1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu tại ngân hàng MHB

15 344 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 118 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hoạt động thương mại và giao lưu kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực mà đã trở thành xu thế toàn cầu. Tuy nhiên do sự xa cách về địa lý, ngôn ngữ, thông tục, luật lệ và các khác biệt về tập quán thương mại làm cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia trở nên khó khăn và khó tiếp cận với vũ đài quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế ra đời trên nền tảng thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài. Ngày nay thanh toán quốc tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác. Nhận thấy tầm quan trọng của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế nói chung cùng với mong muốn đi sâu khai thác một phương thức thanh toán khá phổ biến đó là phương thức thanh toán nhờ thu. Vì thế nên nhóm đã nghiên cứu đề tài: “ Phương thức thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu tại ngân hàng MHB” nhằm đưa cái nhìn rõ nét hơn về phương thức thanh toán này.Bài làm gồm 3 phần:Phần I. Những vấn đề chung về phương thức thanh toán nhờ thu.Phần II. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại ngân hàng MHB.Phần III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hoạt động thương mại và giao lưu kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực mà đã trở thành xu thế toàn cầu Tuy nhiên do sự xa cách về địa lý, ngôn ngữ, thông tục, luật lệ và các khác biệt

về tập quán thương mại làm cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia trở nên khó khăn và khó tiếp cận với vũ đài quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế ra đời trên nền tảng thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài Ngày nay thanh toán quốc tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi thương mại quốc tế

có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác

Nhận thấy tầm quan trọng của các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế nói chung cùng với mong muốn đi sâu khai thác một phương thức thanh toán khá phổ biến đó là phương thức thanh toán nhờ thu Vì thế nên nhóm đã nghiên cứu

đề tài: “ Phương thức thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu tại ngân

hàng MHB” nhằm đưa cái nhìn rõ nét hơn về phương thức thanh toán này.

Bài làm gồm 3 phần:

Phần I Những vấn đề chung về phương thức thanh toán nhờ thu.

Phần II Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại ngân hàng MHB.

Phần III Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu.

Trang 2

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC

THANH TOÁN NHỜ THU

I Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đó, trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra

Trong thanh toán thương mại quốc tế, phương thức nhờ thu được sử dụng ở một mức độ đáng kể Khi vận dụng phương thức này, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường dựa vào “ Bnar quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại số 522”, sửa đổi năm 1995, có hiệu lực từ tháng 1/1996 do phòng thương mại quốc tế / ICC ấn hành

Các bên tham gia phương thức nhờ thu bao gồm:

- Người ủy thác nhờ thu (Principal): là người ra chỉ thị nhờ thu Trong thương mại quốc tế người ủy thác nhờ thu là người bán / người hưởng lợi

- Ngân hàng nhờ thu ( Remitting Bank): là ngân hàng nhận ủy thác thu tiền của người ủy thác nhờ thu Thông thường đó là ngân hàng phục vụ bên bán, nơi người bán

mở tài khoản tiền gửi thanh toán

- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): thường là đại lý ngân hàng bên bán có trụ sở ở nước người mua Ngân hàng thu hộ nhờ thu từ ngân hàng nhò thu và thực hiện thu tiền từ người trả tiền theo chỉ thị trong lệnh nhờ thu sau đó chuyển cho ngân hàng nhờ thu

- Người trả tiền (Drawee): trong thanh toán nhờ thu người trả tiền là người mua

II Phân loại

Có 2 loại nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn / Clean collection (còn gọi là nhờ thu không kèm chứng từ hay nhờ thu hoàn hảo)

- Nhờ thu kèm chứng từ / Documentary collection (còn gọi là ủy thác thu kèm chứng từ)

Trang 3

1 Nhờ thu phiếu trơn:

a Khái niệm:

Nhờ thu phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thương mại thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng

b Quy trình thanh toán:

(3)

(5)

(2) (5) (4) (5)

(1)

Chú thích:

(1) Người bán gửi hàng và chứng từ hàng hóa cho người mua (2) Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng nước mình đòi tiền hộ theo hối phiếu (3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hổi phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua (4) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu là trả tiền ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu mua chịu) (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ lại hối phiếu hoặc chuyển trả người bán Khi đến kỳ hạn thanh toán ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện đòi tiền như trên c Trường hợp áp dụng: - Người bán, người mua tin cậy lẫn nhau, có quan hệ liên doanh với nhau, hoặc thanh toán giữa công ty mẹ với công ty con, hoặc thanh toán giữa các chi nhánh của mình - Thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như: tiền cước phí vận tải, phí bảo hiểm, tiền bồi thường

Trang 4

- Thanh toán hàng xuất khẩu có giá trị nhỏ hàng ứ đọng khó tiêu thụ.

- Phương pháp nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong mậu dịch vì

nó không đảm bảo cho người bán, giữa khâu giao và nhận hàng và thanh toán tiền hàng tách khỏi nhau nên có nhiều bất lợi

2 Nhờ thu kèm chứng từ.

a Khái niệm:

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu, mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền, hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng

Nhờ thu kèm chứng từ có các loại:

- D/P: Nhờ thu trả tiền trao chứng từ – Documentary against payment Người mua trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình (payable at sight) Đây là điều kiện thanh toán trả ngay Thông thường người trả tiền phải thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc khi bộ chứng từ được xuất trình

- D/P x days sight: Nhờ thu trả tiền trong khoảng thời gian x ngày kể từ ngày bộ chứng từ được xuất trình

- D/A: Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ – Documentary against acceptance Điều kiện này hàm ý, người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu Thời gian cho vay chính là thời hạn của hối phiếu

- D/OT: Ngoài các điều kiện thanh toán phổ biến nêu trên, trong thực tế còn có các điều kiện trao chứng từ khác: như thanh toán từng phần, đổi chứng từ lấy kỳ phiếu, đổi chứng từ lấy giấy nhận nợ

b Quy trình thanh toán

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ cũng giống nhờ thu phiếu trơn chỉ khác ở một số điểm sau:

- Ở bước (1) người bán chỉ gửi hàng hóa cho người mua

- Ở bước (2), (3), (4) ngoài hối phiếu còn có bộ chứng từ hàng hóa đi cùng

Trang 5

c Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán không chỉ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền mà còn nhờ ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người mua Với cách khống chế này quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn

- Nhược điểm:

Người bán phải thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa đối với người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua

Người mua có thế kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ, hoặc có thể không trả tiền cũng được khi thị trường bất lợi cho họ

Việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm

Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ tiền còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua Vì vậy đôi khi người bán bị từ chối bộ chứng từ, không bán được hàng trong khi cước vận chuyển và phí bảo hiểm

đã thực hiện

Về phía người mua: phương thức thanh toán này qui định người mua có trách nhiệm trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng, nên không kiểm tra được hàng hóa

III Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu

Muốn thanh toán bằng phương thúc nhờ thu người bán phải lập 1 thư ủy thác nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ mình

Nội dung ủy thác nhờ thu bao gồm:

- Thông tin về ngân hàng gửi nhờ thu

- Thông tin về người ủy thác nhờ thu

- Thông tin về người trả tiền

- Thông tin về ngân hàng xuất trình chứng từ

- Điều kiện trả tiền

- Thông tin về chuyến hàng : số hóa đơn, vận đơn và giá trị nhờ thu

Trang 6

- Phí nhờ thu ai chịu Có thể quy định như sau : chi phí và lệ phí của ngân hàng

ủy thác do người xuất khẩu trả, chi phí và lệ phí với ngân hàng đai lý do người nhập khẩu thanh toán

Trong trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý có khi người bán phải chịu luôn

cả phí và lệ phí đối với ngân hàng đại lý

- Điều kiện chuyển chứng từ ; bằng điện hay bằng thư

- Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận

Cách giải quyết lô hàng bị từ chối thanh toán

- Giảm giá bán cho người nhập khẩu nếu hàng bị từ chối do kém chất lượng hoặc lô hàng đến chậm

- Tìm các khách hàng khác để bán lại

- Trường hợp hàng quý hiếm thì chuyên chở về nước

- Thực hiện bán đấu giá công khai

PHẦN II THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHUƠNG THỨC NHỜ THU TẠI NGÂN HÀNG MHB

I Sự ra đời và quá trình phát triển.

1 Sơ lược về ngân hàng MHB

Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng

Sông Cửu Long

Tên giao dịch: HOUSING BANK OF MEKONG DELTA

Tên viết tắt: MHB

Vốn điều lệ: 3.006.600.000.000

2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo

Trang 7

hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng

Với quyết tâm tiến tới họat động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối,

quản lý rủi ro vốn khả dụng MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ

thuật SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy

Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa

3 Lĩnh vực kinh doanh.

Các khoản cho vay và đầu tư tăng 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.628 tỷ đồng trong năm 2010 Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục cho vay chủ yếu là tín dụng cấp vốn cho sửa chữa và nhà ở và cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ và các sản phẩm nông nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng MHB:

- Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Cho vay cá nhân và hộ gia đình

- Cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng khu dân cư, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Trong năm 2010 vốn và các quỹ của MHB đạt hơn 3.100 tỷ đồng, tỷ suất an toàn vốn trên 13% Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản ủy thác dài hạn từ cơ

Trang 8

quan phát triển Pháp (dự án AFD), ngân hàng thế giới (dự án RDF2), từ ngân hàng nhà nước Việt Nam (dự án ADB, dự án SMEFPII)

II THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỜ THU TẠI NGÂN HÀNG MHB.

1 Thanh toán quốc tế tại MHB

Với uy tín, kinh nghiệm và mạng lưới hơn 300 ngân hàng đại lý trên thế giới, sử dụng hệ thống SWIFT toàn cầu, MHB sẽ hỗ trợ quý khách hàng một cách hiệu quả nhất

1.1 Tiện ích

- Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ngoại thương

- Giao dịch được thực hiện nhanh chóng chính xác

- Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho khách hàng

- Đảm bảo khả năng thanh toán cho các giao dịch ngoại hối

- Được hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu

- Được tư vấn miễn phí về các quy tắc, tập quá thương mại quốc tế, về các điều khoản đặc biệt của L/C nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao thương

- Được MHB kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ

- Tra soát nhanh chóng các khoản chuyển tiền đi và đến

- Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài, đến tài khoản người thụ hưởng trong vòng 3 đến 4 tiếng

1.2 Đối tượng

MHB cung cấp mọi dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hợp tác xã, Tổ hợp, Doanh nghiệp thuộc các tỏ chức chính trị xã hội, Cá nhân hội đủ các điều kiện sau:

- Mở tài khoản tại MHB

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trang 9

-Có tình hình tài chính lành mạnh (kinh donh có lãi, không có nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng)

- Có vốn tự có để ký quỹ đạt mức tối thiểu theo quy định của MHB

2 Thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu tại MHB

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ

đó, trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra

2.1 Các loại nhờ thu

Tại ngân ngân hàng MHB cung cấp 2 dịch vụ nhờ thu đó là Nhờ thu đến và Nhờ thu đi

a Nhờ thu đến:

Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu ( nhờ thu trơn hay là nhờ thu kèm chứng từ) từ ngân hàng nước ngoài, MHB sẽ thông báo đến quý khách bằng văn bản với đầy

đủ chi tiết chính liên quan tới bộ chứng từ Nếu chấp nhận, khách hàng sẽ gửi công văn ( theo mẫu của MHB) do người có thẩm quyền ký tên để lấy bộ chứng từ gốc đi nhận hàng

Đối với bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P): trước khi nhận bộ chứng từ, khách hàng chuyển đủ tiền vào tài khoản để thanh toán bộ chứng từ nói trên

Đối với bộ chứng từ trả chậm (D/A) : khách hàng ký chấp nhận hối phiếu và nhận bộ chứng từ, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng trước 02 ngày đến hạn thanh toán, khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi trong ngày để bảo đảm thanh toán đúng hạn

b Nhờ thu đi

Quý khách sẽ gửi đến MHB:

- Thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu (theo mẫu MHB)

- Toàn bộ chứng từ nhờ thu

- Khi nhận được tiền thanh toán của bộ chứng từ, MHB sẽ ghi Có vào tài khoản của quý khách theo chỉ thị

Trang 10

2.2 Một số mẫu biểu của MHB khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu.

Tên đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Địa chỉ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tel: Fax: *

-THƯ YÊU CẦU GỬI CHỨNG TỪ NHỜ THU

Kính gửi chi nhánh MHB

Chúng tôi gủi kèm theo đây một bộ chứng từ giao hàng, đề nghị Quí Ngân hàng gủi nhờ thu qua

ngân hàng (tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng thu hộ):

Người mua (tên và địa chỉ):

Với những nội dung sau:

Phương thức thanh toán:

m D/P

D/A after days from

Invoice số:

Vận đơn số:

Chứng từ xuất trình gồm:

Draft Invoice B/L Packing

list

Cert of origin

Quality Cert.

Ben’s Cert.

Các chứng từ khác:

Phí ngân hàng nước ngoài: Chúng tôi chịu

Người mua chịu

Đề nghị ngân hàng ghi Có số tiền thu được vào tài khoản số:

Tại ngân hàng:

Chúng tôi cam kết sẽ thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh nếu bộ chứng từ không được phí nước ngoài chấp nhận thanh toán và gửi trả về.

Khi cần liên lạc với Ông (Bà): điện thoại số:

Ngân hàng ký nhận

TTV

GIÁM ĐỐC

,ngày ,tháng , năm Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày đăng: 29/05/2014, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w