1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia sài gòn – hà nội

79 520 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu...2 6.Cấu trúc của khóa luận...2 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

KCS Phòng kiểm soát chất lượng

TGTGT Thuế giá trị gia tăng

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất bia

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ hình thức kế toán máy

Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.1 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nhập vật tư

Sơ đồ 2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán xuất kho vật tư Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014 Bảng 2.1 Định mức xuất nguyên vật liệu sản xuất cho 1 tank bia Bảng 3.2 Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Giao diện phần mềm kế toán VTSOFT – SE Hình 2.1.Phiếu nhập kho

Hình 2.2.Phiếu kết quả thử nghiệm

Hình 2.3.Hóa đơn thuế GTGT mua NVL

Hình 2.4.Thẻ kho

Hình 2.5.Giao diện kết xuất dữ liệu

Hình 2.6.Giao diện thao tác lập Phiếu nhập vật liệu

Hình 2.7.Phiếu nhập vật liệu

Hình 2.8.Hóa đơn Giá trị gia tăng

Hình 2.9 Biên bản kiểm kê vật tư

Hình 2.16.Giao diện phiếu nhập vật liệu

Hình 2.17.Bảng kê thanh toán vận chuyển tháng 01/2015 Hình 2.18.Hóa đơn giá trị gia tăng

Hình 2.25.Giao diện tính giá XK

Hình 2.26.Giao diện Phiếu xuất vật liệu

Hình 2.27 Phiếu đề nghị cấp vật tư

Hình 2.28.Phiếu xuất kho

Hình 2.29.Thẻ kho

Hình 2.30.Phiếu xuất vật liệu

Hình 2.31.Mẫu kiểm kê vật tư

Hình 2.32.Phiếu xuất kho vật tư thiếu

Hình 2.33.Phiếu xuất kho

Hình 2.34.Màn hình kết xuất dữ liệu

Trang 4

Hình 2.35.Thao tác tính giá XK

Hình 2.36.Giao diện xuất NVL

Hình 2.37 Giao diện xem sổ kế toán

Hình 2.38.Báo cáo Nhập xuất tồn NVL

Hình 3.1 Bảng tồn kho vật tư tối ưu hàng ngày

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 1

3.Lịch sử nghiên cứu 1

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6.Cấu trúc của khóa luận 2

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN NGYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY .4

1.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu 4

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội 4

1.1.2.Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5

1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 8

1.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây 11

1.2.Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Cổ phần Bia Sài Gòn –Hà Nội 12

1.2.1.Hình thức kế toán 12

1.2.2.Tổ chức bộ máy kế toán 13

1.2.3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 14

1.2.4.Tình hình sử dụng máy tính trong phòng kế toán 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI 17

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – HÀ NỘI 17

2.1 Đặc điểm công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội 17

2.2 Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội. .17

Trang 6

2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu và đánh giá nguyên vật liệu sản xuất tại

công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội 17

2.2.2 Hạch toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội .19

2.2.3.Các sổ kế toán tổng hợp liên quan đến kế toán NVL 58

2.3.Nhận xét về thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội 61

2.3.1.Ưu điểm 61

2.3.2.Nhược điểm 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – HÀ NỘI 63

3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội 63

3.2.Nguyên tắc hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội 64

3.3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội 64

3.4.Các điều kiện thực hiện 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tếViệt Nam có được nhiều cơ hội để cạnh tranh và phát triển, tuy nhiên bêncạnh đó cũng gặp phải nhiều khó khăn, đối mặt với nhiều nguy cơ và nhiềucuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới Các doanh nghiệp trong nước muốntồn tại và phát triển trong môi trường đầy thuận lợi và khó khăn như vậybuộc phải có các chiến lược chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình

Sự lựa chọn hướng đi và giải pháp cạnh tranh của các doanh nghiệp khácnhau là khác nhau, thực tế cho thấy để có thể cạnh tranh được thì các doanhghiệp đều phải tìm cách nâng cao chất lượng , da dạng hóa mẫu mã sảnphẩm…., và đặc biệt là phải coi trọng công tác kế toán

Điều mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm khi tham gia kinh doanh đó

là lợi nhuận, để lợi nhuận đạt được lớn thì ngoài việc cố gắng tăng tiêu thụsản phẩm, doanh nghiệp cần phải tìm cách hạ chi phí xuống mức thấp nhất

có thể, trong đó chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng Kế toánnguyên vật liệu không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình biến độngnguyên vật liệu trong công ty, mà nó còn giúp ích cho các nhà quản trị công

ty, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào để đạt được hiệu quả lớn nhất, hạgiá thành sản phẩm

Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội,nhận thấy tầm quan trọng của công tác hạch toán nguyên vật liệu, được sựgiúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán và đặc biệt là sư tâmhuyết chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn thực tập Th.s Đào Mạnh Huy em đã

lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội” để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình 2.Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu với mục đích vận dụng lý thuyết đã được học ởtrường lớp so sánh với thực tế, cụ thể là tìm hiểu thực trạng phần hành kếtoán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội, từ thực tế

và lý luận, nghiên cứu ra những giải pháp có tính khả thi, có tính ứng dụngnhằm hoàn thiện hơn kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Bia SàiGòn – Hà Nội

Trang 8

3.Lịch sử nghiên cứu

Trước khi băt đầu nghiên cứu đề tài em đã tham khảo các tài liệu nhưcác đề tài liên quan đến kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp trêncác trang web và các cơ sở lý thuyết, thực tiễn áp dụng tại các doanhnghiệp qua các kênh thông tin như báo tài chính,…, đồng thời em cũng đãtham khảo tài liệu của các anh chị từng thực tập tại công ty Em nhận thấycác đề tài, tài liệu mà em tham khảo có rất nhiều mặt tích cực, tuy nhiênvẫn còn một số vấn đề cần thiết mà các đề tài đó chưa đưa ra được nhưcông ty áp dụng hình thức kế toán máy nhưng chưa chụp hết được giaodiện làm việc vào bài làm, chưa đưa ra được một số chứng từ gốc ở một sốmục… Song bằng việc tham khảo, đọc, tìm hiểu các tài liệu em đã có kiếnthức khá vững chắc làm hành trang cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài củamình

Nhận thức được điều đó, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình củathầy giáo Th.s Đào Mạnh Huy, sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Cổphần Bia Sài Gòn – Hà Nội, bài khóa luận của em đã đi sâu nghiên cứuthực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – HàNội, phát triển hơn nữa những vấn đề mà các anh chị đi trước đã nghiêncứu đồng thời khắc phục những thiếu sót mà anh chị chưa đề cập đến Em

đã chụp lại các giao diện làm việc trên phần mềm với kế toán nguyên vậtliệu tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội đang áp dụng để minh họacho việc ghi chép sổ sách tại công ty Đồng thời bài khóa luận của em đãđưa ra được chi tiết chứng từ gốc đến sổ cái tài các khoản liên quan

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu về phần hành kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổphần Bia Sài Gòn – Hà Nội

- Phạm vi thời gian: thời gian thực tập tại công ty từ ngày 15/12/2014 đến31/03/2015

- Phạm vi không gian: tại phòng Tài chính kế toán của công ty cổ phần BiaSài Gòn – Hà Nội và các phòng ban khác có liên quan

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tự luận

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp quan sát thực tế

Trang 9

6.Cấu trúc của khóa luận

Nội dung bài khóa luận gồm 3 phần:

Chương 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán Nguyên vật liệu.

Để tìm hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạicông ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội trước hết cần tiếp cận mô hình kinhdoanh, cách thức sản xuất cũng như các yếu tố khác tại công ty ảnh hưởngđến kế toán nguyên vật liệu

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội

Tình hình thực hiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trongnăm 2015 với những ưu điểm giúp phát triển công ty cũng như những hạnchế còn tồn tại cần nhanh chóng hoàn thiện giúp công ty càng lớn mạnhhơn

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong

hệ thống kế toán của doanh nghiệp

Vì thời gian thực tập không lâu và kiến thức tích lũy được còn chưa đầy

đủ nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót Em rất mongđược sự đóng góp từ phía quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em thêmphong phú về lý luận và thiết thực với thực tế

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Thị Thảo Anh

Trang 10

CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN NGYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY.

1.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu.

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Bia Sài Gòn –

Hà Nội

Công ty cổ phần bia Sài Gòn-Hà Nội là một thành viên của Tổng công

ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco) được thành lập năm 2007 Bia Sài Gòn là một thương hiệu với các sản phẩm truyền thống uy tín, chấtlượng cao, trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Sabeco đã nhậnđược sự tín nhiệm của khách hàng và là thương hiệu ở vị trí số 21 trong sốcác tập đoàn sản xuất bia lớn nhất trên thế giới và thứ 3 khu vực ASEAN

- Ngày 01/06/1977 công ty rượu bia miền nam chính thức tiếp nhận vàquản lý Nhà máy bia Chợ Lớn từ hãng BGI và hình thành nên nhà máy biaSài Gòn

- Năm 1981 Xí nghiệp liên hiệp Rượu bia nước giải khát II đượcchuyển đổi từ công ty Bia rượu miền Nam

- Năm 1993 Nhà máy bia Sài Gòn phát triển thành công ty Bia SàiGòn với các thành viên mới là : nhà máy nước đá Sài Gòn, nhà máy cơ khírượu bia, nhà máy nước khoáng ĐaKai, công ty liên doanh CarnaudMetalbox Sài Gòn sản xuất lon, công ty liên doanh thủy tinh Malaya ViệtNam sản xuất chai thủy tinh

- Từ 1994 đến nay, tổng công ty Bia Sài Gòn đã thành lập thêm nhiềucác công ty liên kết sản xuất bia, tiếp nhận thêm các thành viên mới, thànhlập tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng Năm 2004 Tổng công tybia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco chuyển sang tổ chức và hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ-công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ –BCN của bộ trưởng Bộ công nghiệp

Năm 2006 tổng công ty đã hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toànquốc với 8 công ty CPTM Sabeco khu vực

Trang 11

Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội thành lập ngày 06/07/2007, là một chinhánh của tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn – Hà Nội

 Tên giao dịch của công ty : Công ty Bia Sài Gòn – Hà Nội

1.1.2.Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

1.1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh bia với 4 loại sản phẩm là : BiaSài Gòn lon 333, bia chai Sài Gòn 355, bia chai 333 và bia hơi Sài Gòn.Công suất hàng năm công ty đạt được là 90 triệu lit/năm

Bên cạnh đó công ty còn xuất nhập khẩu bia, các loại hương liệu,nước cốt để sản xuất bia rượu, ngoài ra công ty còn sản xuất 2 loại bia làbia Rivet và bia Storm chủ yếu để xuất khẩu

1.1.2.2.Quy trình công nghệ sản xuất.

* Bia Sài Gòn được sản xuất từ các thành phần chính là: nước, malt ( hạtngũ cốc đã mạch nha hóa) , gạo, hoa houblon, CO2, enzim (đặc biệt làenzim amilaza)

- Nước : Nước được dùng trong tất cả các công đoạn sản xuất bia Vìvậy thành phần và chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bia.Nước dùng để sản xuất bia đều phải xử lý cho dù lấy từ nguồn nào Nướcdùng trong sản xuất bia phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng bao gồmcác chỉ tiêu vi sinh vật, vật lý, hóa học và tính chất cảm quan

- Malt: Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường Cácgiống men bia cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại men bia khácnhau Men bia sẽ chuyển hóa đường thu được từ hạt ngũ cốc và tạo ra cồn

Trang 12

và carbon đioxit (CO2) Bia Sài Gòn với công nghệ sản xuất hiện đại sửdụng loại men được nuôi cấy có độ tinh khiết cao, đảm bảo sự ổn định vàđồng bộ trong sản phẩm của mình.

- Gạo: Với mục đích hạ giá thành sản phẩm, cải thiện thành phầnchiết, cải thiện mùi vị bia và để bảo quản được lâu hơn trong quá trình sảnxuất người ta thay thế một phần malt bằng gạo Nhờ thế mà thu được thànhphẩm bia có giá rẻ hơn mà chất lượng của bia thành phẩm lại giảm khôngđáng kể Tuy nhiên lượng nguyên liệu thay thế chỉ được sử dụng với một tỷ

lệ nhất định, không được quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng và tính chất đặc trưng của bia

- Hoa houblon: Hoa Houblon là nguyên liệu cơ bản, quan trọng đứng

vị trí thứ 2 của công nghệ sản xuất bia Nó được con người biết đến và đưavào sử dụng khoảng 3000 năm trước Công nguyên

Hoa Houblon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặctrưng, làm tăng khả năng tạo bọt và giữ bọt, tăng độ bền keo và ổn địnhthành phần sinh học của sản phẩm, ngoài ra hoa houblon còn giúp sátkhuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn G+, G- ở nồng độ cao giúp chohoạt động của men bia tốt hơn

* Quy trình nấu bia gồm 4 bước chính sau:

Bước 1: Nấu

Malt sau khi nghiền sẽ hòa tan chung với nước theo tỷ lệ phù hợpcho từng sản phẩm, dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ thích hợp malt sẽđược đường hóa

Tương tự, gạo sẽ được hồ hóa, phối trộn lại với malt trong nồi nấumalt để đường hóa trước khi bơm sang nồi lọc Tại nồi lọc sẽ lọc hết chấtlỏng ra khỏi trấu cũng như các chất sơ và mầm để lấy hết lượng đường cònbám vào trấu, dịch đường này được đun sôi và houblon hóa nhằm trích lychất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các hợp chất và thành phần khác củahoa houblon, biến hỗn hợp dịch đường có vị đắng và hương thơm dịu củahoa, đồng thời nó làm tăng độ bền dịch đường, ổn định thành phần sinhhọc, tăng sức căng bề mặt tham gia vào quá trình tạo bọt

Sau khi quá trình đun sôi và houblon hóa kết thúc thì dịch đường sẽđược bơm qua bồn lắng cặn theo phương pháp lắng xoáy để tách cặn trướckhi làm lạnh

Bước 2: Lên men.

Trang 13

Đây là giai đoạn quan trọng, phản ứng chính của quá trình này sẽtạo cồn và CO2, ngoài ra chúng ta còn thu được một dịch lên men vớinhiều cấu tử có tỷ lệ khối lượng hài hòa cân đối

Quá trình lên men được chia làm 2 giai đoạn: quá trình lên menchính nhằm thay đổi lượng và chất trong các cấu tử hợp thành chất hòa tancủa dịch đường, quá trình lên men phụ nhằm chuyển hóa hết phần đường

có khả năng lên men còn tồn tại trong bia non

Bước 3: Làm trong bia

Quá trình này tách các hạt dạng keo, nấm men sót, các phức chấtprotein-polyphenol, các loại hạt li ti khác làm tăng thời gian bảo quản vàlưu hành sản phẩm, tămg giá trị cảm quan cho bia

Bước 4: Đóng gói

Bia được chiết rót vào chai, lon, sau đó được thanh trùng bằng nhiệtnhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào còn sống, vi sinh vật ảnh hưởng đếnsản phẩm

Trang 14

Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất bia

1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.3.1.Đặc điểm tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý của công ty CP Bia Sài Gòn – Hà Nội đơn giản nhưng hoạtđộng đạt hiệu quả cao, được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng làphù hợp với đặc điểm và quy mô của công ty, mọi công việc đều được thựchiện theo tuần tự và được giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới Bộ máyquản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ:

Làm trong bia Thùng lên men

Trang 15

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công

ty, Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều

lệ công ty quy định, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hằngnăm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo

* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân

danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợicông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông Hộiđồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những ngườiquản lý khác

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM

SOÁT

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PGĐ

NGHỆ

PGĐ PHỤ TRÁCH THIẾT BỊ

PHÒNG HC-TH

PHÒNG TC-KT

PHÒNG KT-SX

PHÒNG KCS

PX.CÔNG NGHỆ

PX.

CHIẾT PX.ĐỘNG

LỰC

Trang 16

* Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại

hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trongđiều hành hoạt động kinh doanh báo cáo tài chính của công ty Ban kiểmsoát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban giám đốc

*Giám đốc điều hành :quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến

hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quảntrị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

* Phòng hành chính tổng hợp: có chức nămg xây dựng phương án

kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công táchành chính quản trị

* Phòng tài chính kế toán: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử

dụng và quản lý nguồn tài chính công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổchức công tác hạch toán kế toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê

và chế dộ quản lý tài chính của Nhà nước, tham mưu cho giám đốc trongviệc quản lý toàn bộ nguồn vốn của công ty, tính toán các hiệu quả kinh tếtrong việc sản xuất và kinh doanh giúp Giám đốc có những quyết địnhchính xác

* Phòng kĩ thuật- sản xuất: có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng

quản trị và Ban giám đốc điều hành trong công tác tổ chức quản lý vànghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty

* Phòng KCS ( kiểm soát chất lượng): chịu trách nhiệm kiểm tra bán

thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm cuối cùng, thống kêbán thành phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thông báo kịp thờicho ban lãnh đạo và các phòng ban có liên quan

1.1.3.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Toàn công ty có 147 nhân viên, trong đó 109 nhân viên là lao động trựctiếp, 38 nhân viên là lao động gián tiếp

Công ty ngày càng chú trọng đến trình độ công nhân viên, trong tổng sốlao động có 74 người là trình độ Đại học, 31 người ở trình độ cao đẳng,23người là sơ cấp, 12 người đạt trung cấp và có 7 người tốt nghiệp THPT Tổng diện tích công ty là 2500m2, trong đó bao gồm nhà xưởng, kho vàkhu nhà văn phòng

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: công ty hiện nay chủ yếu tiêu thụ trongnước ( chiếm 80% tổng doanh thu), 20% doanh thu là từ xuất khẩu sảnphẩm

Trang 17

Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội chỉ xuất bán thành phẩm cho cáccông ty thương mại trực thuộc, từ các công ty đó mới phân phối giao hàngcho các đại lý lớn và bán lẻ trên toàn quốc.

1.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây

Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 - 2014

Nhận xét:

 Doanh thu công ty trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần,năm 2013 tăng gần 1,2 lần so với năm 2012; năm 2014 tăng hơn 1,3 lần sovới năm 2013

 Tổng chi phí sản xuất cũng có chiều hướng tăng, do công ty đẩymạnh sản xuất và tiêu thụ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, và do chiphí phí nhân công trực tiếp tăng đáng kể làm cho tổng chi phí sản xuất tănglên, năm 2013 tăng gần 1,4 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng gần 1,34lần so với năm 2013

 Lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2014 lạităng khá nhanh so với năm 2013 (gần 1,7 lần), nhưng vẫn nhỏ hơn năm2012

 Do lợi nhuận trước thuế giảm nên thuế phải nộp ngân sách nhànước cũng giảm theo, năm 2014 số thuế phải nộp là gần 51,3 tỷ đồng

 Lợi nhuận thuần của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012(gần 1,7 lần), tuy nhiên lợi nhuận thuần năm 2014 của công ty lại tăng khánhanh, tăng hơn 1,4 lần so với năm 2013

Kết quả trên cho thấy công ty cần phải có biện pháp hạ thấp mức chi phísản xuất, các chi phí sản xuất chung như điện, nước, …nên tiết kiệm đến

Trang 18

mức tối đa, đồng thời đẩy mạnh mức tiêu thụ thông qua chính sách quảngcáo, chiết khấu, giảm giá hàng bán để đạt doanh thu cao hơn.

1.2.Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Cổ phần Bia Sài Gòn –Hà Nội.

1.2.1.Hình thức kế toán

Công ty sử dụng hình thức kế toán máy với phần mềm được sử dụng làVTSOFT – SE, theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung, không thiết lập sổnhật ký đặc biệt Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng là hệ thốngđược ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC

Chú thích:

Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ hình thức kế toán máy

SỔ KẾ TOÁN: Chứng từ kế toán

Trang 19

1.2.2.Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng tài chính kế toán, chịu

trách nhiệm cao nhất về công việc kế toán của công ty, trực tiếp phân côngchỉ đạo các nhân viên kế toán của công ty

- Kế toán thuế: có nhiệm vụ tính và kê khai các loại thuế trong doanh

nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụđặc biệt…

- Kế toán tiền lương: phụ trách công việc về hạch toán tiền lương và

các khoản trích theo lương

- Kế toán Tài sản cố định: có nhiệm vụ về kế toán tổng hợp Tài sản cố

định, theo dõi tài sản cố định ở các bộ phận của công ty tính khấu hao tàisản cố định, phân bổ khấu hao cho tháng, quý, năm, sau đó lập báo cáo kếtoán nội bộ về tình hình tăng giảm tài sản cuối năm

- Kế toán vật tư: làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công

cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song, cuối tháng tổng hợp sốliệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn, phụ trách tài khoản 152 153

- Kế toán tiền mặt: theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngoại tệ,

các nghiệp vụ thanh toán và thu tiền gửi ngân hàng, theo dõi và tính toáncác khoản tạm ứng cảu cán bộ công nhân viên, các khoản vay dài hạn, ngắnhạn, quản lý quỹ tiền mặt của công ty, căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt đểxuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ các khoản thu chi, sau đó tổng hợpđối chiếu thu chi với các khoản liên quan

Kế toán trưởng

Kế toán tài sản cố định

Kế toán giá thành

Kế toán ngân hàng

Kế toán thuế

Kế toán vật tư

Kế toán tiền lương

Kế toán

công nợ

Kế toán

tiền

Trang 20

- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi, lãi vay

ngân hàng và huy động vốn cho đơn vị, trực tiếp giao dịch với ngân hàng

để làm các thủ tục vay, bảo lãnh…hàng tháng lập bảng kê tổng hợp sec và

sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạchtiềm mặt gửi lên cho ngân hàng giao dịch

- Kế toán bán hàng: ghi chép tất cả nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn

bán hàng, doanh thu, thuế giá trị gia tăng phải nộp, theo dõi chi tiết hànghóa, thành phảm xuất bán…để định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầuquản lý của doanh nghiệp

- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ phả thu, phải trả trong

công ty và giữa công ty với khách hàng

- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm

1.2.3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, niên độ kế toán áp dụng theo năm dương lịch từ 01/01 đến 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Công tytính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

- Hình thức kê khai thuế: phương pháp khấu trừ

- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết

định số 15/2006/ QĐ-BTC.

- Các chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá gốc

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân giaquyền cả kỳ dự trữ

+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: trên cơ sởchênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền:

+ Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế củaliên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ do Ngân hàng nhà nướcViệt Nam công bố

Trang 21

+ Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong năm được kết chuyển vàodoanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

+ Tài sản cố định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc.Trong quá trình sử dụng, tài sản được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị haomòn lũy kế và giá trị còn lại

+ Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:

+ Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong năm khi phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu

tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào trị giá của tài sản

đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực kếtóan Việt Nam số 16 “chi phí đi vay”

- Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước:

+ Các khoản chi phí trả trước liên quan đến chi phí sản xuất kinhdoanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn vàđược tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính

+ Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinhdoanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chiphí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý Chi phí trả trướcđược phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương phápđường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí phải trả:

+ Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trướcvào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm để đảm bảo khi chi phí phátsinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sởđảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi các chi phí đóphát sinh nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sunghoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch

- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: vốn đầu tư của chủ sở hữu đượcghi nhận theo số vốn thực tế góp của chủ sở hữu

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu bán hàng: được ghi nhận thoả mãn các điều kiện:

- Chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua

- Công ty không nắm giữ quyền quản lý và kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Trang 22

+ Doanh thu dịch vụ: công ty ghi nhận doanh thu khi phát sinhdoanh thu về cung cấp dịch vụ.

+ Doanh thu tài chính: phát sinh từ tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận và cáckhoản doanh thu hoạt động tài chính khác

1.2.4.Tình hình sử dụng máy tính trong phòng kế toán

Công ty sử dụng hình thức kế toán trên mấy vi tính với phần mềm kếtoán VTSOFT – SE, là phần mềm được đặt thiết kế riêng phù hợp theo yêucầu của công ty Phần mềm kế toán này được cài đặt tại máy chủ và kết nốivới nhau trong hệ thống mạng LAN của phòng TC – KT

Mỗi nhân viên kế toán được sử dụng một máy tính riêng của mình và đặtmật khẩu tương ứng với tên đăng nhập để đảm bảo tính bảo mật thông tincác nghiệp vụ kế toán

Hình 1.1 Giao diện phần mềm kế toán VTSOFT – SE

Trang 23

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội.

Các nghiệp vụ phát sinh tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nộinhìn chung khá đa dạng và phức tạp, NVL sử dụng trong sản xuất có sốlượng lớn nên đòi hỏi kế toán vật tư phải có trình độ và trách nhiệm caotrong công việc Đặc thù NVL chính để sản xuất như gạo, malt là nhữngNVL khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc, một số lại yêu cầu bảo quản trong kholạnh như hoa houblon, caramel Điều này yêu cầu công ty cần phải có hệthống kho bãi đầy đủ tiêu chuẩn quy định đáp ứng nhu cầu bảo quản NVL,trên thực tế thì công ty đã đáp ứng được yêu cầu này, xây dựng hệ thốngkho bãi chất lượng cao đảm bảo cho NVL

Việc xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm là rấtcần thiết do sản phẩm bia được cấu thành từ nhiều loại NVL khác nhau,việc xây dựng định mức này được lập bởi Phòng Kỹ thuật, các nghiệp vụxuất dùng NVL đều phải tuân theo định mức này NVL là đối tượng laođộng, là yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất, mặt khác khối lượngNVL lại lớn, đa dạng về chủng loại, do vậy để quản lý NVL công ty cầnphải thực hiện đồng bộ hóa các bộ phận quản lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ

và đúng chất lượng NVL cho quy trình sản xuất, giúp giảm hao phí NVL vàchi phí sản xuất

2.2 Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội.

2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu và đánh giá nguyên vật liệu sản xuất tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nội.

2.2.1.1 Phân loại NVL.

Quy trình sản xuất sản phẩm yêu cầu khối lượng NVL lớn, gồm

nhiều loại khác nhau, có chức năng công dụng khác nhau, do vậy để đảmbảo việc quản lý và hạch toán NVL một cách hiệu quả, công ty cổ phần biaSài Gòn – Hà Nội đã dựa trên đặc điểm của NVL để tiến hành phân loạinhư sau:

Trang 24

 Nguyên vật liệu chính: là NVL chủ yếu để sản xuất ra bia, gồm:gạo, malt, houblon cao, houblon viên, nước.

Malt và gạo được theo dõi về số lượng theo đơn vị tính là kg, hoahoublon cao và viên được theo dõi theo kgA do hoa houbolon được chếbiến và chia thành 2 loại là Houblon cao (dạng cao) và Houblon viên ( dạngviên) để bảo quản, khi sử dụng người ta quan tâm đến lượng alpha acidtrong hoa houblon, kgA là số kg Alpha acid chiết xuất ra được từ số hoaHoublon mua về

Ví dụ: trong 1000kg hoa Houblon loại 9% ( chứa 9% Alpha acid ),như vậy số kgA là 1000 x 9% = 90 kgA

 Nguyên vật liệu phụ:

Bao gồm nhiều chủng loại và được chia thành các nhóm:

+ Vật liệu phụ sử dụng trong quá trình nấu: Malturex, CaCl2,ZnCl2, H2SO4, Acid lactic, Caramel

+ Vật liệu phụ sử dụng trong quá trình lọc: Vicant, Colupulin,Bột trợ lọc

+ Vật liệu phụ gồm các chất sát trùng, tẩy rửa, vệ sinh thiết bị:Trimeta HC, Oxonia, NaOH 32%, HNO3, HCL 32%, Lubodrive

+ Vật liệu bao bì: Nắp chai 355, nhãn thân 355, foil nhôm

355, lon 333, nắp 333, thùng giấy, keo dán nhãn, keo dán thùng

+ Nhiên liệu : dầu FO, dầu DO

Phụ tùng thay thế: gồm những vật tư dùng để thay thế, sửa

chữa máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ Bao gồm: dây đai, gioăng…

2.2.1.2.Đánh giá NVL

- Xác định trị giá vốn NVL nhập kho: các NVL công ty đều mua

ngoài và được đánh giá theo trị giá gốc bao gồm: trị giá mua, chi phí vận chuyển

Ví dụ: trong tháng 1/2015, công ty tiến hành nhập kho 17.500 kgMalt, thuế VAT là 10%, đơn giá Malt là 13.500 / kg, tổng giá thanh toán là259.875.000 ,chi phí vận chuyển là 3.000.000 đ, thuế VAT chi phí vậnchuyển là 300.000 đ

Trị giá vốn của Malt được xác định như sau:

Giá thực tế Malt = 259.875.000 + 3.000.000 = 262.875.000 đ

Các khoản giảm trừ -

Thuế nhập khẩu (nếu có) +

Chi phí thu mua +

Giá mua vào theo hoá đơn

=

Trị giá thực tế

NVL-CCDC nhập

kho

Trang 25

-Xác định trị giá vốn NVL xuất kho: công ty áp dụng tính giá

hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Trị giá NVL tồn kho + Trị giá gốc NVL

Đơn giá NVL đầu kỳ nhập trong kỳ

Bình quân =

Gia quyền Số lượng NVL tồn kho ĐK+ Số lượng NVL nhập trong kỳ

Trị giá vốn thực tế = Số lượng VL xuất kho x Đơn giá bình quân

NVL xuất kho gia quyền

- Bảng kê nhập (xuất) vật tư

- Bảng phân bổ nguyên liệu,vật liệu…

Người lập chứng từ: kế toán vật tư

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng tài khoản kế toán dựa trên hệ thống tài khoản kế toáncấp 1 được quy định bởi QĐ 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngoài ra còn chi tiết các tài khoảncấp 1 ra các tài khoản cấp 2, cấp 3…phù hợp với đặc điểm nhập khonguyên vật liệu của Công ty

Để hạch toán nguyên vật liệu, kế toán sử dụng các TK 152,111, 331,621,627…

Trang 26

+Chênh lệch trị giá NVL tăng khi đánh giá lại NVL trong kho.

-Bên Có:

+Trị giá thực tế NVL xuất kho

+Trị giá NVL trả lại người bán

+Chiết khấu thương mại khi mua NVL được hưởng

+Trị giá NVL hao hụt, mất mát khi phát hiện kiểm kê

+Chênh lệch trị giá NVL giảm khi đánh giá lại NVL trong kho

-Số dư Nơ : trị giá NVL tồn kho cuối kỳ

2.2.2.3.Kế toán nhập kho nguyên vật liệu

 Trình tự luân chuyển:

Người yêu cầu Kế toán vật tư Tại kho

Sơ đồ 2.1 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nhập vật tư

Giải thích sơ đồ:

- Bước 1: Khi có nguyên vật liệu cần nhập kho, kế toán kho lập phiếu phậpkho chuyển cho người nhập kho ký phiếu và chuyển hàng

- Bước 2: Thủ kho nhận phiếu và nhập kho, sau đó ghi thẻ kho

- Bước 3: Kế toán vật tư căn cứ vào thẻ kho để ghi phần mềm kế toán Các nhà cung cấp được lựa chọn kỹ càng và đánh giá thường xuyênqua các lần giao hàng, mọi thỏa thuận về việc mua NVL đều được thể hiệntrong hợp đồng mua hàng Giám đốc công ty ký kết với đại diện cung cấp.Với vật liệu là bao bì, công ty mua của nhà cung cấp độc quyền là các đơn

vị thành viên trong tập đoàn SABECO, như vỏ lon bia 333 và vỏ chai 355,

vỏ chai bia 333 là mua của công ty TNHH một thành viên thương mại

Ghi thẻ kho

Trang 27

SABECO, nhãn foil dán chai 355 mua của công ty cổ phần bao bì bia SàiGòn…, các NVL khác thì mua của nhiều nhà cung cấp khác nhau đã quachọn lọc.

 Ví dụ: ngày/01/2015, công ty cổ phần bia Sài Gòn mua 2000 kg hóachất CaCl2 của nhà máy hóa chất Đồng Nai, ngày 10/01/2015 hàng

về nhập kho

Căn cứ vào yêu cầu nhập kho của phân xưởng báo lên, kế toán kho lập 3liên phiếu nhập kho

Trang 28

Hình 2.1.Phiếu nhập kho

Trang 29

Khi NVL về, thủ kho kiểm tra, ghi số lượng thực nhập lên chứng từ giaohàng của nhà cung cấp Trước khi nhập kho nhân viên phòng KCS sẽxuống kho kiểm tra chất lượng hàng nhập.

Hình 2.2.Phiếu kết quả thử nghiệm

Trang 30

Sau khi nhân viên KCS kiểm tra hàng về nhập kho đảm bảo chất lượngtheo yêu cầu,kế toán kho chuyển phiếu cho người giao hàng, người yêu cầunhập kho và chuyển cho thủ kho ký, kế toán kho ghi chép và chuyển lêncho kế toán vật tư cùng với hóa đơn

Hình 2.3.Hóa đơn thuế GTGT mua NVL

Trang 31

Kế toán kho căn cứ vào phiếu nhập kho ghi Thẻ kho.

Hình 2.4.Thẻ kho

Trang 32

Cuối ngày kế toán kho kết xuất và chuyển dữ liệu sang cho kế toán vật tư bằng cách chọn mục “ Chứng từ” trên thanh công cụ, chọn “ Kết xuất dữ liệu” và “ Kết xuất dữ liệu vào bộ phận kế toán”.

Hình 2.5.Giao diện kết xuất dữ liệu

Kế toán vật tư sử dụng chứng từ “ Nhập vật liệu mua ngoài” để ghi nhậnnghiệp vụ phát sinh

Hình 2.6.Giao diện thao tác lập Phiếu nhập vật liệu

Trang 33

Kế toán vật tư căn cứ vào các dữ liệu và chứng từ để nhập số liệu vào phầnmềm kế toán theo định khoản sau:

Nợ TK 1522 21.400.000

Nợ TK 1331 2.140.000

Có TK 3311 23.540.000

Hình 2.7.Phiếu nhập vật liệu

Trang 34

 Trường hợp hàng về thừa hoặc thiếu so với hóa đơn, kế toán vật tưcũng chỉ ghi nhận theo số hàng thực nhập, số hàng thiếu (thừa) căn cứ vàobiên bản kiểm nhận, thông báo cho các bên liên quan Trên thực tế, nếuhàng về thiếu so với hóa đơn thì số thiếu sẽ được nhập bổ sung sau khithông báo cho bên giao hàng, còn số hàng thừa sẽ được trả lại cho nhà cungcấp.

Ví dụ: Ngày 02/01/2015, công ty mua số Malt của công ty TNHHNgân Hạnh là 10.000 kg, với đơn giá 13.500 đ/ kg, khi hàng về kho thì sốlượng thực nhập theo kiểm nhận là 8000 kg, 2000 kg thiếu chưa rõ nguyênnhân

Khi hàng về, kế toán kho căn cứ vào hóa đơn, hợp đồng mua bán đểkiểm kê hàng hóa

Ví dụ mẫu hợp đồng mua bán

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên

Hôm nay ngày 01tháng 01 năm 2015, chúng tôi gồm có:

Bên mua (Bên A): CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN HÀ NỘI

Địa chỉ: A2, CN8 khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, xã Xuân Phương,huyện Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0437.653.338

Fax: 0437.653.336

Do Ông: Nguyễn Hữu Lộc - Giám đốc Công ty làm đại diện

Tài khoản: 13820484366698 tại Ngân hàng Techcombank, 72 Bà Triệu, HàNội

Mã số thuế: 0102324051

Bên bán (Bên B): CÔNG TY TNHH NGÂN HẠNH

Địa chỉ: p Nhân Chính, q Thanh Xuân, TP, Hà Nội

Do ông: Nguyễn Văn Cảnh - Giám đốc công ty làm đại diện

Trang 35

Tài khoản: 3511005046385 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn, chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội.

Đơn giá chưa VAT (VNĐ/kg)

Thành tiền (VNĐ)

1 Malt Pháp HVG/Hopstein 10.000 13.500 135.000.000

Tổng giá trị hợp đồng bằng chữ: Một trăm ba lăm triệu

Chú ý:Giá trị hợp đồng trên không bao gồm chi phí vận chuyển

Điều 2 : CHẤT LƯỢNG

Chất lượng hàng hoá theo giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh antoàn thực phẩm và các bản công bố chất lượng của nhà sản xuất, bản phântích chất lượng lô hàng kèm theo mỗi lần giao hàng Một bộ chứng từ giaohàng bao gồm:

+ 01 bản sao phân tích chất lượng (C/A) của Hãng sản xuất

+ 01 bản sao chứng nhận xuất xứ (C/O)

+ 01 bản sao chứng nhận kiểm dịch thực vật (đối với Malt và HoaHoublon)

Điều 3: GIAO HÀNG

3.1 Địa điểm giao hàng: Tại kho bên mua tại khu công nghiệp tập trung

vừa và nhỏ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

3.2 Thời gian giao hàng: hàng được giao ngày 02/01/2015.

Điều 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1 Thời gian thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản

trong vòng 15 ngày sau khi nhận hàng

4.2 Điều kiện thanh toán: Thanh toán dựa theo biên bản giao nhận hàng của

bên A và hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành của bên B xuất cho bên A Sauthời gian trên vì lý do nào đó mà bên A chưa thanh toán được cho bên B thìbên A phải chịu lãi suất theo mức lãi suất công bố của SGD NH TMCP

Trang 36

Ngoại thương Việt Nam Tuy nhiên thời gian chậm thanh toán không quá

Điều 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

6.1 Tại thời điểm ký hợp đồng này, mọi tài liệu, thư tín và thoả thuậnmiệng trước đây liên quan đến hợp đồng này đều không có giá trị

6.2 Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 31/01/2015

6.3 Hợp đồng này coi như được thanh lý sau 15 ngày kể từ hết hạn hợpđồng khi các bên đã làm tròn nghĩa vụ và không có khiếu nại gì

6.4 Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trịnhư nhau

Đại điện bên bán Đại diện bên mua

Nguyễn Văn Cảnh Nguyễn Hữu Lộc

Trang 37

Hóa đơn GTGT về cùng hàng hóa

Hình 2.8.Hóa đơn Giá trị gia tăng

Trang 38

Khi phát hiện số hàng thiếu là 2.000kg, thủ kho lập biên bản kiểm nhận vàthông báo cho các bên liên quan, đồng thời lập phiếu nhập kho số hàngthực nhập 8.000 kg.

Biên bản kiểm nhận hàng hóa

Hình 2.9 Biên bản kiểm kê vật tư khi giao nhận

Trang 39

Kế toán kho lập phiếu nhập kho cho số hàng thực nhập.

Hình 2.10.Phiếu nhập kho hàng thực nhập

Ngày đăng: 13/05/2018, 23:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
01. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi - Giáo trình kế toán tài chính trường Đại học Lao động Xã hội Khác
02. Bộ trưởng Bộ Tài chính – Quyết định số 1/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 Khác
03. Tài liệu kế toán của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội Khác
04. Một số khóa luận của các anh chị tốt nghiệp Khác
05. Ngoài ra còn có sự tham khảo trên 1 số web kế toán như:webketoan.vn, danketoan.com,… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w