1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng

44 1,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 478 KB

Nội dung

Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng

Trang 1

CHƯƠNG I MÔ TẢ HIỆN TRẠNG:

Cơ sở cần khảo sát ở đề tài “Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trườngĐHXD” là Phòng đào tạo của trường ĐHXD, là một trong các Phòng ban chức năng của bộmáy quản lý của trường

II Cơ cấu làm việc:

Phòng đào tạo của trường có các nhiệm vụ chính sau:

o Lập kế hoạch giảng dạy và học tập hàng năm

o Xử lý và đăng ký môn học

o Xử lý kết quả học tập

o Tổ chức quản lý mạng và các phần mềm ứng dụng

o Quản lý công tác giảng dạy

Nhiệm vụ lập kế hoạch, xử lý, đăng ký môn học và xử lý kết quả học tập là các nhiệm vụchính mà đề tài này nghiên cứu

III Mô tả các hoạt động chung của Phòng đào tạo:

 Tổ kế hoạch:

 Có nhiệm vụ lập toàn bộ kế hoạch giảng dạy của nhà trường

 Tổ kế hoạch chịu trách nhiệm phụ trách những môn chung: Giáo dục quốcphòng, Giáo dục thể chất

 Tổ điểm:

 Quản lý toàn bộ học tập và quá trình đào tạo

 Từ kế hoạch giảng dạy, tổ điểm có nhiệm vụ bố trí toàn bộ chương trình họctập như: Thời khóa biểu, phòng học, lịch thi, phòng thi

 Tổ điểm lập kế hoạch học tập, tham quan: Thực tập công nhân, thực tập cán bộ

kỹ thuật, thực tập môn học theo kế hoạch của trường và của bộ môn

 Tiếp theo, tổ điểm biên soạn chương trình đào tạo và sổ tay sinh viên

 Tổ điểm chịu trách nhiệm việc đăng ký môn học của sinh viên:

Trang 2

o Đầu mỗi học kỳ, tổ điểm dựa vào kế hoạch giảng dạy và chương trình họctập sẽ in ra phiếu đăng ký môn học cho từng sinh viên, phiếu này đượcphát đến từng khoa

o Khoa phát cho sinh viên bản đăng ký và hướng dẫn sinh viên đăng ký Saukhi sinh viên thực hiện đăng ký môn học xong, khoa thu lại bản đăng kýmôn học và đưa lại cho phòng đào tạo

o Phòng đào tạo nhận phiếu đã được đăng ký của sinh viên từ khoa và nhập

dữ liệu của sinh viên vào máy (Chương trình máy tính sẽ tự động gạtnhững trường hợp không đủ tiêu chuẩn: ĐTB không đủ, số tín chỉ vượt quágiới hạn cho phép, những môn đã học rồi…) Sau đó, tổ điểm dựa thờikhóa biểu và bản kế hoạch sẽ in ra phiếu kết quả đăng ký cho sinh viênđồng thời tính học phí cho từng sinh viên, danh sách thu nộp học phí đượcgửi cho phòng QLSV Thông qua khoa phát phiếu kết quả đăng ký mônhọc cho sinh viên

o Đối với trường hợp sai sót sinh viên phải tự mình liên hệ và đăng ký lại từđầu

 Tổ điểm chịu trách nhiệm xử lý kết quả học tập của sinh viên

o Nhận báo cáo từ bộ môn về những trường hợp sinh viên không được thi vànhận danh sách sinh viên chưa nộp học phí từ phòng tài vụ

o In phiếu ghi kết quả thi, phiếu này được gửi đến bộ môn và bộ môn cótrách nhiệm công bố những trường hợp không được thi

o Các thầy giáo chấm điểm và ghi điểm vào phiếu ghi kết quả thi do phòngđào tạo phát

o Trước khi nộp lại cho phòng đào tạo bảng điểm phải có chữ ký của 2 thầygiáo chấm hoặc phải có chữ ký của trưởng bộ môn

o Bảng điểm được nhập vào file dữ liệu và lưu

o Bảng điểm được phô tô làm 3 bản: 1 bản do bộ môn giữ và 2 bản đưa chokhoa (1 công bố cho sinh viên, 1 khoa niêm yết)

o Dựa vào bảng điểm phòng đào tạo tổ chức việc thi lần 2:

 Lập danh sách sinh viên thi lại

 Các bước tiếp theo lập lại như trên

o Cộng điểm, chia trung bình và tính học bổng cho sinh viên

o Kết thúc năm học, khoa gửi kết quả học tập về cho gia đình sinh viên

Trang 3

o Đơn phúc tra của sinh viên được gửi lên phòng đào tạo, phòng đào tạo gửi

về bộ môn và bộ môn có trách nhiệm kiểm tra lại điểm đồng thời in phiếukết quả phúc tra

o Khi sinh viên tốt nghiệp, cấp bảng kết quả học tập cho sinh viên

 Tổ điều phối phòng học: Chuyên trách bố trí điều phối phòng học sao cho khôngđược phép trùng phòng, hệ số sử dụng phòng cao nhất và bố trí phòng thi

 Lãnh đạo phòng: Chịu trách nhiệm kiểm tra việc lập kế hoạch khung, kế hoạch chitiết

Trên đây là cơ cấu tổ chức cũng như trình tự các công việc phải làm của Phòng đào tạocủa trường ĐHXD, qua đó cũng bao hàm những quy tắc quản lý của trường

IV Các mẫu biểu hiện đang lưu hành tại Phòng đào tào

IV.1 Phiếu đăng ký môn học: Phiếu này được phát cho sinh viên theo từng học kỳ,sinh viên có nhiệm vụ đăng ký những môn học mà mình định học và sau đó gửi lại phiếu nàycho Phòng đào tạo

Trang 4

TRUONG DAI HOC XAY DUNG NGAY: 26/04/2004

PHONG DAO TAO MAU : PDT01

PHIEU DANG KY MON HOCHOC KY II – NAM HOC 2003-2004

LOP QL: 47CD1 KHOA: KHOA XD CAU DUONG DIEM TB KI I(2003-2004): 7.00 NGANH : XD CAU DUONG

TONG SO TIN CHI:

BUI DUY DUONG

NGAY THANG NAM 2004 NGAY THANG NAM 2004 NGAY THANG NAM 2004

Hình 1: Phiếu đăng ký môn học

Trang 5

IV.2 Phiếu chương trình giảng dạy: Phiếu này lưu thông tin về chương trình giảng dạycủa từng ngành theo từng năm học và từng học kỳ.

Đại Học Xây Dựng Mẫu 2B/CTDT

Chương Trình Giảng Dạy Học Kỳ 1 – Năm Học 2003 – 2004

Trang 6

IV.3 Phiếu kết quả thi lần 1: Phiếu lưu điểm lần 1 của sinh viên theo từng học kỳ,theo môn học.

Đại Học Xây Dựng Mẫu

Ngày Thi Tiết Thi Phòng Thi

Hình 3: Phiếu kết quả thi lần 1

Trang 7

IV.4 Phiếu ghi kết quả thi lần 2: Là phiếu ghi kết quả thi lần 2 đối với những sinhviên không qua lần 1.

Đại Học Xây Dựng Mẫu

Hình 4: Phiếu kết quả thi lần 2

Trang 8

IV.5 Mẫu phiếu điểm trung bình năm học

Đại Học Xây Dựng Mẫu 7/DIEM

BẢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH NĂM HỌC 2003-2004

Lớp 47CD1

Ngày 26 Tháng 4 Năm 2004 Phòng Đào Tạo

Hình 5: Bảng điểm trung bình của năm học

Trang 9

IV.6 Phiếu kết quả đăng ký môn học: Là phiếu lưu thông tin về những môn học màsinh viên đã đăng ký, trên phiếu lưu cả thông tin về số tiền học phí mà sinh viên phải đóng vàthời khóa biểu của kỳ học

Kết Quả Đăng Ký Môn Học HD Số 1799

Học kỳ 1/2003 – 2004

Tên SV Bùi Duy Dương (637047)

Ngành XD Cầu Đường – Khoa Khoa XD Cầu Đường

Ngày ĐK 26/04/2004 Lớp QL 47CD1

ĐKMH trên là bản chính thức để sinh viên đóng học phí và theo học Do có những môn học

30 tiết bố trí ghép và rút ngắn thời gian, sinh viên phải xem TKB trong sổ tay sinh viên

Hình 6: Phiếu kết quả đăng ký môn học

Trang 10

IV.7 Thời khóa biểu: Là thời khóa biểu cho từng lớp của từng học kỳ, gồm thông tin vềphòng học, ngày bắt đầu học và kế hoạch học tập của học kỳ đó.

Đại Học Xây Dựng Mẫu 3/XTKBThời Khóa Biểu Học Kỳ Học Kỳ 1 - Năm học 2003-2004

Lớp 47CD1

Ngày bắt đầu học 01/09/2003 (Tuần 2)

Môn Giáo Dục Thể Chất của các lớp khóa 47 học tại Nhà thi đấu KTX

1 Ngoại ngữ

(Cb)

505.H1

Toán cao cấp306.H1

Giáo dục thể chất V

Hình họa510.H1

2

505.H1

Toán cao cấp 32.H2

Cấp

32.H2

Cơ học cơ sở

34.H2

Nhập môn quản trị32.H2

Sức bền vật liệu

510.H15

Trang 11

IV.8 Mẫu phiếu điểm trung bình học kỳ của sinh viên: Là phiếu lưu thông tin vềđiểm trung bình của từng học kỳ theo lớp.

Đại Học Xây Dựng Mẫu 7/DIEM

Bảng Tổng Hợp Điểm Trung Bình

Học Kỳ 1 – Năm Học 2003-2004

Lớp 47CD1

Điểm Trung Bình Học Kỳ Bình Quân (ĐTB)

Trang 12

V Đánh giá hiện trạng

Ưu điểm:

Hệ thống Quản lý học tập của trường ĐHXD là một hệ thống lớn, rất phức tạp, việcquản lý do phòng đào tạo và một số phòng ban có liên quan làm việc khá chặt chẽ vàhiệu quả, đã đáp ứng được nhu cầu của quy chế đào tạo

Nhược điểm:

o Hệ thống quản lý học tập theo hệ tín chỉ của trường còn thiếu 1 chương trình máy tính

hỗ trợ thật hiện đại và tối ưu Ví dụ như việc vào điểm tuy đã có máy tính hỗ trợnhưng giữa 2 phòng là phòng đào tạo và các văn phòng khoa vẫn làm việc độc lậpdẫn đến trưởng phòng đào tạo phải so lại kết quả điểm ở 2 máy bằng tay

o Việc thực hiện thủ công còn nhiều

Trang 13

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

I.Giới thiệu về UML- PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

1.Giới thiệu

Do hệ thống tin học ngày càng phức tạp, xu thế áp dụng phương pháp lập trìnhhướng đối tượng thay thế cho phương pháp cấu trúc truyền thống ngày càng phổ biếnkhi xây dựng các hệ thống phần mềm lớn và càng phức tạp Hơn nữa từ khi ngôn ngữ

mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language- UML) được tổ chức OMG(Object Management Group) công nhận là chuẩn công nghiệp thì nó đã trở thành công

cụ phổ dụng và và hựu hiệu cho phương pháp mới này Trong phần này, em xin đượcgiới thiệu các khái niệm cơ bản về tiếp cận hướng đối tượng và ngôn ngữ chuẩn UML

2.Phân tích thiết kế hướng đối tượng.

Với các tiếp cận hướng đối tượng thì các chức năng của hệ thống được biểudiễn thông qua cộng tác của các đối tượng Việc thay đổi tiến hoá chức năng sẽ khôngảnh hưởng tới cấu trúc tĩnh của phần mềm Sức mạnh của tiếp cận hướng đối tượng làviệc tách(chia) và nhập được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp củachúng Khả năng thống nhất cao những cái nó được tách ra để xây dựng các thực thểphức tạp từ các thực thể đơn giản

Tiếp cận hướng đối tượng đã tỏ rõ lợi thế khi lập trình với các hệ thống phứctạp Những người phát triển phần mềm nhận thấy rằng phát triển phần mềm hướng đốitượng sẽ cho lại phần mềm thương mại chất lượng cao, tin cậy, dễ mở rộng và dễ sửdụng lại, chạy trơn tru và phù hợp với yêu cầu người dùng đang mong đợi

Một số khái niệm cơ bản

a.Phương pháp (method).

Phương pháp (hay phương thức) là cách thức cấu trúc các suy nghĩ và hànhđộng của con người Nó cho biết chúng ta phải làm cái gì, làm như thế nào, làm khinào và tại sao phải làm như vậy để hình thành hệ thống phần mềm

b.Đối tượng (object).

Theo nghĩa thông thường thì đối tượng là người vật hay một cái gì đó cụ thể.Nhưng trong phương pháp hướng đối tượng thì đối tượng là trừu tượng cái gì đó màtrong lĩnh vực vấn đề hay trong cài đặt của nó, phản ánh khả năng hệ thống lưu trữthông tin về nó và tương tác với nó; gói các giá trị thuộc tính và các dịch vụ

c.Lớp (class).

Theo nghĩa thông thường thì là nhóm nhiều người hay vật có tính tương tự nhấtđịnh hay các đặc điểm chung Trong phương pháp hướng đối tượng thì lớp là mô tảmột hay nhiều đối tượng, mô tả tập thống nhất các thuộc tính và phương thức Nó còn

có thể mô tả cách tạo mới đối tượng trong lớp như thế nào

d.Trừu tượng (abstract).

Trừu tượng là nguyên lý bỏ qua những khía cạnh của chủ thể (subject) khôngliên quan đến mục đích hiện tại để tập trung đầy đủ hơn vào các khía cạnh còn lại Như

vậy có thể nói rằng trừu tượng là đơn giản hoá thế giới thực một cách thông minh.

Trừu tượng cho khả năng tổng quát hoá và ý tưởng hoá vấn đề đang xem xét Chúngloại đi các chi tiết dư thừa mà chỉ tập trung vào các điểm chính cơ bản

e.Mô hình (model).

Mô hình là kế hoạch chi tiết của hệ thống, nó giúp ta lập kế hoạch trước khixây dựng hệ thống Mô hình giúp ta khẳng định tính đúng đắn của thiết kế, phù hợp

Trang 14

yêu cầu, hệ thống vẫn giữ vững khi yêu cầu người dùng thay đổi Mô hình là bức tranhhay mô tả của vấn đề đang được cố gắng giải quyết hay biểu diễn Mô hình có thể là

mô tả chính giải pháp Trong phát triển phần mềm, thay cho đối tượng thực, ta sẽ làmviệc với biểu tượng

f.Phương pháp luận (methodology).

Phương pháp luận mô tả cách thức suy nghĩ về phần mềm và phát triển phầnmềm Nó bao gồm ngôn ngữ mô hình hoá, metamodel (mô hình của mô hình) và tiếntrình Phương pháp luận là nghiên cứu phương pháp Metamodel mô tả hình thức cácphần tử mô hình, cú pháp và ngữ nghĩa của các ký pháp trong mô hình

g.Lĩnh vực vấn đề (domain problem).

Mục tiêu của tiếp cận hướng đối tượng là mô hình hoá các đặc tính tĩnh vàđộng của môi trường, nơi xác định yêu cầu của phần mềm Môi trường này được gọi làlĩnh vực vấn đề Vấn đề là câu hỏi đặt ra để giải quyết hoặc xem xét Lĩnh vực làkhông gian của các hoạt động hoặc ảnh hưởng Nó là vùng tác nghiệp hay kinh nghiệmcủa con người trong đó phần mềm được sử dụng Vậy, lĩnh vực vấn đề là vùng mà tađang cố gắng xem xét

h.Phân tích.

Phân tích là tách, chia nhỏ tổng thể thành các phần để tìm ra đặc tính, chứcnăng, quan hệ… của chúng Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng làthực hiện nghiên cứu lĩnh vực vấn đề, dẫn tới đặc tả hành vi quan sát từ ngoài và cácthông báo nhất quán, hoàn chỉnh, khả thi của những cái cần Phân tích hướng đốitượng tập trung vào tìm kiếm, mô tả đối tượng trong lĩnh vực vấn đề

i.Thiết kế.

Là tập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ… để có thể theo

đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, làm sản phẩm…Khái niệm phân tíchtrong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện đặc tả hành vi bên ngoài, bổ sung chi tiếtnếu cần thiết để cài đặt hệ thống trên máy tính, bao gồm tương tác người –máy, quản

lý nhiệm vụ, quản lý dữ liệu Thiết kế hướng đối tượng tập trung vào xác định đốitượng phần mềm logic sẽ được cài đặt bằng ngôn ngữ hướng đối tượng

k.Xây dựng (lập trình) hướng đối tượng.

Là thiết kế các modul sẽ được cài đặt

l.Mô hình hoá (modeling).

Khái niệm mô hình hoá thường được sử dụng đồng nghĩa với phân tích, đó làviệc tách hệ thống thành các phần tử đơn giản dễ hiểu Mô hình hoá bắt đầu từ mô tảvấn đề, sau đó mô tả giải pháp vấn đề Các hoạt động này còn được gọi là phân tích vàthiết kế Khi thu thập yêu cầu cho hệ thống, ta phải tìm ra nhu cầu tác nghiệp củangười dùng và ánh xạ chúng thành các yêu cầu phần mềm sao cho đội ngũ phát triểnphần mềm hiểu và sử dụng được chúng Tiếp theo là khả năng phát sinh mã trình từcác yêu cầu này, đồng thời đảm bảo rằng yêu cầu phải phù hợp với mã trình phát sinh

và dễ dàng chuyển đổi mã trình ngược lại thành yêu cầu Tiến trình này được gọi là môhình hoá

m.Mô hình hoá trực quan.

Mô hình hoá trực quan là tiến trình lấy thông tin từ mô hình và hiển thị đồ hoạbằng các tập phần tử đồ hoạ chuẩn Tiêu chuẩn là cốt lõi để thực hiện một trong các lợithế của mô hình trực quan, đó là vấn đề giao tiếp Giao tiếp giữa người dùng, ngườiphát triển, phân tích viên, kiểm tra viên, người quản lý và những người khác tham gia

Trang 15

dự án là mục tiêu quan trọng nhất của mô hình hoá trực quan Tương tác này có thểthực hiện bằng văn bản, nhưng con người có thể hiểu độ phức tạp trên đồ hoạ thay chovăn bản Nhờ mô hình trực quan mà ta có thể chỉ ra các tầng mà hệ thống làm việc,bao gồm tương tác giữa người dùng và hệ thống, tương tác giữa các đối tượng trongcác hệ thống hay giữa các hệ thống với nhau Nhờ mô hình hoá mà chúng ta đạt đượccác mục tiêu sau:

- Mô hình giúp ta hiển thị hệ thống như chính nó hay như cách mà ta muốn nóhiển thị

- Mô hình cho phép ta đặc tả cấu trúc hay hành vi hệ thống

- Mô hình cho ta mẫu để hướng dẫn trong việc xây dựng hệ thống

- Mô hình giúp ta làm tài liệu cho các quyết định khi phân tích thiết kế hệ thống

3.Giới thiệu về UML:

UML là ngôn ngữ mô hình hoá, trước hết nó là mô hình ký pháp thống nhất ngữ

nghĩa và các định nghĩa về metamodel, nó không mô tả về phương pháp phát triển.

UML được sử dụng để hiển thị đặc tả xây dựng và làm tài liệu các vật phẩm của phântích thiết kế trong quá trình xây dựng phần mềm theo hướng đối tượng UML được sửdụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm theo hướng đối tượng UML được sửdụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm, xuyên suốt vòng đời phát triển và độclập với các công nghệ cài đặt hệ thống

UML là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm Nó phù hợp cho

mô hình hoá các hệ thống thông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nềnWeb, hệ thống nhúng thời gian thực…Các khung nhìn của ngôn ngữ được quan sát từgóc độ phát triển và triển khai hệ thống, nó không khó hiểu và dễ sử dụng Phươngpháp là cách cấu trúc rõ ràng suy nghĩ và hành động của ai đó Phương pháp cho người

sử dụng biết làm gì, làm thế nào và tại sao lại làm vậy Phương pháp chứa mô hình vàcác mô hình này được sử dụng để mô tả cái gì đó Sự khác nhau chủ yếu của phươngpháp và ngôn ngữ mô hình hoá là ngôn ngữ mô hình hoá thiếu tiến trình cho biết làmcái gì, làm thế nào và khi nào làm việc đó và tại sao lại làm như vậy Như mọi ngônngữ mô hình khác UML có các ký pháp và các luật sử dụng nó Các luật bao gồm cúpháp, ngữ nghĩa và pragmatic (luật hình thành câu có nghĩa)

a.UML là ngôn ngữ:

UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết phần mềm Như

ta đã biết không có mô hình nào thoả mãn cho toàn bộ hệ thống, do vậy ngôn ngữ phảicho phép biểu diễn nhiều khung nhìn khác nhau của kiến trúc hệ thống trong suốt quátrình phát triển phần mềm UML có các từ vựng và các quy tắc cho ta cách thức xâydựng mô hình và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô hình nào được lập và khi nàolập chúng

b.UML là ngôn ngữ để hiển thị:

UML giúp xây dựng mô hình để dễ dàng giao tiếp Một số công việc phù hợpvới mô hình hoá bằng văn bản, một số công việc khác lại phù hợp hơn với mô hìnhhoá bằng đồ hoạ UML là ngôn ngữ đồ hoạ Với nhiều hệ thống, mô hình trong ngônngữ đồ hoạ dễ hiểu hơn hẳn so với ngôn ngữ lập trình Sau mỗi biểu tượng đồ hoạ củangôn ngữ UML là ngữ nghĩa Vậy khi xây dựng mô hình trong UML thig người pháttriển khác hay các công cụ hỗ trợ mô hình hoá có thể hiểu mô hình một cách rõ ràng

c.UML là ngôn ngữ đặc tả

Trang 16

Đặc tả là mô tả rõ ràng những điểm mấu chốt của vấn đề UML cho phép mô tả

mô hình chính xác, không nhập nhằng và hoàn thiện UML hướng tới đặc tả thiết kế,phân tích và quyết định cài đặt trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống phầnmềm

d.UML là ngôn ngữ để xây dựng

UML không phải là ngôn ngữ lập trình trực quan nhưng mô hình của nó có thểkết nối trực tiếp với các ngôn ngữ lập trình khác nhau Có nghĩa rằng có thể ánh xạ môhình trong UML tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C++ hay bằng các cơ

sở dữ liệ quan hệ, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng Ánh xạ này cho khả năng biến đổithuận từ mô hình UML sang các ngôn ngữ lập trình đồng thời cho khả năng biến đổingược lại từ cài đặt về mô hình UML, có nghĩa rằng nó cho khả năng làm việc với vănbản hay đồ hoạ một cách nhất quán

e.UML là ngôn ngữ làm tài liệu

UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc hệ thống và các chi tiết của nó UML chokhả năng biểu diễn yêu cầu, thử nghiệm mô hình hoá các hoạt động lập kế hoạch vàquản lý sản phẩm

- UML cho biết giới hạn của hệ thống và các chức năng chính của nó thông qua

UC và tác nhân

- Trong UML, các UC được mô tả bằng biểu đồ logic

- Biểu diễn cấu trúc tĩnh của hệ thống nhờ biểu đồ lớp

- Mô hình hoá các hành vi đối tượng bằng biểu đồ chuyển trạng thái

- Phản ánh kiến trúc cài đặt vật lý bằng biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai

- Mở rộng các chức năng bằng stereotypes

Trang 17

II.Các chức năng của hệ thống

-Quản trị hệ thống (Dành cho phòng đào tạo)

+Cập nhật thông tin sinh viên

+Cập nhật thông tin về các môn học.(môn học thay thế, số tín chỉ cácmôn học)

+Trả lời thắc mắc của sinh viên

+Chức năng thống kê, làm báo cáo

-Cập nhật dữ liệu:(dành cho văn phòng khoa)

+Cập nhật điểm của sinh viên trong khoa

+Cập nhật thông tin sinh viên

+Tra cứu điểm và làm báo cáo

-Phục vụ sinh viên:(dành cho sinh viên)

+Tra cứu môn học của từng ngành học

+Tra cứu điểm của bản thân

+Xem thông tin về kế hoạch học tập

+Đăng ký tín chỉ đầu kỳ

+Xem thời khóa biểu

+Góp ý, đề nghị

III.Phân tích chức năng cụ thể của từng phân hệ

Từ sơ đồ chức năng của hệ thống ta thấy hệ thống được chia thành 3 phân hệ,mỗi phân hệ ứng với một đối tượng người sử dụng khác nhau, sau đây là chức năng cụthể của từng phân hệ:

1.Quản trị hệ thống: Chức năng dành cho người quản trị

+Cập nhật thông tin sinh viên: Cập nhật thông tin về khoa, lớp quản lý đối vớicác sinh viên bị lưu ban, hay chuyển khoa do phân ngành trong năm học đầu tiênhay vì một lý do đặc biệt nào khác

+Cập nhật thông tin về các môn học(môn học thay thế, số tín chỉ các môn học):Trong các năm học có sự thay đổi về số tín chỉ của các môn học, hay một số cácmôn học đã bị hủy bỏ và thay thế bằng môn học khác phục vụ cho vấn đề học lạicủa sinh viên

+Trả lời thắc mắc của sinh viên: Chức năng này đưa ra để phục vụ nhu cầu củasinh viên, sinh viên có thể đóng góp ý kiến cá nhân về các thức tổ chức môn họchoặc nhu cầu tổ chức lớp môn học mới, Phòng đào tạo sẽ tiếp nhận những ý kiếntrên và trả lời công khai những góp ý mang tính xây dựng cho sinh viên

+Chức năng thống kê, làm báo cáo: Thống kê, về điểm của sinh viên theo từngkhóa, từng khoa, lớp quản lý hay lớp môn học tùy theo nhu cầu làm báo cáo

+Chức năng cập nhật điểm: Cập nhật điểm của sinh viên vì những lý do nhầmlẫn, sai sót và đã được xác nhận hoặc do các lý do đặc biệt khác (Thi học sinh giỏi,olympic )

Trang 18

+Chức năng lên lịch biểu và kế hoạch học tập.(Thời khóa biểu và lịch thi dựkiến): Lên thời khóa biểu và lịch thi dự kiến vào mỗi đầu kỳ học để sinh viên cóthể đăng ký môn học theo nguyện vọng của mình (Yêu cầu giới thiệu rõ các mônhọc như môn học cứng, môn học tiên quyết )

+Tổ chức mới hoặc hủy bỏ các lớp môn học do nhu cầu đăng ký học của SV:

Tổ chức hoặc hủy bỏ do số lượng của sinh viên đăng ký học

+Tra cứu môn học của từng ngành học

+Tra cứu điểm của bản thân

+Xem thông tin về kế hoạch học tập

+Đăng ký tín chỉ đầu kỳ

+Xem thời khóa biểu

+Góp ý, đề nghị

Trang 19

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Qua bản phân tích chương này em xin trình bày hệ thống được thiết kế thôngqua việc xây dựng các biểu đồ

Lopmonhoc Mamonhoc Lopquanly Thoigianhoc Diadiem Thoigianthilan1 Thoigianthilan2 hocky namhoc

user username password quyen thaydoiten() thaydoipass()

Sinhvien

masinhvien

ten lopquanly

dangkytinchi()

xemdiemcanhan()

xemcacthongtinchung()

phongdaotao chucvu lapthoikhoabieu() tochuclopmonhoc() capnhatdulieu() huylopmonhoc() traloithacmac() cap,huy account()

Vanphongkhoa capnhatdulieu()

Trang 20

2 Lớp biên: bao gồm các form đóng vai trò giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.

Mỗi lớp biên có vai trò trong một UC nhất định

Ví dụ: mau dang nhap phục vụ cho UC đăng nhập

Có các lớp biên sau:

mau dang ky mau bao cao thong ke

mau cap nhat diem mau cap nhat thong tin

mau dang nhap mau tim kiem

3 Lớp điều khiển:

Mỗi lớp điều khiển thực hiện chức năng điều khiển trong một UC nào đó

Ví dụ:c_tim kiem điều khiển tìm kiếm

Có các lớp điều khiển tương ứng sau:

Điều khiển đăng nhập, cập nhật nhân viên, tìm kiếm, đăng ký tín chỉ, cậpnhật tin, trả lời góp ý, cập nhật điểm, góp ý

c_cap nhat tin

c_dang nhap

c_dang ky

c_cap nhat diem

c_tim kiemc_cap nhat nhan vien

c_tra loi gop y

c_gop y

Trang 21

III Biểu đồ UC

Với 3 gói khác nhau tương ứng có 3 biểu đồ UC được trình bày như sau Biểu đồ UC

có vai trò thể hiện các chức năng của hệ thống

1.Quản trị hệ thống:

phong dao tao

thay doi thong tin ca nhan

cap nhat diem

cap nhat thong tin

huy lop mon hoc

lap lop mon hoc

tra loi thac mac

thong ke, bao cao

Trang 22

2.Nhân viên quản lý:

van phong khoa

thay doi thong tin ca nhan dang nhap

cap nhat diem

thong ke, bao cao cap nhat thong tin sinh vien

3.Phục vụ sinh viên:

sinh vien

thay doi thong tin ca nhan dang nhap

dang ky thanh vien

dong gop y kien xem thoi khoa bieu

xem diem

xem thong tin tim kiem lop mon hoc

dang ky tin chi

sua phieu dang ky

lap phieu dang ky

<<include>>

<<extend>>

dang ky lai

<<extend>>

Ngày đăng: 25/01/2013, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Phiếu đăng ký môn học - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
Hình 1 Phiếu đăng ký môn học (Trang 4)
Hình 2: Mẫu chương trình giảng dạy - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
Hình 2 Mẫu chương trình giảng dạy (Trang 5)
Bảng Điểm Thi Lần 1 - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
ng Điểm Thi Lần 1 (Trang 6)
Hình 4: Phiếu kết quả thi lần 2 - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
Hình 4 Phiếu kết quả thi lần 2 (Trang 7)
BẢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH NĂM HỌC 2003-2004 - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
2003 2004 (Trang 8)
Hình 6: Phiếu kết quả đăng ký môn học - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
Hình 6 Phiếu kết quả đăng ký môn học (Trang 9)
Hình 7: Thời khóa biểu - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
Hình 7 Thời khóa biểu (Trang 10)
Bảng Tổng Hợp Điểm Trung Bình - Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học Xây dựng
ng Tổng Hợp Điểm Trung Bình (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w