1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thành công, khó khăn và phương hướng kinh doanh của bic

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1

A MỞ ĐẦU:

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là một thị trường ra đời khá sớm do nhucầu của con người khi nền kinh tế càng phát triển thì họ càng có nhu cầu đảmbảo mọi rủi ro trong cuộc sống hơn.Ở Việt Nam thị trường bảo hiểm phi nhânthọ ngày càng phát triển mạnh mẽ đa dạng các loại hình nghiệp vụ và các sảnphẩm mới ra đời nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân ngày càng nhiềuhơn Chính vì vậy một loạt các công ty bảo hiểm mới ra đời và thành lập Côngty Bảo hiểm BIC mới thành lập được 3 năm nhưng cái tên và thương hiệu củaBIC dần dần đi sâu và tạo nhiều ấn tượng tròng người Việt Nam Tiền thân củaCông ty bảo hiểm BIDV (BIC) là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc giữaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Bảo hiểm QBEcủa Australia, được thành lập và hoạt động từ năm 1999 Sau 6 năm hoạt động,Công ty chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên đối tác, BIDV đã quyết địnhmua lại phần vốn góp của QBE trong Liên doanh Ngày 28/12/2005, sau giaodịch chuyển nhượng vốn và được Bộ Tài chính chấp thuận, Hội đồng quản trịBIDV đã ký quyết định thành lập Cơng ty Bảo hiểm BIDV BIC chính thức đivào hoạt động kể từ ngày 01/01/2006.

Sau 3 năm hoạt động BIC đã đạt được những thành tựu đáng kể về : năng

lực tài chinh, thị phần và lợi nhuân Với tôn chỉ hoạt động “ Tận tâm cho sự antâm” và hiểu được việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng chính là nền

tảng của sự thành công nên BIC đã chiếm lĩnh được thị trường và tạo sự tin cậycủa người Việt vào BIC BIC đã dần khẳng định được vị trí của mình trong thịtrường bảo hiểm Việt Nam.

Nhận thức được quá trình hình thành và phát triển của cơng ty và muốn tìm hiểuthêm về công ty mà em đang thực tâp nên em viết báo cáo nhằm mục đích

Trang 2

2

nghiên cứu, xem xét, những thành cơng, khó khăn và phương hướng kinh doanhcủa BIC.

Bài báo cáo của em gồm 3 phần:

I.Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (BIC).

II Thực trạng hoat hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn củaCơng ty Bảo hiểm BIC.

III.Phương hướng nhiệm vụ của cơng ty trong năm 2009.

Do cịn thiếu kinh nghiệm nên bài của em cịn nhiều thiếu sót Em mong nhậnđược sự chỉ dẫn, góp ý của cơ để em cùng các bạn hồn thành bài của mình tốthơn Em xin chân thành cảm ơn cô.

Trang 3

3

B NỘI DUNG:

I.Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (BIC):

1 Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty:

Cơng ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên viết tắtlà BIC) là đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) Ra đời thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Cơng ty Bảohiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh bảo hiểm Việt – Úc (Liêndoanh giữa QBE và BIDV, bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam từ cuốinăm 1999) Ngày 28/12/2005, sau giao dịch chuyển nhượng vốn và được BộTài chính chấp thuận, Hội đồng quản trị BIDV đã ký quyết định thành lập Côngty Bảo hiểm BIDV

Công ty Bảo hiểm BIDV được hình thành trong chiến lược chuyển đổi mơhình của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành một Tập đồn tàichính hàng đầu của Việt Nam Cơng ty Bảo hiểm BIC được hình thành trongchiến lược chuyển đổi mơ hình của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namthành một Tập đồn tài chính hàng đầu của Việt Nam Trong đó, hoạt động bảohiểm cùng với hoạt động ngân hàng được xem là hai trụ cột của Tập đoàn.

BIC được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệban đầu là 100 tỷ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đàu tư100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập BIC đã chính thức đi vào hoạtđộng với tên gọi mới từ ngày 01/01/2006.

Chi nhánh BIC Hồ Chí Minh được tái thành lập và đi vào hoạt động cùngvới thời điểm thành lập BIC.

Ngày 10/4/2006, Bộ tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số11GP/KDBH cho BIC với thời hạn hoạt động là 89 năm Do quá trình phát triểnnhanh chóng của BIC, từ thời điểm đó tới nay, Bộ tài chính đã thêm 4 lần cấpgiấy phép điều chỉnh hoạt động cho BIC bao gồm:

Trang 4

4

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC1/KDBH, này 10/05/2006 cho phépCông ty Bảo hiểm BIDV thành lập các chi nhánh tại Hải Phòng, Nghệ An, ĐàNẵng.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC2/KDBH, ngày 27/09/2006 cho phépCông ty Bảo hiểm BIDV thành lập các chi nhánh tại Bình Định, Tây Nguyên,Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC3/KDBH Ngày 17/10/2006 nâng vốnđiều lệ của Công ty Bảo hiểm BIDV lên 200 tỷ VNĐ.

Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH, ngày 07/09/2007 nâng vốnđiều lệ của công ty Bảo hiểm BIDV lên 500 tỷ VNĐ và thành lập thêm 03 chinhánh tại Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.

Sau ba năm hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, khả năng tàichính BIC ngày càng nâng cao, điều này thể hiện qua việc tăng vốn điều lệ 200tỷ đồng vào cuối năm 2006 và đã tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 9/2007, tríchlập các quỹ dự phịng nghiệp vụ và bổ sung tại thời điểm 31/12/2006 đạt 43,799tỷ đồng , tăng 26% so với năm 2005, năm 2007 mức trích lập quỹ dự phịngnghiệp vụ này tăng 150% Tổng tài sản của BIC cuối năm 2007 đạt 730 tỷ đồng,tăng 2,3 lần so với năm 2006 là 316 tỷ đồng Tổng doanh thu năm 2008 củaCông ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đạt 368 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với năm2007, trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 290 tỷ đồng,tăng trưởng 78% so với năm 2007, đạt 116% kế hoạch Doanh thu bảo hiểm gốctrong năm 2008 đạt 264 tỷ đồng - tăng trưởng 80% so với năm 2007, doanh thunhận tái bảo hiểm đạt 26 tỷ đồng - tăng 68% so với năm 2007 Doanh thu từhoạt động tài chính đạt 78 tỷ đồng Theo số liệu tổng hợp sơ bộ thị trường bảohiểm phi nhân thọ, thị phần doanh thu bảo hiểm gốc năm 2008 của BIC là2,05% Khả năng tài chính thể hiện qua việc tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồngvào cuối năm 2006 và đã tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2007 và dự kiếntiếp tục tăng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2009, trích lập các quỹ dự phịng

Trang 5

5

nghiệp vụ, tổng tài sản của BIC đến hết năm 2008 tăng gấp 1.5 lần so với cuốinăm 2007 Về vốn, BIC đang là một trong 5 cơng ty bảo hiểm có vốn lớn nhấtViệt Nam và có thị phần nằm trong số 6 cơng ty bảo hiểm lớn nhất trên tổng số28 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt nam Trong năm 2009, BIC muốn

“Khẳng định” với mục tiêu 420 tỷ đồng doanh thu và đứng thứ 5 trong thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ.Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn06 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn50 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, BIC tiếp tục thựchiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống vàtích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói từ Ngân hàng –Chứng khốn - Bảo hiểm để khơng ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006, nhưngnhờ có sự kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm với hình thứcliên doanh, cùng sự giúp đỡ từ BIDV và sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộnhân viên trong công ty, BIC đã đạt được nhiều thành cơng đáng kể Hiện tạicơng ty đã có được đội ngũ cán bộ hơn 250 người, được đào tạo cơ bản, có trìnhđộ chun mơn tốt làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, 19 chi nhánh và 35 Phòng

Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh, thành phố cùng hơn 1000 đại lý, cộng tác

viên bảo hiểm trong cả nước.

Với tơn chỉ hoạt động lấy sự chính trực là kim chỉ nam xuyên suốt mọihoạt động, coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là giá trị cốtlõi của sự thành công và trường tồn của công ty, BIC đã xây dựng được đội ngũnhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao và yêu nghề Hàng nămBIC đã dành kinh phí lớn cho hoạt động đào tạo chun mơn, đào tạo các kỹnăng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.

BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phinhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDVtới khách hàng BIC nhanh chóng triển khai hơn 70 loại hình bảo hiểm xây

Trang 6

6

dưng - lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, hỏa hoạn, hàng hóa, conngười, bảo hiểm xe cơ giới… tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước vàngồi nước.

Với những thành tích đạt được, năm 2006, BIC vinh dự được nhân bằngkhen vì thành tích xuất sắc Cùng với việc chuyển đổi BIDV trở thành một tậpđồn tài chính, hoạt động bảo hiểm đã được xác định là một trụ cột chính củaTập đoàn, đay sẽ là cơ hội phát triển rất lớn của BIC.

Với những thành tích đã đạt được, trong năm 2008, BIC vinh dự được nhận cờ thi đua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì thành tíchxuất sắc Cùng với việc chuẩn bị chuyển đổi mơ hình tổ chức BIDV trở thànhTập đồn Tài chính, hoạt động bảo hiểm đã được xác định là một trong hai trụcột chính của Tập đồn Đây sẽ là cơ hội rất lớn của BIC để phát triển và vươnlên trở thành một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ có uy tín trên thịtrường tài chính trong tương lai

2 Nội dung hoạt động kinh doanh và các sản phẩm công ty cung cấp

Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là công ty bảo hiểm phi nhânthọ, có chức năng kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm,và các hoạt động đầu tư cụ thể như sau:

2.1 Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ:

Đây là hoạt động chính của BIC, cơng ty đã nhanh chóng triển khai được hơn70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:

Bảo hiểm kĩ thuật bao gồm:

- Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng - Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt

- Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

- Bảo hiểm nồi hơi

- Bảo hiểm thiết bị điện tử- Bảo hiểm kho lạnh

Trang 7

7

- Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc

Bảo hiểm tài sản:

- Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm con người:

- Bảo hiểm kết hợp con người- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24- Bảo hiểm du lịch

- Bảo hiểm bồi thường cho người lao động

- Bảo hiểm xe cơ giới:

- Bảo hiểm vật chất xe

- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với bên thứ ba- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

- Bảo hiểm trách nhiệm:

- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

- Bảo hiểm hàng hóa:

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng không).- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ)

- Bảo hiểm tàu:

- Bảo hiểm thân tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu hoạt động trongvùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam

- Bảo hiểm khác:

- Bảo hiểm tiền- Bảo hiểm trộm cắp

- Bảo hiểm tính trung thực

Trang 8

8

- Bảo hiểm cho các tổ chức tín dụng

Ngồi những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một sốnghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancainsurancare (Bic Bảo An, Bic Bảo Phú…),bảo hiểm tài chính…

Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kểđến bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểmxe cơ giới.

2.2 Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ:

(bao gồm nhận tái và nhượng tái bảo hiểm).

Đối với các cơng trình, dự án lớn tại Việt Nam, các công ty bảo hiểm ViệtNam chỉ giữ lại một phần tỷ lệ trách nhiệm, còn phần lớn là tái bảo hiểm cho cáccông ty bảo hiểm nước ngồi Vì vậy khi đánh giá năng lực của một nhà bảohiểm để lựa chọn nhà đầu tư, ngồi việc xem xét uy tín, khả năng tài chính thìđánh giá về năng lực tái là quan trọng nhất Một chương trình tái bảo hiểm tốtnhất, phải là một chương trình được các nhà tái lớn, có uy tín trên thị trườngtham gia.

Các nhà tái và môi giới bảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuấn và tintưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh vựcBảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản…

BIC đã xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các nhà tái lớn trên thế giới như:Swiss Re, AIG, QBE, Best Re, Labuan Re, Malaysia Re

Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tàichính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận táivà hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

2.3 Đầu tư tài chính:

Cơng ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ thực hiện đầu tư theohướng chun nghiệp hố nhằm nâng cao năng lực tài chính của cơng ty, hỗ trợcác hoạt động khai thác Ngồi ra, hoạt động đầu tư tài chính là kênh chính tạora lợi nhuận, thu nhập chính của cơng ty Đặc biệt trong giai đoạn đầu mới đi

Trang 9

9

vào hoạt động, công ty đang thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường nên việclỗ nghiệp vụ là khơng thể tránh khỏi, vì vậy nguồn lơựi nhuận của công ty chủyếu là tạo ra từ hoạt dộng đầu tư tài chính.

2.4 Dịch vụ giám định:

Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên, BIC cịn cung cấp các dịch vụ đại lý khácliên quan như: Đại lý giám định, điều tra,tính tốn, phân bổ tổn thất, đại lý xétgiải quyết bồi thường và đòi người thứ ba…

2.5 Cơ cấu tổ chức công ty

Cơ cấu tổ chức được chia thành 3 cấp:

- Cấp trụ sở chính có vai trị định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợkinh doanh, trực tiểp kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra,giám sát các hoạt động kinh doanh.

- Cấp chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướngcủa Công ty, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, phát triển thị trường vàxử lý sau bán hàng.

- Cấp Phòng kinh doanh khu vực trực thuộc các Chi nhánh thực hiệncác hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng tại khu vựcđược giao phụ trách và xử lý sau bán hàng theo phân cấp của chi nhánh.

Hiện nay, BIC có 19 chi nhánh và 45 phịng kinh doanh khu vực đặt tại cáctỉnh, thành phố cùng hơn 1200 đại lý, cộng tác viên trong cả nước Và tất cả cácchi nhánh BIDV tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc là đại lý bảo hiểm củaBIC

Trang 10

10

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM

Cơ cấu tổ chức chia thành 2 phần tách biệt:

- Trụ sở chính tập trung cho vai trị định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ,nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinhdoanh

- Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh/cung cấp dịch vụ trực tiếpcho khách hàng; phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng

- Trụ sở chính: Tầng 10, tịa tháp A, Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội.

Trang 11

11Phòng Phát triển kinh doanhPhòng Đầu tưPhòng Dự án

Phòng Tái bảo hiểm

Chi nhánh Quảng NinhChi nhánh Hải PhòngChi nhánh Hải Dương

Chi nhánh Đà NẵngChi nhánh Nghệ An

Chi nhánh Bình Định

GVHD: ThS Bïi Qnh Anh

TRỤSỞCHÍNHPhịng Hàng hảiPhịng Phi Hàng hảiPhịng Tổ chức hành chínhPhịng Giám định bồi thườngPhịng Tài chính kế tốnPhịng Cơng nghệ thơng tin

Phịng Kiểm tra nội bộ

Chi nhánh Đơng BắcChi nhánh Tây Bắc

Chi nhánh Tây Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Thái Nguyên

Chi nhánh Hồ Chí MinhChi nhánh Bắc Tây Nguyên

Chi nhánh Tây Nguyên

Trang 12

12

II Thực trạng hoat hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn củaCông ty Bảo hiểm BIC :

1.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầutư và Phát triển (BIC):

Sau tròn ba năm hoạt động với tư cách là thành viên của BIDV, BIC đãkhẳng định sức trẻ của mình với tốc độ tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, lợinhuận và kênh phân phối Với chiến lược phát triển theo ba tiêu chí: năng lực tàichính, thị phần và lợi nhuận, BIC ln đứng trong Top 3 các cơng ty có tốc độphát triển nhanh của thị trường.

Nhận thức được những cơ hội và thách thức của thị trường bảo hiểm phinhân thọ Việt Nam là một trong những điều kiện quan trọng để BIC đạt đượcnhững kết quả bước đầu.

Áp lực tăng trưởng doanh thu cao buộc phải mở rộng việc khai thác bảohiểm các dịch vụ lớn và có hiệu quả cũng là một thách thức, vừa phải tăngtrưởng quy mô, vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư, vừa phải đảm bảo chất lượng dịchvụ… đòi hỏi BIC phải nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, điều hành, đảmbảo hoạt động an tồn và kiểm sốt rủi ro.

Xác định rõ cơ hội, thách thức đặt ra; cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao củaBan lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; sự ủng hộ nhiệt tìnhcủa các đơn vị trong hệ thống BIDV; và quyết tâm của Ban Giám đốc cùng toànthể cán bộ BIC, BIC đã vượt qua những khó khăn ban đầu, ổn định hoạt động vàcó tăng trưởng, có lợi nhuận ngay từ năm hoạt động đầu tiên và đang dần khẳngđịnh mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Do BIC ra đời thơng qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Công tyBảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh bảo hiểm Việt – Úc (Liêndoanh giữa QBE và BIDV, bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam từ cuối

Trang 13

13

năm 1999).Nên các nghiệp vụ đang triển khai của BIC là rất đa dạng và số nămkinh nghiệm thường là 10 năm Số năm kinh nghiệm của nhận và nhượng tái

Bảo hiểm cũng là 10 năm BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 70 loạihình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, hỏa hoạn, tài sản,bảo hiểm trách nhiệm, hàng hóa, con người, bảo hiểm xe cơ giới, trách nhiệmdân sự tới các đối tượng khách hàng trong nước và nước ngồi Cơng ty đã thamgia bảo hiểm cho nhiều cơng trình/dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tưlớn của các Tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực: thuỷ điện, xi măng,đường bộ,…Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao củaBIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy và xe cơ giới.Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua BIC đã triểnkhai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm tráchnhiệm giám đốc và nhà điều hành.Với lợi thế là thành viên của BIDV có mạnglưới rộng và khối lượng khách hàng rất lớn, BIC đã tập trung triển khai kênhphân phối báo hiểm qua ngân hàng - Bancassurance Tại Việt Nam,Bancassurance còn khá mới mẻ nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển Nốitiếp sự thành công của sản phẩm BIC - Bảo An (bảo hiểm cho người gửi tiếtkiệm) triển khai qua BIDV và BIC - Bình An (bảo hiểm cho người vay vốn)triển khai qua Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, BIC đang tiếp tục triển khai 4sản phẩm khác thông qua hệ thống BIDV trên tồn quốc bao gồm: bảo hiểm ơtơ, xe máy, nhà tư nhân và bảo hiểm tai nạn con người 24/24.

BIC luôn chú trọng bảo hiểm vào các danh mục dự án lớn.Và đến nay đãcó rất nhiều dự án lớn được BIC bảo hiểm thành công như: Nhà máy xi măngBình Phước, Xi măng Lâm Thao, Xi măng Hạ Long, Nhà máy thép Việt Ý.Ngồi ra cịn có các cơng trình thủy điện như: Thuỷ điện La ngâu, Nhà máyThuỷ điện Sê San 4, Thuỷ điện Sử pán, Thuỷ điện Hương điền, Thuỷ điện ĐồngNai 2, Thủy điện Dakmi 4…

Trang 14

14

Để ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cũngnhư nâng cao năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC đã tăngcường hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Swiss Re, ACR,QBE, AIG, B.E.S.T RE, Malaysian Re, Munich Re…Các nhà tái và môi giớibảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuẫn và tin tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểmgốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh vực Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảohiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản …

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi xảy ra tổn thất và tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng, BIC có quan hệ mật thiết với cácCơng ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey,

Crawford, Mc Larens và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại BIC luôncoi nhiệm vụ bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng chính là đảm bảo uy tín của cơng ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Do ln có những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho nên mới đi vào họatđộng trên thị trường 3 năm mà BIC đã đạt được những thành công đáng kể vàtốc độ tăng trưởng vượt bậc BIC đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thịtrường Bảo hiểm Việt Nam Với phương châm hoạt động kinh doanh là: xácđịnh sự hiểu biết sâu sắc và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là nền tảngcủa sự thành công, BIC luôn lấy khách hàng là trung tâm của mọi hành động;quan tâm tới lợi ích của khách hàng. Qua gần 3 năm hoạt động, BIC đã đạtđược một số thành quả nổi bật như sau:

Với năng lực tài chình ngày càng mạnh thể hiện như sau: Năm 2006 vốnđiều lệ của BIC là 200 tỷ đồng nhưng với lần tăng vốn thứ 3 vào tháng 9/2007lên 500 tỷ đồng BIC có vốn chủ sở hữu thực có lớn thứ 4 thị trường bảo hiểmphi nhân thọ Việt Nam

Trang 15

15Bảng 1: Tổng tài sản và Nguồn vốn chủ sở hữu 03 năm

2006, 2007, 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm2006Năm 2007Năm2008

1 Tổng tài sản 316.980720.020 1.650.0232 Nguồn vốn chủ sở hữu210.350502.355 814.2543 Tổng nợ phải trả 106.630199.665 210.568

4 Lợi nhuận trước thuế

13.042 18.701 30.256

5 Lợi nhuận sau thuế 9.809 14.075 24.336

Năm 2008 là năm tăng tốc vượt bậc của công ty Bảo hiểm BIC Với lợinhuận trước thuế đạt 24,336 tỷ đồng, tăng 72.9% so với năm 2007, tổng tài sảntăng lên đáng kể năm 2007 mới đạt 720.020 nhưng đến năm 2008 đã đạt tới1.650.023 tăng 129% so với năm 2007.,

Trang 16

16

Bảng2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiêm, dự phòng nghiệp vụvà tăng trưởng từ 2006 đến 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu200620072008

1 Doanh thu 49.215 163.368 290.127

Tăng trưởng so với năm trước

5,8% 232% 177%

2 Quỹ dự phòng nghiệp vụ

39.625 93.294 140.834

Tăng trưởng so với năm trước

16,2% 135% 150%

Biểu đồ:

GVHD: ThS Bïi Quúnh Anh

020406080100120140160180200220240260280300200620072008

Trang 17

Nhìn vào bảng số liệu ở trên, ta thấy tuy BIC mới hoạt động được 3 nămnhưng doanh thu của BIC đã tăng trưởng vượt bậc qua các năm 2007 và 2008.Điều đó được thể hiện như năm 2006 doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểmcủa BIC mới đạt được 49,215 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã đạt tới 163,368 tỷđồng tăng gấp 2,32 lần so với năm 2006 Năm 2008 tuy nền kinh tế khủng hoảng,thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng của cánbộ công nhân viên của BIC nên doanh thu của BICh đã đạt tới 290,127 tỷ đồngtăng lên 1,77 lần so với năm 2007 Quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng tăng lên đáng kểnăm 2006 mới có 39,625 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã đạt được tới 135 tỷđồng, tăng trưởng 135% so với năm 2006, năm 2008 đạt tới 140,834 tỷ đồng tăngtrưởng 150% so với năm 2007.

Ngoài ra tốc độ tăng trưởng và phát triển của BIC còn được thể hiện quacác chỉ tiêu của các hoạt động kinh doanh bảo hiểm chi tiết qua bảng sau:

Bảng3: Doanh thu từ các hoạt đông kinh doanh bảo hiểm từ năm 2006-2008:Chỉ tiêu Đơnvị TH 2006TH 2007TH 20082007 tăng trưởng so 20062008 tăngtrưởng so 2007Tổng doanh thu phí BHXHTỷđ 49,2 163,37 290,127 232% 177%Tổng doanh thu phí BH gốcTỷđ 40,2 147,92 264 268% 78%Thu từ nhận tái BHXHTỷđ 8,9 15,44 26 73% 68%Doanh thu từ hoạt động đầu tư

Tỷđ 20,04 40,48 78 102% 93%

Thị phần BH gốc % 0,63 1,98 2,05 214% 3,54%

Ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng dần qua cácnăm 2007 và 2008 Nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2007 tăng nhanh hơn so

Trang 18

với năm 2008 Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm2006 mới chỉ đạt 40,2 tỷ đồng mà đến năm 2007 đã đạt tới 147,92 tỷ đồng tăngtrưởng 268% so với 2006 , đây là mức tăng cao thứ 2 trên thị trường bảo hiểmphi nhân thọ Việt Nam Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 268 tỷ đồng tốcđộ tăng doanh thu đã giảm đi so với chỉ tăng trưởng 78% so với năm 2007.Tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng nhanh năm 2006 là 49,2 tỷ đồng đếnnăm 2007 đã đạt 163,37 tỷ đồng và năm 2008 đạt 290,127 tỷ đồng ,năm 2007tăng trưởng so với năm 2006 là 232% và năm 2008 tăng trưởng so với năm 2007là 177%.Thu từ hoạt động nhận tái bảo hiểm năm 2006 là 8,9 tỷ đồng đến năm2007 là 15,44 tỷ đồng đến năm 2008 là 26 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng năm 2007so với năm 2006 là 73% và năm 2008 so với năm 2007 là 68% Ngồi các khoảnthu trên cịn các khoản thu từ hoạt động đầu tư, công ty bảo hiểm BIC rất chútrọng đến hoạt động đầu tư nên doanh thu từ hoạt động đầu tư cũng ngày càngtăng năm 2006 đạt 20,04 tỷ năm 2007 đạt 40,48 tỷ đồng tăng trưởng 102% sovới năm 2006, năm 2008 đạt 78 tỷ đồng tăng trưởng 93% so với năm 2007 Năm2008 tổng doanh thu của công ty bảo hiểm BIC đạt 368 % tăng trưởng 80% sovới năm 2007 Như vậy nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực củatồn thể cán bộ cơng nhân viên trong công ty tổng doanh thu của công ty ngàycàng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm 2008 thấp hơn năm2007 vì nền kinh tế năm 2008 rơi vào tình trạng khủng hồng khó khăn trongtồn cầu Nhưng Tuy là cơng ty bảo hiểm cịn ít kinh nghiệm, mới ra đời trên thịtrường bảo hiểm Việt Nam nhưng BIC đã ngày càng chiếm lĩnh thị trường vàdần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Việt Nam Chính vì vậy năm2006, BIC mới chiếm lĩnh được 0,63% thị phần bảo hiểm gốc nhưng đến năm2007 đã tăng trưởng vượt bậc tăng lên 1,98% thị phần và tăng trưởng 214% sovới năm 2006.Nhưng đến năm 2008 thị phần đã tăng lên 2,05% nhưng tốc độtăng trưởng năm 2008 so với năm 2007 chỉ là 3,54% như vậy tốc độ tăng trưởngđã giảm đi rõ rệt.Chính vì vậy năm 2009 cơng ty Bảo hiểm BIC cần cố gắng nỗ

Trang 19

lực hơn nữa để tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dần khẳng định vị trí của mìnhhơn.

Cuối năm 2006, BIC có 9 chi nhánh ,cuối năm 2007 BIC mới chỉ có 13Chi nhánh và cuối năm 2008 BIC có 14 Chi nhánh và đến đầu năm 2009 BIC đãcó 19 Chi nhánh trên khắp tỉnh thành trên cả nước và 35 phòng kinh doanh Tấtcả các Chi nhánh và các phòng kinh doanh tại Trụ sở chính đều hồn thành vượtmức kế hoạch kinh doanh.Các Chi nhánh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch vớitỷ lệ hoàn thành kế hoạch trung bình la 110% Hàng năm các Chi nhánh BIC HàNội, BIC Hải Phịng, Trụ sở chính, BIC Thành Phố Hồ Chí Minh là các đơn vịkhai thác được nhiều doanh thu phí bảo hiểm nhất Trong đó đơn vị đứng đầuthường là BIC Hà Nội, sau đó đến Trụ sở chính và BIC HCM, năm 2007 BICHà Nội 43,120 tỷ đồng , Trụ sở chính khai thác được 30,107 tỷ đồng, BIC HCMkhai thác được 28,084 tỷ đồng

 Về vấn đề mạng lưới đại lý

Năm 2006: Mạng lưới đại lý của BIC là khoảng 200 đại lý và 10 chinhánh hoạt động ở các địa bàn trọng điểm trong cả nước.

Năm 2007: Cơng ty có gần 1000 đại lý trên cả nước với 12 chi nhánh ởcác thành phố lớn và hoạt động hiểu quả hơn.

Năm 2008: Công ty đã có hơn 1200 đại lý với 19 chi nhánh và 45 phịngkinh doanh khu vực trên tồn quốc.

 Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên

Năm 2006: Tồn cơng ty có 115 cán bộ hoạt động, trong đó có một sốđược điều động từ BIDV sang để nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

Năm 2007: Tồn cơng ty có khoảng 250 cán bộ hoạt động ở tất cả các chinhánh có trình độ chun mơn, được đào tạo cơ bản.

Năm 2008: Tồn cơng ty có hơn 300 cán bộ Đội ngũ cán bộ công nhânviên tại BIC được thi tuyển một cách bài bản, có tiêu chuẩn nên các cán bộ đềucó trình độ và chun nghiệp.

 Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ:

Trang 20

Trong các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm thì nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại luôn chiếm doanh thu lớn nhất và phát triển mạnh nhất, chiếm tỷtrọng khoảng 45%, sau đó đến nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới luôn là nghiệp vụđược khai thác nhiều và thịnh hành trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nêndoanh thu cao chiếm khoảng 28% tỷ trọng Các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhưbảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người chiếm tỷ trọng 6%, bảo hiểm chay nổchiếm khoảng 10%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển chiếm khoảng 6% Cácnghiệp vụ cịn lại như bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệmchiếm tỷ trọng thấp và doanh thu thấp Trong năm tiếp theo Công ty sẽ cố gắngkhai thác để tăng doanh thu ở tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm.

 Hoạt động đầu tư tài chính:

Hoạt động đầu tư tài chính của Cơng ty bảo hiểm BIC ngày càng đa dạng hóacác danh muc đầu tư ngắn hạn và dài hạn Hoạt động đầu tư đã ra tăng lợinhuận rất nhiều cho công ty Hoạt động đầu tư ra tăng lợi nhuận nhiều nhấtchính là lãi đầu tư từ cổ phiếu và trái phiếu đặc biệt là tăng từ 9,1 tỷ đồng năm2006 đến 13,57 tỷ đồng năm 2007 và 19 tỷ đồng năm 2008.Như vậy tốc độ tăngtrưởng năm 2007 tăng nhanh hơn năm 2008 , năm 2007 tăng 49%, năm 2008tăng 41% Tiền gửi cũng đem nhiều lợi nhuận cho cơng ty, sau đó đến lợi nhuậntừ cổ tức được chia và lãi tức được chia.Tuy có mức tăng trưởng về đầu tư lớnnhưng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động đầu tư vẫn thấp hơn kế hoạch đặtra Nguyên nhân là trong năm 2007, thị trường chứng khốn biến động khơngthuận lợi cho hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt vào thời điểm cuối năm vànăm 2008 thị trường chứng khoán đã ổn định nhưng lại giảm giá và BIC đã tríchlập dự phịng giảm giá chứng khóan đầy đủ theo quy định Ngồi ra, một phầndanh mục đầu tư Cơng ty tập chung cho hoạt động góp vốn để sinh lợi nhuận,những khoản đầu tư này chưa sinh lợi nhuận trong năm 2008.

 Hoạt động của BIC với cộng đồng:

BIC nhận ra rằng tham gia các hoạt động vì cộng đồng chính là trách nhiệm củamỗi thành viên trong xã hội, đặc biệt là với một công ty bảo hiểm Mặc dù mới

Trang 21

trong giai đoạn đầu mới hoạt động, với rất nhiều công việc cần ưu tiên, BIC đãtích cực tham gia các hoạt động xã hội như:

Ủng hộ các nạn nhân sập cầu Cần Thơ: Cán bộ, nhân viên và BIC đã khuyêngóp, ủng hộ 100 triệu đồng chung tay cùng với đồng bào cả nước chia sẻ đauthương mất mát cho các gia đình nạn nhân của vụ sập cầu Cần Thơ.

Tham gia chương trình: “ Nối vịng tay lớn cho các đồng bào vùng lũ” do Banchấp hành đoàn thanh niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát động,ủng hộ hiện vật quần áo cho các đồng bào miền Trung.

Tham gia ủng hộ quỹ tấm lòng Việt của Đài THVN để ủng hộ cho các đồngbào thiệt hại do cơn bão số 5 gây nên.

Và BIC tham gia hàng loạt các chương trình từ thiện khác: góp kinh phí cho trẻem khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh…

Ngồi ra BIC còn hợp tác và tài trợ cho các trường đại học như: Đại học Kinhtế TP.HCM, Học viện Báo chí, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại Thương ,Học viện Tài chính, Đại học Kinh Tế Quốc Dân…về đào tạo phát triển nguồnnhân lực.

 Hoạt động bồi thường và chăm sóc khách hàng:

BIC xác định rõ sự hiểu biết sâu sắc và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hànglà nền tảng thành công của công ty

Với phương châm bồi thường , giải quyết khiếu nại nhanh chóng, thỏa đáng, dứtđiểm Nên đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kinh nghiệm, mạng lưới chi nhánh, đại lý,mạng lưới giám định, cứu hộ, các garage và các nhà cung cấp trên tồn quốckhơng ngừng được bổ sung, cơng tác bồi thường và giải quyết khiếu nại ngàycàng hoàn thiện.

Trong năm 2008, Công ty đã tiến hành một loạt các biện pháp để nâng cao chấtlượng của hoạt động bồi thường giải quyết khiếu nại như:

 Hoàn thiện các quy trình, hướng dẫn bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm; Tập trung đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng xử lý bồi thường cho các cán bộ bồi

thường của cả Trụ sở chính và Chi nhánh;

Trang 22

 Hợp tác chặt chẽ với các công ty giám định bồi thường độc lập; cácchuyên gia tư vấn để giải quyết các vụ việc phức tạp;

 Đào tạo nghiệp vụ cho hệ thống đại lý để hỗ trợ cho hoạt động bồi thườngnhư quá trình thu thập hồ sơ, hướng dẫn thủ tục ban đầu cho khách hàng.

2.Những thuận lợi và khó khăn của BIC:

2.1 Thuận lợi đối với BIC:

- Tuy mới chính thức gia nhập thị trường với thương hiệu BIC vào1/1/2006 nhưng thực chất đã hoạt động được một thờí gian khá dài trước đó đốivới thương hiệu QBE Và hiện nay BIC là một công ty trực thuộc Ngân hàngĐầu tư và Phât triển Việt Nam cung cấp các cơ sở vật chất ban đầu như máy vitính, trang thiết bị văn phịng… Đồng thời họ cịn được cử các lãnh đạo chủ chốtcó khả năng lãnh đạo từ lĩnh vực Ngân hàng sang làm việc, hướng dẫn và chỉđạo tại BIC.

- Trong một môi trường diễn biến sơi động ngày càng khốc liệt thìmột cơng ty bảo hiểm mới, quy mơ nhỏ cũng có lợi thế riêng như dễ dàng thayđổi cơ chế, chính sách, số lượng nhân viên để có thể điều chỉnh theo diễn biếncủa thị trường Hay nói cách khác, nó là mơ hình linh hoạt dễ thay đổi, thíchnghi với thị trường hơn (một đặc tính khơng thể thiếu được trong nền kinh tế thịtrường).

- Kênh khai thác chủ yếu của BIC hiện nay là khai thác qua các chinhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Vì là công ty con trực thuộcBIDV nên mọi chi nhánh của BIC được mở rộng tương ứng với các chi nhánhmà BIDV đã mở Khi có một khách hàng gửi tiền tại BIDV có tiềm năng tàichính, có nhu cầu bảo hiểm thì cán bộ ngân hàng sẽ thơng báo cho BIC, thơngqua đó BIC sẽ cử người đến tư vấn cho khách hàng và ký Hợp đồng bảo hiểmtiếp Đây là một điểm rất thuận lợi của BIC mà các cơng ty bảo hiểm kháckhơng có được bởi mơ hình chung BIC đã có được một kênh khai thác ổn định,và đem lại nguồn doanh thu đáng kể.

Trang 23

- Vì BIDV là một trong những ngân hàng nhà nước hoạt động hiệuquả nhất hiện nay nên BIC có thể sử dụng thương hiệu của BIDV trong nhữngbước đi khởi đầu của mình tạo đà cho việc xây dựng và phát triển thương hiệucủa BIC sau này.

- Việt Nam đã là thành viên của WTO nên nền kinh tế Việt Namngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, Tổng kim ngạch xuấtkhẩu ngày một tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng sẽ kéo theonghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhâpạ khẩu phát triển bởi đây là quan hệ tấyyếu Nếu BIC vận dụng được cơ hội mới thì nó sẽ là nhân tố giúp BIC trở thànhmột trong những công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.

- Độ ngũ cán bộ nhân viên của BIC đều là những cán bộ có năng lựcđược giữ lại từ QBE, những cán bộ có kinh nghiệm từ BIDV chuyển sang vànhững cán bộ mới đều là những cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình tốt nghiệp loạixuất sắc của các trường đại học nổi tiếng.

2.2 Khó khăn đối với BIC:

- BIC là công ty con của BIDV nên quan hệ giữa BIDV và BIC làquan hệ mẹ con, BIC phụ thuộc vào BIDV, và hoạt động phải theo sự chỉ đạocủa BIDV Đặc biệt vì BIC là một cơng ty thuộc sở hữu của nhà nước nên khôngthể tránh khỏi tình trạng quan liêu Đây là vấn đề cần phải giải quyết hiện nay,bởi bảo hiểm là một ngành địi hỏi phải có uy tín cao, hoạt động nhanh nhạy,độc lập.

- Việc chuyển từ QBE sang BIC đã có sự thay đổi nhân sự rất lớn.Sau khi BIC được thành lập thì có nhiều cán bộ chủ chốt của QBE rời bỏ côngty gây ra sự xáo trộn, hoang mang cho những nhân viên cịn lại Vì có sự khácbiệt về cơ chế hoạt động từ Liên doanh sang DNNN nên đến cuối tháng 4/2006BIC mới ký được hợp đồng lao động với nhân viên, đến 5/2006 mới ban hànhđược cơ chế và thực hiện trả lương chinh thức cho nhân viên Điều này đã tạo sựkhông ổn định và gần như 6 tháng đầu năm 2006, hoạt động của BIC chỉ là cầm

Trang 24

chừng Đồng thới có tới 2/3 khách hàng bỏ khơng tiếp tục tham gia bảo hiểm tạiBIC nữa bởi đây là dặc thù của ngành bảo hiểm.

- BIC là một công ty trẻ trên thị trường bảo hiểm, một thị trường màrào cản gia nhập thị trường là rất cao, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt nếu khơngcó những bước đi ban đầu đúng đắn thì sẽ rất dễ bị loại khỏi thị trường Hiệnnay BIC đang dần chiếm lĩnh thị trường với thị phần 2.05%, uy tún trên thịtrường mới tạo dựng được trong một thời gian ngắn trong khi đó ngành bảohiểm là ngành kinh doanh lời hứa, khách hàng chỉ có thể mua bảo hiểm khi họđã đặt niềm tin vào uy tín của nhà bảo hiểm thơng qua thời gian hoạt động lâudài có thể lên tới hàng thế kỷ và tái tục tại các công ty mà họ quen biết.

- Trong một số nghiệp vụ BIC chưa xây dựng được biểu phí choriêng mình bởi q trình xây dựng biểu phí rất phức tạp, phải căn cứ vào xácsuất rủi ro, qua quá trình tổng kết lâu dài dựa vào con số thống kê và quy luật sốlớn Với một số năm hoạt động chưa nhiều do vậy BIC phải tham khảo biểu phícủa Bảo Việt, Bảo Minh…

- Hoạt động khai thác chủ yếu là dựa vào khai thác trực tiếp, mạnglưới đại lý chuyên nghiệp còn rất mỏng chưa được đào tạo bài bản một số cánbộ ngân hàng chưa hiểu rõ hết được đặc thù của ngành bảo hiểm nên đôi khiđánh mất cơ hội tìm kiếm, duy trì mối quan hệ vơíi khách hàng của BIC Dovậy, khó khăn trước mắt của BIC hiện nay là phải cần có một khoản chi phí đểđào tạo, hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho các đại lý, và các cán bộ của BIDV.Đồng thời phải xây dựng được chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân họ làm việclâu dài.

III.Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong năm 2009 1 Nhiệm vụ chung của tồn cơng ty :

Nhiệm vụ chung:

Với tơn chỉ hoạt động “ Tận Tâm Cho Sự An Tâm” và hiểu được đáp ứngtốt nhất nhu cầu của khách hàng chính là nền tảng của sự thành cơng Ban lãnhđạo và tập thể cán bộ của BIC cam kết liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ bảo

Trang 25

hiểm thông qua việc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huytính chuyên nghiệp và duy trì phát triển bền vững để hướng tới mục tiêu trở

thành nhà quản lý rủi ro tài chính tồn diện cho khách hàng.Cụ thể:

 Hướng hoạt động kinh doanh của BIC với mục tiêu lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, phát triển kinh doanh đa sản phẩm, đa lĩnh vực, dẫn đầu thị trườngvới với chất lượng hàng đầu về sản phẩm, dịch vụ, gắn liền với dịch vụ tín dụng- ngân hàng.

 Xây dựng chính sách khai thác bảo hiểm linh hoạt kết hợp với dịch vụ giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng, chủ trương tập chung xâydựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự tin tưởng và hiệu quảcao, cùng chia sẻ thành công cũng như rủi ro của khách hàng.

 Cung cấp chính xác, kịp thời các giải pháp bảo hiểm trọn gói phù hợp với điều kiện và những yêu cầu hợp pháp của từng khách hàng.

Tạo sự đột phá, đồng bộ trong hoạt động kinh doanh, tăng nhanh thị phần.

 Đối mới công tác quản trị điều hành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo tác phong công nghiệp cho các nhân viên, đảm bảo hồn thành các mụctiêu đặt ra, kiểm sốt được các hoạt động trong cơng ty.

 Kiện tồn cơng tác tổ chức cán bộ, xây dựng mạng lưới, quan hệ hợp tác tốt với các công ty… xây dựng mạng lưới đại lý rộng khắp, hoạt động đảmbảo thắng lựoi ở các địa bàn trọng điểm, địa bàn có tiềm năng phát triển Đồngthời phối hợp tốt với các chi nhánh để tổ chức khai thác tối đa lợi thế từ BIDV

 Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết về chuyên môn,

năng động, tâm huyết và tạo điều kiện tối đa để họ phát huy năng lực nhằm đemlại cho khách hàng những dịch vụ có giá trị.

 Ln học hỏi và khơng ngừng cải tiến để thích ứng với yêu cầu thị

Trang 26

trường, môi trường pháp lý và xu thế hội nhập.

 Xây dựng và duy trì nền văn hóa chất lượng của Cơng ty với các giá trị nền tảng là sự công bằng, tin tưởng, chia sẻ, hợp tác và hiệu quả.

 Duy trì lợi nhuận và các mục tiêu tài chính khác nhằm đảm bảo năng lực tài chính ổn định

2.Một số phương hướngcụ thể của BIC:

- Đến cuối năm 2008 tổng phí bảo hiểm đạt khoảng 264 tỷ đồng,chiếm 2,05% thị phần Phấn đấu đến năm 2009 tổng phí bảo hiểm tăng khoảng50 – 60%.

- ROE đạt tối thiểu 15.2% vào năm 2009 trong đó tỷ suất lợi nhuậnsinh lời từ hoạt động đầu tư đem lại tối thiểu là 9%/năm…

Đến năm 2010:

Trở thành một trong 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Namtheo cả 3 tiêu chí: Năng lực tài chính, Thị phần, Lợi nhuận Từng bước đa dạnghóa hoạt động.

Hướng tới nhà quản lý rủi ro tài chính toàn diện cho khách hàng.

Xây dựng BIC trở thành thương hiệu uy tín, là hoạt động trụ cột chính trong Tậpđồn tài chính BIDV.

Chuẩn hóa, hồn thiện và sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trịđiều hành nhằm tạo lập mơi trường văn hóa cơng ty.

Khơng ngừng hồn thiện, cải tiên sản phẩm hiện có, nghiên cứu phát triển sảnphẩm mới và sản phẩm đặc trưng.

2.1.Yêu cầu chỉ đạo các bộ phận

 Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm

Tập trung nâng cao chất lượng bảo hiểm, triển khai các sản phẩm bảohiểm mới tại các quầy bán hàng của BIDV, không ngừng mở rộng việc đào tạovà nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ đại lý và cán bộ công nhân viên

Trang 27

trong công ty Theo đó là mở rộng các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm, các sảnphẩm bảo hiểm mới sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, phục vụ khách hàng, không ngừng quảng báthương hiệu, sản phẩm Tập trung khai thác tất cả các khách hàng có quan hệ vớiBIDV, nhất là việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.

Kiểm soát việc chi tiêu, tiết kiệm chi phí hoạt động Xây dựng và nhanhchóng triển khai việc khai thác sản phẩm bảo hiểm mới.

Tăng cường cơng tác tư vấn, phân tích, đánh giá, và quản lý rủi ro, cảithiện công tác giám định Việc xem xét giải quyết bồi thường phải nhanh chóng,chính xác, tránh để tình trạng khách hàng phàn nàn về dịch vụ của BIC Đây lànhiệm vụ hàng đầu địi hỏi phải triển khai, thực hiện nhanh chóng.

 Hoạt động đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, xây dựng danh mục đầu tư đa dang,linh hoạt, hiểu quả, tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được.Đây kà một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất vì đầu tư là hoạt độngkhơng thể thiếu của doanh nghiệp bảo hiểm, nó là hoạt động đóng góp đáng kểvào tổng doanh thu của tồn cơng ty.

Kết hợp hài hồ giữa hoạt động đầu tư và hoạt động khai thác bảo hiểm Đa dạng hố các hình thức đầu tư trực tiếp, tuy nhiên cần đặc biệt chú ýviệc trao đổi thông tin 2 chiều và phối hợp giữa BIC và Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam.

2.2.Yêu cầu chỉ đạo với các chi nhánh

Phát huy lợi thế của ngân hàng trong khai thác bảo hiểm, ngay từ khâukiểm tra hồ sơ, nếu thấy khách hàng của mình có tài sản hay những hoạt động cókhả năng có nhu cầu mua bảo hiểm thì giới thiệu cho BIC Trong q trình đóphải kết hợp xem xét hồ sơ để q trình xét duyệt được nhanh chóng hơn.

Trang 28

Bảng 4: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 cho các

chi nhánh của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm

2009

1 Tổng doanh thu phí Tỷ VNĐ 540

2 Doanh thu phí thuần Tỷ VNĐ 390

3 Doanh thu từ hoạt động đầu tư Tỷ VNĐ 50

4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 103

5 ROE % 15.2

6 Lợi nhuân sau thuế bình quân đầu người Tỷ VNĐ 4.9

Trang 29

C KẾT LUẬN:

Năm 2008 đã khép lại với nhiều thành công và cũng đầy biến động vớiBIC.Đây là năm thứ 3 BIC chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới sau khiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mua lại phần góp vốn củađối tác nước ngoài trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (BIDV_QBE) BIC đãhoàn thành những mục tiêu đặt ra từ đầu năm cũng như thực hiện cam kết vớikhách hàng BIC đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và cótốc độ tăng trưởng vượt bậc Với những kết quả ban đầu còn khiêm tốn nhưngcũng đáng tự hào Đó là thành tựu của sự cống hiến không ngừng cùng mộtchiến lược đúng đắn của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty để đảmbảo cho sự thành công lâu dài của BIC.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô thời gian qua đã hướng dẫn chỉ bảoem nhiệt tình để em hồn thành bài báo cáo của mình Do cịn thiếu kinhnghiệm nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót nhưng em mong nhận được sựgiúp đỡ, sự chỉ dẫn, góp ý của cơ để em và các bạn cùng tiến bộ.

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Trang Web: www.bic.vn.

2 Bản tin Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2007.3 Bản tin Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2008.4 Báo cáo thường niên BIC năm 2006.

5 Báo cáo thường niên BIC năm 2007.6 Báo cáo thường niên BIC năm 2008.7 Hồ sơ năng lực BIC năm 2007.8 Hồ sơ năng lực BIC năm 2008.

Trang 31

Môc lôc

A MỞ ĐẦU: 1

B NỘI DUNG: 3

I.Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC): 3

1 Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty: 3

2 Nội dung hoạt động kinh doanh và các sản phẩm công ty cung cấp .6

2.1 Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ: 6

2.2 Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: 8

2.3 Đầu tư tài chính: 8

2.4 Dịch vụ giám định: .9

2.5 Cơ cấu tổ chức cơng ty 9

II Thực trạng hoat hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn củaCơng ty Bảo hiểm BIC : 12

1.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIC): 12

2.Những thuận lợi và khó khăn của BIC: 22

2.1 Thuận lợi đối với BIC: 22

2.2 Khó khăn đối với BIC: 23

III.Phương hướng nhiệm vụ của cơng ty trong năm 2009 24

1 Nhiệm vụ chung của tồn công ty : 24

2.Một số phương hướngcụ thể của BIC: 26

2.1.Yêu cầu chỉ đạo các bộ phận .26

2.2.Yêu cầu chỉ đạo với các chi nhánh 27

C KẾT LUẬN: 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO: .30

Ngày đăng: 07/07/2023, 15:10

w