1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án – Phân Tích Thiết Kế Mạng Tin Học Quản Lý & Điều Phối Hoạt Động Cục Hàng Không Việt Nam.docx

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VÀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG MỞ OSI (2)
    • I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH (2)
      • 1.1. Mạng máy tính là gì? (2)
      • 1.2. Phân loại mạng máy tính (2)
      • 1.3. Nguyên tắc hoạt động của mạng (4)
      • 1.4. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính (4)
        • 1.4.1. Đường truyền (4)
        • 1.4.2. Các thiết bị kết nối mạng (5)
      • 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG MỞ OSI (12)
        • 2.1. Mô hình 7 lớp OSI (13)
          • 2.1.2. Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer) (17)
          • 2.1.5. Lớp phiên (Session) (21)
          • 2.1.6. Lớp trình diễn (Presentation) (22)
          • 2.1.7. Lớp ứng dụng (Application) (23)
        • 2.2. Liên lạc giữa các lớp trong mô hình 7 lớp OSI (24)
          • 2.2.1. Đơn vị đo của các lớp (24)
          • 2.2.2. Liên lạc giữa các lớp (24)
  • CHƯƠNG II: GIAO THỨC IP VÀ IPv6 (27)
    • 2.1. Giới thiệu chung (27)
    • 2.2. Địa chỉ IP và tên định danh nút mạng (27)
      • 2.2.1. Giới thiệu (27)
      • 2.2.2. Cấu trúc của địa chỉ (28)
      • 2.2.4. Vấn đề chuyển đổi qua lại giữa tên và địa chỉ (31)
    • 2.3. Mạng con (34)
      • 2.3.1. Khái niệm (34)
      • 2.3.2. Mặt nạ mạng (35)
      • 2.3.3. Phân tạo mạng con. Cấu hình địa chỉ mạng con (35)
    • 2.4. Giao thức IP thế hệ mới – IP version6 (IPv6) (37)
      • 2.4.1. Giới thiệu chung (37)
      • 2.4.2. Những nét chung (38)
      • 2.4.3. Các thuật ngữ (38)
      • 2.4.4. Các địa chỉ IPv6 (39)
      • 2.4.5. Việc cấp phát địa chỉ (39)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH TUYẾN (44)
    • 3.1. Tổng quan về định tuyến (44)
    • 3.2. Các tính chất của thuật toán định tuyến (45)
    • 3.3. Nguyên lý tối ưu (45)
    • 3.4. Phân loại các kỹ thuật định tuyến (46)
      • 3.4.1. Kỹ thuật định tuyến không thích nghi và thích nghi (48)
      • 3.4.2. Kỹ thuật định tuyến tập trung và định đường phân tán (49)
  • PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MẠNG TIN HỌC QUẢN LÝ & ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (0)
  • CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỤC HÀNG KHÔNG (51)
    • 1.1. Vị trí và chức năng (51)
    • 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn (51)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (57)
  • CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (60)
    • 2.1. Tổ chức quản lý (60)
    • 2.2. Hiện trạng CNTT (61)
      • 2.2.2. Hệ thống thông tin vệ tinh Hàng không (64)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MẠNG TIN HỌC QUẢN LÝ & ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (68)
    • 3.1. Mục tiêu của đề tài (68)
    • 3.2. Kiến trúc chung của toàn hệ thống (69)
    • 3.3. Thiết kế xây dựng mạng (70)
      • 3.3.1. Phân tích chọn lựa node mạng lớp trục (71)
      • 3.3.2. Các điểm phân phối (71)
      • 3.3.3. Xây dựng cấu hình (73)
      • 3.3.4. Yêu cầu về dịch vụ và đề xuất về dung lượng đường truyền (76)
      • 3.3.5. Lựa chọn phương án thực hiện kết nối (78)
      • 3.3.6. Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị (85)
      • 3.3.7. Phân tích lựa chọn chuẩn giao thức trao đổi thông tin trên mạng diện rộng (87)
      • 3.3.8. Xây dựng hệ thống tên, địa chỉ cho các hệ thống và thiết bị trên mạng (87)

Nội dung

CHƯƠNG I 1 Đồ án tốt nghiệp – Phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động Cục hàng không Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trần Diệu Linh Lớp TC7 Điện tử Viễn thông 2 Đồ án tốt nghiệp – Phân tích[.]

TỔNG QUAN VỀ MẠNG VÀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG MỞ OSI

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1.1 Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính (Network Computing) thực chất là một mạng thông tin bao gồm các phần tử xử lý tin – các máy tính (Computer) và các đường truyền tin – các bus thông tin hay còn gọi là các nút mạng (network trên mạng) có thể thay đổi thông tin, dữ liệu và chia sẻ tài nguyên (ví dụ như đĩa cứng, máy in, các file, các chương trình ứng dụng…) Từ đây ta có thể định nghĩa: mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.

Khi kết nối mạng máy tính sẽ tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của hệ điều hành mạng (đó là việc chia sẻ tài nguyên, các nguyên tắc về bảo mật và phân chia quyền hạn…) Mạng máy tính có thể tuyên bố trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bố trong phạm vi một quốc gia hay trên phạm vi toàn cầu.

Hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến mạng truyền số liệu đa dịch vụ (ISDN) nên các dạng tín hiệu khác nhau như tín hiệu điện thoại, điện báo, truyền hình, truyền số liệu… đều được truyền trên một mạng thống nhất Mỗi loại tín hiệu này sẽ tương ứng với một loại thiết bị đầu cuối thích hợp.

Với kỹ thuật truyền thông ngày càng hiện đại, các máy tính có khả năng truy xuất các thông tin từ xa từ các hệ thống khác Từ đó có thể thấy rằng các máy tính trên mạng trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và có độ tin cậy tương đối cao.

1.2 Phân loại mạng máy tính

Trên phương diện tổng thể có hai loại mạng máy tính được giới chuyên môn chia theo quy mô mạng:

Mạng tổng thể WAN – Wide Area Network, là một mạng lớn có phạm vi hoạt động rất rộng, hệ mạng này có thể truyền và trao đổi dữ liệu với phạm vi lớn có khoảng cách xa như trong một quốc gia hay trên toàn thế giới Phương tiện liên kết có thể thông qua vệ tinh hoặc dây cáp.

Mạng cục bộ LAN – Local Area Network, là một mạng trong đó các máy tính

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông được kết nối và làm việc trong một phạm vi hẹp như một toà nhà, một cơ quan, một bộ, một ngành…

Trong hệ thống mạng máy tính người ta phân biệt hai loại máy tính là Server và Client Server là các máy tính cung cấp các tài nguyên cho máy khác sử dụng. Ngược lại, Client là các máy khai thác và sử dụng các tài nguyên đó Căn cứ vào nguyên tắc phân chia tài nguyên trên mạng, người ta phân biệt hai loại mạng sau đây:

Hệ thống mạng phân quyền Client/ Server: là hệ thống mạng trong đó phân biệt rõ hai loại Server và Client Server là máy cung cấp các tài nguyên cho các file dữ liệu, các chương trình ứng dụng, máy in, đĩa cứng… Client là các Client/Server có rất nhiều ưu điểm, nhất là về tính bảo mật và an toàn thông tin dữ liệu nhờ các tính năng như: các tài nguyên được quản lý tập trung, có thể tạo ra các cấp kiểm soát chặt chẽ trong truy cập file dữ liệu, giảm nhẹ gánh nặng quản lý trên các máy Client, bảo mật và Backup dữ liệu từ Server, có thể phát triển mở rộng hệ thống khi cần Trong môi trường Client/Server, các máy Client chỉ nhìn thấy (giao tiếp với nhau) Server của mình chứ không thể giao tiếp (giao tiếp trực tiếp) lẫn nhau Kiến trúc này tạo ra tính tin cậy cao cho hệ thống và cho phép thay thế Client dễ dàng khi Client bị hỏngg Nếu các ứng dụng mà máy Client (trước khi bị hỏng) đang sử dụng nằm trên đĩa cứng của Server thì khi Client mới được thay thế, người sử dụng chỉ cần truy cập lại các ứng dụng này Mô hình này cũng có những nhược điểm như: khá đắt tiền so với dạng Peer to peer do giá Server khá cao, Server trở thành một điểm tối yếu của hệ thống, nghĩa là khi Server hỏng toàn bộ hệ thống sẽ chết, do đó tính năng đề kháng lỗi là một trong những yêu cầu quan trọng trong mô hình Client/Server.

Hệ thống mạng ngang hàng Peer to peer: là hệ thống mạng bình đẳng, mọi máy trên mạng đều có quyền ngang nhau Đây là hệ thống mạng không có phân biệt máy Server hay Clientt, bởi vì bất kỳ một máy tính nào trên mạng đều có thể vừa chia xẻ tài nguyên như một Server lại vừa có khả năng xử lý thông tin như mộtClient bình thường Hệ mạng Peer to peer phổ biến hiện nay là Windows fỏWorkgroup của Microsoft Hệ thống mạng ngang cấp có ưu điểm như dễ cài đặt và cấu hình, rẻ tiền Nhưng cũng có nhiều nhược điểm: không quản lý tập trung tài nguyên mạng, tính bảo mật không cao, chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ.

1.3 Nguyên tắc hoạt động của mạng

Nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của mạng là việc sử dụng và chia sẻ vài nguyên tắc chung Trên cùng hệ thống mạng các thành viên có khả năng cùng sử dụng các file dữ liệu, các chương trình ứng dụng và các tài nguyên mạng.

Chia sẻ các file dữ liệu: mạng cho phép các máy tính trên mạng có thể chia sẻ thông tin với nhau Tùy theo phương pháp lắp đặt mạng để có thể chia sẻ các file dữ liệu theo hai cách: cách thứ nhất là trao đổi trực tiếp, tức là gửi thẳng file dữ liệu từ máy này tới một máy khác; cách thứ hai là gửi file dữ liệu tới nơi lưu trữ chung và sau đó các máy khác có thể lấy thông tin từ đó.

Chia sẻ các tài nguyên: các tài nguyên trên mạng được sử dụng chung như ổ đĩa cứng, máy in, các ổ CD – ROM… Việc chia sẻ tài nguyên cũng tuỳ theo hệ thống mạng khác nhau mà có các cách chia sẻ khác nhau.

Chia sẻ các chương trình: đối với việc chia sẻ chương trình cách tốt nhất là đặt chương trình mà mọi người cần sử dụng vào một ổ đĩa dùng chung thay cho việc giữ riêng từng bản sao của chương trình trong mỗi máy.

Nguyên tắc hoạt động của mạng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Thứ nhất, việc lưu trữ tập trung dữ liệu làm giảm chi phí cho các nguồn lưu trữ dữ liệu và giúp cho việc triển khai công việc dễ dàng hơn, dữ liệu quản lý tập trung nên an toàn hơn.

Thứ hai, về mặt kinh tế chi phí theo số máy sẽ giảm do việc dùng chung các thiết bị phần cứng như ổ đĩa cứng, máy in, máy vẽ (plotter) Người sử dụng trao đổi thư tín với nhau dễ dàng và có thể sử dụng hệ mạng như một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về nội dung cuộc họp, thông báo tin kinh tế…

1.4 Các thành phần cơ bản của mạng máy tính

Về đường truyền, có các loại phương tiện truyền dẫn sau đây:

1.4.1.1 Các loại cáp bao gồm

- Cáp đồng trục: cáp đồng trục có các loại:

Cáp gầy (thin), cáp béo (thick) Gồm có:

 RG – 8 và RG A – 11, 50 odm dùng với Thicknet

 RG – 58, 50 odm dùng với Thinet

 RG – 59, 75 odm dùng cho truyền hình cáp

 RG – 62, 93 odm dùng cho mạng ARCnet

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Gồm có STP là loại có vỏ bọc, UTP là loại không có vỏ bọc

Radio chiếm dải tần số từ 10 KHz – 1 GHz, trong đó có các băng tần quen thuộc như:

VHF (Very High Frequency): dùng cho truyền hình và FM radio

UHF ( Ultra High Frequency): dùng cho truyền hình

GIAO THỨC IP VÀ IPv6

Giới thiệu chung

Giao thức IP - một giao thức lớp mạng - được sử dụng phổbiến cho các mạng tham gia mạng Internet Ta biết rằng, Internet là mạng của các mạng nối với nhau qua các Router, và cùng sử dụng giao thức Internet Với chức năng là giao thức lớp mạng sử dụng để định hướng các gói dữ liệu trên mạng Internet So sánh với cấu hình 7 lớp của OSI, lớp IP chính là lớp thứ 3 Mục đích ra đời của IP chính là để thống nhất sử dụng các máy chủ cũng như các Router được sản xuất từ các nhà sản xuất khác nhau Chính từ đó, nó cho phép mở rộng sang các loại mạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng trên các dịch vụ định hướng thông điệp và mở rộng mạng mà không làm gián đoạn hoạt động của mạng.

Từ đó, ta thấy rằng với các nhà sản xuất, giao thức IP cho phép họ kết nối giữa các mạng LAN khác nhau, nơi mà các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng Hơn nữa, các mạng LAN nhỏ này, mặt khác, còn có thể tham gia vào mạng của các mạng mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn mạng Đó cũng chính là sự lựa chọn của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc phát triển mạng sử dụng giao thức TCP/IP.

Địa chỉ IP và tên định danh nút mạng

Giống như nhà ở, mỗi nút mạng sẽ cần phải có một tên và địa chỉ Tuy nhiên, với một mạng LAN đơn giản, việc này chẳng khó khăn gì Ngược lại, với Internet, với hàng ngàn thậm chí hàng triệu máy chủ trên mạng thì vấn đề này đặt ra một câu hỏi lớn Từ đó, để giải quyết, người ta đặt ra một quy tắc đặt tên gồm ba vấn đề. Đặt tên và địa chỉ của một mạng tương ứng với tính chất đặc thù của mạng đó. Đặt tên một mạng hay một máy của một công ty, doanh nghiệp, tương ứng với cấu trúc logic của tổ chức đó Ví dụ như công ty Google: www.google.com, công ty Yahoo: www.yahoo.com Đặt địa chỉ tương ứng với cấu trúc Topo vật lý của mạng của tổ chức đó.

Ta sẽ xem xét các yếu tố quản lý tên và địa chỉ đã được sử dụng để hiểu rõ hơn vấn đề trên.

2.2.2 Cấu trúc của địa chỉ

2.2.2.1 Định dạng của địa chỉ Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bit 1 cho đến bit

32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.), bao gồm có 3 thành phần chính. 0

 Bit nhận dạng lớp (Class bit)

 Địa chỉ của mạng (Net ID)

 Địa chỉ máy chủ (Host ID)

Ghi chú : Tên là Địa chỉ máy chủ nhưng thực tế không chỉ có máy chủ mà tất cả các máy con (Workstation), các cổng truy nhập… đều cần có địa chỉ.

Bit nhận dạng lớp (Class bit) để phân biệt địa chỉ ở lớp nào.

1 Địa chỉ Internet biểu hiện ở dạng bit nhị phân: x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y x y xy x, y = 0 hoặc 1.

Bit nhận dạng Octet 1 Octet 2 Octet 3 Octet 4

2 Địa chỉ Internet biểu hiện ở dạng thập phân: xxx.xxx.xxx.xxx x là số thập phân từ 0 đến 9

Dạng viết đầy đủ của địan chỉ IP là 3 con số trong từng Octet

Ví dụ: địa chỉ IP thường thấy trên thực tế có thể là: 53.143.10.2 nhưng dạng đầy đủ là: 53.143.010.002.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Class bit Net ID Host ID

0 - 127 Số địa chỉ nội tại: 16.777.216

Số địa chỉ nội tại: 65.536

192 - 223 Số địa chỉ nội tại: 256

Trên Internet, một tổ chức muốn có một địa chỉ phải làm việc với các cơ quan trách nhiệm để đăng ký 1 địa chỉ mạng. Để tiện cho các cơ quan cấp địa chỉ, đã lâu, người ta phân không gian địa chỉ mạng Internet thành các block số, và cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ Vì thế, trong trách nhiệm của mình, các nhà cung cấp dịch vụ ở khắp nơi trên thế giới có thể cấp địa chỉ mạng mà không sợ trùng nhau Việc phân block từ lâu theo 3 cấp: lớn - vừa - nhỏ, tương ứng với các định dạng địa chỉ (các lớp): Lớp A, lớp B, lớp C.

Từ đó, ta có thể thấy rất ít lớp địa chr A (đây là lớp địa chỉ dành cho các tổ chức rất lớn) Ngay cả lớp B cũng đã khá lớn Và chính vì ngày nay có quá nhiều tổ chức cũng như doanh nghiệp tham gia mạng nên số lượng các địa chỉ này hầu như đã hết, kể cả lớp C cũng vậy Đây cũng chính là điều dẫn đến sự ra đời của các định dạng địa chỉ

IP mới – IP phiên bản 6 (với 128 bit – 6 byte: có đến 2 128 địa chỉ, chúng ta có thể yên tâm với vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn năm nữa cũng khó dùng hết được).

Thêm vào các lớp A, B và C đó, có hai định dạng địa chỉ đặc biệt: lớp D và lớp

E Các địa chỉ lớp D được sử dụng cho vấn đề quảng bá trên mạng Việc quảng bá một thông điệp đơn đến một nhóm các máy tính phân bố rải rác tren mạng Còn lớp

E chỉ dành cho nghiên cứu.

- Lớp D: byte địa chỉ mạng trong khoảng: 224 – 239 (có 16 số)

- Lớp E: byte địa chỉ mạng trong khoảng: 240 – 265 (có 16 số)

Các lớp địa chỉ truyền thống

2.2.2.2 Các ví dụ về tên và địa chỉ Địa chỉ lớp A: 15.255.152.2: replay.hp.com → đây là lớp địa chỉ của công ty máy tính Hewlett – Packard Dải không địa chỉ của HP là: 15.0.0.0 đến 15.255.255.255. Địa chỉ lớp B: 128.121.50.145: tigger.jvnc.net → đây là lớp địa chỉ của công ty thông tin WAIS Inc… Dải không gian địa chỉ của nó là: 192.216.46.0 đến 192.216.46.255.

Từ đó ta thấy được tác dụng của việc phân block địa chỉ IP trên không gian địa chỉ Internet.

2.2.2.3 Các địa chỉ đặc biệt khác

Không phải tất cả các số đều dùng cho mọi mạng, mạng con hay của máy tính chủ Một số địa chỉ còn dùng để dành cho nhiều mục đích khác như: quảng bá, bảng định tuyến, hay ngay cả các mục đích nghiên cứu trên mạng Cũng vậy, không có các địa chỉ mà còn có một trong các block của nó chứa toàn số 0 hay toàn số 1.

2.2.3 Tên nút mạng Để tiến hành đặt tên cho các nút mạng, người ta thường đặt theo cấu trúc phân cấp Thường thì mỗi tổ chức có một tên mô tả cấp cao nhất, ví dụ: của đại học Yale là: www.yale.edu , của báo Nhân dân là: www.nhandan.org.vn, của hãng Microsoft là www.microsoft.com Từ đó, tổ chức đó có toàn quyền sắp xếp việc kế hoạch đặt tên sao cho hợp lý Ví dụ, đại học Yale lại phân cấp cho việc đặt tên các khoa, trường…:

Tiếp tục như vậy, các khoa trường lại đặt tên cho các tên cấp thấp hơn, ví dụ: www.lion.zoo.cs.yale.edu, www.tiger.zoo.cs.yale.edu …

Việc đặt tên như vậy đảm bảo rằng, tất cả các máy tính đều có tên duy nhất trên

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông mạng Tuy nhiên để cho cả toàn mạng trên khắp thế giới đều có các tên máy tính (tên host) khác nhau, thì cần có một tổ chức đảm bảo cho mọi tổ chức cũng như doanh nghiệp đều được lên mạng theo các tên khác nhau Yêu cầu này cũng như yêu cầu duy nhất địa chỉ trên mạng, đã dẫn đến việc thành lập các tổ chức quốc tế về Internet, ví dụ như IAB, InternetNIC, và các cơ quan vùng…

Một tên được thành lập bởi một loạt các liên kết nhau qua các dấu chấm Tuy nhiên thường có từ hai đến ba tên Nếu nhiều hơn thì thường gây khó khăn cho người sử dụng Ví dụ về tên thì có rất nhiều, như: www.yahoo.com, www.microsoft.com, www.home.vnn.vn, …

Cùng với địa chỉ đã xét ở trên, trên mạng các tên cũng dùng để xác định một máy tính chứa 1 địa chỉ trên mạng.

Vấn đề quan trọng bây giờ là việc chuyển đổi qua lại giữa tên và địa chỉ, bởi vì, tên dùng để dễ nhớ cho người sử dụng ví dụ như www.yahoo.com, www.home.vnn.vn, Còn địa chỉ dùng để cho máy tính dễ chuyển thông tin giữa chúng.

2.2.4 Vấn đề chuyển đổi qua lại giữa tên và địa chỉ

2.2.4.1 Chuyển đổi từ tên ra địa chỉ

Thông thường, người sử dụng muốn đánh các tên để nhớ, trong khi đó giao thức

IP lại muốn biết địa chỉ của hệ thống đó Nhiều máy, hệ thống được cấu hình với một tập tin nhỏ gọi là Host, tập tin này liệt kê những tên và địa chỉ của hệ thống nội tại.

192.168.100.1 Dai 108.ctvt.bddn 192.168.100.2 Dai 140.ctvt.bddn

Mạng con

Một tổ chức có địa chỉ lớp A hay lớp B có thể sẽ có một mạng khá phức tạp gồm nhiều các mạng LAN cũng như mạng WAN Cho nên, thật hợp lý khi chi các không gian địa chỉ thành các phần địa chỉ mạng tương ứng với cấu trúc mạng Để làm điều đó, người ta chia phần địa chỉ nội tại thành hai phần: phần địa chỉ hệ thống và phần địa chỉ mạng con (như hình).

Kích thước của phần mạng con của một địa chỉ cũng như số đăng ký trong mỗi mạng con phụ thuộc vào quyền cấp quyền của tổ chức, doanh nghiệp đó Tuy vậy, thường người ta phân chia mạng con theo các dấu chấm trong địa chỉ Ví dụ, một tổ chức có địa chỉ lớp B: 128.121 có thể sử dụng byte thứ 3 để làm địa chỉ mạng con ví dụ 128.121.1, 128.121.2… còn byte cuối và địa chỉ hệ thống của các host trong mạng con đó Ví dụ 128.121.1.100, 128.121.1.102…

Mặt khác, tổ chức địa chỉ các lớp C thì chỉ có không gian phân chia 1 byte Để phân thành mạng con, người ta có thể chọn: hoặc không có mạng con nào cả, hoặc có thể chọn 4 bit cho mạng con, còn 4 bit còn lại cho địa chỉ hệ thống Ví dụ như:

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Dòng thông tin định tuyến đến các host bằng cách tìm trên mạng và các mạng con địa chỉ IP của chúng Tuy vậy, với các lớp địa chỉ A, B, C đều có kích thước cố định và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể chọn kích cỡ các trường mạng con tùy ý, nhưng làm sao để các host và các router (bộ định tuyến) nhận ra các trường đó? Câu trả lời là các hệ thống đó phải được cấu hình trước để xác định kích thước phần mạng con của địa chỉ Kích thước phần mạng con được lưu trong một thông số cấu hình gọi là Mặt nạ mạng Mặt nạ mạng là chuỗi 32 bit Những bit tương ứng với trường địa chỉ mạng và địa chỉ mạng con thì được đặt bằng 1, còn tương ứng với trường hệ thống thì đặt bằng 0 Theo như ví dụ ở phần trên thì mặt nạ mạng sẽ là: 11111111 11111111 111111111 11110000.

Trong đó: có 24 bit 1 đầu tương ứng với địa chỉ mạng: 4 bit 1 tiếp theo tương ứng với địa chỉ mạng con còn 4 bit 0 sau cùng tương ứng với địa chỉ hệ thống. Thường thì khi đặt địa chỉ lẫn mặt nạ mạng người ta thường sử dụng số thập phân ngăn cách bằng dấu chấm Ví dụ:

Những host và router nối tiếp mạng con được cấu hình với mặt nạ mạng của những mạng con đó (Theo sự cấp quyền chung) Mặt nạ này có thể là giống nhau trong toàn mạng cũng như có thể khác nhau nếu có các mạng con có kích cỡ khác nhau.

2.3.3 Phân tạo mạng con Cấu hình địa chỉ mạng con

Theo như trên, việc tổ chức có khả năng sử dụng các bit đầu của phần địa chỉ

3 6 nội tại để phân tạo mạng con tạo ra một khả năng to lớn cho các tổ chức trên phân phối các mạng con với các kích cỡ tương ứng cho các bộ phận hay các công ty trực thuộc.

Ví dụ: Một công ty X có một địa chỉ lớp B.

Nếu không sử dụng mạng con, mặt nạ mạng sẽ là: 255.255.0.0 Như vậy, toàn công ty sẽ chỉ có một mạng duy nhất mà thôi.

Nhưng nếu có sự phân cấp, theo do việc quản lý lẫn tốc độ truy nhập và truy xuất sẽ nhanh hơn, thì người ta thường ứng dụng phép chia mạng con Nếu số mạng con của công ty có thể đạt được là 20 mạng thì sử dụng khoảng 5 bit làm địa chỉ mạng con, còn 11 bit còn lại làm địa chỉ host trong các mạng con đó (Chú ý: với 11 bit, mỗi mạng con đã có thể có đến 2045 địa chỉ host - số lượng rất lớn).

Ta có thể tra theo bảng sau dùng cho lớp B:

Số mạng con Số bit mạng địa chỉ hệ thống

Tuy rằng, việc phân chia trên có thể cho phép dải các địa chỉ tùy ý các tổ chức chọn lựa, nhưng theo quy ước, để chỉ đến các mạng người ta đơn giản chỉ thêm vào các địa chỉ các số không tương ứng Ví dụ: 5.0.0.0 chỉ ra mạng lớp A, 131.18.0.0 chỉ ra mạng lớp B, 213.18.14.0 chỉ ra mạng lớp C Tương tự như vậy, với trường hợp mạng con, để chỉ một mạng con thì người ta cũng lấy số 0 trong phần địa chỉ hệ thống Ví dụ, với một lớp địa chỉ B: 162.10.0.0 có sử dụng 8 bit mặt nạ mạng Thì rõ ràng, các địa chỉ sau: 162.10.5.0, 162.10.6.0… đều là địa chỉ mạng con và được

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông sử dụng trong các bảng định tuyến (xét sau) để định tuyến số liệu Ví nó là địa chỉ của mạng con nên nó không thể được gán cho một host hay một router nào bất kỳ. Cho nên, trong bản phân chia địa chỉ trên, số lượng mạng con cũng như số lượng host (và router) luôn bằng ( 2 – 2) Với trường hợp i (số bit mạng con hay host) là 1, rõ ràng theo nguyên tắc trên hoặc số lượng mạng con hoặc số lượng host sẽ bằng 0 (nên trong trường hợp này nó bị cấm – có nghĩa là không bao giờ có 15 hay 1 bit mạng con) Nếu không sử dụng mạng con thì ta không xét trong trường hợp này. Bên cạnh đó có các địa chỉ đặc biệt, mà với chúng, chỉ được sử dụng cho các mục đích riêng biệt như sau: Địa chỉ Mô tả

0.0.0.0 Được dùng như địa chỉ nguồn trong yêu cầu cấu hình ban đầu Cũng dùng như là định tuyến mặc định trong bảng định tuyến

1.0.0.0.0 Không sử dụng trên Internet

172.16.0.0 Không sử dụng trên Internet

Không sử dụng trên Internet

255.255.255.255 Địa chỉ quảng bá nội bộ trên các thành phần mạng (host hay router) nối trên mạng LAN Ngoài ra các địa chỉ có phần địa chỉ mạng, hay nội bộ hay host mạng con toàn số 0 hay toàn số 1 cũng không được dùng Cho nên, một địa chỉ phải có ít nhất 2 bit trở lên (điều này phù hợp với điều phân tích ở trên).

Giao thức IP thế hệ mới – IP version6 (IPv6)

Trong những năm qua, có rất nhiều máy vi tính nối vào mạng LAN, các mạng LAN nối với nhau và nối với các mạng WAN, và rồi chúng nối với nhau, tạo nên mộ tmạng khổng lồ như ngày nay, với hàng triệu máy tính Lúc đó, thiết kế địa chỉ

IP ban đầu không còn phù hợp trong trường hợp này nữa Không gian địa chỉ quá nhỏ, trong khi đó, không gian địa chỉ cấp cho các tổ chức doanh nghiệp lại quá thừa (do cấp theo block), quá phí.

Hơn nữa do địa chỉ cấp lại không có phân cấp nên dẫn đến các bảng định tuyến gia tăng nhanh Ngày nay, do các dịch vụ viễn thông phát triển mạnh nên các thế hệ mới kỹ thụât số (máy nhắn tin, di động…) cũng được nối mạng Cùng với nó, thương mại điện tử trở nên quen thuộc trên mạng dẫn đến yêu cầu xây dựng các cơ chế bảo mật cho hạ tầng mạng lưới.

Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến một thế hệ cơ chế địa chỉ IP mới, đầy đủ tính nang hơn đó chính là IP thế hệ mới, thế hệ 6 (IPv6) IPv6 ra đời để giải quyết việc cấp địa chỉ Internet, định tuyến, thực hiện công tác truyền số liệu, bảo mật và quản lý việc tắc nghẽn thông tin.

Ipv6 cho ta những địa chỉ 128 bit (16 byte), được cấu trúc phân cấp để đơn giản hóa việc cấp địa chỉ và định tuyến thông tin. Đơn giản hóa header IP chính nhưng lại bổ xung nhiều những header mở rộng tuỳ chọn Điều này sẽ cho phép những chức năng kết mạng mới có thể thêm vào nếu cần.

Hỗ trợ việc xác thực hóa, toàn vẹn dữ liệu, và độ tin cậy tại mức IP (mạng). Đưa vào chức năng luồn thông tin, có thể hỗ trợ nhiều dạng truyền dẫn theo yêu cầu – ví dụ như video thời gian thực.

Dễ dàng sử dụng chung những giao thức khác, cho ta cơ chế xử lý quản lý nghẽn thông tin khi mang những giao thức khác lạ.

Cung cấp những phương pháp tự cấu hình địa chỉ tự động mới và xây dựng một phép kiểm tra tính duy nhất của địa chỉ IP.

Cải thiện việc phát hiện router và phát hiện những router “chết” hay những lân cận không đến được trên đường truyền. Đó là những phần tử cấu trúc chủ yếu của IPv6 mà hiện nay đang tiếp tục được nhiện cứu và ứng dụng.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

So với IPv4, IPv6 có những định nghĩa khác nhau về các thuật ngữ.

1 Gói tin: là một Header IPv6 cùng với phần tải.

2 Một nút mạng: là bất kỳ hệ thống nào thực hiện IPv6.

3 Một router: một nút mạng có thể chuyển tiếp các gói tin IPv6

4 Một tuyến kết nối: là phương tiện trên đó các nút mạng có thể trao đổi thông tin tại mức 2 (mức liên kết dữ liệu).

5 Những lân cận: là tất cả các nút kết nối vào trên cùng một tuyến kết nối

Các địa chỉ IPv6 là địa chỉ 16 byte (128 bit) Chúng được biểu diễn bởi tám số theo có số 16 ngăn cách bởi các dấu hai chấm Mỗi phần số hexa đó biểu diễn 16 bit Ví dụ:

Chú ý:: Những số không ở đầu mỗi số hexa có thể bị lược bỏ Như trong ví dụ trên, 0 biểu diễn cho 0000, 5 biểu diễn cho 0005… Đồng thời phần số hexa là o liền nhau có thể biểu diễn là hai dấu chấm liền nhau: : Như trong ví dụ.

Còn với các địa chỉ IPv4, chúng được biểu diễn trong IPv6 bằng cách: số hexa thứ 6 là FFFF, còn hai số hexa sau cũng chính là địa chỉ IPv4 Vì thế, trong địa chỉ IPv4 được biểu diễn trong IPv6, có cả dấu chấm lẫn dấu hai chấm.

2.4.5 Việc cấp phát địa chỉ

Không gian địa chỉ 128 bit rất rộng, đủ chỗ cho rất nhiều dạng địa chỉ, gồm:

1 Các địa chỉ unicast toàn thể dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ được phân cấp.

2 Các địa chỉ unicast toàn thể dựa trên phân cấp địa lý.

3 Các địa chỉ site riêng, chỉ dùng trong một tổ chức.

4 Các địa chỉ quảng bá (multicast) nội bộ toàn thể.

IPv6 không có dùng định nghĩa quảng bá toàn bộ mạng (broadcast) mà sử dụng địa chỉ quảng bá multicast để thay thế.

2.4.5.2 Băng cấp phát địa chỉ.

Tổ chức cấp phát địa chỉ Internet có trách nhiệm cấp phát các khoảng không gian địa chỉ IPv6 cho các đơn vị cấp phát miền trên khắp thế giới Các đơn vị này lại có thể cấp phát các khoảng không gian nhỏ hơn cho các cơ quan cấp phát thấp hơn hay các nhà cung cấp dịch vụ.

Kế hoạch cấp phát IPv6 toàn thể theo đề nghị có các yếu tố sau:

1 Một khối lớn địa chỉ sẽ dành cho việc cấp phát địa chỉ của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP).

2 Có các khối địa chỉ dành cho các LAN tồn tại một mình, hay một site hoàn chỉnh mà không kết nối Internet, cho phép chúng tự đăng ký địa chỉ.

3.Các khối địa chỉ cho địa chỉ IPX và địa chỉ “Điểm truy nhập dịch vụ mạg OSI” (NSAP)

4 Một khối lớn địa chỉ dự phòng dành cho các địa chỉ phân cấp địa lý.

Hiện tại, chỉ mới hơn một phần tư không gian địa chỉ được sử dụng để cấp phát, tức là còn hơn ba phần tư vẫn còn chưa dùng Sau đây là bảng cấp phát địa chỉ đề nghị.

Các khối cấp phát Tiếp đầu Tỷ lệ không gian địa chỉ

Dự phòng cho việc cấp phát

Dự phòng cho việc cấp phát IPX 0000 001 1/128

Không đăng ký 001 1/8 Địa chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ 010 1/8

Dự phòng cho các địa chỉ dựa vào 100 1/8

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông phân cấp đăng ký

Các địa chỉ sử dụng kết nối nội bộ 1111 1110 10 1/1024

Các địa chỉ sử dụng site nội bộ 1111 1110 11 1/1024

Các địa chỉ sử dụng quảng bá 1111 1111 1/256

Các bit đầu của địa chỉ gọi là các tiếp đầu địa chỉ, xác định kiểu loại địa chỉ Ví dụ, theo bảng trên, 010 sẽ cho ta biết đây là địa chỉ IP dành cho các nhà cung cấp dịch vụ.

2.4.5.4 Dải địa chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ

Cấu trúc phân cấp đơn giản hiện đang được sử dụng cho dải địa chỉ này, có cấu trúc sau:

3 bit n bit m bit p bit 125 – n – m - bit

010 ID đăng ký ID nhà cung cấp

ID thuê bao ID các thuê bao nội bộ

Chú ý rằng dễ dàng định tuyến đến một nhà cung cấp bằng việc so sánh phần đầu điị chỉ với bản ghi có trong bảng định tuyến Nhà cung cấp có thể định tuyến tiếp đến các thuê bao cũng bằng việc so sánh một lượng lớn các địa chỉ với các bản ghi trong bảng định tuyến của nhà cung cấp dịch vụ đó.

ĐỊNH TUYẾN

Tổng quan về định tuyến

Định tuyến là chức năng chính của lớp mạng Trong hầu hết các mạng con các gói yêu cầu đa bước nhảy (multiple hops) để tạo nên chuyến đi (trừ các mạng quảng bá) Tuy nhiên trong mạng quảng bá, nếu nguồn và đích cùng ở trên một mạng thì việc định tuyến cũng được đặt ra Như vậy các kỹ thuật định tuyến và cấu trúc dữ liệu mà chúng sử dụng là phạm vi chủ yếu của thiết kế lớp mạng.

Kỹ thuật định tuyến là một phần của phần mềm lớp mạng có nhiệm vụ quyết định chọn một tuyến ra mà một gói tới sẽ được truyền trên đó.

+ Nếu mạng con sử dụng kênh ảo nội thì các quyết định định tuyến được tạo ra khi kênh ảo mới được thiết lập Sau đó các gói dữ liệu chỉ thị theo một tuyến đã được thiết lập và định tuyến này gọi là định tuyến phiên (session routing).

+ Nếu mạng con sử dụng các gói tin nội thì quyết định định tuyến phải được tạo ra thêm một lần nữa khi các gói dữ liệu đến, bởi vì tuyến đường tốt nhất có thể đã thay đổi kể từ khi cập nhật lần cuối.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Kỹ thuật định tuyến phải thực hiện 2 chức năng:

1 Quyết định chọn tuyến, theo tiêu chuẩn tối ưu nào đó.

2 Cập nhật thông tin định tuyến, thông tin cần cho chức năng 1.

Các tính chất của thuật toán định tuyến

Thuật toán định tuyến phải thỏa mãn các tính chất sau:

1 – Tính chính xác 4 – Tính ổn định

2 – Tính đơn giản 5 – Tính bình đẳng (fairness)

3 – Tính thiết thực 6 – Tính tối ưu

Quan hệ giữa các tính chất: Tính đúng đắn và tính đơn giản là những yêu cầu cao hơn so với tính thiết thực Với một hệ thống mạng lớn thì yêu cầu cao nhất là hệ thống đó phải chạy liên tục mà không có sự cố Các máy chủ, các router, đường truyền có thể tăng lên hay giảm xuống lặp đi lặp lại hình trạng mạng thay đổi nhiểu lần Thuật toán định tuyến phải đáp ứng với sự thay đổi hình trạng và lưu thông trong mạng mà không yêu cầu các hỏng khác phải ngừng công việc và trạng thái mạng phải boot lại mỗi khi có router hỏng.

Tính ổn định là mục đích quan trọng của thuật toán Không thể tồn tại thuật toán mà không bao giờ hội tụ hoặc thời gian hộ tụ quá chậm tính bình đẳng (fairness) và tính tối ưu là hiển nhiên, tuy nhiên mục đích của chúng có khi mâu thuẫn với nhau

Do đó người ta tìm cách dung hòa giữa tính tối ưu và tính bình đẳng: cực tiểu trẻ trung bình các gói cũng chính là cực đại thông lượng trong mạng, hay giảm số lượng các hops mà các gói phải vượt qua là hướng tới cải tiến độ trễ và giảm số giải thông được dùng.

Nguyên lý tối ưu

Trước khi xét từng thuật toán cụ thể, người ta đưa ra một nguyên lý, gọi là nguyên lý tối ưu, nó không phụ thuộc vào topology hoặc luồng lưu thông trong mạng.

Nguyên lý phát biểu như sau: Nếu router J ở trên đường đi tối ưu từ 1 đến K thì đường đi tối ưu từ J đến K cũng chính là đường đi tối ưu từ I đến K.

Hệ quả: Tất cả các tuyến đường tối ưu từ tất cả các nguồn tới một đích là cây có

4 6 gốc tại đích Cây đó gọi là cây khung (Sink tree) (hình 2 – 1) Định nghĩa cây khung: Cho G là một đơn đồ thị Một cây được gọi là cây khung của G nếu nó là một đồ thị con của G chứa tất cả các đỉnh của G (theo KÊNNTH H.ROSEN – Toán học rời rạc ứung dụng trong tin học). Ở đây metric là số các hops Như vậy cây khung là không duy nhất, bởi vì có thể có nhiều cây khác nhau cùng có một “độ dài” dẫn đường Mục đích của các thuật toán định tuyến là tìm ra và sử dụng các cây khung đối với tất cả các nguồn.

Phân loại các kỹ thuật định tuyến

Để thực hiện việc định tuyến các gói tin trong mạng máy tính, người ta đã đưa ra nhiều kỹ thuật định tuyến Các kỹ thuật này có nhiều đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng có thể giống nhau hoặc khác nhau và người ta tìm cách phân loại chúng. Trong quá trình phát triển của mạng máy tính, một số kỹ thuật định tuyến mới ra đồng thời những kỹ thuật cũ cũng được cải tiến, do đó tuỳ theo thời gian, tùy theo quan điểm đánh giá mà ngừơi ta đã phân loại chúng khác nhau.

Kỹ thuật định tuyến có thể phân thành hai lớp cơ bản sau:

+ Lớp phân biệt giữa kỹ thuật định tuyến xác định hay kỹ thuật định tuyến ngẫu nhiên.

+ Lớp phân biệt giữa kỹ thuật định tuyến tập trung hay kỹ thuật định tuyến phân tán.

Hoặc phân loại theo chiến lược định tuyến như: Định tuyến cố định, định tuyến ngẫu nhiên, định tuyến flooding, định tuyến thích nghi Trong định tuyến thích nghi thì chia ra 3 trường hợp sau: thích nghi cô lập (Isolated adaptive), thích nghi phân tán (Disstributed adaptive), thích nghi tập trung (Centralized adaptive)

Hoặc phân loại các kỹ thuật định tuyến dựa vào các yếu tố liên quan đến chức năng định tuyến, và tác giả đã phân loại các kỹ thuật định tuyến theo hai lớp cơ bản sau: a) Định tuyến tập trung hay định tuyến phân tán. b) Định tuyến tĩnh (Static hay Fixed routing) hay định tuyến thích nghi (adaptive routing) Ngoài phân loại theo a) và b) thì còn phân loại theo các tiêu chuẩn tối ưu định tuyến

Qua đó chúng ta thấy sự so sánh, phân loại và đánh giá kỹ thuật định tuyến là một công việc khó khăn và có tính chất tương đối Chẳng hạn định tuyến Flooding

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông là một kỹ thuật định tuyến tĩnh nhưng khi trong mạng có một vài router hỏng hoặc hồi phục trở lại thì việc định tuyến vẫn thực hiện được, các gói tin vẫn đi đến đích. Như vậy Flooding có khả năng thích nghi với sự thay đổi hình trạng mạng (giống như kỹ thuật định tuyến thích nghi).

Mặt khác nếu dựa vào tiêu chuẩn thực hiện thì có nhiều tiêu chuẩn khác nhau: Giá liên kết, độ trễ thời gian, khoảng cách địa lý, số các hops, ước lượng sự tắc nghẽn trên một liên kết…

Trong nghiên cứu này chúng tôi phân lọi các kỹ thuật định tuyến cũng dựa vào những yếu tố liên quan đến các chức năng của các kỹ thuật định tuyến Những yếu tố đó là:

1) Thích nghi với trạng thái hiện hành của mạng hay không; có sự trao đổi và cập nhật thông tin về mạng trong quá trình định tuyến không.

2) Trong quá trình định tuyến có tạo ra bản sao gói tin tại mỗi routing và gửi các bản sao ra theo tất cả các tuyến (trừ tuyến mà nó tới) hay không.

3) Phân tán hay tập trung các chức năng định tuyến cho các nút của mạng.

4) Các tiêu chuẩn tối ưu để chọn tuyến.

+ Dựa vào yếu tố (1) ta có kỹ thuật định tuyến không thích nghi (kỹ thuật định tuyến tĩnh) và kỹ thuật định tuyến thích nghi (kỹ thuật định tuyến động).

+ Dựa vào yếu tố (2) ta có định tuyến Flooding hay không Flooding.

+ Dựa vào yếu tố (3) ta có kỹ thuật định tuyến tập trung (centralized routing) và kỹ thuật định tuyến phân tán (distributed routing).

+ Dựa vào yếu tố (4) ta có thể phân biệt được các tiêu chuẩn (tối ưu), các tiêu chuẩn để định tuyến được xác định bởi người quản lý mạng như:

- Độ trễ trung bình các gói tin

- Khoảng cách (km) giữa các nút truyền tin.

- Số lượng các nút trung gian (các hops) giữa nguồn và đích.

- Độ an toàn truyền tin.

- Ước lượng các tắc nghẽn trên liên kết…

- Tổ hợp các tiêu chuẩn.

Ngoài ra để định tuyến cho các mạng quảng bá, cho các máy chủ di động… ta có kỹ thuật định tuyến quảng bá (broadcast routing), định tuyến cho máy chủ di động (mobile host routing), định tuyến đa hướng (multicast routing) và một cải tiến

4 8 định tuyến đối với những mạng có số lượng nút lớn đó là định tuyến phân cấp.

3.4.1 Kỹ thuật định tuyến không thích nghi và thích nghi a) Kỹ thuật định tuyến không thích nghi: Là kỹ thuật định tuyến có những đặc điểm sau:

+ Không dựa vào hình trạng và luồng lưu thông trong mạng, mà dựa vào một tuyến đường tối ưu đã tính toán, lựa chọn trước.

+ Tiêu chuẩn để chọn đường và chính con đường được chọn một lần cho toàn cuộc, không có sự thay đổi giữa chúng.

+ Không có sự trao đổi, cập nhật thông tin trong quá trình định tuyến.

Thuật toán sử dụng cho là kỹ thuật định tuyến này gọi là thuật toán định tuyến tĩnh Thuật tón định tuyến tĩnh đơn giản, nhanh chóng phù hợp với các mạng tương đối ổn định, ít thay đổi về hình trạng cũng như luồng lưu thông trong mạng Ví dụ, trong mạng SITA định tuyến tĩnh được sử dụng, các tuyến đường giữa các cặp nguồn xác định trên cơ sở thuật toán tìm đường đi ngắn nhất.

Trong kỹ thuật định tuyến nếu dựa vào yếu tố (2) ở trên thì ta có định đường tĩnh không Flooding và định đường tĩnh có Flooding. b) Kỹ thuật định tuyến thích nghi: Là kỹ thuật định tuyến có những đặc điểm sau:

+ Thay đổi các quyết định định tuyến của chúng phù hợp với sự thay đổi hình trạng mạng và luồn lưu thông trong mạng.

+ Có sự trao đổi và cập nhật thông tin. Đặc điểm thứ nhất rất quan trọng, đặc biệt đối với việc sử dụng thời gian thực, trong đó yêu cầu đầu tiên của người sử dụng là mạng phải có khả năng cung cấp được các tuyến đường khác nhau để đề phòng sự cố thích nghi nhanh chóng với các thay đổi trên mạng Kỹ thuật này khác kỹ thuật không thích nghi ở chỗ:

- Thứ nhất, mỗi nút (router) nhận được các thông tin (từ các router lân cận, hoặc từ tất cả các router), khi chúng thay đổi tuyến đường, tại nút khoảng ∆T giây nào đó hay khi có thay đổi tải hoặc khi thay đổi topology.

- Thứ hai, metric nào được sử dụng để tối ưu (ví dụ như khoảng cách, các hops, ước lượng thời gian đi qua, trễ thời gian trung bình…)

- Thứ ba, mức độ thích nghi của kỹ thuật định tuyến phụ thuộc vào trao đổi

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỤC HÀNG KHÔNG

Vị trí và chức năng

Cục Hàng Không Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao Thông Vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.

Cục Hàng Không Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVILAVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các đề án, dự án và các chương trình khác thuộc ngành hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.

2 Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải các văn bản quy phạm

5 2 pháp luật về hàng không dân dụng.

3 Trình Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải ban hành các tiêu chuẩn, quy trình qua phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng.

4 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi được ban hành; quy định việc áp dụng cụ thể một số tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật - nghiệp vụ đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng khôngphù hợp với pháp luật về hàng không và thẩm quyền quản lý, điều hành của Cục; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không.

5 Về quản lý cảng hàng không, sân bay: a) Xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đề án để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống Cảng hàng không, sân bay dân dụng trên phạm vi cả nước và quy hoạch các Cảng hàng không, sân bay quốc tế; trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch các Cảng hàng không, sân bay dân dụng địa phương; b) Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại Cảng hàng không, sân bay dân dụng để Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; duy trì, phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại Cảng hàng không, sân bay dân dụng để thực hiện quy chế phối hợp trên; c) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các Cảng hàng không, sân bay dân dụng, mở các Cảng hàng không cho giao lưu quốc tế, đình chỉ hoạt động của các Cảng hàng không, sân bay dân dụng; hướng dẫn, cho phép kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng, bảo trì, sửa chữa, kết cấu hạ tầng và Cảng hàng không, sân bay dân dụng theo kế hoạch đã được phê duyệt;

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông d) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố hoặc công bố theo thẩm quyền việc đóng, mở, đình chỉ hoạt động của Cảng hàng không, sân bay dân dụng; tổ chức thực hiện việc đăng ký và cấp giấy phép khai thác Cảng hàng không, sân bay dân dụng.

6 Về quản lý vận chuyển hàng không: a) Xây dụng để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng không; tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép và các giấy tờ khác đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng không theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập; b) Tham gia thẩm định để Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể các doanh nghiệp vận chuyển hàng không; c) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy chế, thủ tục, thể lệ vận chuyển Hàng không và các dịch vụ liên quan đến vận chuyển Hàng không; tổ chức thống kê, nghiên cứu, dự báo thị trường Hàng không; d) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc cấp theo ủy quyền các thương quyền khai thác vận chuyển Hàng không cho các doanh nghiệp vận chuyển; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển Hàng không.

7 Về quản lý an toàn khai thác bay a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký tầu bay dân dụng và các giao dịch bảo đảm liên quan đến tầu bay dân dụng; b) Kiểm tra và thực hiện việc cấp, công nhận hiệu lực, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ khai thác của tàu bay dân dụng và các

5 4 chứng chỉ, giấy phép khác liên quan đến hoạt động khai thác tàu bay dân dụng; c) Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thuê, cho thuê, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, trang thiết bị tàu bay dân dụng, việc mua bán, thanh lý tàu bay, trang thiết bị tàu bay dân dụng; d) Quản lý, giám sát việc sản xuất, sử dụng trang bị, thiết bị của tàu bay dân dụng và các trang bị, thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động bay; đ) Tổ chức việc đăng ký và cấp, công nhận hiệu lực, gia hạn các giấy phép, chứng nhận khả năng chuyên môn, các giấy tờ có liên quan đến người lái, thành viên tổ bay, giáo viên bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay dân dụng và các nhân viên hàng không khác; e) Tổ chức giám sát việc đào tạo, huấn luyện người lái, tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay dân dụng và nhân viên hàng không khác theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

8 Về quản lý hoạt động bay: a) Xây dụng phương án để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết lập, cho phép khai thác các đường hàng không, khu vực bay, vùng thông báo bay và tổ chức thực hiện; b) Thực hiện việc cấp phép hoạt động bay dân dụng; cấp phép khai báo cho các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành quản lý hoạt động bay, các đài, trạm dẫn đường, thông tin và các cơ sở điều hành bay dân dụng; c) Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng trên lãnh thổ Việt nam và vùng thông báo bay thuộc quyền quản lý của Việt Nam; d) Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành quản lý bay theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông đ) Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác có liên quan trong việc tổ chức quản lý và sử dụng vùng trời; e) Kiểm tra và thực hiện việc cấp, công nhận hiệu lực, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ hoặc đình chỉ sử dụng bằng, chứng chỉ của nhân viên kiểm soát không lưu, nhân viên khai thác hàng không, nhân viên điều hành bay, nhân viên thông báo, quan trắc, dự báo khí tượng và nhân viên hàng không khác.

9 Là đầu mối tham gia Ủy ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn; tổ chức các hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và điều tra tai nạn Hàng không dân dụng.

10 Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có liên quan xây dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy định về an ninh Hàng không; phê duyệt các chương trình an ninh Hàng không của các tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; tổ chức, giám sát thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không và cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay đặc biệt.

11 Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực Hàng không: a) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định các dự án đầu tư trong ngành Hàng không; b) Quản lý đầu tư và xây dụng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền được phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; c) Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các dự án đầu tư theo thẩm quyền được phân cấp quản lý.

12 Tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện khung giá cước hoặc cước vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ vận tải Hàng không được hoạt động độc quyền và những

5 6 dịch vụ Nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện.

13 Xây dụng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kế hoạch hợp tác quốc tế về Hàng không; chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng các dự thảo Điều ước Quốc tế và tham gia đàm phán để ký kết, gia nhập các Điều ước Quốc tế và các tổ chức Quốc tế về Hàng không; ký kết các văn bản thỏa thuận quốc tế và tổ chức thực hiện các Điều ước, thỏa thuận quốc tế về Hàng không dân dụng theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo thẩm quyền; Cục Hàng không Việt Nam là đầu mối quan hệ với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Cơ cấu tổ chức

a) Các tổ chức giúp việc Cục trưởng

1 Ban Kế hoạch - Đầu tư;

2 Ban Khoa học – Công nghệ;

3 Ban Quản lý Cảng Hàng không, sân bay;

4 Ban Tiêu chuẩn an toàn bay;

5 Ban Vận tải Hàng không;

6 Ban Quản lý hoạt động bay;

7 Ban An ninh Hàng không;

8 Ban Tổ chức cán bộ;

Việc thành lập các Phòng trực thuộc Ban do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. b) Các đơn vị trực thuộc Cục:

1 Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt nam;

2 Cụm cảng Hàng không miền Bắc;

3 Cụm cảng Hàng không miền Trung;

4 Cụm cảng Hàng không miền Nam; c) Các đơn vị sự nghiệp:

1 Trường Hàng không Việt Nam

2 Trung tâm Y tế Hàng không;

Cục Hàng không Việt Nam có Cục trưởng, giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ hoạt động của Cục Hàng không Việt nam.

Các Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt nam Các Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Tổ chức quản lý

Tổ chức của Cục HKDD bao gồm Cơ quan Cục HKDD (cấp 1) và các cơ quan trực thuộc (cấp 2) Các cơ quan cấp 2 quản lý các cơ quan trực thuộc của mình (cấp

3) Danh mục hệ thống các cơ quan theo mô hình cây phân cấp và vị trí trên các địa phương như sau:

Cụm Cảng Hàng không Miền Bắc, trụ sở tại Nội Bài

Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài Cảng Hàng không Cát Bi, tại Hải Phòng Cảng Hàng không Điện Biên Phủ, tại Lai

Châu Cảng Hàng không Nà Sản, tại Điện Biên Cảng Hàng không Vinh, tại Nghệ An Cụm Cảng

Hàng không Miền Trung, Trụ sở tại TP Đà Nẵng

Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, tại TP Đà Nẵng Cảng Hàng không Phú Bài, tại TP Huế Cảng Hàng không Pleiku, tại Gia Lai Cảng Hàng không Quy Nhơn, tại TP Nha

Hàng không Miền Nam, trụ sở tại TP

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tại

TP Hồ Chí Minh Cảng Hàng không Rạch Giá, tại Kiên Giang Cảng Hàng không Liên Khương, tại Lâm Đồng Cảng Hàng không Buôn Mê Thuột, tại Buôn

Mê Thuột Cảng Hàng không Phú Quốc, tại Phú Quốc Cảng Hàng không Cà Mau, tại Cà Mau Trung tâm

Quản Lý Bay Dân dụng

Trung tâm Quản lý Bay Dân dụng Miền Bắc Trung tâm Quản lý Bay Dân dụng Miền

Nam Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật, tại Gia Lâm,

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Việt Nam, trụ sở tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội

Hà Nội Trung tâm hợp đồng chỉ huy bay, tại Gia Lâm, Hà Nội

Trường Hàng không VN, tại TP Hồ Chí

Minh Trung tâm Y tế Hàng không, tại Gia Lâm, Hà

Nội Tạp chí Hàng không, tại Gia Lâm, Hà Nội

Phân cấp và phân bố các cơ quan thuộc Cục HKDD sẽ được xem xét chi tiết khi đề xuất giải pháp thiết lập hạ tầng mạng trên cơ sở mạng trục của mạng.

Hiện trạng CNTT

Hiện tại Cục Hàng không dân dụng đã trang bị một số máy tính và máy in các loại ở tất cả các đơn vị, các cấp Các máy móc này nói chung được trang bị theo những đề xuất cục bộ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của từng bộ phận Vì vậy nếu đánh giá theo yêu cầu ứng dụng có hệ thống thì chúng thiếu tính đồng bộ về cấu hình kỹ thuật và phần mềm hệ thống, cần phải phân loại để nâng cấp bổ sung hoặc thay mới. Tổng số máy tính hiện đang sử dụng ở cơ quan Cục, trung tâm QLB và các cụm cảng: 648 chiếc Tỷ lệ chuyên viên/máy tính là 1621/648.

Mạng cục bộ (LAN) đã được thiết lập ở tất cả các cơ quan cấp 1 và cấp 2 Tuy nhiên giống như việc trang bị máy nêu trên, các mạng cục bộ đã triển khai hầu như không có xuất phát trên quan điểm hạ tầng mạng thống nhất của cơ quan Các mạng cáp hiện có thường nằm dưới sự quản lý của một bộ phận nào đó có nhu cầu sớm so với các bộ phần còn lại Vì vậy hệ thống cáp mạng bị phân tán, không tập trung quản trị về mặt vật lý và đặc biệt là về các tài nguyên mạng khác như các giao thức, hệ thống tên gọi và địa chỉ,… Hiện trạng mạng nhu vậy cũng cần một sự tổ chức lại theo hướng xây dụng hạ tầng, tập trung quản lý, thống nhất tiêu chuâtn.

Có những kết nối mạng diện rộng (WAN) như Cụm cảng Hàng không Miền Nam với các Cảng hàng không ở các Cảng hàng không Đà Lạt, Liên Khương, Rạch Giá, Buôn Mê Thuột, Cà mau, Phú Quốc Kết nối WAN chủ yếu thực hiện qua các đường quay số.

Trong các năm 2001 và 2002, Cục hàng không dân dụng đã có đề án xây dựng cơ sở hạ tầng mạng và đã triển khai đề án này Hiện tại, thiết bị tin học của Cục gồm có:

01 đầu cuối của mạng diện rộng WAN của Văn phòng Chính phủ;

01 mạng LAN với dung lượng 262 nút, tốc độ đường truyền là 100Mbps Hiện nay số đầu mạng đã được đấu nối với các thiết bị mạng là 96 nút (4 switches x 24 ports);

Số lượng máy chủ: 03 chiếc;

10 máy đã có kết nối modem và có khả năng truy cập internet;

Tổng số máy tính cá nhân (cả máy nối mạng và máy hoạt động riêng lẻ) là 100

B Về phần mềm và ứng dụng

Hệ điều hành được sử dụng là: Windows NT cho máy chủ, Windows 2000, 98 và 95 phổ biến cho hầu hết các máy tính các nhân (PC).

Sử dụng hệ quản trị dữ liệu Lotus Note 4.5 tại đầu cuối mạng CPNet (theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ).

Các ứng dụng tin học khác được phát triển chủ yếu trên nền cơ sở dữ liệu Infomix như: Hệ thống quản lý công văn Hệ thống văn bản pháp quy ngành… Các phần mềm ứng dụng được sử dụng chủ yếu hiện tại là phần mềm văn phòng: soạn thảo văn bản (MS Winword), bảng tính điện tử (MS Excel), chương trình diễn thuyết (MS PowerPoint) Các phần mềm này nói chung được sử dụng trong tình trạng không có bản quyền.

Ngoài ra còn có một số chương trình chuyên ngành như giải mã Hộp đen máy bay, chương trình quản lý Dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Nhìn chung, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hiện đang thực hiện thiếu đồng bộ giữa đầu tư với tổ chức khai thác các ứng dụng, quản trị, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng các văn bản pháp quy, tổ chức lại (cải cách) dây chuyền hoạt động.

Nhờ có Dự án tin học hóa quản lý Nhà nước ngành Hàng không dân dụng trong các năm 1996 – 2004 mà phần lớn đội ngũ cán bộ, nhân viên tại cơ quan Cục đã được trang bị những kiến thức căn bản về tin học và công nghệ thông tin Đó là điều kiện thuận lợi để tiếp tục triển khai công tác tin học và công tác tin học hóa quản lý nhà nước tại cơ quan Cục trong giai đoạn tiếp theo Tại Văn phòng và các Ban chức năng đã phổ cập ở mức độ rộng việc sử dụng máy vi tính cho các công việc soạn thảo văn bản hàng ngày.

Dưới đây là số liệu thống kê về hiện trạng nhân lực của cơ quan Cục HKDD và các đơn vị trực thuộc

T Tên đơn vị Tổng số cán bộ

Số cán bộ được đào tạo căn bản

Số cán bộ biết sử dụng mạng

2 Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam

3 Cụm Cảng Hàng không miền Bắc 1534 200 60

4 Cụm Cảng Hàng không miền Nam 1450 250 80

5 Cụm Cảng Hàng không miền Trung

Tuy nhiên, cho đến nay tại Cơ quan Cục vẫn chưa hình thành được kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chưa có được quy chế khai thác sử dụng mạng chính thức, chu trình xử lý, lưu trữ văn bản chưa được kết cấu lại phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin.

2.2.2 Hệ thống thông tin vệ tinh Hàng không

Hiện nay, để đảm bảo thông tin, trung tâm quản lý bay đã lắp đặt một hệ thống các trạm vệ tinh, đảm bảo thông tin liên lạc và sẵn sàng dùng cho các ứng dụng khác Sử dụng đường truyền thuê bao vệ tinh THAICOM 1A.

Mạng thông tin VSAT hiện tại của trung tâm quản lý bay thông qua vệ tinh THAICOM 1A theo mô hình hỗn hợp giữa hình sao và mắt lưới (star – mesh). Mạng bao gồm 5 trạm hub và các trạm đầu cuối tại các sân bay địa phương Cấu hình chung của mỗi trạm bao gồm có phần thiết bị vệ tinh của hãng Hughes Network System (Mỹ) hoặc NEC (Nhật) và phần thiết bị ghép kênh của hãng Scitec (Australia) Ngoài ra, hiện trung tâm quản lý bay đã lắp mới thêm một trạm Hub tại Gia Lâm và lắp đặt một số hướng truyền mới với thiết bị vệ tinh của Hughes Network System và ghép kênh của hãng Memotec (Canada).

Các thông tin thoại, fax, dữ liệu đồng bộ và không đồng bộ và dữ liệu mạng LAN được ghép tích hợp nhờ thiết bị ghép kênh rồi truyền đi giữa các trạm với nhau thông qua thiết bị vệ tinh Mạng bao gồm 3 loại trạm chính sau:

- Trạm Hub tại Gia Lâm, Nội Bài, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn.

- Trạm VSAT xa loại 1 tại Vinh, Cà Mau.

- Trạm VSAT loại 2 tại Cát Bi, Nà Sản, Điện Biên, Phan Rang, Nha Trang, Liên Khương, Phú Cát, Phú Bài, Buôn Mê Thuột, Phú Quốc, Cà Mau.

Về mặt công nghệ sử dụng trên mạng:

Phần truy nhập vệ tinh: MCPC/PAMA.

Phần Modem: BPSK, QPSK, FEC 1/2; 3/4; 7/8 Reed Solômn; Viterbi Scrambler V35 Quản trị mạng: sử dụng máy tính phần mềm điều khiển giám sát hệ thống tại chỗ, qua vệ tinh và qua mạng điện thoại Phần mềm UMOD 9100 M&C Rel 3.4.

Phần ghép kênh: Hiện dùng công nghệ truyền dẫn FastPacket/Frame Relay và TDM Giữa các trạm Hub với nhau dùng TDM còn giữa các trạm Hub với các trạm xa dùng FastPacket/Frame Relay Quản trị mạng đơn giản: Dùng máy tính ghép nối với cổng giám sát theo chuẩn VT100.

Các kênh thoại hay số liệu từ các tấm phía sau của thiết bị ghép kênh Maxima/ Fastlane của hãng Scitec được đấu ra giá cáp/phiến đấu nối để phối ghép với thiết bị đầu cuối hoặc tổng đài Còn các trung kế đầu ra ở dạng tín hiệu số FastPacket

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MẠNG TIN HỌC QUẢN LÝ & ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Mục tiêu của đề tài

Như đã nêu trong phần trước, việc xây dựng một mạng thông tin quản lý tại Cục hàng không Việt Nam là hết sức cần thiết Các mục tiêu cần đạt được là:

- Hiện đại hóa quy trình quản lý thông tin.

- Đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý nghiệp vụ và tác nghiệp của Cục Hàng Không Việt Nam.

- Tăng hiệu quả và chất lượng công tác quản lý cũng như góp phần trợ giúp lãnh đạo Cục Hàng không thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo chung và xử lý kịp thời các công việc hàng ngày.

- Tạo ra một sự thống nhất về lưu trữ, truy nhập dữ liiêụ.

- Có thể thiết lập cổng kết nối với các đơn vị trực thuộc ngành Hàng không và một số đơn vị có liên quan như SITA hay bưu điện…

- Thiết lập hệ thống quản trị, điều hfanh mạnh tập trung tại cơ sở đầu não của Cục Hàng không Việt Nam

- Tạo cơ sở cho việc ứng dụng các dịch vụ mới như Email, truy cập Internet, các ứng dụng Multimedia…

- Tạo cơ sở hạ tầng để kết nối với mạng Cpnet Chính phủ.

Việc thiết kế xây dựng mạng phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tạo ra một cơ sở hạ tầng đa dịch vụ thống nhất tại Cục Hàng không Việt Nam

- Đảm bảo đường truyền đầy đủ về dung lượng và tốc độ cho các ứng dụng hiện đại và tương lai.

- Đảm bảo độ tin cậy và an toàn.

- Công nghệ và thiết bị phải là công nghệ mới nhất, khả thi phù hợp với khả năng của Cục Hàng không Việt Nam cũng như điều kiện hạ tầng thông tin tại Việt Nam.

- Tận dụng tối đa trang thiết bị hịen có để có thể giảm chi phí đầu tư.

- Mạng cần phải được thiết kế theo mô hình hệ thống mở đề tiện cho việc nâng cấp sau này.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Kiến trúc chung của toàn hệ thống

a) Môi trường 1 - Phần mềm ứng dụng Đây là môi trường rộng nhất bao phủ lớp trên cùng của mô hình Đây chính là thành phần giao tiếp giữa người dùng với hệ thống để giải quyết một cách tối ưu các nhu cầu đời sống xã hội, kinh tế kỹ thuật… Các phần mềm ứng dụng hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi như các ban ngành đoàn thể chính quyền, các tổ chức kinh tế, quân sự, tài chính, hệ thống y tế, giáo dục… và thâm nhập vào mọi ngành nghề từ kinh doanh, kỹ thuật cho đến địa lý, sinh học… b) Môi trường 2 - Phần mềm hệ thống

Các phần mềm ứng dụng được phát triển dựa trên một số nhất định các công cụ và nền tảng, đó chính là phần mềm hệ thống Khác với phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống cũng có nhiều nhưng chủ yếu chỉ được tập trung phát triển bởi một vài hãng lớn Các nền tảng hệ thống ứng dụng hiện hành là Windows 95/98, Windows NT, Unix… c) Môi trường 3 – Môi trường mạng

Việc xử lý thông tin sẽ trở nên thực sự hữu hiệu khi chúng được trao dổi và

Mô hình CNTT truyền tải lẫn nhau Mạng đóng vai trò liên kết các máy, hệ thống đơn lẻ thành những môi trường chung để có thể được chia sẻ, tận dụng các tài nguyên rời rạc thành một hệ thống liên kết mạnh. d) Môi trường 4 và 5 – Môi trường truyền thông dữ liệu và viễn thông

Các hệ thống mạng cục bộ (LAN) sẽ trở nên hữu hiệu hơn khi chúng có thể liên kết trao đổi nhau trong một không gian địa lý rộng lớn (tớí toàn cầu) Cách hiệu quả nhất là dựa vào các hệ thống truyền dẫn viễn thông để thiết lập các kết nối này Khi đó cần phải xác định các giao thức và thiết bị cần thiết để các mạng nói chuyện được với nhau Đó chính lfa nhiệm vụ của môi trường truyền dữ liệu.

Thiết kế xây dựng mạng

Việc xây dựng mạng sẽ dựa trên cấu hình 3 lớp với mô hình cơ bản sau:

Thiết kế Hệ thống dựa trên các công nghệ tiên tiến đang là xu hướng phát triển của thế giới nhằm đảm bảo tính đầu tư và không lạc hậu trong tương lai.

- Đối với hệ thống truyền thông lõi lựa chọn công nghệ Giga Ethernet và công nghệ chuyển mạch đa dịch vụ làm nền tảng.

- Đối với hệ thống truyền thông diện rộng, thiết kế trên cơ sở hướng tới các hệ

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông thống mạng tích hợp đa điểm, đa dịch vụ.

- Các thiết bị, cơ sở dữ liệu hệ thống được thiết kế theo hướng sẵn sàng cao, đảm bảo khả năng an toàn dữ liệu và bảo mật dữ liệu nhưng vẫn tuân theo các chuẩn mở để dễ dàng nâng cấp trong tương lai Các chuẩn mở để dễ dàng nâng cấp trong tương lai.

Chúng ta sẽ tuân theo cấu trúc phân cấp Trong trường hợp này sẽ là cấu trúc phân cấp đầy đủ bao gồm: lớp lõi, lớp phân phối và lớp truy cập

- Lớp lõi sẽ sử dụng chuyển mạch tốc độ cao tới vài Gbps đảm bảo khả năng chuyển mạch tốc độ cao của hệ thống.

- Lớp phân phối sẽ là các switch nhỏ nhưng vẫn có khả năng hỗ trợ tới tốc độ 100Mbps Các switch này sẽ kết nối vào các cổng 100Mbps của switch phân phối tuy nhiên số lượng phục vụ của các switch con này rất nhỏ.

Các kết nối ra ngoài Cục hay kết nối vào mạng của chính phủ có thể thông qua các router tại lớp này.

3.3.1 Phân tích chọn lựa node mạng lớp trục

Có thể chọn giải pháp xây dựng mạng trục chính kết nối các điểm trung tâm tại các khu vực và hệ thống kết nối với các điểm khu vực tại các điểm trung tâm. Các điểm trung tâm bao gồm:

- Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam tại Gia Lâm

- Cụm Cảng Hàng không miền Bắc tại Nội Bài

- Cụm Cảng Hàng không miền Trung tại sân bay Đà Nẵng

- Cụm Cảng Hàng không miền Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất

Các điểm trung tâm này sẽ kết nối với nhau tạo thành backbone của hệ thống, đồng thời cũng là điểm chuyển mạch tới các điểm thuộc lớp phân phối.

Các điểm phân phối được chọn đặt tại các cơ quan thành viên Mỗi cơ quan đóng vai trò là một điểm phân phối, và các điểm truy nhập là các phòng ban, các thiết bị đầu cuối tại mỗi cơ quan.

Các điểm phân phối sẽ được kết nối với các node mạng trục theo cấu hình star tại các khu vực:

Các điểm phân phối bao gồm:

Kết nối với node Nội Bài:

Kết nối với node Gia Lâm:

Cục Hàng không Việt Nam Trung tâm y tế Hàng không Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Trung tâm điều hành bay

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật

Kết nối với node tại sân bay Đà Nẵng:

Sân bay Phù Cát Sân bay Phú Bài Sân bay Pleiku Sân bay Chu Lai.

Kết nối với node tại sân bay Tân Sơn Nhất:

Trung tâm dịch vụ kĩ thuật chi nhánh phía Nam Sân bay Liên Khương

Sân bay Nha Trang Sân bay Phan Rang Sân bay Buôn Mê Thuột Sân bay Phú Quốc Sân bay Cà Mau.

Từ các điểm phân phối trên sẽ kết nối đến các điểm truy nhập thuộc nội bộ cơ quan Ngoài ra, còn có các kết nối với các cơ quan thuộc ngành Hàng không, các kết nối với mạng thông tin nghiệp vụ, các cơ quan có liên quan và kết nối Internet; các kết nối này sẽ được xem xét và thực hiện sau.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Là mạng kết nối các node trung tâm tại mỗi vùng với nhau Phương án được lựa chọn sẽ là cấu hình mesh Cấu hình này phù hợp với Backbone có số node nhỏ (ở đây là 4 node) việc lưu thông trên mạng sẽ thuận lợi và an toàn.

Cãc kết nối trên Backbone trục chính bao gồm:

Gia Lâm < > Nội Bài Gia Lâm < > Đà Nẵng Gia Lâm < > Tân Sơn Nhất Tân Sơn Nhất < > Đà Nẵng Tân Sơn Nhất < > Nội Bài Đà Nẵng < > Nội Bài

Tổng cộng có 6 kết nối

3.3.3.2 Mạng kết nối với các node trung tâm

Do chức năng và yêu cầu về dịch vụ, các điểm truy cập không nhất thiết phải liên kết trực tiếp với nhau Chúng sẽ cùng với node trung tâm tại mỗi khu vực hình thàh nên một Backbone theo cấu hình star tại mỗi khu vực:

Kết nối với router tại Gia Lâm:

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

3.3.4 Yêu cầu về dịch vụ và đề xuất về dung lượng đường truyền a) Yêu cầu về dịch vụ:

Tại mỗi khu vực, yêu cầu thiết lập một phòng hội nghị có hỗ trợ hội đàm video (audio and video conferencing), tại các mạng nội bộ cơ quan, có hỗ trợ video qua mạng LAN.

Yêu cầu có các dịch vụ mạng truyền thống như:

- Quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu.

- Các hệ quản lý công văn, nhân sự, kế toán, xuất nhập khẩu, vật tư, dữ liệu bay…

Yêu cầu dịch vụ đối với đường truyền tới mạng tại các sân bay lẻ: không có nhu cầu về các dịch vụ cao cấp như video conferencing hay VoIP, chỉ cần đảm bảo dịch vụ quan trọng nhất là truyền dẫn và xử lý các điện văn nghiệp vụ, ngoài ra có thể sử dụng các dịch vụ truyền thống như truy cập Website, thư điện tử, các dịch vụ truyền file,…

Thông thường, các kết nối nội bộ trong mạng LAN là 10Mbps Theo thống kê, dung lượng tải thực tế trên mạng LAN chiếm khoảng 20 -> 40% dung lượng đường truyền Về cơ bản, lưu thông trên mạng tại nội bộ các khu vực sẽ lớn hơn so với lưu thông giữa các khu vực với nhau Theo khuyến cáo của các nhà quản trị mạng thì lưu thông giữa các khu vực sẽ chiếm khoàng 20% các lưu thông trên mạng, thậm chí còn nhỏ hơn thế.

Dung lượng đối với các dịch vụ và các ứng dụng thông thường dùng trên mạng: Các dịch vụ này bao gồm: Email, truy cập ra Internet, web, fpt, telnet…

Các hệ thống máy chủ (Server) Email, web… sẽ tập trung tại các điểm node chính của mạng Các kết nối ra Internet có thể thông qua hai đường: Đối với các vị trí kết nối trực tiếp với node chính thì sẽ truy cập internet thông qua mạng WAN, đối với các vị trí kết nối từ xa, có thể dùng thêm các kết nối thông qua đường dial up để giảm tải đường truyền Dung lượng trên trục chính cho các dịch vụ này sẽ là khoảng 64 -> 128 kbps tùy khu vực.

Trần Diệu Linh Lớp: TC7 - Điện tử Viễn thông

Ngày đăng: 10/07/2023, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w