khoản đó

3.2.3 Về sổ kế toán tổng hợp

 Công ty nên mở thêm các loại sổ Nhật ký đặc biệt như Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng để theo dõi quá trình mua bán XNK

 Công ty mở thêm sổ tổng hợp tài khoản 157.

3.2.4 Về báo cáo kế toán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa

 Tùy theo yêu cầu quản lý, kế toán nên lập các báo cáo phản ánh tình hình sử dụng vốn.

Công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nói riêng tại các Công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây đã có những sự thay đổi hợp lý để tồn tại cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, môi trường thương mại quốc tế trong thời kỳ toàn cầu hóa luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thích ứng nhanh và linh hoạt để tồn tại Trong khi đó, nhược điểm cố hữu của các Công ty Cổ phần từ Doanh nghiệp Nhà nước là sự chuyển biến còn chậm, đặc biệt trong nghiệp vụ kinh doanh và kế toán.

Ngày đăng: 12/07/2023, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w