1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cong tac tham dinh du an vay von dau tu thuy dien 169169

92 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB
Tác giả Đinh Gia Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS Từ Quang Phương
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 133,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÓI CHUNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB (2)
    • I. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB (2)
      • 1. Quá trình hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB ) (2)
      • 2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB ) (3)
      • 3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB (6)
        • 3.1 Huy động vốn (6)
        • 3.2 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (7)
        • 3.3 Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu (7)
        • 3.4 Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khác hàng và tham gia hệ thống (7)
        • 3.5 Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA (8)
      • 4. Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức (8)
        • 4.1. Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (8)
        • 4.2. Điều kiện cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (10)
        • 4.3 Mức vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (10)
        • 4.4. Thời hạn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (10)
        • 4.5. Đồng tiền và lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (11)
        • 4.6. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (11)
      • 5. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (12)
        • 5.1. Theo thành phần kinh tế (12)
        • 5.2. Theo ngành nghề kinh tế (14)
      • 1. Khái quát các dự án thủy điện và vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (16)
        • 1.1. Khái quát các dự án đầu tư thủy điện được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (16)
        • 1.2 Đặc điểm của dự án thủy điện (17)
        • 1.3 Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện (21)
      • 2. Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (21)
      • 3. Phương pháp thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (24)
      • 4. Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (28)
      • 5. Ví dụ dự án Công trình Thuỷ điện ĐaKai Chi nhánh Lâm Đồng (41)
    • III. Đánh giá mặt được và hạn chế trong công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB (55)
      • 1. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định nói chung (55)
      • 2. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án thủy điện (57)
      • 3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án thủy điện (59)
  • CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB (62)
    • I. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án Thủy điện (62)
      • 1. Triển vọng phát triển của ngành thủy điện Việt Nam trong những năm tới (62)
      • 2. Định hướng trong công tác thẩm định các dự án thủy điện (64)
      • 1. Về quy trình thẩm định tại Ngân hàng (67)
      • 2. Về phương pháp thẩm định dự án đầu tư (70)
      • 3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư thủy điện (71)
      • 4. Về chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định (74)
      • 5. Về hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định (77)
      • 6. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện (78)
      • 7. Về cán bộ thẩm định dự án thủy điện (79)
    • III. Kiến nghị (82)
      • 1. Kiến nghị với Nhà nước (82)
      • 2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước (84)
      • 3. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (85)
      • 4. Kiến nghị với Chủ đầu tư (86)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÓI CHUNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB

Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB

Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB ) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

1 Quá trình hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB )

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( NHPT )

Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank

- Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.

- Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng phát triển là tổ chức tài chính thuộc 100% của Chính Phủ và kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển :

Thủ Tướng chính phủ Hội đồng quản lý

Ban kiểm soát Bộ máy điều hành

Sở giao dịchChi nhánh ngân hàng tại địa phươngVăn phòng đại diện tại nước ngoàiVăn phòng đại diện trong nước

(Tại Hà nội) Sở giao dịch II

(TP.Hồ Chí Minh)Chi nhánh các tỉnh thành phố

1 Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển ( Theo quyết định Số

Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2 Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

3 Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.

2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB )

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chính của Ngân hàng

 Hội đồng quản lý. a) Hội đồng quản lý và thành viên hội đồng quản lý:

Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại. b) Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý:

Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ- TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.

- Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Tổng giám đốc.

- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tồng giám đốc.

- Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Điều lệ của Ngân hàng Phát triển và các quyết định của Hội đồng quản lý.

- Phệ duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban Kiểm soát

- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Phát triển.

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ.

 Ban Kiểm soát. a) Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư , hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:

- Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý;

Đánh giá mặt được và hạn chế trong công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB

án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB

1 Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định nói chung

 Số lượng và quy mô dự án được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển ViệtNam từ 2008 đến 2009 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Số lượng và quy mô dự án được thẩm định tại VDB 2008 – 2009

Số DA Số tiền (trđ) Số DA Số tiền (trđ) Số DA Số tiền (trđ)

DA từ chối cho vay 52 12.593.782 45 8.857.536 - 7 - 3.736.246

( Nguồn: Ban thẩm định - Ngân hàng phát triển Việt Nam)

Qua bảng trên cho thấy số lượng dự án xin vay vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 38 dự án tương đương với 1.362.809 triệu đồng Số dự án được duyệt cho vay năm 2009 cũng tăng so với 2008 là 352 dự án tương đương với 28.154.856 triệu đồng Nguyên nhân do năm 2008 là năm tình hình tài chính trong nước gặp khó khăn và biến động, khoảng 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng lên, có những lúc đỉnh điểm lãi suất lên tới 20%/ năm, làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính của các dự án xin vay vốn không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Ngân hàng nên số lượng dự án đạt được tiêu chuẩn cho vay là rất ít Những tháng cuối của năm 2008 nền kinh tế lại đối mặt với sự giảm phát do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất của Mỹ, vì vậy viêc cho vay trong giai đoạn này là rất khó khăn Sang năm 2009 do chính sách kích cầu đầu tư của nhà nước sau khủng hoảng nên tình hình cho vay đã tiến triển hơn nhiều, số dự án được duyệt cũng tăng hơn so với năm 2008.

Về chất lượng công tác thẩm định nói chung tại Ngân hàng Phát triển ViệtNam được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 16:Chất lượng công tác thẩm định trong thời gian vừa qua Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Dự nợ Nợ xấu Tỷ lệ nơ xấu/ dự nợ

( Nguồn: Ban kế hoạch – Ngân hàng phát triển Việt Nam )

Qua bảng trên cho thấy chất lượng công tác thẩm định dự án tại VDB cũng phần nào được nâng lên thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu so với dự nợ của các năm 2006 –

2008 luôn luôn nhỏ dưới 5% (chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước quy định), điều đó chứng tỏ rằng chất lượng công tác cho vay của VDB an toàn và đảm bảo Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ từ năm 2006 – 2007 có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ chất lượng của công tác thẩm định tại NHPT ngày càng được nâng cao Tuy nhiên đến 2008 tỷ lệ này lại tăng hơn so với là 0.06% tương đương với gần 1.300.000 triệu đồng Có điều này xảy ra là do năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của các DN vay vốn nói chung và các

DN vay vốn tại NHPT dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có tăng lên trong năm Song tỷ lệ nay tăng lên không đáng kể và cũng chưa tăng đến mức của mốc 2006 Sang năm 2009 tình hình kinh tế ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh ở các DN vay vốn tại NHPT ổn định và nâng cao hơn nên tỷ lệ nợ xấu so với dự nợ đã giảm là 0,03% so với năm 2008 Vì vậy có thể khẳng định rằng chất lượng công tác thẩm định nói chung tại NHPT Việt Nam ngày càng được nâng cao rõ rệt.

2 Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án thủy điện

- Về phương pháp thẩm định:

Phương pháp thẩm định dự án ngành thủy điện của VDB bao gồm các phương pháp: Thẩm định theo trình tự; phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu;Phương pháp độ nhạy; Phương pháp triệt tiêu rủi ro So với các ngân hàng thương mại thì những phương pháp mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng khá đầy đủ và hiệu quả Các phương pháp này đều là những phương pháp đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và cho kết quả chính xác về hiệu quả cho vay của dự án xin vay vốn Cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Ngân hàng Phát triển đã triển khai áp dụng tất cả các phương pháp thẩm định trên trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn Những phương pháp thẩm định được áp dụng xen kẽ trong quá trình thẩm định dự án để có thể khắc phục bổ sung cho nhau để có thể cho kết quả thẩm định tốt nhất.

- Về nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định dự án ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam rất đầy đủ, bao gồm: Thẩm định về hồ sơ pháp lý dự án; Thẩm định về năng lực pháp lý và năng lực tài chính của dự án; thẩm định hiệu quả tài chính của dự án; Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Các nội dung được tiến hành áp dụng cho quá trình thẩm định dự án ngành thủy điện đều là các nội dung chuẩn mực theo quy định của Ngân hàng nhà nước Cán bộ thẩm định trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều được đào tạo để nắm bắt được và áp dụng các nội dung thẩm định này trong quá trình thẩm định dự án Việc sử dụng đầy đủ các nội dung thẩm định như trên đã giúp cho cán bộ thẩm định có thể đưa ra những tham mưu đúng đắn cho Ban tín dụng đầu tư ra quyết định chính xác trong việc cho vay vốn

- Về đội ngũ cán bộ thẩm định: Đội ngũ cán bộ thẩm định của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam là đội ngũ giàu kinh nghiệm làm việc và có năng lực trong công tác thẩm định dự án xin vay vốn Đội ngũ cán bộ thẩm định đều được tuyển dụng từ các trường đại học như ĐH Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại thương nên đều là những người có năng lực trong công việc và làm việc đúng ngành đúng nghề đã học Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các đợt học chuyên đề để thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế cho các bộ thẩm định trong quá trình làm việc Chính những chính sách đào tạo tuyển dụng hợp lý như vậy của Ngân hàng Phát triển nên đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc rất hiệu quả, đã tham mưu cho Ban tín dụng đưa ra quyết định rất sáng suốt trong việc ra quyết định cho vay với dự án xin vay vốn.

Những năm qua chất lượng công tác thẩm định dự án thủy điện ngày càng được cải thiện nhờ có đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc hiệu quả, phương pháp thẩm định tiên tiến và đầy đủ; Nội dung thẩm định bao quát được toàn bộ dự án thể hiện ở tỷ lệ dư nợ tín dụng và nợ xấu giảm dần qua các năm Cụ thể như sau:

Bảng 17 : Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của dự án thủy điện 2008 – 2009 tại VDB

Chỉ tiêu Dự nợ Nợ xấu Tỷ lệ nơ xấu/ dự nợ ( %)

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ dư nợ và nợ xấu năm 2008 thấp hơn năm 2007 xấp xỉ 6.000.000 triệu đồng Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ đều nhỏ hơn 5% ( Mức an toàn do ngân hàng nhà nước quy định) và giảm dần từ năm 2007 đến năm 2008, giảm từ 3,88% xuống 3,42% Qua đó có thể cho thấy công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hơn và đạt được những kết quả tốt Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ ban thẩm định đã rất sát sao trong việc tổ chức thẩm định, đi sâu tìm hiểu về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến ngành thủy điện, những yếu tố quyết định về hiệu quả của dự án thủy điện để từ đó tham mưu cho ban tín dụng ra quyết định vay vốn đối với những dự án có tính khả thi cao, thu hồi được nợ nhanh chóng.

3 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án thủy điện

Mặc dù chất lượng của công tác thẩm định dự án ngành thủy điện đang ngày được nâng cao thể hiện như bảng tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như sau:

• Về qui trình thẩm định:

Về qui trình thẩm định có thể thấy một tồn tại nổi bật đó là chưa có một quy trình thẩm định riêng dành cho dự án thủy điện Mỗi một loại dự án đều có những tính chất, đặc điểm riêng biêt, đặc trưng khác nhau tuy nhiên tại Ngân hàng Phát triển hiện đang áp dụng một quy trình thẩm định chung cho tất cả các dự án thuộc những ngành nghề khác nhau Chính vì chưa có được qui trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện nên trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết một số vấn đề như đối với dự án thủy điện thì cần phải xem xét văn bản thỏa thuận phương án đấu nối giữa chủ đầu tư và EVN trước khi tiến hành thẩm định, bởi vì đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như kinh tế xã hội của dự án ngành thủy điện.

Việc tiến hành tuần tự các bước trong qui trình thẩm định chung cho tất cả dự án có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết gây trở ngại cho nhà đầu tư ngành thủy điện nên đã xảy ra tình trạng có những dự án mang tính khả thi cao, cấp thiết vào thời điểm đó nhưng do gặp phải vấn đề hành chính, thủ tục nên khi được thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự cấp thiết của dự án đã không còn nữa.

- Nguyên nhân: Quy trình thẩm định của Ngân hàng áp dụng cho tất cả các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng sự áp dụng một cách máy móc đó không còn phù hợp nữa, bởi lẽ với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành thủy điện đã có nhiều nét đổi mới khác hơn so với trước nên quy trình thẩm định cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành.

• Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm thực tế: Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn chưa thực sự được tiếp xúc cận cảnh với thực tế của dự án Hầu hết công tác thẩm định đều dựa trên những văn bản mà chủ đầu tư nộp cho Ngân hàng Những đánh giá nhận định về dự án chỉ là những đánh giá trên giấy tờ, trên văn bản chứ chưa thực sự nắm bắt được tình hình thực tế nơi dự án sẽ thực hiện Để thẩm định được tất cả các nội dung của dự án thì cán bộ thẩm định phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như xây dựng, thủy văn, kinh tế Đó là điểm mà cán bộ thẩm địnhNgân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như cán bộ của hệ thống Ngân hàng nói chung đang vướng phải Hầu hết cán bộ thẩm định của Ngân hàng Phát triển đều được tuyển dụng từ các trường đại học kinh tế như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐHNgoại thương, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng nên chỉ có thể nắm được các bước thẩm định về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội chứ không thể am hiểu về quy trình xây dựng, về thủy văn, khí hậu của địa điểm xây dựng dự án Do đó trong quá trình thẩm định vẫn còn tồn tại những điểm mà cán bộ thẩm định chưa thật sự nắm bắt được tường tận.

Nguyên nhân: Do ngành thủy điện là ngành có trình độ kỹ thuật cao lại là ngành mà nơi đặt địa điểm dự án luôn xa trung tâm nên điều kiện để các cán bộ thẩm định có thể am hiểu được về công nghệ kỹ thuật của ngành thủy điện và địa điểm đặt dự án là rất khó khăn Mặt khác do quá trình đào tạo và tuyển dụng của hệ thống ngân hàng chỉ tuyển dụng cử nhân kinh tế nên việc đòi hòi cán bộ tín dụng phải am hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến dự án như công nghệ của dự án, đặc điểm khí hậu thủy văn, quy trình xây dựng dự án là điều khó có thể đáp ứng được.

Về phương pháp thu thập thông tin:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB

Định hướng phát triển của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án Thủy điện

1 Triển vọng phát triển của ngành thủy điện Việt Nam trong những năm tới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng Do đó, nhu cầu đối với điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng tăng Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng (thuỷ điện chiếm khoảng 46% trong cơ cấu điện phát ra).

Biểu đồ 18: Dự báo nhu cầu điện năng đến 2020 Để định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt

Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng

Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-

TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai

Dự báo nhu cầu điệ n năng đế n 2020 đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 với một số mục tiêu và nội dung cơ bản như sau:

Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ kWh; năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh.

- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện.

- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.

- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.

- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công ty có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn.- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động điện lực.

- Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại Phát triển thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử , kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực Trong đó, ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn) Dự kiến đến năm

2010, tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 10.000- 12.000 MW Trong khi đó, nhiệt điện than sẽ có tổng công suất khoảng 4.400 MW và nhiệt điện khí sẽ có tổng công suất khoảng 7.000 MW đến năm 2010

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), hợp đồng BOT, liên doanh, công ty cổ phần EVN chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ

100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn

- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài.

- Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với các công ty trong ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, qua đó huy động vốn từ toàn xã hội thông qua việc góp vốn mua cổ phần

- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện

- Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước theo lộ trình 3 giai đoạn, tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong đó người mua điện có quyền lựa chọn người bán điện và giá điện Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử.

2 Định hướng trong công tác thẩm định các dự án thủy điện:

Một là, về quy trình thẩm định dự án thủy điện.

- Định hướng đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác thẩm định các dự án ngành thủy điện đó là xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện Việc xây dựng thành công quy trinh thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện sẽ giúp cho cán bộ thẩm định tiến hành công tác thẩm định được suôn sẻ và cho kết quả thẩm định đáng tin cậy và chất lượng hơn Để xây dựng được quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện như vậy thì Ngân hàng Phát triển cần phải triển khai đề án nghiên cứu về qui trình thẩm định cho dự án thủy điện, ngoài ra ngân hàng còn cần phải phối hợp với các ngân hàng thương mại khác để bổ sung cho quy trình thẩm định của mình được đầy đủ và hợp lý nhất.

Hai là, về phương pháp thẩm định dự án thủy điện.

- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng tiếp tục áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu Đây là phương pháp chủ đạo áp dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện của Ngân hàng Riêng đối với phương pháp so sánh đối chiếu thì Ngân hàng đang nghiên cứu kỹ càng hơn về các chỉ tiêu chuẩn cho từng giai đoạn, từng phần của dự án Dựa vào các chỉ tiêu tiêu chuẩn đó mà cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định dự án thủy điện có thể so sánh, đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức.

Ba là, về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

- Về nội dung thẩm định dự án đầu tư thủy điện, Ngân hàng vẫn tiếp tục áp dụng những nội dung thẩm định dự án đầu tư thủy điện được đề cập đến trong Quy trình thẩm định do Ngân hàng Phát triển ban hành Tuy nhiên, đối với từng dự án đầu tư thủy điện cụ thể, cán bộ thẩm định có thể áp dụng những nội dung thẩm định dự án thủy đện đó một cách linh hoạt.

Ngày đăng: 10/07/2023, 06:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w