1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Tiền tệ ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

74 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Trang 2

i

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Trang 3

Giáo trình tiền tệ ngân hàng được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngành kế toán và việc nghiên cứu, giảng dạy tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp

Nhằm cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu về những nội dung chính trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

Tác giả xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy, cô cùng các bạn sinh viên “giáo trình tiền tệ ngân hàng” với bố cục như sau:

 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ  Chương 2: Hệ thống ngân hàng

 Chương 3: Ngân hàng thương mại

 Chương 4: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia  Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

 Chương 6: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng

Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song khơng thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, đồng thời tiền tệ ngân hàng bao gồm các vấn đề về thực tiễn và lý luận trong hoạt động ngân hàng thương mại Vì vậy, chắc chắn cịn nhiều điểm thiếu sót chưa thể thỏa mãn được yêu cầu của thực tế Chúng tôi rất mong nhận được những ý đóng góp của bạn đọc, sinh viên và các giảng viên

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 07 năm 2017

Chủ biên

Trang 4

iii

LỜI GIỚI THIỆU ii

CHƢƠNG 1 1

TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1

1 Nguồn gốc ra đời và khái niệm về tiền tệ 1

1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ 1

1.2 Khái niệm tiền tệ 2

2 Chức năng và vai trò của tiền tệ 2

2.1 Chức năng của tiền tệ 2

2.2 Vai trị của tiền tệ 5

3 Các hình thái tiền tệ 6

3.1 Hóa tệ (commodity money) 6

3.2 Tín tệ (Token money) 8

3.3 Bút tệ (Tiền ghi sổ, tiền bút toán – Bank money) 11

3.4 Tiền điện tử (electronic money) 12

4 Chế độ lƣu thông tiền tệ 12

4.1 Chế độ lƣu thông tiền kim loại (tiền đúc) 12

4.2 Chế độ lƣu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy) 14

4.3 Chế độ lƣu thông tiền Việt Nam 16

5 Quy luật lƣu thông tiền tệ 17

5.1 Nội dung quy luật: K-Marx (1818-1883) 17

5.2 Cung cầu tiền tệ 18

5.3 Kết cấu khối lƣợng tiền trong lƣu thông 20

5.4 Khối lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông 21

CÂU HỎI CHƢƠNG 1 22

CHƢƠNG 2 25

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 25

Trang 5

2.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng 27

3 Hệ thống ngân hàng hiện nay 32

3.1 Tổ chức hệ thống ngân hàng trƣớc năm 1987 32

3.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng thời kỳ 1987 – 1990 34

3.3 Tổ chức hệ thống ngân hàng thời kỳ 1990 đến nay 35

CÂU HỎI ÔN TẬP 39

CHƢƠNG 3 41

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 41

1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thƣơng mại (NHTM) 41

1.1 Khái nhiệm ngân hàng thƣơng mại 41

1.2 Đặc điểm của ngân hàng thƣơng mại 43

2 Phân loại ngân hàng thƣơng mại 43

2.1 Dựa vào hình thức sở hữu 43

2.2 Dựa vào chiến lƣợc kinh doanh 45

2.3 Phân loại theo hình thức hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 46

2.4 Phân loại dựa vào quan hệ tổ chức 47

3 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại 47

4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại 52

4.1 Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh 53

4.2.Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 53

5 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại 53

1 Dự trữ ngân quỹ (Cash reserves) 54

1 Tiền gửi KKH (Notice deposits) 54

2 TG tại các NH khác (Deposits at other banks) 54

2 TG có kỳ hạn (Term deposits) 54

3 Chứng khốn (Securities) 54

Trang 6

v

5.1 Hoạt động huy động vốn 54

5.2 Hoạt động tín dụng 54

5.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 55

5.4 Các hoạt động khác 56

CÂU HỎI ÔN TẬP 57

CHƢƠNG 4 66

NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG 66

1 Những vấn đề chung về Ngân hàng trung ƣơng 66

1.1 Khái niệm ngân hàng trung ƣơng 66

1.2 Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng trung ƣơng 66

1.3 Mơ hình tổ chức của ngân hàng trung ƣơng 68

1.4 Các chức năng của ngân hàng trung ƣơng 69

1.5 Vai trò của ngân hàng trung ƣơng 70

2 Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng 71

2.1 Khái niệm 71

2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 72

2.3 Cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW 73

CÂU HỎI ƠN TẬP 78

CHƢƠNG 5 86

TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT 86

1 Tín dụng 86

1.1 Sự ra đời và phát triển của tín dụng 86

1.2 Phân loại tín dụng 88

1.3 Vai trị của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng 90

2 Lãi suất 92

2.1 Khái niệm và phân loại lãi suất 92

Trang 7

CHƢƠNG 6 107

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 107

1 Tổng quan về hoạt động thanh toán qua ngân hàng 107

1.1 Khái niệm thanh tốn qua ngân hàng 107

1.2 Tiện ích của thanh toán qua ngân hàng 107

1.3 Điều kiện thanh toán qua ngân hàng 109

1.4 Thanh toán giữa các khách hàng 109

2 Các phƣơng thức thanh toán qua ngân hàng 110

2.1.Thanh toán ủy nhiệm chi 110

2.2 Thanh toán ủy nhiệm thu 115

2.3 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 117

2.5 Thanh toán bằng Sec (Check) 122

CÂU HỎI ÔN TẬP 125

Trang 8

vii

Tên môn học: Tiền tệ ngân hàng

Mã mônhọc: CKT231

Thời gianthực hiệnmônhọc: 40 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 18 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

I Vị trí, tính chất của mơn học:

- Vị trí: Mơn học tiền tệ ngân hàng thuộc nhóm mơn học tự chọn và được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở

- Tính chất: Mơn học tiền tệ ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiền tệ, NHTM, NHTW và các hình thức thanh tốn qua ngân hàng

II Mục tiêu mơn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiền tệ, kiến thức về hệ thống ngân hàng, tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại

+ Trình bày được ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ, các vấn đề cơ bản về lãi suất và hoạt động thanh toán qua ngân hàng

- Về kỹ năng:

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về tiền tệ

+ Nắm được lịch sử hình thành và hình thức hoạt động của hệ thống ngân hàng + Nắm được khái niệm, chức năng ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia

+ Phân biệt chức năng hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương

+ Thực hiện được các hình thức tính lãi vào thực tế công tác tại các ngân hàng thương mại

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chủ động tìm tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp

+ Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập

+ Làm các bài tập tình huống bắt buộc nhằm rèn luyện các kỹ năng, thái độ khách quan và khoa học

III Nội dungmônhọc:

Trang 9

1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 1.1 Định nghĩa về tiền tệ

1.2 Vai trò và chức năng của tiền tệ 1.3 Các hình thái của tiền tệ

1.4 Các chế độ bản vị tiền tệ 1.5 Cung và cầu tiền tệ

4 3 1

2 Chương 2: Hệ thống ngân hàng

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng

2.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới 2.3 Hệ thống ngân hàng Việt Nam

6 4 2

3 Chương 3: Ngân hàng thương mại

3.1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 3.2 Phân loại ngân hàng thương mại

3.3 Chức năng của ngân hàng thương mại 3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại

3.5 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

7 3 3 1

4 Chương 4: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia

4.1 Ngân hàng trung ương

4.2 Chính sách tiền tệ của NHTW

9 4 5

5 Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất 5.1 Khái niệm và phân loại lãi suất 5.2 Phương pháp đo lường lãi suất

5.3 Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường 5.4 Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

9 3 5 1

6 Chương 6: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng 6.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán qua ngân hàng

6.2 Các phương thức thanh toán qua ngân hàng

5 3 2

Trang 10

TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Giới thiệu: Chương này cho chúng ta hiểu một cách cơ bản: nguồn gốc, chức năng

và vai trị của tiền tệ Giải thích quy luật lưu thông tiền tệ và cung cầu tiền tệ cho nền kinh tế

Mục tiêu: - Về kiến thức:

+ Trình bày được vai trị và chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của tiền đối với mọi hoạt động của nền kinh tế

+ Mô tả được nguồn gốc ra đời và tiến hoá của tiền tệ qua các hình thái của nó

+ Giải thích các chế độ lưu thơng tiền tệ của quốc tế cũng như ở VN, các quy luật lưu thông tiền tệ, mối quan hệ giữa cung – cầu tiền tệ trong nền kinh tế

- Về kỹ năng:

+ So sánh được các chế độ phát triển tiền tệ qua từng thời kỳ + Vận dụng được các hình thái tiền tệ vào thực tế

1 Nguồn gốc ra đời và khái niệm về tiền tệ 1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ

Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa Trong thời kỳ đầu của chế độ công sản nguyên thủy, với công cụ lao động thô sơ, người ta tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắn, hái lượm Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân cơng lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc Trong giai đoạn này trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp Đây là một bước tiến lớn để xã hội công xã thốt khỏi tình trạng tự cung tự cấp

Trang 11

Yêu cầu của vật ngang giá chung là phải có giá trị, là vật quý hiếm, dễ bảo quản, dễ chuyên chở và được rộng rãi địa phương chấp nhận Thời gian đầu, mỗi địa phương, mỗi vùng đều có vật ngang giá chung, mang nét đặc trưng phổ biến của từng vùng lãnh thổ Sau khi lực lượng sản xuất phát triển, thị trường hàng hóa mở rộng thì việc có nhiều vật ngang giá chung gây trở ngại cho lưu thông hàng hóa Những hàng hóa được chọn làm vật ngang giá chung bài trừ lẫn nhau để cuối cùng còn lại kim loại vàng giữ vị trí độc quyền làm vật ngang giá chung và tên vật ngang giá chung được thay bằng “Tiền tệ”

1.2 Khái niệm tiền tệ

Học thuyết tiền tệ ra đời từ thế kỷ 16 với đại diện là Thomas – Men (1576 – 1641) đã khẳng định rằng: vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ; vàng, bạc là của cải chính tơng

Đến đầu thế kỷ 18, khi các loại tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhưng vẫn phục vụ cho trao đổi thì trường phái tiền tệ duy danh lại đề cao tiền dấu hiệu Họ cho rằng: tiền giấy và tiền kim loại là như nhau, chỉ là dấu hiệu thanh tốn hay nhãn hiệu mà nhờ đó hàng hóa được lưu thơng

K Marx (1818 – 1883) dưới cái nhìn của nhà biện chứng đã nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và đã khẳng định: tiền tệ là một loại hàng hóa, từ thế giới hàng hóa tách ra

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế phát triển như ngày nay, tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi mà người ta còn sử dụng tiền để đầu tư, cho vay, và xem nó như một dạng của cải, một đối tượng để sở hữu…

2 Chức năng và vai trò của tiền tệ

Dù biểu hiện dưới hình thức nào, tiền tệ cũng có 3 chức năng cơ bản: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đánh giá và chức năng phương tích luỹ

2.1 Chức năng của tiền tệ

2.1.1 Chức năng phƣơng tiện trao đổi

Trang 12

Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ bán và mua với một người khác Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm như vậy quá cao Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm mơi giới trong q trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng hố mình cần

Tiền là phương tiện trao đổi thơng qua đó các hàng hoá dịch vụ được trao đổi cho nhau, với chức năng này, tiền làm công cụ trung gian cho quan hệ trao đổi hàng hóa, có thể mơ tả qua công thức: H - T – H’

Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn:

H – T : Là giai đoạn bán hàng, chuyển giá trị của hàng hóa thành tiền tệ T – H : Là giai đoạn mua hàng

Hành vi mua và bán có thể tách rời về khơng gian và thời gian, người sản xuất hàng hóa có thể bán ở chỗ này và mua ở chỗ khác, bán lúc này và mua lúc khác một cách chủ động và linh hoạt Nói cách khác, tiền tệ đã tạo ra một khả năng thanh toán tức thì và đây chính là ý nghĩa thiết thực của tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ngày nay

Để thực hiện tốt chức năng trao đổi, tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định:  Nó phải được chấp nhận rộng rãi, nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu thơng, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hố mới đồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền

 Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng

 Có thể chia nhỏ được để thuận lợi cho đổi chác giữa các hàng hóa có giá trị khác nhau

 Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hố ở khoảng cách xa

 Khơng bị hư hỏng một cách nhanh chóng

 Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi

Trang 13

Đo lường giá trị là yêu cầu trước tiên và khơng thể thiếu của trao đổi hàng hóa Trong mua bán trao đổi hàng hóa, người ta thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, muốn đảm bảo được nguyên tắc ngang giá thì điều kiện tiên quyết là phải đo lường và xác định được giá trị hàng hóa Với chức năng đo lường giá trị, tiện tệ có thể giải quyết được yêu cầu này

Việc đo lường giá trị của hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế cũng giống như việc đo lường khối lượng bằng kg hay đo khoảng cách bằng km

Nếu khơng có tiền, giá trị của hàng hố đem bán phải biểu hiện lẫn nhau Số lượng các mặt hàng đem trao đổi càng lớn, số giá cần để biểu hiện càng nhiều

Tiền thông qua giá trị của mình để đo lường và biểu hiện giá trị cho các tát cả các hàng hoá khác và chuyển giá trị của hàng hóa thành giá cả của hàng hóa

Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một “tiêu chuẩn” để đo lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, vì vậy tiền tệ phải có các điều kiện sau:

 Tiền phải có giá trị đầy đủ

 Tiền cần phải có tiêu chuẩn giá cả: bao gồm nội dung của đơn vị tiền tệ, tên gọi của đồng tiền, phần chia nhỏ… những điều này do Nhà nước quy định

Với chức năng này tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa rất nhều Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tường, vừa có tính pháp lý vừa có tính quy ước Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị hàng hóa bằng thước đo chung, tiền tệ cón tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hàng hóa khác trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để có hướng đầu tư thích hợp Hơn nữa ở tầm vĩ mơ của hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP cho từng thời kỳ

Trang 14

nghĩa là người ta muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm khác

Chức năng tích lũy khơng phải chỉ có tiền mới có mà phần lớn các dạng động sản, vật trang sức, chứng khốn đều có thể đóng vai trị lưu giữ giá trị, thậm chí trong một số trường hợp như nền kinh tế có lạm phát thì việc tích lũy một số dạng tài sản khác có tính ưu việt hơn là tích lũy tiền mặt

Tuy nhiên, người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sán khác nhiều khi đòi hỏi chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển nó sang tiền Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ bên cạnh các loại tài sản khác

Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của tiền tốt đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hóa mà nó có thể đổi được Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định

2.2 Vai trò của tiền tệ

- Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất, phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa

C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như khơng có tiền và sự vận động của nó Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy

Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch tốn được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị Vì vậy, nó là cơng cụ khơng thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa

Trang 15

hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh tốn và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trị của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước trên thế giới

- Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế - xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều khơng thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ Trong điều kiện tiền tệ trở thành cơng cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mọi mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội khơng những trong phạm vi quốc gia mà cịn phạm vi quốc tế Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ Chừng nào cịn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực

của đồng tiền vẫn cịn phát huy sức mạnh của nó 3 Các hình thái tiền tệ

3.1 Hóa tệ (commodity money)

Hóa tệ là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ, theo đó một loại hàng hóa nào đó do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa để thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa thơng thương khác khơng có được Hàng hóa này dần dần trở thành loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trị vật nang giá chung và được sử dụng thường xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác

Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng vùng, từng khu vực quốc gia mà người ta lựa chọn những háng hóa khác nhau để làm tiện tệ Một hàng hóa giữ vai trị của một trung gian trao đổi, được thừa nhận là phương tiện thanh toán gọi là hố tệ: Hóa tệ gồm 2 loại, hóa tệ khơng kim loại và hóa tệ kim loại

3.1.1 Hóa tệ khơng kim loại

Trang 16

kiện thuận lợi trong trao đổi, và bảo tồn giá trị Hóa tệ khơng kim loại được sử dụng phổ biến ở thời kỳ đầu của nền kinh tế tiền tệ, là loại tiền tệ không phải kim loại Loại hàng hóa này gồm những hàng hóa rất khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của từng vùng lãnh thổ Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng, nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền…

Tuy nhiên, hóa tệ khơng kim loại có nhiều điểm bất tiện như: tính chất khơng đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận ở từng khu vực, từng địa phương Vì vậy mà hóa tệ khơng kim loại dần dần bị đào thải và nhường chỗ cho thời kỳ sử dụng tiền kim khí

3.1.2 Hóa tệ kim loại

Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công lao động xã hội, đồng thời với sự xuất hiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế thường xuyên Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến,… Những đồng tiền bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ không kim loại

Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, khi giá trị của bạc trên thị trường bị giảm mạnh, hầu hết các nước phương Tây áp sử dụng chế độ bản vị vàng và chế độ này cũng bắt đầu được các nuớc khác áp dụng (Châu Âu, Châu Á, các nước Đông Dương, Trung Quốc ) Chỉ các nước Châu Á mới sử dụng bạc (do không đủ vàng) đến cuối thế kỷ 19 bạc ngày càng mất giá do vậy các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định và sử dụng vàng, các nước Châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc sự nhập cảng nguyên liệu máy móc… từ Phương Tây nên cũng bãi bỏ bạc sử dụng vàng Ở Đông Dương, bạc được sử dụng làm tiền từ 1885 đến 1931 Đến năm 1931 đồng bạc Đông Dương từ bản vị bạc sang bản vị vàng, có thể cho rằng, khoảng từ 1935 chỉ còn một kim loại quý được tất cả các nước chấp nhận làm tiền trên thế giới là vàng

Trang 17

tiến bộ kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất lao động lên nhiều Điều này làm cho tiền vàng ln có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ

Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa:

- Quy mơ và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, khối lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngày càng tăng và đa dạng; trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu về phương tiện trao đổi) của nền kinh tế

- Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hoá khác tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hố khác Điều đó dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán dịch vụ hoặc hàng hoá tiêu dùng…

- Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại trở nên cồng kềnh

- Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem như là một sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có giới hạn bởi trữ lượng khai thác Rõ ràng là với việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu vì xã hội phải dành một phần lớn số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ

Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng tiền tệ mới phù hợp hơn Do đó, thay vì dùng vàng trực tiếp làm tiền, các nước đã có xu hướng chuyển sang sử dụng tiền dấu hiệu

3.2 Tín tệ (Token money)

Tín tệ là loại tiền mà bản thân nó khơng có hoặc có giá trị không đáng kể, nhưng do quy ước của Xã hội mà nó được dùng làm tiền Tín tệ có 2 loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy

Trang 18

Là loại tiền tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng Như đã nói ở phần trước, khi phát hiện ra vàng và bạc có những thuộc tính đặc biệt phù hợp với vai trò tiền tệ, người ta đã sử dụng bạc và vàng để làm tiền trong một thời gian khá dài Về sau này do trong quá trình lưu thông, hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ bị hao hụt dần đi khiến cho giá trị thực tế của đồng tiền khơng cịn đúng như giá trị danh nghĩa của nó nữa Chẳng hạn, lúc mới đúc ra hàm lượng vàng của một đồng Franc là 0,5268 gram nhưng sau vài năm lưu thông bị hao mịn khiến hàm lượng vàng của nó chỉ cịn 0,5168 gram Mặc dù bị hao hụt giá trị, khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khiến cho giá trị thực tế thấp hơn giá trị danh nghĩa, nhưng khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ bao giờ cũng thực hiện theo giá trị danh nghĩa, không phải theo giá trị thực tế

Lợi dụng điều này, sở đúc tiền chủ động giảm bớt hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ để tiết kiệm vàng Điều này xét về mặt giá trị nội tại của đồng tiền thì cị ảnh hưởng, nhưng xét về mặt chấp hành chức năng phương tiện thanh tốn và phương tiện lưu thơng của đồng tiền thì vẫn khơng hề ảnh hưởng gì Tiến xa một bước, thay vì sử dụng kim loại quý như vàng và bạc để đúc tiền, người ta đã sử dụng kim loại rẻ tiền để đúc tiền và đưa vào lưu thông để thay thế cho tiền vàng và tiền bạc nhằm mục tiêu:

- Tiết kiệm vàng và bạc của quốc gia

- Giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển

3.2.2 Tiền giấy

Tiền giấy là một dạng tiền dấu hiệu, chỉ có giá trị đại diện cho nên để được sử dụng như một phương tiện trao đổi thì nó phải dựa vào sự tín nhiệm của con người

Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán

 Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hốn đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hốn đó

Trang 19

chứng nhận này các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài loại giấy chứng nhận trên triều đình nhà Tống cịn phát hành tiền giấy và được dân chúng chấp nhận Ở Việt Nam nhà Hồ cũng đã cho lưu hành tiền giấy “Phong bảo hội sao”, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền đồng đổi được 2 quan tiền giấy

Tuy nhiên, việc lưu hành các loại tiền giấy nêu trên không được phát triển liên tục, do đó, khi xét về lịch sử phát triển tiền giấy người ta thường nghiên cứu về tình hình ở Châu Âu Vào thế kỷ 17, ngân hàng Amsterdam của Hà Lan đã cho phát hành những tờ biên lai cho thân chủ có vàng, bạc ký thác tại Ngân hàng Với biên lai này, người sở hữu có thể rút tiền tại ngân hàng hoặc dùng để thanh toán cho người khác Sau đó một ngân hàng ở Thụy Điển tên Palmstruch đã cho phát hành tiền tín dụng (kỳ phiếu ngân hàng) để cho vay dựa trên dự trữ bằng vàng và uy tín của ngân hàng

 Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc

Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau:

- Trước thế chiến lần I, các nước đã áp dụng chế độ tiền giấy khả hoán nên vàng được xem là cơ sở đảm bảo để các ngân hàng phát hành tiền tín dụng và có trách nhiệm chuyển đổi tiền tín dụng ra vàng cho người sở hữu nó bất cứ lúc nào Sau khi chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, nguồn dự trữ vàng của các nước giảm sút, cơ sở đảm bảo cho tiền giấy phát hành khơng chỉ là vàng mà cịn được đảm bảo bằng thương phiếu hoặc bằng đồng tiền của các cường quốc kinh tế bấy giờ như Bảng Anh, USD

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, USD trở thành đồng tiền quốc tế và phương tiện cất trữ của các nước tư bản Trong giai đoạn này, chính phủ Mỹ chỉ thực hiện chuyển đổi USD giấy ra vàng cho chính phủ và ngân hàng trung ương nước khác Bắt đầu những năm 60, USD bị rơi vào khủng hoảng, bị giảm giá liên tục trên thị trường thế giới và chế độ bản vị USD hoàn toàn bị phá sản vào đầu thập niên 70, chấm dứt thời kỳ các nước áp dụng chế độ tiền giấy khả hoán

Trang 20

là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất mạnh yếu của các loại tiền giấy trên thị trường quốc tế Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo người, dễ cất trữ Mặt khác, việc in tiền với nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chi ly và chính xác Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều Tờ giấy bạc 10 USD trước năm 1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn khơng thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện Và với việc in thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một tờ 100 USD với chi phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện Cũng vì thế tiền giấy cịn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay là tiền danh nghĩa (token money)

Cùng mang bản chất là tiền dấu hiệu, các loại chứng từ có giá có thể thay thế cho tiền làm phương tiện chi trả rất phổ biến ở các nước từ thế kỷ 19 đến nay như thương phiếu (có thể chuyển nhượng trong thời hạn nợ) hay séc thanh toán (có thể lưu thơng trong thời hạn hiệu lực) cũng được xem là các cơng cụ lưu thơng tín dụng hay tiền tín dụng do tư nhân phát hành Sự có mặt của chúng đã làm phong phú thêm các phương tiện thanh tốn ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển

Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: khơng bền (dễ rách); chi phí lưu thơng vẫn cịn lớn; khi trao đổi hàng hố diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc độ thanh tốn nhanh, an tồn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, khơng an tồn khi vận chuyển; có thể bị làm giả…

Bên cạnh tiền giấy, ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng, một hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện

dựa trên những hoạt động của các tổ chức đó Đó là tiền tín dụng 3.3 Bút tệ (Tiền ghi sổ, tiền bút toán – Bank money)

Trang 21

Bút tệ ngày càng có vai trò quan trọng, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng phát triển, người dân có thói quen sử dụng bút tệ

3.4 Tiền điện tử (electronic money)

Trong thời đại mà những tiến bộ về khoa học kỷ thuật ngày càng đi sâu vào đời sống kinh tế xã hội thì việc sử dụng những loại thẻ thanh tốn trở nên được ưa chuộng vì người ta có thể thanh toán ngay, giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc ghi chép chứng từ thanh toán Bằng phương pháp mới này, tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm bớt được chi phí về giấy tờ so với lưu

thông tiền mặt và séc Khi chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, tiền trong

các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hố) Đồng tiền trong hệ thống như vậy được gọi là tiền

điện tử (E-money) hoặc tiền số (Digi money) Như vậy, tiền điện tử là tiền tệ tồn

tại dưới hình thức điện tử (số hố)

Ngồi dùng trong các hoạt động chuyển khoản, tiền điện tử còn được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch dưới các hình thức thẻ thanh tốn, thẻ thanh toán là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các cơng ty tài chính phát hành mà nhờ đó người ta có thể lưu thơng những khoản tiền điện tử Thẻ thanh tốn có một số dạng như sau:

Thẻ rút tiền ATM (ATM card - bank card); Thẻ tín dụng (credit card); Thẻ ghi

nợ (debit card)

4 Chế độ lƣu thông tiền tệ

4.1 Chế độ lƣu thông tiền kim loại (tiền đúc) 4.1.1 Chế độ đơn bản vị:

Đây là chế độ tiền tệ chỉ sử dụng một thứ kim loại làm vật ngang giá chung Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các kim loại được chọn làm bản vị cũng thay từ kim loại kém giá dến kim loại quý

Từ khi phát hiện ra bạc và vàng do những thuộc tính tự nhiên của nó rất thuận tiện cho việc sử dụng lam tiền tệ Từ đó người ta đã dùng bạc hay vàng đúc thanh tiền theo một hình dáng và trọng lượng nhất định và cho lưu hành trong nước như một đồng tiền chính thức, hợp pháp và có hiệu lực thanh tốn vơ hạn trên phạm vi lãnh thổ quốc gia

Trang 22

phổ biến trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đến nửa sau thề kỷ 19 và bản vị vàng đã được áp dụng lần đầu tiên ở Anh từ cuối thế kỷ 18

4.1.2 Chế độ song bản vị:

Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung Trên thực tế có 2 loại bản vị: Bản vị song song và chế độ bản vị kép

- Bản vị song song: Là chế độ song bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo giá thực tế của nó Nhà nước khơng can thiệp vào chế độ bản vị song song đã làm xuất hiện 2 thước đo giá trị: Một thước đo giá trị theo vàng và một thước đo giá trị theo bạc, dẫn đến có 2 hệ thống giá cả

- Bản vị kép: Là chế độ song bản vị nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường thống nhất trong phạm vi cả nước được Nhà nước quy định gọi là tỷ giá pháp định (VD: Tỷ giá pháp định vàng/bạc = 1/15)

Sự tồn tại cả vàng và bạc trong giao dịch đã áp dụng phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 19 tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Ý, Mỹ Tình hình này đã đưa đến hệ quả là trong lưu thông tồn tại hai hệ thống giá cả dẫn đến hai thước đo giá trị và nhà nước đã phải ấn định một tỷ lệ chính thức giữa vàng và bạc làm cơ sở cho các giao dịch, gọi là tỷ giá pháp định

Việc quy định tỷ giá pháp định giữa vàng và bạc được nhà nước cố định trong một khoảng thời gian nhưng trên thị trường thì quan hệ tỷ lệ giữa vàng và bạc vẫn quy luật giá trị chi phối Vì vật hệ quả tất nhiên là ln có sự chênh lệch tỷ giá pháp định và tỷ giá biến động trên thị trường Lợi dụng sự chênh lệch này đã xuất hiện những hiện tượng đổi chác tiền tệ để kiếm lợi nhuận Và cuối cùng trong lưu thông chỉ xuất hiện những kim loại được luật pháp định giá cao hơn giá trị của nó trên thị trường, cịn những kim loại mà luật pháp định giá thấp hơn giá trị của nó trên thị trường sẽ được rút khỏi lưu thông lui về cất trữ Đây được gọi là hiện tượng “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” ra khỏi lưu thông (đồng tiền xấu là đồng tiền mất giá; đồng tiền tốt là tiền đang có giá) hay cịn gọi là “quy luật Gresham” theo tên của nhà kinh tề người Anh: “Trong một quốc gia khi nào hai thứ tiền cùng được luật pháp công nhận theo một giá đổi chính thức, đồng tiền xấu sẽ dần dần đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông”

4.1.3 Chế độ bản vị vàng (Gold standard)

Trang 23

20 chế độ tiền tệ này đã phổ biến ở hầu hết các nước Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm:

- Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước quy định Điều này có tác dụng điều tiết tự phát khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Tiền giấy được tự do đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh nghĩa ghi trên giấy, điều này làm cho dấu hiệu giá trị không bị mất giá trong quan hệ với vàng, đồng thời hạn chế khả năng lạm phát tiền dấu hiệu Trong thời kỳ này, kỳ phiếu ngân hàng do các ngân hàng thương mại phát hành được chấp nhận trong thanh tốn như một loại tiền tín dụng

- Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, mọi người được tự do xuất nhập khẩu vàng, nghĩa là nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương, dịch vụ quốc tế và xuất khẩu

4.2 Chế độ lƣu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy) 4.2.1 Khái niệm:

Tiền dấu hiệu là phương tiện thay thế cho tiền vàng trong lưu thông để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ Tiền dấu hiệu khơng có giá trị nội tại, chúng chỉ có giá trị danh nghĩa theo luật định và thay thế tiền đủ giá (tiền vàng) trong lưu thông, hội đủ 3 chức năng: chức năng phương tiện lưu thơng, chức năng phương tiện thanh tốn, chức năng phương tiện dự trữ

4.2.2 Các chế độ lƣu thông tiền giấy: Có 2 loại

- Chế độ lưu thông tiền giấy khả hốn

Là tiền mà trên đó có in giá trị vàng, người sở hữu tiền giấy khả hồn có thể đem đến Ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng tương ứng được ghi trên tiền giấy khả hốn

- Chế độ lưu thơng tiền giấy bất khả hoán:

Trang 24

Trước đây việc thực hiện chế độ tiền giấy khả hoán đã tạo nên một mức khống chế nhất định cho lượng tiền giấy phát hành lưu thơng, đó là tỷ lệ đảm bảo bằng vàng Nhưng hiện nay nhà nước không thực hiện đổi tiền giấy ra vàng nên cái phanh hãm vật chất không cịn, nguy cơ của những cơn sóng lạm phát có thể bùng nổ Do đó, điều tiết cung cầu tiền tệ, NHTW phải vận dụng hàng loạt các công cụ quản lý vĩ mô để cho nền tiền tệ được ổn định, để kiềm giữ lạm phát trong biên độ cho phép Mặt khác để có thể tạo nên sự độc lập của NHTW khỏi sự chi phối của nhà nước trong nghiệp vụ phát hành tiền, nhiều nước đã có điều luật cho phép NHTW được hưởng những quy chế tự trị để chống lại những chính sách lạm phát của chính phủ

4.2.3 Ý nghĩa lƣu thông tiền dấu hiệu

Lưu thông tiền dấu hiệu có ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Thứ nhất: Khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trên thị

trường tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày một phát triển Kinh tế thị trường phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thơng với số lượng lớn Sự gia tăng khối lượng giá trị trao đổi đòi hỏi khối lượng tiền cũng phải tăng lên tương ứng Xã hội sẽ thiếu phương tiện lưu thông nếu chỉ sử dụng kim loại quý cho mục đích này, lưu thơng dấu hiệu giá trị đã giải quyết cho mâu thuẫn trên

- Thứ hai: Lưu thơng dấu hiệu giá trị đáp ứng được tính đa dạng về nhu cầu

trao đổi và thanh toán hàng hóa dịch vụ trên thị trường Mệnh giá của tiền dấu hiệu không đại diện cho giá trị nội tại của nó Nó lưu thơng theo luật định Chính vì thế mà trong lưu thơng có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ, với mức giá cả tương ứng, thì có thể có bấy nhiêu số lượng tiền dấu hiệu thực tế để lưu thơng hàng hóa Tính đa dạng của tiền trong lưu thơng chỉ có thể có được trong điều kiện lưu thơng tiền dấu hiệu

- Thứ ba: Lưu thông tiền dấu hiệu tiết kiệm lưu thông cho Xã hội Do lưu

thông giá trị nên Xã hội không phải sử dụng vàng vào nhu cầu trao đổi hàng hóa, vì thế đã loại trừ sự hao mịn vàng không cần thiết Mặt khác, tiền dấu hiệu giá trị dễ thay đổi mệnh giá tạo diều kiện cho lưu thơng hàng hóa thuận tiện hơn Lưu thơng giá trị cũng có những ý nghĩa kinh tế lớn mà cịn thể hiện đậm nét tính nhân văn và trình độ công nghệ của quốc gia trên các loại tiền dấu hiệu được lưu hành

Trang 25

+ Giấy bạc của ngân hàng thường dễ bị lạm phát vì Nhà nước đơi lúc phát hành ra nhiều tiền giấy

+ Những dấu hiệu giá trị phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cơng nghệ và trình độ dân trí

4.3 Chế độ lƣu thông tiền Việt Nam

Chế độ lưu thơng tiền tệ ở Việt Nam là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ chủ yếu là tiền giấy được Nhà nước Việt Nam qui định thành pháp luật

4.3.1 Đơn vị tiền tệ và tên gọi của đồng tiền:

- Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là "đồng" "Đồng" là tiêu chuẩn thước đo trong nền kinh tế Việt Nam A đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào Hai đơn vị xu và hào vì q nhỏ nên khơng cịn được sử dụng trên thực tế nữa

- Tên gọi là đồng ngân hàng Việt Nam (còn gọi là đồng bạc Việt Nam) ký hiệu quốc gia là "đ" ký hiệu quốc tế là "VNĐ"

Tiêu chuẩn đo lường của tiền tệ Việt Nam kế thừa tiêu chuẩn đo lường của đồng tiền đã tồn tại trong lịch sử phát của nền kinh tế - xã hội Việt Nam

Giá trị của mọi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam đều được đo lường bằng "đồng" và giá cả của nó được biểu hiện bằng đồng

4.3.2 Quy định về việc phát hành tiền

- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND" Tiền giấy và tiền kim loại do NHNN VN phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh tốn khơng hạn chế trên lãnh thổ VN

- NHNN được quyền quyết định kích thước, mệnh giá, trọng lượng, hình vẽ…của tiền giấy và tiền kim loại Hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng nhà nước bao gồm:

+ Xác định số lượng, cơ cấu tiền giấy và tiền kim loại đủ cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế

Trang 26

+ Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền + Nghiêm cấm các hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả, hủy hoại tiền, từ chối nhận và lưu hành đồng tiền do NHNN phát hành

- NHNN chịu trách nhiệm bảo quản tiền dự trữ, phát hành và đảm bảo cung ứng tiển cho nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế quốc dân

 Nguyên tắc để phát hành tiền:

Việc phát hành tiền của NHNN được thực hiện thông qua các con đường sau đây:

- Việc phát hành tiền được thực hiện thông qua con đường tín dụng như: tái chiết khấu, cầm cố các ngân phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ khác

- Giấy bạc ngân hàng phát hành phải phù hợp với nhu cầu luân chuyển hàng hóa và dịch vụ

- Nhà nước thống nhất quản lý và điều hành việc phát hành giấy bạc Ngân hàng

- phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn

5 Quy luật lƣu thông tiền tệ

5.1 Nội dung quy luật: K-Marx (1818-1883)

Sự ra đời của tiền tệ bắt nguồn từ yêu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa, trên quan điểm lưu thơng hàng hóa quyết định lưu thông tiền tệ Mac cho rằng “Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thơng tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thơng của tiền tệ trong thời kỳ đó”

Từ đó một quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định dựa vào 3 nhân tố được Mac đưa ra là:

+ Tổng số lượng hàng hóa dịch vụ (Q) + Mức giá cả hàng hóa dịch vụ (P) + Tốc độ lưu thông tiền tệ (V)

* Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định theo công thức:

Trang 27

Với: Kc: Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông H: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông P: Giá cả hàng hóa

Q: Tổng số lượng hàng hóa dịch vụ V: Tốc độ lưu thông của tiền tệ

Nếu gọi Kt là khối lượng tiền thực tế có trong lưu thơng, lượng tiền mà ta chủ động cung ứng vào lưu thơng thì u cầu của quy luật là phải đảm bảo quan hệ cân đối giữa Kt và Kc Nếu Kt = Kc : Tiền – hàng cân đối hay quỹ mua của dân cư cân đối với quỹ hàng hóa xã hội cung cấp

Những trường hợp vi phạm quy luật như:

+ Kt > Kc : dẫn tới thừa tiền Tiền > hàng hay nhu cầu có khả năng thanh tốn bằng tiền lớn hơn khả năng cung cấp hàng hóa cho xã hội, một bộ phận thu nhập của dân cư khơng đủ hàng hóa để thỏa mãn

 Biện pháp khắc phục: Rút bớt luợng tiền thừa trong lưu thông và gia tăng số sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của dân cư

+ Kt < Kc : Hàng > tiền hay nhu cầu có khả năng thanh tốn bằng tiền của dân cư nhỏ hơn quỹ hàng hóa cung cấp làm cho sản xuất và lưu thơng hàng hóa bị đình trệ do thiếu phương tiện thanh tốn

 Biện pháp khắc phục: Tăng thu nhập bằng tiền của dân cư, giảm giá hàng, giảm thuế, tăng cường xuất khẩu

Trường hợp Kt > Kc hay Kt < Kc đều có những ảnh hưởng khơng tốt đến đời sống kinh tế Xã hội Như vậy để đảm bảo tôn trọng quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm của Marx phải nắm bắt được nhu cầu về tiền trong lưu thông để đưa tiền vào lưu thông sao cho phù hợp Nói cách khác, cầu về tiền tệ thực sự đóng vai trị chủ động và nguồn cung về tiền tệ thường có tính thụ động, nó sẽ tăng giảm và được chúng ta điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu về tiền tệ

5.2 Cung cầu tiền tệ

Trang 28

5.2.1 Cung tiền tệ

Là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội

Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, một số tổ chức như NHTƯ, các ngân hàng thương mại cung ứng tiền ra lưu thông

 Khối lượng tiền trong nền kinh tế được phát hành từ các nhân tố:

- NHTW phát hành tiền vào lưu thông thông qua 3 nghiệp vụ:

+ Tái chiết khấu, tái cầm cố các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gởi và các chứng từ có giá khác của NHTM

+ Mua chứng khốn Chính phủ trong thị trường mở + Mua vàng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

- Các NHTM và các tổ chức tín dụng không được phát hành trực tiếp bằng tiền mặt mà chỉ được phép tạo tiền bút tệ

 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền phát hành vào lưu thông - Thay đổi lãi suất tái chiết khấu

- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM - Nghiệp vụ thị trường mở

 Các nhân tố làm cơ sở để NHTW quyết định đến chính sách tiền tệ của mình:

- Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ - Mức độ thâm hụt Ngân sách Nhà nước, thu không đủ chi - Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán

5.2.2 Cầu tiền tệ:

Trang 29

Việc nghiên cứu cầu tiền tệ luôn được các nhà kinh tế quan tâm, và nó có thể cho những gợi ý về hoạch định chính sách của những người chịu trách nhiệm điều hành nền kinh tế

 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ:

- Giá trị giao dịch: Nếu giá cả hàng hóa tăng thì cầu tiền tăng (mức giữ lại tiền của doanh nghiệp và dân cư)

- Lãi suất tiền gởi: Tác động trực tiếp đến cầu giao dịch, nếu lãi suất tiền gởi tăng thì cầu tiền sẽ giảm và ngược lại

- Tập quán, thói quen của dân chúng trong việc gởi tiền

- Thu nhập của dân chúng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cầu tiền tệ - Sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống chính trị

5.3 Kết cấu khối lƣợng tiền trong lƣu thông

Việc định nghĩa tiền tệ là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra một cách hiểu khái qt về tiền, nó khơng cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện tại những phương tiện cụ thể nào được coi là tiền, số lượng của nó là nhiều hay ít Vì vậy người ta phải định nghĩa tiền một cách cụ thể hơn bằng việc đưa ra các phép đo về các khối tiền tệ trong lưu thông

Các khối tiền tệ trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện trao đổi, được phân chia tuỳ theo “độ lỏng” hay tính thanh khoản của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia Độ “lỏng” hay tính thanh khoản của một phương tiện trao đổi được hiểu là khả năng chuyển đổi từ phương tiện đó ra hàng hố, dịch vụ - tức là phạm vi và mức độ có thể sử dụng những phương tiện đó trong việc thanh toán chi trả Các phép đo khối tiền tệđược đưa ra tuỳ thuộc vào các phương tiện được hệ thống tài chính cung cấp và thường xun có sự thay đổi cho phù hợp, nhưng nhìn chung các khối tiền tệ trong lưu thông bao gồm:

- Khối tiền giao dịch (M1) gồm những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, bộ phận này có tính lỏng cao nhất:

+ Tiền mặt trong lưu hành: Bộ phận tiền mặt (giấy bạc ngân hàng và tiền đúc) nằm ngoài hệ thống ngân hàng

Trang 30

- Khối tiền mở rộng (M2 ) gọi là tiền tệ tài sản hay chuẩn tệ vì chúng có thể chuyển sang tiền mặt dễ dàng trong một thời gian bao gồm:

+ Khối M1

+ Tiền gửi có kỳ hạn

Bộ phận tiền gửi có kỳ hạn mặc dù không trực tiếp sử dụng làm phương tiện trao đổi, nhưng chúng cũng có thể được chuyển đổi ra tiền giao dịch một cách nhanh chóng và với phí tổn thấp Bộ phận này cịn có thể được chia ra theo kỳ hạn hoặc số lượng

- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm: + M2

+ Trái khốn có mức lỏng cao như: Hối phiếu, tín phiếu kho bạc… Bộ phận trái khốn này là tài sản chính nhưng vẫn có thể được chuyển đổi ra tiền giao dịch tương đối nhanh chóng

5.4 Khối lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông

Là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ quyết định

Gọi M là khối lượng tiền trong lưu thông

Kc là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (gồm cả tiền mặt và các phương tiện khác tương ứng với M)

Nếu M / Kc = 1 => (M = Kc): đây là mức độ lý tưởng ổn định của nền kinh tế, tức là Tiền và Hàng cân đối trong lưu thông

Nếu M / Kc < 1 => (M < Kc): Là hiện tượng thiểu phát, hàng hóa chậm tiêu thụ vì thiếu phương tiện lưu thông

Trang 31

CÂU HỎI CHƢƠNG 1

1 Tại sao sự xuất hiện của vật trung gian trao đổi lại đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử phát triển tiền tệ?

2 Hãy chứng minh rằng: Tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

3 Theo anh (chị) tiền tệ có những chức năng gì? Chức năng nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?

4 Các chức năng của tiền đã được vận dụng như thế nào trong hoạt động thực tiễn? Hãy cho biết suy nghĩ của anh (chị) về tiền như thế nào?

5 Để thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi, có nhất thiết là tiền tệ phải có giá trị đầy đủ như tiền vàng hay không? Tại sao?

6 Lượng tiền cung ứng và cách đo lường lượng tiền cung ứng ?

7 Tại sao sự xuất hiện của vật trung gian trao đổi lại đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử phát triển tiền tệ?

8 Hãy chứng minh rằng: Tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

9 Theo anh (chị) tiền tệ có những chức năng gì? Chức năng nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?

10 Các chức năng của tiền đã được vận dụng như thế nào trong hoạt động thực tiễn? Hãy cho biết suy nghĩ của anh (chị) về tiền như thế nào?

11 Để thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi, có nhất thiết là tiền tệ phải có giá trị đầy đủ như tiền vàng hay không? Tại sao?

12 Lượng tiền cung ứng và cách đo lường lượng tiền cung ứng ? 7: M2 khơng gồm gì?

a Tiền gửi khơng kì hạn b Cổ phiếu

c Trái phiếu

8: Khách hàng gửi vào ngân hàng 1 tỷ với tỷ lệ dự trữ 10% thì đáp án phản ánh đúng:

a Dự trữ bat buoc là 100 triệu b Dự trù 1 tỷ

c Dự trù dư thừa là 900 triệu d Tất cả đều đúng

Trang 32

b Đi vay và bán chứng khoán c Cho vay và bán chứng khoán

10: VD nào thể hiện trung gian tài chính a Vay tiền của bố mẹ

b Vay tiền bạn bè

c Mẹ mua trái phiếu cho con gái

d Mua xe máy bằng cách nhận tín dụng của NH chính sách

11: Từ năm 2008 đến nay, giá cả hàng hóa tăng cao, tiền tệ đã không làm tốt chức năng nào?

a Chức năng tích lũy giá trị

b Chức năng phương tiện thanh toán c Chức năng đo lường

d Cả 3 câu trên đều đúng

12: Chức năng chính của thị trường tài chính là dẫn truyền vốn từ: a Người tiết kiệm đến người đầu tư

b Người đầu tư đến người tiết kiệm

c Từ cả người tiết kiệm và người đầu tư đến ngân hàng d Từ ngân hàng tới người tiết kiệm và người đầu tư 13: Sức mua của tiền tệ là:

a Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nó có thể mua được b Tỷ suất lợi tức của tài sản mà nó có thể mua được c Lãi suất

d Tỷ lệ lạm phát

14: Trên thị trường tiền tệ, khi lãi suất thấp hơn mức lãi suất cân bằng, sẽ dư…… tiền Cơng chúng sẽ tìm cách bán trái phiếu và lãi suất sẽ……

a Cầu, tăng b Cầu, giảm c Cung, tăng d Cung, giảm

15 Khi mức cung tiền tăng, lãi suất tăng ngay lập tức nếu hiệu ứng tính lỏng…… hiệu ứng lạm phát dự tính

a Bằng b Lớn hơn c Nhỏ hơn

d Khơng có phương án đúng

16 Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là VD về trung gian tài chính a Hai sinh viên bắt đầu thực hiện việc kinh doanh trên mạng bởi số tiền mượn từ gia đình

Trang 33

c Người mẹ mua trái phiếu chính phủ cho con gái

d Sinh viên mua xe máy từ khoản vay nhận được từ ngân hàng chính sách

17: Một yêu cầu được ngân hàng chấp nhận để trả một số tiền nào đó trong tương lai gọi

là:

a Hối phiếu c Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận b Thương phiếu d Vay có đảm bảo hai chiều

18: “Giấy bạc ngân hàng” thực chất là:

a Một loại tín tệ

b Tiền được làm bằng giấy

c Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng d.Tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra

19: Các anh (chị) hiểu thế nào là chế độ song bản vị ?

a Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ “ có quyền lực ngang nhau”

b Là chế độ song bản vị nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông tên thị trường thống nhất trong phạm vi cả nước

Trang 34

CHƢƠNG 2

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Giới thiệu: Chương này là nhằm giới thiệu hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế

thị trường và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Mục tiêu: - Kiến thức:

+ Trình bày sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng + Giải thích được tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới

+ Mô tả được hệ thống ngân hàng được tổ chức như thế nào ở Việt Nam

- Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng trên thế giới và các

loại hình ngân hàng ở Việt Nam theo từng thời kỳ

1 Ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế 1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng

Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do nhà thờ đứng ra tổ chức vì đây là nơi tơn nghiêm được dân chúng tin tưởng để ký gởi tài sản và tiền bạc về sau, do nhận thấy nghề kinh doanh này có nhiều lợi lộc nên nhiều giới nhảy vào Kết quả đến thời kỳ văn minh Hy Lạp hoạt động ngân hàng được tổ chức trong cả 3 khu vực: Nhà thờ, khu vực tư và khu vực cồng Nghiệp vụ kinh doanh thời kỳ này bao gồm đổi tiền, nhận gởi tiền, bảo quản, cho vay và chuyển tiền

Đến thời kỳ Phục hưng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như chi trả bằng thương phiếu, tổ chức thanh toán bù trừ Thời kỳ này đã xuất hiện những ngân hàng gia tầm cỡ đầu tiên như Jacques (1395 - 1456) ở Pháp, gia đình Medicis ở Ý, gia đình Fugger ở Đức và các tổ chức kinh doanh tiền tệ như Banco di Bacelone thành lập năm 1401, Banco di Valencia năm 1409, Banco di Realto năm 1587 Những tổ chức này được xem là tiền thân của ngân hàng

Trang 35

1.2 Lịch sử phát triển

a Trong thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18:

Trong giai đoạn này hoạt động ngân hàng có 2 đặc trưng:

- Các ngân hàng còn hoạt động độc lập chưa tạo ra hệ thống chịu sự ràng buộc lẫn nhau

- Chức năng hoạt động của các ngân hàng đều như nhau bao gồm việc nhận ký

thác, chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc và nhận thực hiện các dịch vụ tiền tệ

b Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20:

Trong giai đoạn này Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng được phép phát hành, ở giai đoạn này ngân hàng đã hình thành hệ thống và chia ra làm hai loại:

- Các ngân hàng được phép phát hành tiền, gọi là ngân hàng phát hành

- Các ngân hàng không được phép phát hành tiền, gọi là ngân hàng trung gian

c Từ đầu thế kỷ 20 đến nay

Đầu thế kỷ 20 hầu hết các nước đều thực hiện cơ chế một ngân hàng phát hành Tuy nhiên ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân Mãi đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 Nhà nước mới bắt đầu quốc hữu hóa và nắm lấy ngân hàng phát hành

1.3 Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế

- Ngân hàng hình thành và phát triển một cách tự phát qua quá trình lâu dài gắn với sự phát triển của nền kinh tế

- Nền kinh tế càng phát triển thì ngân hàng và hoạt động ngân hàng càng phát triển - Nhờ có ngân hàng mà tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế mang theo động lực thúc

đẩy nền kinh tế phát triển

- ngân hàng vừa bơm tiền vào từng thành phần kinh tế để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vừa thu hút tiền thừa từ nền kinh tế giúp cho lưu thơng tiền tệ được điều hịa

Trang 36

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung như đã từng thấy ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, hệ thông ngân hàng được tổ chức như là hệ thơng ngân hàng một cấp, mang tính chất độc quyền Nhà nước và thơng nhất tồn ngành từ Trung ương đến địa phương Mơ hình tổ chức ngân hàng như vậy phù hợp với nền kinh tế tập trung hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng một cấp khơng cịn thích hợp khiến cho các nước này phải tiến hành công cuộc cải tổ nhằm làm cho hệ thơng ngân hàng thích ứng với nhu cầu đổi mới nền kinh tế

2.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng

Khác với nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong nền kinh tế thị trường hệ thông ngân hàng được tổ chức theo mô hình ngân hàng hai cấp bao gồm: Ngân hàng Trung ương (Central Bank) và ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) Sự phân chia giữa ngân hàng Trung ương và ngân hàng trung gian dựa vào đối tượng giao dịch với ngân hàng, theo đó ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng trong khi ngân hàng Trung ương không giao dịch với công chúng mà giao dịch với ngân hàng trung gian

2.2.1 Ngân hàng trung gian

a Ngân hàng trung gian là gì ?

Theo luật ngân hàng ngày 13/6/1942 của Pháp:

Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở làm nghề thường xun nhận tiền gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác hoặc hình thức khác mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ tín dụng hay nghiệp vụ tài chính

Qua định nghĩa này, chúng ta thấy ngân hàng là những tổ chức nào mà thực hiện các hoạt động tiêu biểu sau đây:

Có nhận tiền gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác, tức là mở tài khoản để công chúng gửi tiền vào

Sử dụng tiền gửi huy động được dể chiết khấu, cho vay và làm các dịch vụ tài chính khác như thanh tốn, bảo lãnh, chuyển tiền

Trong đó ba hoạt động: nhận ký thác, cho vay, và làm dịch vụ thanh toán là

ba hoạt động tiêu biểu giúp có thể phân biệt được ngân hàng với các tổ chức khác,

đặc biệt là tổ chức tài chính phi ngân hàng

Trang 37

ương và cơng chúng, theo đó ngân hàng Trung ương là ngân hàng khơng có giao dịch với công chúng mà giao dịch với ngân hàng trung gian Thứ hai là trung gian tín dụng giữa người gửi tiền và người vay tiền và thứ ba là trung gian thanh toán giữa người trả tiền và người thụ hưởng

b Các loại hình ngân hàng trung gian

Tùy theo mỗi nước ngân hàng trung gian có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung ngân hàng trung gian có các loại hình chính sau đây : ngân hàng ký thác hay còn gọi là ngân hàng thương mại (Commercial Bank), ngân hàng đầu tư phát triển (Development and Investment Bank) hay còn gọi là ngân hàng kinh doanh, ngân hàng đặc biệt, ngân hàng có mục đích xã hội

Ngân hàng thương mại - Đây là loại hình ngân hàng lâu đời nhất có từ lúc ngân hàng mới ra đời Lúc ấy ngân hàng thực hiện nhận gửi và cho vay nhưng chưa có hoạt động chuyên biệt giữa nhận gửi và cho vay ngắn hạn với nhận gửi và cho vay trung và dài hạn mà hoạt dộng ngân hàng mang tính tổng hợp Nguyễn Văn Ngơn (1990) dựa vào Báo Cáo Phát Triển Thế Giới năm 1989 (World Development Report, 1989) cho rằng quan niệm ngân hàng tổng hợp hay ngân hàng đa năng (universal bank) đã được áp dụng từ khi có hoạt động ngân hàng Theo quan niệm này, ngân hàng làm đủ mọi việc từ nhận tiền gửi và cho vay đến việc đầu tư như hùn vốn thành lập công ty, mua bán chứng khoán, bảo hiểm Quan niệm ngân hàng tổng hợp không chỉ được áp dụng triệt để ở các nước phương Tây mà còn được áp dụng ở Nhật và Mỹ từ thập niên 1870 đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929

Từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 sự phân biệt giữa ngân hàng ký thác hay ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư phát triển hay ngân hàng kinh doanh lan rộng ồ nhiều nước từ Âu Châu đến Bắc Mỹ Ớ giai đoạn này, ngân hàng nào tập trung chủ yếu vào hoạt động nhận gửi và cho vay ngắn hạn được xem là ngân hàng thương mại, còn ngân hàng nào chủ yếu tập trung nhận gửi và cho vay trung và dài hạn được xem là ngân hàng đầu tư phát triển

Trang 38

Ngân hàng đầu tư phát triển “ Ngân hàng đầu tư phát triển hay còn gọi là ngân hàng kinh doanh là loại ngân hàng chủ yếu thực hiện nhận gửi và cho vay trung và dài hạn Nó sử dụng vốn riêng là chủ yếu, nếu thiếu thì huy động thêm bằng cách phát hành trái phiếu, về mặt nghiệp vụ, ngân hàng đầu tư phát triển ngoài việc nhận gửi và cho vay trung và dài hạn còn hùn vốn hoặc mua cổ phần của các công ty hoặc các tổ chức tài chính, giúp đỡ tài chính và chun mơn để thành lập các cơng ty; xí nghiệp hay dự án đầu tư, bảo lãnh phát hành hoặc bao tiêu chứng khốn cho các cơng ty cổ phần

Đặc điểm hoạt động của ngân hàng đầu tư là không cần nhận ký thác ngắn hạn nhiều của công chúng nên không cần mở chi nhánh ở nhiều nơi như ngân hàng thương mại Trái lại, do thường xuyên tham gia đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư nên ngân hàng cần đội ngũ chuyên viên cần thiết như chuyên viên giám định, thẩm định dự án, chuyên viên kế tốn, kỹ sư cơng trình, các nhà kinh tế học để giúp ngân hàng có thể đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những dự án đầu tư mà ngân hàng dự định tài trợ hay góp vốn

Ngân hàng đặc biệt - Đây là loại ngân hàng mà hoạt động của nó có tính chất đặc thù, một số nét giống ngân hàng thương mại nhưng một số nét khác lại giống ngân hàng đầu tư về loại hình và tên gọi, ngân hàng đặc biệt có tên gọi rất khác nhau tùy theo mỗi nước nhưng tiêu biểu có một số loại hình sau đây:

Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương (Mutual Savings Banks)

Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan Associations) Ngân hàng xuất nhập khẩu (Export and Import Banks)

Ngân hàng địa ốc (Housing Banks)

Ngân hàng có mục đích xã hội - Đây là loại hình ngân hàng hoạt động khơng nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ và hỗ trợ cho một số tầng lớp xã hội khó khăn nào đó về tên gọi rất khác nhau như ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng bình dân, ngân hàng phục vụ nơng thơn, tín dụng nơng thơn, ngân hàng phục vụ sinh viên, ngân hàng chính sách nhưng nhìn chung các ngân hàng này nhằm mục tiêu chính sách hơn là lợi nhuận

2.2.2 Ngân hàng Trung ƣơng

a Sự cần thiết phải có ngân hàng Trung ƣơng

Trang 39

rõ rệt vào đầu thế kỷ 20 Như đã trình bày trong phần ngân hàng trung gian, chúng ta thấy rằng hoạt động chính của ngân hàng trung gian, đặc biệt là ngân hàng thương mại, là nhận ký thác và cho vay Khi nhận ký thác ngân hàng phải trả lãi tiền gửi, còn khi cho vay thì ngân hàng nhận dược lăi cho vay Chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, khi nhận tiền gửi ngân hàng không thể sử dụng 100% ký thác của công chúng để cho vay do phải tạo lập dự trữ phòng khi khách hàng đến rút tiền đột xuất

Ví dụ một ngân hàng thương mại nhận ký thác là 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, phải tạo lập dự trữ 20% và có thể sử dụng 80% ký thác để cho vay với lãi suất 12%/năm Giả sử các yếu tô" khác không đổi, sau một năm hoạt động tình hình giao dịch như sau :

• Thu lãi cho vay: 80 triệu x 12% = 9,6 triệu đồng

• Trả lãi tiền gửi: 100 triệu x 10% = 10 triệu đồng

• Lợi nhuận = Lãi cho vay - Lãi tiền gửi = 9,6 - 10 = - 0,4 triệu đồng

Giả sử khơng có ngân hàng Trung ương, do đó, khơng có sự ràng buộc về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất Khi đó, để tránh lỗ trong kinh doanh, ngân hàng thương mại sẽ làm hai cách: (1) tăng lãi suất cho vay và (2) giảm tỷ lệ dự trữ Cách thứ nhất thường khó khăn do ngân hàng hoạt động trong điều kiện cạnh tranh nên không thể tự tăng lãi suất cho vay được, hơn nữa tăng lãi suất khiến cho cầu tín dụng giảm kết quả là doanh sơ cho vay chẳng những không tăng lên như mong đợi mà cịn có thể giảm Do vậy, cách thứ hai xem ra dễ dàng thực hiện hơn Tuy nhiên, nếu theo đuổi cách thứ hai thì lợi nhuận ngân hàng gia tăng nhưng rủi ro cũng tăng theo, chẳng hạn, ngân hàng sẽ gia tăng doanh sô" cho vay lên 90% và dự trữ chỉ còn 10% Khi ấy :

• Thu lãi cho vay: 90 triệu x 12% - 10,8 triệu đồng

• Trả lãi tiền gửi: 100 triệu x 10% = 10 triệu đồng

• Lợi nhuận = Lãi cho vay - Lãi tiền gửi = 10,8 - 10 = 0,8 triệu đồng

Về nguồn gốc lịch sử, ngân hàng Trung ương hình thành từ ngân hàng phát hành trải qua hai giai đoạn : Giai đoạn ngân hàng phát hành và giai đoạn quốc hữu hóa biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng Trung ương

Giai đoạn ngân hàng phát hành

Trang 40

đầu môi mà do những ngân hàng thương mại nào đóng vai trị quan trọng trong hệ thơng ngân hàng và được Nhà nước giao phó có nhiệm vụ phát hành tiền Những ngân hàng thương mại như vậy đóng ln vai trị ngân hàng phát hành

• Tuy nhiên, do chưa tập trung việc phát hành tiền vào một ngân hàng duy nhất nên Nhà nước rất khó kiểm sốt được tổng số tiền tệ trong lưu thông và điều này khiến cho hoạt động của nền kinh tế đễ bị rối loạn Cho nên về sau này phát sinh yêu cầu phải tập trung việc phát hành tiền vào một đầu môi duy nhất Lịch sử hình thành ngân hàng phát hành ở các nước như Anh, Pháp, Ý, Đức, Thụy Điển cho thấy ngân hàng phát hành thường thoát thai từ ngân hàng thương mại theo kiểu vừa mô tả Đó là các trường hợp của Ngân hàng Anh Quốc (1694), Ngân hàng Pháp Quốc (1800), Ngân hàng Tây Ban Nha (1873), Bank of Prussia ở Đức (1875), Banque du Japon ở Nhật (1882) và Riskbank ở Thụy Điển (1926)

Giai đoạn qc hữu hóa ngân hàng phát hành thành ngân hàng Trung ƣơng

Ở giai đoạn này ngân hàng phát hành vẫn còn là ngân hàng tư nhân Điều này gây khơng ít khó khăn cho chính phủ trong việc điều khiển hoạt động kinh tế hữu hiệu bởi vì đế điều hành nền kinh tế địi hỏi chính phủ :

• Phải nắm và điều hịa được sự phát hành tiền tệ

• Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho chính phủ

• Lưu giữ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng khác

• Lưu giữ và quản lý quý kim và ngoại tệ của quốc gia

• Cung cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian khác

• Kiểm sốt sơ" lượng tiền tệ và tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu thực sự của nền kinh tế

Đứng trước những yêu cầu đó, chính phủ thấy khơng thể tiếp tục để ngân hàng phát hành nằm trong tay tư nhân trong tay tư nhân vì quyền lợi của tư nhân nhiều khi khơng đi đơi thậm chí cịn tương phản với quyền lợi quốc gia Vì lẽ đó, chính phủ thấy cần thiết phải quốc hữu hóa ngân hàng phát hành và biến nó thành ngân hàng của chính phủ Từ đó ngân hàng Trung ương ra đời

b Một số ngân hàng Trung ƣơng tiêu biểu

Ngày đăng: 07/07/2023, 01:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN